Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NĂM HỌC 2020 – 2021

ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN
RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2021


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NĂM HỌC 2020 – 2021

ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẾN HÀNH VI CHẤP
NHẬN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện/nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thúy Hằng – K20CLCC - 20A4010870
Phạm Huyền Phƣơng – K20CLCC – 20A4011222
Đinh Quang Huy – K20CLCC – 20A4010933
Nguyễn Tuấn Nam – K20CLCC – 20A4011134
Trần Phƣơng Anh – K20CLCC – 20A4011703

Giáo viên hƣớng dẫn:


TS. Phạm Mạnh Hùng: Học viện Ngân Hàng
1


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:
-

Tên đề tài: Ảnh hƣởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của
các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam.

-

Tên sinh viên thực hiện/nhóm sinh viên thực hiện:

Mã sinh viên: Nguyễn Thúy Hằng

Lớp: K20CLCC

Năm thứ: 4

Tổng số năm đào tạo: 4

Email:

Số điện thoại:0858184198

Mã sinh viên: Đinh Quang Huy

Lớp: K20CLCC


Năm thứ: 4

Tổng số năm đào tạo: 4

Email:

Số điện thoại:0385949199

Mã sinh viên: Nguyễn Tuấn Nam

Lớp: K20CLCC

Năm thứ: 4

Tổng số năm đào tạo: 4

Email:

Số điện thoại:0978124051

Mã sinh viên: Phạm Huyền Phƣơng

Lớp: K20CLCC

Năm thứ: 4

Tổng số năm đào tạo: 4

Email:


Số điện thoại:0967813412

Mã sinh viên: Trần Phƣơng Anh

Lớp: K20CLCC

Năm thứ: 4

Tổng số năm đào tạo: 4

Email:

Số điện thoại:0971115996

-

Khoa: Tài chính

Khoa: Tài chính

Khoa: Tài chính

Khoa: Tài chính

Khoa: Tài chính

Ngƣời hƣớng dẫn: TS.Phạm Mạnh Hùng - Học viện Ngân Hàng



2. Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu tổng quát của để tài là đánh giá tác động của việc công bố thông tin
tới việc chấp nhận rủi ro trong các NHTM trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2019.
Nhiệm vụ cụ thể:
-

Tổng quan lại những vấn đề lí thuyết cơ bản về hoạt động cơng bố thơng tin, từ
đó đƣa ra những tác động từ việc này tới chấp nhận rủi ro trong các ngân hàng.

-

Làm rõ thực trạng tác động của hoạt động công bố thông tin của các NHTM tại
Việt Nam.

-

Ứng dụng mơ hình kinh tế lƣợng để phân tích, đánh giá tác động của hoạt động
cơng bố thơng tin tới việc chấp nhận rủi ro trong các NHTM.

-

Đề xuất một số khuyến nghị, chính sách để hạn chế rủi ro trong nghĩa vụ công
bố thông tin ở các NHTM.
3. Tính mới và sáng tạo:
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, nhóm cho rằng nghiên cứu đã có những đóng

góp cụ thể sau:
Thứ nhất, khác với các nghiên cứu trƣớc đây nghiên cứu về rủi ro trong các
ngân hàng, nhóm đã đi sâu vào hoạt động cơng bố thơng tin có ảnh hƣởng thế nào đối
với việc chấp nhận rủi ro trong các NHTM.

Thứ hai, ứng dụng mơ hình hồi quy OLS, phƣơng pháp hồi quy ngẫu nhiên
(REM) nhóm đã dựa trên số liệu thu thập từ 25 NHTM trong thời gian từ 2010-2019
để tới việc công bố thông tin dẫn đến rủi ro, thể hiện qua RDI (mức độ công bố thông
tin).
4. Kết quả nghiên cứu:
Thứ nhất để có thể xây dựng mơ hình ảnh hƣởng của việc CBTT tới việc chấp
nhận rủi ro của các NHTM, nhóm đã xây dựng bộ chỉ số đo lƣờng mức độ minh bạch
thông tin dựa trên các nghiên cứu tiền đề. Bộ chỉ số gồm có 4 thành phần chính là:
-

Mức độ cung cấp đầy đủ thông tin.

-

Mức độ cập nhật thông tin.

-

Mức độ tin cậy thông tin.


-

Mức độ tiếp cận thơng tin.

Từ 4 tiêu chí trên, nhóm đã xây dựng chỉ số tổng hợp RDI để đo lƣờng mức độ
minh bạch thông tin ở các NHTM Việt Nam.
Kết quả cho thấy, với mức độ công bố thơng tin của tồn ngành trong thời gian
từ 2011 trở về trƣớc, mức độ công bố thông tin ở các NHTM cịn có khá nhiều mặt hạn
chế. Tuy nhiên, vào thời gian sau đó, việc cơng bố thơng tin đã đƣợc các ngân hàng đề

cao, qua đó nâng cao chất lƣợng các về những thông tin đƣợc đƣa ra công chúng. Điều
này đƣợc thể hiện qua chỉ số trung vị của NHTM đƣợc tăng lên từ 0.82 lên 1.12 từ
năm 2012
Bảng 1. Mức độ CBTT của ngành ngân hàng 2009 – 2019
1,4
1,2
1
0,8
0,6
0,4
0,2
0
2009

2010
Trung bình

2011

2012

2013

2014

Trung bình + Độ lệch chuẩn

2015

2016


2017

2018

2019

Trung bình - Độ lệch chuẩn

Với khía cạnh trung bình mức độ cơng bố thông tin của 25 ngân hàng (2009 2019), ngân hàng TMCP Sài Gịn (SHB), ngân hàng TMCP An Bình (ABB) và ngân
hàng TMCP Sài Gịn thƣơng tín lại (STB) có điểm xếp hạng độ minh bạch cao nhất tại
1.129 đáp ứng gần đủ 4 chỉ tiêu về độ công bố thơng tin, tính cập nhật thơng tin, độ tin
cậy thơng tin, và tính truy cập thơng tin. Trong khi đó ngân hàng TMCP Bắc Á
(NASB) và ngân hàng sài gịn cơng thƣơng (SGB) có chỉ số xếp hạng thơng tin thấp
nhất tại mức xấp xỉ 0.4 điểm, vì tính truy cập thông tin và độ tin cậy của thông tin vẫn
của hai ngân hàng này cịn thấp, các thơng tin đƣa ra vẫn chƣa đƣợc rộng rãi đến công
chúng.


Bảng 2. Mức độ CBTT trung bình 25 Ngân hàng Thƣơng mại
1,2

1

0,8

0,6

0,4


0,2

0

Xét về khía cạnh các NHTM đƣợc niêm yết trên sàn HNX và HOSE có mối
quan hệ mật thiết đến điểm số CBTT. Cụ thể các ngân hàng có mức độ xếp hạng thấp
hơn nhƣ NASB, SGB, NAB, PGB, LVB, GDB, AGRB, NVB hầu hết đều có quãng
thời gian niêm yết trên sàn chứng khoán thấp hơn các ngân hàng khác. Trong đó, riêng
ngân hàng TMCP Quốc dân (NVB) có quãng thời niêm yết từ cuối năm 2010 trên sàn
HNX nhƣng lại có số điểm minh bạch khá thấp vì do cơng bố thơng tin khơng rộng rãi
từ các năm đầu, dẫn đến việc trung bình bị kéo thấp. Tuy nhiên, trong quãng thời gian
2009 – 2019 có 5 ngân hàng tiêu biểu có mức độ cơng bố thơng cao tỉ lệ thuận với việc
có giai đoạn niêm yết lâu trên sàn chứng khốn. Duy chỉ có 2 ngân hàng TMCP An
Bình và ngân hàng Á Châu có chỉ số minh bạch cao nhƣng lại niêm yết trên sàn
UPCOM suốt quãng thời gian này. Tuy nhiên, việc niêm yết trên sàn chứng khốn của
các NHTM cũng có tác động lớn đến điểm số MBTT, giúp cho các NHTM có thể cải
thiện chất lƣợng thông tin minh bạch.


Bảng 3. Múc độ cơng bố thơng tin trung bình của các NHTM theo thời gian
niêm yết trên sàn chứng khoán
1,2

1

0,8

0,6

0,4


0,2

0

vàng: 0-2 năm, xanh lá: 3-7, xanh dương: 8-10
Thứ hai, dựa trên chỉ số minh bạch thông tin vừa nêu trên, nhóm đã đề xuất
thêm một số biến có ảnh hƣởng đến hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại để đo
lƣờng. Cụ thể, các biến đƣợc sử dụng trong mơ hình sẽ đƣợc chia ra thành 2 loại chính
là biến vĩ mô và vi mô. Các biến vi mô đƣợc sử dụng trong mơ hình lần lƣợt là: RDI
(chỉ số minh bạch thông tin) , CAR (tỷ lệ dự trữ bắt buộc), ETA (Vốn chủ sợ hữu trên
tổng tài sản), NPL (Tỷ lệ nợ xấu) , ROA (tỷ lệ hồn vốn trên tổng tài sản) , SIZE (quy
mơ doanh nghiệp), LIST (niêm yết trên sàn chứng khoán) và các biến vĩ mơ cịn lại là
CPI (chỉ số giá tiêu dùng), GDP (tốc độ tăng trƣởng kinh tế)
Để xây dựng mơ hình và đƣa ra một kết quả chính xác về đề tài nghiên cứu,
nhóm đã sử dụng những kiểm định:
-

Mô tả mức độ tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình, với kết quả cho ra pvalue >0.05, mơ hình đã cho thấy khơng có hiện tƣợng tự tƣơng quan.

-

Kiểm định Hausman, với p-value = 0.1764 đồng nghĩa với việc chấp nhận giả
thuyết từ đó mơ hình đƣợc chọn là mơ hình tác động ngẫu nhiên REM.


-

Kiểm đinh VIF, từ kết quả từ mơ hình ta có thể thấy tất cả biến độc lập đều có
hệ số VIF < 2, điều đó cho thấy mơ hình khơng tồn tại hiện tƣợng đa cộng

tuyến.

Z

Hệ số góc

Độ lệch chuẩn

RDI

-0.1265373

0.0711258

-1.78

0.075

-0.2659413

0.0128666

CAR

-0.0004806

0.0028469

-0.17


0.866

-0.0060603

0.0050922

ETA

6.233613

0.3254187

19.16

0.000

5.595804

6.871421

NPL

2.648409

0.7845976

3.38

0.001


1.110626

4.186192

ROA

19.59592

1.429535

13.71

0.000

16.79409

22.39776

SIZE

0.3143751

0.0156175

20.13

0.000

0.2837653


0.3449848

GDP

-9.232854

1.868174

-4.94

0.000

-12.89441

-5.571299

CPI

-0.1083287

0.2439972

-0.44

0.657

-0.5865543

0.369897


LIST

-0.0264164

0.0428719

-0.62

0.538

-0.1104438

0.057611

_cons

0.2000179

0.1949574

1.03

0.305

-0.1820915

0.5821274

z


P>|z|

Độ tin cậy 95%

Kết quả của mơ hình hồi OLS thể hiện mối quan hệ tƣơng quan ngƣợc chiều và
có ý nghĩa thống kê với rủi ro trong NHTM, qua đó chỉ ra các ngân hàng cần cải thiện
mức độ CBTT nhằm giảm thiệu tối đa rủi ro các NHTM có thể gặp phải. Cụ thể hơn
với chỉ số RDI, kết quả mơ hình đã chỉ ra việc CBTT của các ngân hàng ngƣợc chiều
với Z-score, thể hiện điểm minh bạch trong CBTT càng cao thì NHTM chịu rủi ro
càng cao.
Ngồi ra, các biến cịn lại nhƣ biến ETA, NPL, ROA, SIZE đều có mức ý nghĩa
thống kê và có tác động cùng chiều với điểm Z. Ngoại trừ biến GDP có tác động
ngƣợc chiều với Z – score.
Bên cạnh đó, đây cũng là một khuyến nghị cho các NHTM có điểm số CBTT
cịn thấp cần cải thiện tình trạng cho phù hợp với mặt bằng của ngành, còn đối với
những ngân hàng đã thực hiện tốt nghĩa vụ CBTT cần tiếp tục duy trì điểm số trên.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài
Hiện nay, việc công bố thông tin là một trong các nghĩa vụ không chỉ đối với
các NHTM nói riêng mà cịn là đối với các doanh nghiệp chung. Việc cơng bố thơng
tin chính là thể hiện bộ mặt cũng nhƣ sức khỏe từ cơng ty từ đó giúp các NHTM có thể


cải thiện tầm vóc của mình trên thƣơng trƣờng, thu hút thêm khách hàng cũng nhƣ các
nhà đầu tƣ. Đề tài đã đƣa ra bộ chỉ số để giúp chính bản thân các ngân hàng này nhận
thức đƣợc điểm yếu của mình từ đó hỗ trợ cho các ngân hàng cịn nhiều thiếu sót cải
thiện chất lƣơng cơng bố thơng tin.
Bên cạnh đó, nhóm cịn đề xuất mơ hình tác động về việc công bố thông tin
đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Từ đó, có thể giúp cho các ngân hàng xác
định đƣợc việc chấp nhận rủi ro ảnh hƣởng từ việc công bố thông tin và qua đó các

ngân hàng sẽ có những biên pháp giúp cải thiện chất lƣợng công bố thông tin để giảm
thiểu rủi ro.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên
cứu (nếu có):

Ngày 15 tháng 5 năm 2021
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề
tài
(ký và ghi rõ họ tên)

Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày 17 tháng 5 năm 2021
Ngƣời hƣớng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)



HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Nguyễn Thúy Hằng
Sinh ngày: 17 tháng 11 năm 1999
Nơi sinh: Hà Nội
Lớp: K20CLCC

Khóa: 20


Khoa: Tài chính
Địa chỉ liên hệ: 35 ngõ 4 Quỳnh Lôi, Hai Bà Trƣng, Hà Nội
Điện thoại: 0858184198

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Tài chính doanh nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

Kết quả xếp loại học tập: Học kỳ I: 7.53
Học kỳ II: 7.12
* Năm thứ 2:
Ngành học: Tài chính doanh nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

Kết quả xếp loại học tập: Học kỳ I: 7.65
Học kỳ II: 7.21
* Năm thứ 3:
Ngành học: Tài chính doanh nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

Kết quả xếp loại học tập: Học kỳ I: 7.17
Học kỳ II: 8.48
* Năm thứ 4:

Ngành học: Tài chính doanh nghiệp
Kết quả xếp loại học tập: Học kỳ I: 8.52

Khoa: Tài chính doanh nghiệp


Ngày 15 tháng 05 năm 2021
Xác nhận của cơ sở giáo dục đại học
(Ký tên và đóng dấu)

Sinh viên chịu trách nhiệm
chính thực hiện đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... 2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN
ĐẾN CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........ 13
1.1. MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH ........................... 13
1.1.1. Khái niệm về cơng bố minh bạch thơng tin tài chính .............................. 13
1.1.2. Minh bạch và cơng bố thơng tin trong ngân hàng ................................... 14
1.1.3. Tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thơng tin tài chính ........................ 16
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO VÀ ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................ 19

1.2.1. Khái niệm về các loại rủi ro của Ngân hàng thƣơng mại ........................ 19
1.2.2. Khẩu vị rủi ro của các Ngân hàng thƣơng mại ........................................ 22
1.2.3. Cách chấp nhận rủi ro của các Ngân hàng thƣơng mại ........................... 24
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN
RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................... 25
1.3.1. Cơ chế tác động của minh bạch thông tin tới rủi ro của ngân hàng ........ 25
1.3.2. Kênh tác động của công bố thông tin đến rủi ro của ngân hàng ............. 27
1.3.3. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của công bố thông tin tới chấp nhận
rủi ro của ngân hàng........................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ MINH BẠCH THÔNG TIN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................ 33
2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ................... 33


2.1.1. Mục tiêu xây dựng bộ chỉ số .................................................................... 33
2.1.2. Lựa chọn mẫu nghiên cứu ....................................................................... 34
2.2. XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ THÀNH PHẦN ................................................... 35
2.2.1. Chỉ số cung cấp đầy đủ thông tin............................................................. 37
2.2.2. Chỉ số cập nhật thông tin ......................................................................... 38
2.2.3. Chỉ số về độ tin cậy thông tin .................................................................. 39
2.2.4. Chỉ số về tiếp cận thông tin ..................................................................... 40
2.2.5. Xây dựng chỉ số tổng hợp ........................................................................ 42
2.3. Mức độ công bố thông tin minh bạch và công bố ngân hàng (RDI) ............. 42
2.3.1. Mức độ công bố thơng tin của tồn ngành ngân hàng ............................. 42
2.3.2. Mức độ công bố thông tin của các ngân hàng thƣơng mại ...................... 44
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẾN
HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM .............................................................................................................. 52
3.1. XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CƠNG BỐ THƠNG
TIN TỚI CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............ 52

3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 52
3.1.2. Xây dựng mơ hình tổng qt ................................................................... 52
3.1.3. Mức độ chấp nhận rủi ro của NHTM ...................................................... 53
3.1.4. Biến giải thích .......................................................................................... 61
3.1.5. Các biến kiểm sốt ................................................................................... 61
3.2. TÁC ĐỘNG CƠNG BỐ THÔNG TIN ĐẾN CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC
NHTM ................................................................................................................... 65
3.2.1. Thống kê mô tả về dữ liệu ....................................................................... 65
3.2.2. Kết quả mơ hình tác động cơng bố thơng tin đến chấp nhận rủi ro của ngân
hàng .................................................................................................................... 67


CHƢƠNG 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO MỨC ĐỘ MINH BẠCH
THÔNG TIN VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO CHO CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM ..................................................................................................... 74
4.1. KHUYẾN NGHỊ VỀ ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ
THÔNG TIN ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM .............................................. 74
4.1.1. Phƣơng thức áp dụng bộ chỉ số minh bạch và công bố thông tin đối với các
Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam .................................................................... 74
4.1.2. Các điều kiện hỗ trợ áp dụng bộ chỉ số minh bạch và công bố thông tin 75
4.2. KHUYẾN NGHỊ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN
VÀ GIẢM THIỂU CÁC LOẠI RỦI RO CHO CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM ........................................................................................................... 77
4.2.1. Hoàn thiện các quy định về cơng tác kế tốn, kiểm tốn ........................ 77
4.2.2. Tăng cƣờng giám sát hoạt động công bố thông tin.................................. 78
4.2.3. Đốc thúc tiến trình niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán của các ngân hàng
thƣơng mại ......................................................................................................... 79
4.2.4. Triển khai mơ hình tổ chức định mức tín nhiệm ..................................... 80
4.2.5. Hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ ........................................................ 80
4.2.6. Cải thiện và nâng cao các yếu tố về tài chính khác của ngân hàng ......... 81

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 85
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 87


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của chúng tơi. Các số liệu trong nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả của nghiên cứu chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa
học nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy
đủ.

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2021
Ngƣời cam đoan

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Chỉ số cung cấp đầy đủ thông tin .............................................................36
Bảng 2.2. Mức độ công bố thông tin toàn ngành ......................................................44
Bảng 3.1. Danh sách các ngân hàng ..........................................................................54
Bảng 3.2. Ký hiệu các biến .......................................................................................56
Bảng 3.3. Độ lệch chuẩn của tài sản của các ngân hàng ...........................................57
Bảng 3.4. Mơ tả các biến trong mơ hình ...................................................................64
Bảng 3.5. Mơ tả số liệu mơ hình chấp nhận rủi ro của các NHTM và mức độ công
bố thông tin ...............................................................................................................65
Bảng 3.6. Mô tả mức độ tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình ..........................68
Bảng 3.7. Kiểm định Hausman .................................................................................69
Bảng 3.8. Kiểm định VIF ..........................................................................................69

Bảng 3.9. Kết quả mơ hình ngẫu nhiên .....................................................................70

2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ công bố thơng tin của ngành ...................................................43
Biểu đồ 2.2. Trung bình mức độ CBTT của 25 ngân hàng (2009-2019) ..................44
Biểu đồ 2.3. Trung bình mức độ cơng bố thơng tin của các ngân hàng niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán .............................................................................................46
Biểu đồ 2.4. Điểm minh bạch thông tin của 25 NHTM ............................................49
Biểu đồ 3.1. Trung bình Z-score của các ngân hàng giai đoạn 2009-2019 ..............60
Biểu đồ 3.2. Điểm Z-Score của 25 NHTM Việt Nam ..............................................59

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

NGUYÊN NGHĨA TIẾNG VIỆT

KÝ HIỆU

1

BCTC

Báo cáo tài chính


2

BCTN

Báo cáo thƣờng niên

3

BTC

Bộ Tài chính

4

CIC

Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

5

CQTTGSNH

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

6

CTCK

Cơng ty chứng khốn


7

CTCP

Cơng ty cổ phần

8

CTI

Chỉ số minh bạch thông tin công ty

9

CTNY

Công ty niêm yết

10

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

11

DN

Doanh nghiệp


12

ERP

Hệ thống hoạch định nguồn nhân lực

13

GTI

Chỉ số quản trị và minh bạch thông tin

14

HĐQT

Hội đồng quản trị

15

HĐTV

Hội đồng thành viên

16

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh


17

IDTRS

Hệ thống xếp hạng mức độ cơng bố và minh bạch hóa thơng tin

18

CBTT

Cơng bố thơng tin

19

NĐT

Nhà đầu tƣ

20

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

21

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại


22

QTCT

Quản trị công ty

23

ROE

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

24

S&P

Chỉ số chứng khoán của Standard & Poor

25

SEC

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch

26

SGDCK

Sở Giao dịch Chứng khốn


27

TCTD

Tổ chức tín dụng

28

TTCK

Thị trƣờng chứng khốn

4


29

MBTT

Minh bạch thông tin

30

MB&CBTT

Minh bạch và công bố thông tin

31

NHTMCP


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

32

CTCP

Công ty cổ phần

33

HĐQT

Hội đồng quản trị

34

KVRR

Khẩu vị rủi ro

35

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

36

HĐKD


Hoạt động kinh doanh

37

BCTN

Báo cáo thƣờng niên

38

BCQT

Báo cáo quản trị

5


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Minh bạch thơng tin đóng góp phần quan trọng đối với các chủ thể quản trị,
doanh nghiệp và những nhà đầu tƣ riêng kẻ. Đối với các NHTM, việc CBTT đầy đủ
và chính xác thời điểm sẽ góp phần làm tăng tính MBTT. Đối với các cổ đông của
ngân hàng hiện nay, ngoài việc đƣợc chia bao nhiêu cổ tức, bằng tiền mặt hay cổ
phiếu, các kế hoạch hoạt động thì tính minh bạch cũng là mối quan tâm hàng đầu.
Minh bạch thông tin là cơ sở cho việc tăng trƣởng lâu dài và bền vững của các tổ
chức cũng nhƣ cá nhân. Mức độ MBTT đƣợc công bố của các ngân hàng sẽ thúc
đẩy hoặc làm suy yếu đến những hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Các thông
tin về tình hình tài chính của ngân hàng đƣợc cơng bố một cách rõ ràng và đáng tin
cậy rất cần thiết để các ban lãnh đạo có thể dựa vào đó đƣa ra các quyết sách đúng

đắn và chính xác. Việc khơng cơng bố thơng tin về tình hình tài chính hay các thơng
tin đƣợc cơng bố sai lệch, khơng chính xác sẽ gây ra những tổn thất lớn do ảnh
hƣởng trực tiếp đến các quyết định của nhà quản lý cũng nhƣ lợi ích các NĐT.
Bushman (2015) định nghĩa minh bạch của ngân hàng là: “Tính minh bạch
của ngân hàng có thể đƣợc định nghĩa là sự sẵn có của các bên liên quan bên ngồi
các thơng tin liên quan, đáng tin cậy về tình hình hoạt động định kỳ, tình hình tài
chính, mơ hình kinh doanh, quản trị và rủi ro của các ngân hàng”. Các ngân hàng
cần cung cấp thông tin phong phú và rõ ràng để nhà đầu tƣ nắm đƣợc về bản chất
các giao dịch cũng nhƣ kết quả thu đƣợc. Nếu các thông tin về tài chính đƣợc minh
bạch và đáng tin cậy sẽ giúp các ngân hàng tránh đƣợc các rủi ro. Điều này sẽ
khuyến khích các ngân hàng thêm thận trọng và hoạt động hiệu quả vì các nhà quản
lý ngân hàng biết rằng các hoạt động của họ sẽ đƣợc các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng
nắm đƣợc rõ ràng.
Các ngân hàng thƣờng hay gặp phải một số những rủi ro tiềm ẩn trong các
hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có 4 loại rủi ro
chính: (i) Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng; (ii)

6


Rủi ro tỷ giá hối đoái xảy ra khi tỷ giá thay đổi tạo ra những bất lợi trong mảng cho
vay và kinh doanh ngoại hối (iii) Rủi ro lãi suất xảy ra khi có những sự biến động
về lãi suất chung trên thị trƣờng hoặc của những nhân tố có thể tác động đến lãi suất
gây ra những thất thoát tài sản hoặc làm giảm đi nguồn thu nhập của NHTM; (iv)
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi các ngân hàng bị thiếu đi khả năng chi trả do mất tính
thanh khoản tạm thời khi khơng kịp chuyển đổi các loại tài sản ra tiền mặt hoặc có
thể do các chủ thể khơng có khả năng vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu thanh toán của
các hợp đồng. Những rủi ro này là những sự kiện ngoài ý muốn, có thể gây ra sự sụt
giảm doanh thu hoặc khiến cho các NHTM gặp những vấn đề khó khăn trong tài
chính. Khơng những thế, các nhân tố này có thể ở là hình thức phi tài chính, khiến

cho uy tín bị ảnh hƣởng nặng nề và ảnh hƣởng lớn đến việc sinh lời trong tƣơng lai
của ngân hàng.
Nếu rủi ro xảy ra riêng lẻ, mức độ nghiêm trọng của sự sụt giảm doanh thu,
các khoản lợi nhuận của ngân hàng sẽ không quá lớn. Tuy nhiên, nếu các loại rủi ro
này xảy ra một cách thƣờng xuyên, mức độ nghiêm trọng sẽ gia tăng rất nhiều,
phạm vi ảnh hƣởng sẽ rất rộng. Lúc này, các thị trƣờng tín dụng chứng khoán, bất
động sản, thƣơng mại... đều sẽ bị tác động, nghiêm trọng hơn là nguy cơ phá sản,
thị trƣờng tài chính sụp đổ, phá vỡ sự cân bằng của thị trƣờng.
Đối với các hoạt động của ngân hàng, triệt tiêu rủi ro là điều khơng thể. Do
đó, để né tránh đƣợc những rủi ro có thể sẽ xảy ra đó là chấp nhận và tìm cách hạn
chế nó. Và một trong những cách để rủi ro không xảy ra, các NHTM phải có những
thơng tin về tài chính, tình hình hoạt động của công ty thật minh bạch và đáng tin
cậy. Vậy nên có thể thấy việc MB&CBTT ở các NHTM là một yếu tố trọng yếu để
hạn chế mức rủi ro trong các ngân hàng.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất ra đề tài: “Ảnh hưởng của công
bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng Việt Nam” nhằm
đƣa ra các luận chứng quan trọng góp phần làm rõ việc chấp nhận rủi ro của các
NHTM Việt Nam dựa trên mức độ CBTT của từng chủ thể kinh doanh.
2. Tổng quan nghiên cứu
7


2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Bài nghiên cứu về rủi ro doanh nghiệp của Natalia và các cộng sự (2018) đã
đƣa ra rủi ro danh tiếng là một trong những rủi ro đáng kể ảnh hƣởng đến độ tin cậy
và uy tín của các NHTM. Mức độ thiết yếu của việc quản lý rủi ro danh tiếng và
chất lƣợng đánh giá của ngân hàng vẫn phù hợp vì xác suất giảm hoặc mất uy tín
kinh doanh ảnh hƣởng đến kết quả tài chính và mức độ tin cậy của khách hàng, đối
tác và các bên liên quan. Bằng cách mơ phỏng mơ hình dựa trên Bayesian
Networks, tác giả mơ tả cơ chế đánh giá rủi ro danh tiếng và đánh giá những khoản

mục mất mát có thể đến trong các ngân hàng bằng cách vẽ các hàm phân phối chuẩn
và bình thƣờng. Mơ phỏng Monte-Carlo đƣợc dùng để tính toán xác suất tổn thất do
rủi ro danh tiếng gây ra. Mức độ tƣơng tự biểu đồ chuẩn hóa đƣợc xác định trên cơ
sở phân tích dữ liệu mờ áp dụng phƣơng pháp khoảng cách Hamming. Hệ thống
phân cấp dạng cây dựa trên OWA đƣợc sử dụng để tổng hợp dữ liệu với các hệ số
của Fishburne dƣới dạng thang đo tích chập. Cơ chế này có tính đến tác động của
các tiêu chí, chẳng hạn nhƣ: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, giá trị lợi thế thƣơng
mại, tỷ lệ tài sản rủi ro, tỷ trọng tài sản sản xuất trong tài sản ròng, tỷ lệ hiệu quả
của các khoản nợ phải trả, tỷ lệ rủi ro trong hoạt động tín dụng, tỷ lệ cấp vốn và chỉ
số độ tin cậy về uy tín kinh doanh của ngân hàng. Các phƣơng pháp và khuyến nghị
đƣợc đề xuất có thể đƣợc áp dụng để phát triển cơ chế ra quyết định nhằm mục đích
triển khai hệ thống quản lý rủi ro danh tiếng trong các NHTM cũng nhƣ tối ƣu hóa
cơng nghệ quản lý rủi ro.
Trong nghiên cứu của mình, Masaru và Yukihiro (2004) đã đƣa ra bằng
chứng về các nhân tố có thể tác động đến việc chấp nhận rủi ro của các ngân hàng ở
Nhật Bản. Bằng việc thu thập số liệu của các ngân hàng ở Nhật Bản, tác giả đã xem
xét và nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố quyết định việc chấp nhận rủi ro tại các
NHTM. Việc thực hiện các yêu cầu về an toàn vốn khiến cho rủi ro tại các NHTM
giảm. Mối quan hệ giữa quyền sở hữu cổ đông ổn định và rủi ro ngân hàng là phi
tuyến; rủi ro giảm ban đầu khi có quyền sở hữu của các cổ đơng ổn định, sau đó

8


tăng lên khi hiệu ứng thay thế tài sản chi phối ảnh hƣởng của sự cố thủ của ngƣời
quản lý đối với rủi ro ngân hàng.
Với cơng trình nghiên cứu của tác giả Alshatti (2015) xem xét tác động của
quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động tài chính của 13 NHTM Jordan trong thời
gian từ năm 2005 – 2013. Nghiên cứu này cho thấy ảnh hƣởng của quản lý rủi ro tín
dụng đối với những hoạt động tài chính của các NHTM Jordan đƣợc đo bằng chỉ số

hai chỉ số tài chính đó là ROA và ROE. Nghiên cứu cuối cùng đã đƣa đến kết luận
thêm rằng các tỷ số liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng đƣợc xem xét trong nghiên
cứu này có ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động tài chính của các NHTM Jordan. Dựa
trên kết luận mà tác giả đã cho thấy, các ngân hàng nên đƣa ra những biện pháp
hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng để mang lại đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra,
các ngân hàng cần thiết lập các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng đầy đủ bằng
cách áp dụng ƣớc tính tín dụng chặt chẽ trƣớc khi cấp khoản vay cho khách hàng và
thiết kế hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả.
Nghiên cứu của nƣớc ngoài về chủ đề cùng tên, tiêu biểu là của Wang và các
cộng sự (2018) đã thu thập dữ liệu từ 90 NHTM trong khoảng thời gian từ 2010 đến
2015, để xét sự thay đổi trƣớc và sau 3 năm kể từ khi Quy định mới về CBTT đƣợc
ban hành. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi Trung Quốc triển khai hệ thống bảo
hiểm tiền gửi các nhà đầu tƣ sẽ để ý nhiều hơn đến mức độ chấp nhận rủi ro của
ngân hàng, hệ số Govern khơng có ảnh hƣởng rõ ràng vì khi chính phủ nắm giữ cổ
phần ngân hàng sẽ tăng cƣờng giám sát, trong khi đó các các khoản nợ xấu sẽ đồng
thời tăng và ảnh hƣởng của hệ số này lên sự ổn định của ngân hàng là khơng chắc
chắn, ngồi ra chính phủ sẽ sẵn sàng cứu trợ các ngân hàng mặc dù không sở hữu cổ
phần.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Các bài nghiên cứu nổi bật về vấn đề MB&CBTT đối với đối tƣợng là các
NHTM Việt Nam có thể kể đến nhƣ cơng trình nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng
và các cộng sự (2019), Nguyễn Minh Phƣơng và Nguyễn Thị Hồng Hải (2018).

9


Cơng trình nghiên cứu xây dựng chỉ số MB&CBTT cho các NHTM Việt
Nam của Phạm Mạnh Hùng và các cộng sự (2019) đã đƣa ra đƣợc các phần cấu
thành của bộ chỉ số minh bạch thông tin bao gồm: (1) Chỉ số cung cấp đầy đủ thông
tin; (2) Chỉ số cập nhật thông tin; (3) Chỉ số độ tin cậy thông tin; (4) Chỉ số khả

năng tiếp cận thông tin. Dựa trên bộ chỉ số CBTT (DISC) đƣợc phát triển bởi
Baumann và Nier (2003), nhóm nghiên cứu đã xây dựng một bộ chỉ số MB&CBTT
đa chiều và chiều thứ nhất (tính đầy đủ của thơng tin). Bên cạnh đó, nhóm nghiên
cứu phát triển bổ sung một chỉ số tổng hợp về tính minh bạch thơng tin của ngân
hàng là đại diện cho bốn chỉ số trung gian. Trong đó, mỗi chỉ số trung gian đại diện
cho một trong bốn khía cạnh phản ánh mức độ MBTT nêu trên. Hai nhà nghiên cứu
đã sử dụng bộ chỉ tiêu này để đo lƣờng chỉ số của 28 NHTM tại Việt Nam.
Bài nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến MBTT tin trong HĐKD của
các NHTM Việt Nam của Nguyễn Minh Phƣơng và Nguyễn Thị Hồng Hải (2018).
Hai nhà nghiên cứu đã sử dụng mơ hình để đánh giá 7 yếu tố ảnh hƣởng đến MBTT
trong những HĐKD của ngân hàng gồm: “(1) Tính cam kết và chính trực của ban
quản trị cấp cao; (2) Bộ máy quản lý nhà nƣớc; (3) Tình hình HĐKD của các
NHTM; (4) Kiểm tốn; (5) Cơ quan xếp hạng tín nhiệm; (6) Nguồn nhân lực; (7)
Nền tảng công nghệ thông tin”. Bài nghiên cứu đã đƣa ra kết luận rằng với từng yếu
tố đƣợc đƣa vào phạm vi nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê trong mơ hình và có
tính tác động đến độ MBTT. Đây chính là cơ sở tiền đề cho các giải pháp tăng
cƣờng tính MBTT trong hoạt động của các NHTM.
Các bài nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề rủi ro trong hoạt động thƣơng
mại của ngân hàng cũng có nhiều bài nổi bật điển hình nhƣ bài nghiên cứu của Đỗ
Thu Hằng (2020). Trong nghiên cứu của mình về khẩu vị rủi ro của các NHTM, Đỗ
Thu Hằng (2020) đã làm rõ khái niệm về khẩu vị rủi ro, khung khẩu vị rủi ro và
tuyên bố khẩu vị rủi ro ở các ngân hàng. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra những đánh
giá về thực trạng và xây dựng khung khẩu vị rủi ro ở các NHTM Việt Nam và đƣa
ra các khuyến nghị cần thiết.

10


×