Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.87 KB, 13 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NA RÌ
TRƯỜNG MẦM NON YẾN LẠC

BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN
THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Họ và tên: Đàm Quang Trung
Chức vụ: Giáo Viên Mầm Non
Dạy lớp: MG 5 – 6 Tuổi

Năm học 2021 - 2022
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên biện pháp: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ (thể loại
âm nhạc) cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
2. Tên tác giả: Đàm Quang Trung. Chức vụ: Giáo viên mầm non
3. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục mầm non
II. NỘI DUNG


1. Thực trạng vấn đề quan tâm:
1.1. Tầm quan trọng của biện pháp:
Như chúng ta đã biết âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần
khơng thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của
nhân loại. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai
điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dịng sữa ngọt
ngào ni dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển tồn diện nhân
cách của mình.
Hơn thế âm nhạc cịn là phương tiện giúp trẻ nhận thức mơi trường xung
quanh, phát triển lời nói, mối quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm… Đối với
trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu và đầy cảm xúc.
Ngoài ra khi tổ chức các hoạt động trong ngày ở trường mầm non thì âm nhạc


là cơng cụ hữu hiệu được các giáo viên sử dụng trong các hoạt động như: Thể dục
sáng, gây hứng thú, ổn định tổ chức, nhạc nền đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ chơi trò
chơi, chuyển hoạt động… Vì vậy việc giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói
chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng là việc làm hết sức quan trọng, góp phần phát
triển tồn diện nhân cách cho trẻ.
Tuy vậy khơng phải giáo viên nào cũng tổ chức tốt hoạt động giáo dục âm
nhạc và sử dụng âm nhạc để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Vì thế là một giáo viên
chuyên môn âm nhạc của trường, bản thân tôi nhận thấy cần phải giúp giáo viên tổ
chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc và lồng ghép giáo dục âm nhạc vào các
hoạt động khác sao cho phù hợp, có hiệu quả. Để thực hiện được điều đó tơi đã tiến
hành khảo sát, tìm hiểu và nhận thấy một số hạn chế trong quá trình tổ chức các
hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ như:
Trang thiết bị đồ dùng phục vụ hoạt động âm nhạc chưa phong phú, chưa hấp
dẫn trẻ.
Một số trẻ quá nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động âm
nhạc, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi tham gia chưa chú ý vào sự hướng dẫn
của cô.
Kỹ năng nghe hát, hát, vận động theo nhạc, biểu diễn văn nghệ và sử dụng
nhạc cụ gõ đệm của trẻ còn nhiều hạn chế.
Giáo viên chưa thực sự được đào tạo chuyên sâu về âm nhạc và giáo viên
chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào
chương trình chung của Bộ GD&ĐT ban hành. Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm
các bài hát hay, có nội dung hấp dẫn để đưa vào dạy trẻ.
Trong công tác tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục
âm nhạc cho trẻ chưa thực sự tích cực.
Phần lớn phụ huynh đã rất quan tâm tới việc cho trẻ tiếp xúc với các hoạt
động âm nhạc. Nhưng vẫn còn một số ít phụ huynh cịn chưa nhận thức đúng mực
về ý nghĩa của các hoạt động âm nhạc đối với con em mình.
* Kết quả khảo sát ban đầu:

Với những hạn chế trên tôi tiến hành khảo sát với nội dung và kết quả như
sau:
Bảng kết quả khảo sát đầu năm của 110 trẻ tại 3 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi


trường mầm non Yến Lạc
Nội dung khảo sát

Số trẻ

Tỷ lệ %

60/110

54,5

Nghe và nhận ra sắc thái: Vui tươi, tình cảm, thu
hút của các bài hát bản nhạc.

65/110

59

Trẻ cảm nhận và thể hiện thái độ, tình cảm khi
nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát bản nhạc.

63/110

57,2


66/110

60

62/110

56.3

64/110

58,1

Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (Nhạc
thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển)

Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái
phù hợp với các bài hát, bản nhạc
Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu
và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản
nhạc.
Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu nhanh,
chậm, phối hợp…

Từ những hạn chế và số liệu khảo sát nêu trên tôi mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp nhằm "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ (thể loại âm
nhạc) cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi" cụ thể như sau:
1.2. Các biện pháp thực hiện:
1.2.1. Biện pháp 1: Tự học và bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức hoạt động
âm nhạc trong trường mầm non:
Để thực hiện tốt việc tự học bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức hoạt động giáo

dục âm nhạc và năng khiếu âm nhạc trong trường mầm non, giáo viên phải chịu
khó sưu tầm, tìm tịi, học hỏi những bài hát hay, những động tác múa đẹp để có thể
tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Phải có đầy đủ những trang thiết bị phục vụ cho việc tự học, tự bồi dưỡng của
giáo viên như: Máy vi tính, ti vi, đàn, mạng internet… để giáo viên có thể sưu tầm,
tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Thơng qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên với các module về lĩnh vực
phát triển thẩm mỹ; các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm
non… giáo viên sẽ có thêm kiến thức và kỹ năng trong việc tổ chức các hoạt động
giáo dục âm nhạc cho trẻ, từ đó sẽ truyền tải tới trẻ kiến thức âm nhạc có tính
chính xác cao hơn như: Dạy trẻ hát đúng nhạc, đúng giai điệu, đúng cao độ, trường
độ của bài hát, vận động nhịp nhàng…
Biết tận dụng đặc điểm của trẻ mẫu giáo là thích bắt chước người lớn và tận
dụng những kiến thức kỹ năng học được để tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc
một cách linh hoạt, sáng tạo lơi cuốn, kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc
một cách tích cực, sôi nổi.
Trước khi dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe một tác phẩm âm nhạc, giáo viên cần
phải tập đi tập lại nhiều lần, hát đúng giai điệu, đúng cao độ, trường độ, thể hiện


điệu bộ, tình cảm qua nét mặt cử chỉ… để thể hiện trước trẻ; từ đó giúp trẻ hiểu và
cảm thụ tốt hơn về nội dung, tính chất của bài hát.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động âm nhạc nên tổ chức dưới nhiều hình
thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân… và tích cực làm việc trực tiếp với nhóm, cá nhân để
giúp trẻ thể hiện tốt giai điệu, cao độ, trường độ, sắc thái, nội dung của tác phẩm
âm nhạc. Không áp đặt để trẻ phát huy được năng lực bản thân, được trao đổi, nhận
xét để trở nên năng động hơn.
Vào những buổi sinh hoạt văn nghệ cuối ngày, cuối tuần, sinh hoạt văn nghệ
cuối chủ đề, ngoài việc tổ chức cho trẻ thể hiện, biểu diễn những hoạt động âm
nhạc trong chủ đề giáo viên cần tích cực tham gia cùng với trẻ như: Cùng trẻ thể

hiện năng khiếu, giọng hát của mình, khuyến khích trẻ tham gia cùng với cô như
múa cùng cô hoặc cô hát trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc phù họa theo và ngược lại…
1.2.2. Biện pháp 2: Giáo dục âm nhạc trong các hoạt động hằng ngày của
trẻ ở trường mầm non.
Ngồi hoạt động học chính, ở trường mầm non cịn có rất nhiều hoạt động
khác để giáo viên có thể lồng ghép việc giáo dục âm nhạc cho trẻ như:
* Giờ đón trẻ:
Ở trường mầm non trẻ được tham gia khám phá nhiều chủ đề khác nhau nên
các ca khúc của các chủ đề cũng khác nhau, khi sắp kết thúc một chủ đề đang học
vào tuần cuối của chủ đề đó, giáo viên nên chọn những ca khúc của chủ đề mới để
khi trẻ bước vào khám phá chủ đề mới trẻ đã có một vốn kiến thức âm nhạc nhất
định. Trường chúng tôi thường sử dụng hệ thống truyền thanh của nhà trường để
mở những bài hát của trẻ mầm non vào mỗi buổi sáng trong giờ đón trẻ. Nhưng để
tổ chức hoạt động này không nhàm chán đối với trẻ thì việc lựa chọn những ca
khúc phù hợp với chủ đề khơng phải là việc dễ.
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo khơng khí vui vẻ, lơi cuốn trẻ đến trường, vì đa số
các cháu chưa tự giác. Đây là thời điểm bố mẹ gửi trẻ đến trường và ở với cô giáo
cả ngày nên nhiều trẻ sẽ có cảm giác khơng muốn đến trường hay nũng nịu bố
mẹ… lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn vì vậy chúng tơi thường chọn
những bài hát có sức lơi cuốn, tạo cảm giác hào hứng cho trẻ như: Bài hát “Em đi
Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc
thái vui vẻ trong lời ca.
Rồi những bài như “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài
“Trường chúng cháu là trường Mầm non” của Phạm Tuyên“Vui đến trường” của
Hồ Bắc. Thông qua những ca khúc này trẻ yêu thích đến trường, lớp cũng như giúp
trẻ tăng khả năng cảm thụ âm nhạc.
Ngồi ra cịn có nhiều bài hát khơng cần trẻ phải hát được cũng tạo khơng khí
vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan
Trần Bảng; không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà cịn
giúp trẻ hiểu ai là người chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ cho trẻ khi ở trường mầm

non những điều này thể hiện qua các bài hát: “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu
tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện…
* Giờ thể dục sáng:
Để khởi đầu một ngày hoạt động động tràn đầy năng lượng và hứng khởi, thì
trước khi bước vào hoạt động học chính trẻ được tập thể dục sáng, để bài tập


khơng bị đơn điệu và tạo khơng khí sơi nổi, phấn chấn cho trẻ thì giáo viên tổ chức
cho trẻ tập kết hợp với lời ca hoặc vòng, gậy thể dục sẽ giúp trẻ hào hứng hơn.
Trong chương trình giáo dục mầm non mỗi chủ đề giáo viên sẽ chọn một bài hát
vui, khỏe khoắn, phù hợp với chủ đề, tương ứng với các động tác thể dục để cho
trẻ tập theo.
Ví dụ: Chủ đề "Trường mầm non của bé" cho trẻ tập thể dục sáng theo lời bài
hát " Trường chúng cháu là trường mầm non" của tác giả Phạm Tuyên hay chủ đề
"Gia đình" cho trẻ tập theo lời bài hát " Cả nhà thương nhau" của tác giả Phan Văn
Minh…
* Hoạt động mọi lúc, mọi nơi:
Âm nhạc không chỉ được tổ chức trên hoạt động học mà còn được tổ chức ở
mọi lúc, mọi nơi như:
Trong giờ vệ sinh chuẩn bị ăn trưa giáo viên mở cho trẻ những bài hát như "
Rửa mặt như mèo"; " Tập rửa mặt"; " Khám tay"; "Vũ điệu rửa tay"… đây là
những bài hát vừa nói về ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể vừa nói lên
những thao tác rửa mặt, rửa tay.
Giờ ngủ giáo viên sử dụng những ca khúc hát ru nhẹ nhàng, sâu lắng để trẻ
dễ đi vào giấc ngủ.
Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ hát hoặc cô hát cho trẻ nghe những bài
hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với phong
cảnh thiên nhiên, sự vật hay hiện tượng trẻ đang tiếp xúc, nhằm gây ấn tượng và
làm giàu cảm xúc cho trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và giáo dục trẻ thơng qua
nội dung lời ca của bài hát.

Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn hoa thì cho trẻ hát bài " Ra vườn hoa", hoặc cho
trẻ quan sát cây xanh thì cho trẻ nghe bài hát " Em yêu cây xanh"… Qua lời của các
bài hát trẻ được nghe giáo viên đã gián tiếp giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, khơng
ngắt lá, bẻ cành, tích cực chăm sóc cây xanh.
1.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc:
Hoạt động âm nhạc của trẻ ở trường mầm non có các hoạt động như: Hát; vận
động theo nhạc; nghe nhạc, nghe hát; biểu diễn văn nghệ theo chủ đề. Khi tổ chức
hoạt động dựa vào khả năng cảm thụ, thể hiện của trẻ và mức độ khó, dễ của tác
phẩm âm nhạc mà giáo viên lựa chọn hoạt động trọng tâm và nội dung kết hợp tiến
hành trên hoạt động học cho phù hợp.
* Đối với hoạt động: Dạy hát
Nội dung trọng tâm: Dạy hát.
Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc ( Trò chơi âm nhạc)
Nghe nhạc - nghe hát
Đối với hình thức này giáo viên chú trọng đến nội dung trọng tâm là " dạy
hát" khi tổ chức dạy hát cho trẻ trước tiên giáo viên cần:
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Giới thiệu nội dung và tính chất bài hát một cách ngắn gọn, hấp dẫn, dễ
hiểu.
- Hát mẫu cần chính xác, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, kết hợp cử
chỉ điệu bộ minh họa và kết hợp đệm đàn để tạo hứng thú cho trẻ.


- Khi dạy trẻ hát nếu bài hát ngắn, dễ hát giáo viên dạy trẻ hát nối tiêp theo cô
cả bài hoặc bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô. Với bài hát dài, khó hát giáo viên có thể
chia bài hát thành từng câu, từng đoạn ngắn để dạy trẻ.
- Để giúp trẻ thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên và bộc lộ hết khả năng của
mình, giáo viên cho trẻ hát dưới nhiều hình thức khác nhau: Cả lớp, nhóm, cá
nhân. Tùy thuộc vào sắc thái, tính chất của bài hát, giáo viên cho trẻ hát to, hát
nhỏ, nhanh, chậm, hát nối tiếp theo tổ, nhóm, hát đối đáp.

* Đối với hoạt động: Nghe nhạc - nghe hát
Nội dung trọng tâm: Nghe nhạc - nghe hát
Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc
Trị chơi âm nhạc
Đối với hình thức này giáo viên chú trọng đến nội dung trọng tâm là " Nghe
nhạc - nghe hát" khi tổ chức cho trẻ "Nghe nhạc - nghe hát" giáo viên cần:
- Cho trẻ nghe trực tiếp giọng hát của giáo viên: Hát đúng giai điệu, lời ca,
đúng cao độ, trường độ, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, kết hợp điệu bộ
minh họa, kết hợp đệm đàn hoặc dụng cụ âm nhạc.
- Cho trẻ nghe nhạc có lời hoặc nhạc không lời qua băng, đĩa, video…
- Cho trẻ xem video có các hình ảnh về bài hát.
Sau mỗi lần cho trẻ nghe giáo viên cần:
- Trò chuyện với trẻ về nội dung, tính chất, hình ảnh mà trẻ cảm nhận được
trong tác phẩm âm nhạc. Cho trẻ nói lên ý thích của mình về bài hát vừa được
nghe.
- Cung cấp cho trẻ những khái niệm âm nhạc như: Sắc thái, cường độ, nhịp
độ, cao độ, hình ảnh đẹp được thể hiện trong bài hát.
- Khuyến khích trẻ tưởng tượng và vẽ ra giấy những gì mà trẻ nghe thấy.
* Đối với hoạt động: Vận động theo nhạc
Nội dung trọng tâm: Vận động theo nhạc
Nội dung kết hợp: Nghe nhạc - nghe hát
Trò chơi âm nhạc
Cho trẻ vận động theo nhạc nhằm giúp trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp điệu âm
nhạc bằng các vận động của cơ thể phù hợp với nhịp điệu của các bài hát, bản
nhạc. Điều này sẽ giúp trẻ có cơ hội thể hiện sự sáng tạo trong vận động âm nhạc.
Để khuyến khích trẻ vận động theo nhạc giáo viên có thể sử dụng những cách sau:
- Hát kết hợp vỗ tay ( hoặc gõ đệm) nhịp nhàng theo các loại tiết tấu khác
nhau.
- Trẻ tự tạo ra tiết tấu khi nghe nhạc, nghe hát bằng cách gõ đệm bằng nhạc cụ
gõ đệm.

- Nghe nhạc và vận động tự do theo sự cảm nhận âm nhạc của riêng mình.
- Dạy vận động minh họa: Giáo viên cho trẻ vận động theo cô từ đầu đến hết
bài hát.
- Dạy múa: Giáo viên tập cho trẻ múa từng động tác một từ đầu cho đến hết
điệu múa (nếu điệu múa có động tác nam, nữ thì giáo viên dạy riêng từng đối
tượng)…
* Đối với hoạt động: Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề:


Ở hoạt động này giáo viên khuyến khích trẻ thể hiện lại những bài hát, điệu
múa, trò chơi, bài thơ, câu đố… có liên quan đến chủ đề đã học dưới hình thức
biểu diễn văn nghệ.
Để gây hứng thú cho trẻ và không mang áp lực học tập, giáo viên nên xây
dựng kịch bản như một chương trình biểu diễn nghệ thuật: Có người dẫn chương
trình, có sự đan sen hát, múa, đọc thơ, trò chơi… khi tổ chức với nhiều hình thức
cả lớp, nhóm, cá nhân… tạo cho trẻ cảm thấy như mình đang biểu diễn văn nghệ
trong một ngày hội, ngày lễ.
Trong một chủ đề giáo viên có thể tổ chức một hoặc hai lần tùy thuộc vào thời
gian triển khai chủ đề.
* Ngoài ra để tiến hành hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả, giáo viên cần tạo ra
một môi trường âm nhạc mang màu sắc của nội dung chủ đề:
- Cho trẻ nghe âm thanh, giai điệu của tác phẩm âm nhạc.
- Trang trí mơi trường trong lớp phải phù hợp với chủ đề.
- Chuẩn bị đày đủ các loại đàn, video ca nhạc, dụng cụ âm nhạc, mũ có hình
ảnh phù hợp với tác phẩm âm nhạc….
- Các nội dung kết hợp tổ chức nhẹ nhàng khơng áp đặt, gị bó.
( Hình ảnh một giờ học âm nhạc của lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi)
1.2.4. Biện pháp 4: Giáo dục âm nhạc trong các hoạt động học khác:
Âm nhạc tạo cho trẻ sự phấn khởi, hứng thú hơn khi tham gia vào mọi hoạt
động. Chính vì vậy khi tổ chức một hoạt động nào đó giáo viên sử dụng âm nhạc

để ổn định tổ chức, giới thiệu bài hoặc thay đổi hình thái tiết học tùy thuộc vào
từng môn học, từng chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn những bài hát phù hợp.
* Hoạt động cho trẻ làm quen với văn học:
Trong giờ hoạt động làm quen với văn học giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ,
câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ
những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ
người Việt Nam nối tiếp nhau như:
Thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi
trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do Trần Viết
Bính phổ nhạc. Chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ
được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và lôi cuốn sự chú ý của trẻ.
Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ khơng hồn tồn
trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học
đó như: Bài thơ “Bó hoa tặng cô” của Ngô Quân Miện sau khi cho trẻ đọc thơ
giáo viên kết hợp cho trẻ hát bài hát: “Bông hoa tặng cô” của tác giả Trần Thị
Duyên giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ, đồng thời thể hiện tình cảm
của trẻ thơng qua tiết học đó.
Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng
thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ
khơng phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.
Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được
nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như: Bài hát “Gánh gánh gồng gồng”; "Rềnh rềnh ràng


ràng”, " Bà còng"… Điều này giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú
trong quá trình học của cháu.
* Hoạt động làm quen với toán:
Trong giờ hoạt động giáo viên có thể sử dụng âm nhạc để gây hứng thú hoặc
để củng cố kiến thức cho trẻ.
Ví dụ: Dạy trẻ thêm bớt trong phạm vi 5 giáo viên kết hợp cho trẻ nghe bài

hát " Tập đếm" .
* Hoạt động khám phá khoa học:
Trong chủ đề nghề nghiệp khi cho trẻ "Tìm hiểu về cơng việc của các cô chú
công nhân" giáo viên yêu cầu trẻ nắm được cơng việc, ý nghĩa của cơng việc đó,
u qúy người lao động... kết hợp cho trẻ nghe bài “Cháu u cơ chú cơng nhân”
của Hồng Văn Yến sẽ khắc sâu hơn nội dung bài học hơm đó.
Với chủ đề thực vật để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt
động khám phá khoa học thông qua việc trị chuyện, đàm thoại, quan sát, trị chơi...
thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc
với các đối tượng như bài “Tìm hiểu về một số lồi hoa” yêu cầu là trẻ phân biệt
được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau... biết thưởng thức
vẻ đẹp, mùi thơm, yêu qúy, bảo vệ, chăm sóc... Sau đó ta cho trẻ nghe bài “Hoa
trong vườn” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn.
Hay khi dạy bài “ Trò chuyện về chú bộ đội” giáo viên kết hợp cho trẻ nghe
các bài hát “Cháu thương chú bộ đội”, “Làm chú bộ đội”, “Gác trăng” ... qua giai
điệu của bài hát giúp trẻ hiểu được một phần công việc, nhiệm vụ của các chú bộ
đội, từ đó giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng chú bộ đội…
Và cịn nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây chúng ta không nên dừng lại ở
phần nghe để chuyển tiếp mà nghe hát để nắm thêm nội dung thông qua chủ đề dạy
trẻ.
* Đối với hoạt động tạo hình:
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngồi việc trẻ thực hành, cơ mở nhạc
cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung phù hợp với đề tài đó. Ngồi ra có thể sử
dụng các bài hát có nội dung liên quan để gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Đề tài "Vẽ hoa" giáo viên cho nghe bài hát “Màu hoa”, sau đó đàm
thoại với trẻ về nội dung bài hát:
- Bài hát nhắc đến những bơng hoa có màu sắc gì? ( màu hoa tím, đỏ, vàng…)
- Ngồi những bơng hoa đủ màu sắc đó thì bài hát cịn nhắc đến những gì
nữa? ( những chiếc lá màu xanh...)…
=> Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong q

trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo.
* Đối với hoạt động chuyển tiếp:
Một thủ thuật thông dụng là cho trẻ chơi các trò chơi, hay hát đồng ca để tập
trung sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang hoạt động khác. Tuỳ theo độ
tuổi và số trẻ trong nhóm, giáo viên thường lựa chọn một hoạt động nào đó để duy
trì cân đối giữa vận động “động và tĩnh”. Khi kết thúc một hoạt động nên làm cho
nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng giai điệu hay bài tập thư giãn. Giáo viên sẽ đạt kết
quả cao nhất khi họ tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào, uyển chuyển giữa các hoạt động.


Nếu giáo viên dừng lại đột ngột, đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ
làm cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn.
1.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức giáo dục âm nhạc thơng qua các trị chơi âm
nhạc:
Trị chơi âm nhạc có vai trị quan trọng giúp trẻ phát triển tai nghe, nhận biết,
phân biệt và phản ứng linh hoạt với các thuộc tính âm nhạc: Cao độ, tiết tấu, nhịp
độ, sắc thái, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc.
Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc tốt hơn.
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội
dung giáo dục.
Chính vì vậy bản thân tơi đã tìm tịi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm
làm tăng thêm sự phong phú, hấp dẫn trẻ khi tham gia trò chơi âm nhạc.
* Trị chơi “Nghe thấu, hát tài”:
Mục đích: Giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng.
Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã
thuộc.
Cách chơi: Chia lớp thành hai đội. Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngồi
lớp, cơ nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó
2 trẻ có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn

thứ 2 nói thầm vào tai cho bạn thứ 3...và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của
đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì
thắng cuộc.
Ví dụ: Cơ nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “ Em rất thích trồng
nhiều cây xanh…”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ 2 của đội
mình... cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội sẽ lên hát lại câu hát trên, đội nào
nhanh và hát đúng lời của câu hát là thắng cuộc.
* Trò chơi: “Giai điệu thân quen”:
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu
bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn,
linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát.
Chuẩn bị: Nhạc các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được học, máy vi
tính.
Cách chơi: Cô mở cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung chng giành
quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng mỗi trẻ trong đội
được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn.
Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu câu hát: “ Lá xanh vẫy vẫy như gọi em đi nhanh
đi nhanh...” thì trẻ phải nêu được tên bài hát đó là “Lá xanh”.
1.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động âm nhạc trong giờ hoạt động góc:
Trong một giờ hoạt động học trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo
bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Vì thế giáo viên cần cho
trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi và một hoạt động không thể thiếu đó
là hoạt động góc. Trong giờ hoạt động góc trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích
hát múa lại những bài hát đã học và thích phản ánh lại những việc làm của người
lớn.


Theo chương trình giáo dục mầm non, hoạt động góc đi đơi với hoạt động học
có chủ đích. Ở Hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động âm
nhạc, vì vậy việc giáo dục âm nhạc cho trẻ thông qua các giờ hoạt động cũng rất

cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc,
qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có
thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình.
Giáo viên có thể hướng dẫn, khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức:
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát.
- Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân...
- Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún,
đi, chạy...
- Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca.
Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, giáo viên hướng dẫn thực hiện
bằng cách:
- Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô ( cô vỗ tay chậm, nhịp nhàng
để trẻ vỗ theo)
- Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc mở nhạc, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc lắc lư
theo bài hát.
- Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cơ cho trẻ vừa hát theo băng nhạc
vừa làm động tác minh hoạ cùng cô.
Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng
ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu
âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô.
1.2.7. Biện pháp 7: Khen ngợi - khuyến khích động viên trẻ:
Ở lứa tuổi này trẻ thích được cơ khen hơn là bị chê, vì vậy mà giáo viên phải
sử lý khéo léo, có lời khen đúng mực, khơng phải trẻ làm sai mà vẫn khen như vậy
sẽ hình thành một thói quen xấu cho trẻ, cơ phải nói ra cái sai cho trẻ sửa chữa. Khi
làm tốt cô nên động viên trẻ kịp thời để trẻ có hứng thú học bài tiếp.
Có rất nhiều cách để biểu dương trẻ như trong giờ học, trong các hoạt động
khác nhất là sinh hoạt nêu gương cuối ngày, cuối tuần là trẻ luôn háo hức khơng
biết trong ngày, trong tuần này mình có được cờ đỏ, phiếu bé ngoan khơng? Vì thế
giáo viên bằng các cách khác nhau mà động viên khích lệ để trẻ hứng thú tham ga
mọi hoạt động khi ở trường và tạo cảm giác thích đến trường, lớp cho trẻ.

1.2.8. Biện pháp 8: Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh:
Bên cạnh việc tổ chức tốt hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường, hằng ngày
giáo viên có thể trao đổi và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trong giờ đón trẻ,
trả trẻ để phụ huynh thấy được chương trình dạy học hàng ngày theo từng chủ đề,
chủ điểm, cũng như kế hoạch của lớp, của trường để phụ huynh biết và cùng phối
hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. Hơn thế giáo viên huy động phụ huynh
cùng làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động giáo dục âm nhạc; hoặc giáo viên có
thể giao cho học sinh và phụ huynh cùng làm một loại đồ dùng và mang đến lớp…
Ngồi ra cần tích cực tun truyền tới các bậc phụ huynh và các ban, ngành,
đoàn thể qua các ngày hội, ngày lễ như: Ngày hội đến trường của bé, tết trung thu,
ngày nhà giáo Việt Nam, bế giảng năm học… Từ đó để mọi người thấy được ở
trường mầm non trẻ được học tập, rèn luyện trong mọi lĩnh vực.


1.2.9. Biện pháp 9: Giáo dục âm nhạc thông qua ngày hội, ngày lễ:
Như chúng ta đã biết ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động lễ hội như:
Ngày hội đến trường của bé; ngày hội của các thầy, các cô ( Ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11); ngày hội mừng Đảng, mừng xuân; ngày hội của các bà, các mẹ, các
cô giáo ( Ngày 8/3); ngày tổng kết năm học và ngày hội thể dục, thể thao; các hội
thi, hội diễn… các sự kiện lớn của trường như: Công nhận trường chuẩn quốc gia;
kỷ niệm ngày thành lập trường…
Trong những ngày hội, ngày lễ đó thì âm nhạc là một phần khơng thể thiếu và
giữ vai trị quan trọng, góp phần tạo nên khơng khí tưng bừng, hào hứng, sôi nổi và
tạo nên sự thành công của ngày hội, ngày lễ.
Thông qua việc được biểu diễn trên sân khấu trong ngày hội, ngày lễ giúp trẻ
mạnh dạn, tự tin và hình thành ở trẻ rất nhiều kỹ năng âm nhạc như: Kỹ năng hát,
múa, vận động theo nhạc, nghe nhạc, kỹ năng biểu diễn, thể hiện sắc thái, tình
cảm, kỹ năng sắp xếp, di chuyển đội hình… Chính vì vậy việc tổ chức các ngày
hội, ngày lễ ở trường mầm non rất được chú trọng.
Dưới đây là một số hình ảnh ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non Yến Lạc

2. Về khả năng áp dụng của biện pháp:
Sau hơn một năm học triển khai, thực hiện các biện pháp nêu trên và được
thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại đơn vị, tơi nhận
thấy đã có những chuyển biến rõ rệt trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. Trẻ hứng
thú hơn trong mỗi giờ âm nhạc; trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, các kỹ năng âm nhạc của
trẻ tốt hơn… Tóm lại các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc mà tôi
đưa ra rất phù hợp với các cháu lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Yến
Lạc và tôi nhận thấy các biện pháp nêu trên có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các
trường mầm non trên địa bàn huyện Na Rì nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
2.1. Các điều kiện cần thiết để phát huy hiệu quả của các biện pháp:
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đa dạng, phong phú, tiết kiệm về kinh phí
nhưng mang lại hiệu quả trong giảng dạy.
Sự phối hợp của giáo viên phụ trách nhóm lớp và phụ huynh trẻ để triển khai,
thực hiện biện pháp.
Sự quan tâm, đánh giá của ban giám hiệu nhà trường đối với vấn đề nghiên
cứu.
2.2. Kết quả đạt được:
* Đối với trẻ:
Sau khi tiến hành các biện pháp "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển
thẩm mỹ (thể loại âm nhạc) cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, qua khảo sát cuối năm tôi
đã thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát kết quả cuối năm học của 110 trẻ tại 3 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trường mầm non Yến Lạc
Sau khi áp dụng biện
Tỷ lệ % tăng so
Nội dung khảo sát
Trước
pháp
với trước khi
khi chưa áp

áp dụng biện
dụng biện pháp


Nghe và nhận biết các thể loại âm
nhạc khác nhau (Nhạc thiếu nhi, dân
ca, nhạc cổ điển)

Nghe và nhận ra sắc thái: Vui
tươi, tình cảm, thu hút của
các bài hát bản nhạc.
Trẻ cảm nhận và thể hiện thái
độ, tình cảm khi nghe âm
thanh gợi cảm, các bài hát
bản nhạc.
Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca
và thể hiện sắc thái phù hợp
với các bài hát, bản nhạc
Vận động nhịp nhàng theo
giai điệu, nhịp điệu và thể
hiện sắc thái phù hợp với các
bài hát, bản nhạc.
Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo
nhịp, tiết tấu nhanh, chậm, phối
hợp…

Số trẻ

Tỷ lệ
%


Số trẻ

Tỷ lệ
%

pháp

60/110

54,5

106/110

96,3

41,8

65/110

59

105/110

95,4

36,4

63/110


57,2

104/110

94,5

37,3

66/110

60

107/110

97,2

37,2

62/110

56.3

103/110

93,6

37,3

64/110


58,1

104/110

94,5

36,4

Đánh giá chung:
Nhìn chung chất lượng giáo dục âm nhạc tăng lên rõ rệt. Trẻ rất hào hứng
tham gia các hoạt động âm nhạc, trẻ mạnh dạn tự tin, trẻ thích được nghe nhạc và
vận động theo nhạc, thích chơi các trị chơi âm nhạc, thích được biểu diễn văn
nghệ...
Trẻ thơng minh sáng tạo hơn khi tham gia hoạt động âm nhạc.
Đa số trẻ có khả năng tự sáng tạo đặt lời cho một câu hát, môt đoạn nhạc dựa
trên giai điệu của câu hát, đoạn nhạc đã học.
* Đối với giáo viên:
Có 6/6 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhận thức đúng đắn về việc tổ
chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Đã vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp, hình thức khác nhau trong
quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ.
Đã biết xây dựng môi trường giáo dục âm nhạc cho trẻ phong phú, đa dạng,
phù hợp với nội dung của từng chủ đề và có nội dung gần gũi với trẻ.
Tự làm đồ dùng dạy học với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú về màu sắc,
hình dáng, chất liệu…
Bản thân tôi nhận thấy các đ/c giáo viên cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau
trong năm học tiếp theo:


Ngay từ đầu năm học mỗi giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của

trẻ.
Giáo viên cần tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục
âm nhạc cho trẻ.
Tích cực sưu tầm các bài hát hay, có nội dung hấp dẫn để đưa vào dạy trẻ.
Hoặc đặt lời, viết lời một số bài hát mang âm hưởng địa phương…
Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh hoạ cần phong phú,
đa dạng hấp dẫn. Giáo viên phải sử dụng khoa học gọn gàng đúng lúc.
Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Từ đó tổ chức tốt các hoạt động giáo
dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng.
* Đối với phụ huynh học sinh:
100% phụ huynh nhận thức rõ ràng về vai trò của âm nhạc đối với sự phát
triển của trẻ.
95 % phụ huynh phối hợp tốt trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Trên đây là các biện pháp mà tôi đã lựa chọn để thực hiện việc giáo dục âm
nhạc cho trẻ MG 5-6T trường MNYL, rất mong nhận được sự góp ý, rút kinh
nghiệm của các đồng chí BGK để kết quả đạt được cao hơn nữa./.

Xác nhận của Ban giám hiệu

Yến Lạc, ngày 22 tháng 11 năm 2021
Tác giả

Đàm Quang Trung



×