Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

khảo sát tình hình dịch bệnh trên đàn chó, mèo mang đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y 152 nghi tàm - quận tây hồ - hà nội và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột ở chó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 61 trang )

Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trong thời kỳ phát triển theo xu hướng hội nhập với nền
kinh tế thế giới và khu vực. Theo xu hướng mở cửa hội nhập toàn cầu, nhiều
giống vật nuôi nói chung, chó mèo nói riêng đã được nhập vào nước ta làm
phong phú hơn sự đa dạng sinh học.
Con người nuôi chó, mèo với nhiều mục đích khác nhau, chó được
nuôi để giữ nhà, làm bạn trong nhà, làm cảnh, đi săn, đặc biệt là phục vụ cho
An Ninh Quốc Phòng. Mèo được nuôi để làm cảnh và bắt chuột. Có thể nói
chó, mèo là động vật nuôi trong nhà không thể thiếu của nhiều gia đình từ
nông thôn đến thành thị, cả trong nước và ngoài nước. Thực tế cho thấy
không chỉ người nước ngoài yêu chó, mèo mà rất nhiều người Việt Nam đã
coi chó, mèo như “đứa con cưng” của họ.
Ở nước ta, do khí hậu nhiệt đới gió mùa, luôn thay đổi bất thường làm
cho các loài động vật đặc biệt là chó nhập nội khó thích nghi, sức đề kháng
giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây
bệnh trong đó có bệnh viêm ruột tiêu chảy. Đây là một trong những nguyên
nhân gây tổn thất cho ngành chăn nuôi chó.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo
sát tình hình dịch bệnh trên đàn chó, mèo mang đến khám và chữa bệnh
tại phòng khám Thú y 152 Nghi Tàm - Quận Tây Hồ - Hà Nội và thử
nghiệm điều trị bệnh viêm ruột ở chó”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh ở đàn chó, mèo mang đến khám và chữa
bệnh tại phòng khám Vetclinic.
- Xác định thành phần số lượng của các vi khuẩn có trong phân chó bị
viêm ruột tiêu chảy.

1
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A


- Kiểm tra tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ phân chó
bị viêm ruột tiêu chảy với các thuốc hóa học trị liệu.
- Thử nghiệm một vài phác đồ điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy của
chó bằng các thuốc hóa học trị liệu.

2
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ LOÀI CHÓ
2.1.1. Nguồn gốc
Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn
gốc của loài chó nhưng phần lớn đều cho rằng tổ tiên của loài chó nhà là chó
sói. Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ, các nhà cổ sinh học cho rằng có thể con
người sống gần gũi với các con chó sói đã được thuần hóa vào cuối thời kỳ
băng hà cách đây khoảng 1200 triệu năm. Người Ai Cập cổ đại và người Tây
Á là những người đầu tiên nuôi dưỡng các loài chó khác nhau.
Theo Đacuyn, chó nhà được sinh ra từ các cuộc tạp giao tự nhiên giữa
chó sói - cầy - cáo và được loài người nuôi dưỡng, chọn giống thích hợp trở
thành chó nhà thuần dưỡng. Con người đã có những tác động ảnh hưởng lên
sự phát triển của loài chó từ hàng ngàn năm nay. Qua thuần dưỡng và chọn
lọc, lai tạo liên tục người ta đã tạo lên khoảng 500 giống chó (theo Hapơ -
Hauxơ - Cộng hoà liên bang Đức). Từ nòi chó chăn cừu ở Châu Âu có tầm
vóc lớn khoãng 50 - 60kg, đến những con chó chỉ nặng khoảng 200 - 300g.
2.2. CÁC GIỐNG CHÓ NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1. Các giống chó địa phương:
- Chó Vàng: Có tầm vóc trung bình, cao 50 - 55cm, nặng 12 - 15kg,
có bộ lông vàng tuyền là nòi chó săn, khá tinh khôn và quấn chủ, được nuôi
nhiều ở khắp các đồng quê. Chó đực phối giống được ở lứa tuổi 15 - 18 tháng.
Chó cái sinh sản được ở lứa tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 – 7 con,
trung bình 5 con.

- Chó Lào: Lông xẫm, màu hung hay ghi và có hai vệt trắng trên mắt
(còn gọi là chó Lào hay chó 4 mắt). Có tầm vóc lớn hơn, cao 60 - 65cm, nặng
18 - 25kg. Được nuôi nhiều ở các vùng trung du và miền núi.

3
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
- Chó mèo: Là giống chó của người H’Mông. Có tầm vóc lớn, cao 55
- 60cm, nặng 18 - 20kg. Chân to khoẻ, tai nhỏ nhưng vểnh, được nuôi nhiều ở
các vùng núi cao: Tây Bắc, Cao Bằng…
- Chó Phú Quốc: Là giống chó tinh khôn, dũng cảm, chó Phú Quốc
thường có bộ lông đen, đốm trắng, hay vàng, bụng thon, trên lưng lông mọc
có hình xoáy, hay lật theo kiểu rẽ “ngôi”, lông vàng xám có các đường kẻ
nhạt chạy dọc theo thân. Chó cao 60 - 65cm, nặng 20 - 25kg.
2.2.2 Các giống chó nhập nội thường gặp ở Việt Nam
2.2.2.1. Berger Đức (GermanShepherd)
Là giống chó có thân hình cường tráng, thon dài, trán hơi lồi, tai của
chó con dưới 6 tháng tuổi có thể hơi cụp xuống nhưng tai của chó con trên 6
tháng tuổi có kích cỡ to và hướng ra phía trước. Chó có chiều cao trung bình
55 - 59cm, nặng 35 - 45kg. Mắt giống nhân hạt hạnh đào, tròn đen và tinh
nhanh. Đuôi to, dài nhiều lông phủ xuống đến mắt cá chân. Vai và hai chân
trước săn chắc, bắp đùi dày. Bàn chân tròn, gan bàn chân đầy. Lông có màu
đen, đen vàng, xám tro, ngoài ra có màu nâu vàng hoặc xám bạc. Là giống
chó rất dũng cảm và biết vầng lời, tình cảm, điềm tĩnh, thân thiện với đồng
loại và trẻ em, biết đề phòng người lạ, thông minh, dễ huấn luyện. Trong
chiến tranh nó được dùng như chó cứu hộ dưới nước, trên núi và đám cháy.
Ngoài ra còn được dùng để trinh sát, đánh hơi, truy tìm dấu vết. Nó luôn thực
hiện công việc một cách nhiệt tình và khéo léo. Nó có nguồn gốc ở Đức
nhưng hiện nay được nuôi trên toàn thế giới.
2.2.2.2. Tây Ban Nha (giống Cavalier KingCharlesSpanniel)
Chó có thính giác và khứu giác rất nhạy cảm nên được huấn luyện làm

chó trinh sát, đánh hơi phát hiện người lạ, thuốc phiện và chất nổ.
Chó có tầm vóc nhỏ: cao 36cm, nặng 5 - 8kg.
Bộ lông xù dài, màu nâu xẫm xen các mảng nâu nhạt ở đầu và thân,
trán, quanh mõm, ngực và 4 chân màu trắng.

4
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
Đầu dài thô, mõm rộng, tai dài, rộng và cụp, mắt to tròn, mi mắt xẻ,
mũi phân thuỳ màu đen hoặc nâu, cổ thẳng, ngực sâu nở, bụng thon, đuôi cộc,
bàn chân chụm.
Chó có thần kinh cân bằng nhưng rất hung dữ và dũng cảm khi tấn
công kẻ địch.
2.2.2.3. Chihuahua
Là giống chó cảnh được nuôi ở cung đình và các gia đình quý tộc
phong kiến Trung Quốc từ lâu đời. Ngày nay, chó được nuôi làm cảnh ở hầu
hết các nước trên thế giới.
Ở nước ta, chó có hai dòng và được gọi với những cái tên là “Chó
Fook hươi” và “Chia”. Chó có tầm vóc rất nhỏ, cao 16 - 20cm, dài 30cm,
nặng 2.1 - 2.7kg. Với thân hình thanh mảnh, tai dựng đứng, ngực nở, bụng
thon, chân mảnh, chắc, đuôi ngắn. Chó nhỏ gọn, nhanh nhẹn, khỏe mạnh,
không thích người lạ, thậm chí tỏ ra khá hung dữ với người lạ.
2.2.2.4. Boxer
Là giống chó lai tạo đẹp nhất. Đầu cân xứng với thân và hơi dốc
xuống. Hàm thấp và kéo uốn cong lên trên, răng khoẻ và hàm cứng. Chó
Boxer có mũi to và đen, với lỗ mũi to, tai ở đỉnh đầu bị cắt cụt ở phía trên.
Cổ rộng, khỏe săn chắc và không có yếm. Đuôi cong lên cao và ngắn, chân
trước thẳng và song song với nhau. Chiều cao trung bình con đực 57 - 63cm,
con cái 53.2 - 58.4cm. Nặng 30 - 32kg con cái 24 - 25kg.
Bức tranh đầu tiên xuất hiện về giống chó này xuất hiện vào thế kỷ
XVII trên tấm thảm Flemish, nhưng chắc hẳn nó ra đời trong trí tưởng của

họa sỹ và thời kỳ đó Boxer chưa được ra đời. Nó được phát triển vào năm
1850 ở Munich trong sự lai tạp giữa giống Bullenleiseer Mastiff và Bulldog.
Sự hoàn hảo về hình thể và tính cách của Boxer được hoàn chỉnh vào năm
1896 khi Câu lạc bộ Boxer đầu tiên được ra đời.

5
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
Ngày nay, Boxer được dùng vào những công việc như trông nhà, bảo
vệ, dẫn đường cho người mù. Giống chó này không dữ tợn lắm, nó là người
bạn trung thành và gắn bó với con người nếu được nuôi dưỡng và huấn luyện
đúng, nhưng chúng cần nhiều thời gian vào những bài luyện tập. Boxer có tuổi
thọ không cao (thường dưới 15 tuổi), chúng dễ bị các bệnh về khớp vì thế cần
phải giữ khô khi chạy bộ dưới trời mưa. Răng của nó phải được vệ sinh sạch
sẽ.
2.2.2.5. English Bulldog
English Bulldog nguồn gốc từ giống Asiatic Matiff cổ xưa, nhưng nó
phát triển hoàn toàn ở Great Britain, tên Bulldog là tên từ xa xưa, không chỉ
trông giống như một con bò mà tính của giống này rất hung hăng, chúng
thường được cho đấu với những con bò đực trên vũ đài trước khi có luật cấm
nuôi và thuần dưỡng thành chó nuôi trong nhà, biết vâng lời và trung thành.
Trong lực lượng quân đội và cảnh sát English Bulldog được dùng làm bảo vệ.
Ở Mỹ người ta rất nhớ công lao của loài chó này trong chiến tranh và các
công việc khác. Ngày nay chúng được nuôi phổ biến trên thế giới.
Với ngoại hình nhỏ nhưng đầu rât hung dữ, trọng lượng con đực 24 -
25kg, con cái 22 - 23kg, cao khoảng 25 - 30cm. Vùng đầu có da săn chắc và
có nhiều nếp gấp, gò má nhô ra hai bên mắt. Mõm và mũi ngắn, mũi to đen
với lỗ mũi to, môi trên dầy, hàm dưới nhô ra phía trước, mắt đen và tròn. Tai
mỏng và nhấc nếp gấp về phía sau trông như một bông hoa hồng. Cổ có yếm
mềm, màu trắng, nâu đốm.
2.2.2.6. Dalmatian

Là giống chó có thân hình cường tráng, cân đối. Chó đực cao 55 -
60cm, chó cái cao 50 - 55cm, nặng trung bình 25kg. Đầu khá dài, cơ bắp săn
chắc và thẳng với đỉnh đầu. Mũi có màu đen hay nâu tuỳ thuộc vào màu lông.
Lông ngắn, dài và mượt, tai mềm, đuôi to ở gốc và nhọn dần về đuôi. Mắt to
với những tia dài thông minh. Theo Joan Blackmore (1991) [30] Dalmatian có

6
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
màu lông cơ bản luôn là màu trắng với những đốm đen và bạc, những chó con
mới sinh ra lông hoàn toàn màu trắng. Chúng có nguồn gốc từ Nam Tư, là
giống chó trung thành, độc lập, trầm tính nhưng rất linh hoạt khi cần thiết
chúng thích sống gần người, thích được vuốt ve âu yếm, thích chơi với trẻ
con. Nó có trí nhớ tốt và thù dai.
2.2.2.7. Rotweiler
Đặc điểm nổi bật của giống chó này là có tầm vóc lớn, bộ lông hấp
dẫn với đặc tính duy truyền tốt.
Rotweiler có hình dáng cân đối đường bệ, ngực rộng và sâu. Lưng
thẳng nhưng không quá dài tạo thể vóc cân đối, rắn chắc. Đầu có độ dài vừa
phải, khoảng cách giữa hai mắt rộng. Lớp lông ngoài cùng có độ dài vừa phải,
lớp lông tơ khó nhìn thấy, lông có màu đen nhánh với các khoang màu nâu
nhạt, cao khoảng 59 - 69cm, nặng 41 - 51kg.
Rotweiler rất trung thành, thân thuộc và có năng lực, không dễ bị kích
động hoặc gây gỗ, vẻ ngoài hiền lành. Rotweiler có đặc tính phục tùng đáng
tin cậy, rất thông minh nên được dùng làm bảo vệ. Giống này được coi là
người bạn trung thành trong gia đình (Joan Blackmore, 1991) [30].
2.2.2.8. Pekingese
Có nguồn gốc từ Bắc Kinh, được nuôi từ lâu đời ở các cung đình và
quý tộc Trung Hoa để làm cảnh. Từ 1989 chó mới được du nhập vào Việt
Nam.
Với tầm vóc nhỏ, thấp lùn, cao 20cm, dài 38cm, nặng 5 - 5.5kg. Bộ

lông dài và xù, lượn sóng, màu hạt dẻ, đôi khi có màu vàng xẫm hoặc trắng
sữa. Chó có hình dạng rất ngộ nghĩnh, đầu to, mõm rộng chia thuỳ, tai to có
lông dài phủ xuống hai bên đầu, mắt to đen hoặc nâu xẫm, bốn chân thấp lùn.
2.2.2.9. BichonFries
Giống này có nguồn gốc từ nước Pháp, được nuôi lâu đời ở Châu Âu
và Châu Á với mục đích làm cảnh. Ở nước ta, chó được du nhập và nuôi rộng

7
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
rãi ở các thành phố vào những năm 90 của thế kỷ trước để làm cảnh với tên
gọi là “Chó Nhật Xù”.
Với tầm vóc nhỏ: cao 30cm, dài 40cm, nặng 5kg. Bộ lông xù dài
thẳng hoặc hơi lượn sóng, trắng tuyền. Đặc biệt lông ở tai, cổ và đuôi thường
dài hơn nên trông chó rất quý phái.
2.2.2.10. Great Dane
Đức là cái nôi dầu tiên của giống chó này. Trước kia, người ta sử dụng
nó như một loại chó chiến đấu bởi các bộ lạc người Celtic và Gezmatic, thậm
chí nó còn nổi tiếng như một con chó săn, chó bảo vệ (4000 năm trước đây
người ta mô tả nó gần giống Matiff). Ngày nay, người ta thường dùng Great
Dane trong công tác bảo vệ. Nó có chiều cao từ 76 - 81cm, nặng 45 - 55kg.
Bộ lông thường màu trắng, có thể có vệt đốm, đôi khi có màu đen tuyền với
những đốm trắng ở cổ, cuối đuôi và chân.
Với ngoại hình đẹp, đáng yêu và trung thành. Great Dane là giống chó
phàm ăn, thích vận động, cơ thể phát triển chậm đến 20 tháng tuổi cơ thể mới
phát triển hoàn thiện. Giống chó này không hung giữ lắm nhưng tầm cỡ trung
bình của nó cũng đủ ngăn cản đối thủ, nó vụng về nhưng có thể làm người
bạn tốt và bảo vệ con người rất trung thành.
2.4. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ
2.4.1. Bệnh sài sốt chó (Bệnh Carre - Fibris Cataralis infection canum)
* Nguyên nhân

Do virus carre thuộc nhóm Paramyxoviridae gây nên với đặc điểm là
gây chết với tỷ lệ cao trên thú ăn thịt và đặc biệt là loài chó.
Sự kế phát các vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu
hoá làm bệnh trầm trọng hơn.
Trong tự nhiên, bệnh thường xảy ra ở chó từ 2 - 12 tháng tuổi, nhiều
nhất là chó từ 2 - 4 tháng tuổi. Những chó đang bú sữa mẹ ít mắc có lẽ do

8
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
được miễn dịch thụ động qua sữa đầu. Bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua
đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay giọt nước nhỏ.
* Triệu chứng
Biểu hiện bệnh rất đa dạng, tuỳ thuộc vào tuổi chó mắc bệnh, giống
chó, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, độc lực của mầm
bệnh.
Đầu tiên, chó xuất hiện các triệu chứng chung: buồn bã, ủ rũ, ăn ít,
nằm ì, sau đó sốt 40 - 40.5
o
C, nhịp thở tăng. Lúc sốt chó bỏ ăn, mắt đỏ. Sau
đó cơn sốt giảm xuống thân nhiệt trở lại bình thường 38.5 - 39.5
o
C, sau 3 - 4
ngày xuất hiện đợt sốt thứ hai. Lúc này nhịp thở tăng rõ, chó rất mệt, mắt có
dử, gương mũi khô, niêm mạc mũi miệng, đường hô hấp viêm cata. Hiện
tượng viêm phổi thể hiện rõ. Cùng với hiện tượng viêm phổi, chó bị viêm
niêm mạc đường tiêu hoá: Thể hiện nôn mửa liên tục, lúc đầu nôn ra thức ăn,
sau nôn khan hoặc nôn ra bọt có màu vàng. Lúc đầu phân loãng, tanh khắm
sau đó phân có lẫn máu, thường có màu cafe nhạt. Chó bị gầy sút nhanh
chóng, niêm mạc mắt trũng lại, bụng hóp, lông xơ xác, chó đi xiêu vẹo, mắt
nhắm nghiền, hậu môn bẩn. Một dấu hiệu khác thường thấy là sự xuất hiện

các nốt sài nổi lên ở bụng, ngực, háng và trong đùi. Triệu chứng thần kinh
cũng xảy ra phổ biến ở chó bệnh như run rẩy, đi lại siêu vẹo, lên cơn co giật,
rẫy rụa, mắt trợn ngược, chảy dãi dớt, hai hàm răng đánh lập cập liên tục.
2.4.2. Bệnh tiêu chảy do Parvovirus (Parvodogdesease)
Là một bệnh rất nguy hiểm, gây chết hàng loạt chó, ở chó trưởng
thành thông thường bệnh không gây tác hại, nhưng đó là nguồn dịch nguy
hiểm.
Bệnh gây ra do virus thuộc nhóm Pavovirus loại AND
* Triệu chứng
Giai đoạn đầu chó thể hiện các triệu chứng chung: ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn,
nằm lì một chỗ, nôn mửa. Nhiệt độ tăng dần có thể lên tới 41
o
C. Thông thường

9
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
cơn sốt kéo dài từ khi chó bắt đầu mệt tới lúc chó ỉa chảy nặng, thân nhiệt chỉ
giảm khi chó kiệt sức và lịm dần đi. Khi chó ỉa chảy nặng, phân có mùi thối
khắm đặc trưng, trong phân lúc đầu có màu xám hoặc vàng, về sau có máu
tươi hoặc đã phân hủy thành máu cá, niêm mạc đường ruột bong ra lẫn máu
trong phân (Lê Thanh Hải, Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, 1998) [8].
* Chẩn đoán
Rất khó phân biệt giữa bệnh carre và bệnh parvo, bởi vì cả hai bệnh
đều xảy ra ở chó con và ỉa chảy ra máu. Nhưng cần chú ý một số khác biệt:
- Trong bệnh carre phân thường có màu cafe, còn ở bệnh parvo phân
thường màu hồng.
- Bệnh carre có dấu hiệu thần kinh và nốt sài ở da.
2.4.3. Bệnh giun đũa chó
* Nguyên nhân
Bệnh giun đũa do Taxocara Canis và Toxasaris Leonia là bệnh phổ

biến của gia súc nói chung và của chó trên thế giới nói riêng, phân bố ở hầu
hết các nước (Phạm Văn Khuê, Phan Lục…,1982) [15].
* Triệu chứng
Chó mẹ nếu đã có giun đũa, chỉ là vật chủ mang mầm bệnh. Bệnh
giun đũa chủ yếu phát ra và gây tác hại ở chó con từ 20 ngày tuổi đến 2 - 3
tháng tuổi. Chó con mắc bệnh giun đũa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng như
sau:
- Thân gầy còm, lông xù, bụng phình to.
- Phân thải ra ngoài sền sệt màu xám trắng, thối khắm, xung quanh lỗ
hậu môn bị dính bết phân.
Bệnh giun đũa ở chó con thường biến chứng thành các thể bệnh khác
phức tạp như:
+ Gây tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật.

10
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
+ Chó con phình bụng cóc, lớp tổ chức dưới da thủy thũng, thẩm dịch
thành dạng keo bùng nhùng.
2.4.4. Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi thường do kế phát của viêm phế quản hay do bội
nhiễm vi khuẩn của các bệnh truyền nhiễm khác như: carre, bệnh viêm khí
phế quản truyền nhiễm ở chó, mèo (Trích theo Vương Đức Chất và Lê Thị
Tài, 2004) [2].
* Nguyên nhân
Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Thường do kế phát từ viêm đường hô hấp trên.
- Kế phát từ bệnh carre, viêm khí phế quản truyền nhiễm.
- Do ký sinh trùng: giun phổi (Filaroides, Aelustrongylus), nấm phổi
(Aspergillus, Histoplasma, Coccidioides).
* Triệu chứng

Bệnh tiến triển nhanh từ những ngày đầu con vật bị sốt, ủ rũ, niêm
mạc đỏ.
Chó ít ho nhưng đau đớn, thở khó, môi nhợt nhạt và tím, chó thở thể
bụng, thở nhanh và nông, sau vài ngày thì ho nhiều hơn.
Bệnh diễn biến bất thường, chó có thể chết ngay trong tuần đầu do
tràn đầy bọt khí trong đường hô hấp, có khi kéo dài trở thành mạn tính. Có
trường hợp bệnh nhẹ chỉ kéo dài mấy ngày và không có triệu chứng rõ rệt,
nếu kéo dài nhiều ngày có thể lan sang các thùy phổi khác sẽ gây sốt nhiều
lần.
* Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh viêm phổi không khó nhưng để xác định rõ nguyên
nhân cần phải xét nhiều yếu tố và phải qua xét nghiệm dịch tiết, dịch nhày.
Bệnh do virus thường có thân nhiệt cao 40 - 41
o
C. Bệnh do nấm thường ở thể
mạn tính và khi dùng kháng sinh không có hiệu quả. Bệnh viêm phế quản

11
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
phổi kèm theo chứng viêm phế quản, thân nhiệt không ổn định và bệnh kéo
dài. Trường hợp viêm phổi và màng phổi thường xuất hiện thủy thũng dưới
bụng và ngực, có thể phát hiện bằng chọc hút dịch.
2.4.5. Bệnh ghẻ trên da (Sarcoptes)
* Nguyên nhân
Do cái ghẻ Sarcoptes ký sinh trên nhiều loài gia súc và thú hoang dại,
hầu hết đều do các phân loài của loài Sarcoptes Seabiei gây ra. Bệnh thường
gặp nhiều ở nghé, chó, ngựa. Bệnh lây truyền bằng tiếp xúc hoặc do cọ sát
vào khi nuôi tập trung chật chội. Bệnh phát triển nhiều vào mùa đông và mùa
thu, còn mùa hạ ít hơn do có ánh sáng mặt trời làm ghẻ chết.
* Triệu chứng

Khi bị ghẻ trên da con vật thường bị ngứa nhiều, con vật gãi bằng
chân, cắn những chỗ nó với tới và cọ sát điên cuồng vào bất cứ thứ gì nó gặp.
Chó bị rụng lông do cọ sát và do viêm bao lông, lông rụng thành từng đám
hình tròn. Những chỗ ngứa đều có mụn nước to bằng đầu đinh ghim, sau 5 - 6
tháng da hoàn toàn bị trụi lông, đóng vảy, dày và nhăn nheo có mùi thối.
2.4.6. Bệnh viêm tai ngoài
* Nguyên nhân
Do tích nhiều ráy tai và nhiều bụi bẩn trong tai, do vật lạ như cát,
nước, hạt cây… chui vào tai hoặc có thể do các loại côn trùng như ve, ruồi, bọ
chét, muỗi, các con vật thuộc họ có cánh… chui vào tai.
* Triệu chứng
Chó bị đau tai, lắc đầu và cuối xuống nghiêng lệch về bên tai bị đau.
Mặt trong của loa tai sưng lên, đỏ tấy và nóng. Từ trong tai chảy ra một chất
dịch có màu tối xám và có mùi khó chịu, chó rất đau đớn.

12
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
2.4.7. Bệnh co giật do thiếu canxi
* Nguyên nhân
Do hàm lượng canxi trong máu từ 10 - 12% tụt xuống một nửa hoặc
thấp hơn.
* Triệu chứng
Chó bồn chồn đi lại, nôn mửa, thở nhanh nhiệt độ trên 41
o
C, sau đó
chân bị cứng lại, chó nằm duỗi chân, cơ run thỉnh thoảng lại co giật, thở khó,
nước dãi chảy. Bệnh có thể kéo dài vài tiếng đôi khi kéo dài tới 1 - 2 ngày.
2.4.8. Bệnh Lepto (xoắn trùng) (Leptospirosis)
Bệnh Lepto là bệnh chung giữa người gia súc và các động vật hoang
dã khác.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt da vàng, viêm thận, rối loạn tiêu
hoá, rối loạn thần kinh và có thể bị sẩy thai.
* Nguyên nhân
Bệnh lepto do xoắn khuẩn Leptopira gây nên. Tuy nhiên những loài
động vật khác nhau cảm nhiễm với bệnh khác nhau.
Trong tự nhiên các động vật gặm nhấm như chuột là nguồn tàng trữ,
mang xoắn khuẩn Leptospira suốt đời, chúng liên tục bài tiết nước tiểu có chứa
xoắn khuẩn ra ngoài môi trường làm ô nhiễm nguồn nước và thức ăn, từ chó
xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hoá vào máu và gây bệnh
cho chó lành.
Chó có thể nhiễm xoắn khuẩn do ăn thịt sống và những vật bị bệnh
hay mang trùng, lúc này xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào niêm mạc đường tiêu
hoá, vào máu và gây bệnh.
Chó con có thể nhiễm bệnh xoắn khuẩn do ăn thịt sống của những vật
bị bệnh hay mang trùng, lúc này xoắn khuẩn tồn tại trong nước tiểu của chó
bệnh và có thể lây lan sang chó khỏe khi tiếp xúc hay ăn phải thức ăn, nước
uống có lẫn nước tiểu của chó bệnh.

13
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
* Triệu chứng
Chó bệnh thường xuất hiện ở 3 thể: Quá cấp, cấp tính và mạn tính.
- Thể quá cấp tính: thường ít gặp
+ Bệnh phát ra đột ngột: Chó sốt cao 40,5 - 41
0
C, bỏ ăn, mệt mỏi,
thích nằm, mắt lờ đờ, 2 chân sau yếu, có khi xung huyết kết mạc.
+ Sau đó nhiệt độ giảm xuống 37 - 38
0
C chó ủ rũ, khó thở, khát nước,

nôn mửa.
+ Đặc biệt niêm mạc và da xẫm, nước tiểu vàng.
+ Tiếp theo có thể chảy máu mũi và nôn ra máu, chó gầy rất nhanh, thân
nhiệt hạ xuống mức bình thường chó khó thở rồi chết trong thời gian 3 - 5 ngày.
- Thể cấp tính
+ Chó bệnh sốt cao 40,5 - 41,5
0
C mệt mỏi, ăn ít hoặc bỏ ăn.
+ Lúc đầu táo bón, phân có màu vàng, sau có một số con tiêu chảy.
+ Niêm mạc, da vàng xẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu vì có nhiều huyết
cầu, có khi lẫn máu.
+ Mí mắt, môi má có hiện tượng phù thũng và hoại tử da.
+ Chó bệnh gầy nhanh và thiếu máu.
- Thể mạn tính: Qua thời kì cấp tính các triệu chứng bắt đầu chuyển
sang thời kì mạn tính. Chó gầy yếu, rụng lông, thiếu máu, đôi khi phù thũng,
mặt ở yếm và ngực.
+ Nước tiểu vàng, tiêu chảy dai dẳng.
+ Chó cái bị sẩy thai.
* Phòng bệnh.
- Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng là biện pháp hàng đầu và rất
quan trọng: thường xuyên chăm sóc nuôi dưỡng chó chu đáo, cho ăn no đủ chất.
- Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh bằng:

14
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
- Dung dịch sát trùng thành phần gồm Cloramin B và Bezalkonium
Chloride, cứ 100ml dung dịch sát trùng cho 50m
2
chuồng nuôi hay pha loãng
5 - 10 lần để tiêu độc dụng cụ.

- Nd Iodine: Thành phần gồm PVP Iodine và Kalium Iodine, sát trùng
tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
- Không cho chó lành tiếp xúc với chó đã bị bệnh lepto, vì nước tiểu
chó bệnh mang nhiều xoắn khuẩn, nguy cơ truyền bệnh dễ dàng.
- Cần diệt ve một cách triệt để vì đó là môi giới truyền bệnh.
2.4.9. Bệnh viêm gan truyền nhiễm
(Hepatitis congtagiosa - HCC)Rubarth disease
Bệnh viêm gan ở chó hay bệnh viêm não tủy truyền nhiễm. Ở chồn,
cáo còn gọi là bệnh Rubarth, bệnh truyền nhiễm do virus gây ra.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh: Gan sưng, thiếu máu, bệnh lây lan
mạnh, gây nhiễm chủ yếu ở chó con.
* Nguyên nhân
Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó do virus gây ra.
* Triệu chứng
- Bệnh xảy ra ở các giống chó, tuổi chó nhưng thường ở chó con, chồn
cáo nhỏ từ 8 tuần tuổi đến 1 năm. Chó mẹ nhiễm virus có thể truyền kháng thể
qua sữa cho chó con nên chó con có khả năng bảo vệ trước sự xâm nhập của
virus, tuy nhiên nếu do điều kiện chăm sóc, thời tiết và vệ sinh không tốt chó vẫn
có thể nhiễm và phát bệnh, vì vậy lúc này chó vừa mang trùng vừa có kháng thể.
Chó mang trùng có thể thải mầm bệnh ra ngoài qua dịch tiết nước tiểu, phân.
- Bệnh thường chỉ thấy ở chó con (1 - 3 tháng tuổi), chó mẫn cảm hơn
cả là chó Berger, thời gian nung bệnh từ 7 - 10 ngày, chó con hay chết đột
ngột do tính mẫn cảm với virus. Thoạt đầu virus vào máu sau đó đến các tế
bào gan tác động, chó sốt 40 - 40
0
C. Cơn sốt kéo dài liên miên, chó kém ăn
chậm lớn, buồn bã và lười vận động.

15
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A

- Có hiện tượng thiếu máu nên niêm mạc nhợt nhạt. Lượng hồng cầu
giảm, máu loãng.
- Gan sưng có khi gấp 2 lần bình thường, bụng chướng to khi sờ vào
chó có phản ứng đau. Phù bụng ngực, mi mắt và phù toàn thân, chó luôn khát
nước, đôi khi buồn nôn.
- Hiện tượng tiêu chảy, có khi lẫn máu, chó gầy sút nhanh chóng.
* Chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng ta cần phân biệt với một số bệnh sau:
- Bệnh viêm gan do virus ở chó thường dễ nhận biết vì có những triệu
chứng điển hình.
Ở chó con, vùng bụng sưng to bị phù và thiếu máu. Có hiện tượng sốt,
tiêu chảy và thần kinh có thể cũng hay gặp ở các bệnh khác như bệnh carre và
viêm phổi tuy nhiên ta có thể dễ dàng nhận biết như sau:
- Bệnh carre thường sốt cao và có quy luật, bệnh xuất hiện và tiến
triển rất nhanh, điển hình là tiêu chảy ra máu, có thể có nốt sài hay biểu hiện
thần kinh.
- Bệnh tiêu chảy do virus thường xuất hiện ở chó con, điển hình tiêu
chảy phân màu hồng.
* Phòng và chống bệnh
Nếu chó đã bị bệnh nặng, mọi phác đồ điều trị đều không có hiệu quả,
tốt nhất phải tiêm phòng cho chó bằng vacxin hay huyết thanh phòng bệnh.
* Phòng bệnh bằng vacxin
Vacxin hiện nay thường dùng là vacxin nhị giá (phòng bệnh carre, viêm
gan), vacxin tam giá (phòng bệnh carre, viêm gan, lepto), vacxin tứ liên (phòng bệnh
carre, viêm gan, viêm ruột do Parvovirus và lepto). Các loại vacxin này ở Việt Nam
hiện chưa có, ta phải nhập, có thể nhập từ hãng Rhon - Pulene của Pháp với tên gọi
Novibac. Vacxin tiêm cho chó từ 7 - 9 tuần tuổi. hiệu lực miễn dịch của vacxin trong
khoảng 6 - 12 tháng. Vacxin an toàn hiệu lực, không gây phản ứng phụ.

16

Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
* Phòng bệnh bằng kháng huyết thanh
Kháng huyết thanh có tác dụng tốt ở giai đoạn đầu của bệnh, nhưng
nếu khi gan bị tổn thương, kháng huyết thanh cũng không có hiệu lực
Ở nơi sảy ra bệnh, mầm bệnh tồn tại hay nếu như chó quý cần tiêm
vacxin phòng bệnh lúc 4 - 5 tuần tuổi, sau đó tiêm lại vacxin lúc 7 - 9 tuần tuổi.
* Phòng bệnh bằng chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh môi trường
- Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng là biện pháp hàng đầu và rất
quan trọng. Thường xuyên chăm sóc nuôi dưỡng chó chu đáo, cho ăn no, đủ chất.
- Vệ sinh tiêu độc chuồng và môi trường xung quanh bằng:
- Dung dịch sát trùng thành phần gồm Cloramin B và Bezalkonium
Chloride, cứ 100ml dung dịch sát trùng cho 50m
2
chuồng nuôi hay pha loãng 5
- 10 lần để tiêu độc dụng cụ.
- Nd Iodine: Thành phần gồm PVP Iodine và Kalium Iodine, sát trùng
tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
Chó ốm phải cách ly triệt để, không tiếp xúc với chó lành.
- Chó chết vì bệnh viêm gan truyền nhiễm phải đốt xác để tránh ô
nhiễm môi trường.
2.5. BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY Ở CHÓ
Tiêu chảy là một thuật ngữ diễn tả một biểu hiện lâm sàng của hội
chứng bệnh lý đặc thù của bệnh đường tiêu hoá. Bệnh viêm ruột tiêu chảy phổ
biến ở các loài gia súc, các loài chó cảnh và chó nghiệp vụ. Bệnh có quanh
năm, nhưng thường xảy ra vào mùa hè, mùa thu khi thời tiết ấm nóng và ẩm
ướt. Theo dõi dịch bệnh của chó nghiệp vụ ở khu vực Hà Nội, thấy khoảng
80% số chó bị chết là do mắc bệnh viêm dạ dày, ruột cấp. Chó con dưới 6
tháng tuổi khi mắc bệnh sẽ bị chết với tỷ lệ rất cao (60 – 70%)
Fairbrother (1992) [29] đã nhận xét: Tiêu chảy là một bệnh gây thiệt
hại đáng kể cho ngành chăn nuôi trên thế giới.


17
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
Bệnh tiêu chảy là hiện tượng ỉa nhanh, nhiều lần, trong phân có nhiều
nước do ruột tăng cường co bóp (Tạ Thị Vịnh, 1990) [26].
Theo David McClugge (2005) [28], ở chó, ỉa chảy theo nghĩa hẹp là ỉa
phân lẫn nước. Song trong thực tế định nghĩa này rộng hơn, bao gồm phân
nhão hơn bình thường, có khi phân lẫn rất nhiều nước, phân rất lỏng, phân có
màu sắc khác thường, cũng có khi là dạng bánh như bò “Cơpie”.
2.5.1. Nguyên nhân gây tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, việc xác định đâu là nguyên
nhân gây tiêu chảy cũng dẫn đến hậu quả là gây viêm nhiễm, tổn thương thực
thể đường tiêu hoá, và cuối cùng là một quá trình nhiễm trùng.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1964) [25], Vũ Văn Ngữ (1979) [13], do một
tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá
vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng
loạn khuẩn. Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1970) [17] cho biết: Khi sức đề kháng
của cơ thể giảm sút, vi khuẩn gây thối là nguồn gây bệnh đường ruột.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ở chó bao gồm nguyên
nhân do vi khuẩn, nguyên nhân do virus, do ký sinh trùng hay đơn giản do thời
tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, mầm bệnh trong tự nhiên xâm nhập
vào cơ thể động vật chủ yếu thông qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
Các loài virus thường gây tiêu chảy cho chó là Parvovirus, Carre
virus. Hai loại virus này gây tiêu chảy cấp tính, phân nhiều nước, chó sốt cao,
nhanh chết.
Theo Phạm Khuê (1996) [14] các loại ký sinh trùng đường ruột gây
tổn thương niêm mạc ruột cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy.
Những con chó đã được tiêm vaxcin phòng bệnh do virus hay đựợc
định kỳ tẩy ký sinh trùng thì khi bị tiêu chảy có thể kết luận chó bị viêm ruột
tiêu chảy do vi khuẩn.


18
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
2.5.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
Trong lĩnh vực vi sinh vật, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy,
tuy nhiên bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy, tác nhân phổ biến nhất
vẫn là vi khuẩn, hoặc với vai trò kế phát, hoặc nguyên phát (Nguyễn Bá Hiên,
2001) [9]. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [19] bình thường có thể
phát hiện Salmonella trong đường ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm… và
một số động vật khoẻ mạnh. Khi sức đề kháng của động vật bị giảm sút, vi
khuẩn xâm nhập vào nội tạng gây bệnh.
Trong đường ruột của động vật có rất nhiều vi khuẩn, chúng được gọi
là “vi khuẩn chí đường ruột”. Chúng tồn tại ở một trạng thái cân bằng với
nhau và với cơ thể vật chủ. Do một nguyên nhân nào đó dẫn đến trạng thái
cân bằng của khu hệ vi sinh vật bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sản
sinh lên quá nhiều, gây hiện tượng loạn khuẩn (Vũ Văn Ngữ và cs, 1979)
[13]. Loạn khuẩn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ở đường tiêu hóa, đặc
biệt là gây tiêu chảy.
Bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó diễn ra theo hai quá trình, đầu tiên là
rối loạn tiêu hoá và sau đó là quá trình nhiễm trùng.
Giai đoạn đầu, thường do các yếu tố bất lợi như gặp lạnh đột ngột,
phẩm chất thức ăn kém, các stress có hại: Nóng, lạnh, ẩm… làm cơ năng tiêu
hoá ở đường ruột bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hoá sẽ lên men, phân
giải các chất hữu cơ sinh ra chất độc như Indol, Scatol, H
2
S… Các sản phẩm
độc này làm cho PH trong đường ruột thay đổi gây trở ngại về tiêu hoá và hấp
thu trong đường ruột (Hồ Văn Nam, 1997) [12], Đào Trọng Đạt và cs (1997)
[6]. Những chất độc này tác động lên niêm mạc ruột gây xung huyết, tăng nhu
động ruột gây tiêu chảy (Vũ Triệu An, 1978) [1].

Giai đoạn tiếp theo, trong điều kiện rối loạn tiêu hoá, những vi khuẩn
trong đường ruột gặp điều kiện thuận lợi, sinh sôi nảy nở. Chúng phát triển
nhanh về số lượng làm phá vỡ trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật

19
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
đường ruột, các vi khuẩn này sẽ tăng cường độc lực, sản sinh độc tố tác động
vào niêm mạc ruột gây tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.
Cho đến nay, các nhà khoa học ở nhiều nước đã xác nhận các vi khuẩn
sau đây có thể gây viêm ruột tiêu chảy cho chó (Theo Manager, Janosmocsy
dẫn theo Đào Trọng Đạt (1997) [6].
- Nhóm vi khuẩn thương hàn: ở chó đã tìm thấy các chủng
Salmonellaentritidis; S.paratyphy A, B; S. typhymurium. Nhóm vi khuẩn này
có nhiều serotype khác nhau. Chúng là tác nhân gây bệnh cho hầu hết các loài
động vật có vú kể cả con người. Chó có thể nhiễm do uống phải nước bẩn
hoặc ăn thức ăn bị nhiễm vi khuẩn (thức ăn sống không qua chế biến).
- Nhóm vi khuẩn E.coli
Đây là nhóm vi khuẩn rất phong phú sống hoại sinh ở khu vực ruột già trong
đường tiêu hoá của chó và tất cả những động vật máu nóng.
- Nhóm vi khuấn Shigella: Gây kiết lị ở người.
- Nhóm tụ cầu và nhóm liên cầu khuẩn: Staphylococcus aureus và
Streptococcus fealis, Streptococcus pyogenes.
- Nhóm vi khuẩn yếm khí: Clostridium perfringens.
- Một số vi khuẩn khác như: Proteus vulgaris, Klebsiela,
campylobacter… cũng tham gia vào quá trình gây viêm ruột cho chó.
Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, chó có thể bị viêm ruột do các loài
vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hoá trở nên cường độc và gây bệnh (Vương
Đức Chất, Lê Thị Tài, 2004) [2]. Song có khoảng 50% trường hợp viêm ruột
cấp là do nhiễm vi khuẩn thứ phát, mà nguyên nhân đầu tiên là do các loài ký
sinh trùng gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá tạo điều kiện cho vi

khuẩn xâm nhập, gây bệnh.
2.5.1.2. Nguyên nhân do điều kiên ngoại cảnh
Điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột: quá nóng hoặc quá lạnh, mưa gió,
ẩm ướt… kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh. Niconxki V.V(1986)

20
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
[18] cho biết: Khi gia súc bị lạnh, ẩm ướt kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn
dịch, giảm tác dụng thực bào, do đó dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
2.5.1.3. Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
Thức ăn chất lượng kém, ẩm mốc, ôi thiêu… là nguyên nhân gây ỉa
chảy ở gia súc (Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997) [12].
2.5.1.4. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Các loài ký sinh trùng thường gặp ở chó: Sán dây gồm có Teania
lydatiggena; Dipiliium…
Giun đũa thường gồm Toxcara canis… giun móc Ancylostoma canium
có những móc nhọn bằng kitin cắm vào ruột non phần tá tràng, không tràng để
hút máu gây tổn thương, làm xuất huyết ruột tạo điều kiện cho các vi sinh vật
xâm nhập gây viêm ruột tiêu chảy (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [15].
Có thể do các đơn bào ký sinh như: Amip Entaoebahystotitica gây
bệnh lị, trùng roi Giardiaintastinalis.
2.5.1.5. Nguyên nhân do virus
Các loại virus như: Parvovirus, Carre Adenovirus, Coronavirus… là
những loài gây bệnh tiêu chảy nguy hiểm ở chó.
2.5.2. Cơ chế gây bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn
Các vi sinh vật gây bệnh không giống hệ vi khuẩn cư trú thường
xuyên trong đường ruột, thường do một nguyên nhân nào đó các vi khuẩn
phát triển nhanh chóng cả về số lượng và độc lực. Một số loại vi khuẩn có
khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô, ở đây chúng phát triển nhanh
về số lượng kích thích các tế bào gây viêm, dịch rỉ viêm tiết ra đi vào

khoang ruột làm tăng áp lực kích thích gây tiêu chảy. Phần lớn là do các vi
khuẩn độc lực tăng lên mạnh, chúng tiết ra các loại độc tố. Khi các độc tố
được tiết ra, nó gây kích thích các AMP vòng nội bào, chất này làm tăng
tiết Cl
-
và giảm hấp thu Na
+
. Do sự thay đổi của áp lực thẩm thấu thu hút
nước vào trong xoang ruột tạo ra áp lực lớn trong ống tiêu hoá kích thích

21
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
gây tiêu chảy. Hậu quả là một lượng nước lớn cùng với các chất điện giải
mất đi theo phân (Craige E Green, 1984) [27].
2.5.4. Cơ chế gây bệnh viêm ruột tiêu chảy do virus
Virus xâm nhập vào cơ thể đầu tiên chúng sẽ nhân lên trong những tế
bào lympho ở vùng hầu họng và những hạch bạch huyết vệ tinh. Sau đó theo
đường tuần hoàn virus đến nhiều mô và cơ quan. Virus trong những tế bào
lympho và tế bào tủy xương, dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu và hậu
quả của nó là làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn
đến hoại tử biểu mô ruột, viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.
2.5.5. Đặc điểm của bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó
Bệnh viêm ruột tiêu chảy xảy ra ở tất cả các loài và giống chó đặc biệt
là chó con. Đặc trưng của chó mắc bệnh là chó bị suy sụp về sức lực nhanh,
giảm nhiệt độ, mất nước và chất điện giải gây triệu chứng thần kinh rồi chết
với tỷ lệ cao. Viêm ruột tiêu chảy ở chó xảy ra ở 2 thể: cấp tính và mạn tính.
2.5.5.1. Viêm ruột cấp tính
Viêm ruột thể cấp tính xảy ra đột ngột, kéo dài một vài ngày đến 7
ngày. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của chó đến cư trú ở
niêm mạc dạ dày, ruột. Chúng phát triển nhanh về số lượng và tăng tiết các

loại men, độc tố gây viêm, phá hoại tổ chức ruột, kích thích làm tăng nhu
động ruột khiến cho chó ỉa chảy. Độc tố của vi khuẩn còn vào máu tác động
đến hệ thần kinh trung ương gây sốt.
Sau 24 - 36 giờ, vi khuẩn phát triển với số lượng lớn trong đường tiêu
hoá, chó sẽ có những triệu chứng lâm sàng điển hình của viêm ruột cấp như
nôn mửa, ỉa chảy dữ dội, phân lúc đầu táo, sau lỏng như nước, màu vàng hoặc
màu xanh xám, lẫn niêm mạc ruột lầy nhầy, mùi tanh khắm. Mỗi ngày chó có
thể đi ỉa từ 4 - 6 lần. Do nôn mửa và ỉa chảy liên tục nên chó bị mất nước và
chất điện giải rất nhanh. Thời kỳ cuối chó thường bị chảy máu ruột nên phân

22
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
thường có màu nâu thẫm như bã cafe hoặc màu đỏ tươi. Nếu không điều trị
kịp thời, chó bị mất nước, trụy tim mạch, kiệt sức, chết rất nhanh.
2.5.5.2. Viêm ruột mạn tính
Viêm ruột mạn tính gây ỉa phân lỏng có thể nhiều nước hoặc nhão, có
màng nhày bọc, hoặc phân lẫn máu. Chó ỉa chảy liên tục, cũng có khi là gián
đoạn bởi các thời kỳ phân bình thường hoặc phân táo. Hiện tượng này kéo
dài, trong thời gian ỉa chảy chó kém hoạt động.
Viêm ruột mạn tính dẫn tới tiêu chảy kéo dài gây suy nhược, rối loạn
chức năng của cơ thể. Sau đó là tình trạng suy dinh dưỡng, giảm chức năng
miễn dịch, dễ nhiễm độc phá huỷ khả năng tự hồi phục của cơ thể.


23
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chó, mèo mang đến khám
và điều trị tại phòng khám Vetclinic.

+ Chó, mèo ốm điều trị ngoại trú tại nhà.
3.2. NỘI DUNG
- Tổng hợp kết quả khám và điều trị bệnh cho chó, mèo và cách phòng trị bệnh.
- Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên các giống chó.
. - Phân lập, xác định thành phần và số lượng vi khuẩn trong đường ruột
chó bình thường và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy.
- Xác định độ mẫn cảm của những vi khuẩn phân lập được từ phân
chó bình thường và phân chó bị bệnh viêm ruột tiêu chảy với các thuốc hóa
học trị liệu.
- Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Tổng hợp kết quả khám và điều trị bệnh cho chó, mèo và cách phòng
trị bệnh cũng như xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó bằng
phương pháp khảo sát, thống kê trực tiếp.
+ Để xác định sự biến đổi về vi khuẩn học trong phân chó mắc bệnh tiêu
chảy chúng tôi tiến lấy mẫu phân từ hậu môn của chó hay ở những bãi phân chó
vừa thải. Phân lập giám định thành phần, số lượng vi khuẩn trên các môi trường
chuyên dụng theo các phương pháp vi sinh vật thường quy.
+ Để tìm ra loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh chúng tôi tiến hành làm
kháng sinh đồ theo phương pháp khuyếch tán trên thạch của Kirby – Bauer
(1996) từ đó xác tính mẫn cảm của những vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ
phân chó mắc bệnh tiêu chảy.
+ Giấy tẩm kháng sinh do hãng Oxoid (Anh) sản xuất.

24
Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Thị Phượng – Thú y 48A
+ Đánh giá kết quả dựa theo tiêu chuẩn quốc tế 1996 (antibiotic
suscepptibility testing 1996).
SƠ ĐỒ: BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM


25
Nuôi cấy trên
nước thịt
Mẫu phân
Pha loãng (10
x
)
Môi trường thạch thường: Quan sát hình thái, màu sắc, kích thước, đếm
tổng số các loài khuẩn lạc
Môi trường
chuyên dụng
cho Gram (-)
Đếm số khuẩn
lạc
Giữ trên thạch máu
Tính chất sinh học
Nuôi cấy trên
nước thịt
Nuôi cấy trên
nước thịt
Phác đồ điều trị
Kiểm tra độ mẫn cảm với thuốc
Môi trường
chuyên dụng
cho Gram (+)

×