BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài: Mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Tây Nghệ An
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín dụng doanh nghịêp (DN) nói chung, tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNV&N) nói riêng, trong những năm qua có vai trò đặc biệt quan trọng. Là
kênh dẫn vốn chủ yếu đối với nền kinh quốc dân, góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn trong toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế,
đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới.
Trong giai đoạn hiện nay tín dụng DNV&N là một trong những cơ sở nền
tảng đưa hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta từ quy mô nhỏ
bé, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính thấp kém, trở thành những ngân hàng
có quy mô lớn, công nghệ hiện đại và có khả năng tài chính vững mạnh. Bởi vì
với số lướng lớn chiếm trên 96% tổng số DN trên cả nước, các DNV&N đã và
đang tạo ra một thị trường rộng lớn, mang lại nhiều tiềm năng về doanh thu cho
các NHTM từ hoạt động cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
Tín dụng DNV&N đã có những tác động tích cực vào thay đổi tư duy kinh
tế của các DNV&N đó là: Phát triển năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần khơi dậy tiềm năng,
khai thác hiệu quả những lợi thế và nguồn lực của Đất nước về; Tài nguyên,
thiên nhiên cũng như về nguồn vốn và lao động…Góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, củng cố và mở rộng làng nghề truyền thống, hình thành và
phát triển thêm các ngành nghề mới, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi luật DN có hiệu lực và đi vào
cuộc sống. Cùng với tiến trình cổ phân hoá, xắp xếp, đổi mới hoạt động của DN
Nhà nước và các chính sách trợ giúp phát triển DNV&N của Chính phủ, các
Bộ, Ngành và Địa phương. Trên địa bàn huyện Đô Lương nghệ An đã có nhiều
tổ chức, cá nhân tổ chức thành lập các DN, Hợp tác xã và các cơ sở sản xuất,
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
3
kinh doanh, dịch vụ, hoạt động trên mọi lĩnh vực với những quy mô khác nhau,
các DNV&N đều đang rất cần đến nguồn vốn tín dụng.
Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm
ra các giải pháp để mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại Chi nhánh là vấn đề
cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. nhận thức được ý nghĩa và vai
trò quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Mở rộng tín dụng đối với Doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Tây Nghệ An” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và thực tiễn nghiên cứu hoạt
động kinh doanh của BIDV Tây Nghệ An trong những năm qua, bằng việc
phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng đối với DNV&N của BIDV Tây Nghệ
An từ đó rút ra được một số kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng
tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Tây Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động tín dụng đối với DNV&N.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động tín dụng của BIDV Tây Nghệ
An từ năm 2008 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp đó
là: Phương pháp thống kê, phân tích – tổng hợp, phương pháp logic, so sánh.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, bảng biểu,
tài liệu tham khảo. Nội dung của đề tài được chia làm hai phần chính đó là:
Phần 1: Tổng quan về ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Tây
Nghệ An.
Phần 2: Thực trạng và giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại BIDV Tây Nghệ An.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
4
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY NGHỆ AN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Tây Nghệ An
BIDV Đô Lương, tiền thân là Chi điểm số 5 trực thuộc Chi hàng kiến thiết
Nghệ An, ra đời từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, với nhiệm vụ quản lý và
cấp phát vốn đầu tư các công trình xây dựng để hình thành tiền đề công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn miền Tây xứ Nghệ, đã
góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt KT-XH, mang ánh sáng CNXH đến
với các huyện Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Thanh
Chương, Tân Kỳ,
Ngày 08 tháng 11 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định
654/TTg cho phép chuyển giao toàn bộ vốn cấp phát XDCB về Bộ Tài chính,
chấm dứt quá trình làm nhiệm vụ truyền thống gắn với công cuộc kiến thiết nhà
nước, mở ra thời kỳ mới trong hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT. Tại Quyết
định số 293/QĐ – NH9, ngày 18 tháng 11 năm 1994 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, cho phép Ngân hàng ĐT&PT được thực hiện các hoạt
động của Ngân hàng Thương mại theo qui định của Pháp lệnh Ngân hàng. Cuối
năm đó, BIDV Đô Lương phải chia tách bộ phận cấp phát ngân sách sang quỹ
hỗ trợ phát triển.
Sự ra đời của Quyết định 147/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “ Phát triển kinh tế miền Tây tỉnh
Nghệ An đến năm 2010” là cơ sở pháp lý và là định hướng cơ bản để đầu tư
phát triển, khơi dậy tiềm năng to lớn của vùng.
Nền kinh tế của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng đang
chuyển biến mạnh mẽ nhất là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế đang tiếp tục phát triển ở mức độ cao. Sự chuyển dịch cơ
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
5
cấu kinh tế đang diễn ra đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ được nâng
cao, tỷ trọng nông nghiệp giảm đáng kể. Các thành phần kinh tế đang cạnh
tranh bình đẳng, nhất là các DNV&N, kinh tế tư nhân cá thể đang đua nhau
hình thành các ngành nghề mới, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa, dịch
vụ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Song song với sự phát triển của các doanh nghiệp, sự cạnh tranh của các tổ
chức tín dụng trên khu vực cũng diễn ra khá sôi động. Sự cạnh tranh trong lĩnh
vực ngân hàng ngày trở nên quyết liệt, đòi hỏi sự đầu tư về công nghệ, cơ sở
vật chất, các sản phẩm tiện ích, hiện đại, các chính sách khách hàng, chính sách
về lãi suất, trong đó chất lượng và khả năng phục vụ trở thành yếu tố then chốt
và quyết định trong việc duy trì và phát triển chi nhánh.
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết đặt ra là phải nâng cao tính chủ động trong
đàm phán, phán quyết kịp thời, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực phục vụ
khách hàng, chuẩn bị điều kiện cho tiến trình hội nhập. Việc nâng cấp hoạt
động Chi nhánh cấp 2 Đô Lương lên Chi nhánh cấp 1 rất cần thiết, phù hợp với
chủ trương và thể hiện sự quyết tâm của BIDV trong chiến lược phát triển hệ
thống mạng lưới khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
Sau một thời gian chuẩn bị, đề án sắp xếp, nâng cấp Chi nhánh cấp 1 đã được
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn tại Quyết định 1555- QĐ/ NHNN
ngày 4 tháng 8 năm 2006 về việc mở Chi nhánh của Ngân hàng BIDV Việt
Nam: Nghị quyết số 172/ NQ-HĐQT ngày 12 tháng 7 năm 2006 của HĐQT
Ngân hàng BIDV Việt Nam “Về việc điều chỉnh các Chi nhánh cấp 2 trực
thuộc Ngân hàng BIDV Việt Nam”. Ngày 26 tháng 9 năm 2006, HĐQT Ngân
hàng BIDV Việt Nam ký quyết định số 334/ QĐ – HĐQT “ Về việc mở Chi
nhánh BIDV Đô Lương” trực thuộc Ngân hàng BIDV Trung Ương.
Tháng 7 năm 2008 BIDV Đô Lương được đổi tên thành BIDV Tây Nghệ
An. Địa bàn hoạt động trên 7 huyện miền Tây Nam Nghệ An gồm Đô Lương,
Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
6
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của BIDV Tây Nghệ An là: Kinh doanh
tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác.
1.2. Cơ cấu tổ chức BIDV Tây Nghệ An
Cơ cấu tổ chức của BIDV Tây Nghệ An được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Về nguồn nhân lực: Hiện tại Chi nhánh có 50 cán bộ công nhân viên và 03
lao động hợp đồng thời vụ. Trong đó trình độ Đại học chiếm 85%, cao đẳng và
trung cấp chiếm 15%. Độ tuổi dưới 35 là 40 người, chiếm 80%; độ tuổi trên 35
là 10 người, chiếm 20%.
Ban Giám Đốc
Tổ quản
trị TD
Tổ
QLRR
Phòng
QHKH
Khối trực
thuộc
Khối quản lý
nội bộ
Khối
tác nghiệp
Khối QLRR
Khối QHKH
Tổ
TCHC
Phòng
KHTH
QTK
Tân Kỳ
QTK
Anh
Sơn
Tổ quản
lý kho
quỹ
Phòng
GDKH
Tổ
KH
DN
Tổ
KH cá
nhân
QTK
Thanh
Chương
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
7
1.3. Hoạt động của chi nhánh trong những năm gần đây
Trong những năm vừa qua, cùng với hệ thống Ngân hàng BIDV nói
chung, BIDV Tây Nghệ An nói riêng đã có nhiều thành công trong hoạt động
kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát huy các nội
lực, thu hút nguồn ngoại lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn miền Tây Nghệ An. Đây là kết quả được duy trì trong những năm vừa qua,
được thực hiện cụ thể trên các mặt nghiệp vụ:
1.3.1. Về huy động vốn
Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là nhu cầu bức thiết nhất. Hiện
nay, BIDV Tây Nghệ An thực hiện huy động vốn bằng VND và ngoại tệ thông
qua các hình thức như: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, mở tài khoản…
Nhìn chung các khách hàng có số dư tiền gửi lớn chủ yếu là: Kho bạc, các
doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con, Công ty Cổ phần Xi
Măng Thanh Sơn, Hợp Sơn, Đô Lương và một số Công ty và Doanh nghiệp tư
nhân khác), phần lớn nguồn huy động của Chi nhánh vẫn tập trung vào đối
tượng khách hàng cá nhân (chiếm 75-80%/ tổng nguồn huy động) như: Cán bộ
công nhân viên, hộ gia đình buôn bán, người lao động…
Khách hàng doanh nhiệp có quan hệ tốt với Chi nhánh ít có sự tác động
bởi sự thay đổi của lãi suất. Khách hàng dân cư có tính ổn định cao, tuy nhiên
độ nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất cao. Khách hàng chủ yếu tập trung trên địa
bàn Đô Lương, một phần nhỏ từ huyện Anh Sơn. Tiềm năng về đối tượng
khách hàng này rất lớn đặc biệt là trên địa bàn phụ cận như: Tân Kỳ, Thanh
Chương…
Giai đoạn 2008-2011, nền kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp,
khó lường. Kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế khu vực sụt giảm, thiên tai, dịch
bệnh trong nước xảy ra gây thiệt hại lớn cho dân cư. Do đó nó cũng ảnh hưởng
tới vốn huy động của Chi nhánh.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
8
Kết quả thực hiện huy động vốn của Chi nhánh từ năm 2008-2011 như
sau:
Bảng 1.1: Huy động vốn
(Đơn vị: Tỷ VND)
TT
Tên chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1 Huy động vốn cuối kỳ 177 195 262 418
2 Huy động vốn bình quân 151 168 232 339
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 4 năm 2008 - 2011)
Biểu 1.1: Huy động vốn
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
2008 2009 2010 2011
Huy độ ng vố n cuố i kỳ
Huy đ
ộ
ng v
ố
n
bì
nh quân
Trong 4 năm qua, quy mô nguồn vốn tăng trưởng tương đối tốt, huy động
vốn trong 4 năm đã tăng 3,3 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%. Tính
đến hết năm 2011 thị phần huy động tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá trên
địa bàn Đô Lương, Anh Sơn chiếm tỷ trọng 25% tăng 5% so với năm 2010.
Riêng năm 2011, huy động vốn có sự cải thiện, bứt phá, đảm bảo cân đối
nhu cầu tín dụng trong năm. Năm 2010 huy động vốn có sự cải thiện do NH thu
hút được lượng tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
9
Huy động vốn tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 đạt 418 tỷ đồng tăng
156 tỷ đồng so với năm 2010, hoàn thành 200% kế hoạch giao đầu năm. Huy
động vốn bình quân đạt 339 tỷ đồng, tăng 107 tỷ đồng so với năm 2010.
1.3.2. Về hoạt động tín dụng
Hoạt động đầu tư của BIDV Tây Nghệ An trong năm qua giữ một vai trò
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thu nhập từ lượng tín
dụng chiếm hơn 90% tổng thu nhập của ngân hàng.
Nhờ có nguồn vốn lớn, ổn định ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức tín
dụng đa dạng và phong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng như cho vay ngắn
trung và dài hạn. Việc thu hút khách hàng vay vốn được gắn liền với thu hút
khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài. Hiện tại có
51 doanh nghiêp, 1000 khách hàng cá nhân đang có quan hệ tín dụng với Chi
nhánh. Trong đó có 1 DNNN; 12 Công ty cổ phần; còn lại là Công ty TNHH và
doanh nghiệp tư nhân. Nhìn chung các doanh nghiệp vẫn hoạt động có hiệu
quả, quan hệ thủy chung với Ngân hàng.
Bảng 1.2: Dư nợ tín dụng từ 2008-2011
(Đơn vị: Tỷ VND)
TT Tên chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1 Huy động vốn 177 195 262 418
2 Dư nợ tín dụng 104 154 212 413
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2010)
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
10
Biểu 1.2: Dư nợ tín dụng từ 2008 - 2011
Dư nợ tín dụng từ năm 2008 - 2011
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
2008 2009 2010 2011
Huy động vốn
Dư nợ tín dụ ng
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sử dụng vốn năm qua có sự tăng
trưởng mạnh. Dư nợ tín dụng năm 2008 là 104 tỷ đồng; năm 2009 là 154 tỷ
đồng tăng 48,5% so với năm 2008; năm 2009 là 154 tỷ đồng, tăng 8% so với
năm 2008; năm 2010đạt 212 tỷ tăng 58 tỷ đồng so với năm 2009; năm 2011 dư
nợ tín dụng là 413 tỷ đồng, tăng 94% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình
quân qua 4 năm là 50%. Nguyên nhân là vào những năm 2008 đến 2011 BIDV
Tây Nghệ An thực hiện tăng trưởng tín dụng, mở rộng mạng lưới khách hàng
nhằm đưa BIDV Tây Nghệ An lên một tầm cao, một vị thế không thua kém với
các NHTM trong cùng địa bàn.
Bảng 1.3: Chất lượng các khoản nợ
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Số dư nợ xấu 4,4 tỷ 4,15 tỷ 3,7 tỷ 4,2 tỷ
Tỷ lệ nợ xấu 4,3% 2,7% 1,7% 0,7%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 4 năm 2010 - 2011)
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
11
Số dư nợ xấu qua các năm giảm mạnh: năm 2008 là 4,4 tỷ; năm 2009 4,15
tỷ; năm 2010 là 3,7 tỷ. Trong năm 2011 số dư nợ xấu là 4,2 tỷ đồng tăng 0,5 tỷ
đồng (+13,5%) so với năm 2010. Trong năm tỷ lệ nợ xấu giảm 1% so với năm
2010, tuy nhiên về số tuyệt đối tăng so với năm 2010. Nợ xấu tăng do Công ty
TNHH Sâm Kiều, Phương Kỳ chuyển từ nợ nhóm 2 lên nợ nhóm 3.
Tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng nhẹ so với năm 2010, tuy nhiên về số tuyệt đối: Số
dư nợ nhóm 2 (25 tỷ đồng) tăng 12 tỷ đồng (92%) so với năm 2010.
Lãi treo: Đến ngày 31/12/2011 dư lãi treo nội bảng là 1,4 tỷ đồng tăng 1,07
tỷ đồng (+324%) so với năm 2010. Lãi treo tập trung chủ yếu vào một số Công
ty như: Công ty TNHH Tân Lộc (160 tr.đ), Công ty TNHH Huy Hoàng (190
tr.đ), Công ty TNHH Kiều Phương (383 tr.đ).
1.3.3. Dịch vụ
Số lượng sản phẩm dịch vụ đang áp dụng tại Chi nhánh như: Chuyển tiền,
bảo lãnh, tài trợ thương mại, phát hành thẻ, BSMS, VnTopup, WU…
Khách hàng sử dụng dịch vụ chủ yếu là các đại lý, các cửa hàng, các Công
ty, DNTN hoạt động thương mại, dịch vụ, các cá nhân có con em đi học xa, lao
động nước ngoài, lượng khách hàng ngày càng đông.
Đến năm 2010 chi nhánh có hơn 10000 tài khoản cá nhân và hơn 600 tài
khoản của các công ty và doanh nghiệp mở tại chi nhánh để thanh toán và
thực hiện các hoạt động thu chi của doanh nghiệp.
Bảng 1.4: Thu dịch vụ ròng
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Thu dịch vụ ròng 0,3 0,6 0,8 1,35
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh năm 2010
và giai đoạn 4 năm 2008 - 2011)
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
12
Thu dịch vụ ròng qua các năm tăng trưởng khá cao nhưng vẫn tập trung
vào một số dịch vụ như: Thanh toán, thẻ, WU. Các sản phẩm có khả năng đem
lại nguồn thu lớn đối với Chi nhánh như: Bảo lãnh, tài trợ thương mại, kinh
doanh ngoại tệ… chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu dịch vụ ròng. Do địa
bàn hoạt động của Chi nhánh chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Đô Lương,
các địa bàn khác chưa phát triển mạng lưới, doanh nghiệp chủ yếu là doanh
nghiệp nhỏ, hoạt động xây lắp, doanh nghiệp xuất khẩu ít.
Những năm qua, BIDV Tây Nghệ An tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới
hoạt động ngân hàng, đó là đổi mới về kỹ thuật, trang bị thêm máy móc thiết bị
phục vụ giao dịch với khách hàng nhanh chóng, chính xác và văn minh. Đổi
mới về mặt nhân lực, nhất là cán bộ trẻ có năng lực, nhiệt tình, có trình độ giao
tiếp, đồng thời đổi mới phong cách giao dịch. Đồng thời Chi nhánh cũng chú
trọng đến công tác đào tạo cán bộ qua các lớp như: Hội nghị, gửi đi đào tạo…
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
13
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TÂY NGHỆ AN
2.1. Thực trạng tín dụng DNV&N tại Ngân hàng ĐT&PT Tây Nghệ An
2.1.1. Chủ trương chính sách của BIDV đối với cho vay các DNV&N
2.1.1.1. Chủ trương cho vay DNV&N của BIDV
Theo điều tra về thực trạng DNV&N do Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ
Kế hoạch và đầu tư) tiến hành cho thấy 32,38% số doanh nghiệp cho biết khó
khả năng tiếp cận nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu là từ các NHTM), 35,24%
doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% doanh nghiệp không tiếp cận được
nguồn vốn này. Nhận thức được điều này các NHTM mà đặc biệt là BIDV đã
đề ra nhiều chính sách giúp phát triển DNV&N làm cho nền kinh tế trở nên
năng động, linh hoạt hơn. Một số chính sách của BIDV nhằm phát triển cho
vay DNNVV trong giai đoạn hiện nay là:
- Về cho vay: BIDV dành riêng nguồn vốn 33.000 tỷ đồng trong giai
đoạn 2008-2010 với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho vay cho chương trình tái
cấu trúc nợ đối với các DNNVV vượt qua khó khăn trong giai đoạn lạm phát
cao. Theo lộ trình, năm 2008 là 3.000 tỷ đồng, 2009 là 10.000 tỷ đồng, 2010 là
20.000 tỷ đồng. Đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay đối với các DNNVV đạt
100.000 tỷ đồng, chiếm 50% tổng dư nợ cho vay của BIDV.
- Về dịch vụ: BIDV cung ứng các dịch vụ như tư vấn hỗ trợ lập dự án và
thu xếp vốn, tư vấn phát hành trái phiếu, niêm yết chứng khoán…các dịch vụ
trọn gói như tiền gửi, dịch vụ tài khoản, dịch vụ chi trả lương, các sản phẩm
phái sinh…
- Về tái cấu trúc tài chính: BIDV tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp
nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, quản lý dòng tiền, tăng khả năng
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
14
huy động vốn hoặc giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
- Về cơ cấu nợ: Bao gồm việc gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ và cơ cấu nợ
toàn diện đối với DNV&N.
Gia tăng vốn cho vay cho các DNV&N bằng việc thực hiện chính sách lãi
suất linh hoạt; đa dạng hoá các sản phẩm cho vay; góp vốn đầu tư, liên doanh,
liên kết với DNV&N; chiết khấu các chứng từ có giá; cho vay thông qua
nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ cho vay, linh hoạt hình thức cho vay đảm
bảo, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay khi cho vay DNV&N. Thực hiện
tư vấn đối với doanh nghiệp, thực hiện tư vấn tái cấu trúc tài chính, cơ cấu nợ,
gia tăng các nguồn vốn khác.
2.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản trong cho vay DNV&N
Thời gian qua, BIDV đã có chính sách chia sẻ khó khăn đối với các doanh
nghiệp như giảm lãi suất cho vay, giảm phí, thực hiện cơ chế linh hoạt về tài
sản bảo đảm… Từ tháng 9/2008 đến nay, BIDV đã 06 lần giảm lãi suất cho
vay, riêng đối với các DNV&N mức lãi suất cho vay đã giảm từ 21%/năm
năm 2008 xuống còn 15%/năm năm 2009 (giảm 6%/năm), thấp hơn mức lãi
suất cho vay thông thường 1%. BIDV thực hiện các chính sách hỗ trợ cho vay
đối với DNV&N như:
- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: trên cơ sở lãi suất cơ bản từng
thời kỳ, áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các DNV&N, đảm bảo mức lãi
suất cho vay đối với các DNV&N thấp hơn từ 0,5% - 1%/năm so với mức lãi
suất cho vay thông thường.
- Đa dạng hoá các hình thức cấp cho vay đặc biệt đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu, như chương trình hoán đổi tiền tệ chéo VND - USD, chiết
khấu bộ chứng từ…
- Áp dụng biện pháp bảo đảm linh hoạt: bảo đảm bằng tài sản hình
thành từ vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho…
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
15
- Cho vay kết hợp với góp vốn đầu tư, liên doanh với DNV&N: hình
thức này vừa tạo điều kiện mở rộng cho vay, vừa giúp ngân hàng có điều kiện
xâm nhập thị trường, trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay.
Để hỗ trợ các DNV&N trong hoạt động sản xuất kinh doanh, BIDV sẽ
dành riêng nguồn vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho vay (tăng dư nợ ròng)
đối với các DNV&N trong giai đoạn 2009–2012 là trên 30.000 tỷ đồng, phấn
đấu đến năm 2012, tổng dư nợ cho vay đối với khối DNV&N đạt khoảng
60.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ của BIDV.
2.1.1.3. Chính sách khách hàng đối với DNV&N
BIDV VN đã ban hành Quy định số 6366/QĐ-PTST ban hành chính sách
khách hàng đối với DNV&N ngày 19/11/2008 bao gồm những nội dung sau:
xây dựng chính sách cho vay hợp lý đối với DNV&N, nâng cao chất lượng
thẩm định cho vay, tăng cường, củng cố các công tác sau khi cấp cho vay,
Phát triển hoạt động Marketing hướng tới DNV&N… Chính sách này nhằm
lôi kéo khách hàng hiện hữu, tiềm năng sử dụng các sản phẩm huy động vốn
của BIDV.
- Về đối tượng cho vay: BIDV cho vay tất cả các nhu cầu vốn của
DNV&N mà pháp luật không cấm
- Cho vay thực hiện các dự án đầu tư: Các dự án đầu tư xây dựng các
cụm, tuyến, khu dân cư, xây dựng nhà ở để bán; Các dự án xây dựng các khu
công nghiệp, khu thương mại, du lịch, dịch vụ; Các dự án đầu tư nâng cấp, cải
tạo hoặc xây dựng mới, di dời nhà xưởng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
hoặc mở rộng, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ.
- Cho vay thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Cho
vay bổ sung vốn lưu động mua nguyên, nhiên, vật liệu và các chi phí phục vụ
cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ; Cho vay mua phương tiện vận chuyển
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
16
phục vụ cho hoạt động quản lý, vận chuyển hàng hóa; Cho vay tài trợ thực
hiện các hợp đồng nhận thầu thi công các công trình.
- Cho vay tài trợ thực hiện các hợp đồng xuất, nhập khẩu hàng hóa:
Cho vay ứng trước tài trợ xuất khẩu trong trường hợp phương thức thanh toán
là L/C, nhờ thu D/A, D/P hoặc T/T để bù đắp nguồn vốn cho Doanh nghiệp
thực hiện các Hợp đồng xuất khẩu hoặc phục vụ chu kỳ sản xuất kinh doanh
tiếp theo.
- Cho vay các nhu cầu về tài chính mà pháp luật không cấm như: Nộp
thuế, mua cổ phần, cổ phiếu; cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá.
- Về điều kiện cho vay: Có năng lực pháp luật dân sự; mục đích vay vốn
hợp pháp; Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Có
vốn tự có tham gia vào dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu
là 15%; Có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi phù hợp với quy
định của pháp luật; có tài sản bảo đảm hợp pháp cho khoản vay hoặc được
bên thứ 3 bảo lãnh; có trụ sở cùng địa bàn hoạt động với Chi nhánh của
BIDV.
- Thời hạn cho vay: BIDV căn cứ vào thời hạn hoạt động còn lại theo
giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư, nhu cầu sử dụng, chu kỳ sản xuất
kinh doanh, đặc điểm luân chuyển vốn và khả năng trả nợ cũng như thời hạn
thu hồi vốn của dự án, phương án của khách hàng để xác định thời hạn cho vay
hợp lý đối với Doanh nghiệp. Trong đó cho vay ngắn hạn: từ 12 tháng trở
xuống, trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng, dài hạn: trên 60 tháng tối đa
đến 15 năm.
- Lãi suất: Đối với các DNV&N sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu
quả, có quan hệ cho vay với BIDV từ 2 năm trở lên, trả nợ gốc, nợ lãi vay đủ
đúng hạn, được BIDV xem xét quyết định cho vay với lãi suất thấp hơn tối đa
là 10% lãi suất cho vay cùng loại. Trường hợp DNV&N vừa có quan hệ cho
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
17
vay với BIDV vừa sử dụng các dịch vụ ngân hàng của BIDV như mở L/C,
chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh… có
thể được BIDV xem xét quyết định áp dụng chính sách khách hàng với lãi suất
cho vay thấp hơn lãi suất cho vay cùng loại tối đa là 15%, hoặc giảm thu phí
dịch vụ tối đa là 20% phí dịch vụ cùng loại.
- Về tài sản bảo đảm: BIDV chấp nhận các loại tài sản bảo đảm như Bất
động sản: đất đai, nhà xưởng…; Động sản: máy móc, thiết bị, phương tiện vận
chuyển, nguyên vật liệu, hàng hóa; Các giấy tờ có giá, cổ phiếu, trái phiếu; Tài
sản hình thành từ vốn vay; bảo lãnh của bên thứ ba.
2.1.2. Số lượng DNV&N sử dụng dịch vụ tài chính tại Ngân hàng
ĐT&PT Tây Nghệ An
Trên địa bàn hoạt động của ngân hàng có trên 300 DNV&N, trong đó có
2/3 có quan hệ với chi nhánh. Ngoài ra có một số DN ngoài địa bàn hoạt động
của chi nhánh cũng có quan hệ với ngân hàng. Số lượng các DNV&N có quan
hệ với Chi nhánh ngày càng tăng qua các năm.
Bảng 2.1: Tổng số DNV&N sử dụng dịch vụ tại chi nhánh
Chênh lệch
2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu 2009
2010 2011
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Tổng số DNV&N 72 133 176 61 85 43 32
DNNN 2 1 1 -1 -50 0 0
Cty cổ phần, Cty hợp danh 20 41 55 21 105 14 34
Cty TNHH 34 60 80 26 76 20 33
DNTN 16 31 40 15 94 9 29
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp giai đoạn 2008 - 2010)
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
18
Theo thống kê của Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghệ An, từ ngày Luật
doanh nghiệp 2005 ra đời bình quân trên địa bàn Nghệ An mỗi năm có 1000
DN thành lập.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngân
hàng tăng lên mỗi năm. Trong đó số lượng công ty TNHH có quan hệ với ngân
hàng tăng nhiều nhất, vì trong tổng số DNV&N trên địa bàn thì công ty TNHH
chiếm 1/2. Năm 2008 có 34 Cty TNHH có quan hệ với Chi nhán; năm 2009 có
60 Cty TNHH có quan hệ với Chi nhánh, tăng 76% ; đến năm 2010 thì có tới
80 Cty TNHH sử dụng dịch vụ tại Chi nhánh. Ước tính đến năm 2011 thì có
hơn 110 Cty TNHH có quan hệ với Chi nhánh. Bên cạnh các Cty TNHH thì
Chi nhánh còn có quan hệ với các Công ty Cổ phần, công ty hợp danh, Doanh
nghiệp tư nhân. Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng cổ
phần hóa để thuận tiện trong hoạt động kinh doanh, vì vậy ngày càng có nhiều
Cty cổ phần hình thành và số lượng DNNN ngày càng ít đi.
Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì nhu cầu về
thanh toán và các dịch vụ cũng ngày càng cao. Hiểu được nhu cầu đó, ngân
hàng luôn cố gắng đưa ra các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng. Vì vậy, ngày càng nhiều DN sử dụng dịch vụ tài chính của
Ngân hàng, do đó ngày càng nhiều DN có quan hệ với chi nhánh hơn.
So với quy mô hoạt động gồm 7 huyện miền Tây Nghệ An thì số lượng
DNN&V có quan hệ tín dụng với chi nhánh hàng năm tăng trưởng chậm. Có
thể do một số nguyên nhân sau:
Năm 2008, 2009 và 2010 là những năm mà nền kinh tế biến động phức
tạp, năm 2008 ảnh hưởng của lạm phát, năm 2009 giảm phát, năm 2010 cũng
với những biến động khó lường của nền kinh tế, những căng thẳng về nguồn vốn
đáp ứng nhu cầu tín dụng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mở rộng cho vay,
việc thực hiện cho vay đối với các DNV&N do đó có phần khó khăn hơn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
19
Một nguyên nhân khác là số lượng các DNV&N trên địa bàn hoạt động
đang tăng lên nhanh chóng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ
năng lực tài chính để đáp ứng các yêu cầu cho vay của ngân hàng. Các sản
phẩm cho vay bán lẻ, các khoản cho vay đối với DNV&N vẫn vướng phải
nhiều rào cản như tài sản bảo đảm, khả năng sử dụng vốn…
Bảng 2.2: Các DNV&N có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh
Chênh lệch
2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Tổng số DNV&N 30 48 50 19 60 2 4
DNNN 2 1 1 -1 -50 0 0
Cty cổ phần, Cty hợp danh 10 12 15 2 20 3 25
Cty TNHH 8 21 22 13 163 1 5
DNTN 10 14 12 4 40 -2 -14
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp giai đoạn 2008 - 2011)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng các DNV&N có quan hệ tín dụng
tại chi nhánh ổn định qua các năm. Số lượng DNNN giảm qua các năm, năm
2009 có 2 DNNN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, năm 2010 giảm 50% số
lượng DNNN, năm 2011 có 1 DNNN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Giai
đoạn 2009-2011 số lượng các DN ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với
Chi nhánh ngày càng tăng. Cụ thể năm 2009 có 8 Cty TNHH có quan hệ tín
dụng với Chi nhánh, năm 2010 là 21 Cty TNHH, tăng 163% so với năm 2009 ;
năm 2010 có 22 Cty TNHH có quan hệ với chi nhánh, tăng 5% so với năm
2010. Các DNV&N có quan hệ thủy chung với ngân hàng.
2.1.3. Thực trạng tín dụng đối với DNV&N tại Ngân hàng ĐT&PT Tây
Nghệ An
2.1.3.1. Dư nợ tín dụng đối v ới DNV&N tại Ngân hàng ĐT&PT Tây Nghệ An
Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ cho vay các chủ thể trong
nền kinh tế. Bởi vì ngân hàng thương mại là ngân hàng đi vay để cho vay.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
20
Nghiệp vụ cho vay các chủ thể trong nền kinh tế là nghiệp vụ được quan tâm
nhiều nhất ở các NHTM và cũng là nghiệp vụ sinh lời lớn nhất. Trong những
năm qua chi nhánh Tây Nghệ An đã chú trọng cho vay các DNV&N và đã đạt
được kết quả cao.
Dư nợ tín dụng theo thời hạn
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng theo thời hạn đối với DNV&N
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Số tiền
% Số tiền
%
Tổng dư nợ 136 188 336 52 38 148 78,72
Dư nợ ngắn hạn 61 72 156 11 18 84 116,6
Dư nợ trung dài hạn 75 116 180 41 54,6
64 55
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 4 năm 2008 - 2011)
Qua các năm tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đối với DNV&N của Chi
nhánh luôn cao hơn so với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn. Tỷ trọng DN TDH/ TDN
đối với DNV&N năm 2009 là 55%; năm 2010 là 61%; năm 2011 là 53,57%
Trong khi đó nguồn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (60 – 80%). Nguyên
nhân chủ yếu là do các DN trên địa bàn chủ yều là DN xây lắp, giao thông nên
nhu cầu về vốn trung và dài hạn lớn. Do đó Chi nhánh phải có biện pháp để
chuyển hóa nguồn tốt nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn mà
không gặp rủi ro lãi suất và rủi ro thanh toán.
Dư nợ ngắn hạn đối với DNV&N qua các năm tăng trưởng cao. Cụ thể
như năm 2009 dư nợ ngắn hạn đạt 61 tỷ đồng; năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 72
tỷ đồng tăng 11 tỷ đồng tương đương với tăng 18% so với năm 2009; năm 2011
dư nợ ngắn hạn tăng trưởng đột biến đạt 156 tỷ đồng tăng 84 tỷ so với năm
2010 tương đương với tăng 116,6% so với năm 2011. Không chỉ dư nợ tín dụng
ngắn hạn tăng trưởng cao mà dư nợ trung và dài hạn đối với DNV&N qua các
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
21
năm cũng tăng trưởng rõ rệt. Năm 2009 dư nợ TDH đối với DNV&N đạt 75 tỷ;
năm 2010 đạt 116 tỷ tăng 41 tỷ tương đương tăng 54,6% so với năm 2009; năm
2011 dư nợ TDH đối với DNV&N đạt 180 tỷ tăng 55% so với năm 2010.
Nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn 2008-2009 nền kinh tế nước ta rơi vào
khủng hoảng nên Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Đến năm 2009
Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm
cho các DN, phương án chủ yếu triển khai gói kích cầu đầu tư trị giá 17.000 tỉ
đồng (1 tỉ đô la Mỹ). Vì vậy trong năm 2009 dư nợ tín dụng của các NHTMM
nói chung và của chi nhánh nói riêng tăng trưởng cao. Đến năm 2010, nền kinh
tế nước ta thoát khỏi suy thoái nên nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất ngày càng
nhiều do đó dư nợ tăng trưởng cao.
Dư nợ tín dụng đối với DNV&N theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng dư nợ 154 212 413
Dư nợ cho vay DN 136 188 363
Dư nợ bán lẻ 18 24 50
Tỷ trọng DN bán lẻ /TDN 9 11,3 11,9
Tỷ trọng dư nợ/HDV 78,9 80,9 98,8
Tỷ trọng DN TDH/TDN 53,8 59,4 45
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 5 năm 2007 - 2011)
Năm 2011, dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 50 tỷ đồng tăng 26 tỷ đồng so với
năm 2010, hoàn thành 125% kế hoạch điều chỉnh. Hoạt động tín dụng bán lẻ đã
có sự chuyển biến tích cực tăng từ 9% năm 2008 lên 11,3% năm 2010 và năm
2011 đạt 11,9%; trong khi đó dư nợ doanh nghiệp năm 2010 tăng 52 tỷ đồng
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
22
(38%) so với năm 2008, riêng năm 2011 dư nợ doanh nghiệp tăng mạnh: tăng
175 tỷ đồng (+93%) so với năm 2010.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn qua các năm đều tăng lên: tỷ
trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ năm 2007 là 43%, năm 2009 là 53,8%,
năm 2010 là 59,4%. Riêng năm 2010 tỷ trọng TDH/TDN giảm, đạt 45% nhưng
về số tuyệt đối thì dư nợ trung dài hạn tăng.
Dư nợ tín dụng cuối năm 2011 tăng trưởng cao, tuy nhiên dư nợ bình quân
thấp do dư nợ tập trung vào một số dự án lớn (Xi măng 12/9), cho vay đồng tài
trợ, giải ngân tập trung vào cuối năm. Hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung vào
khách hàng là doanh nghiệp và dự án lớn, nền khách hàng bán lẻ còn phát triển
chậm. Chưa kết hợp sản phẩm tín dụng với sản phẩm dịch vụ.
Dư nợ tín dụng đối với DNV&N theo ngành kinh tế
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng đối với DNV&N theo ngành kinh tế
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Năm
2009
Năm 2010
Năm 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
Chỉ tiêu
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Dư nợ đối với
DNV&N
136 100
188 100 363 100 52 38 175 93
Nông nghiệp 24 18 48 26 70 19 30 71 48 67
Công nghiệp và
Xây dựng
65 48 98 52 176 48,5
33 51 78 80
Thương mại và dịch
vụ
35 25 35 18 103 28,5
0 0 68 194
Ngành khác 12 9 7 3 14 4 -5 -42 7 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 5 năm 2006 - 2010)
Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế theo hướng tập trung vào các ngành công
nghiệp và xây dựng, nông nghiệp. Dư nợ cho vay ngành công nghiệp và xây
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
23
dựng năm 2010 là 98 tỷ đồng tương ứng tăng 33 tỷ đồng (+51%) so năm 2009.
Năm 2011 dư nợ ngành này 176 tỷ đồng tương ứng tăng 80% so năm 2010. Tỷ
trọng ngành nông nghiệp qua các năm chiếm tỷ trọng là 18%; 26%; 19%. Tỷ
trọng ngành thương mại dịch vụ tương ứng là 25%; 18%; 28,5%. Các ngành
khác chiếm tỷ trọng nhỏ và trong ba năm đều có xu hướng giảm. Qua số những
số liệu trên ta nhận thấy dư nợ cho vay tại Chi nhánh qua các năm 2009, 2010
tập trung vào một số ngành như: Công nghiệp và xây dựng. Nguyên nhân do
nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ nên cho vay đối với ngành công nghiệp và dịch
vụ được chú trọng hơn. Năm 2011 việc cho vay ngành thương mại và dịch vụ
được chú trọng hơn thể hiện: Năm 2011 dư nợ ngành thương mại và dịch vụ đạt
103 tỷ đồng tăng 68 tỷ đồng (+194%) so năm 2010.
Dư nợ tín dụng đối với DNV&N/ TDN
Bảng 2.6: Tình hình cho vay DNV&N
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ cho vay 154 212 413
Cho vay DNV&N 136 188 363
Tỷ trọng 88% 89% 88%
(Nguồn báo cáo kết quả huy động vốn - cho vay DNV&N 2007 - 2011)
Cho vay các DNV&N chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của chi
nhánh. Năm 2009, dư nợ cho vay đối với DNV&N đạt 136 tỷ đồng, dư nợ năm
2010 đạt 188 tỷ đồng tăng 52 tỷ đồng (+38%). Đến năm 2011 dư nợ cho vay
đối với DNV&N tăng trưởng cao, đạt 363 tỷ đồng, tăng 93% so với năm 2010.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
24
Năm 2010, 2011 dư nợ tín dụng đối với DNV&N tăng cao do chính sách hỗ trợ
lãi suất của nhà nước và nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất ngày càng nhiều.
Dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào khách hàng DN trong đó tập trung
vào một số khách hàng lớn như: Công ty CP mía đường Sông Con, Xí nghiệp
gạch Tuynel, Cty TNHH Kiều Phương, Cty TNHH lợn giống ngoại Thái
Dương, Cty CP luyện gang Vạn Lợi, Cty Xi Măng Đô Lương, Xi măng 12/9…
2.1.4. Doanh số cho vay đối với DNV&N
Bảng 2.7: Doanh số cho vay đối với DNV&N
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Chênh lệch
2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Tổng doanh số cho vay 250 319 1107
69 28 788 247
Doanh số cho vay DNV&V
110 230 860 120 109
630 274
Tỷ trọng (%) 44 72 78 - 7 9
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh Chi nhánh Tây Nghệ An)
Qua số liệu trên ta có thể thấy doanh số cho vay hàng năm của Chi nhánh
hàng năm đều tăng lên, chủ yếu từ cho vay DNV&N, năm 2010 doanh số cho
vay DNV&N tăng 69 tỷ đồng so năm 2009 tương ứng 28%, năm 2011 tăng 788
tỷ đồng tương ứng 247%. Tuy năm 2010 tỷ lệ tăng của doanh số cho vay với
DNV&N so năm là không nhiều nhưng với 18 doanh nghiệp tăng thêm thì 69
tỷ cũng là một con số khá cao, đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn khá căng
thẳng và chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà nước thì 69 tỷ đồng cũng thể hiện
được sự nỗ lực của chi nhánh trong việc thực hiện và phát triển chính sách mở
rộng cho vay đối với DNV&N.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B
2
- TCNH - MSSV: 0854027214
25
2.1.5. Hệ số thu nợ
Bảng 2.8: Hệ số thu nợ trong cho vay DNV&N
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
Chỉ tiêu
Số
tiền
Số
tiền
Số
tiền
Số
tiền
% Số tiền
%
Doanh số thu nợ
DNV&N
48 178 685 130 270 507 285
Doanh số cho vay
DNV&N
110 230 860 120 109 630 274
Hệ số thu nợ 0.44 0.77 0.8 - 0.33 - 0.03
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Tây Nghệ An)
Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển DNV&N và chủ
trương thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ tín dụng của NHNN. Chi nhánh
Tây Nghệ An không chỉ quan tâm đến mở rộng doanh số cho vay DNV&N mà
còn thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNV&N có
sự tăng trưởng đáng khích lệ. Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số thu nợ tăng
lên qua các năm, năm 2009 hệ số thu nợ chiếm 44%, năm 2010 thì con số này
đã là 77% tăng lên 33% so với năm 2009 và năm 2011 hệ số thu nợ là 80% tăng
thêm 3% so với 2010. Nguyên nhân là nền kinh tế trong những năm đó xã hội
có sự tiến triển tốt, các DN tham gia sản xuất được sự hỗ trợ của nhà nước 4%
về lãi suất vay vốn nên áp lực trả nợ cho NH được giảm đi, bên cạch đó còn
phản ánh các cán bộ nhân viên NH nỗ lực rất nhiều trong việc thu hồi nợ vay.
2.1.6. Nợ có vấn đề trong cho vay DNV&N
Hoạt động của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ, do đó ngân
hàng cũng gặp một số vấn đề rủi ro khi thu hồi các khoản nợ đến hạn.