Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
Khoa Cơng nghệ thơng tin
---------***---------
PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HƯỚNG AGENT
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ TƯƠNG TÁC THEO KIỂU THƯƠNG
Môn:
LƯỢNG VÀ ĐẤU GIÁ TRONG HỆ THỐNG ĐA AGENT
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Mạnh Sơn
Nhóm sv thực hiện:
Hà Nội. 2010
1
Nguyễn Hoàng Tuấn Anh
Nguyễn Văn Anh
Lê Tiến Bình
Trịnh Thanh Bình
Nguyễn Đình Hậu
Phạm Văn Hiếu
Phạm Thị Thu Hồng
Trần Huy Tường
LỜI MỞ ĐẦU
Agent là một hệ thống thơng minh, có khả năng suy nghĩ và tư duy, lập luận.
Hệ đa agent là một tập hợp các Agent cùng hoạt động trong một hệ thống, mỗi
Agent có thể có mục đích khác nhau nhưng toàn bộ hệ thống sẽ cùng hướng tới một
mục đích chung . Do mỗi Agent là một thành phần chủ động và có một mục đích riêng
do đó để hướng tới mục đích chung của tồn bộ hệ thống đa Agent, chúng phải trao
đổi tri thức và tương tác với nhau.
Có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu khi nghiên cứu về hệ thống đa Agent. Trong bài
này, chúng em đi sâu vào sự tương tác giữa các Agent, cụ thể là tương tác theo kiểu
thương lượng và đấu giá.
2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ AGENT VÀ HỆ ĐA AGENT
I.
KHÁI NIỆM AGENT
Agent là một hệ tính tốn hồn chỉnh hay chương trình được đặt trong một mơi
trường nhất định có khả năng hoạt động một cách độc lập và mềm dẻo trong mơi
trường đó nhằm thực hiện một mục đích đã thiết kế
II.
HỆ ĐA AGENT
1. Khái niệm
Hệ đa agent là một tập hợp các Agent cùng hoạt động trong một hệ thống, mỗi
Agent có thể có mục đích khác nhau nhưng toàn bộ hệ thống sẽ cùng hướng tới một
mục đích chung thơng qua tương tác.
2. Ưu điểm:
- Khả năng tính tốn hiệu quả
- Độ tin cậy cao
- Khả năng mở rộng
- Tính mạnh mẽ
- Khả năng bảo trì
- Khả năng phản ứng
- Tính linh hoạt
- Khả năng sử dụng lại
3. Ứng dụng của hệ đa Agent
- Hệ sản xuất
- Hệ thống điều khiển tiến trình
- Hệ thống viễn thơng
- Hệ quản lý thông lưu và đường giao thông
…
Những vấn đề quan trọng trong nghiên cứu phát triển hệ đa Agent:
- Tương tác giữa các Agent
3
Trong hệ đa Agent, mỗi Agent la một thành phần chủ động và hướng tới đích
riêng do vậy chúng cần trao đổi thông tin tri thức với nhau và thương lượng với nhau
khi cần thiết
- Ontology
- Quy trình phát triển hệ phần mềm hướng Agent
4. Các mơ hình tương tác trong hệ đa Agent
Trong các hệ thống đa agent, nhiệm vụ chính của hệ thống được phân thành các
nhiệm vụ nhỏ hơn và giao cho các agent thực thi. Mỗi agent khi đó sẽ đảm nhiệm
một nhiệm vụ con và nó phải làm cách nào đó để hồn thành sứ mệnh của mình.
Cách thức mà các agent thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đặt ra là tương tác
với các agent khác để lấy thông tin, cộng tác, cạnh tranh...Càng ngày người ta càng
nhận ra rằng ngoài các đặc trưng tự chủ, phản xạ, thì các đặc trưng tương tác mang
tính xã hội càng trở thành quan trọng cho phát triển các hệ phần mềm phức tạp.
Trong hệ thống phức tạp như tính tốn hầu khắp và dịch vụ Web, các tương tác
có thể được phân làm hai loại:
Tương tác kiểu cộng tác, hỗ trợ:
Đây là những tương tác thường xảy ra giữa các agent thuộc cùng hệ thống
nhưng thuộc các hệ thống con khác nhau. Chẳng hạn, một agent bán cần biết
thơng tin về các sản phẩm máy tính hiện có, nó sẽ u cầu cho các agent tìm
kiếm để cung cấp các thơng tin này. Khi đó, quan hệ giữa agent bán và agent
tìm kiếm là quan hệ cộng tác.
Tương tác kiểu cạnh tranh:
Thông thường, các agent thuộc các hệ thống khác nhau có mối tương tác
mang tính cạnh tranh. Kiểu tương tác này xảy ra khi các agent mâu thuẫn lợi
ích với nhau, tranh giành nhau để đạt được cái mình muốn, như khi cùng truy
xuất đến các tài nguyên dùng chung hoặc quan hệ giữa hai agent mua và
agent bán.
Như vậy, khi phát triển một hệ đa agent, bên cạnh những vấn đề liên quan đến
tính toán số học trong bản thân của mỗi agent, chúng ta cần phải xem xét một vấn đề
4
cũng hết sức quan trọng là tương tác giữa chúng. Hơn nữa, cần phải phân tách rạch
ròi hai kiểu tương tác để giúp cho quá trình phát triển hệ thống dễ dàng hơn.
PHẦN II: THƯƠNG LƯỢNG VÀ TƯƠNG TÁC
I.
KHÁI NIỆM THƯƠNG LƯỢNG
Thương lượng là một tiến trình vừa cộng tác vừa cạnh tranh được diễn ra giữa
hai hay nhiều bên tham gia, bắt đầu bằng những mục tiêu (đích) khác nhau, dần dần đi
tới một thỏa thuận chung có lợi cho tất cả các bên.
II.
PHÂN BIỆT GIỮA THƯƠNG LƯỢNG VÀ TƯƠNG TÁC
Thương lượng là một hình thức tương tác giữa các Agent, ngồi ra cịn các mơ
hình tương tác khác.
1. Các mơ hình thương lượng
Trong bài tốn thương lượng, tùy vào số bên tham gia, người ta chia làm bốn
nhóm là: thương lượng 1-1, thương lượng 1-n, thương lượng n-n. Sự phân chia này
được minh hoạ như hình
Số người mua
1-1
1-n
n-1
n-n
Số người bán
Hình: Các dạng thương lượng
- Thương lượng 1-1:
5
Cịn gọi là thương lượng song phương, chỉ có một người bán thương lượng với
một người mua.
- Thương lượng n-1:
Nhiều người mua một người bán. Đây chính là hình thức đấu giá (Auction). Đấu
giá là một trong những hình thức mua bán phổ biến trong thương mại. trong mơ hình
đấu giá (nhiều người mua, một người bán), người mua sẽ trả giá theo một cách thức
nào đó, ví dụ như ai trả giá cao nhất sẽ thắng
- Thương lượng 1-n:
Một người mua có thể thương lượng đồng thời với nhiều người bán. Hình thức
này gọi là đấu giá ngược (Reverse-auction)
- Thương lượng n-n:
Còn gọi là thương lượng đa phương hay chợ (Market). Mỗi người mua có thể
thương lượng đồng thời với nhiều người bán và mỗi người bán cũng có thể thương
lượng đồng thời với nhiều người mua.
III.
MÔ HÌNH THƯƠNG LƯỢNG SONG PHƯƠNG
1. Các cách tiếp cận
a. Tiếp cận theo lý thuyết trò chơi
Đây là cách tiếp cận sử dụng chiến lược tương tác giữa các agent riêng lẻ (Selfinterested agent) theo các luật trò chơi. Trong cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu
cố gắng xác định một chiến lược tối ưu bằng cách phân tích mối tương tác giữa các
agent giống như trong một trị chơi và tìm ra điểm cân bằng của quá trình tương tác
giữa các agent đó.
b. Tiếp cận dựa trên heuristic
Trong mơ hình này, các hàm quyết định dựa trên heuristic được sử dụng để ước
lượng và sinh ra các yêu cầu hay đề nghị mới trong quá trình thương lượng.
c. Tiếp cận dựa trên lập luận
Cách tiếp cận này cho phép các agent có thể chuyển các thơng tin thêm hoặc lập
luận cho các giá trị tinh thần như niềm tin hay ý định trong quá trình thương lượng.
6
2. Chiến lược cho Agent bán
Trong mơ hình thương lượng song phương, agent bán có nhiệm vụ quản lý việc
giao dịch đồng thời với các khách hàng của mình. Mỗi agent bán được trang bị một
tập các tri thức sau đây:
• Tập O { 01, 02, 03 ….0m} các đơn vị hàng hóa có thể mang cung cấp, mỗi đơn
vị hàng hóa 0i (của cùng một mặt hàng – mỗi agent bán chi, bán một mặt
hàng) được mô tả thông qua n thuộc tính ( 01’ , 02’ …… 0n’ } và có một giá trị
lợi ích gi nếu bán được đơn vị hàng đó
• Một tập R= { r1 ......... rm } các ràng buộc đối với người mua của một đơn vị
hàng hóa.
• Một tập C = { c1 …… cn } các hình thức khuyến mại cho các đơn vị hàng
hóa tương ứng, tập này cũng có nhiều miền giá trị kiểu boolean.
• Một tập B= { b1, b2 ……. Bm } các khách hàng đang thương lượng với
agent bán. Mỗi khách hàng được biểu diễn qua các thơng tin sau: Tập các
đơn vị hàng hóa đã bị từ chối, đơn vị hàng hóa vừa mới giới thiệu đi, các
thuộc tính và giá trị các thuộc tính đã yêu cầu.
Khi đó hoạt động thương lượng cuả agent bán được biểu diễn theo sơ đồ mô tả
như sau:
Khuyến mại
Không khuyến mại
gửi “relax”
Kết thúc
7
Chờ
Nhận “ find”
Nhận “ find
Tìm lại
Thành cơng gửi “
check”
Thất bại gửi
“ relax”
Khởi đầu
Thất bại
Có khuyến mại gửi
“recheck”
Tìm kiếm
• Khởi đầu: Sau khi đăng ký với hệ thống, agent bán sẽ chuyển ngay vào
trạng thái chờ để chờ đến các kết nối từ agent mua.
• Chờ: Agent bán sẽ chờ đợi các kết nối đến từ các agent mua. Tùy thuộc vào
nội dung nhận được mà agent bán chuyển vào các trạng thái phù hợp.
• Tìm kiếm: Là trạng thái mà agent bán chuyển vào khi nhận được thông điệp
“ find”. Tại đây nó nhận được yêu cầu của khách hàng vừa nhận được và tiến
hành tìm kiếm các đơn hàng thỏa mãn các yêu cầu mà nó đã nhận được.
-
Nếu khơng tìm được đơn vị hàng nào, nó sẽ gửi thông điệp “ relax” với
mong muốn agent bán sẽ nhượng bộ trên thuộc tính nào đó.
-
Nếu tìm thấy nó được chọn đơn vị hàng hóa nào đem lại giá trị lợi ích g i cao
nhất để giới thiệu với agent mua kèm theo thông điệp “ check”. Đồng thời
cập nhật đơn vị hàng hóa mới nhất vừa được gửi đi cho khách hàng tương
ứng.
• Tìm lại: Là trạng thái khi agent bán chuyển vào khi nhận được thông điệp “
refind”. Khi đó, nó sẽ tiến hành tìm kiếm theo u cầu cũ do khơng có u
cầu mới bổ xung.
8
-
Nếu tìm thấy các đơn vị hàng hóa mới, agent bán sẽ chọn đơn vị hàng nào có
giá trị lợi ích cao nhất để gửi đến agent mua với thông điệp “ check”. Đồng
thời cập nhật đơn vị hàng hóa mới nhất vừa được giới thiệu.
-
Nếu khơng tìm thấy hàng hóa mới, agent bán chuyển vào trạng thái khuyến
mại để xem có thể bổ sung các hình thức khuyến mại khác hay khơng.
• Khuyến mại: Tại đây, agent bán lấy đơn vị hàng hóa mới nhất đã được giới
thiệu cho agent mua để kiểm tra xem đơn vị hàng hóa đó có hình thức
khuyến mại nào khơng.
-
Việc này ln đảm bảo có đơn vị hàng đã giới thiệu, vì trạng thái này chỉ
được chuyển đến trạng thái sau trạng thái tìm lại, trạng thái tìm lại chỉ xẩy
ra khi agent bán nhận được thông điệp “ refind”, tức là trước đó agent mua
đã nhận được một đơn vị hàng hóa do chính agent bán này giới thiệu.
-
Nếu đơn vị hàng hóa này có kèm theo khuyến mại, agent bán sẽ gửi các
hình thức khuyến mại kèm theo thơng điệp “recheck”.
-
Nếu đơn vị hàng này khơng có khuyến mại hoặc có khuyến mại nhưng đã
được giới thiệu trước đó, agent bán sẽ gửi thông điệp “relax”, đồng thời cập
nhật đơn vị hàng hóa này vào tập các hàng hóa đã bị từ chối.
• Kết thúc: Là trạng thái kết thúc cho một phiên thương lượng với agent mua
mà không phải kết thúc cho bản thân agent bán. Trạng thái này đạt được khi
nó nhận được thơng điệp “deal” báo chấp nhận hoặc “ fail” báo thất bại từ
phía agent mua.
Q trình trên có thể diễn ra nhiều lần với một hoặc nhiều agent mua khác
nhau. Khác với agent mua là sẽ kết thúc nhiệm vụ sau khi thương lượng, agent bán chỉ
kết thúc nhiệm vụ khi đã bán hết các mặt hàng mà nó quản trị.
3. Chiến lược cho Agent mua
Hoạt động thương lượng cuat agent mua được biểu diễn theo sơ đồ mô tả như
sau:
Yêu cầu
Kiểm tra
9
Có thể nhượng bộ
Gửi “ find”
Khơng vi phạm
Khởi đầu
Nhận “ check”
Chờ
Nhận “ Relax”
Nhượng bộ
Không thể nhượng
bộ gửi “ Fail”
Nhận “ Recheck
Khơng chấp nhận
gửi “ Refind”
Kết thúc
Chấp nhận
Chấp nhận gửi
“ Deal”
• Khởi đầu: Trong trạng thái khởi đầu của phiên thương lượng này, agent mua
tìm ra thuộc tính có độ ưu tiên ui cao nhất để gửi đi. Trong trường hợp có
nhiều thuộc tính có độ ưu tiên ui cao nhất, nó sẽ gửi đi tồn bộ các thuộc tính
này.
• u cầu: Khi muốn gửi đi yêu cầu về thuộc tính mới hoặc giá trị mới cho
thuộc tính đã yêu cầu, agent mua sẽ chuyển vào trạng thái yêu cầu để thực
hiện việc gửi các u cầu đó cho phía đối tác. Đồng thời với việc gửi yêu cầu
đi, agent mua cịn phải cập nhật lại nội dung các thuộc tính được gửi đi ( tập
D) trong bộ nhớ hoạt động của mình.
• Chờ: Là trạng thái để agent mua chờ đợi một thơng điệp phúc đáp từ phía
đối tác. Khi nhận được thông điệp phúc đáp, tùy thuộc vào nội dung của
thông điệp mà agent mua chuyển vào các trạng thái tương ứng.
10
• Kiểm tra: Khi nhận được thông điệp kiểu “ Check” từ phía agent bán thì
agent mua chuyển vào trạng thái kiểm tra. Tạ đây, nó tiến hành kiểm tra xem
có thuộc tính nào bị vi phạm hay khơng. Một thuộc tính bị coi là vi phạm nếu
giá trị của nó kém hơn giá trị u cầu của thuộc tính đó đang được lưu giữ
trong bộ nhớ hoạt động của agent mua. ( khái niệm kém hơn là tùy thuộc vào
thuộc tính của đối tượng.
- Nếu có ít nhất một thuộc tính bị vi phạm, agent mua sẽ chuyển sang trạng thái
yêu cầu để bổ xung các yêu cầu mới.
- Trong trường hợp ngược lại, khơng có thuộc tính nào bị vi phạm, nó sẽ
chuyển vào trạng thái chấp nhận để kiểm tra xem đối tượng có thể chấp nhận được
khơng. Vì, khi khơng có thuộc tính nào bị vi phạm thì chưa thể chắc chắn rằng mặt
hàng đó có thể được chấp nhận bởi người dùng hay khơng
• Chấp nhận: Trong trường hợp khơng có thuộc tính nào bị vi phạm sau trạng
thái Kiểm tra hoặc nhận được thông điệp “ Recheck”, agent mua sẽ
chuyển vào trạng thái chấp nhận. Các bước tiến hành để tính độ thỏa mãn
tổng thể của đối tượng đối với người dùng, dựa trên các kỹ thuật ước lượng
dùng như sau:
• Nhượng bộ: Khi nhận được thơng điệp “ Relax” từ agent bán thì agent mua
chuyển vào trạng thái này.
-
Tại đây nó kiểm tra xem trong các thuộc tính đã gửi u cầu, có thuộc tính
nào cịn có thể nhượng bộ được nữa hay khơng.
-
Một thuộc tính được coi là nhượng bộ được nếu giá trị nhượng bộ của nó vẫn
lớn hơn ngưỡng nhượng bộ λ của thuộc tính đó. Sau khi kiểm tra, nếu khơng
có thuộc tính nào có thể nhượng bộ thêm, agent mua sẽ gửi thông điệp “fail”
và chuyển sang trạng thái Kết thúc ( thất bại).
-
Ngược lại, nếu thuộc tính cịn có thể nhượng bộ thêm, agent mua sẽ chọn ra
một thuộc tính để nhượng bộ sao cho giá trị lợi ích của mình bị giảm đi là
nhỏ nhất. Giá trị lợi ích bị mất được ước lượng dựa trên độ thỏa mãn bị giảm
đi Δai và độ ưu tiên ui của thuộc tính đó.
b. Thương lượng song phương dựa trên Role
11
b.1. Khái niệm Role:
Khái niệm role đã được sử dụng rộng rãi trong các phương pháp hướng đối
tượng trong đó role được hiểu là một tập hành vi mà một đối tượng có thể áp đặt lên
đối tượng khác để làm thay đổi khả năng cũng như hành vi của đối tượng đó.
Trong nghiên cứu phát triển phần mềm theo hướng Agent, ta có thể hiểu: “Role
là tập các khả năng, hành vi mong đợi và tri thức mà agent có thể sử dùng đến khi
cần”.Tập các khả năng của một role là tập các hành động mà một agent đảm nhận role
đó có thể thực hiện để hồn thành nhiệm vụ của mình. Hành vi được mong đợi là tập
các sự kiện mà agent phải quản lý nhằm thực hiện được nhiệm vụ của role đó. Do đó,
một tương tác giữa các agent có thể được biểu diễn bởi cặp (hành động, sự kiện).
b.2. Mơ hình tương tác
Hệ
thốn
Role
Khả năng
A
Hành động
Sự kiện
g
Role
B
Khả năng
B
tươn
Hành vi
Hành vi
g tác
Tương tác giữa hai agent trong thương lượng
b.3. Đặc tả thương lượng song phương dựa trên Role
Chúng ta xét một trường hợp cụ thể là một hệ thống mua bán máy tính nhằm
minh họa cách thức hoạt động của các hệ đa agent dựa trên role. Hệ thống này sẽ phải
thực hiện các công việc như sau:
Lấy thông tin yêu cầu từ người mua: giá cả sản phẩm, nhà sản
xuất, màu sắc, cấu hình...
Tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm.
Thương lượng để mua được sản phẩm như ý.
12
Như vậy, các agent đại diện người mua sẽ phải tương tác với các agent của
nhiều hệ thống khác trong các môi trường khác nhau. Các chức năng của hệ thống
bao gồm các role sau: Request_Getter (Lấy thông tin), Buyer (Bên mua) và Seller
(Bên bán).
Vai trò Request_Getter
Role này chịu trách nhiệm lấy các yêu cầu từ người dùng. Mỗi người dùng khi
có nhu cầu mua một mặt hàng nào đó sẽ phải khởi động một agent người dùng. Sau
đó agent này sẽ tìm kiếm và đảm nhận một role gọi là Request_Getter. Khi đảm nhận
role này, agent sẽ yêu cầu người dùng nhập vào các yêu cầu về sản phẩm cần mua.
Việc lấy yêu cầu này sẽ được thực hiện thông qua role bằng cách gọi một dịch vụ
trong role, ví dụ Get_Request.
Sau khi lấy được yêu cầu người dùng, agent sẽ phải lưu các yêu cầu này dưới
dạng sao cho dễ hiểu và chuyển được dễ dàng sang hệ thống khác. Vì vậy, role
Request_Getter phải được thiết kế có một định dạng lưu trữ thông tin tốt và một
phương thức để trả dữ liệu về cho agent.
Định dạng tốt nhất thường được dùng để biểu diễn dữ liệu hiện nay là XML do
tính khả chuyển và gọn nhẹ của nó. Để giải quyết vấn đề thứ hai là trả dữ liệu về cho
agent, agent sẽ phải gọi một phương thức, chẳng hạn, store_data để lấy dữ liệu và
lưu vào một biến trong. Sau khi lưu lại dữ liệu trong agent, agent người dùng sẽ giải
phóng role Request_Getter và bắt đầu quá trình đi tìm các hệ thống thương mại điện
tử.
Vai trị Buyer, Seller và q trình thương lượng
Agent người sử dụng sẽ tìm kiếm người bán, đăng ký và đảm nhận role người
mua Buyer. Với việc đảm nhận vai trị Buyer, nó được phép giao dịch với agent bán
của hệ thống. Agent bán sẽ ln đảm nhận vai trị Seller trong hệ thống.
- Vai trị Buyer có các hành động và sự kiện sau:
Hành động: send_request (gửi yêu cầu đến agent bán), make_order (đặt
hàng), refuse (từ chối sản phẩm agent bán đưa ra), end (kết thúc thương
lượng).
13
Sự kiện: list_sent (danh sách đã được gửi), downrequirement (bên bán gợi
ý giảm bớt u cầu).
- Vai trị Seller có các hành động và sự kiện sau:
Hành động: get_request (lấy u cầu), require_search (u cầu tìm kiếm
thơng tin), list_product (liệt kê danh sách sản phẩm đạt yêu cầu), send_list
(gửi danh sách sản phẩm đến agent mua), suggest_downRequirement (đề
nghị giảm bớt yêu cầu)
Sự kiện: request_sent (yêu cầu được gửi), refused (bên mua từ chối đề
nghị), end (kết thúc thương lượng)
- Thương lượng giữa hai agent này sẽ tiến hành theo cách thức sau:
Agent mua, qua vai trò Buyer sẽ gửi cho vai trị Seller của agent bán các
thơng tin về u cầu của người dùng.
Agent bán sẽ phân tích yêu cầu và kiểm tra xem nó có hàng hóa thỏa mãn
yêu cầu khơng. Q trình tìm kiếm sản phẩm đáp ứng sẽ khơng được trình
bày ở đây.
Nếu agent bán tìm ra một danh sách các sản phẩm thỏa mãn hoàn toàn yêu
cầu và gửi cho agent mua thì dựa trên quyết định của mình Agent mua sẽ
tiến hành đặt.Quá trình thương lượng kết thúc tại đây.
Nếu agent bán khơng tìm ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của agent mua.
Nó đưa ra danh sách đáp ứng nhiều yêu cầu nhất và đề nghị agent mua
giảm bớt yêu cầu chưa thỏa mãn. Nếu agent mua chấp nhận, quá trình
thương lượng tiếp tục, ngược lại agent mua sẽ kết thúc thương lượng và
chuyển qua hệ thống khác.
IV.
MÔ HÌNH THƯƠNG LƯỢNG 1-N (ĐẤU GIÁ)
1. Khái niệm đấu giá
Đấu giá là một trong những hình thức mua bán phổ biến trong thương mại. trong
một mơ hình đấu giá người mua sẽ trả giá theo một cách thức nào đó để mua được
mặt hàng.
14
2. Phân loại
a. Đấu giá kiểu Anh
Đặc điểm:
Đây là hình thức được nhiều người biết đến nhất. Người tham gia trả giá công
khai với nhau, giá đưa ra sau bao giờ cũng cao hơn giá đưa ra trước đó. Cuộc đấu giá
kết thúc khi không ai đưa ra giá cao hơn hoặc khi đạt tới giá trần, khi đó người ra giá
cao nhất sẽ được mua món hàng đó với giá mình đã trả. Người bán có thể đặt ra giá
sàn, nếu người điều khiển không thể nâng giá cao hơn mức sàn thì việc đấu giá có thể
thất bại.
b. Đấu giá kiểu Hà Lan
Đặc điểm:
Giá ban đầu được đưa ra này cao hơn rất nhiều giá trị món hàng và chẳng có
người bán nào hy vọng bán được món hàng với giá cao như vậy. Giá được giảm
xuống từ từ cho đến khi một người mua quyết định trả giá tại thời điểm hiện tại hiện
tại đó.
c. Đấu giá kiểu First-price sealed-bid
Đặc điểm:
- Chỉ diễn ra một vòng
- Nhà thầu sẽ chọn trước một giá kín
- Các đại lý đưa ra giá của mình và giá này được giữ bí mật
- Người trả giá cao nhất gần với giá nhà thầu đưa sẽ là người mua hàng
Chiến thuật tối ưu: Để giá thấp hơn giá trị thật
d. Đấu giá Đấu giá Vickrey
Đặc điểm:
- Giá của hàng được niêm phong
- Giá của các đại lý đưa ra cũng được giữ kín
- Người trả cao nhất sẽ thắng nhưng thanh toán theo giá của người trả cao thứ 2.
15
Chiến thuật tối ưu: Đưa ra giá trị thật
KẾT LUẬN
Trên đây là những tìm hiểu về tương tác theo kiểu thương lượng và đấu giá
trong hệ đa Agent.
Trong bài viết, chúng em có đưa ra một cái nhìn tổng quan về Agent nói chung
và hệ thống đa Agent cũng như sự cần thiết của việc tương tác giữa các Agent trong
hệ thống. Qua tìm hiểu, nhóm chúng em phân biệt rõ giữa các khái niệm tương tác và
thương lượng, các mơ hình thương lượng đặc biệt là mơ hình thương lượng song
phương và mơ hình thương lượng kiểu đấu giá. Trong từng mơ hình, chúng em đã
phân loại và trình bày đặc điểm, các chiến thuật cho Agent mua và bán. Đối với mơ
hình thương lượng song phương, chúng em có trình bày đặc tả về mơ hình thương
lượng song phương dựa trên Role thơng qua một bài tốn thực tế. Dù có nhiều cố gắng
nhưng bài làm của chúng em khơng tránh khỏi thiếu sót. Chúng Em rất mong nhận
được sự góp ý của Thầy để bài làm trở nên hoàn thiện hơn.
Chúng em chân thành cảm ơn Thầy!
Hà Nội, 2010
16
TAÌ LIỆU THAM KHẢO
[1] Slide bài giảng – Thầy Trần Mạnh Sơn
[2]
Bài viết về tương tác trong hệ đa agent dựa trển Role - Thầy Trần
Đình Quế - Khoa Cơng nghệ Thơng tin- Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng
[3] Từ điển Wikipedia
17