Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475 KB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

KHÁNG MẠNH TỨ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ NGOẠI VỤ
TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

KHÁNG MẠNH TỨ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ NGOẠI VỤ
TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN LÂM THÀNH


HÀ NỘI, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Kháng Mạnh Tứ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở
Ngoại vụ tỉnh Điện Biên” là kết quả của quá trình rèn luyện và học tập tại Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để đạt được kết quả
này, tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Quý Thầy, Cô
giáo khoa Khoa học Quản lý đã truyền đạt kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ tơi trong
quá trình rèn luyện, học tập tại trường. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến TS.Nguyễn Lâm Thành, người hướng dẫn khoa học, đã dành thời gian q báu
để giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp, các bạn học viên K27Điện Biên
đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên”.
Tác giả luận văn

Kháng Mạnh Tứ



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ .........................................................................i
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚIHOẠT
ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CẤP TỈNH..........................................................8
1.1. Tổng quan về kinh tế đối ngoại........................................................................8
1.1.1. Khái niệm kinh tế đối ngoại......................................................................8
1.1.2. Vai trò của kinh tế đối ngoại......................................................................9
1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của kinh tế đối ngoại..........................................10
1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh.................12
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối
ngoại cấp tỉnh....................................................................................................12
1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh.14
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh....15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối
ngoại cấp tỉnh.........................................................................................................20
1.3.1. Yếu tố chủ quan......................................................................................20
1.3.2. Yếu tố khách quan...................................................................................22
1.4. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
của một số địa phương..........................................................................................23
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai................................................................23
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lai Châu..............................................................24
1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La..................................................................25
1.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Điện Biên...........................................27
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH
ĐIỆN BIÊN...........................................................................................................28
2.1. Điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế- xã hội tỉnh Điện Biên................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư......................................................................28


2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................29


2.2. Kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên (giai
đoạn 2016-2020)............................................................................................30
2.2.1. Kết quả về hoạt động xuất, nhập khẩu.....................................................30
2.2.2. Kết quả đầu tư và xúc tiến đầu tư quốc tế...............................................32
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối
ngoại tỉnh Điện Biên....................................................................................34
2.3.1. Về bộ máy, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ Sở Ngoại vụ...........34
2.3.2. Về việc thực hiện chính sách, pháp luật của trung ương và ban hành chính
sách của địa phương..........................................................................................38
2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra....................................................................43
2.4. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
trên địa bàn tỉnh....................................................................................................46
2.4.1. Phân tích kết quả khảo sát về công tác QLNN đối với hoạt động KTĐN46
2.4.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối
ngoại của tỉnh Điện Biên và Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên............................49
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh tế đối ngoại........................................................................51
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ NGOẠI VỤ
TỈNH ĐIỆN BIÊN.................................................................................................53
3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên giai

đoạn 2021-2025......................................................................................................53
3.1.1. Định hướng về hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn
2021-2025.........................................................................................................53
3.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025.53
3.1.3. Nhiệm vụ của hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn
2021-2025........................................................................................................54
3.2. Các nhóm giải pháp hồn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế
đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên............................................................55
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy QLNN đối với hoạt động KTĐN..............................55
3.2.2. Hồn thiện cơng tác cơng tác tham mưu thực hiện chính sách, pháp luật


của trung ương và ban hành chính sách KTĐN của tỉnh Điện Biên..................63
3.2.3. Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra...................................................64
3.2.4. Các nhóm giải pháp khác........................................................................65
3.3. Kiến nghị, đề xuất...........................................................................................67
3.3.1. Với Chính phủ.........................................................................................67
3.3.2. Với UBND tỉnh và sở ngành liên quan....................................................69
KẾT LUẬN............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FDI
HĐND
KTĐN
KTXH
ODA
QLNN

UBND

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hội đồng nhân dân
Kinh tế đối ngoại
Kinh tế - xã hội
Viện trợ phát triển chính thức
Quản lý nhà nước
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG:
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào và
Trung Quốc............................................................................................32
Bảng 2.2: Tình hình thu hút vốn theo nhà tài trợ.....................................................34
Bảng 2.3. Số liệu của Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan liên quan đối với thanh
tra hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên.......................................45
Bảng 2.4. Thông tin sai phạm sau thanh tra của Ban Thanh tra hoạt động kinh tế đối
ngoại tỉnh Điện Biên..............................................................................45
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về công tác QLNN đối với hoạt động KTĐN của Sở
Ngoại vụ tỉnh Điện Biên.........................................................................47
HÌNH:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên............................................37


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

KHÁNG MẠNH TỨ


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ NGOẠI VỤ
TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI, năm 2020


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế đối ngoại bên cạnh những thuận lợi còn nhiều những thách
thức gây trở ngại cho tỉnh Điện Biên không chỉ về phát triển kinh tế mà còn cả phát
triển quan hệ ngoại giao sâu rộng với các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
và hướng tới các tỉnh Bắc Thái Lan.
Với đặc thù chức năng, nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên về công
tác đối ngoại, Sở Ngoại vụ là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên trong
công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai các chương trình hoạt
động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; làm đầu mối
quan hệ của UBND tỉnh Điện Biên với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài trong việc quảng bá giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa
phương; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế của địa phương ở nước

ngoài.
Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh
Điện Biên nói chung, của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên nói riêng là vấn đề mới cả về
lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và cụ thể từ
nguyên lý chung đến từng hoạt động kinh tế đối ngoại cả lý luận và thực tiễn là yêu
cầu, đòi hỏi bức xúc hiện nay.
Là cán bộ theo dõi quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của
Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên, đây là vấn đề bản thân tôi luôn trăn trở trong nghiên
cứu cũng như hoạt động thực tiễn tại cơ sở. Với kiến thức học được và qua quá trình
tự tìm tịi, nghiên cứu, tơi chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn Thạc sỹ.
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế
đối ngoại tại các địa phương cấp tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế


2

đối ngoại của tỉnh Điện Biên và của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên và của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên trong
thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại tại địa phương cấp tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở
Ngoại vụ tỉnh Điện Biên.
- Về không gian: Tỉnh Điện Biên.

- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2017-tháng 6/2020.
Dữ liệu sơ cấp được thực hiện trong vòng một tháng, từ 20/9 – 20/10/2020.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế
đối ngoại cấp tỉnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế
đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CẤP TỈNH
Tổng quan về kinh tế đối ngoại
Khái niệm kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế mà chủ thể là một quốc gia nhất định với
bên ngoài, với quốc gia khác và với các tổ chức kinh tế quốc tế khác còn quan hệ
kinh tế quốc tế là mối quan hệ lẫn nhau giữa từng nước hoặc nhiều nước với nhau,


3

là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các nước.
Thực tế cho thấy, kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rất đa dạng, phong phú,
có kết cấu động và rất phức tạp. Kế thừa và phát triển các quan niệm nêu trên, có
thể nhận thấy, một khái niệm về kinh tế đối ngoại đầy đủ phải bao hàm được các
đặc trưng cơ bản là: thể hiện được là mối quan hệ với bên ngoài và là lĩnh vực có
nội dung rộng lớn, dưới nhiều hình thức hoạt động có mối quan hệ hữu cơ tạo nên
một tổng thể thống nhất, xác lập được vị trí của nền kinh tế của mỗi quốc gia trong

hệ thống phân công lao động quốc tế.
Vai trò của kinh tế đối ngoại
- Tạo vốn cho tăng trưởng kinh tế
- Hình thành cơ sở công nghệ phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển
- Tạo điều kiện khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước, thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
- Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Các hoạt động chủ yếu của kinh tế đối ngoại
Thứ nhất, đầu tư quốc tế và xúc tiến đầu tư quốc tế
Thứ hai, hoạt động ngoại thương
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh
Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh tế đối ngoại cấp tỉnh
Khái niệm QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh là sự tác động
có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước cấp tỉnh đối với các hoạt động kinh tế
đối ngoại nhằm bảo đảm hoạt động kinh tế đối ngoại được thực hiện đúng pháp
luật, đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Mục tiêu QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh
Một là, đảm bảo hoạt động KTĐN được thực hiện đúng pháp luật
Hai là, đảm bảo hoạt động KTĐN được thực hiện hiệu quả, góp phần phát
triển KT-XH trên địa bàn:
Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh
- Thứ nhất, việc triển khai các chính sách, chương trình QLNN đối với hoạt


4

động KTĐN cấp tỉnh phải đảm bảo tính đồng bộ, thực hiện nhiều chính sách,
chương trình khác nhau.

- Thứ hai, công tác QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh phải đảm bảo
công khai, minh bạch.
- Thứ ba, QLNN đối với KTĐN cũng phải đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả.
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh
Bộ máy, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện
QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh
Thực hiện chính sách pháp luật của trung ương và ban hành chính sách của
địa phương
Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh
Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
cấp tỉnh
Yếu tố chủ quan
Yếu tố khách quan
Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của
một số địa phương
Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai
Kinh nghiệm của tỉnh Lai Châu
Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La
Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Điện Biên
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA
SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN
Điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế- xã hội tỉnh Điện Biên
Điều kiện tự nhiên, dân cư
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc.
Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2, nằm cách Thủ đơ Hà Nội 504 km về phía Tây,


5


phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây
Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và
Trung hơn 455 km, trong đó: đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với
Trung Quốc là 40,86 km.
Tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống với tổng số dân là 598.856
người (tính đến cuối năm 2019). Trong đó, người thái chiếm 38%, người H’Mông
chiếm 30% và người Kinh chiếm 20% và cịn lại là các dân tộc khác.
Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn (trong
số đó có 29 xã biên giới); dân số gần 55 vạn người.
Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc
tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến
đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế Điện Biên thuộc nhóm trung bình.
Tình hình xã hội của tỉnh cũng có nhiều chuyển biến tích cực.Lao động, giải
quyết việc làm và đào tạo nghề đạt kết quả khá, chỉ đạo các huyện đẩy mạnh liên
kết với các doanh nghiệp để đưa lao động đi xuất khẩu tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất trên cả nước.
Trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm do xung
đột thương mại giữa một số nền kinh tế lớn gia tăng; tình hình kinh tế - xã hội của
nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực.
Kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên (giai đoạn 2016-2020)
Kết quả về hoạt động xuất, nhập khẩu
Trong những năm qua, Điện Biên chú trọng tập trung giải quyết vướng mắc,
khó khăn cho doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu như hướng dẫn dẫn doanh nghiệp lập
thủ tục nhập khẩu gỗ qua khu vực mốc 49 xã Nà Bủng (huyện Nậm Pồ); giới thiệu
doanh nghiệp sang khảo sát chuẩn bị đầu tư tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.



6

Đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Điện Biên tham gia
phiên họp nhóm liên hợp giữa các tỉnh.
Nhờ đẩy mạnh các chính sách xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, Trung Quốc ln
duy trì mức 7-10% các năm.
Kết quả đầu tư và xúc tiến đầu tư quốc tế
Tỉnh cũng tập trung xây dựng, rà soát điều chỉnh bổ sung một số cơ chế
chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, lợi thế.
Cơng tác thối vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp và công tác bàn giao
quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp tiếp tục được triển
khai thực hiện theo kế hoạch.
Trong những năm qua, việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay
ưu đãi của các nhà tài trợ ước ngoài trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu vào các
lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp nông thông, Giảm nghèo, An sinh xã hội và
Hạ tầng đô thị. Các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã đem lại hiệu quả
kinh tế xã hội cho địa phương.
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên
Về bộ máy, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ Sở Ngoại vụ
Hiện nay, việc quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên do Sở
Ngoại vụ tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm trực tiếp dưới sự chỉ đạo và giám sát của
HĐND tỉnh Điện Biên và UBND tỉnh Điện Biên.
a. Quá trình thành lập
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
c. Cơ cấu tổ chức và biên chế
Về việc thực hiện chính sách, pháp luật của trung ương và ban hành chính sách
của địa phương

Việc thực hiện chính sách, pháp luật của Trung ương
Việc ban hành các văn bản, chính sách của địa phương
Cơng tác thanh tra, kiểm tra


7

Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành ngoại vụ địa phương tỉnh Điện
Biên được triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả. Sau khi Nghị định
17/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thơng tư 02/2015/TTLT/BNG-BNV liên tịch
của Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ được ban hành, công tác thanh tra chuyên ngành
ngoại vụ địa phương tỉnh Điện Biên có nhiều thuận lợi và đi vào chiều sâu hơn
trước. Cơ sở pháp lý của công tác thanh tra chuyên ngành ngày càng hoàn thiện, đáp
ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại của địa
phương. Sở Ngoại vụ thông qua hoạt động thanh tra chuyên ngành đã chủ động hơn
trong việc nắm bắt hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đối ngoại,
nhất là quản lý tốt việc thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu, các chính sách giao thương
giữa Điện Biên với các tỉnh bạn, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về hoạt động
kinh tế đối ngoại của địa phương.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên được phối hợp
với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương và Hải quan tỉnh.
Đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại trên
địa bàn tỉnh
Phân tích kết quả khảo sát về cơng tác QLNN đối với hoạt động KTĐN
Để đánh giá về công tác QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn
tỉnh Điện Biên, tác giả tiến hành khảo sát 50 doanh nghiệp đang thực hiện có hoạt
động xuất nhập khẩu, giao thương kinh tế với các nước láng giềng như Lào, Trung
Quốc về Thái Lan.
Các doanh nghiệp đánh giá khá tốt tính đồng bộ của các chính sách đối với
hoạt động kinh tế đối ngoại.

Về tính cơng khai, minh bạch: Các doanh nghiệp đánh giá khá tính cơng
khai, minh bạch về các chính sách kinh tế đối ngoại.
Hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với hoạt động KTĐN của Sở Ngoại vụ tỉnh
Điện Biên được đánh giá khá cao với điểm trung bình chung là 4,11 điểm.
Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của
tỉnh Điện Biên và Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên
- Thể chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại vẫn cần tiếp tục


8

được hồn thiện
- Kết quả vận động ODA cịn thấp, hoạt động viện trợ phi chính phủ nước
ngồi cịn thụ động, phụ thuộc và sự điều phối của Trung ương
- Cơng tác xúc tiến thương mại và du lịch cịn yếu, chưa hỗ trợ được nhiều
cho các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh lữ hành
- Hoạt động thương mại quốc tế như xuất nhập khẩu, gia công xuất khẩu của
tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
- Công tác đào tạo cán bộ, công chức chuyên trách trong quản lý nhà nước về
kinh tế đối ngoại tại tỉnh Điện Biên còn yếu
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh tế đối ngoại
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ NGOẠI VỤ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn
2021-2025

Định hướng về hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025
Mục tiêu hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025
Nhiệm vụ của hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025
Các nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối
ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên
Hoàn thiện bộ máy QLNN đối với hoạt động KTĐN
Hồn thiện cơng tác cơng tác tham mưu thực hiện chính sách, pháp luật của
trung ương và ban hành chính sách KTĐN của tỉnh Điện Biên
Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra
Các nhóm giải pháp khác


9

Kiến nghị, đề xuất
Với Chính phủ
Với UBND tỉnh và sở ngành liên quan
KẾT LUẬN
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động kinh tế đối
ngoại tại các địa phương cấp tỉnh; phân tích thực trạng quản lý các hoạt động kinh
tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên và của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017tháng 6/2020 với những nội dung chính như bộ máy, cơ cấu tổ chức và chức năng,
nhiệm vụ Sở Ngoại vụ; việc thực hiện chính sách pháp luật của trung ương và ban
hành chính sách của địa phương và công tác thanh tra, kiểm tra. Sau khi phân tích,
luận văn đưa ra đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và
nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại của
tỉnh Điện Biên và của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên; trên cơ sở đó, luận văn đề xuất
các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối
ngoại của tỉnh Điện Biên và của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.
Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác QLNN
đối với hoạt động KTĐN giai đoạn 2017-2019, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải

pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh
Điện Biên trong thời gian tới.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

KHÁNG MẠNH TỨ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ NGOẠI VỤ
TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN LÂM THÀNH


HÀ NỘI, năm 2020


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa theo xu thế hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại được coi là
mục tiêu đồng thời là công cụ cho việc thực hiện sự nghiệp phát triển đất nước.
Điện Biên là tỉnh duy nhất của Việt Nam có chung đường biên giới với 2
quốc gia Lào và Trung Quốc với tổng chiều dài hơn 455 kim. Trên tuyến biên giới
Việt Nam – Lào – Trung Quốc, có cặp cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Việt Nam) –
Pang Hốc (Lào) và Lối mở A Pa Chải (Việt Nam) - Long Phú (Trung Quốc), những
điều kiện vô cùng thuận lợi cho Điện Biên phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại
với các nước láng giềng. Đi đôi với phát triển các khu vực kinh tế nội tại về nông
nghiệp, du lịch, thủ công nghiệp, việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là nội
dung xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên, nhất là với vị trí địa
lý chiến lược,cầu nối giao thông quan trọng của tỉnh.
Phát triển kinh tế đối ngoại bên cạnh những thuận lợi còn nhiều những thách
thức gây trở ngại cho tỉnh Điện Biên không chỉ về phát triển kinh tế mà còn cả phát
triển quan hệ ngoại giao sâu rộng với các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
và hướng tới các tỉnh Bắc Thái Lan.
Với đặc thù chức năng, nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên về công
tác đối ngoại, Sở Ngoại vụ là cơ quantham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên trong
công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai các chương trình hoạt
động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; làm đầu mối
quan hệ của UBND tỉnh Điện Biên với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài trong việc quảng bá giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa
phương; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế của địa phương ở nước
ngoài.
Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh


2

Điện Biên nói chung, của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên nói riêng là vấn đề mới cả về

lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và cụ thể từ
nguyên lý chung đến từng hoạt động kinh tế đối ngoại cả lý luận và thực tiễn là yêu
cầu, đòi hỏi bức xúc hiện nay.
Là cán bộ theo dõi quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoạicủa
Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên, đây là vấn đề bản thân tôi luôn trăn trở trong nghiên
cứu cũng như hoạt động thực tiễn tại cơ sở. Với kiến thức học được và qua q trình
tự tìm tịi, nghiên cứu, tơi chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối vớihoạt động kinh
tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên”làm đề tài luận văn Thạc sỹ.
Nghiên cứu trong đề tài cho phép tôi vận dụng những kiến thức học được,
những kinh nghiệm của những cán bộ đi trước, học hỏi kinh nghiệm từ việc quản lý
hoạt động kinh tế đối ngoại tại Việt Namvà các tỉnh khác, tiếp thu để hoàn thiện cơ
sở lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ
tỉnh Điện Biên, đồng thời đề ra những giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh tế đối ngoại phù hợp với tình hình địa phương.

2. Tổng quan nghiên cứu
Qua rà soát cho thấy, một số nghiên cứu về QLNN nói chung và QLNN về
kinh tế đối ngoại nói riêng, điển hình như:
Phan Huy Đường (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà Xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở đúc kết lý luận
và thực tiễn QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại và trong quá
trình đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Giáo
trình đã khái quát hóa các khái niệm, phạm trù, các yếu tố, bộ phận cấu thành, các
chức năng, nguyên tắc, phương pháp, tổ chức bộ máy thông tin và quyết định quản
lý, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế. Trong giáo trình này tác giả trình bày nhiều
kiến thức về quản lý kinh tế, cách thức quản lý cán bộ, cơng chức, từ đó vận dụng
vào cơng tác quản lý nhà nước về kinh tế.
Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về
kinh tế, Nhà Xuất bản Lao động xã hội. Tác giả đã trình bày hệ thống quan điểm



×