Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tai lieu lsvn ôn hsg lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.13 KB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
I. HOÀN CẢNH THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM. (Nguyên nhân).
*Thực dân Pháp: Giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển sang giai đoạn đế
quốc, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng cấp thiết, thúc đẩy các nước
mở rộng xâm lược thuộc địa. Cũng như các nước tư bản phương Tây khác, Pháp đẩy mạnh
việc xâm lược thuộc địa, hướng sang các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
* Việt Nam:
Có vị trí chiến lược quan trọng, đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhien phong
phú.
Chính quyền phong kiến VNam nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng, suy yếu:
Về kinh tế : nông nghiệp, thủ cơng nghiệp,thương nghiệp...trì trệ, ko có cơ hội phát
triển...
Về xã hội: Đời sống nhân dân cực khổ: sưu thuế nặng, thiên tai, dịch bênh,...
Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra.)
*Từ thế kỉ XVI các giáo sĩ phương Tây sang nước ta truyền đạo đồng thời thăm dò và tạo
cơ sở phục vụ âm mưu xâm lược.Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách
cấm đạo và giết đạo. Đây là cái cớ để Pháp đẩy nhanh việc xâm lược Việt Nam.
II. QUÁ TRÌNH PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM
Ngày 31/8/1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm
mưu chiếm Đà Nẵng một cách nhanh chóng, sau đó kéo thẳng ra Huế buộc nhà Nguyễn
phải đầu hàng.
Ngày1/9/1858: Pháp nổ súng, chính thức mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Sau 5
tháng, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Thất bai trong âm mưu “đánh nhanh, thắng
nhanh” Pháp buộc phải thay đổi kế hoạch.
Tháng 2-1859, thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh Gia Định, quân triều đình
chống cự yếu ớt rồi tan rã.
Năm 1861 Pháp đánh rộng ra miền đơng Nam kì là: Gia Định, Định Tường, Biên
Hòa.
Năm 1867 Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang,Hà Tiên)
sau đó Pháp tấn cơng đánh chiếm Bắc kì.
Năm 1873 Pháp đánh Bắc kì lần I, triều đình Huế bạc nhược kí hiệp ước Giáp Tuất


1874.
Năm 1882 Pháp đánh Bắc kì lần 2 và chiếm được Bắc kì.
Năm 1883 nhân lúc triều đình Nguyễn lục đục, chia rẽ do vua Tự Đức mất, Pháp kéo
quân đến cửa biển Thuận An uy hiếp buộc triều đình thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở
Việt Nam.
Năm 1884, nhà Nguyễn kí hiệp ước Pa tơ nốt, biến VN thành nước thuộc địa
nửa phong kiến.
* Nhận xét:
Như vậy sau gần 30 năm, với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp với việc dùng
vũ lực và những thủ đoạn chính trị, Pháp đã cơ bản hồn thành công cuộc chinh phục nước
ta.
1

1


III. THÁI ĐỘ CỦA NHÀ NGUYỄN TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP:
Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn cơng Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyễn đã tích cực
tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà
Nẵng. Tuy nhiên, với lực lượng của quân Pháp lúc này (3000 quân), nhà Nguyễn có thể
làm được nhiều hơn thế nếu như có đường lối đánh giặc hợp lý hơn.
Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở
đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.
Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, chúng
chỉ còn khoảng 1000 quân trên chiến tuyến 10km. Đây là cơ hội để tiêu diệt Pháp, nhưng
triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức
xây dựng Đại đồn Chí Hồ để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.
Năm 1861, sau khi thực dân Pháp giải quyết được khó khăn, họ tập trung lực lượng
tấn cơng Chí Hịa rồi đánh chiếm ba tỉnh mién Đơng Nam Kì. Trước sự tấn cơng quy mơ
của Pháp, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với

Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đơng Nam Kì và u cầu
nhân dân bãi binh, khơng được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy
lại các vùng đất đã mất.
Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình khơng có
hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.
Sau khi 6 tỉnh Nam Kì đã mất, Nhà Nguyễn vẫn không tỉnh ngộ trước âm mưu xâm
lược của thực dân Pháp, vẫn tin vào thương thuyết để cho Pháp ra Bắc Kì giải quyết vụ
Đuy-puy quấy rối, thực chất đã tạo điều kiện cho Pháp đã được ra Bắc Kì để xâm lược.
Năm 1873, Pháp đánh Bắc kì lần 1.Trước làn sóng đấu tranh của nhân dân, triều
Nguyễn tìm mọi cách ngăn cản bởi sợ “ mất lòng người Pháp”. Đặc biệt ngày 21/12/1873
nhân dân ta phục kích và giết chết Gac-ni-ê tại Cầu Giấy (Hà Nội) đẩy Pháp vào tình thế
hoang mang lo sợ đồng thời tạo cơ hội lớn cho triều Nguyễn có thể đánh đuổi Pháp khỏi
Bắc Kì. Nhưng một lần nữa nhà Nguyễn lại bỏ lỡ mất thời cơ và tệ hại hơn ngày 15/3/1874
triều Nguyễn lại kí với Pháp điều ước thứ 2, điều ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của
Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì -> với hiệp ước này, Việt Nam mất 1 phần quan trọng chủ quyền,
lãnh thổ, ngoại giao, thương mại…
Năm 1882 sau khi củng cố lực lượng, ổn định tình hình Nam kì, Pháp đánh Bắc Kì
lần 2. Trước làn sóng đấu tranh mãnh liệt của nhân dân nhà Nguyễn vẫn chủ trương thương
lượng với Pháp. Sau trận Cầu Giấy lần 2(19/5/1883), quân Pháp càng thêm dao động,
chúng đã toan bỏ chạy, nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng
chúng rút quân. Sau khi có thêm viện binh, Pháp tấn cơng cửa biển Thuận An-cửa ngõ kinh
thành Huế, uy hiếp nhà Nguyễn, triều đình hoảng sợ ký Hiệp ước Hác-măng (Quý Mùi:
2

2


25.8.1883), sau đó là hiệp ước Pa-tơ-nốt (6.6.1884) với nội dung: Thừa nhận quyền bảo hộ
của Pháp ở Bắc- Trung Kì.
Như vậy với điều ước Hac-măng và Pa-tơ-nơt triều Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn

Pháp. Hai hiệp ước này đã chấm dứt sự tồn tại độc lập của triều đại phong kiến nhà Nguyễn,
Việt Nam từ 1 quốc gia độc lập trở thành 1 nước thuộc địa nửa phong kiến
IV. CÁC HIỆP ƯỚC NHÀ NGUYỄN ĐÃ KÍ VỚI PHÁP.
* Từ khi thực dân pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1884, chúng đã lần lượt buộc triều
đình kí với chúng 4 hiệp ước:
- Hiệp ước Nhâm tuất (5-6-1862)
- Hiệp ước Giáp tuất (15-3-1874)
- Hiệp ước Hác măng (25-8-1883)
- Hiệp ước Pa-tơ- nốt(6-6-1884)
* Nội dung của các hiệp ước
1. Hiệp ước Nhâm tuất (5-6-1862)
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đơng Nam kì( Gia Định,
Định Tường, Biên Hịa và đảo Cơn Lơn)
- Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán
- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo
- Bồi thường chiến phí cho Pháp, một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến
2. Hiệp ước Giáp tuất (15-3-1874)
- Pháp rút qn ra Bắc kì cịn triều đìnhchính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hồn tồn
thuộc pháp
- Hiệp ước Giáp Tuất làm mất 1 phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và
thương mại Việt Nam
3. Hiệp ước Hác măng (25-8-1883)
- Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì, Trung kì, cắt Bình Thuận
ra khỏi Trung kì nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp, ba tỉnh Thanh- Nghệ Tĩnh được sát
nhập vào Bắc kì.
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kì nhưng mọi việc đều phải thơng qua viên
khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc kì thường xun kiểm soat những
cơng việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm.

- Triều đình phải rút quân đội ở Bắc kì về Trung kì
4. Hiệp ước Pa-tơ- nốt (6-6-1884)
- Có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới Trung kì
nhằm xoa dịu dư luận và lấy lịng vua quan phong kiến bù nhìn.
V.PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TA CHỐNG PHÁP
Ngay từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta,nhân dân ta đã anh dũng
chống trả quyết liệt,phong trào đấu tranh ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Lúc
đầu ở ĐN, sau đến Gia Định và các tỉnh Nam kì, rồi HN và các tỉnh Bắc Kì. Với tinh thần
yêu nước bất khuất, nhân dân ta đã làm cho Pháp gặp rất nhiều khó khăn.
3

3


Năm 1858, khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân ta anh dũng chống Pháp, làm thất
bại bước đầu âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng phải rút quân vào
Gia Định.
Năm 1859, khi Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã, các dội dân binh
chiến đấu dũng cảm, làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" cùa Pháp.
Năm 1861, khi Đại đồn Chí Hồ thất thủ, ba tỉnh miền Đơng Nam Kì bị Pháp chiếm,
trái ngược với sự chiến đấu yếu ớt, thiếu kiên quyết của triều đình, nhân dân Nam Kì đã nêu
cao ngọn cờ chống giặc cứu nước. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và chiến
công của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm cỏ
Đơng (12-1861). Tuy nhiên, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và ra
lệnh lui binh, giải tán phong trào kháng chiến ở Nam Kì.
Từ năm 1867, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân tiếp tục dâng cao.
Nhân dân Nam Kì đã đẩy mạnh thêm một bước cuộc chiến đấu chống Pháp. Một số nhà nho
yêu nước tìm đường ra Bình Thuận (Trung Kì) xây dựng cơ sở chống giặc lâu dài. Một số
bám đất, bám dân quyết liệt chống lại kẻ thù như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...;
cũng có người đã dùng ngịi bút của mình làm vũ khí chiến đấu như Nguyễn ĐÌnh Chiểu,

Phan Văn Trị...Đặc biệt, Nguyễn Trung Trực khi bị giặc bắt đem ra chém ông đã khẳng khái
“ Bao giờ….”
Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Kì, Pháp hai lần tấn cơng ra Bắc Kì.
Năm 1873, Pháp đánh Bắc Kì lẩn thứ nhất, nhân dân ta đã anh dũng chống Pháp
ngay từ khi chúng có mặt ở Hà Nội bằng nhiều hình thức như bất hợp tác với địch, bí mật
vào thành phố quấy rối, đốt kho đạn của Pháp. Khi Pháp mở rộng chiếm đóng các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ, tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn đánh. Dặc biệt là chiến thắng Cầu
Giấy 21/12/1873 làm cho quân Pháp hoang mang, quân ta phấn khởi đánh giặc. Năm 1874,
triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất gây bất bình lớn trong nhân dân…
Khi Pháp đánh chiếm BK lần 2 (1882), nhân dân HN tự đốt nhà tạo thành bức tường
lửa ngăn giặc, hàng nghìn người tập trung ở đình Quảng Văn sãn sàng kéo vào thành. Khi
thành HN mất, nhân dân không bán lương thực cho Pháp, đào hào đắp lũy chống giặc. Ở
các địa phương, nhân dân đắp đập cắm kè trên sông, làm hầm chông cạm bẫy. Ngày
19.5.1883, chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai giết nhiều sĩ quan và binh lính Pháp trong đó
có Ri vi e, làm cho quân Pháp lâm vào tình thế khó khăn, dao động.
Nhưng, nhà Nguyễn vẫn ni ảo tưởng triều đình với Pháp. Đó là cơ sở để Pháp tiếp
tục gây áp lực, buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-61884) sau khi chiếm được Thuận An.Triều đình đầu hàng, nhưng phong trào chống Pháp
của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển sang một giai đoạn mới
VI.NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN, KẾT QUẢ,Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG

1. Nguyên nhân:
Cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn
đế quốc xâm lược ngày càng thêm sâu sắc.
Triều đình Huế phân hóa thành hai phái: chủ chiến và chủ hòa. Phe chủ chiến không
chịu khuất phục trước thực dân Pháp, họ muốn giữ gìn, bảo vệ quyền tự chủ,lập lại trật tự
4

4



phong kiến. Mâu thuẫn càng lên cao khi thực dân Pháp buộc triều đình Huế kí hiệp ước Hác
măng 1883 và Hiệp ước Pa tơ notts 1884, âm mưu biến triều đình Huế thành tay sai.
Đước sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và các văn thân sĩ phu yêu nước, ngày
5/7/1885, phe chủ chiến mở cuộc tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế, cuộc tấn công thất
bại, Tơn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phịng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày
13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi
văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
Chiếu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân tạo
thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm mới chấm
dứt (mở đầu là cuộc phản công kinh thành Huế, kết thúc là thất bại của khởi nghĩa Hương
Khê).
2. Diễn biến:
- Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn:
* Từ 1885- 1888: Thời gian này, phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất
là Bắc Kì và Trung Kì.
* Từ 1888- 1896: vua Hàm Nghi bị bắt phong trào tiếp tục phát triển và quy tụ thành
những cuộc khởi nghĩa lớn:

5

5


* Mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục chế độ phong kiến.
* Kết quả: đều bị đàn áp, phong trào Cần Vương thất bại
* Tính chất: Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là phong trào vũ trang chống Phap do
các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của chiếu Cần Vương.
Đây là phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ phong kiến, mang tính chất phong kiến.
* Ý nghĩa: + Thể hiện truyền thống yêu nước khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu

nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân cuối thế kỉ XIX
+ Khẳng định ý chí độc lập của dân tộc, làm chậm lại tiến trình bình định Việt Nam của
thực dân Pháp, hứa hẹn 1 năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với chủ nghĩa
đế quốc.Phong trào để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý baú cho công cuộc
đấu tranh giành độc lập của dân tộc
+ Phong trào Cần Vương thất bại chứng tỏ ngọn cờ phong kiến ko còn phù hợp trong cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc.
3. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có bước phát triển cao nhất trong phong
trào Cần Vương.
6

6


Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo là cuộc khởi tiêu biểu nhất, có
bước phát triển cao nhất trong phong trào Cần Vương
Về thời gian: là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất(1885-1895) trong khi các cuộc khởi nghĩa
khác chỉ diễn ra trong thời gian ngắn(Ba Đình: 1886-1887, Bãi Sậy 1883-1892)
Về tổ chức: là cuộc khởi nghĩa có trình độ tổ chức khá cao, có sự chỉ huy thống nhất và
có sự phối hợp tương đối chặt chẽ
Về lực lượng: lực lượng tham gia nghĩa quân đông, chia ra 15 quân thứ, mỗi quân thứ có
100-500 người, các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương ko có lực lượng
đơng như vậy
Về địa bàn khởi nghĩa: có địa bàn hoạt động rộng nhất ở 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình. Khởi nghĩa Bãi Sậy chỉ hoạt động ở 4 huyện thuộc tỉnh Hưng
Yên,khởi nghĩa Ba Đình chiwr ở huyện Nga Sơn- Thanh Hóa.
Về phương pháp đấu tranh: kết hợp giữa phòng ngự và tấn công. Biết dựa vào địa thế
hiểm trở, tổ chức chiến đấu chống các cuộc tấn công quy mô lớn của địch vào căn cứ chính
Ngàn Trươi đồng thời đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch
Đây là cuộc khởi nghĩa duy nhất nghĩa quân được trang bị vũ khí là súng, dù là súng tự

chế.
Với tất cả những đặc điểm trên ,ta khẳng định khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cứu nc.
4. iểm khác biệt giữa các cuộc KN trong phong trào Cần Vơng
với KN Yên thế:
Giụng nhau: u l phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta và có sự tham gia
đơng đảo của các tầng lớp nhân dân.
Nội dung so sánh
Thời gian

Phong trào Cần vương
Diễn ra trong 10 nam (1885 - 1896),
trong thời kì Pháp bình định Vit
Nam.

Nguyên nhân bùng Hởng ứng chiếu Cần Vơng
nổ
Mc ớch u tranh
Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi
phục lại chế độ phong kiến.
Thành phần lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Địa bàn hoạt động

Văn thân, sĩ phu.
Văn thân, sĩ phu, nông dân.
Các tỉnh Trung và Bắc Kì.(rộng lớn)

Tính chất


phong trào đấu tranh u nước
chống Pháp theo khuynh hướng
phong kiến

Khởi nghĩa Yên Thế
Diễn ra trong 30 năm (1884 —
1913), trong cả thời kì Pháp bình
định và tiến hành khai thác thuộc
địa lần thứ nhất.
Pháp mở rộng bình định lên
Yên Thế.
ỏnh Phỏp t v, bảo vệ
quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ
làng.
Nông dân.
Nông dân.
Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang)
và một số tỉnh Bắc Kì.
phong trào nơng dân mang tính
tự phát

VII. NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH DUY TÂN NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
* Hoàn cảnh:
7

7


Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược
Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. Trong khi đó, triều đình Huế tiếp tục thực hiện

chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời khiến cho kinh tế xã hội Việt nam rơi vào khủng
hoảng nghiêm trọng.
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng; nông
nghiệp, thủ cơng nghiêp, thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó
khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh
của nhân dân đã nổ ra như : 1862, Cai tổng Vàng nổi dậy ở Bắc Ninh; 9.1862: Nông Hùng
Thạc lãnh đạo đồng bào Thổ nổi dậy ở Tun Quang...
Trước tình hình đó, xuất phát từ lịng u nước, thương dân, muốn cho nước nhà
giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan
lại sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc
nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… của nhà nước phong kiến.
* Nội dung:
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh
Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển bn bán, chấn
chỉnh quốc phịng.
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thơng
thương với bên ngồi.
- Từ năm 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến
một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài
chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục…
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng han bản “ Thời vụ sách” lên vua Tự
Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thơng dân trí, bảo vệ đất nước.
=> Nhận xét: Nội dung của các đề nghị cải cách đều mang tính chất tiến bộ, thiết thực,
thúc đẩy sự đổi mới và phát triển trong mọi lĩnh vực của nhà nước phong kiến.
3. Kết cục của những đề nghị cải cách. (Đánh giá):
- Ưu điểm: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến cuối TK XIX, những đề nghị cải
cách nhằm canh tân đất nước, đáp ứng phần nào những yêu cầu của nước ta lúc đó.
- Hạn chế: (nguyên nhân thất bại)
+ Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động
trạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giảI quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu của XH Việt Nam

lúc đó là: Nơng dân >< PK và Nhân dân VN >< TD Pháp.
+ Triều đình PK Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp nhận thay đổi, từ chối mọi đề nghị
cảI cách, làm cản trở sự phát riển của xã hội.
- ý nghĩa- tác dụng:
+ Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối TK XIX đã gây một tiếng
vang tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi thời PK.
8

8


+ Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam ở đầu TK
XX.
VIII. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
1. Hoàn cảnh:
- Sau các hiệp ước Hác-măng 1883 và Pa tơ nơt 1884, Pháp đã hồn thành về cơ bản việc
xâm lược Vnam, đồng thời sau khi đàn áp được các cuộc khởi nghĩa lớn, thực dân Pháp bắt
tay vào công cuộc khai thác thuộc địa.
2. Nội dung:
Nông nghiệp: + Pháp tăng cường cướp ruộng đất của nông dân:1902: Pháp chiếm 182.000
ha ruộng đất. Giáo hội thiên chúa giáo chiếm ¼ diện tích cày cấy ở Nam Kì
+Đẩy mạnh bóc lột nông dân bằng tô thuế.
Công nghiệp: +Pháp tập trung khai thác than và kim loại: vàng, bạc, sắt, chì...Năm 1912,
sản lượng khai thác than tăng gấp hai lần sản lượng năm 1903. Chỉ trong năm 1911, Pháp đã
khai thác hàng vạn tấn quặng kẽm, hàng trăm tấn thiếc, đồng, hàng trăm kilogam vàng bạc...
+ Mở 1 số cơ sỏ cơng nghiệp nhẹ: xi măng, gạch ngói, điện nước, giấy,
diêm...
Giao thông vận tải: Pháp xây dựng các tuyến đường giao thơng thủy bộ, sắt để bóc lột và
đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Đường bộ vương tới nhưg nơi xa xôi hẻo lánh.

Đường thủy ven biển, kênh rạch Nam Kì được khai thác triệt để. Năm 1912, đường săt VN
có tổng chiều dài 2059km.
Thương nghiệp: +Pháp độc chiếm thị trường Vnam, hàng hóa của Pháp vào Vnam được
đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn, hàng nước khác bị đánh thuế rất cao thậm chí 120%.Pháp
muốn độc chiếm thị trường Vnam.
+ Pháp đánh thuế nặng: thuế muối, rượu, thuốc phiện, bắt nhân dân đi phu, lao dịch cho
Pháp.
* Mục đích các chính sách trên:
Bóc lột, vơ vét các thuộc địa làm giàu cho chính quốc.
*Tác động tích cực :
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, so với nền kinh
tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn.
+ Làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới, qua đó tạo những biến đổi bên trong cho cuộc
vận động giải phóng dân tộc theo xu hương mới ở đầu thế kỉ XX.
Hạn chế :
+ Vẫn duy trì phương thức bóc lột phong trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống.
+ Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt.
+ Nơng dân dậm chân tại chỗ, bị bóc lột tàn nhẫn, mất ruộng đất.
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng, kinh tế Việt nam
vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào tư bản Pháp.
3. Những chuyển biến về xã hội:
9

9


Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp
cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
Một bộ phận địa chủ đầu hàng làm tay sai cho TDP trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm

đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần
chống Pháp .
* Giai cấp nông dân:
Cuộc sống cực khổ trăm bề, bị tước đoạt ruộng đất, chịu nhiều sưu cao, thuế nặng và
các phụ thu khác, bị phá sản trên quy mô lớn, trở thành tá điền trong các đồn điền của
Pháp, phu cao su, ra thành thị thì trở thành người ở, làm cơng trong các nhà máy, xí nghiẹp,
hầm mỏ của tư bản Pháp. Dù ở đâu họ vẫn khổ cực, bần cùng, khơng lối thốt.
Thái độ: Căm ghét TD Pháp, có ý thức đấu tranh, sẵn sàng hưởng ứng và tham gia
cách mạng để đấu tranh giành tự do, no ấm.
* Tầng lớp tư sản:
Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh
hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam. Tư sản Vnam ít
nhiều có tinh thần u nước nhưng dễ thỏa hiệp khi Pháp nhượng cho 1 số quyền lợi.
* Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học
sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước.
*Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp
công nhân Việt Nam, phần lớn xuất thân từ nông dân, họ làm việc trong các nhà máy, xí
nghiệp, hầm mỏ của Pháp …, số lượng ngày càng đơng đảo, sống tập trung. Họ có tinh thần
u nước, hăng hái tham gia cách mạng, là lực lượng lãnh đạo cách mạng Vnam và liên kết
với giai cấp nông dân.
5. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
- Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hố sâu sắc thì vào những năm đầu của TK XX
xuất hiện một xu hướng cứu nước mới: Tư tưởng DCTS ở Châu Âu truyền bá vào Việt
Nam qua con đường sách báo của Trung Quốc; tấm gương Nhật Bản theo con đường
TBCN mà phát triển giàu mạnh đã kích thích những nhà yêu nước Việt Nam mở ra một
khuynh hướng cứu nước mới cho cách mạng Việt Nam: Khuynh hướng DCTS.
IX: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Hoàn cảnh:
- Sau khi Pháp dập tắt phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế, thực dân
Pháp bắt tay vào cuộc khai thác Việt Nam trên quy mô lớn, làm cho xã hội Việt Nam có

nhiều biến đổi sâu sắc, nhiều giai cấp và nhiều tầng lớp ra đời
- Trào lưu tưởng dân chủ tư sản đã tràn vào nước ta, tạo nên một phong trào yêu nước
phong phú mang màu sắc dân chủ tư sản
2. Các phong trào
a. Phong trào Đông Du (1905-1909).
10

10


- Lãnh đạo: Phan Bội Châu.
- Hình thức, chủ trương: + PBC vận động quần chúng lập hội Duy Tân: mục đích nhằm lập
ra một nước Việt Nam độc lập, tranh thủ sự ủng hộ của các nước ngoài (Nhật). Tổ chức
bạo động đánh đuổi Pháp, sau đó xây dựng một chế độ chính trị dựa vào dân theo tư tưởng
cộng hoà.
- Hoạt động:
+ Đầu 1905 hội Duy Tân phát động các thành viên tham gia phong trào Đông Du (Du học
ở Nhật), nhờ Nhật giúp đỡ về vũ khí, lương thực và đào tạo cán bộ cách mạng cứu nước.
+ Lúc đầu phong trào hoạt động thuận lợi, số học sinh sang Nhật có lúc lên đến 200 người.
- Kết quả:
+ Tháng 9.1908 Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.
+ Tháng 3.1909, Phan Bội Châu rời Nhật sang Trung Quốc phong trào thất bại, hội Duy
Tân ngừng hoạt động.
b. Phong trào Đông kinh Nghĩa thục (1907).
- Lãnh đạo: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
- Hình thức: Cuộc vận động cải cách văn hố XH theo lối tư sản.
- Hoạt động: tháng 3.1907 mở trường dạy học ở Hà Nội lấy tên là Đông Kinh Nghĩa Thục.
- Chương trình học: + Các mơn: Địa lí, Lịch sử, khoa học thường thức.
+ Tổ chức các buổi bình văn, viết báo, xuất bản sách báo.
=> Nhằm bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, vận động nhân

dân theo đời sống mới, thu hút được gần 1000 học sinh tham gia.
- Kết quả: TD Pháp lo ngại, thẳng tay đàn áp, tháng 11.1907 Đông Kinh Nghĩa Thục bị
giải tán, lãnh đạo bị bắt.
- ý nghĩa: Phong trào hoạt động trong thời gian ngắn, tuy thất bại nhưng Đông Kinh Nghĩa
Thục đạt được kết quả to lớn trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hố-ngơn ngữ
dân tộc. Góp phần tích cực trong việc làm thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân đầu TK
XX.
c. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì. (1908).
- Lãnh đạo: Những nhà nho tiến bộ: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
- Chủ trương: Phan Châu Trinh định dùng những cải cách xã hội để canh tân đất nước, cứu
nước bằng con đường nâng cao dân trí và dân quyền, đề cao tư tưởng DCTS, địi Pháp phải
sửa đổi chính sách cai trị. Chủ trương phản đối bạo động (đi theo con đường cải lương tư
sản- )
- Phạm vi: diễn ra sôi nổi ở khắp Trung Kì.
- Hoạt động: phong phú; mở trường, diễn thuyết về xã hội và tình hình thế giới. Tuyên
truyền, kêu gọi, mở mang Công- Thương nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, đả phá các hủ tục lạc
hậu, mê tín dị đoan, bài trừ quan lại xấu.
- Tác động: ảnh hưởng của phong trào mạnh mẽ khắp Trung kì -> làm bùng nổ các phong
trào tiếp theo như phong trào chống thuế ở Trung Kì.
* Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).
- Nguyên nhân: Do tác động của cuộc vận động Duy Tân, nhân dân vùng Quảng Nam,
Quảng Ngãi điêu đứng vì nạn thuế khố và các phụ thu khác nên rất căm thù TD Pháp.
11

11


- Phạm vi: Phong trào diễn ra ở Quảng Nam rồi lan rộng ra khắp Trung kì.
- Hình thức: Cao hơn phong trào Duy Tân: đấu tranh trực diện, yêu sách cụ thể, quần
chúng tham gia đông, mạnh mẽ.

- Kết quả:
TD Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, tù đày, xử tử nhiều nhà yêu nước-> thất bại.
* Nhận xét phong trào yêu nước đầu TKXX
- ưu điểm :
+ Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, khiến Pháp lo lắng đối phó
+ Nhiều hình thức phong phú, người lao động tiếp thu được những giá trị tiến bộ của trào
lưu tư tưởng dân chủ tư sản
- Nguyên nhân thất bại :
+ Những người lãnh đạo phong trào cách mạng đầu TKXX chưa thấy được mâu thuẫn cơ
bản trong xã hội việt nam là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, do đó khơng xác định
được đầy đủ kẻ thù cơ bản của Việt Nam là thực dân Pháp và địa chủ phong kiến
+ Thiếu phương pháp cách mạng đúng đắn, không đề ra đựơc đường lối cách mạng phù hợp
+ Đường lối cịn thiếu sót sai lầm :
- Phan Bội Châu : Dựa vào đế quốc để đánh đế quốc thì chẳng khác nào « Đưa hổ cửa
trước rước béo cửa sau »
- Phan Châu Trinh : Dựa vào đế quốc để đánh đế quốc thì chẳng khác nào ‘cầu xin đế
quốc rủ lòng thương’
+ Các phong trào chưa lôi kéo được đông đảo quần chúng và các giai cấp tham gia
 Những nét mới của phong trào yêu nước đầu TK XX ở Việt Nam:
- Về tư tưởng: các phong trào yêu nước đầu TK XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng PK,
tiếp thu tư tưởng DCTS tiến bộ.
- Về mục tiêu: không chỉ chống ĐQ Pháp mà còn chống cả PK tay sai, đồng thời
canh tân đất nước.
- Về hình thức, phương pháp: mở trường, lập hội, tổ chức cho học sinh đi du học,
xuất bản sách báo, vân động nhân dân theo đời sống mới.
- Thành phần tham gia: ngồi nơng dân phong trào cịn lơi cuốn được các tầng lớp,
giai cấp khác: TS dân tộc, Tiểu TS, công nhân.
- Người lãnh đạo: là các nhà nho yêu nước tiến bộ sớm tiếp thu tư tưởng DCTS.
X.HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH
1. Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ khi ra đi tìm đường cứu nước1917? Vì sao Ngưởi ra đi tìm đường cứu nước? Con đường của Người có gì khác so với

người đi trước?
Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/05/1890 tại xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh
Nghệ An, Người sinh ra trong một gia đình và quê hương giàu truyền thống yêu nước. Lúc
còn nhỏ Người rất thơng minh, chăm học và sớm có lịng u nước.

12

12


NTT sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, thực dân Pháp tiến hành
xâm lược và bắt đầu đặt ách cai trị, nhà Nguyễn đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp. Người
trực tiếp chứng kiến nỗi nhục của người dân mất nước, nô lệ, cuộc sống cực khổ của người
dân do bị áp bức bóc lột, Người cũng được trực tiếp chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa, đấu
tranh nổ ra, sự đàn áp tàn bạo của kẻ thù đối với những người yêu nước. Người rất khâm phục
Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, Phan Bội Châu... nhưng không tán thành con đường và
cách tiến hành của các bậc tiền bối trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
Vượt qua tầm nhìn của các nhà u nước đương thời, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành đã ra đi tìm chân lý, tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Ngày 5/6/1911, tại
bến cảng Nhà Rồng, lấy tên là Văn Ba, Người xin làm phụ bếp trên một tàu buôn của của
Pháp mang tên đô đốc Latusơ – Tơrêvin. Anh Ba muốn sang Pháp, sang châu Âu, hướng đi
không giống với đa số người VN yêu nước trước đó.
* Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1917).
- 5.6.1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc tại bến cảng Nhà Rồng làm phụ bếp cho một tàu
buôn của Pháp để có cơ hội sang các nước Phương tây. (0,5đ)
- 1911-1917 Người đi qua nhiều nước ĐQ, TB, thuộc địa, phụ thuộc, làm nhiều nghề để
kiếm sống nhưng trong lịng vẫn ln nung nấu một hồi bão: làm thế nào để tìm được con
đường cứu nước cứu dân.... (0,5đ)
-> Đây là cơ sở đầu tiên (trực tiếp) giúp Người nhận thức được sự đoàn kết quốc tế giữa
các dân tộc bị áp bức trên thế giới, từ đó người có điều kiện tiếp thu quan điểm về giai cấp

cà đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lê nin.
- 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp câng
nhân Pháp. (0,5đ)
-Tham gia vào hội những người yêu nước tại Pháp như: viết báo, truyền đơn, tham gia diễn
đàn, mít tinh, tố cáo TD Pháp, tuyên truyền cho CM VN. Người sống và hoạt động trong
phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga-> tư tưởng của
Nguyễn Ái Quốc dần có những chuyển biến. (0,5đ)

13

13



×