ĐỀ 1:
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…Và hai người lẳng lặng
đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích. Từ
đó, nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Bài làm:
Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" mà nhà văn
Tơ Hồi đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ
tập "truyện Tây Bắc" (1953) của Tơ Hồi. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải
phóng miền Tây Bắc (1952), Tơ Hồi đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng
bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tơ Hồi tìm được cảm hứng để
viết truyện này. Tơ Hồi thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do vốn
sống, tình cảm sống của mình mà cịn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài
hoa. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm
lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy
được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Mị vốn là cô gái trẻ đẹp, giàu tài năng của núi rừng Tây Bắc. Vì món nợ cho
vay nặng lãi của cha mẹ, Mị buộc phải làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lý. Điều
đó làm Mị đau khổ, Mị khóc rịng rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá
ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ
rồi". Chính vì thế Mị đã bng xi trước số phận đen tối của mình, trái tim của
Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó. Đêm tình mùa xn năm ấy,
sức sống trỗi dậy, Mị uống rượu, thổi sáo, nhận thức được tuổi trẻ. Mị thèm đi theo
những cuộc chơi những đám chơi. Nhưng A Sử đã chặn đứng khát vọng đó của Mị
bằng một thúng sợi đay, hắn trói Mị vào cột. Mị khơng cảm thấy bị trói, tâm hồn
Mị vẫn đi theo tiếng gọi đêm tình. Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp
đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này, Tơ Hồi khẳng định: “Cái khổ cái
nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong
lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh
ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình.”
Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính là những đêm mùa đơng dài và
buồn trên núi rừng Tây Bắc đang về. Vì để hổ bắt mất một con bị nên A Phủ phải
chịu trói, chờ chết. Cha con nhà thống lí đã trói A Phủ vào cột. A Phủ đang rơi vào
tình trạng: chết đau, chết đói, chết rét, phải chết.
Lúc đầu nhìn thấy A Phủ bị trói đứng vào cột, Mị khơng mảy may mủi lịng,
khơng cảm xúc. Tâm trạng Mị lúc đầu là trạng thái VƠ CẢM. Sau đêm tình mùa
xn, Mị trở lại với kiếp sống chai sạn, băng giá, tê liệt về cả thể xác lẫn tinh thần.
Những gì xảy ra xung quanh, Mị khơng cần biết, khơng đối hồi, không quan tâm.
Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện. Kể cả lúc ra sưởi lửa, bị: “A Sử đánh
ngã xuống cửa bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước”. Mị vơ
cảm với chính bản thân mình, khơng cịn cảm nhận được nỗi đau đớn của thể xác,
khơng cịn cảm nhận được sự nhục nhã về tinh thần. Thể xác bị chà đạp, tinh thần
bị lăng nhục, nhưng Mị vẫn dửng dưng, không tức giận, tủi hờn hay sợ hãi. Khi Mị
vô cảm với chính mình cũng là lúc mà Mị chẳng cịn thiết tha đến mọi thứ xung
quanh. Mị vô cảm luôn với cả đồng loại của mình. Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ
tay "dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thơi". Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ
ơ trước sự việc ấy? Phải chăng việc trói người đến chết là một việc làm bình
thường ở nhà thống lý Pá Tra và ai cũng quen với điều đó nên chẳng ai quan tâm
đến. Các từ ngữ “thản nhiên”, “cũng thế thôi” cho thấy sự thản nhiên, vô tâm đến
lạnh lùng, vô cảm đến tàn nhẫn của Mị. Đắng cay cho Mị – cơ đã đánh mất ln cả
tình thương, lòng nhân ái mà bất cứ ở người phụ nữ nào cũng có. Mị chỉ biết, chỉ
cịn ở với ngọn lửa. Lửa cũng cô đơn, Mị cũng cô đơn. Hai kẻ cô đơn ấy thức sưởi
ấm cho nhau trong những đêm đông dài lạnh lẽo.
Sau đó, tâm trạng Mị có sự thay đổi từ trạng thái vô cảm đến đồng cảm bởi
giọt nước mắt của A Phủ, bởi sự thức dậy của lòng thương người. Có nhà phê bình
cho rằng: “Khi tình thương chạm vào trái tim thì cho dù sỏi đá cũng thành châu
lệ”. Quả đúng như vậy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh
lòng thương người trong Mị. Chính nhờ ngọn lửa đêm ấy, Mị lé mắt trơng sang và
nhìn thấy: “Một dịng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”
của A Phủ. Dòng nước mắt ấy là nước mắt của kẻ đang hấp hối, nước mắt của một
thân phận nô lệ đang bất lực, tủi nhục trước số phận. Nước mắt A Phủ khơng chỉ
chảy xuống đơi gị má xạm đen của anh mà còn chảy vào cả trái tim băng giá của
Mị. Trái tim vốn chỉ còn biết giá băng lại được dòng nước mắt ấy của A Phủ chạm
đến. Và giọt nước mắt ấy đã làm tan đi giá băng của trái tim Mị, đập vỡ bức tường
vô hình cầm tù trái tim Mị; đã thức dậy trong Mị lòng thương người cùng cảnh
ngộ. Khi lòng thương người trỗi dậy, là lúc trái tim Mị quặn đau khi “trơng người
lại ngẫm đến mình”. Mị chợt “Nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải
trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng
lau đi được”. Nhà văn khơng nói đến nỗi đau đớn về thể xác của A Phủ, không nói
đến nỗi tủi nhục của A Phủ nhưng tất cả điều đó lại hiện lên tất cả qua suy nghĩ của
Mị. Mị đã cảm nhận nỗi đau của A Phủ bằng chính nỗi đau của mình.
Từ đó Mị nhận thức rõ và căm thù sự độc ác của nhà Thống lí Pá Tra. Mị
thốt lên “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thơi,
nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mị nhận ra giá
trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết. Từ nhận thức về thân
phận con người, Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”. Khi
một kẻ đang trong tình trạng mất hết ý thức lại nhận ra nguyên nhân của cái khổ
mà mình gánh chịu thì đúng là một cuộc lội ngược dịng của ý thức. Từ lòng
thương người và lòng căm thù, Mị nhận ra sự độc ác và bất công. Mị phản kháng
mãnh liệt cả trong suy nghĩ và hành động. Từ cảnh ngộ của mình và những người
đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt,
Mị nhận thấy “chúng nó thật độc ác”, thấy “người kia việc gì mà phải chết”. Đó là
sự nhận thức mang tính lý trí chứ khơng phải là cảm tính nữa. Mị độc thoại với
chính mình: “Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói,
chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ
cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chết?” Đoạn
văn có sự điệp đi điệp lại một loạt từ “chết” như chính nỗi ám ảnh của Mị về cái
chết. Và đặt mình cùng A Phủ lên bàn cân của số phận. Mị thấy, Mị có chết cũng là
tất yếu vì “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về cúng trình ma nhà nó rồi thì đợi ngày
rũ xương ở đây thơi”. Nghĩ đến A Phủ, Mị thấy phi lí “Người kia việc gì mà phải
chết”. Trong suy nghĩ ấy, Mị đã dành hết phần sống của mình cho A Phủ. Đó là
tấm lịng nhân ái bao la của cô gái vùng cao Tây Bắc. Mị trân trọng giá trị con
người, mạng sống con người. Lòng thương người thức dậy trong Mị và đang hình
thành hành động. Mị tưởng tượng rằng: “Như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ
chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị
liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”. Nếu như ngày trước Mị
đã từng sợ chết thì bây giờ cái chết với Mị khơng cịn là điều đáng sợ nữa. Điều gì
đã làm cho Mị khơng sợ hãi? Phải chăng đó là lúc: Lịng thương người trong Mị đã
lớn hơn tất cả mọi nỗi sợ hãi. Tình thương ấy khiến cơ đi đến hành động cởi trói
cho A Phủ: “Mị lấy con dao chấu nhỏ, cắt từng nút dây mây”. Cuối cùng thì Mị đã
cởi trói cho A Phủ. Nhưng hành động cởi trói ấy cũng là hành động mà Mị tự giải
thốt cho chính mình. Đây cũng là sự tất yếu của quá trình đấu tranh tâm lý.
Ở đoạn văn cuối cùng tác giả diễn tả sự quật khởi của Mị với sức sống tiềm
tàng mãnh liệt, sức phản kháng quyết liệt. Đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt
hoảng “Mị đứng lặng trong bóng tối”. Câu văn tách thành một dòng riêng nằm
chơi vơi ở giữa những câu chữ ngổn ngang. Theo “nguyên lý tảng băng trôi” –
hình ảnh Mị đứng lặng chỉ là phần nổi cịn ẩn sau những câu chữ và hành động ấy
của Mị là cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội: sống hay là chết; tự do hay nô lệ; đi hay
ở? Cuối cùng tiếng gọi tự do đã vẫy gọi Mị. Trong giây phút đối diện với bản án tử
hình ấy lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ. Đoạn văn tiếp
theo miêu tả hành động Mị toàn những động từ mạnh: “vụt chạy – băng đi – đuổi
kịp – đã lăn – chạy – chạy xuống – nói – thở”. Những động từ mạnh ấy đã giúp Tơ
Hồi nhìn thấy được nội lực và sức phản kháng mạnh mẽ cháy bùng trong Mị.
“Một tia lửa nhỏ hôm nay báo hiệu đám cháy ngày mai” (Lỗ Tấn) – nếu đêm tình
mùa xuân là “tia lửa nhỏ” thì hành động chạy theo A Phủ của Mị thực sự đã trở
thành “đám cháy”. Cuối cùng Mị đã có sự lựa chọn đúng đắn khi mà khát vọng
sống trỗi dậy thật mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ, cũng có nghĩa là chạy thốt
cuộc đời nơ lệ, đến với ánh sáng của tự do. Bước chân Mị như đạp đổ thần quyền
của bọn lãnh chúa phong kiến bao năm qua đè nặng lên Mị. Mị đã nói trong cơn
gió thốc “A Phủ cho tơi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là câu nói thể hiện lịng ham
sống, khát vọng tự do đến mãnh liệt trong Mị. Sau bao nhiêu năm bị thần quyền,
cường quyền đè nặng làm Mị dường như quên đi tiếng nói của đồng loại thì nay Mị
đã sống lại. Và câu nói đầu tiên Mị nói được cũng lại là câu nói địi tự do, địi được
sống
Từ trạng thái vơ cảm, Mị đã đồng cảm với nỗi đau thân phận của A Phủ. Đây
là sự chuyển biến lớn trong tâm lý của Mị dẫn đến thay đổi cục diện của tác phẩm.
Qua sự thay đổi này Tơ Hồi đã khẳng định được chân lý: “Sức mạnh lớn nhất mà
nhân loại có được chính là lòng yêu thương con người”. Từ đồng cảm, Mị đã đi
đến hành động táo bạo, quyết liệt – “cởi trói cho A Phủ”. Đây khơng phải là hành
động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng
sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thốt cho A
Phủ và giải thốt cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết
quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả
cường quyền và thần quyền. Đó chính là sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật và
cũng là sự mở đường của nhà văn đưa nhân vật tới chân trời mới.
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng
giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi
dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày
đến ê chề, hồn tồn mất hết lịng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở
trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn
Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà
văn Tơ Hồi đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một
hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt
mà khơng thế lực nào có thể dập tắt được. Nhà văn đặt niềm tin vào con người, vào
sức vươn dậy của nhân vật Mị. Nếu bức chân dung của những người nông dân
trước cách mạng mà ta bắt gặp đâu đó như ở Chí Phèo, lão Hạc, anh Pha, chị Dậu,
… tất cả đều bị dồn vào bước đường cùng. Những bức chân dung kia hoàn toàn
thiếu ánh sáng của Đảng của cách mạng chiếu rọi, thì nhà văn Tơ Hồi lại phản
chiếu vào nhân vật của mình ánh sáng của cách mạng và ý thức của thời đại. Nhà
văn đã bước qua được những giới hạn của dòng văn học hiện thực phê phán trước
Cách mạng để giải phóng số phận nhân vật. Mặt khác, việc Mị cởi trói cho A Phủ
có thể coi như một chiếc bản lề khép mở hai thế giới. Nó khép lại thế giới tăm tối
của cuộc sống trâu ngựa, nơ lệ ở Hồng Ngài. Nó mở ra một cuộc sống tươi sáng ở
Phiềng Sa. Hành động Mị cởi trói cho A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài đến với tiếng
gọi của Cách mạng là một mốc son chói lọi trong tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới
mẻ của Tơ Hồi nói riêng và của các nhà văn sau cách mạng nói chung. Như vậy
tiếng kêu cứu của Nam Cao trước cách mạng đã được Tơ Hồi hồi đáp bằng cách
giải phóng cho số phận con người, hướng con người đến ánh sáng của tự do.
Thành công của Tô Hồi trong việc xây dựng nhân vật Mị đó là: Nhà văn có
biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo nhất là những diễn biến tâm trạng đầy phức
tạp của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ. Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh
hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên đầy ấn tượng; kể chuyện ngắn
gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Ngơn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn
giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ…nhà văn đã tạo tình huống truyện độc
đáo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí tạo nên sự thay
đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.
Nhân vật Mị là linh hồn là hơi thở của tác phẩm. Xây dựng nhân vật Mị là
một thành cơng đặc sắc của nhà văn Tơ Hồi. Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng
của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, Tơ Hồi đã khẳng định sức sống
tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc dưới sự
thống trị của bọn lãnh chúa thổ ty miền núi. Có nhà phê bình đã cho rằng: “Văn
học nằm ngồi mọi sự băng hoại. Chỉ riêng mình nó khơng chấp nhận quy luật của
cái chết”. Đúng vậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị và giá trị nhân
đạo sâu sắc, mới mẻ của Tơ Hồi cũng đã làm nên sức sống trường tồn, vĩnh cửu
của tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ”.
ĐỀ 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đoạn trích: “Bây giờ Mị
khơng nói….con ngựa”. (Trích “Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi). Từ đó, nhận xét về
tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tơ Hồi.
Bài làm:
Tơ Hồi là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ơng có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hố khác
nhau trên đất nước ta. Thành cơng nhất của Tơ Hồi là những tác phẩm viết về hiện
thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A
Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân
nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức
sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Vẻ đẹp ấy đã ngời lên thật trọn
vẹn qua diễn biến tâm trạng Mị và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật này
qua đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
“Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1952, là kết quả của chuyến đi của
nhà văn cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của
tác phẩm, có thể xem là một thước phim thu nhỏ diễn tả thấm thía tâm diễn biến
tâm trạng nhân vật Mị trong cuộc giao tranh giữa kiếp sống cam chịu và khát vọng
tự do. ". Mị vốn là cô gái trẻ đẹp, giàu tài năng của núi rừng Tây Bắc. Vì món nợ
cho vay nặng lãi của cha mẹ, Mị buộc phải làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lý.
Cuộc sống thống khổ của chốn địa ngục trần gian khiến Mị chai sạn, vô cảm. Dù
cuộc sống thống khổ, trong Mị tiềm tàng một sức sống mãnh liệt và khát vọng tự
do, hạnh phúc. Khát vọng ấy đã bùng cháy mãnh liệt khi mùa xuân đến trên đất
Hồng Ngài, nhưng sau đó lại đã bị dập tắt một cách phũ phàng.
Lặng nghe tiếng sáo, Mị khao khát được đi chơi xn, được hịa mình vào
khơng gian rộn ràng, tình tứ của sự sống ngoài kia. Cả đoạn văn, ta chỉ nghe thấy
tiếng nói nội tâm bên trong Mị. Tâm hồn ngỡ như lạnh băng ấy bỗng xôn xao. Từ ý
thức đến hành động “Mị lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào chĩa đèn”, người
phụ nữ ấy đang thắp lửa cho căn buồng hay đang tự sưởi ấm lại lịng mình? Mị náo
nức tái sinh “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp
đi chơi”. Ở đây, ngôn ngữ trần thuật đã hịa quyện với tiếng nói vọng về từ sâu
thẳm tâm hồn nhân vật. Tơ Hồi rất tài hoa khi hữu hình hóa âm thanh “lấp ló, rập
rờn”, nó tha thiết, thúc giục, tựa như chính tâm hồn Mị đang ngân nga. Lần đầu
tiên, sau không biết bao nhiêu mùa xuân, Mị lại muốn đi chơi – tuổi trẻ và khao
khát tất cả đang bừng dậy. Mị sửa soạn để đi chơi với khát khao mãnh liệt của tuổi
trẻ, với sự náo nức của người đã tìm ra ánh sáng sau đêm dài. “Mị quấn lại tóc, Mị
với tay lấy cái váy hoa…rút thêm cái áo”, bao rạo rực mê say trong tâm hồn người
con gái trẻ gửi trong những hành động ấy. Hành động ngỡ như đột ngột, nhưng nó
là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa hồn cảnh và tâm lí nhân vật. Lời
văn khơng cịn đượm buồn hiu hắt mà như được sưởi ấm bằng chính tấm lịng đồng
cảm mà nhà văn dành cho nhân vật của mình.
Nhưng khát vọng ấy đã bị dập tắt khi A Sử xuất hiện với những hành động
độc ác: nắm lấy thắt lưng, trói hai tay Mị, quấn tóc Mị lên cột. Một chuỗi hành
động bạo hành diễn ra như một thói quen, lạnh lùng, tàn nhẫn đến đáng sợ. Mị bị
đọa đày cả về thể xác và tinh thần. Nhưng A Sử chỉ trói được thể xác chứ khơng
thể trói được tâm hồn người con gái đang khát khao yêu và sống. Với Mị “hơi
rượu vẫn nồng nàn”, “trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo”. Khúc tình ca Tây Bắc
cứ dìu Mị đi, đưa Mị đến cõi không cùng của mơ vọng mà quên đi sự thực cay
đắng đang vây thít. Kể cả lúc bị trói. Mị cũng khơng biết mình đang bị trói. Dù bị
vùi dập phũ phàng, khát vọng tự do trong Mị không hề mất đi. Thể xác Mị nằm
đây giữa bốn bức tường lạnh lẽo, nhưng tâm hồn Mị đã đi theo tiếng sáo mênh
mang, Mị vẫn “đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Bởi vậy khi tiếng sáo
nhập vào hồn Mị – “vùng bước đi”. Là lúc dây trói siết lại đau nhức. Cơn đau thể
xác đã đánh thức Mị, rồi Mị tỉnh. Tiếng sáo vụt biến mất, chỉ cịn “tiếng chân ngựa
đạp vào vách”. Tơ Hoài đã khéo léo lồng vào chi tiết này âm thanh của tiếng chân
ngựa. Tiếng sáo là âm thanh của giấc mơ; tiếng chân ngựa là âm thanh đau buồn
của thực tại. Thực tại đập vỡ giấc mộng làm tiêu tan tiếng sáo. Âm thanh tiếng
chân ngựa đánh thức Mị, đập vỡ cả giấc mơ của Mị, kéo Mị từ thiên đường trở về
địa ngục. Nỗi đau thể xác ngay lập tức chuyển hố thành nỗi đau tinh thần vì Mị
chợt nhận ra: “Mình khơng bằng con ngựa”.
Như vậy, cuộc trỗi dậy thứ nhất của Mị không thành, Mị không thốt khỏi
cảnh ngục tù trần gian nhưng ít ra Mị cũng đã sống lại những thời khắc tươi đẹp
của tuổi trẻ. Sức sống của Mị, sự hồi sinh của Mị được đặt trong một thử thách
khắc nghiệt, một hiện thực phũ phàng nhưng qua đó lại càng khẳng định một chân
lí rằng: sức sống của con người dù bị dẫm đạp, bị trói chặt nhưng nó khơng chết
mà ln âm ỉ cháy, chỉ gặp dịp là bùng lên mạnh mẽ. Đúng như Lỗ Tấn đã từng
nói: “Một tia lửa nhỏ hơm nay báo hiệu đám cháy ngày mai”. Đó chính là giá trị
nhân đạo của tác phẩm, luôn tin vào sức sống của con người và ca ngợi vẻ đẹp
tiềm ẩn trong con người. Đoạn trích đã xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ
thuật đặc sắc. Giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, , dẫn dắt tình tiết khéo léo.
Đặc biệt tâm trạng và hành động khá phức tạp của Mị được diễn tả, lí giải một cách
cụ thể, hợp lí. Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân
miền núi. Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo
hình, đậm chất thơ.
Nhân vật Mị là linh hồn, là hơi thở của tác phẩm. Đoạn trích đã diễn tả cuộc
trỗi dậy về ý thức của Mị sau khoảng thời gian dài mất đi ý thức. Đúng như Tơ
Hồi nhận định “Kỳ lạ thay, dẫu trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội
ác cũng không tiêu diệt được sức sống con người.” Hành động của Mị tuy bột phát
nhưng sẽ hứa hẹn một tương lai bừng cháy ở phía trước. Đây cũng chính là giá trị
nhân đạo sâu sắc trong các tác phẩm của nhà văn Tơ Hồi.