Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài: Thực Hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà tĩnh
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Danh Mục bảng biểu 4
Danh mục chữ viết tắt: 5
LỜI NÓI ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 7
3. Đối tượng nghiên cứu 7
4. Phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
5.1. Phương pháp thu thập số liệu 8
5.2. Phương pháp phân tích thống kê. 8
6. Kết cấu đề tài: 8
A. Phần I: Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh 10
1.1. Vài nét về Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh Hà Tĩnh. 10
1.1. 1. Tên, địa chỉ. 10
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 10
1.2. Cơ cấu tổ chức 11
1.2.1. Mạng lưới hoạt động: 11
1.2.2. Số lượng cán bộ: 11
1.2.3. Cơ cấu tổ chức, các phòng nghiệp vụ chi nhánh tỉnh: 11
1.2.4. Sơ đồ tổ chức: 13
1.3. Chức năng nhiệm vụ: 13
B. Phần II: Thực trạng và giải pháp vấn đề xóa đói giảm nghèo tại
Ngân hàng Chính sách - xã hội tỉnh Hà Tĩnh. 15
I. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Hà Tĩnh. 15
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh 15
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh 15
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 3
1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh 17
1.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Hà Tĩnh. 19
1.2.1 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Hà Tĩnh. 20
1.2.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Hà Tĩnh 22
1.3- Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh hà tĩnh
trong thời gian qua 29
1.3.1. Những kết quả đạt được: 29
1.3.2 Môt số tồn tại và nguyên nhân: 30
II. Giải pháp nâng cao chất lượng xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh 33
2.1 Định hướng mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng cho
vay hộ nghèo . 33
2.1.1 Định hướng xoá đói giảm nghèo của tỉnh Hà Tĩnh: 33
3.1.2 Một số định hướng chung về hoạt động tín dụng trong thời
gian tới 34
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi
nhánh NHCSXH Hà Tĩnh 35
2.2.1 Quan điểm cho vay hộ nghèo: 35
2.2.2 Một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối
với hộ nghèo: 35
2.2.3 Các giải pháp khác: 38
2.3 Kiến nghị: 39
2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước: 39
2.3.2. Kiến nghị với Hội đồng quản trị và NHCSXH Việt Nam: 40
2.3.3 Kiến nghị với UBND tỉnh Hà Tĩnh: 40
KẾT LUẬN 42
Danh mục tài liệu tham khảo 43
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 4
Danh Mục bảng biểu
Bảng 1.1- Tên các phong ban…………………………………page11
Sơ đồ 1.2 – Sơ đồ các phong ban…………………………… page12
Bảng 2.1 kết quả hoạt động trong 3 năm gần đây…………….page19
Bảng 2.2 Nguồn vốn NHCSXH……………………………… page 20
Bảng 2.3 Kết quả cho vay thu nợ…………………………… page 24
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ…………………………………………page 25
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 5
Danh mục chữ viết tắt:
-NHCSXH : Ngân hàng chính sách Xã hội
-NHCS : Ngân hàng chính sách
-NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
-NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp
-NS Tỉnh : Ngân sách Tỉnh.
-TK&VV :Tiết kiệm và vay vốn.
-UBND : Ủy ban nhân dân
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 6
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Qua 37 năm kể từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh.
Chúng ta đó đạt được một số thành tựu đáng kể, nhất là sau khi tiến hành cải
cách từ năm 1986.
Một trong những thành tựu đáng kể nhất chính là về kinh tế. Từ một nền
xuất phỏt thấp và bị tàn phỏ nặng nề sau chiến tranh, nhưng với quyết tâm xây
dựng đất nước của nhân dân, và sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng, để
đưa nền kinh tế Việt Nam nhảy một bước tiến vượt bậc, từ một nền kinh tế
nông nghiệp, nghèo lạc hậu hướng tới năm 2020 thành một nước công nghiệp
hiện đại. kinh tế phát triển kéo theo đời sống người dân được nâng cao. Một
số bộ phận người dân Việt Nam đang hướng tới nhu cầu cao không thua kém
các nước phát triển trên thế giới.
Tuy nhiên, đi cùng đó là những người nghèo, với đời sống khó khăn.
Theo điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên toàn quốc năm
2010 theo chuẩn nghèo mới , tổng số hộ nghèo cả nước là trênn 3,05 triệu, hộ
cận nghèo là trên 1,6 triệu. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2010 là 9,45%.
Nhà nước ta với mong muốn toàn thể nhân dân được sống đời sống ấm no đầy
đủ đó làm nhiều biện pháp để cải thiện đời sống người dân nghèo. Một trong
những công cụ chủ yếu đó là qua Ngân hàng chính sách xã hội.
Tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội là Ngân hàng phục vụ
người nghèo, những con người muốn vươn lên cải thiện cuộc sống, họ có ý
chý quyết tâm, nhưng không có nguồn lực để bắt đầu. Ngân hàng chính sách
ra đời đó mở ra cánh cửa cho họ xóa đói giảm nghèo.
Việc xóa đói giảm nghèo không chỉ mang tính xã hội, tính nhân đạo,
mà nó cũng mang tính chất kinh tế. Một nền kinh tế nếu tồn tại bộ phận kém
phát triển sẽ kéo toàn bộ nền kinh tế trì trệ. Đó không phải chỉ là vấn đề mà
chỉ có Đảng Nhà nước quan tâm và thực hiện, mà mỗi địa phương phải chủ
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 7
động để xóa đói giảm nghèo. Tích cực thực hiện công cuộc xoá đói giảm
nghèo, thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa thành thị và nông thôn, xây
dựng xã hội văn minh, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta. Chính phủ đã
cùng các bộ, ngành đề ra nhiều giải pháp, chính sách giúp đỡ người nghèo
khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống, làm ăn có hiệu quả, góp phần
xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Trong các chính sách hỗ trợ người nghèo nói trên thì tín dụng đối với người
nghèo giữ vai trò hết sức quan trọng và có hiệu quả . Đây là nguồn vốn phải
hoàn trả cả gốc và lãi đòi hỏi người vay phải sử dụng có hiệu quả, chính vì
vậy hộ nghèo đã làm quen dần với hạch toán, biết quản lý vốn, đồng thời họ ý
thức trong việc tiết kiệm vốn sản xuất và tiêu dùng , khắc phục được những
nguyên nhân nghèo đói có nguồn gốc về kinh tế.
Hiện nay, có rất nhiều tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế đã và đang
thực hiện việc hỗ trợ vốn cho người nghèo, nhưng phạm vi hoạt động còn hẹp
, hiệu quả chưa cao. Thực tế đó đòi hỏi các tổ chức tín dụng đặc biệt là Ngân
hàng Chính sách xã hội phải có những giải pháp nhằm tăng nguồn vốn, mở
rộng quy mô tín dụng . Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng , đáp ứng
kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, góp phần quan trọng trong công cuộc
xoá đói giảm nghèo.
Nhằm củng cố kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo và việc bức thiết
nâng cao chất lượng xóa đói giảm nghèo, qua quá trình thực tế tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh tôi lựa chọn đề tài:“Thực Hiện xóa đói giảm
nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà tĩnh” làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài này, cho chúng ta cái nhìn trung thực rõ ràng với
thực trạng xóa đói giảm nghèo tại Hà Tĩnh qua hoạt động của NHCSXH tỉnh
Hà Tĩnh. Qua đó, chúng ta có thể nhận ra được những mặt còn hạn chế yếu
kém của hoạt động xóa đói giảm nghèo tại đây, tìm ra nguyên nhân, đề xuất
những biện pháp khắc phục. Từ đó, sẽ giúp hoạt động của NHCSXH tại đây
có hiệu quả hơn, người dân có cuộc sống tốt hơn, thúc đẩy kinh tế địa phương
phát triển, góp phần xây dựng que hương Việt Nam giàu mạnh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 8
Hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà
Tĩnh
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này rất rộng vì nó được coi là cấu phần quan trọng nhất trong
chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo. Do điều kiện không cho phép
phạm vi nghiên cứu của tôi chỉ giới hạn trong nội dung “cho vay hộ nghèo”
tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở kiến thức học ở trường, kiến thức tích lũy được trong thời gian
thực tập và qua sách báo em sử dụng một số phương pháp sau đây trong việc
nghiên cứu đề tài.
5.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập số liệu sơ cấp từ các bảng báo cáo hoạt động của NHCSXH trong
3 năm từ 2009-2011, đồng thời phỏng vấn trực tiếp các nhân viên tại NHCS
và trao đổi, tìm hiểu về kết quả hoạt động xóa đói giảm nghèo qua phỏng vấn
các hộ nghèo vay vốn. Bên cạnh đó cũng thu thập thông tin từ phương tiện
truyền thông như sách , báo chí, tạp chí, internet
5.2. Phương pháp phân tích thống kê.
- Tổng hợp để thấy được tình hình hoạt động NHCSXH
- So sánh sự biến động số liệu qua các năm
+ So sánh tuyệt đối
- Thông qua các tỉ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH
6. Kết cấu đề tài:
Đề tài được chia thành 2 phần:
A-Phần I: Tổng quan về dơn vị.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 9
B-Phần II: Thực trạng và giải pháp vấn đề xóa đói giảm nghèo tại Ngân
hàng Chính sách - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Bao gồm:
I. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay
hộ nghèo của tỉnh Hà Tĩnh.
Trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài còn rất nhiều vấn đề cần đặt ra, nhưng vì
thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn . Vì vậy trong chuyên đề này còn
nhiều khiếm khuyết, rất mong cán bộ, lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh và các thầy, cô giáo góp ý, chỉnh sửa để bài viết
được hoàn thiện hơn về lý luận và thực tiễn.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 10
A. Phần I: Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
1.1. Vài nét về Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh Hà Tĩnh.
1.1. 1. Tên, địa chỉ.
- Tên: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
- Địa chỉ: Xô Viết Nghệ Tĩnh – Thành phố Hà Tĩnh.
- Số điện thoại: 039.3853.963
- Fax: 039.3856139
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất
trong phạm vi cả nước; là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và
hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương.
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số
131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ để
thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập
theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo
Quyết định số 45/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ngân hàng Chính sách xã hội, là đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng
Giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
trên địa bàn. Là chi nhánh cấp I, có trụ sở đóng tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,
thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Để đáp ứng việc cho vay ưu đãi đến người nghèo và các đối tượng chính
sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội đã hợp đồng uỷ thác với Hội Nông
dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp
các đơn vị uỷ thác thành lập 4230 tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn xóm để
thực hiện tốt việc cho vay, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ,
thu lãi…
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 11
Sau 9 năm thành lập, Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh đã cho
326.744 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay 4.202.531 triệu đồng
từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Đến 31/12/2011, Ngân hàng Chính sách
xã hội Hà Tĩnh đang thực hiện cho vay 10 chương trình ưu đãi với 198.112
khách hàng có dư nợ số tiền 2.748.049 triệu đồng, tăng 2.513.928 triệu so với
năm 2003.
Vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp người nghèo và các
đối tượng chính sách mua được trâu bò cày kéo, phương tiện sản xuất kinh
doanh như ngư lưới cụ, máy móc nông nghiệp, nguyên vật liệu xây dựng, con
giống và thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng có hiệu quả kinh tế, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững;
học sinh sinh viên có điều kiện trang trải chi phí học tập, các hộ nghèo xây
nhà kiên cố, Những người có điều kiện được vay vốn đi xuất khẩu lao động…
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Mạng lưới hoạt động:
Hiện chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh gồm:
- 01 chi nhánh tỉnh
- 11 Phòng giao dịch huyện, thị xã.
1.2.2. Số lượng cán bộ:
Tổng số cán bộ 168 người (trong đó: 141 hợp đồng không xác định thời
hạn; 14 hợp đồng lao động dướ 12 tháng; 13 hợp đồng lao đồng có thời hạn
dưới 3 tháng), trong đó: có trên 75% cán bộ có trình độ trên đại học, đại học
và cao đằng.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức, các phòng nghiệp vụ chi nhánh tỉnh:
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội có: Con dấu riêng; Bảng cân
đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật; Vốn hoạt động do Ngân
hàng Chính sách xã hội và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giao; Tài
khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng
thương mại trên địa bàn; Trụ sở giao dịch tại địa bàn hoạt động.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 12
Giám đốc chi nhánh là người trực tiếp điều hành hoạt động của Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc,
trước pháp luật về hoạt động chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội.
Giúp việc Giám đốc có một số Phó Giám đốc và các Phòng chuyên môn
nghiệp vụ.
Cơ cấu các Phòng chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội gồm:
- Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ tín dụng
- Phòng Kế toán-Ngân quỹ
- Phòng Hành chính-Tổ chức
- Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ
- Phòng Tin học.
Điều hành phòng chuyên môn nghiệp vụ là Trưởng phòng, giúp việc
Trưởng phòng có một số Phó trưởng phòng.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp
vụ tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội do Giám đốc Chi nhánh quy
định phù hợp với nhiệm vụ của Chi nhánh và hướng dẫn của Phòng chuyên
môn nghiệp vụ tại Hội sở chính.
Tại 11 huyện, thị xã thành lập các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính
sách xã hội. Các phòng giao dịch có Giám đốc, Phó giám đốc Trưởng Kế
toán, Tổ trưởng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng và cán bộ chuyên môn, thực hiện
các chức năng nhiệm vụ cơ bản như đối với cấp tỉnh.
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh có Ban giám đốc
gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc.
- Có 5 phòng chuyên môn gồm:
Tên các phòng
1 Phòng Hành chính -Tổ chức
2 Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ
3 Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ tín dụng
4 Phòng Kế toán -Ngân quỹ
5 Phòng Tin học
Bảng 1.1
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 13
1.2.4. Sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ 1.2
1.3. Chức năng nhiệm vụ:
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận,
được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%
(không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và
các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG KẾ
HOẠCH-
NGHIỆP
VỤ TÍN
D
Ụ
NG
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH-
TỔ
CH
Ứ
C
PHÒNG
KIỂM
TRA
KIỂM
TOÁN
PHÒNG
KẾ
TOÁN-
NGÂN
QU
Ỹ
PHÒNG
TIN
HỌC
PGD
HUYỆN
KỲ
ANH
PGD
HUYỆN
CẨM
XUYÊN
PGD
HUYỆN
THẠCH
HÀ
PGD
HUYỆN
CAN
LỘC
PGD
THỊ
XÃ
HỒNG
LĨNH
PGD
HUYỆN
NGHI
XUÂN
PGD
HUYỆN
ĐỨC
THỌ
PGD
HUYỆN
HƯƠNG
SƠN
PGD
HUYỆN
VŨ
QUANG
PGD
HUYỆN
HƯƠNG
KHÊ
PGD
HUYỆN
LỘC
HÀ
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 14
Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động
vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi
của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội,
các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài
nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh đang thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của
Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn; cho vay và các
dịch vụ Ngân hàng theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của
Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức
kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính
phủ. Các cá nhân trong và ngoài nước.
- Kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức, cá nhân; việc thực
hiện hợp đồng uỷ thác của các đơn vị nhận uỷ thác.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 15
B. Phần II: Thực trạng và giải pháp vấn đề xóa đói giảm nghèo tại
Ngân hàng Chính sách - xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
I. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở Bắc trung bộ, diện tích tự nhiên 6.056km
2
, dân
số có gần 1,3 triệu người gồm 300.240 hộ gia đình, được phân bố thành 9
huyện, 2 thị xã, gồm 262 phường, xã, thị trấn; có 4 huyện miền núi, trong
đó có 46 xã thuộc khu vực II, III và đặc biệt khó khăn (gọi tắt là chương
trình 135).
Phía Bắc Hà Tĩnh tiếp giáp với tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp với dãy nước
bạn Lào với chiều dài 145 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông
giáp biển Đông, với 137 km bờ biển. Địa hình Hà Tĩnh thoải từ Tây sang
Đông có nhiều sông, suối bắt nguồn từ dãy Trường sơn đổ ra biển. Tiềm
năng kinh tế Hà Tĩnh đa dạng và phong phú có đủ kinh tế rừng, biển, đồng
bằng, thuận lợi cho sản xuất, dịch vụ, du lịch ; đặc biệt là tiềm năng nuôi
trồng thuỷ hải sản, phát triển kinh tế biển, nông lâm kết hợp… Hà Tĩnh có
đường quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh với độ dài 132km, có
đường Hồ Chí Minh chạy dọc đông trường sơn nối liền ba tỉnh Nghệ An
Hà Tĩnh Quảng Bình cùng các nhánh tỉnh lộ, huyện lộ thuận lợi, có cửa
khẩu quóc tế Cầu Treo, quốc lộ 8 nối với đường xuyên á giao thương
thuận lợi với các nước Lào, Căm Phu Chia và Thái Lan; đặc biệt Hà Tĩnh
có cảng biển nước sâu Vũng áng là một trong những cảng biển trọng điểm
miền Trung có thể cặp bến các tàu hàng chục vạn tấn . Hà Tĩnh là một tỉnh
có nhiều khoáng sản như :vàng ở Kỳ Anh, Hương Sơn; than ở Hương Khê;
man gan ở Can Lộc; ti tan ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; đặc biệt có
mỏ sắt Thạch khê với trữ lượng 500 triệu tấn lớn nhất khu vực Đông Nam
Á
Khí hậu Hà Tĩnh mang đặc trưng của nhiệt đới gió mùa, độ ẩm lớn, lượng
mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27
0
c lượng mưa trung bình
hàng năm 700mm; phân làm 2 mùa rõ rệt , mùa mưa và mùa nắng. 2.1.1.2
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 16
Đặc điểm kinh tế xã hội:
Trong những năm qua cùng với sự đổi mới nền kinh tế của đất nước, Hà
Tĩnh đã xây dựng các chương trình kinh tế phát triển công nghiệp hoá hiện
đại hoá theo hướng công - nông nghiệp phát triển toàn diện. Lấy kinh tế
nông nghiệp làm trọng tâm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hoá; quy hoạch các vùng cây con, làng nghề nhằm
khai thác tiềm năng tại chỗ, gắn nuôi trồng với chế biến tiêu thụ sản phẩm
khép kín. Chú trọng phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;
đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính; xác định thuỷ sản là ngành kinh tế
tiềm năng cần tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả; thực hiện thành công
xoá đói giảm nghèo…
Nhờ có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, trong thập kỷ cuối cùng của
thế kỷ 20 và những năm đầu tiên của thế kỷ 21 nền kinh tế Hà Tĩnh có bước
phát triển khá, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm bình quân trên 10% (từ năm
2011 ước đạt 11,7%) Riêng năm 2010 kinh tế xã hội Hà Tĩnh tiếp tục chuyển
biến khá tích cực và toàn diện: Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp đạt trên
7.700 tỷ đồng; sản lượng lương thực cả năm đạt 45,7 vạn tấn; độ che phủ
rừng đạt 52%; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp 40%; giá trị bình quân
trên đơn vị diện tích canh tác đạt 44 triệu đồng/ha/năm; giá trị xuất khẩu
nông, lâm, thủy sản trên 42 triệu USD. Đặc biệt năm 2010, Hà Tĩnh đã thực
hiện tốt công tác bảo vệ rừng, trồng rừng đạt cao nhất từ trước đến nay. Sản
xuất công nghiệp tăng khá, nhất là khu vực ngoài quốc doanh. Giá trị sản xuất
công nghiệp theo giá cố định ước đạt 816,68 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng
kỳ Lĩnh vực thương mại - dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu về trao đổi hàng
hoá, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất; xuất khẩu tăng khá
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ ước đạt 8.353 tỷ đồng, tăng 27,5% so
cùng kỳ 2009.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 25,68 triệu USD, bằng 39,5% kế hoạch, tăng
81,7% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 24,1 triệu USD, bằng
98% so với cùng kỳ.
Tổng lượt khách du lịch là 150.849 lượt người, tăng 18% so cùng kỳ. Doanh
thu đạt 53.159 triệu đồng, tăng 20% so cùng kỳ, nộp ngân sách 3.677 triệu
đồng
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 17
Trật tự an toàn xã hội ổn định; hộ đói nghèo giảm.
Song song với sự phát triển kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cũng có những chuyển biến
tích cực về mặt văn hoá xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng và y tế, giáo dục ngày
một tăng . Bên cạnh đó, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực, mọi tổ chức xã hội
tham gia vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao
thu nhập cho người nông dân, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh… cho
người dân, nhằm thu nhỏ diện nghèo đói.
Tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh sản
xuất hàng hoá chậm phát triển, kinh tế chủ yếu thuần nông; công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, du lịch tuy có nhưng đang là tiềm năng chưa được khai
thác , thu nhập bình quân đầu người thấp, vẫn là tỉnh nghèo nhất so với cả
nước. lao động dồi dào nhưng chưa qua đào tạo, thiếu công nghệ, thiếu kinh
nghiệm sản xuất hàng hoá.
1.1.1.3 Tình trạng nghèo đói ở tỉnh Hà Tĩnh
Một bộ phận lớn dân cư sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa sản xuất
thuần nông với kỹ thuật lạc hậu và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Vì
vậy tình trạng nghèo đói của tỉnh vẫn còn cao so với bình quân chung cả
nước.
Nhìn về tổng thu nhập (GDP) và đời sống của nhân dân Hà Tĩnh là một trong
những tỉnh nghèo so với cả nước. Toàn tỉnh đến cuối năm 2011 còn 42.923 hộ
thuộc diện đói nghèo, chiếm tỷ lệ 22,55% trong tổng số hộ.
Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đói hiện nay đã đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo của
tỉnh đến cuối năm 2011 là 22,55% nhưng số liệu điều tra thực tế thì bên cạnh
những hộ thoát khỏi mức nghèo đói lại xuất hiện nhiều hộ mới bị đói nghèo.
Điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ nghèo đói của tỉnh chưa phải là ổn định và bền
vững. Số hộ tái nghèo có thể còn cao hơn nữa vì điều kiện tự nhiên, môi
trường không thuận lợi, rất nhiều hộ không trong diện đói nghèo nhưng thu
nhập còn thấp và không ổn định, luôn có nguy cơ rơi vào diện đói nghèo.
Với tỷ lệ nghèo đói 22,55% như hiện nay và số hộ tăng giảm trong diện nghèo
đói hàng năm cho thấy công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh và trách nhiệm
của Ngân hàng Chính sách xã hội còn nặng nề .
1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hoạt động
của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh.
1.1.2.1 Thuận lợi:
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 18
Hà Tĩnh những năm gần đây ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp
và chăn nuôi, mở rộng và phát triển các ngành nghề khác. Đây là điều kiện
thuận lợi để Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh mở rộng hướng cho
vay hộ nghèo nhằm tạo thu nhập cho hộ , cải thiện đời sống. Kinh tế của Hà
tỉnh đang có xu hướng tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng
tích cực, tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp dịch vụ có xu hướng tăng,
trong nông nghiệp ngành chăn nuôi tăng nhanh. Công tác chuyển đổi Hợp tác
xã nông nghiệp theo mô hình kiểu mới đang được triển khai , tạo điều kiện
cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao chất
lượng tín dụng đối với hộ nông dân.
Tỉnh Đảng bộ có Nghị quyết số 15 chỉ đạo cụ thể các cấp các ngành tạo điều
kiện thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động như: Chương trình
cho vay phát triển đàn bò đối với hộ nghèo, đồng thời giao cho các ban,
ngành, các cấp trong tỉnh và huyện, hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội
trong việc cho vay và kiểm tra sử dụng tiền vay (chương trình chăn nuôi bò)
của hộ nghèo được Ngân sách tỉnh hộ trợ trả lãi .
Thực hiện tốt một số chương trình lồng ghép của Ngân hàng Chính sách xã
hội từng bước nâng cao nhận thức cho nông dân, tạo điều kiện phát huy tiềm
năng của tỉnh và tạo điều kiện đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
kinh doanh, nâng cao hiệu quả vốn vay .
Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh là những
hộ gia đình nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, họ
là những người có nếp sống sinh hoạt lành mạnh, đoàn kết và sòng phẳng
trong quan hệ vay trả.
Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo đang được hoàn thiện phù hợp với
điều kiện thực tế địa bàn nông thôn, làm cho hoạt động của Ngân hàng Chính
sách xã hội được thuận lợi mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn.
1.1.2.2 Khó khăn:
Điều kiện thời tiết, khí hậu những năm gần đây có nhiều thay đổi so với
những năm trước, nhiều đợt mưa ,rét đậm kéo dài gây khó khăn lớn cho trồng
trọt và chăn nuôi. Dịch bệnh phát sinh ở nhiều nơi như: bệnh lở mồm long
móng làm trâu bò chết hàng loạt, trong đó có trâu bò thuộc nguồn vốn vay
của Ngân hàng Chính sách xã hội; dịch cúm gia cầm ảnh hưởng lớn đến
ngành chăn nuôi gia cầm . Do ảnh hưởng như vậy nên dẫn tới thu nhập của
một số hộ dân bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn cho vay của Ngân
hàng Chính sách xã hội.
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 19
Nhận thức một số hộ nghèo chưa cao, tư tưởng bao cấp, ỷ lại còn ăn sâu vào
tiềm thức; một số người còn tự ty mặc cảm không chịu khó vươn lên theo kịp
cộng đồng; năng lực sản xuất, trình độ quản lý đa số còn yếu, việc tiếp thu
khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Điều
này làm trở ngại lớn trong việc cấp tín dụng cho hộ nghèo đói và nó cũng làm
hạn chế hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho hộ nghèo.
Các dự án khả thi thu hút lao động tạo việc làm, tăng thu nhập trên địa bàn
còn hết sức hạn chế.
Các chương trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất,
chăn nuôi; khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tập huấn đối với người
nghèo chưa thường xuyên, hạn chế việc sử dụng hiệu quả vốn vay.
Giá trị món vay của hộ nghèo nhỏ, số lượng món vay lớn, địa bàn hoạt động
rộng nên chi phí cho một món vay còn cao. Mặt khác lãi suất cho vay hộ
nghèo lại thấp hơn lãi suất trên thị trường, do đó khả năng cân bằng tài chính
của Ngân hàng Chính sách xã hội còn khó khăn.
Một số tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt
động còn yếu, chỉ quan tâm để làm thủ tục vay được tiền, sau đó không đôn
đốc thu nợ gốc, lãi cho Ngân hàng.
1.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Hà Tĩnh.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh đi vào hoạt động được 17 năm,
trước đó dưới tên gọi Ngân hàng phục vụ người nghèo , với chức năng, nhiệm
vụ cơ bản là cho vay hộ nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm thực hiện
công cuộc xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm. Ngân hàng Chính sách xã
hội đang mở rộng diện tiếp cận hộ nghèo, từng bước thực hiện nhiệm vụ của
mình. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong
những năm gần đây như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng, hộ
TT
Tiêu chí
Thực hiện
năm 2009
Thực hiện
năm 2010
Thực hiện
Năm 2011
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 20
I Nguồn vốn 1 793 2 195 2 757
A Kế hoạch A 1 783
2 184
1 Nguồn vốn từ Trung Ương
1 779
2 177
2 717
2 Nguồn vốn huy động 4 0 7 35
3 Huy động dân cư 4
2,7
5,4
4 Qua Tổ TK&VV 5 3 29,6
B Kế hoạch B(NS Tỉnh) 10
11
19
II Sử dụng vốn
1 Doanh số cho vay
145
163 282
2 Doanh số thu nợ
103
115 196
3
Dư nợ cuối kỳ
trong đó: Tỷ lệ nợ QH
812
3,4
845
5,1
931
5,4
4 Tổng số hộ đói nghèo 58.740 42.875 34.784
5 Tổng số hộ còn dư nợ 221.485
201.542
198.129
6 Dư nợ bình quân hộ 9,6 11,4 13,6
7 Số hộ vay vốn(hộ) 2451 2541 2 725
8 Số hộ thoát nghèo 1.865 2.125 3 327
Bảng 2.1
Nguồn : báo cáo Ngân hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Hà Tĩnh
Để đánh giá một cách toàn diện về công tác cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh, dưới đây chúng ta xem xét cả thực trạng về
nguồn vốn cho vay hộ nghèo và công tác cho vay hộ nghèo.
1.2.1 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Hà Tĩnh.
1.2.1.2 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Hà
Tĩnh.
Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Tĩnh đến 31/12/2010 đạt
325.285 triệu đồng, bao gồm:
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 21
Vốn Trung ương: 1 793 484 triệu đồng.
Vốn huy động tại địa phương: 24.282 triệu đồng trong đó huy động
5.378 triệu đồng, tiền huy động tiết kiệm dân cư đạt 938 triệu đồng ,
tỷ lệ so tổng nguồn vốn thấp . Nhưng đây là một cố gấng rất lớn đối
với tập thể anh chị em ,bước đầu khẳng định được lòng tin .
Theo điều lệ hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội thì NHCSXH được
phép huy động vốn trong nước và ngoài nước của mọi tổ chức và tầng lớp dân
cư, được phát hành chứng chỉ nợ, Ngân hàng Nhà nước, vay khác trong và
ngoài nước theo các dự án Chính phủ bảo lãnh, tổ chức huy động tiết kiệm
trong cộng đồng người nghèo, nhận dịch vụ uỷ thác cho vay nhận các nguồn
vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế.
1.2.1.2 Sự tăng trưởng nguồn vốn:
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh khi thành lập đã tiếp nhận nguồn
vốn từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo 185.737 triệu đồng, Sau một năm
hoạt động, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Tĩnh đã không
ngừng tăng lên, cho đến cuối 2010 tổng nguồn vốn là 2 195 592 triệu đồng.
Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chủ trương của Nhà nước về
xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là sự hỗ trợ của Nhà nước
và các tổ chức quốc tế. Mặc dù vậy, bên cạnh nguồn vốn của trung ương giao,
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã luôn luôn chủ động huy động
các nguồn vốn tại địa phương, tuy nhiên kết quả không cao. Cơ cấu nguồn
vốn và sự tăng trưởng nguồn vốn được thể hiện trong bảng sau:
Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Tiêu chí
Thực hiện
năm 2009
Thực hiện
năm 2010
Thực hiện
Năm 2011
I Nguồn vốn 1 793 2 195 2 757
A Kế hoạch A 1 783
2 184
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 22
(Năm 2009-2011)
Bảng 2.2
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh)
Qua bảng số liệu trên đây cho thấy: Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh tăng trưởng nhanh, năm 2009 tổng nguồn vốn là
1 793 triệu đồng, năm 2010 là 2 195 triệu đồng, tăng 402 triệu đồng. Năm
2011 tổng nguồn vốn là 2 757 tăng 562 triệu đồng
- Kết quả tăng trưởng nguồn vốn có được là do sự tăng lên của nguồn vốn
trung ương, nguồn vốn địa phương tăng nhanh.
- Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà
Tĩnh chủ yếu là nguồn vốn Trung ương (từ 95% đến 98%), tỷ trọng của nguồn
vốn huy động trong tỉnh dao động từ 1– 5%. Với cơ cấu nguồn vốn như trên
cho ta thấy khả năng huy động nguồn vốn tại địa phương của Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh còn tăng trưởng, so với sự tăng lên của nguồn
vốn Trung ương. Do vậy, sự tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn trung ương
chuyển về.
1.2.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Hà Tĩnh.
1.2.2.1 Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo
* Về quy trình cho vay:
Từ ngày thành lập đến ngày 01 tháng 06 năm 2003, Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh thực hiện quy trình cho vay trực tiếp đến hộ nghèo
theo Quyết định số 80A, từ tháng 6 năm 2003 đến nay thực hiện quy trình cho
1
Nguồn vốn từ Trung
Ương
1 779
2 177
2 717
2 Nguồn vốn huy động 4 0 7 35
3 Huy động dân cư 4
2,7
5,4
4 Qua Tổ TK&VV 5 3 29,6
B Kế hoạch B(NS Tỉnh) 10
11
19
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 23
vay trực tiếp đến hộ nghèo theo Quyết định 316, cho vay trực tiếp được hiểu
,hộ nghèo trực tiếp nhận tiền vay không qua tổ chức trung gian nào,. Hộ
nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh khi vay NHCSXH phải làm đơn đề nghị
vay vốn gửi đến tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tiến hành bình xét các hộ đủ điều
kiện vay theo quy định . Tổ trưởng lập danh sách theo mẫu in sẵn (Mẫu
03/HN) gửi lên Ban xoá đói giảm nghèo xã, phường xem xét, sau đó mới
chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân Hàng CSXH chuẩn bị tiền và
tổ chức giải ngân theo từng xã, đến tận tay từng hộ nghèo vay vốn theo các
bước sau:
1/ Hộ nghèo làm đơn đề nghị vay vốn gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc
các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh… đang hoạt động
ở địa phương.
2/ Tổ tiết kiệm và vay vốn họp bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay
vốn, lập danh các hộ đủ điều kiện vay kèm đơn xin vay gửi Ban xoá đói giảm
nghèo và UBND xã.
3/ UBND và Ban xoá đói giảm nghèo xã cùng xét duyệt danh sách hộ đủ tiêu
chuẩn vay vốn và gửi NHCSXH .
4/ Cán bộ tín dụng tập hợp đơn và danh sách xin vay trình lên Giám đốc
huyện, thị xã ký duyệt cho vay và ra thông báo về lịch giải ngân, địa điểm giải
ngân cho các xã .
5/ Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận danh sách hộ được vay vốn , thông báo cho
hộ biết thời gian và địa điểm giải ngân .
6/ NHCSXH huyện, thị xã giải ngân trực tiếp tới hộ nghèo.
7/ Tổ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc cho
các hộ nghèo vay vốn trả nợ đúng hạn.
Có thể nói đây là phương thức cho vay khá hợp lý. Việc hình thành các tổ
nhóm để gắn trách nhiệm liên đới tới từng thành viên trong tổ, bởi vì các
thành viên trong tổ hiểu rõ hoàn cảnh của các hộ nghèo vay vốn thuộc tổ
mình. Đảm bảo chắc chắn tiền đến tay hộ nghèo và không trùng với các
nguồn vốn khác đã cho vay. Điều này làm giảm bớt gánh nặng giám sát món
vay của cán bộ tín dụng.
* Về điều kiện cho vay:
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 24
Thực hiện theo Quyết định 80A và 316 của NHCSXH Việt Nam, điều
kiện để cho vay hộ nghèo phải là hộ có trong danh sách được tổ tiếp kiệm lập,
được UBND xã xét duyệt và đối chiếu hộ không có dư nợ NHNo, NHCSXH
và các chương trình khác.
Như vậy khi xét duyệt đảm bảo cho vay đúng người, đúng đối tượng và đúng
với chủ trương, chính sách.
* Về lãi suất cho vay:
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Thống đốc Ngân hàng từng thời kỳ.
* Về thời hạn cho vay:
Căn cứ vào chu kỳ phát triển của cây trồng vật nuôi để định thời hạn
nợ, nhưng ở tỉnh Hà Tĩnh đối tượng cho vay chủ yếu là cho vay chăn nuôi
trâu, bò, trồng cây ăn quả, do vậy thời hạn cho vay thường là 3 đến 5 năm
.Ngấn hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,7 %
* Về mức cho vay
Theo quy định của Hội đồng quản trị NHCSXH, mỗi hộ được vay tối
đa là 7 triệu đồng, nhưng thực tế ở Ngân hàng chính sách Hà Tĩnh mức cho
vay bình quân 1 hộ trong những năm gần đây thường từ 4đến 5 triệu đồng,
mức vay như vậy là phù hợp với mỗi hộ nghèo vay vốn tại địa phương.
2.3.2.2 Kết quả cho vay – thu nợ:
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là nhằm giúp hộ
nghèo thoát khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống khá
giả, từng bước biết làm giàu để sớm hoà nhập với nền sản xuất hàng hoá.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà tĩnh đã không ngừng khả năng đáp ứng
nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh cho hộ nghèo. Thực tế được thể hiện qua
bảng số liệu về kết quả cho vay – thu nợ như sau:
Đề tài:”Thực hiện xóa đói giảm nghèo qua hoạt động của Ngân hàng chính
sách - xã hội tỉnh hà Tĩnh”
Phan Thị Thanh Nga – 49 B2 Tài chính Ngân hàng Page 25
Bảng 2.3
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2009 đến 2010 là giai đoạn thực
hiện chương trình dự án xoá đói giảm nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Với số hộ đói
nghèo cả tỉnh theo số liệu điều tra chuyển sang năm 2008 là: 58.700 hộ/
300.024 hộ toàn tỉnh, như vậy doanh số cho vay của NHCSXH đến với các hộ
nghèo qua các năm không ngừng tăng lên, tổng doanh số cho vay trong 2 năm
là 1.683.770 triệu đồng, với số lượt hộ được vay vốn là:73.681 hộ.
Có được kết quả như trên là do NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã phối kết hợp
cùng các ban ngành trong tỉnh tham gia đồng bộ, từ khâu chuẩn bị tài liệu tập
huấn nghiệp vụ đến khâu giải ngân, hướng dẫn tổ trưởng về quản lý, sử dụng
vốn, nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từ đó đảm bảo từng món vay có
TT
Tiêu chí
Thực
hiện năm
2009
Thực hiện
năm 2010
Thực hiện
Năm 2011
1 Doanh số cho vay
145
163 282
2 Doanh số thu nợ
103
115 196
3
Dư nợ cuối kỳ
trong đó: Tỷ lệ nợ QH
812
3,4
845
5,1
931
5,4
4 Tổng số hộ đói nghèo 58.740 42.875 34.784
5 Tổng số hộ còn dư nợ 221.485
201.542
198.129
6 Dư nợ bình quân hộ 9,6 11,4 13,6
7 Số hộ vay vốn(hộ) 2451 2541 2 725
8 Số hộ thoát nghèo 1.865 2.125 3 327