MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MƠI TRƯỜNG MARKETING....................2
1.1. Mơi trường vĩ mơ..................................................................................................2
1.1.1. Dân số..........................................................................................................2
1.1.2. Kinh tế.........................................................................................................2
1.1.3. Tự nhiên......................................................................................................2
1.1.4. Cơng nghệ...................................................................................................2
1.1.5. Chính trị - pháp luật.....................................................................................3
1.1.6. Văn hố.......................................................................................................3
1.2. Mơi trường vi mơ..................................................................................................3
1.2.1. Doanh nghiệp..............................................................................................3
1.2.2. Nhà cung ứng..............................................................................................3
1.2.3. Các trung gian Maketing.............................................................................4
1.2.4. Khách hàng..................................................................................................4
1.2.5. Đối thủ cạnh tranh.......................................................................................4
1.2.6. Cơng chúng.................................................................................................5
Chương 2: THỰC TRẠNG MƠI TRƯỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY SỮA
VINAMILK TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY......................................6
2.1. Tổng quan về công ty sữa Vinamilk.....................................................................6
2.2. Thực trạng về môi trường Marketing của công ty sữa Vinamilk......................8
2.2.1. Môi trường vĩ mô của công ty sữa Vinamilk...............................................8
2.2.2. Môi trường vi mô của công ty sữa Vinamilk.............................................10
2.3. Nhận xét đánh giá về môi trường Marketing của công ty sữa Vinamilk........12
2.3.1. Các thế mạnh của Vinamilk.......................................................................12
2.3.2. Các hạn chế của Vinamilk.........................................................................13
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC GIÚP CÔNG TY SỮA
VINAMILK PHÁT TRIỂN TỐT HƠN....................................................................15
KẾT LUẬN.................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại phát triển hiện nay, chất lượng cuộc sống của con người được
nâng cao và vấn đề về sức khỏe được mọi người đặc biệt quan tâm. Theo quan niệm
xưa cũ, mọi người nghĩ rằng sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ
sinh và khơng thể có loại sữa nào khác cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn như thế.
Nhưng ngày nay với nhu cầu phát triển của xã hội và nền khoa học tiên tiến đã có
rất nhiều loại sữa ra đời với cơng dụng khác nhau, có khả năng đáp ứng tất cả các
nhu cầu của người tiêu dùng.
Thực phẩm và ngun liệu từ sữa đóng vai trị quan trọng về dinh dưỡng và
chế độ ăn hàng ngày của mọi người trên toàn thế giới. Sữa được xem là thực phẩm
lành mạnh vì tất cả các loại chất dinh dưỡng đều được tìm thấy trong sữa. Các
vitamin, khống chất, protein và các chất béo thiết yếu có trong sữa giúp con
người: tăng cường mật độ xương, giúp răng chắc khỏe, giàu vitamin D, giúp giữ
nước, phát triển cơ bắp, tốt cho da, giúp giảm cân, giảm căng thẳng, phịng bệnh
lỗng xương ở người già và bệnh còi xương ở trẻ nhỏ…Vì vậy, sữa là thực phẩm vơ
cùng quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người.
Vì những lợi ích mà sữa mang lại, thị trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều
công ty sản xuất sữa. Một trong những cơng ty sữa lớn nhất Việt Nam chính là công
ty sữa Vinamilk. Vinamilk là một thương hiệu sữa hàng đầu cùng với nhiều chủng
loại sữa khác nhau và đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất. Những năm gần đây,
Vinamilk đã và đang cạnh tranh với các công ty, các sản phẩm sữa cả trong và
ngoài nước. Tuy nhiên dựa vào nỗ lực và cố gắng, Vinamilk vẫn duy trì được vai
trị chủ đạo của mình trên thị trường. Để tìm hiểu rõ hơn về cơng ty sữa Vinamilk ở
Việt Nam em đã chọn chủ đề: “Phân tích mơi trường Marketing của công ty sữa
Vinamilk tại thị trường Việt Nam hiện nay”.
2
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG MARKETING
Môi trường Marketing của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những
lực lượng hoạt động ở bên ngồi cơng ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ
phận Marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng
mục tiêu.
Mơi trường Marketing gồm có mơi trường vĩ mơ và mô trường vi mô. Môi
trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn, có ảnh hưởng đến môi
trường vi mô như các yếu tố dân số, kinh tế, tự nhiên, cơng nghệ, chính trị - pháp luật,
văn hố. Mơi trường vi mơ là những lực lượng nhỏ hơn có quan hệ trực tiếp với bản
thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó như là doanh nghiệp, nhà
cung ứng, các trung gian Maketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và cơng chúng.
Trước tiên ta hãy sẽ tìm hiểu về mơi trường vĩ mơ rồi sau đó đến mơi trường vi mô.
1.1. Môi trường vĩ mô
1.1.1. Dân số
Môi trường dân số bao gồm các yếu tố như quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi
tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp...Đó là các khía cạnh được
những người làm Marketing quan tâm nhiều nhất bởi nó liên quan trực tiếp đến con
người và con người cũng chính là tác nhân tạo ra thị trường.
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới ln có nhiều thay đổi. Một số
thay đổi chính yếu đã tác động đến các hoạt động Marketing của một doanh nghiệp:
- Những sự chuyển dịch về dân số.
- Những thay đổi về cơ cấu tuổi tác.
- Sự thay đổi về cơ cấu gia đình
- Cơ cấu dân cư có trình độ văn hóa cao hơn.
1.1.2. Kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chỉ tiêu của khách
hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt. Việc hiểu thị trường không chỉ biết rõ về
yếu tố mong muốn của con người mà còn phải nắm được khả năng chi tiêu nơi họ. Khả
năng chi tiêu này ngoài việc phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, cịn phụ thuộc rất nhiều vào
tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điều kiện tài
chính – tín dụng. Do đó các nhà Marketing phải nhận biết được các xu hướng chính về thu
nhập trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.
1.1.3. Tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là
những nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và cịn có những ảnh
hưởng nhất định đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp đó.
Một số xu hướng của mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động
Marketing của một doanh nghiệp như sau:
- Sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu.
- Sự gia tăng chi phí về năng lượng.
- Tình trạng ơ nhiễm mơi trường tăng lên.
- Sự can thiệp của Chính phủ vào việc quản lý q trình sử dụng và tái sản xuất
các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày tăng.
1.1.4. Công nghệ
3
Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo sản phẩm
và cơ hội thị trường mới của doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật công nghệ:
- Khởi đầu cho những ngành công nghiệp mới ra đời.
- Làm thay đổi căn bản hoặc xóa bỏ hồn tồn các sản phẩm hiện hữu.
- Kích thích sự phát triển của những sản phẩm liên quan hoặc không liên
quan đến kỹ thuật mới.
- Rút ngắn chu kỳ sản phẩm.
1.1.5. Chính trị - pháp luật
Các quyết định Marketing của một doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của những diễn biến trong mơi trường chính trị - pháp luật. Mơi trường này được
hình thành từ cơ quan nhà nước các cấp, các nhóm áp lực và từ hệ thống pháp luật của
quốc gia đó. Các lực lượng này điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng
khuôn khổ cho phép của pháp luật.
Môi trường chính trị – pháp luật có 3 chức năng chủ yếu, thứ nhất là bảo vệ
quyền lợi các công ty trong quan hệ với nhau, thứ hai là bảo vệ người tiêu dùng tránh
được các kinh doanh gian dối của doanh nghiệp, thứ ba là bảo vệ lợi ích rộng lớn của
xã hội tránh khỏi các hành vi kinh doanh sai lệch.
1.1.6. Văn hoá
Con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội cụ thể và những niềm tin, nhận
thức về các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, hành vi của họ bị ảnh hưởng từ xã hội, từ
nền văn hóa mà họ đang sinh sống. Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần
được sáng tạo ra và tích luỹ lại trong q trình phát triển của xã hội.
Mơi trường văn hóa bao gồm:
- Bản sắc văn hóa dân tộc.
- Trình độ văn hóa và ý thức của người dân (đối với xã hội, tự nhiên,vũ trụ).
- Mối quan hệ qua lại giữa con người với nhau.
- Chính sách và kết quả đầu tư cho việc phát triển văn hóa xã hội đất nước.
- Các sự kiện văn hóa và phong trào hoạt động văn hóa xã hội.
1.2. Mơi trường vi mơ
1.2.1. Doanh nghiệp
Trong việc thiết kế một kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp, bộ phận
Marketing phải chịu sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty đồng thời phải hợp tác với
những phận khác trong doanh nghiệp như bộ phận nghiên cứu và phát triển, mua vật
tư, sản xuất, tài chính và kế tốn của doanh nghiệp đó. Tất cả các bộ phận liên quan
này hình thành nên một mơi trường nội tại của doanh nghiệp.
- Ban lãnh đạo là người thiết lập nên những nhiệm vụ, những mục tiêu chung,
chiến lược tổng thể và các chính sách của doanh nghiệp.
- Bộ phận Marketing sẽ đưa ra các quyết định thuộc phạm vi của mình để thực
hiện kế hoạch của ban lãnh đạo.
- Bộ phận tài chính sẽ tìm kiếm và cung cấp nguồn tài chính để thực hiện các
chương trình Marketing.
1.2.2. Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực có thể là
sản phẩm, dịch vụ, nguyên liệu, nhiên vật liệu và nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt
động của doanh nghiệp. Sự tăng giá hay khan hiếm các nguồn lực này trên thị trường
4
có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Cụ thể là
chất lượng và số lượng sản phẩm, khả năng thoả mãn khách hàng mục tiêu, cơ hội
kinh doanh…Vì sự thiếu hụt hay chậm trễ về lượng cung ứng, sự không bảo đảm về
chất lượng đầu vào hoặc sự tăng giá từ phía nhà cung ứng cũng gây khó khăn cho các
hoạt động Marketing. Điều đó có thể gây tác hại đến khả năng thoả mãn khách hàng
mục tiêu của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu vì
khách hàng chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh và doanh
nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng lớn có uy tín, tránh lệ
thuộc vào một nhà cung ứng nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
1.2.3. Các trung gian Maketing
Các trung gian Maketing là những chủ thể giúp kết nối doanh nghiệp và khách
hàng, có ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp bao gồm:
- Trung gian phân phối: Các đại lý bán buôn, bán lẻ, các đại lý phân phối độc
quyền, các công ty vận chuyển, kho vận.
+ Giúp cho doanh nghiệp trong khâu phân phối hàng hoá, dịch vụ đến tay người
tiêu dùng cuối cùng nhanh chóng và hiệu quả.
+ Các cơng ty tư vấn, nghiên cứu thị trường, các công ty quảng cáo, các đài, báo
chí, phát thanh, truyền hình.
+ Giúp cho doanh nghiệp tun truyền, quảng cáo sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.
- Trung gian tài chính: Ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty kiểm tốn.
- Các trung gian dịch vụ: Giúp cho doanh nghiệp đề phòng rủi ro.
1.2.4. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị
trường. Do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình.
Nhìn chung có các dạng khách hàng sau đây:
- Người tiêu dùng: Là những cá nhân, hộ gia đình mua sản phẩm để sử dụng cho
mục đích cá nhân và gia đình.
- Nhà sản xuất: Là các tổ chức mua sản phẩm cho mục đích sản xuất và hoạt động của mình.
- Trung gian phân phối: Là các tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm với mục đích
bán lại để kiếm lời.
- Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận: Là những tổ chức mua
sản phẩm để sử dụng trong cơ quan công quyền hoặc chuyển giao cho những người
cần đến nó với mục đích xã hội.
1.2.5. Đối thủ cạnh tranh
Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các
nhà quản trị Marketing luôn luôn quan tâm đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh,
đến các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến của các đối thủ.
Các loại đối thủ cạnh tranh:
- Đối thủ cạnh tranh về ước muốn.
- Đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm.
- Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm.
- Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm.
Vì vậy, khi đưa các quyết định cạnh tranh, doanh nghiệp phải nhận diện được
các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai, tìm hiểu các đặc điểm, ưu thế, hạn chế
của các đối thủ cạnh tranh và phân tích thay đổi trong quyết định của khách hàng
liên quan đến thay đổi trong các quyết định Marketing của đối thủ cạnh tranh.
5
1.2.6. Cơng chúng
Cơng chúng là bất kỳ nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến doanh
nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu dề ra của doanh nghiệp.
Cơng chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của công ty đang phục vụ thị trường.
Công chúng bao gồm:
- Giới tài chính: Có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của doanh
nghiệp. Công chúng cơ bản trong giới tài chính là ngân hàng, các cơng ty tài chính, các
cơng ty chúng khốn và các cơng ty bảo hiểm.
- Giới truyền thơng: Đây là các cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thanh. Các
thơng tin về doanh nghiệp của giới truyền thơng là hết sức quan trọng, có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hình ảnh của cơng ty trước người tiêu dùng và các
giới công chúng khác.
- Giới cơng quyền: Các hoạt động của cơng ty địi hỏi phải tuân thủ các quy định
của nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm, quảng cáo trung thực, quyền lợi và trách
nhiệm của doanh nghiệp, quyền của người tiêu dùng, môi trường xã hội thông qua hệ
thống luật pháp, quy chế...ràng buộc hoạt động của họ.
- Giới địa phương: Mọi doanh nghiệp đều phải có quan hệ với những người láng
giềng và tổ chức ở địa phương.
- Các tổ chức xã hội: Bao gồm các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng, các nhóm bảo vệ mơi trường…
- Cơng chúng rộng rãi: Doanh nghiệp cần phải theo dõi chặt chẽ thái độ của quần
chúng rộng rãi đối với sản phẩm, dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp vì
hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm dưới con mắt của quần chúng có ảnh hưởng
đến hoạt động thương mại của họ.
- Cơng chúng nội bộ: Tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong một doanh nghiệp.
Những công ty lớn lập ra các bản tin và các hình thức thơng tin khác để động viên lực
lượng nội bộ của mình. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với công ty của họ thì
thái độ tích cực này sẽ lan sang các giới bên ngồi cơng ty.
6
Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG MARKETING
CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tổng quan về cơng ty sữa Vinamilk
Lịch sử hình thành
Cơng ty sữa Vinamilk có tên đầy đủ là cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tên tiếng
anh là: VietNam Dairy Products Joint Stock Company) - một công ty sản xuất, kinh
doanh sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa
trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :
- Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
- Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ).
Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, từ 03 nhà máy tiếp quản ban đầu,
công ty đã mở thêm nhiều các chi nhánh, nhà máy, trang trại bò sữa, kho vận và các
công ty con, công ty liên kết cả trong và ngồi nước. Hiện nay, Vinamilk đã trở thành
cơng ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung ứng các sản phẩm về sữa, được xếp
trong top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam và thuộc Top 50 công ty sữa lớn nhất
thế giới về doanh thu. Các sản phẩm dinh dưỡng đa dạng và có chất lượng cao của
Vinamilk ln được người tiêu dùng trong và ngồi nước tin dùng.
Trụ sở chính
Vinamilk là một trong những cơng ty sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa lớn
nhất Việt Nam, có trụ sở chính tại: số 10 phố Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, thành
phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Vinamilk đã phát triển thêm 3 chi nhánh chính khác: Hà
Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Cơng ty Vinamilk bao gồm 1 trụ sở chính, mở rộng quy mô
lên đến hơn 40 đơn vị và tổng số cán bộ cơng nhân viên chức khoảng 10.000 người.
Tầm nhìn
"Trở thành biểu tưởng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người"
Sứ mệnh
"Vinamilk cam kết đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng
nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với con người và
xã hội"
Giá trị cốt lõi
"Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và
sức khỏe phục vụ cuộc sống con người "
- Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
- Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn
trọng đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng.
- Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan khác.
- Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.
- Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, bộ quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách,
quy định của công ty.
Chiến lược phát triển
7
Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam
và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh
thu, Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao
gồm:
Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao.
- Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh
doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.
- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách
tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu
và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều
trải nghiệm phong phú và tiện lợi.
Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn.
- Cũng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam:
+ Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nơng thơn với các dịng sản phẩm phổ
thơng, nơi tiềm năng tăng trưởng cịn rất lớn.
+ Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng,
đặc biệt ở khu vực thành thị.
+ Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng
thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.
- Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất ở Đông Nam Á:
+ Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập và mở rộng mối quan hệ hợp tác
mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp.
+ Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội sáp nhập với các công ty sữa tại các quốc gia khác
với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.
+ Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mơ
hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác
phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.
Hệ thống quản trị
- Sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng
ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phịng
ban trong cơng ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp
các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.
- Điều lệ hoạt động:
Điều lệ của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là cơ sở pháp lý cho tồn
bộ hoạt động của cơng ty, bao gồm các nội dung về danh tính cơng ty, cách thức thành
lập, góp vốn, bộ máy tổ chức, quản lý, hoạt động của công ty.
- Quy chế nội bộ về quản trị công ty và quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị
công ty sữa vinamilk:
Quy chế quản trị của Vinamilk là hệ thống các nguyên tắc và quy tắc để đảm bảo
cho công ty được định hướng, điều hành và được kiểm sốt một cách có hiệu quả vì
quyền lợi của cổ đơng và những bên có quyền lợi liên quan đến công ty. Quy chế hoạt
động của Hội đồng quản trị quy định cơ cấu tổ chức nhân sự, nguyên tắc hoạt động,
quyền hạn, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị nhằm
8
hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, điều lệ công ty và các quy định khác
của pháp luật có liên quan
- Quy tắc ứng xử:
Bộ quy tắc ứng xử của Vinamilk là cam kết đề cao chính trực, thúc đẩy tơn trọng, đảm
bảo cơng bằng, duy trì tn thủ và coi trọng đạo đức, là kim chỉ nam cho tất cả hoạt động hàng
ngày tại Vinamilk, nhằm vươn đến sự phát triển vững mạnh trong tương lai.
Các sản phẩm của công ty Vinamilk: Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú.
- Sữa tươi Vinamilk (sữa nước) bao gồm các dòng sản phẩm: Sữa tươi Vinamilk
100 %, sữa bổ sung vi chất Vinamilk ADM Gold, sữa bịch Vinamilk, thức uống Cacao
lúa mạch Super SuSu, sữa tiệt trùng Flex, sữa tươi cao cấp Vinamilk Twin Cows.
- Sữa chua Vinamilk bao gồm sữa chua Vinamilk trắng dành cho gia đình, dành
cho phái đẹp, dành cho trẻ em. Sữa chua ăn Vinamilk Probi, sữa chua uống tiệt trùng
Vinamilk và Vinamilk Su Su và sữa chua uống men sống Vinamilk Probi.
- Ngồi sữa tươi và sữa chua, Vinamilk cịn phát triển về sữa bột. Nhóm sữa bột
của Vinamilk gồm có những sản phẩm sau: Dielac Optimum Mama, Optimum Gold,
Dielac Alpha Gold, Dielac Grow Plus, Dielac Mama Gold.
- Bột ăn dặm Vinamilk, dòng sản phẩm bột này được phân ra làm 2 giai đoạn để
người tiêu dùng lựa chọn. Đó là bột ăn dặm dành cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi và bột ăn
dặm dành cho trẻ 7 – 24 tháng tuổi.
- Sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk cho người lớn bao gồm Vinamilk Sure Prevent,
Vinamilk CanxiPro, Vinamilk Diecerna, Vinamilk dinh dưỡng.
- Sữa đặc Vinamilk bao gồm sữa Ông Thọ và creamer sữa đặc Ngơi Sao Phương Nam.
- Kem Vinamilk có các loại như kem que 7 vị, kem hộp Vinamilk, kem cao cấp Twin Cows.
- Sữa đậu nành Vinamilk: Sữa đậu nành gấp đôi Canxi, sữa đậu nành Goldsoy
Giàu Đạm, sữa đậu nành Goldsoy CAD, sữa đậu nành Goldsoy Canxi D hương Bắp.
2.2. Thực trạng về môi trường Marketing của công ty sữa Vinamilk
2.2.1. Môi trường vĩ mô của công ty sữa Vinamilk
a. Dân số
- Tổng dân số Việt Nam tính đến ngày 22/12/2021 là: 98.541.431 người, tỷ lệ dân
số: 1,25% dân số thế giới (2021).
- Kết cấu dân số:
+ Cơ cấu độ tuổi:
• 0 - 14 tuổi: Nam 12.536.210, nữ 11.406.371.
• 15 - 64 tuổi: Nam 32.850.534, nữ 32.974.072.
• Trên 65 tuổi: Nam 2.186.568, nữ 3.245.236.
+ Dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước.
+ Tỷ số giới tính 106,4 trẻ nam/100 trẻ nữ.
+ Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 88,57% và tỷ lệ trẻ em mới
sinh được sàng lọc sơ sinh đạt 85,38%...
Theo số liệu cho thấy, dân số đông, tỷ lệ sinh cao, thu nhập dần cải thiện, đời
sống vật chất ngày càng cao, vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm. Ngày nay
uống sữa khơng chỉ cịn là cần thiết trong việc phát triển tồn diện, mà sữa cịn giúp
tăng cường canxi cho người cao tuổi, giúp cho xương được chắc khỏe, để đáp ứng kịp
nhu cầu này thì địi hỏi cơng ty sữa phải luôn đưa ra được những sản phẩm khác nhau,
phong phú về chủng loại và thành phần. Điều này thúc đẩy phát triển nên một thị
9
trường tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam nói chung và cho cơng ty sữa Vinamilk nói
riêng.
b. Kinh tế
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao và có nguy cơ bùng phát ở
mức cao hơn nữa, cùng với điều kiện khó khăn trong tình hình dịch bệnh Covid 19
hiện nay, làm cho kinh tế của người dân và nhất là các cơng ty rơi vào tình trạng khủng
hoảng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn đầu tư của cơng ty Vinamilk.
Đồng thời, chi phí nguyên liệu từ các nhà cung ứng cũng tăng lên do biến động.
Không những vậy lượng tiêu dùng cũng giảm đáng kể do tình trạng giá sản phẩm tăng,
đặc biệt là lượng tiêu dùng từ nông dân, vùng sâu và những người dân có thu nhập
thấp.
c. Tự nhiên
Tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là nhân tố đầu vào
cần thiết cho hoạt động của công ty.
- Công nghiệp phát triển gây ra nhiều hiện tượng như: lũ lụt, các vấn đề ô nhiễm môi
trường.
- Một số vấn đề của mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động
Marketing: Nạn khan hiếm một số loại nguyên liệu.
- Đối với ngành sữa: Lợi nhuận từ chăn ni bị sữa thấp làm giảm số lượng bị
sữa, giá bị giống cùng mọi chi phí khác đều tăng cao.
+ Thức ăn tăng giá cao: Người chăn nuôi bị sữa Việt Nam bán 1 lít sữa giá tầm
10.000 – 12.000 đồng chỉ mua được chưa đến 1kg thức ăn cho bò khiến nhiều người
dân rất bức xúc và thua lỗ, phải bán đi hết cả đàn bò để trả nợ.
+ Tình trạng suy thối nguồn thức ăn và đồng cỏ: Hiện nay tình trạng ơ nhiễm
mơi trường, thời tiết cũng khắc nghiệt, thiên tai xảy ra nhiều và nhiệt độ cao, Trái đất
nóng lên làm giảm lượng cỏ, cùng với tình trạng lấy đất xây nhà đã huỷ diệt hệ sinh
thái tự nhiên khiến đồng cỏ khơng cịn dồi dào như trước.
d. Công nghệ
Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và cũng tồn tại nhiều khó khăn buộc cơng ty
phải tìm hiểu và đầu tư. Cơng nghệ ngày càng phát triển đã đem lại cho ngành sữa
nhiều cách thức tạo ra sản phẩm mới, bao bì mới…để khẳng định thương hiệu cho sản
phẩm của mình. Vinamilk đã ứng dụng nhiều thành tựu mới về các loại máy móc trang
thiết bị để sản xuất các sản phẩm vừa đạt hiệu quả về chất lượng nhưng giá cả cũng
phải hợp lý với mức thu nhập của người tiêu dùng.
Vinamilk đã đầu tư chăn nuôi và sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị, công
nghệ tiên tiến nhất. Nhà máy sữa Vinamilk hoạt động trên một dây chuyền tự động,
khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại, công ty sữa Vinamilk luôn cho ra được
những sản phẩm chất lượng, nâng cao niềm tin dùng của khách hàng đến các sản phẩm
của cơng ty, từ đó làm tăng lượng doanh thu của cơng ty.
e. Chính trị - pháp luật
Yếu tố mơi trường chính trị và luật pháp chính là một yếu tố quan
trọng. Nếu thiếu đi sự ổn định chính trị thì sự phát triển, bền vững của công ty sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Luật pháp và cơ chế ngành có thể tạo nên ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định chiến lược kinh doanh của của công ty. Để
phát triển lên một tầm cao hơn và mở rộng quy mô kinh doanh xuất khẩu sản phẩm ra
10
nước ngồi, Vinamilk khơng ngừng nổ lực nghiên cứu về mơi trường chính trị và pháp
luật nhằm đảm bảo chỗ đứng của mình trên thị trường. Cơng ty đã vượt qua rất nhiều
bài kiểm tra về chất lượng của sữa, luôn luôn tuân thủ các luật dành cho doanh nghiệp
cũng như các chính sách của nhà nước. Các chính sách này thường xuyên sửa đổi và
bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, nhằm điều chỉnh các hoạt động
trong xúc tiến bán hàng, phát triển sản phẩm, các kênh phân phối…của cơng ty.
f. Văn hố
Người tiêu dùng ở Việt Nam hay sử dụng các sản phẩm đóng hộp nhất là sữa.
Các hoạt động sống và làm việc của người dân rất bận rộn, họ không có thời gian nấu
các bữa ăn đủ chất vì thế sữa đóng hộp là lựa chọn tốt nhất. Thêm vào đó có rất nhiều
bệnh nhân, người già phải uống sữa để bổ sung chất dinh dưỡng và hồi phục sức khoẻ.
Do đó hoạt động Marketing quảng cáo thơng qua mạng xã hội, báo chí…nhấn mạnh
các dưỡng chất có trong sữa, đầu tư cơng nghệ thiết kế bao bì đẹp mắt khiến các nhà
tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Bên cạnh đó đặc điểm về cân nặng và chiều cao của
người Việt Nam tương đối thấp so với các nước thế giới. Điều này thúc đẩy gia tăng
tiêu thụ sản phẩm sữa để bổ sung các vitamin giúp phát triển xương. Vì sữa là một giải
pháp nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất lượng bổ sung dưỡng chất cho độ tuổi
lao động, học sinh, sinh viên và trẻ nhỏ. Đây là cơ hội cho ngành sữa phát triển thêm
nhiều mặt hàng đa dạng, mở rộng quy mô sản xuất và phân phối trên thị trường.
2.2.2. Môi trường vi mô của công ty sữa Vinamilk
a. Doanh nghiệp
Công ty Vinamilk với đội ngũ quản lý dày dặn kinh nghiệm và áp dụng rất nhiều
công nghệ mới vào khâu quản lý. Vinamilk đã dùng phương án quản trị doanh
nghiệp tổng thể ERP (phân mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp). Trong vòng hai
năm thử nghiệm ứng dụng ERP, Vinamilk đã từng bước đưa vào dùng và kết nối toàn
bộ hệ thống của mình, từ trụ sở, đến hệ thống kho hàng, và nhà máy trên tồn quốc…
Hệ thống này giúp cơng ty thực hiện khắn khít, tránh được rủi ro trong cơng tác
kế tốn với sự phân cấp phân quyền bài bản, cơng tác tài chính – kế tốn thuận lợi hơn
nhiều so với trước đây.
Các khâu quản trị kho hàng, phân phối, điều hành doanh nghiệp, quan hệ khách
hàng và sản xuất đã được công ty quản lý tốt hơn, giữa kinh doanh và phân phối có sự
nhịp nhàng, uyển chuyển hơn, các chức năng theo dõi đều tiến hành theo thời gian
thực.
Trình độ nhân viên cơng nghệ thơng tin tại Vinamilk đã được nâng cao hơn so
với trước. Hạ tầng cơng nghệ thơng tin được đồng bộ, chuẩn hóa và củng cố.
Về mặt cơ cấu tổ chức của tổ chức, ngoài việc nâng cao kiến thức của nhân viên,
hệ thống đã đáp đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Việc quản lý trở nên tập trung,
xuyên suốt và đúng lúc.
Các phịng ban của cơng ty ln kết hợp chặt chẽ với nhau.
- Phịng tài chính quan tâm tới nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực
hiện các hoạt động Maketing của cơng ty.
- Phịng sản xuất và phát triển sản phẩm nghiên cứu ra những dòng sản phẩm mới
đi kèm chất lượng và các phương pháp sản xuất có hiệu quả nhất.
- Phịng cung cấp ngun vật liệu ln tìm kiếm và phát triển những nguyên vật
liệu có thể làm nên sản phẩm có chất lượng và hương vị mới lạ nhất.
11
- Phịng tài chính theo dõi thu chi, giúp cho phịng Maketing có thể nắm được
tình hình thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
- Chuỗi cung ứng nghiên cứu khâu vận chuyển đến sản phẩm đến thị trường tiêu
thụ và đến tay người tiêu dùng .
b. Nhà cung ứng
Đầu vào của công ty Sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn
nguyên liệu trong nước từ việc thu mua sữa của các hộ nơng dân ni bị, nơng trại
ni bị của Vinamilk trong nước.
- Nguồn ngun liệu nhập khẩu: Vinamilk lựa chọn những nguồn cung cấp
nguyên liệu từ các nước có nền nơng nghiệp tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về an
toàn và chất lượng. Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là
Mỹ, New Zealand, và Châu Âu. Một số nhà cung cấp lớn như:
+ Fonterra (SEA) Pte Ltd, Hoogwegt International BV: Sữa bột nguyên liệu.
+ Perstima Binh Duong: Vỏ hộp bằng thép.
+ Tetra Pak Indochina: Bao bì bằng giấy.
- Nguồn nguyên liệu trong nước: Công ty thành lập các trung tâm thu mua sữa
tươi có vai trị thu mua ngun liệu sữa tươi từ các hộ nơng dân, nơng trại ni bị và
thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, bảo quản và vận chuyển đến
nhà máy sản xuất. Hiện nay, Vinamilk đã có rất nhiều trang trại chăn ni bị sữa. nổi
bật là trang trại bị sữa ở Tây Ninh, được Vinamilk đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng để xây
dựng. Trang trại có hơn 8.000 bị, bê sữa với diện tích đồng cỏ lên đến hơn 500ha. Đây
cũng là trang trại tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 trong tất cả các khâu quản lý và
chăn nuôi bị sữa. Một mơ hình nổi bật khác là trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà
Lạt, đây cũng là trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên của Việt Nam tại
thời điểm khánh thành vào năm 2017. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, với quy mô
đàn ban đầu là 500 con, đến nay đàn bò Organic của Vinamilk hiện đạt 1.000 con,
cung cấp nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa tươi, sữa chua Organic của
Vinamilk.
Ngoài sữa tươi, các nguyên liệu phụ khác được cung cấp từ các nhà sản xuất trong
nước như đường, bao bì...ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng với mức giá cạnh tranh. Có thể
thấy, Vinamilk đã giảm bớt được một phần áp lực từ phía nhà cung cấp.
d. Các trung gian Maketing
Hiện nay cơng ty có hai kênh phân phối:
- Phân phối qua kênh truyền thống chiếm phần lớn sản lượng của công ty.
- Phân phối qua kênh hiện đại với khoảng hơn 202 nhà phân phối và 251.000 điểm
bán mạng lưới phân phối trải đều khắp toàn quốc như tại các trường học, bệnh viện, siêu
thị...
Hệ thống đại lý của cơng ty chia thành hai loại:
- Nhóm sản xuất về sữa : Đại lý phải ký cam kết chỉ bán các sản phẩm sữa của Vinamilk.
- Nhóm sản xuất phần kem, sữa chua, sữa tươi: Không hạn chế về các điều kiện
của đại lý vì đây là các mặt hàng bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng nên càng mở
rộng hệ thống phân phối thì sản phẩm càng được phổ biến hơn.
Ngoài ra các sản phẩm Vinamilk còn được sản xuất sang nhiều nước Pháp,
Mỹ, Trung Quốc, Canada, Đức…
Công ty thường quảng cáo bằng phương tiện truyền thơng như truyền hình,
báo chí, tham gia vào các chương trình nhân đạo của xã hội như quỹ học bổng,
12
chương trình 6 triệu ly sữa miễn phí cho trẻ em nghèo Việt Nam, ủng hộ đồng
bào lũ lụt và Vinamilk còn thực hiện nhiều hoạt động đồng hành cùng Chính
phủ, tuyến đầu chống dịch và hỗ trợ cộng đồng trong đại dịch. Năm 2021, thông
qua chiến dịch cộng đồng ý nghĩa "Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”,
Vinamilk đã góp 10 tỷ mua vaccine phịng Covid-19, chăm sóc trẻ em có hồn
cảnh khó khăn, bị tác động vì Covid-19 và 1 triệu ly sữa cho trẻ em có hồn
cảnh khó khăn.
c. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của công ty và là nhân tố tạo nên thị trường.
Do đó Vinamilk nghiên cứu kỹ những khách hàng mục tiêu của sản phẩm, tính tốn
những tác động tâm lý và phản ứng của khách hàng khi định giá bán.
Người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm đến sức khỏe vì thế sử dụng các sản phẩm
dinh dưỡng nhiều hơn. Cơng ty đã đưa ra nhiều dịng sản phẩm với giá cả cũng khác
nhau phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng như VINAMILK sữa tươi, sữa
chua (ăn, uống, men sống), kem...Tuỳ vào từng dòng sản phẩm mà Vinamilk sẽ áp
dụng chiến lược quảng cáo khác nhau.
Hệ thống phân phối của Vinamilk luôn được củng cố và duy trì. Thị trường nội
địa là thị trường chính và cơng ty còn xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực Châu
Âu, Trung Đông, Đông Nam Á.
e. Đối thủ cạnh tranh
Công ty Vinamilk hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh tương đối cao từ các
thương hiệu trong nước và ngoài nước như: Dutch Lady Việt Nam, TH True Milk,
Abbott, Mead Jonson...trong thời gian tới dự đoán thị trường sữa sẽ tiếp tục mở rộng
và mức độ cạnh tranh sẽ càng tăng cao. Vinamilk có thể sẽ đối mặt với nhiều đối thủ
mới đến từ nước ngồi. Vì thế độ cạnh tranh tranh sẽ tăng lên do các đối thủ tiềm
năng.
Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, tuỳ vào các nhu
cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm sữa có thể cạnh tranh
với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe khác. Vì vậy ngành sữa sẽ ít chịu rủi ro từ các
sản phẩm thay thế.
f. Công chúng
Công chúng là bất kỳ nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến doanh
nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Cơng chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của công ty đang phục vụ thị trường.
Các vấn đề liên quan tới môi trường công chúng của cơng ty như sau :
- Giới tài chính với sự lớn mạnh khơng ngừng đã có rất nhiều nhà đầu tư lớn và
chuyên nghiệp trên thế giới trở thành cổ đông của công ty.
- Giới phương tiện truyền thông nhằm đưa ra những thông tin về sản phẩm sữa.
- Quần chúng đông đảo với thị phần đứng đầu trong nghành sữa Việt Nam, cho
thấy phần đông khách hàng ưa chuộng sản phẩm của Vinamilk.
- Vinamilk đã áp dụng các quy trình cơng nghệ nhằm tiết kiệm nhiên liệu, giảm
thiểu lượng khí thải nhằm đạt chuẩn các quy tắc kinh doanh xanh và sạch mà nhà nước
đặt ra và giảm thiểu tình trạng ơ nhiêm mơi trường.
- Quần chúng trực tiếp nội bộ, công ty Vinamilk luôn đối xử tôn trọng và công
bằng với tất cả nhân viên, xây dựng cơ hội phát triển bình đẳng và duy trì mơi trường
làm việc an toàn nhất cho nhân viên. Trong điều kiện khó khăn chung do covid-19,
13
Vinamilk nỗ lực làm tốt các công tác bảo vệ sức khỏe và bảo đảm quyền lợi cho người
lao động. Công ty cũng bảo đảm thu nhập và phúc lợi cho người lao động, không giảm
lương, giảm giờ làm, tạo điều kiện và duy trì các chế độ đầy đủ kể cả khi người lao
động làm việc ở nhà trong giai đoạn giãn cách vì dịch bệnh.
2.3. Nhận xét đánh giá về môi trường Marketing của công ty sữa Vinamilk
2.3.1. Các thế mạnh của Vinamilk
Điểm mạnh đầu tiên của Vinamilk đó là Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng.
Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và đến nay
đã được 45 năm, đây là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam.
Vinamilk thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị, không ngừng đổi mới
sản phẩm và nâng cao chất lượng. Vì là một thương hiệu nổi tiếng nên Vinamilk dẫn
đầu rõ rệt về mức độ tin dùng và yêu thích của người Việt Nam đối với các sản phẩm
dinh dưỡng. Chất lượng quốc tế luôn được Vinamilk cam kết và khẳng định để thực
hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ hai, chiến lược Markting của công ty rất hiệu quả. Một trong những chiến
lược Marketing của Vinamilk đó là tận dụng đa dạng các kênh như ti vi, báo đài, các
nền tảng mạng xã hội…để quảng cáo sản phẩm của mình. Với chiến lược quảng cáo
sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến
dịch Marketing của doanh nghiệp.
Thứ ba, Vinamilk được quản lý bởi một đội ngũ giàu kinh nghiệm trong ngành.
Chủ tịch Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa tại công ty và giữ
một vai trị then chốt trong q trình tăng trưởng và phát triển của công ty. Đội ngũ
tiếp thị được lãnh đạo bởi ơng Trần Bảo Minh, ơng có 10 năm kinh nghiệm về tiếp thị
và xây dựng thương hiệu trong ngành thức uống và đã có cơng khỏi phục lại hình ảnh
của thương hiệu và một cuộc cách mạng sản phẩm. Các thành viên quản lý cấp cao
khác có trung bình có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán
sản phẩm sữa. Với đội ngũ lãnh đạo tài giỏi như vậy dự đoán trong nhiều năm tiếp
theo Vinamilk sẽ gặt hái được nhiều thanh công hơn nữa.
Thứ tư, danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú. Vinamilk cung cấp các sản
phẩm sữa đa dạng với hơn 250 sản phẩm sữa và các mặt hàng từ sữa, phục vụ nhiều
đối tượng người tiêu dùng. Các dòng sản phẩm nhắm đến cụ thể như trẻ nhỏ, người
lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình...Các sản phẩm của
Vinamilk đa dạng với các kích cỡ bao bì khác nhau mang đến cho khách hàng tại thị
trường Việt Nam các sản phẩm sữa tiện dụng. Vinamilk cũng làm đa dạng hóa chủng
loại sản phẩm để tăng khả năng phục vụ và tối đa hóa lợi nhuận trên phân khúc thị
trường mà Vinamilk hướng tới.
Thứ năm, mạng lưới phân phối sản phảm rộng khắp trong và ngoài nước. Với
mạng lưới phân phối rộng khắp, Vinamilk có thể tiếp cận được với một số lượng lớn
khách hàng và đảm bảo cho việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị
hiệu quả. Năm 2020, xuất khẩu đóng góp 5.561 tỷ đồng vào tổng doanh thu của tồn
cơng ty, tăng trưởng 7,4% so với năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2021, giữa bối
cảnh đại dịch Covid-19 một lần nữa khiến nền kinh tế lao đao, hoạt động xuất khẩu
của Vinamilk gây ấn tượng mạnh mẽ khi tăng trưởng 2 con số, đạt 2.772 tỷ đồng. Hệ
thống phân phối của công ty kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, sản phẩm được
phân phối rộng khắp đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.
14
Cuối cùng, công ty sở hữu công nghệ tiên tiến cũng là một điểm mạnh rất nổi bật.
Vinamilk sở hữu cơng nghệ sản xuất châu Âu đạt tiêu chuẩn tồn cầu và luôn đổi mới
công nghệ, các hệ thống dây chuyền sản xuất…với các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh
an toàn thực phẩm tốt nhất. Vinamilk cũng xây dựng thêm nhiều nhà máy, trang trại
với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất tại các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia,
tạo thế chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.
2.3.2. Các hạn chế của Vinamilk
- Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu.
- Thị phần sữa bột ở Việt Nam chưa cao.
- Về đối thủ cạnh tranh.
- Về khách hàng.
- Về công tác vận chuyển.
* Nguyên nhân
Thứ nhất, để sản xuất các sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng, ngoài việc sử
dụng các ngun liệu trong nước thì cơng ty cũng thực hiện việc nhập khẩu nguyên
liệu phục vụ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Nguyên liệu
sữa được Vinamilk nhập khẩu để sản xuất sữa bột đều có nguồn gốc 100% từ các nước
Mỹ, Úc, New Zealand, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên với sự phụ thuộc này, tình hình sản
xuất và kinh doanh của Vinamilk sẽ bị ảnh hưởng bởi mơi trường bên ngồi cũng như
bị ảnh hưởng những yếu tố như lạm phát, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh…
Thứ hai, thị phần sữa tuột dốc vì thị phần sữa bột phần lớn do các doanh nghiệp
nước ngoài như Abbott, Friesland Campina Vietnam và Mead Johnson nắm giữ, do
người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng sử dụng sữa bột nhập khẩu cao hơn sữa bột
được sản xuất trong nước.
Thứ ba, đối thủ cạnh tranh gay gắt. Hiện nay, Việt Nam hội nhập thị trường kinh
tế thế giới nên thị trường tiêu thụ chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu với
rất nhiều thương hiệu quốc tế như Abbott, Mead JohnSon và cả những nhà sản xuất có
cơ sở trong nước như Dutch lady, Mutifood, TH Truemilk...nhưng đối thủ cạnh tranh
mà công ty vinamilk cần quan tâm tới là Dutch Lady Việt Nam. Các sản phẩm của
Dutch Lady được bán ở khoảng hơn 150 nhà phân phối cùng 100.000 điểm bán hàng
với một mạng lưới phân phối dày đặc, sản phẩm của cơng ty có thể tìm được hầu như
ở mọi nơi, cả thành thị và nông thôn.
Thứ tư, về khách hàng, cơng ty có hơn 50% lợi nhuận từ xuất khẩu đến từ thị
trường Irag (bắt đầu xuất khẩu sang Irag vào năm 1998). Nhưng tình hình kinh tế và
chính trị bất ổn của quốc gia này đã ảnh hưởng xấu đến doanh thu từ xuất khẩu của
Vinamilk. Tâm lý thích lựa chọn hàng nước ngoài của người tiêu dùng Việt Nam cũng
là một trong những thách thức của Vinamilk. Các vấn đề an tồn thực phẩm cũng
có thể làm người tiêu dung e ngại và phân vân hơn khi sử dụng sản phẩm sữa vì có
hàng loạt bài báo tung tin sữa bị nhiễm các chất độc hoá học và nguyên liệu mà
Vinamilk nhập khẩu không chuẩn về chất lượng.
Cuối cùng, về công tác vận chuyển. Trong công tác vận chuyển, bảo quản sản
phẩm có nhiều hạn chế. Thị trường phân bố của sữa Vinamilk rộng lớn từ thành thị đến
nông thôn nên công ty không thể bao quát hết được mà chỉ giám sát được đến các nhà
phân phối, đại lý chính uy tín. Cịn những điểm bán lẻ trong q trình vận chuyển, bốc
vác đều có thể làm ảnh hưởng đến bao bì sản phẩm và cơng tác bảo quản cịn chưa
đảm bảo. Điều đó làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng vào sản phẩm.
15
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
GIÚP CÔNG TY SỮA VINAMILK PHÁT TRIỂN TỐT HƠN
- Về nhập khẩu nguyên liệu cần nâng cao nguồn tài chính:
+ Thiết lập mối quan hệ tốt với các các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngồi
nước để có nguồn vốn và có sự hỗ trợ tài chính khi kinh tế khủng hoảng, nhất là trong
thời điểm dịch bệnh covid-19 hiện nay.
+ Đầu tư thêm cổ phiếu, tận dụng nguồn vốn mở rộng hoạt động sản suất kinh
doanh thu lợi nhuận. Khi có nguồn vốn giúp việc nhập khẩu các nguồn nguyên liệu
chất lượng, hệ thống sản suất kinh doanh ngày càng mở rộng.
+ Sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm chủ động nguồn vốn cho hoạt động sản
xuất các sản phẩm của công ty tốt hơn.
- Về thị phần sữa bột:
+ Tăng cường đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm tại các điểm bán hàng
trong nước, tư vấn về các thành phần chất dinh dưỡng có trong sữa cho khách hàng.
+ Thực hiện đổi mới các chiến lược Marketing, tận dụng mối quan hệ với các
công ty truyền thông tuyên truyền về việc sử dụng dụng sữa bột trong nước vì thực tế
là các thành phần dinh dưỡng có trong sữa Vinamilk hiện nay có thể sánh ngang với
các loại sữa bột nhập khẩu nhưng Vinamilk lại có giá thành rẻ hơn.
+ Củng cố thương hiệu và uy tín của thương hiệu Vinamilk là thương hiệu dinh
dưỡng có uy tín đáng tin cậy của người Việt Nam để chiếm lĩnh thị phần sữa trong nước.
- Về đối thủ cạnh tranh:
+ Tuyển chọn những đội ngũ cán bộ thiết kế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi nhất, năng
động nhất, có năng lực để thực hiện các chiến lược của cơng ty do phịng Marketing đưa ra.
+ Đầu tư máy móc thiết bị và cơng nghệ hiện đại nhằm đầu tư đổi mới bao bì,
chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, cạnh
tranh với các thương hiệu nổi tiếng trong nước.
+ Nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, để phân tích
đánh giá nhằm nắm bắt điểm yếu của đối thủ mà tấn công, rút ra các phương án hiệu
quả từ các điểm yếu, các sai lầm về chiến lược Marketing của các công ty khác.
- Về Khách hàng:
+ Củng cố hệ thống chăm sóc khách hàng.
16
+ Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và
tâm lý tin dùng hàng nội địa của người tiêu dùng ở Việt Nam.
+ Cơng ty cần phát triển thêm nhiều dịng sản phẩm với giá cả khác nhau phục vụ
nhu cầu đa dạng của khách hàng.
+ Tăng cường quản lý và thiết kế các bao bì độc quyền của cơng ty để phân biệt
với các sản phẩm sữa được làm giả.
- Về công tác vận chuyển:
+ Cải tiến và đầu tư mạnh hệ thống bảo quản các sản phẩm.
+ Chủ yếu vận chuyển bằng ô tô để phân phối đến các điểm bán hàng. Vì vậy cần
trang bị hệ thống bảo quản lạnh trên các ô tô đặc biệt là các vùng xa xôi.
+Tiếp tục nâng cao đội ngũ quản lý hệ thống cung cấp sản phẩm để đảm bảo việc
cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng là một sản phẩm chất lượng cao, giá cả
phù hợp và đáng tin cậy nhất trong hiện tại và tương lai.
KẾT LUẬN
Trong thời đại phát triển hiện nay, nền kinh tế luôn có những biến động, có rất
nhiều cơng ty sản xuất sữa uy tín chất lượng nhưng cũng có những cơng ty vì lợi
nhuận mà bán các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng danh tiếng thị trường
sữa trong nước. Vì thế nghiên cứu về mơi trường Maketing là một điều rất quan
trọng để khẳng định vị thế của công ty sữa trong nước ở thời điểm hiện tại. Các
công ty muốn cho khách hàng tin dùng sản phẩm của mình và loại bỏ các đối thủ
cạnh tranh thì cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng, đầu tư sản xuất, đẩy mạnh
truyền thông về sản phẩm cũng như xây dựng mối quan hệ gắn kết lâu dài với
khách hàng. Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam luôn
phát triển linh hoạt, với định hướng chiến lược đúng đắn, quản trị doanh nghiệp
hiệu quả và luôn sáng tạo để vượt qua các giai đoạn khó khăn. Từ đó tìm ra cơ hội
phát triển, điều này đã giúp Vinamilk thường xuyên nằm trong các bảng xếp hạng
danh giá trong nước và ngoài nước. Năm 2021, Vinamilk đã thực sự để lại các dấu
ấn tại cột mốc 45 năm hình thành và phát triển với các chương giúp đỡ các hồn
cảnh khó khăn. Vinamilk ngày càng cho thấy những dấu ấn tích cực của mình trong
việc đến các giá trị cho cộng đồng, cho một cuộc sống tốt đẹp và bền vững hơn.
Do nhận thức và tầm hiểu biết của em cịn non kém vì vậy mà bài tiểu luận
khơng tránh khỏi những sai sót. Em hy vọng rằng sẽ nhận được những đóng góp và
nhận xét của cơ để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn. Em xin cảm ơn cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Cao đẳng Kinh tế Phú Lâm(2012), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà
xuất bản Lao động.
2. TS. Phan Thăng, TS. Vũ Thị Nương & Giang Văn Chiến, MARKETING CĂN
BẢN (MARKETING ESSENTIALS), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
3. An An (2021), Ngỡ ngàng với danh sách sản phẩm của “sữa quốc dân”
Vinamilk bạn đã thử bao nhiêu loại rồi?, />truy cập ngày 19/12/2021.
4. Dân số Việt Nam mới nhất, truy cập ngày 22/12/2021.
5. Phát triển sản phẩm Vinamilk, truy cập ngày 23/12/2021.
6. Quang Đại (2018), Nông dân bức xúc đỗ sữa lênh láng Vinamilk nói gì?,
truy cập
ngày 22/12/2021.
7. CRIF D&B Việt Nam, Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp,
truy
cập ngày 23/12/2021.
8. Chứng nhận về chất lượng & hệ thống quản lý của công ty sữa Vinamilk,
imobilecai-tien-doi-moichung-nhan-ve-chat-luong-vacac-he-thong-quan-ly-khac, truy cập ngày 23/12/2021.
9. Trang thông tin điện tử công ty Vinamilk, truy cập ngày 20/12/2021.
10. Công ty trách nhiệm giải pháp Win Erp, Thực Trạng Công Ty Vinamilk Triển Khai
ERP, truy cập
ngày 24/12/2021.
11. Hệ thống trang trại bò sữa Vinamilk đạt mức tăng trưởng ấn tượng,
truy cập ngày 25/12/2021.
12. Tìm hiểu về chuỗi cung ứng của Vinamilk, truy cập ngày 25/12/2021.
13. Trà My (2021), Khám phá mơ hình “5 áp lực cạnh tranh” trong kinh doanh,
/>truy cập ngày 25/12/2021.
14. Phân tích mơ hình SWOT của Vinamilk, truy cập ngày 27/12/2021.
15. Sữa và các sản phẩm sữa, truy cập ngày 26/12/2021.
16. Minh Thi (2021), Vinamilk nỗ lực chăm lo cho người lao động trong một
năm đầy biến động, ngày truy
cập 27/12/2021.
17. Ánh Dương (2021), Vinamilk: 15 năm xây dựng hệ thống trang trại của
"triệu phú sữa tươi" Việt Nam, truy
cập ngày 23/12/2021.