Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Điều tra khảo sát tình hình dịch bệnh trên tôm sú ( panaeus monodon fabricius,1798 ) tại hà tĩnh và một số biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.21 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ THU HIỀN

ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN
TƠM SÚ (PANAEUS MONODON FABRICIUS, 1798) TẠI
HÀ TĨNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NI TRỒNG THUỶ SẢN

VINH - 2009
1


MỞ ĐẦU
Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, có vùng ven biển với chiều dài
137km (từ Cửa Hội đến Đèo Ngang), có 4 cửa biển lớn phân bố khoảng cách tương
đối đều theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa
Khẩu. Đó chính là 4 hệ thống cửa sơng lớn đổ ra biển: Sông Lam và các lạch phụ
Xuân Thành, Xuân Yên, Đồng Kèn (Cửa Hội); sông Rào Cái, Đồng Môn, Cày, Đị
Điệm và Nghèn (Cửa Sót); sơng Qn, Rác và Gia Hội (Cửa Nhượng); sơng Trí,
Quyền, khe Ơng và kênh (cửa Khẩu). Sự giao lưu giữa hai dòng chảy mặn – ngọt
đã tạo nên vùng nước đệm mặn – lợ có tiềm năng ni trồng thuỷ sản lớn, hình
thành nên những vùng sản xuất cho sản phẩm hàng hoá về thuỷ sản (cá, tơm, cua)
có giá trị xuất khẩu.
Theo hướng Bắc – Nam và chảy dọc với đường bờ biển, tỉnh Hà Tĩnh có 5
huyện ven biển: Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh; tổng diện
tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1346 ha (năm 2003), được chia làm 5 vùng nuôi
trồng thuỷ sản tương ứng với địa danh của từng huyện. Đến nay diện tích ni tơm
của tồn tỉnh đạt trên 3.200 ha, trong đó tơm sú là đối tượng chính.


Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự phát triển ồ ạt cả về diện tích lẫn
cơng nghệ ni, đặc biệt một số vùng ni nhiều năm liên tục bị bệnh gây thiệt hại
về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến tinh thần và tâm lý người dân nuôi tôm như: Xã
Kỳ Trinh, Kỳ Hà, Kỳ Hải, . . . (Kỳ Anh); xã Hộ Độ (Thạch Hà), Thạch Hạ, Thạch
Trung (thành phố Hà Tĩnh); xã Xuân Trường, Xuân Đán (Nghi Xuân).
Để nghề nuôi tôm sú phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế
và ít xảy ra dịch bệnh thì việc điều tra khảo sát và nghiên cứu một số giải pháp
phòng và trị bệnh cho tôm sú nuôi ở Hà Tĩnh là rất cần thiết và cấp bách nhằm
giảm rủi ro trong q trình sản xuất cho bà con nơng – ngư dân Hà Tĩnh.
2


Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư và giống nuôi trồng thuỷ sản tỉnh
Hà Tĩnh cùng với sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Kim Đường, tôi đã lựa chọn
đề tài “Điều tra, khảo sát tình hình dịch bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon
Fabricius,1798 ) tại Hà Tĩnh và một số biện pháp phòng trị”

* Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát:
Điều tra khảo sát sự xuất hiện các bệnh của tôm sú trong ao nuôi, nguyên nhân,
thời gian, mùa vụ xuất hiện bệnh, đưa ra giải pháp cho cơng tác phịng trị bệnh.
- Mục tiêu cụ thể:
+. Phát hiện sớm các bệnh thường gặp ở tơm sú ni tại Hà Tĩnh.
+. Tìm ra các ngun nhân gây bệnh.
+. Xác định được các mốc thời gian thường xuất hiện bệnh.
+. Đưa ra một số biện pháp phòng và trị bệnh.

3



Chương 1
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tình hình nghiên cứu bệnh thủy sản trên thế giới

So với y học và thú y, lĩnh vực bệnh học thủy sản là một ngành khoa học non
trẻ hơn rất nhiều, tuy vậy do tầm quan trọng của nó trong thực tiễn sản xuất, nên đã
thu hút được sự đầu tư kinh phí và nhân lực cho nhiều nghiên cứu sâu về bệnh
thủy sản và hàng loạt các thành tựu đã được công bố.
Từ cuối thế kỷ 19 người ta bắt đầu quan tâm tới bệnh ở cá, nhưng chủ yếu là
những mô tả dấu hiệu bệnh lý, chưa có những nghiên cứu tìm hiểu ngun nhân
gây bệnh.
Sang đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu và viết sách về bệnh
cá. Cuốn sách “Tác nhân gây bệnh ở cá” (Father of Fish Pathology) của tác giả
người Đức - Bruno Hofer đã được xuất bản năm 1904.
Năm 1929, Viện sỹ V.A. Dogiel (1882-1955) thuộc viện hàn lâm Liên Xô cũ đã
đưa ra “Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá” mở ra một hướng phát triển
mới cho nghiên cứu về các khu hệ ký sinh trùng ký sinh trên cá và các loại bệnh ở
cá do ký sinh trùng gây ra.
Từ 1929 đến 1970, hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về ký sinh trùng ký sinh
ở cá đã được công bố ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, tiêu biểu nhất là
cơng trình nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng ký sinh ở các loài cá nước ngọt ở
Liên Xô do Bychowsky biên tập từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau.
Cơng trình này đã phát hiện và phân loại được khoảng 2.000 loại ký sinh trùng
khác nhau và công bố năm 1968.
Từ 1970 đến những năm cuối thế kỷ 20, ngành nuôi trồng thuỷ sản của thế giới
đã phát triển mạnh, không phải chỉ ni cá nước ngọt, mà nhiều lồi cá biển, giáp
xác, động vật thân mềm có giá trị kinh tế đã được đưa vào ni. Hình thức ni

4


công nghiệp (thâm canh và siêu thâm canh) đã thay thế cho hình thức ni quảng
canh truyền thống đã làm bệnh tật phát sinh nhiều, gây tác hại rất lớn. Nên ở thời
kỳ này, ngồi các cơng trình nghiên cứu về ký sinh trùng, hàng loạt các cơng trình
nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn và nấm gây ra ở các đối
tượng nuôi như cá, tôm, cua, động vật thân mềm, . . . đã được tiến hành. Mặt khác,
các bệnh do yếu tố vô sinh (dinh dưỡng, môi trường) cũng được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu. Các phương pháp chẩn đốn và phịng trị bệnh cũng được phát
triển nhằm phục vụ chẩn đoán bệnh trong thực tế sản xuất. Một số phương pháp
hiện đại cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản, như chẩn đoán
bằng phương pháp miễn dịch học (Elisa, phản ứng ngưng kết huyết thanh), phương
pháp sinh học phân tử (Polymerase Chain Reaction-PCR). Đặc biệt ở giai đoạn
này, việc ứng dụng một số sản phẩm công nghệ sinh học như vaccine, chế phẩm
sinh học, các kích thích miễn dịch, . . . để phòng bệnh và quản lý môi trường, sức
khỏe động vật thủy sản đã phổ biến ở nhiều quốc gia có nghề ni trồng thuỷ sản
phát triển. Các thành tựu nghiên cứu thu được đã được đánh dấu bằng các cuộc hội
thảo khoa học quốc tế và khu vực về bệnh học thủy sản được tổ chức nhiều lần, ở
nhiều quốc gia. Tại đây các công trình khoa học được cơng bố và ứng dụng vào sản
xuất. Có thể sơ lược một số kết quả nghiên cứu thế giới về lĩnh vực thủy sản như
sau:
Người ta đã phát hiện ra khoảng 60 loại virus gây bệnh ở cá, 18 loại virus gây
bệnh ở giáp xác và 12 loại gây bệnh ở thân mềm.
Hàng trăm loài vi khuẩn khác nhau gây bệnh ở ĐVTS cũng đã được phát hiện
và nghiên cứu, trong đó tập trung chủ yếu ở một số giống như: Vibrio spp.,
Aaerromonas spp., Pseudomonas spp., Mycobacterium., Streptococcus spp., . . ..
Nhiều loài nấm nước ký sinh ở ĐVTS cũng đã được phát hiện và nghiên cứu,
trong đó tập trung ở một số giống như: Saprolegnia spp., Achlya spp.,


5


Aphanomyces spp., Lagenidium spp., Atkinsiella spp., Fusarium spp., Haliphthoros
spp., sirolpidium spp.,
Hiện nay có một số vấn đề thuộc lĩnh vực bệnh học thủy sản đang được thế
giới quan tâm và tập trung nghiên cứu:
- Quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản thông qua việc tăng cường sức
khỏe.
- Tăng sức đề kháng ở động vật nuôi bằng cách ứng dụng công tác chọn giống,
lai tạo ra đàn giống không mang mầm bệnh và có sức đề kháng cao.
- Sử dụng các sản phẩm của khoa học công nghệ (vaccine, chế phẩm sinh học,
chất kích thích miễn dịch) để quản lý sức khỏe, môi trường và mầm bệnh trong
nuôi trồng thuỷ sản.
- Quan tâm đến những loại thuốc chữa bệnh có nguồn gốc thảo dược nhằm tận
dụng ưu thế của các loại thuốc này là an toàn đối với vật ni, mơi trường và con
người.
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh thủy sản ở Việt Nam
Trước năm 1960, lĩnh vực bệnh học thủy sản ở Việt Nam hầu như chưa được
quan tâm. Phịng nghiên cứu bệnh học thủy sản được hình thành đầu tiên tại trạm
nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng 1960, nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ
sản I. Hiện nay, do yêu cầu của thực tế sản xuất, các phòng nghiên cứu bệnh ở
ĐVTS được xây dựng nhiều nơi: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I (Bắc
Ninh), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II (TP. Hồ Chí Minh) và Viện Nghiên
cứu Ni trồng thuỷ sản III (Nha Trang-Khánh Hịa). Tại các Trường Đại học có
đào tạo đại học ngành nuôi trồng thuỷ sản như trường Đại học Thủy Sản, trường
Đại học Cần Thơ, trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh đều có các phịng
nghiên cứu về bệnh học thủy sản. Ngồi ra, tại các địa phương có ngành ni trồng
thuỷ sản phát triển, đều có các trạm kiểm dịch giúp nơng dân phát triển và phịng
chống dịch bệnh trong ni trồng thuỷ sản

6


Từ năm 1960 đến năm 1990 nhiều đã có các cơng trình nghiên cứu về bệnh
ĐVTS ở Việt Nam được thực hiện, nhưng cũng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
các khu hệ ký sinh trùng và các bệnh do ký sinh trùng ký sinh gây ra ở cá. Trong
khoảng 30 năm Việt Nam có một số cơng trình nghiên cứu như sau:
Cơng trình đầu tiên là “Nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng và bệnh của cá nước
ngọt miền Bắc Việt Nam” của Hà Ký, nghiên cứu này thực hiện trong 15 năm
(1960-1975), đã mơ tả được 120 lồi ký sinh trung ký sinh trên cá nước ngọt ở
miền Bắc, trong đó co 42 lồi ký sinh trùng mới, 1 giống và 1 họ phụ mới.
Cơng trình nghiên cứu: “Khu hệ ký sinh trùng ký sinh trên 41 loài cá nước ngọt
đồng bằng sông Cửu Long” của Bùi Quang Tề và ctv (1984-1996). Cơng trình này
đã phát hiện được 157 lồi ký sinh trùng và một số lồi mới.
Cơng trình nghiên cứu: “Khu hệ ký sinh trùng ký sinh ở 20 loài cá nước ngọt ở
miền Trung và Tây Ngun” của Nguyễn Thị Bưởi và Đỗ Thị Hịa (1980-1985).
Cơng trình này đã phát hiện được 57 lồi ký sinh trùng.
Cơng trình nghiên cứu: “Thành phần ký sinh trùng ký sinh trên một số lồi cá
biển có giá trị kinh tế tại Phú Khánh” của Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hịa (19781980). Cơng trình này đã phát hiện được 80 loài ký sinh trên cá biển.
Từ năm 1990 đến nay, ni trồng thuỷ sản ở Việt Nam đã có bước phát triển
mới, những đối tượng có giá trị kinh tế như: Tôm sú (P. monodon), tôm hùm
(Panulirus spp), cá Mú (Epinepherus spp), cua biển (Scylla spp), cá chẽm (lates
calcalifer), tôm càng xanh (Macrobranchium rosenbergii), . . . đã được đưa vào
nuôi ở mức độ bán thâm canh và thâm canh ở nhiều địa phương trong cả nước và
dịch bệnh là trở ngại lớn nhất, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nghề nuôi các
đối tượng này. Do vậy, trong thời kỳ này, nghiên cứu về bệnh học thủy sản ở Việt
Nam tiếp tục phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu mới:
“Bước đầu tìm hiểu bệnh tơm sú ở Khánh Hòa và đề ra biện pháp phòng trị” của
Nguyễn Trọng Nho (1990 -1991).
7



“Nghiên cứu một số bệnh trên tôm sú nuôi ở các tỉnh Nam TrungBộ” của Đỗ Thị
Hòa (1992-1995), nghiên cứu này đã phát hiện một số bệnh do protozoa, vi khuẩn
và nấm gây ra trên tôm sú nuôi tại khu vực này.
“Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh cho 13 bệnh khác nhau ở tôm nuôi và
cá nuôi tại Việt Nam” của Hà Ký và ctv (1994-1996). Nghiên cứu này đã đi sâu vào
biện pháp phòng trị của một số bệnh quan trọng như: Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ,
bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm sú, bệnh ăn mịn vỏ kitin ở tơm sú, bệnh xuất huyết
ở cá basa nuôi bè, bệnh hoại tử do vi khuẩn ở cá trê, bệnh hoại tử đốm nâu ở tôm
càng xanh, bệnh viêm sau khi cấy trai ngọc, . . ..
“Tìm hiểu ngun nhân gây chết tơm ni ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” của
Nguyễn Viết Thắng và ctv (1994-1996). Nghiên cứu này đã thu hút sự tham gia
của nhiều Viện Nghiên cứu và trường Đại học, nhằm tìm ra ngun nhân và giải
pháp khắc phục tình trạng tơm chết dữ dội ở các tỉnh Nam Bộ. Đây là dấu hiệu thể
hiện sự quan tâm của Nhà nước, Bộ Thủy sản và các nhà khoa học về vấn đề dịch
bệnh tôm ở Việt Nam.
“Nghiên cứu bênh xuất huyết trên cá trắm cỏ” tập trung chủ yếu ở phòng bệnh
của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I.
“Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên cá basa ở địng bằng Sơng Cửu Long” tập
trung chủ yếu ở viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II.
“Nghiên cứu bệnh Monodon Type Baculovirus (MBV) trên tôm sú ni tại
Khánh Hịa” của Đỗ Thị Hịa và ctv (1997-2000)” cho thấy sự cảm nhiễm phổ biến
của virus này trên tơm sú (P. monodon) ở Khánh Hịa và miền Trung Việt Nam và
cảnh báo sự suy giảm của chất lượng tôm giống sản xuất tại địa phương do tác hại
của virus này.
“Nghiên cứu bệnh virus đốm trắng (WSSV)” ở tơm sú ni (P. monodon) và đề
xuất biện pháp phịng trị tại Khánh Hòa” của Đỗ Thị Hòa và ctv (2000-2002) đã
cho thấy tác hại, đặc điểm dịch tể học và mức độ cảm nhiễm của virus WSSV trên
8



tơm sú tại Khánh Hịa. Đặc biệt tác giả cũng thông báo về sự nhạy cảm của bệnh
này dưới những tác động của các nhân tố gây strees từ môi trường như: độ mặn,
pH, nồng độ của amoniac trong nước ao.
“Nghiên cứu một số bệnh nguy hiểm ở tôm sú và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ để
đưa ra các phương pháp chẩn đốn, phịng trị bệnh” của Nguyễn Văn Hảo và ctv
(2000-2003) chủ yếu thực hiện trên địa bàn các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu này nhằm tìm ra được biện pháp phịng bệnh từ các giải pháp môi
trường, xác định mùa vụ và tăng cường sức khỏe vật nuôi.
“Điều tra về công tác quản lý sức khỏe cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long” của Từ Thanh Dung (1999), trường ĐH Cần Thơ đã đề cập đến một số bệnh
thường gặp trên các loài cá nước ngọt nuôi tại các tỉnh Nam Bộ và hiện trạng quản
lý sức khỏe ĐVTS tại khu vực này.
“Nghiên cứu bệnh đốm trắng (bệnh hoại tử nội tạng) của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) nuôi công nghiệp” của Trần Thị Minh Tâm và ctv (2003) đã phát
hiện được tác nhân gây bệnh là một loài vi khuẩn mới: Hafnia alvei. Đặc biệt trong
nghiên cứu này, tác giả lần đầu tiên ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp ngưng
kết huyết thanh để chẩn đoán bệnh ở ĐVTS.
Đặc biệt, đến năm 2001, chúng ta đã phân lập được một số virus gây bệnh ở
tôm sú nuôi như bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHD) (Văn Thị Hạnh,
2001).
1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh thủy sản ở Hà Tĩnh
Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Hà Tĩnh đã phát triển từ khá lâu, cùng nhịp với
ngành trong cả nước, nhưng đến năm 1980 mới bắt đầu nuôi tôm mà chủ yếu là
tôm sú (P. monodon) với hình thức ni chủ yếu là quảng canh, quảng canh cải tiến
với mật độ nuôi 3-5 con/m2.
Trong quá trình ni tơm từ 1980 đến 1995 do mơi trường nuôi tốt, mật độ nuôi
chưa cao, không thấy xuất hiện dịch bệnh nên ngành đã mang lại thu nhập đáng kể
9



cho người dân, nhưng trong lĩnh vực bệnh thủy sản thì vẫn chưa có một sự quan
tâm, đầu tư nghiên cứu nào.
Từ năm 1995 trở đi do nguồn lợi kinh tế của ngành mang lại là khá lớn đã làm
cho người dân đổ xơ đi ni trồng thuỷ sản, hình thức nuôi cũng dần cải tiến sang
quảng canh cải tiến, bán thâm canh. Thực trạng này đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm
mơi trường, bên cạnh đó kỹ thuật ni của người dân chưa có, trình độ quản lý
kém, chất lượng giống không đảm bảo. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho dịch
bệnh bắt đầu xuất hiện. Ban đầu là những bệnh như: Đóng rong, mịn râu cụt đuôi,
MBV. Lúc này các cơ quan chức năng mới bắt đầu vào cuộc. Ban đầu thuốc được
sử dụng để dập dịch là sunfat đồng và BKC. Phải mất vài năm thì dịch bệnh mới ổn
định, cũng từ đó các cơ quan chức năng như Sở Thủy sản, Trung tâm Khuyến ngư,
Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản mới thực sự quan tâm đến ngành, định kỳ lấy
mẫu và phân tích mẫu mơi trường, phân tích mẫu bệnh phẩm.
Từ năm 2000 ở vùng nuôi Kỳ Hải (Kỳ Anh) bắt đầu phát triển mơ hình ni
bán thâm canh nhiều, bên cạnh đó nguồn giống lại được lấy từ phía Nam, vùng mà
vừa bị xuất hiện nhiều đợt lũ dẫn đến xuất hiện các loại bệnh nghiêm trọng: Đốm
trắng, đầu vàng. Một số lấy giống tự do trôi nổi trên thị trường đã gây nên thiệt hại
rất lớn.
Phải sau 3-4 năm, khi mà người dân đã biết cải tạo môi trường theo đúng quy
trình của ngành và có kỹ sư kiểm sốt thì dịch bệnh mới ổn định được. Sở Thuỷ
sản Hà Tĩnh đã tổ chức cho cán bộ đi tham quan các trại ni, các cơ sở sản xuất
giống tìm ra một số địa chỉ đáng tin cậy chủ động được nguồn giống và chất lượng
giống tốt, trong quá trình tập huấn giới thiệu và khuyến khích người dân lấy giống
tại các cơ sơ đó. Khi có dịch bệnh xẩy ra thì khuyến khích người dân báo cáo lên
để kịp thời khoanh vùng dập dịch không để cho dịch bệnh lây lan giữa các vùng
nuôi hay lan tràn ra môi trường. Đồng thời cũng khuyến cáo người dân không được
dùng các loại hoá chất cấm sử dụng của ngành.
10



Từ năm 2005 Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh đã có các loại máy móc trang thiết bị hiện
đại để kiểm tra dịch bệnh như máy PCR.
Năm 2006, tại công ty nuôi tôm Việt Anh – Kỳ Nam, tôm bệnh khi kiểm tra
màu sắc thấy vẫn bình thường nhưng khi giải phẩu thì khối gan tụy có hiện tượng
dập nát hoặc có một số ao thì khối gan tụy của tơm teo khô, cứng, mức độ cảm
nhiễm cao và chết rất nhanh chỉ sau vài ngày mắc bệnh là tôm chết. Khi luộc lên
thịt tôm nhão, không ngon. Công ty đã gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm tại các
viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới nhưng cho đến nay vẫn khơng có kết quả
chính xác.

11


Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Dịch bệnh trên tôm sú nuôi tại Hà Tĩnh
Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) được định loại là:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon (Fabricius , 1798)

Hình 1: Cấu tạo ngồi của tơm sú

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra, đánh giá thực trạng bệnh tôm trên địa bàn Hà Tĩnh trong thời gian
qua (2001–2008)
- Phân các nhóm bệnh chính, xác định thời gian xuất hiện và mức độ cảm
nhiễm các loại bệnh trên tôm nuôi.

12


- Phân tích một số mẫu về bệnh phẩm và môi trường vụ nuôi 2008 để xác
định bệnh.
- Giải pháp cho cơng tác phịng trị bệnh.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra thu thập tình hình dịch bệnh ở tơm sú nuôi tại Hà Tĩnh theo phương
pháp PRA (làm việc trực tiếp với chủ hộ, nhóm hộ ở một số vùng nuôi tập trung
trên địa bàn để phỏng vấn, thu thập thông tin tài liệu và số liệu về dịch bệnh).
- Lấy mẫu phân tích của các chỉ số mơi trường tại các vùng nuôi thường xuyên
bị dịch bệnh xảy ra như: pH, NH 3, Fe, H2S, NO3, NH4, SO4, nhiệt độ, độ mặn, pH
đất.
- Thu mẫu ngẫu nhiên trong ao ni có hiện tượng tơm yếu tại các vùng ni
để phân tích, chẩn đốn (tại chỗ, tại phịng thí nghiệm) bằng phương pháp cảm
quan, máy PCR, . . ..
+ Tần suất thu mẫu bệnh phẩm: Tiến hành thu mẫu định kỳ theo địa điểm trong
thời gian nghiên cứu với tần suất 1 tuần/1 đợt vào những thời điểm tôm có dấu hiệu
bị bệnh.
+ Tần suất thu mẫu mơi trường: Lựa chọn những vùng ni thường xun có
dịch bệnh xảy ra và lấy vào thời điểm tôm thường hay phát bệnh (tuỳ vào điều kiện
1 tuần/1 lần hoặc nhiều hơn).
Các mẫu bệnh phẩm được phân tích tại chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hà
Tỉnh.

2.4. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian: Từ 05 tháng 05 đến 05 tháng 10 năm 2008.
- Địa điểm: Trung tâm Khuyến Ngư và Giống nuôi trồng thuỷ sản Hà Tĩnh

13


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH TÔM TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN 2001 - 2008
Qua điều tra chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
3.1.1. Tổng diện tích ni trồng thủy sản và ni tơm
Bảng 1: Tổng diện tích NTTS và nuôi tôm
ĐVT: ha
Năm
2001
2002
2003
2004

DT nuôi TS
1.200
1.250
1.346
2.800

DT nuôi tôm
1.000
1.120
1.250

2.600

Năm
2005
2006
2007
2008

DT nuôi TS
2.900
3.000
3.100
3.200

DT nuôi tôm
2.600
2.650
2.700
2.750

(Nguồn: Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh Hà Tĩnh)
Qua bảng 1 ta thấy: Diện tích hàng năm đều mở rộng, năm 2001 tổng diện
tích ni trồng thuỷ sản tồn tỉnh mới chỉ đạt 1.200 ha trong đó diện tích nuôi
tôm là 1.000 ha mà đến năm 2008 tổng diện tích ni trồng thuỷ sản mặn lợ đạt
3200 ha trong đó ni tơm là 2.750 ha. Đặc biệt năm 2004 có sự tăng vọt do sự
thành cơng của những năm trước đã thu hút người dân ồ ạt đi nuôi tôm.
3.1.2. Đối tượng nuôi
Chủ yếu là các đối tượng nuôi truyền thống bao gồm: Cua biển, tôm rảo,
ngao. Các giống này được khai thác bằng các loại nghề trên sông trong Tỉnh. Một
số ít giống ngao được mua từ các tỉnh khác về.

Giống tôm sú mua vận chuyển từ các tỉnh phía Nam: Đà Nẵng, Phú n,
Khán Hồ, . .v.v.

14


Bảng 2: Số lượng tôm sú giống của các năm
ĐVT: Triệu con
Năm
2001
2002
2003
2004

Số lượng giống
85
115
135
210

Năm
2005
2006
2007
2008

Số lượng giống
214
220
225

246

(Nguồn: Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh Hà Tĩnh)
Qua bảng 2 ta thấy: Số lượng tôm giống hàng năm đều tăng lên, đặc biệt năm 2004
số lượng tôm giống tăng lên rõ rệt cùng với sự tăng lên của diện tích ni.
3.1.3. Mùa vụ ni trồng thủy sản
Vụ Đông xuân từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau: chủ yếu thả cua, tôm rảo.
Vụ hè thu từ tháng 3 đến tháng 8: nuôi tôm sú, tôm he, thả bổ sung cá rơ phi
đơn tính.
Ni ngao: thả giống từ tháng 2, 3 và thu hoạch vào tháng 12, 1 năm sau.
Nhưng có một số hộ ni đã không tuân thủ nuôi đúng mùa vụ: mùa lạnh vẫn
thả tơm sú, mùa hè nóng nực vẫn thả cua, thậm chí cua và tơm thả lẫn trong một ao
nên hiệu quả ni rất thấp
3.1.4. Hình thức và cơng nghệ ni thủy sản
Hình thức ni chủ yếu là quảng canh, quảng canh cải tiến và một số vùng nuôi
bán thâm canh, thâm canh.
Trong những năm gần đây, người dân đã có chú trọng đầu tư vốn để tu sửa ao
đầm, mua giống thả, thức ăn và đặc biệt có quan tâm đến một số yếu tố mơi trường
ao ni. Hình thức ni cũng dần thay đổi, cho đến nay hình thức nuôi thâm canh
và bán thâm canh chiếm khoảng 20- 30%
3.1.5. Năng suất, sản lượng thủy sản nuôi

15


Năng suất nuôi tôm sú bán thâm canh mới đạt giới hạn thấp của năng suất nuôi
tôm sú trong cả nước, tôm sú nuôi quảng canh cải tiến đạt 0,3-0,4 tấn/ha/vụ. Diện
tích ni bán thâm canh chỉ mới dừng lại ở các mơ hình có sự hỗ trợ của Trung tâm
Khuyến ngư, bà con ngư dân chưa có đủ nguồn vốn để nuôi tôm sú bán thâm canh.
Năm 2008 sản lượng ni tơm trong tồn tỉnh đạt 3.000 tấn.

3.1.6. Thức ăn sử dụng để nuôi tôm
Hiện nay người dân đang dùng thức ăn tự chế biến.
Thức ăn công nghiệp mới thực sự đến với người nuôi tôm Hà Tĩnh trong vài
năm gần đây, mức độ sử dụng thức ăn công nghiệp đang thấp. Nuôi bán thâm canh,
sử dụng thức ăn công nghiệp cũng chỉ mới ở mức 50-60%, nuôi quảng canh cải
tiến: 10-20%. Chủng loại thức ăn chủ yếu KP90-Đà Nẵng (Hải Vân - Đà Nẵng).
Các loại thức ăn của hãng CP (Thái Lan), Con Cò, . . . còn ít được sử dụng vì giá
cao. Hiện tại Hà Tĩnh chưa có cơ sở sản xuất thức ăn cho tơm cá, mà chủ yếu
chúng được vận chuyển từ các tỉnh phía Nam ra.
3.1.7. Tình hình bệnh dịch
Giai đoạn 2001-2008 nghề nuôi trồng thuỷ sản nước lợ Hà Tĩnh dịch bệnh
thường xuyên xẩy ra và đã gây thiệt hại lớn cho bà con ni.
Năng lực phịng và trị bệnh cho đối tượng ni hiện nay đang cịn yếu kém: cơ
sở vật chất, máy móc, dụng cụ và các hố chất phục vụ cho cơng tác theo dõi phát
hiện bệnh cịn hạn chế, cán bộ kiểm dịch thuỷ sản còn mỏng, chưa có cán bộ được
đào tạo chuyên sâu về bệnh thủy sản. Vì vậy, vấn đề phát hiện và ngăn ngừa dịch
bệnh cho tơm ni đang cịn nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm về phịng trị bệnh
cho đối tượng ni.

3.2. CÁC NHĨM BỆNH CHÍNH TRÊN TƠM NI, THỜI GIAN XUẤT
HIỆN VÀ MỨC ĐỘ CẢM NHIỄM
16


3.2.1. Các nhóm bệnh chính
3.2.1.1. Bệnh MBV (Monodon Baculovirus) ở tôm sú
a. Tác nhân gây bệnh: Virus typ A (Baculovirus Monodon), cấu trúc nhân
(acid nucleoic) là ds ADN có lớp vỏ bao bọc hình que. Theo J. Mari và CTV
(1993) thì chủng MBV của tơm sú từ vùng Thái Bình Dương, có kích thước nhân
42 ± 3 nm x 246, 15 nm, kích thước vỏ bao 75 ± 4 nm x 324 ± 33 nm. Chủng PMV

của tôm (P. plebejus, P. monodon, P. merguiensis) từ Úc có kích thước nhân 42 –
52 nm x 260 – 300 nm, kích thước vỏ bao 60 x 420 nm. Virus ký sinh ở tế bào biểu
mơ hình ống gan tụy (Hepatopancreas) và tế bào biểu bì phía trước ruột giữa, virus
tái sản xuất bên trong tế bào vật chủ.
b. Dấu hiệu bệnh lý:
Khi tôm mới nhiễm virus MBV dấu hiệu bệnh biểu hiện không rõ ràng. Khi
tôm bị nhiễm nặng và phát bệnh có những dấu hiệu như sau:
- Tơm có màu tối hoặc xanh tái, xanh sẫm. Tôm kém ăn hoạt động yếu và
sinh trưởng chậm (chậm lớn).

17


Hình 2: Tơm bị nhiễm virus MBV
- Các phần phụ của vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có nhiều sinh vật bám (ký
sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi )
- Gan tụy teo có màu trắng hơi vàng, thối rất nhanh.
- Tôm chết dần, dạt vào bờ, bơi tầng mặt, chết rãi rác trong vòng 3–7 ngày, tỷ
lệ chết dồn tích cao tới 70% hoặc tôm chết hầu hết trong ao.
3.2.1.2. Hội chứng bệnh đốm trắng Baculovius (White spot syndrome Baculovius
Complex - WSBV)
a. Tác nhân gây bệnh:
Trước đây người ta cho rằng, tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tơm he chính
là virus thuộc giống Baculovirus, thuộc nhóm khơng có thể ẩn (Non Occlusion
Body), có dạng hình que và acide nucleic là DNA, kích thước khác nhau phụ thuộc
vào nghiên cứu khác nhau:
18


SEMBV

WSBV
RV- PJ

Kích thước thể virus
121×276 nm
70-150×350-380nm
83×275nm

Kích thước cấu trúc virus
89×201nm
58-67×330-350nm
54×216nm

Tuy vậy, kỹ thuật phân tích trình tự ADN của WSBV những năm gần đây đã
không ủng hộ luận điểm trên nữa mà họ cho rằng là một loại virus mới có nucleic
là ADN thuộc họ: Nimaviridae (Van Hulten, 2001). Dù vậy, những tên gọi đã được
đặt cho bệnh như đã nêu trên vẫn được dùng thường xuyên trong các công trình
nghiên cứu gần đây.

Hình 3: Tơm bị bệnh đốm trắng

Hình 4: Tôm bị bệnh đốm trắng
19


Hình 5: Tơm bị bệnh đốm trắng

b. Dấu hiệu bệnh lý:
- Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tơm có đốm trắng ở dưới vỏ. Những đốm trắng
thường có đường kính từ 0,5–2 mm.

- Tơm bệnh có thể bị chuyển sang màu hồng đỏ.
- Thể virus ký sinh trong tổ chức của biểu bì và trung bì, tế bào biểu bì ruột, dạ
dày.

20


- Những dấu hiệu khác: Đầu tiên thấy tôm nổi lên ở tầng nước mặt và dạt vào
bờ, bỏ ăn, hoạt động kém, các phần phụ bị tổn thương, nắp mang phồng lên và vỏ
có nhiều sinh vật bám.
- Các đốm trắng xuất hiện ngay khi có dấu hiệu đầu tiên về sức khỏe tơm yếu
và trong vịng 3–10 ngày có thể 100% tơm đã bị bệnh.
Trong những năm gần đây bệnh đốm trắng thường xuất hiện trong các khu
vực nuôi tôm ven biển Việt nam, hầu hết các tỉnh bị nhiễm bệnh đốm trắng và đã
làm tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm.
Mùa xuất hiện bệnh thường là vào mùa xuân hoặc đầu hè. Bệnh đốm trắng
thường gây chết tôm rảo, tôm nương, cua, ghẹ sau đó là tơm sú sau 1–2 tháng
ni. Tháng 05/2001 Bùi Quang Tề và cộng sự đã điều tra 8 tỉnh ở phía Bắc (Hà
Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hố, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải phịng và
Quảng Ninh) gồm 320 hộ ni tơm sú thì có 204 hộ (63,75%) có tơm nhiễm mầm
bệnh đốm trắng, trong đó có 126 hộ (39,38%) bệnh dốm trắng đã làm cho tôm chết.
Ví dụ ni tơm ở đồng Ngọc Trâm 1 (33 ha) xã Quảng Trung - Quảng Xương
(Thanh Hố) tơm ni bị chết sau 1–2,5 tháng, bệnh đốm trắng đã lây lan cả khu
đồng làm tôm chết hết.
3.2.1.3. Bệnh đầu vàng ở tôm sú (Yellow Head Diseaase-YHD)
a. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh đầu vàng ở tôm sú là virus hình que kích thước 44 ± 6
nm x 173 ± 13nm. Nhân của virus có kích thước gần bằng 15 nm, chiều dài có thể
tới 800 nm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm giống họ Rhadoviridae hoặc
nhóm virus dạng sợi họ Paramyxovinidae. Một nghiên cứu gần đây đã cho virius

bệnh đầu vàng gần giống họ Coronavinidae (theo V.Alday de Graindorge & T. W.
Flegel, 1999).

21


Hình 6: Tơm bị bệnh đầu vàng
b. Dấu hiệu bệnh lý
Ban đầu tôm phát triển rất nhanh và ăn nhiều hơn mức bình thường. Đột ngột
tơm ngừng ăn, sau một hai ngày tơm dạt vào bờ và chết. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ
chết lên đến 100% trong vòng 3–5 ngày. Mang và gan tụy có màu vàng nhạt, tồn
thân có màu nhợt nhạt.
- Kiểm tra tiêu bản thấy máu có dấu hiệu bất thường. Nhân tế bào hồng cầu
thoái hoá kết đặc lại hoặc bị phá hủy, phân mảnh.
- Kiểm tra mơ bệnh học thấy có hiện tượng hoại tử ở nhiều cơ quan và xuất
hiện các thể vùi trong tế bào chất, nhân thoái hoá kết đặc phân mãnh của nhiều tế
bào khác nhau: Tế bào huyết (Lymphoid), tế bào nang, tế bào biểu bì ruột.
3.2.1.4. Bệnh vàng mang:
Nguyên nhân: Ao nuôi bị phèn (pH thấp) nhất là sau cơn mưa, phù sa nhiều,
tảo bị tàn hoặc có chứa nhiều kim loại nặng.
Dấu hiệu: Mang tơm bị vàng hoặc hơi hồng, nặng thì sưng mang, đen mang.
Trong trường hợp này tôm thường dạt vào bờ, bơi yếu dần và chết.
3.2.1.5. Hiện tượng đen hay nâu mang:
22


Tôm bị đen mang thường gặp vào tháng nuôi thứ 3 và thứ 4, cần kiểm tra kịp
thời, khi thấy có hiện tượng đen mang, bắt vài con cho vào chậu nước sạch, sau 10
phút mang tôm sạch trở lại, đây là hiện tượng đáy ao bị dơ ít. Nếu mang không
sạch mà vẫn bị đen, lý do đáy ao bị dơ nhiều, cặn bã tồn đọng nhiều, thuận lợi cho

vi khuẩn và nguyên sinh động vật có hại phát triển nhiều bám vào mang, gây hại
cho mang tôm.
3.2.1.6. Bệnh cụt râu mịn đi:
Khi có hiện tượng tơm ni bị cụt râu hay đi bị ăn mịn, do đáy ao dơ nhiều
cặn bã, làm cho vi khuẩn có hại và ký sinh trùng phát triển qúa nhiều, gây bệnh cho
tôm.
3.2.1.7. Bệnh sinh vật bám.
a. Tác nhân gây bệnh.
Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta, Vorticella là ký sinh trùng
đơn bào dạng hình loa kèn, chúng có thể sống đơn lẻ hoặc hình thành tập đồn.
b. Dấu hiệu bệnh lý.
- Tơm yếu, hoạt động khó khăn.
- Trên vỏ, phần phụ, mang sinh vật bám đầy.
- Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của
tôm, đặc biệt gây tác hại lớn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh virus.
3.2.1.8. Bệnh dinh dưỡng và môi trường ở tôm
*. Bệnh thiếu vitamin C, hội chứng chết đen.
a. Tác nhân gây bệnh.
Các đàn tôm nuôi thâm canh dùng thức ăn tổng hợp có hàm lượng vitamin C
thấp, khơng đủ lượng bổ sung cho sinh trưởng của tôm.
b. Dấu hiệu bệnh lý.
Đầu tiên thấy rõ vùng đen ở cơ dưới lớp vỏ kitin của phần bụng, đầu ngực,
đặc biệt các khớp nối giữa các đốt. Khi bệnh nặng thì vùng đen xuất hiện trên mang
23


tôm và thành ruột, tôm bỏ ăn, chậm lớn. Đàn tơm mắc bệnh mãn tính thiếu vitamin
C có thể bị chết từ 1–5 % hàng ngày. Tỷ lệ hao hụt tổng cộng rất lớn, có thể lên
tới 80–90 %. Hiện tượng bệnh lý giống bệnh ăn mòn, chỉ khác ở chổ vỏ kitin
khơng bị ăn mịn.

3.2.2. Thời gian xuất hiện bệnh và mức độ cảm nhiễm
3.2.2.1. Thời gian xuất hiện bệnh tại huyện Kỳ Anh:
Qua điều tra chúng tôi đã thu được kết quả về thời gian xuất hiện các bệnh
trên tôm ở Huyện Kỳ Anh như bảng 3.
Bảng 3. Thời gian xuất hiện các bệnh trên tôm tại Kỳ Anh
TT
1
2
3
4
5

Tên bệnh
Đốm trắng
Đầu vàng
Vi khuẩn
Môi trường
Đen mang

2001
29/04
Tháng 5
16/04
Tháng 6

2003
2/05
Tháng 5
7/03
Tháng 6


Thời điểm
2004
10/05
Tháng 5
5/04
Tháng 6

2005
5/05
Tháng 5
2/5
2/5
-

2008
19/05
Cuối th. 5
Tháng 6
-

Qua các số liệu trên bảng 3 chúng ta có thể thấy:
Thời gian xuất hiện bệnh chủ yếu vào tháng 5.
+ Đối với bệnh đốm trắng:
Năm 2001: Khi tôm thả được 20 ngày thì dịch bệnh bắt đầu xuất hiện tại xã
Kỳ Hà, Kỳ Hải. Lúc đầu tôm thường bỏ ăn, nổi đầu và dạt bờ vào buổi sáng, kiểm
tra đáy ao thì phát hiện tôm chết rải rác ở đáy ao. Những thời điểm này khi tiến
hành bóc vỏ đầu ngực của tơm kiểm tra thì thấy đốm trắng rất rõ và tỷ lệ nhiễm là
khoảng 40%. Nhiệt độ thời điểm này thường giao động từ 20–25 oC
Năm 2003–2008: Sau khi thả tơm được 30–50 ngày thì dịch bệnh bắt đầu

xuất hiện và chỉ xuất hiện tại các vùng nuôi tập trung như: Kỳ Hải, Kỳ Hà, Kỳ
Trinh, Kỳ Ninh, . . .. Nhiệt độ trong tháng 5 thường giao động từ 22–26 oC.
24


+ Đối với bệnh đầu vàng: Bệnh chủ yếu xuất hiện vào tháng 5. Sau khi thả
tôm được 30–50 ngày thì dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, biểu hiện lúc đầu là tôm ăn
rất mạnh khoảng 3-5 ngày và sau đó thấy 2 bên mang tơm xuất hiện màu vàng.
Tơm chết rất nhanh. Nhiệt độ trong tháng 5 thường giao động từ 22–260C.
+ Đối với bệnh đen mang: Sau khi tôm thả nuôi được 60–70 ngày. Thời điểm
này nhiệt độ thường giao động từ 33–35 0C, nắng nóng oi bức, việc lấy nước vào ao
gặp nhiều khó khăn, nên các ao nuôi tôm vùng này thường chỉ đạt 0,80–1 m nước.
Thời gian này tơm thường vùi mình xuống đáy ao, hoạt động bắt mồi kém dẫn đến
môi trường bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi
để vi khuẩn phát triển và tấn công tôm.
3.2.2.2. Thời gian xuất hiện bệnh tại huyện Cẩm Xuyên:
Qua điều tra chúng tôi đã thu được kết quả về thời gian xuất hiện các bệnh
trên tôm ở huyện Cẩm Xuyên như trên bảng 4.
Bảng 4. Thời gian xuất hiện các bệnh trên tôm tại Cẩm Xuyên
TT Tên bệnh
1
3
4

Đốm trắng
Vi khuẩn
Môi trường

2003
28/04/2003

5/04/2003

Thời điểm
2005
5/06/2005
10/06/2005
2/06/2005

2008
29/04/2008
15/05/2008
22/05/2008

Qua các số liệu trên bảng 4 chúng ta có thể thấy:
Thời gian xuất hiện bệnh chủ yếu vào tháng 6.
+ Đối với bệnh đốm trắng:
Năm 2003 sau khi tơm thả được 30 ngày (tháng 4) thì dịch bệnh bắt đầu xuất
hiện tại xã Cẩm Long, Cẩm Lộc. Lúc đầu tôm thường bỏ ăn, dạt vào bờ nhiều, màu
sắc nhợt nhạt, sau 2-3 ngày thì trên lớp vỏ đầu ngực xuất hiện những đốm trắng li ti,
tôm chết nhanh. Nhiệt độ thời điểm này thường dao động từ 22–25oC.

25


×