Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

ĐỀ tài CHĂN NUÔI THÚ y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 56 trang )

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Thú y – Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, đến nay em đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp tốt
nghiệp và đã trang bị cho mình được một số kiến thức cơ bản. Để đạt được điều
đó, ngồi sự giúp đỡ của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý
báu của các tập thể và cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Nam,
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, các cô giáo trong khoa Thú y –
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã truyền đạt và trang bị kiến thức cơ bản
vô cùng quý báu trong suốt 5 năm học tập và rèn luyện tại trường.
Em gửi lời cảm ơn tới giám đốc Lê Quốc Đoàn,anh Lê Văn Huân cùng anh chị
cán bộ, công nhân của công ty TNHH đầu tư – phát triển chăn nuôi lợn
DaBaCo đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại trại lợn gia công
của công ty ở trại lợn trường Cao đẳng Nông Lâm – Việt Yên – Bắc Giang.
Em cảm ơn tới anh Phan Sơn Hào – Giám đốc công ty Agrovet.H đã hướng
dẫn và giúp đỡ nhiệt tình để em hồn thành đề tài này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn bè, những người
đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong
thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
`

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sv Nguyễn Văn A


PHẦN I:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
1


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, mức tiêu thụ thịt lợn chiếm tỷ lệ cao (70 - 80%) trong số các loại

thịt gia súc gia cầm mà người dân Việt Nam sử dụng. Do đó ngành chăn ni lợn
ngày càng được đầu tư và phát triển. Người dân đang dần chuyển đổi cách chăn
nuôi truyền thống nhỏ lẻ, từ tận dụng thức ăn thừa chuyển sang trang trại chăn
ni khép kín, sử dụng những trang thiết bị hiện đại, chuồng trại đạt tiêu chuẩn.
Nhờ đó mà năng suất thịt lợn đã khơng ngừng được tăng lên.
Tại các trại chăn nuôi chuyên nghiệp thì cơng tác phịng trị bệnh hầu như
rất tốt nên ít khi có dịch nguy hiểm xảy ra. Tuy nhiên lợn nuôi tại các trại hay
mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, hơ hấp đặc biệt là bệnh tiêu chảy do các vi
khuẩn đường ruột như E.coli, Enterobacter, Klebsiella, Salmonella, với các tỷ lệ
tương ứng 66,7%, 40,7%, 3,9%, 3,7%. Ngồi ra cịn bị các bệnh viêm phổi do
Mycobacterium, Pasteurella…Các bệnh này xảy ra chủ yếu do điều kiện ngoại
cảnh như thời tiết, thức ăn, chế độ chăm sóc… Để hạn chế được bệnh xảy ra thì
ngồi cơng tác vệ sinh chăm sóc tốt cịn phải dùng các loại kháng sinh để phòng

bệnh và điều trị. Việc bổ sung kháng sinh phịng bệnh và các thuốc kích thích
tăng trưởng đã và đang được các quốc gia cấm sử dụng do có ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Để thay thế cho kháng sinh người ta đã
dùng các chế phẩm sinh học như bổ sung vi sinh vật có lợi vào thức ăn
(Prebiotic), các men tiêu hóa … Hiện nay trên thị trường xuất hiện chế phẩm
chăn ni có tên là One-Q do nhà khoa học người Hàn Quốc có tên là Park
Hong Yong, một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu tại viện nghiên cứu côn trùng
công nghệ sinh học Hàn Quốc (KRIBB). Sản phẩm này do công ty thuốc thú y
Agrovet.H nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam . Sản phẩm này có tác dụng
nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi, ngồi ra nó cịn giúp cho cơ
thể động vật đề kháng một số bệnh đường hơ hấp, tiêu hóa như viêm ruột, tiêu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
2


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

chảy, chứng còi cọc chậm lớn. Tuy vậy tại Việt Nam vẫn chưa có những nghiên
cứu sâu về sản phẩm này. Xuất phát từ vấn đề đó, cùng với sự phân cơng của
khoa Thú y – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và sự hướng dẫn nhiệt tình
của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát tình hình dịch bệnh ở lợn và thử nghiệm chế phẩm phân lập từ ruột
nhện - One-Q swine tại trại chăn nuôi lợn thịt Dabaco ở Việt Yên-Bắc Giang.”
2.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Tìm hiểu các bệnh xảy ra ở đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi lợn thịt gia công

của công ty cổ phần đầu tư và phát triển chăn nuôi lợn Dabaco ở trại lợn trường
Cao đẳng Nông Lâm Việt Yên – Bắc Giang.
Thử nghiệm sản phẩm phân lập từ ruột nhện One-Q swine nhằm nâng cao
năng suất và phòng một số bệnh trên đàn lợn con sau sai sữa nuôi tại trại.

PHẦN II:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
3


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
2.1

Khoa Thú y

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON
Lợn sau cai sữa hầu hết các hệ thống chức năng của cơ thể chưa phát triển

hồn thiện. Sự thích ứng của lợn thời gian này còn rất kém do vậy lợn rất dễ bị
tác động từ môi trường làm phát sinh một số bệnh như bệnh về đường tiêu hóa
như ỉa chảy hay bệnh về đường hô hấp… Để hạn chế được bệnh thì người chăn
ni phải hiểu được các đặc tính sinh lý của lợn từ đó giảm được tác động từ
bên ngồi mơi trường làm tăng sức đề kháng của đàn lợn.
*Đặc điểm cơ bản về điều tiết thân nhiệt của lợn con kém: Lớp mỡ dưới da của
lợn thời gian này cịn mỏng, lượng mỡ dự trữ cịn thấp ít có khả năng cung cấp

năng lượng để chống rét, khả năng giữ nhiệt kém, lợn rất dễ mắc các bệnh về
đường hơ hấp, tiêu hóa. Vì vậy mà thời gian này luôn phải úm đèn điện thường
xuyên cho lợn ở 300C
* Đặc điểm bộ máy tiêu hóa
- Bộ máy tiêu hóa của lợn sau cai sữa rất phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Lợn
con trước một tháng tuổi trong dịch vị chưa có HCl tự do vì lúc này HCl tiết ra
ít và nhanh chóng liên kết với dịch nhày. Sự thiếu HCl tự do gây ảnh hưởng đến
hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh và phát
triển đặc biệt là ở dạ dày và ruột già.
- Mặt khác thiếu HCl men thì lượng men Mantaza rất thấp nên tiêu hóa tinh bột
kém do vậy cần cho lợn tập ăn sớm kích thích sản sinh đầy đủ các loại enzim
tiêu hóa. Trần Cừ, Cù Xuân Dần, [1]
- Hệ vi sinh vật đường ruột của lợn con:
Hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa của của gia súc trưởng thành và phát
triển thường xuyên : vi khuẩn sinh axit lacstic, vi khuẩn Bifidium, và một só
trực khuẩn có lợi khác có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây
bệnh. Ở gia súc non hệ vi sinh vật có lợi chưa phát triển đầy đủ rất dễ bị các vi
khuẩn gây bệnh ức chế nên thường mắc các bệnh về tiêu chảy.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
4


Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Nhóm vi khuẩn vãng lai: Xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn và nước uống gồm

có Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilic… Trong đường tiêu
hóa của lợn cịn có thêm cả trực khuẩn yếm khí như Clostridium perfringens…
Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: Nhóm vi khuẩn này thích ứng với mơi
trường đường tiêu hóa trở thành vi khuẩn thường trực gồm E.coli, Salmonella,
Shigella, Klebsiella, Proteus…Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn này thuộc họ
vi khuẩn đường ruột Entrobacteriaceae là họ lớn bao gồm vi khuẩn Gram (-)
sống trong đường tiêu hóa của người và gia súc, có ở cả phân rác, nước trong
đất và trong thực vật. Nguyễn Như Thanh – Nguyễn Bá Hiên – Trần Thị Lan
Hương, 2001[15]. Trong các lồi vi khuẩn có hại thì E.coli và Samonella là hai
loại gây bệnh tiêu chảy phổ biến ở lợn con nói riêng và lợn các lứa tuổi nói
chung.
2.2 HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là hiện tượng đi ỉa nhiều lần trong ngày, lợn ỉa lỏng phân loãng nhiều
nước. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến độ tuổi sinh sản nhưng trầm
trọng nhất là Lợn con theo mẹ, sau cai sữa và lúc chuyể đổi thức ăn.
*Các nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn là:
Tiêu chảy ở lợn là hội chứng liên quan đến nguyên nhân nguyên phát và nguyên
nhân thứ phát vì vậy tiêu chảy là do rất nhiều nguyên nhân
Các nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở lợn con trước hết là khả năng điều tiết,
thích nghi của lợn nhỏ hơn 10 tuần tuổi cịn yếu chưa thích nghi được với sự
thay đổi của thức ăn nước uống trong nuôi dưỡng và sự chống lại các vi sinh
vật gây bệnh còn kém.
*Những vi sinh vật gây bệnh
Nguyên nhân do vi khuẩn: Trong đường tiêu hóa lợn người ta thấy có rất
nhiều vi khuẩn đặc biệt là ở túi mù và ruột già với số lượng lớn là
Lactobacillus, Bifidobacterium và một số lượng thấp hơn các loài sinh vật
khác. Trong ruột già chứa một hệ vi sinh vật đa dạng hơn. Tuy vậy vẫn chứa
một số loài vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella, Prozoa, Proteus… Các
loài này chung sống với cơ thể bình thường, khi điều kiện bất lợi xảy ra, sức đề


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
5


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

kháng của con vật giảm thì chúng tăng lên về số lượng và độc lực gây ra hội
chứng tiêu chảy cho đàn lợn.
Nguyên nhân do vius: Tiêu chảy do virus thường ít khi xảy ra, nếu xảy ra
thì tỷ lệ cũng khơng cao. Người ta mới tìm ra virus gây tiêu chảy ở lợn là các
loại sau: TGEV (Tranmissible

Gastero Enteritis vius), PEDV (Porcine

Epidemic Diarrhea Virus), RV (Rotavirus). Chúng gây ra hội chứng tiêu chảy
với đặc điểm sau: Lợn đi ỉa phân loãng nhiều nước mùi tanh khắm, nhung mao
ruột bị virus tác động biến dạng dính lại làm cho thành ruột mỏng.
Nguyên nhân do kí sinh trùng: gồm có giun đũa, giun kim, giun xoắn,
giun đuôi xoắn dạ dày lợn, Sán lá ruột lợn… Chúng đều là những nguyên nhân
gây ra tiêu chảy với tác hại là cướp chất dinh dưỡng tiết ra độc tố đầu độc cơ thể
vật chủ . Ngoài ra trong quá trình di hành, sinh trưởng và phát triển chúng còn
gây tổn thương nhiều cơ quan nơi chúng ký sinh. Các yếu tố đó dã gây rối loạn
tiêu hóa, ỉa chảy có khi nặng thì phân cịn lẫn máu.
Những ngun nhân khơng phải do vi sinh vật:
Ngồi vi sinh vật ra thì nguyên nhân gây tiêu chảy ở Lọn còn do điều
kiện ngoại cảnh như chế độ chăm sóc ni dưỡng, do nước uống hoăc do thay

đổi thời tiết nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa tạo cơ hội cho các vi
khuẩn gây bệnh phát triển sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu chảy.
*Triệu trứng – bệnh tích:
- Triệu trứng: Bệnh thường xảy ra ở lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi và sau cai
sữa do chưa thích nghi với thức ăn. Biểu hiện lơng xù, đuôi rũ, da nhăn nheo,
nhợt nhạt, hai chân sau rúm lại hoặc co giật run rẩy. Đi, mơng, khoeo chân
dính bết phân mùi thối khắm. Khi con vật ỉa chảy nhiều phải rặn nhiều làm cho
lưng và đuôi cong lên bụng thóp lại thể trạng đờ đẫn hay nằm. Ỉa chảy nhiều dẫn
đến mất nhiều nước làm cho hố mắt trũng xuống, niêm mạc mắt mũi nhợt nhạt
con vật gầy còm
Lúc đầu con vật đi táo phân rắn như hạt đỗ xanh, màu vàng. Sau ỉa chảy phân
vàng hoặc nâu rồi chảy thành dịng bắn tung tóe trên nền chuồng có mùi tanh
khắm. Trong thời gian đi ỉa nếu kết hợp với ho thì con vật sẽ bị lịi dom.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
6


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Nếu đi ỉa liên tục từ 5 đến 7 ngày thì con lợn sẽ quá kiệt sức dẫn đến chết, nếu
sống sót thì sẽ cịi cọc chậm lớn.
-Bệnh tích: Xác chết gầy, đi khoeo dính đầy phân, dạ dầy chứa đầy sữa đơng
vón hoặc thức ăn khơng tiêu. Ruột căng to chứa đầy hơi và dịch màu vàng.
Niêm mạc dạ dày, ruột phủ bựa, có khi xuất huyết. Gan thối hóa màu đất sét, tí
mật căng, xuất huyết. Lách mềm khơng sưng, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết. Tim
to, cơ tim nhão và xuất huyêt. Khớp sưng to, cắt ra thì bên trong chứa dịch màu

vàng
* Các biện pháp phòng trị tiêu chảy:
- Phịng bệnh bằng vệ sinh chăm sóc ni dưỡng:
Vệ sinh chuồng trại máng, ăn núm uống là hết sức cần thiết để phòng trị bệnh
tiêu chảy nhằm hạn chế tiêu diệt các loại mầm bệnh. Việc vệ sinh phải được tiến
hành thường xuyên, hang ngày (ngày quét dọn chuồng 4 lần, trước và sau khi ăn
đều phải quét sạch). Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình tẩy uế sát trùng
chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Xử lý phân, rác thải, xác chết đúng nơi qui
định. Lợn ốm phải được cách ly và chăm sóc riêng.
Khâu ni dưỡng đóng vai trị rất quan trọng, phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng
tốt kết hợp với đó là sự điều chỉnh nhiệt độ nước uống và chuồng nuôi cho hợp
lý. Ngồi ra tốc độ gió cũng là u tố quan trọng đảm bảo độ thơng thống
chuồng ni. Điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ gió phải theo bảng sau:
Bảng 2.2: Bảng điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ gió trong chuồng ni

Tuổi lợn (tuần)

Nhiệt độ chuồng (oC)

Tốc độ gió (m/s)

3–4

31 – 32

0,1 – 0,2

5–6

30 - 31


0,3 – 0,4

7–8

29 – 30

0,5 – 0,6

9 – 10

28 – 29

0,6 – 0,7

11 – 14

27 – 28

0,7 – 0,8

15 – 20

27

0,9 – 1,0

21- bán

26


1,0 – 1,2

-Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
7


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Chế phẩm sinh học ở đây là hỗn hợp vi sinh vật có lợi và một số men cần
thiết cho đường tiêu hóa. Khi đưa hỗn hợp này vào đường tiêu hóa sẽ có tác
dụng cân bằng vi sinh vật đường ruột ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây
bệnh đồng thời kích thích tiêu hóa hạn chế tiêu chảy. Các nhóm vi sinh vật
thường dùng là Bacillus subetilis, Colibacterium, Lactobacillus…
Hiện nay trên thị trường xuất hiện chế phẩm EM (Effective Microor
ganisms) là chế phẩm sinh học chứa nhiều vi khuẩn có lợi có khả năng phịng trị
bệnh tiêu chảy và khử mùi hơi cho phân thải ra chuồng trại.
Ngồi ra trên thị trường cịn có các chế phẩm sinh học khác như
Probiotic, Orgalac, Orgacid, E.lac… các loại này đều tương đối khả quan
-Phịng bệnh bằng thuốc, hóa học trị liệu:
Phòng bệnh bằng vacxin: đây là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất
trong các loại phịng bệnh ỉa chảy. Điều này đã tạo miễn dịch chủ động cho lợn
làm tăng sức đề kháng của lợn với điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên người ta chỉ
tiêm vacxin phòng bệnh do virus cịn bệnh do vi khuẩn thì ít chỉ điều trị bằng
kháng sinh.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
8


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Điều trị bệnh: Hội chứng rối loạn tiêu hóa gồm hai quá trình rối loạn và
nhiễm khuẩn nên sự điều trị là chống nhiễm khuẩn và khơi phục khả năng
tiêu hóa. Điều trị phải được tiến hành sớm, kịp thời. Khi bệnh vừa xảy ra
phải tiến hành điều trị ngay bằng các phương pháp khác nhau. Dùng kháng
sinh như Enrotyl, LincoSpectin hoặc Tia KC: 1-1,5ml/10kgTT, lợn con
(<10kg) tiêm. Điều trị hội chứng tiêu chảy đến khi dứt thì dừng lại, đảm
bảo mỗi con 3 lần tiêm. Trộn bổ sung thêm các thuốc vào thức ăn như
CTC, Florted, Colistine… Nếu có men bổ sung thì càng tốt. Ngồi ra
người ta có thể dùng các loại kháng sinh khác như Neomycin,
Tetramycin, Gentamycin, Fluoroquinolon, Trimethotrim… Để điều trị
đạt kết quả cao thì việc dung kháng sinh phải đúng nguyên tắc. Nếu
quá lạm dụng kháng sinh sẽ gây nhiều tai biến và xảy ra hiện tượng
kháng thuốc đối với nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là E.coli
-Dùng chất bổ trợ điều trị triệu trứng: Khi lợn bị tiêu chảy kéo dài thì phải bổ
sung nước, điện giải, vitamin…bù đắp lại phần đã mất do bị tiêu chảy và làm
tăng sức đề kháng của con vật
2.3. HIỂU BIẾT VỀ HƠ HẤP CỦA LỢN
Hơ hấp là nhờ sự co rút, phối hợp với nhiều cơ riêng biệt. Sự phối hợp được
điều hồ bởi trung khu hơ hấp, là nhóm tế bào đặc biệt nằm trong hành tuỷ.

Dọc đường dẫn khí có hệ thống mạch quản và thần kinh rất phất triển nhằm
giúp sưởi ấm khơng khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm mạc đường hơ hấp
cịn có các hệ thống lông rung với các rung động hướng ra phía ngồi. Hệ thống
lơng rung, các tuyến tiết chất nhờn và các phản xạ như ho , hắt hơi là các phản
ứmg phòng vệ tự nhiên của bộ máy hơ hấp ngồi khi có dị vật xâm nhập vào
trong đường hô hấp.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
9


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Một động tác hít vào thở ra được tính là một lần hô hấp hay một lần thở.
Vậy tần số hô hấp được tính là số lần thở trên một phút. Đối với mỗi lồi động
vật sẽ có tần số hơ hấp khác nhau.
- Tần số hô hấp ở lợn là: 20-30 lần/phút
* Một số vi khuẩn thường gặp ở đường hô hấp của lợn
- Vi khuẩn Streptococcus
Vi khuẩn Streptocccus thường gây bệnh bại huyết có thể chết hoặc gây
nhiễm trùng tại chỗ như viêm màng não, viêm khớp, viêm nội tâm mạc ở lợn
con 7-10 ngày tuổi. Bệnh viêm màng não do vi khuẩn Streptococcus gây ra ở
lợn cai sữa và lợn vỗ béo sau khi chúng được nhốt, nuôi chung với lợn bệnh.
Bệnh gây chết lợn đột ngột với biểu hiện sốt, có triệu chứng thần kinh, viêm
khớp. Ở lợn con, bệnh viêm khí quản và phổi thường do Streptococcussuis dung
huyết yếu gây ra.

Ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Nhiên,

[10].

Đã điều tra hệ vi khuẩn đường hô hấp

của 162 lợn bị bệnh ho thở truyền nhiễm và thấy rằng tỷ lệ nhiễm bệnh do
Streptococcus chiếm 74%.
Ở Việt Nam, theo các Báo cáo từ Cục thú y và kết quả nghiên cứu của Viện Thú
Y từ những năm 1990 cho tới nay vẫn chưa có ổ dịch trên lợn nguyên nhân do
Streptococcus suis gây ra.Tuy nhiên, từng trường hợp lẻ tẻ ở người có thể bị
nhiễm vi khuẩn này chưa được nghiên cứu (Dẫn theo Trần Đình Trúc, [16]).
-Vi khuẩn Pasteurella multocida:
Pasteurella multocida được biết đến là nguyên nhân gây bại huyết tụ huyết
trùng cho các loài gia súc, gia cầm, trong đó có lợn.Tuy nhiên, Pasteurella
multocida cịn là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi lợn.
Bệnh viêm phổi lợn do Psteulla multocida gây ra là kết quả của sự lây nhiễm vi
khuẩn vào phổi. bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm phổi cục bộ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
10


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp của lợn. Hội chứng viêm phổi thường
thấy ở lợn. Những số liệu ở Mỹ cho thấy trong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra

thì 74% lợn viêm phổi và 13% bị viêm màng phổi.
-Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica
Bordetella bronchiseptica được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh teo xương
xoắn. Sau khi gây bệnh bằng cách nhỏ vài giọt canh trùng Bordetella
bronchiseptica vào trong tai của những con lợn sữa một vài ngày tuổi, người ta
có thể thấy lợn mắc bệnh với nhưng chứng bệnh tích điển hình.
Viêm mũi:Dấu hiệu ban đầu của bệnh là chảy nước mũi và sổ mũi ở lợn con.
Lợn giảm ăn uống.
Viêm phế quản: thương gặp ở lợn mắc bệnh trong mùa đơng, biểu hiện ra ngồi
là ho, khó thở, sốt. Trong đó sốt là biểu hiện khơng thường xuyên. Switzer và
Frrington,(1975) [25].
-Vi khuẩn Actinobacillus pleurumoniae (App)
Vi khuẩn

Actinobacillus pleurumoniae là nguyên nhân gây viêm phổi- màng

phổi ở lợn. Actinobacillus pleurumoniae trước đây đã được gọi tên là
Haemophilus parahaemolyticus và đặt tên là A.pleuropneumoniae do đã xác
định được chúng có sự tương đồng về DNA giữa H. pleurumoniae



A.ligreressi (Pohl và công sự,1983).
Viêm phổi màng phổi là một bệnh nhiễm trùng quan trọng ở đường hô hấp của
lợn và xảy ra ở hầu hết các nước có nền cơng nghiệpchăn nuôi tiên tiến. Bệnh
đã gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn ni vì ngồi việc gây chết cịn làm giảm
tăng trọng, gây yếu và tốn kém do chi phí thuốc men.A. pleurumoniae là
nguyên nhân gây viêm phổi- màng phổi ở lợn.
2.4. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA LỢN
2.4.1. Bệnh viêm phổi địa phương (suyễn lợn).

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
11


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Là bệnh truyền nhiễm mãn tính do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây
ra. Lợn chăn nuôi tập trung thương bị mắc bệnh với tỵ lệ mắc cao nhưng tỷ lệ
chết lại thấp song lợn bệnh thường gây yếu, ho, khó thở, tiêu tốn thức ăn cao,
hiệu quả sử dụng thức ăn kém, sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh phát
khác.
Bệnh lây từ con này sang con khác, từ chuồng này sang chuồng khác từ trại này
sang trại khác qua tiếp xúc trực tiếp hay qua dụng cụ chăn nuôi.
*Triệu chứng- bệnh tích
- Triệu chứng đặc trưng là ho,là chủ yếu về đêm
- Lúc đầu ho khan, ho ít
- Về sau ho ướt, ho liên miên, ho nhiều, từng cơn kéo dài đặc biệt buổi sáng
sớm khi đánh thức lợn dạy hoặc đẩy ra sân chơi
- Con vật có biểu hiện thở khó:
Bình thường nhịp thở của lợn 20-30 lần/phút. Khi bị bệnh tần số hơ hấp tăng
cao, có thể 40-50-100 lần/phút vì diện tích tiếp xúc của phổi với khơng khí ngày
càng ít đi
-Do thở khó con vật thường phải ngồi như chó ngồi để thở
+ Miệng há hốc, thè lưỡi để thở
+Thường thở thể bụng
+Hít vào dài hơn thở ra

+ Đơi khi có trường hợp bí đái, bí ỉa
Sau khi nhiễm M.hyopneumoniae từ 7-20 ngày thì triệu chứng đầu tiên là
ho, hắt hơi, thở khó. Ho va khó thở là triệu chứng điển hình và kéo dài.
Bệnh tích chủ yếu tập chung ở bộ máy hô hấpva hạch phổi. Sau khi nhiễm
vài ngày, bệnh tích đầu tiên là viêm phổi thuỳ, viêm từ thuỳ tim sang thuỳ nhọn,
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
12


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

thường viêm ở phần rìa thấp của phổi. Phổi xuất hiện những chấm đỏ hoặc xám
bằng đậu xanh, to dần rồi tập chung thành từng vùng rộng lớn đối xứng nhau ở
hai bên phổi.
*Phịng bệnh
FluSure/RespiSure RTU (Vaccine vơ hoạt, phịng vius Cúm lợn, phụ tuyp H1N1
và H3N2 và viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae)
Mycoplasma hyopneumoniae đã vô hoạt động. FluSure/RespiSure RTU conf co
Amphigen là chất bổ trợ dạng dầu trong nước giúp tăng cường đáp ứng miễn
dịch.
M+ PAC( vacxin nước trong dầu) là loai vacxin vô hoạt chứa 15 loại protein của
M.hyopneumoniae. Đây là loại vacxin được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam.
HYORST ( vacxin vơ hoạt có chứa chất bổ trợ)
Tạo được miễn dịch tịch cực phòng các bệnh viêm nhiễm ở phổi gây ra do
Mycoplasma hyopneumoniae.
( việc tiêm phòng cần thực hiện trước khi con vật lây nhiễm)

POROCLIS M: vacxin vơ hoạt phịng bệnh suyễnn lợn. Đây là vacxin của hãng
Intervet ( Ha Lan) hiện nay đang sử dụng ở Việt Nam.
* Trị bệnh
Trong các trại nuôi lợn, rất khó chống lại M.hyopneumoniae nếu đã bị nhiễm và
thường tồn tại ở dạng mãn tính. Việc điều trị bằng kháng sinh có thể được sử
dụng dưới dạng liên tục,ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng hoặc
dưới dạng điều trị từng đợt (pulse dosing). Các loại kháng sinh điều trị mang lại
hiệu quả cao trong việc khống chế và tiêu dịêt mầm bệnh như:
-Tylosin: liều 20mg/KgP tiêm bắp thịt, dung liên tục từ 5-7 ngày. Theo Nguyễn
Ngọc Nhiên (2002) [10], dùng Tylosin kết hợp với Streptomycin hoặc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
13


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Kanamycin với 30 mg/KgP và các thuốc trợ sức lực, chăm sóc nuôi dưỡng tốt,
cho biết lợn khỏi bệnh từ 80-95%.
-Tiamulin: đây là kháng sinh có tác dụng diệt Mycoplasma và các vi khủân
đường hô hấp khác.
- Sử dụng kết hợp các loại kháng sinh:
Gentamycin+ Tilosin: Hiện nay Công ty Hanvet đã có chế phẩm Genta-tylo có
tác dụng rất tốt với Mycoplasma. Liều dùng 1ml/10kgP, tiêm bắp thịt. Kết hợp
với các thuốc trợ sức: VitaminB, Dexamethason, Cafein,… và chăm sóc hợp lý.
2.4.2. Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh tụ huyết trùng lợn do vi khuẩn Pastaurella multocida gây ra với các triệu

chứng : Bại huyết, xuất huyết, gây hiện tượng thuỳ phế viêm. Bệnh xảy ra lẻ tẻ
có tính chất địa phương.
Tất cả các loại lợn đều mắc bệnh tu huyết trùng nhất là lợn con sau khi cai sữa
từ 3-6 tháng tuổi, bệnh có thể lây sang các con vật ni khác như trâu, bò, gà…
và ngược lại .
Bệnh thường phát ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa mưa khi trời
oi bức, điều kiện vệ sinh, chăm sóc, ni dưỡng kém
* Phịng bệnh
- Vệ sinh chăm sóc ni dưỡng tốt nhằm tăng cường sức đề kháng cho con
vật.
-

Nhốt riêng lợn mới mua về. Cách ly lợn ốm.

-

Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng định kỳ cho vật nuôi

Ở nước ta đã và đang sử dụng phổ biến loại vacxin sau:
-Vacxin nhũ hoá: Để nâng cao hiệu lực và độ dài miễn dịch của vacxin vô hoạt,
ở nước ta từ năm 1977 đã có nhiều nghiên cứu cải tiến chế tạo vacxin tụ huyết
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
14


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y


trùng lợn nhũ hoá.Liều dùng 1-2ml/con, tiêm dưới da. Độ dài miễn dịch đạt 6
tháng.
-Vacxin keo phèn: từ những năm 1956 xí nghiệp thuốc thú y Phùng đã chế tạo
vacxin tụ huyết trùng lợn keo phèn, góp phần khống chế bệnh tụ huyết trùng
trong mấy trục năm qua. Liều dùng 3ml/con, tiêm dưới da. Lợn nhỏ dùng 1-2
ml/con.
- Vacxin nhược độc: vacxin tụ dấu 3/2 gồm hai vi khuẩn tụ huyết trùng và 3
chủng vi khuẩn đóng dấu lợn nhược độc, phịng được cả hai bệnh nói trên, liều
tiêm 3ml/con, sau 7-8 ngày tiêm miễn dịch đã xuất hiệ. Độ dài miễn dịch đạt6-8
tháng
* Trị bệnh:
Việc diều trị do lây nhiễm vi khuẩn P.multocida bằng thuốc kháng sinh đã được
quan tâm. Một số thuốc kháng sinh đã được dùng có hiệu quả cho điều trị
P.multocida như: Streptomucin, Lincomycin - Strepnomycin, tylosin oxytetraxylin. Một số Cephalosporin và nhiều Quinolones:
Enrofloxacin và Danofloxacin.
2.4.3 Bệnh viêm phổi do A.pleuropneumoniae (APP)
Viêm phổi màng là một bệnh nhiễm trùng quan trọng ở đường hô hấp của
lợn và xảy ra ở hầu hết các nước có nền cơng nghiệp chăn nuôi lợn.
Vi khuẩn A.pleuropneumoniae trên invitro rất nhạy cảm với Gentamycin,
tylosin, Ampicillin, Cephalosporin, Colistin, Tetracycline, Sulfonamide,
Contriomxazole( Trimethoprim+ Slulfamethoxazole) và Gentamycin với nồng
độ tối thiểu thấp.
Thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường sạch sẽ. Cụ thể giữ
chuồng trại, nơi chăn thả lợn sạch sẽ, khô ráo và định kỳ tiêu độc bằng Crezin

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
15



Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

2%, cứ mỗi tháng một lần. Phân rác trong chuồng phải tập chung ủ đống để tiêu
diệt mầm bệnh.
2.4.4 Bệnh liên cầu khuẩn Streptococcus
Vi khuẩn trú ở các hốc của hạch amidan, sau đó xâm nhập vào hệ tuần
hồn gây ra bệnh ở một số lợn. Lợn con thường bị nhiễm do nhiễm trùng máu
cấp tính, lợn lớn hơn vi khuẩn có thể cư trú ở các xoang hoạt dịch, nội tâm mạc,
mắt, niêm mạc đường hô hấp…
Bệnh do liên cầu khuẩn gây ra ở lợn khó nhận biết, khó phân biệt với các
bệnh do nhóm cầu khuẩn gây nên, nhất là khi có hiện tượng kế phát, bội nhiễm
của một số bệnh khác.
Lợn có thể bị chết rất nhanh trong trường hợp q cấp mà khơng có các
triệu chứng điển hình của bệnh. Bệnh cấp tính với các biểu hiện sốt (có thể tới
42o C), bỏ ăn, giảm vận động. Các triệu chứng muộn hơn như mất khả năng giữ
thăng bằng, run, giảm thính giác và thị giác, viêm khớp, què... Lợn sống xót có
thể trở thành vật bệnh ở thể mãn tính hoặc mang mầm bệnh.
Kháng sinh penicillin cho vào nước uống trong suốt thời kỳ nguy cơ cũng
có khả năng hạn chế bệnh nhưng đôi khi làm chm thậm thời gian phát bệnh của
những con đã bị nhiễm trùng.
Trong một vài thử nghiệm tính mẫn cảm kháng sinh cho thấy vi khuẩn
mẫn cảm với Ampicillin, Tiamunlin, Tylosin, Clindamycin, pencillin,
Trimethoprim-

Sulfamethoxazole,


kháng

với

Lincomycin,

Neomycin,

Streptomycin và Tetracyclin.
* Phịng bệnh:
- Giữ cho chuồng trại ln khơ,ấm
- Phun sát trùng định kỳ cả trong và ngoài chuồng bằng ANTISEP 3ml/lit nước,
2 lít dung dịch đã pha phun cho 100m2 chuồng nuôi, phun định kỳ 1-2 lần/tuần.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
16


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

2.4.5 Bệnh do Haemophylus parasuis
Gây bệnh Glasser ở lợn với những đặc điểm đặc trưng: viêm màng phổi,
tràn dịch màng phổi, xoang ngực tích nước, viêm màng bụng và xoang bụng
tích nước, viêm não, viêm đa khớp và bệnh có thể ở dạng cấp tính bại huyết
Triệu chứng lâm sàng : lợn ủ rũ, sốt, nôn mửa, các triệu chứng thần kinh, viêm
khớp
Bệnh mang tính địa phương

Các lứa tuổi có thể mắc nhưng mẫn cảm nhất là 5-6 tuần tuổi
Vi khuẩn H.parasuis:


Cần yếu tố V (nicotin amide dinucleotide) để phát triển



Đã xác định được 15 serovar, nhiều chủng H.parasuis không định

typ được


Các yếu tố độc lực chưa được xác định rõ



Các serovar 1,5,10,12,13,14 được coi là có độc lực cao



Các serovar 2,4,15 được coi là có độc lực vừa



Các serovar 3,6,7,8,9 và 11 được coi là khơng có độc lực



Vi khuẩn tồn tại ở đường hô hấp trên của lợn khỏe


Bệnh phẩm: phủ tạng, não, khớp phân lập trên môi trường chocolate hoặc thạch
máu cấy kèm Staphylococcus aureus 370C/5%CO2/24 giờ
Trên thạch máu: khuẩn lạc nhỏ, trong suốt mọc xung quanh đường cấy
Staphylococcus aureus , không dung huyết
Trên thạch chocolate : khuẩn lạc nhỏ trong
Điều trị: dùng các loại kháng sinh có hoạt phổ rộng như Amoxycillin,
Tetracyclin, Neomycin… tiêm liên tục cho lợn từ 3-5 ngày liền
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
17


Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Ngồi ra cịn dùng them các loại thc trợ sức, trợ lực Vitamin C, B1,
B12… Có thể cho uống các thuốc giẩm sốt Bioparacetamol
2.5 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ ONE-Q SWINE
2.5.1 Giới thiệu về One-Q swine
One-Q swine là chế phẩm sinh học được phân lập ruột nhện. Trong quá
trình nghiên cứu và quan sát sự tiêu hóa của các lồi cơn trùng trong tự nhiên,
Tiến sĩ Park Hong Yong là một chuyên gia hàng đầu về côn trùng ở viện nghiên
cứu côn trùng và công nghệ sinh học Hàn Quốc (KRIBB) phát hiện ra. Sau
nhiều năm nghiên cứu ông đã phát hiện ra rằng nhện có khả năng tiêu hóa hầu
hết các lồi động vật.
Sở dĩ nhện có được khả năng như vậy là do trong ruột nhện có một men tiêu hóa
cực mạnh ơng đặt tên là arazym. Khi nhện bắt mồi, trước tiên nó bơm một chất

làm tê liệt con mồi. Sau đó bơm tiếp một men tiêu hóa làm con mồi hóa lỏng và
có khả năng bảo quản con mồi tốt hơn do chất đó có thể tiêu diệt một số vi
khuẩn nên thức ăn được dự trữ lâu dài sau đó nhện hút chất lỏng như một thứ đồ
uống làm dinh dưỡng. Chất này có thể được chế biến và sử dụng vào cuộc sống
của con người. Ứng dụng arazym vào nhiều lĩnh vực sản xuất như: Dược phẩm,
mỹ phẩm, chất tẩy rửa xử lý môi trường, mỹ phẩm, chế biến dày da… Ngồi ra
cịn được sử dụng làm ứng dụng làm thức ăn cho động vật giúp tăng q trình
tiêu hóa đặc biệt tiêu hóa protein.
2.5.2 Đặc tính vượt trội của arazym
- Hoạt động cao nhiệt độ từ 40 đến 80 thậm trí lên đến 1210
- Phân hủy nhiều loại protein thể nền (Casein, Keratin, Albumin, Collagen,
Eslastin…)
Protein thể nền

Tỷ lệ tiêu hóa (%)

Albumin (trứng)

100

Casein

63

Elastin

41

Keratin


41

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
18


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Gellatin

Khoa Thú y
40

- Hoạt động ở pH từ 3 – 12 nhưng vượt trội ở pH bằng 8 điều này có ý nghĩa lớn
trong việc bổ sung vào đường tiêu hóa do thích hợp với pH đường ruột gia súc,
gia cầm.
- Hoạt tính của arazym tăng lên khi có sự hiện diện của các ion kim loại Mg,
Cu, Zn, Fe... Nhờ đó khi kết hợp với các khống vi lượng có trong thức ăn thúc
đẩy sự hoạt động của arazym
- One-Q siwwnie được coi như là một kháng sinh tự nhiên bởi vì nó có khả
nawg kháng khuẩn
2.5.3 Chức năng của arazym là:
- Tiêu hóa tốt tất cả các lồi protein động vật và thực vật: Theo thí nghiệm của
ơng thì One-Q swine này cỏ thể phân hủy lông gà (phân hủy keratin) và phân
hủy cả protein thực vật như protein của đậu tương.
- Chống viêm cục bộ: Sản phẩm này có khả năng chống viêm và rất an toàn khi
sử dụng cho động vật.
- Phịng trị một số bệnh đường tiêu hóa, hơ hấp do no có khả năng tiêu diệt một
số lồi vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Mycobacterium…

- Arazym hoạt động tốt trong môi mọi môi trường pH từ 3 đến 13, pH tối ưu
nhất là 7-8 rất thích hợp đối với môi trường ruột của gia súc rất quan trọng giúp
con vật tiêu hóa nhanh hơn và tối ưu hơn
- Khi sử dụng arazym vừa làm tăng q trình tiêu hóa, vừa an toàn cho con vật
làm cho sức khỏe của nó tốt hơn. Vì vậy hiệu quả của arazym mang lại là rất lớn
trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi công nghiệp.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
19


Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Nhện có thể làm chết con rắn to gấp hàng trăm lần

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
20


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đỗ Văn Phát lớp TY50B
21


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
22


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
23


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

2.5.4 Một số thử nghiệm đã được nghiên cứu

Hiệu quả của hai sản phẩm đó rất lớn và cũng đã được thử nghiệm ở nhiều quốc
gia như Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Philipin… và Việt Nam như sau
*Nghiên cứu ở Hàn Quốc
Địa điểm: Buyeo chungcheo nam do
Thời gian thí nghiệm từ ngày 05/08/2003 đến ngày 08/09/2003 (34 ngày)
Liều lượng: Bổ sung 1 kg One-Q swine cho 1 tấn thứ ăn ( loại thức ăn là
như nhau)
Kết quả thí nghiệm như sau

Bảng 2.5.4a Kết quả thử nghiệm của Hàn Quốc
Đối chứng

Các chỉ tiêu

One-Q

Khác

Cải

swine

biệt

thiện

Số lợn thí nghiệm

30


30

Thời gian thử nghiệm (ngày)

46

46

đầu 7,3

6,5

0,8

Trọng

lượng

TB

bắt

TN(kg/con)
Trọng tượng TB sau TN (kg/con)

27,3

27,4

0,1


Tăng trọng bình quân (kg/con)

20

20,9

0,9

+4,5%

Tăng trọng TB/ngày (gr/ngày)

435,4

454,8

19,4

+4,5%

Thức ăn tiêu tốn TB/con (kg)

38,4

36,9

1,5

TB/ngày 835,2


802,1

33,2

1,92b

1,74a

0,18

Thức

ăn

tiêu

tốn

(g/con/ngày)
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn

+9,4%

Các số liệu trên đã được xử lý thống kê sinh học với abP< 0,05
*Nghiên cứu thí nghiệm tại Mỹ (USA)
Địa điểm thực hiện tại trường Đại học Plytechnic – California (USA)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đỗ Văn Phát lớp TY50B
24


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Khoa Thú y

Thời gian thực hiện từ tháng 09 năm 2005 đến tháng 10 năm 2005 được
kéo dài trong 30 ngày. Thí nghiệm có một lơ đối chứng (ĐC) và một lơ thí
nghiệm (TN) bổ sung vào thức ăn 1,5 kg One-Q swine vào một tấn thức ăn.

Kết quả thí nghiệm như sau:
Bảng 2.5.4b Kết quả thử nghiệm tại Mỹ
Nhóm

ĐC

TN

Số lượng lợn TN

20

20

Khác biệt

Trọng lượng TB lúc đầu (Lbs/con) 52,25


50,65

-1,60

Trọng lượng TB sau TN (Lbs/con) 97,23

99,18

+1,95

Tăng trọng TB/con (Lbs/con) A

44,98

48,53

+3,55

Tăng trọng TB/ngày (Lbs/ngày)

1,29

1,39

+0,10

103,44

-5,32


3,11

2,96

-2,15

ăn 2,42

2,13

-0,29

88,15

11,85

Thức

ăn

tiêu

tốn/con/ngày 108,76

(Lbs/ngày) B
Thức ăn tiêu tốn/con/ (Lbs/con)
Tỷ

lệ


chuyển

đổi

thức

FCR=A/B
FCR so với đối chứng %

100

Thí nghiệm này làm lúc con lợn đã lớn đang trong giai đoạn tăng trưởng
*Thí nghiệm tai Trung Quốc
Thời gian thử nghiệm là 42 ngày
Địa điểm tại công ty National Feed Engineering Technology Research
Center Beijing Ruture Autumn Science & Technology.

Kết quả thí nghiệm như sau:
Bảng 2.5.4c Kết quả thử nghiệm tại Trung Quốc

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đỗ Văn Phát lớp TY50B
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×