Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cáo biện pháp năm học 2021-2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.76 MB, 13 trang )

1

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
THƠNG QUA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM
CHO HỌC SINH LỚP NĂM 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn giải pháp:
Lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động
sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của người giáo viên. Cùng một nội dung như
nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, tích cực hay khơng lại phần lớn phụ
thuộc vào phương pháp dạy học của người thầy. Một trong những cách để phát
huy hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh đó là việc tổ chức cho học sinh
thảo luận nhóm . Với mỗi mơn học khác nhau, người giáo viên có thể vận dụng
các phương pháp thảo luận nhóm khác nhau.
Mơn Đạo đức ở tiểu học là mơn học đóng vai trị quan trọng trong việc
giáo dục cơ sở ban đầu của những phẩm chất đạo đức cho học sinh, góp phần
tích cực vào sự hình thành ý thức, thái độ đạo đức ở học sinh, từ đó định hướng
cho các em thực hiện hành vi đạo đức. Nội dung của môn Đạo đức ở tiểu học là
các chuẩn mực hành vi đạo đức, được thể hiện qua các bài đạo đức. Để giới
thiệu được cho học sinh nội dung của mơn Đạo đức địi hỏi phải vận dụng nhiều
phương pháp dạy học thích hợp, trong đó thảo luận nhóm giữ một vị trí quan
trọng.
Học sinh lớp 5 đã được hình thành kinh nghiệm đạo đức qua tiếp thu các
chuẩn mực hành vi đạo đức từ lớp 1 đến lớp 4. Học sinh lớp 5 có kinh nghiệm
học tập phong phú hơn, các em đã có ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác cao
hơn. Chính vì vậy, vai trị của phương pháp thảo luận nhóm trong việc hình
thành kinh nghiệm đạo đức cho các em càng nổi bật rõ hơn. Trong hoạt động
theo nhóm, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, được uốn nắn, ý
thức tổ chức tương trợ được phát triển. Học sinh được bày tỏ quan điểm, ý kiến
cá nhân về vấn đề đang học, được nêu những băn khoăn, vướng mắc, đặt câu
hỏi cho thầy cho bạn, được trao chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến. Việc học tập hợp


tác sẽ làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc
xuất hiện những nhu cầu phối hợp thực sự giữa các cá nhân để hoàn thành
nhiệm vụ chung. Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh hình thành năng lực
hợp tác rất cần thiết đối với người công dân sống trong một thế giới phát triển
với những hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia và xu thế quốc tế
hóa, tồn cầu hóa. Lớp học sẽ là mơi trường giao tiếp giữa thầy - trò, trò- trò,
tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh tri
thức. Vậy làm sao vận dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học
mơn đạo đức lớp 5? Phương pháp này sẽ được tổ chức như thế nào? Mục tiêu
của nó gì? Cách thực hiện ra sao?... Quả là vấn đề này đang đặt ra nhiều thử
thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết.
Chính vì những lí do trên, tơi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng
dạy học môn Đạo đức thơng qua phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp
Năm 3 trường Tiểu học Phù Đổng” để nghiên cứu.


2

2. Phạm vi và đối tượng thực hiện:
Phạm vi nghiên cứu là phương pháp giảng dạy phân môn Đạo đức.
Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp Năm 3 trường Tiểu học Phù ĐổngThành phố Biên Hòa năm học 2020- 2021.
3. Mục đích của biện pháp:
- Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. Góp phần nâng cao chất lượng
dạy học Đạo đức nói chung và rèn cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm cho học
sinh. Nhằm phục vị tốt hơn cho việc giảng dạy, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nền giáo dục nước nhà hiện nay.
- Đối với bậc tiểu học, môn Đạo đức là môn học đóng vai trị quan trọng
trong việc giáo dục cơ sở ban đầu của những phẩm chất đạo đức cho học sinh, góp
phần tích cực vào sự hình thành ý thức, thái độ đạo đức ở học sinh, từ đó định
hướng cho các em thực hiện hành vi đạo đức.

Giáo dục ý thức đạo đức
Môn Đạo đức cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức đạo đức sơ đẳng,
trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức, hình thành năng lực, định
hướng các giá trị đạo đức cho học sinh tiểu học. Điều đó giúp các em phân biệt
được đúng – sai, tốt – xấu, thiện - ác … để từ đó theo cái đúng, cái tốt, tránh cái
sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, độc ác.
Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức
Giúp học sinh có thái độ rõ ràng đối với các chuẩn mực đạo đức nói riêng,
hình thành và bồi dưỡng cho các em cảm xúc đạo đức, biến những chuẩn mực
đạo đức sơ giản thành động cơ bên trong thôi thúc các em hành động theo
những chuẩn mực đạo đức đã được quy định, trên cơ sở đó hình thành tình cảm
đạo đức trong sáng.
Giáo dục hành vi, thói quen
Hình thành ở học sinh các hành vi tương ứng với ý thức thái độ tình cảm
và từ đó giúp các em có thói quen đạo đức bền vững.
PHẦN NỘI DUNG
1. Trình bày các bước/quy trình thực hiện
- Các phương pháp dạy học đạo đức phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ
của môn học được thực hiện qua 2 tiết học ở từng bài sao cho hợp lý là điều rất
quan trọng. Thảo luận nhóm với đặc trưng, tác dụng của nó trong việc hình thành
cho trẻ chuẩn mực hành vi đạo đức, có thể sử dụng trong dạy học đạo đức ở cả tiết
1 và tiết 2 với tư cách là phương pháp đặc biệt trong hệ phương pháp tích cực. Việc
đưa thảo luận nhóm, có phối hợp với các phương pháp dạy học khác vào dạy học
đạo đức ở tiểu học là điều rất hợp lý. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nội dung
giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học và thảo luận nhóm cho thấy phương pháp
thảo luận nhóm có khả năng vận dụng cao trong dạy học đạo đức lớp 5 từ đó giúp
học sinh hứng thú, tích cực hoạt động và khắc sâu được kiến thức.
Để cho việc sử dụng phương pháp thảo luận nhó có kết quả tốt, giáo viên cần
quan tâm đến các vấn đề:.



3

1.1 Lựa chọn vấn đề thảo luận:
Vấn đề thảo luận ở môn Đạo đức thường phải tập trung vào các khía cạnh :
+ Là những nội dung cơ bản trọng tâm của bài học.
+ Là những tình huống có vấn đề, hấp dẫn, buộc học sinh phải động não.
+ Phải phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh, phù hợp với thời gian,
không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị
Vân đề thảo luận của các nhóm có thể gống hoặc khác nhau tùy vào từng hoạt
động . Đồng thời câu hỏi thảo luận phải ngắn gọn, rõ ràng kích thích được suy nghĩ
của học sinh, tạo ra được nhiều ý kiến, nhiều quan điểm.
1.2. Quy trình thực hiện
- Bước 1: Hình thành các nhóm làm việc. Bước này bao gồm các cơng việc cụ
thể sau đây:
+ Tổ chức nhóm: Nhóm thơng thường có từ 2, 4, 5, hay 6 người (tùy vào cách
tổ chức nhóm của giáo viên), mỗi nhóm có một nhóm trưởng và một thư ký.
+ Chỉ định chỗ làm việc của các nhóm (Nếu giáo viên quyết định bố trí lại cách
kê bàn ghế trong lớp thì phải nêu rõ yêu cầu trước khi cho học sinh xê dịch bàn
ghế).
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm (nhiệm vụ phải được viết ra và cách thực hiện
phải được hướng dẫn rõ ràng).
- Bước 2. Các nhóm thực hiện cơng việc. Các nhóm làm việc theo trình tự sau:
+ Nhóm thỏa thuận các công việc cần thực hiện, cách thực hiện và phân cơng
cơng việc trong nhóm.
+ Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ được giao (Trường hợp tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệu
vụ) hoặc các thành viên trong nhóm báo cáo cho nhóm về nội dung và cách trình
bày cho những thành viên trong nhóm khác (nếu các nhóm khác thực hiện cùng
một nhiệm vụ).

+ Phối hợp các công việc của các cá nhân thành “sản phẩm chung” của nhóm.
+ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm trước tồn lớp (trường hợp
tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ) hoặc với các nhóm khác (nếu các
nhóm khơng thực hiện cùng một nhiệm vụ).
- Bước 3. Tổng hợp kết quả của các nhóm. Đại diện từng nhóm trình bày kết
quả thảo luận của nhóm; các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý
kiến.
- Bước 4. Giáo viên tóm tắt ý kiến phản hồi từ các nhóm, sau đó cùng thảo luận
với cả lớp để chốt lại những nội dung chủ yếu của bài học. Cuối cùng, giáo viên
nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và tổng kết.


4

 Khi tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử
dụng nhiều cách khác nhau và thường xuyên thay đổi thành phần của nhóm để gây
hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được hợp tác và giao lưu
với nhiều bạn học sinh khác trong lớp. Số lượng học sinh trong nhóm cũng khơng
nên q đơng để tránh tình trạng một số em ỷ lại không tham gia hoạt động. Giáo
viên có thể áp dụng linh hoạt các hình thức chia nhóm sau:
Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận.
Với cách này, giáo viên có thể chia theo chỗ ngồi nhóm đơi hai bạn cùng bàn
hoặc nhóm 4 hai bàn (4 học sinh) quay lại thành một nhóm nhỏ để thảo luận về
một khía cạnh xoay quanh về một vấn đề nào đó. Sau thời gian thảo luận, mỗi
nhóm cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp nghe (giáo viên
u cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm sau khơng được lặp lại ý của nhóm
trước đã trình bày). Hình thức nhóm này có thể xuất hiện trong cùng bài hoặc ở
nhiều bài khác nhau và diễn ra thường xuyên trong các tiết 1 và 2 của mơn Đạo
đức.
Ví dụ: Khi dạy bài 2: “ Có trách nhiệm về việc làm của mình” trong phần Tìm

hiểu truyện “Chuyện của bạn
Đức”
- Giáo viên cho học sinh thảo
luận nhóm 4, đọc truyện và trả
lời câu hỏi:
+ Đức đã gây ra chuyện gì?
+ Sau khi gây ra chuyện Đức
cảm thấy như thế nào?
+ Đức nên làm gì? Vì sao?
- Học sinh hoạt động nhóm 4 (nhóm trưởng điều khiển)
- Học sinh lần lượt đọc”Chuyện của bạn Đức” và nêu cho nhau nghe trong nhóm.
+ Đức sút bóng trúng bà Doan đang gánh hàng làm bà ngã, đổ hàng…
+ Đức cảm thấy cần phải chịu trách nhiệm việc mình đó làm…
+ Đến gặp bà Doan, xin lỗi…
+ Có trách nhiệm về việc mình đó làm…
Một vài nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hay trong Bài 5 : ‘‘Tình bạn ’’ ở hoạt động Tự liên hệ
- Giáo viên tổ chức học sinh trao đổi nhóm 2 trả lời 2 câu hỏi :
+ Đối với bạn bè chúng ta phải trao đổi với nhau như thế nào?
+ Em đã làm gì đề có tình bạn đẹp? Kể về tình bạn của em?
- Học sinh suy nghĩ cá nhân.
- Học sinh cùng thảo luận.


5

- Học sinh thảo luận theo nội dung của giáo viên.
- Học sinh nêu.
- Nhiều học sinh kể về tình bạn tốt của mình, lớp cùng trao đổi.

- Các nhóm khác nhận xét.


Chia nhóm ngẫu nhiên.

Giáo viên yêu cầu học sinh điểm danh từ 1 đến 4, 5, 6… rồi vịng trở lại ( tùy
theo số nhóm của giáo viên muốn có là 4, 5 hay 6 học sinh đếm đến số nào thì vào
nhóm ấy). Sau khi chia nhóm xong giáo viên tổ chức cho học sinh di chuyển tới vị
trí nhóm theo số mà giáo viên đã ghi. Tổ chức cho học sinh thảo luận theo các câu
hỏi giáo viên chuẩn bị cho các nhóm. Sau thời gian thảo luận, mỗi nhóm cử một
thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp nghe (giáo viên u cầu các
nhóm trình bày ý kiến của nhóm sau khơng được lặp lại ý của nhóm trước đã trình
bày). Hình thức này được áp dụng khi thực hiện các nhiệm vụ thảo luận của các
nhóm giống nhau hoặc khác nhau.
Ví dụ: Bài 6: “Kính già, yêu trẻ” trong hoạt động Tìm hiểu truyện Sau đêm
mưa.
- Cho học sinh tham gia trò chơi đếm số theo dãy, mỗi học sinh đếm 1 số. Học
sinh đếm đến số 5 thì học sinh tiếp theo sẽ bắt đầu đếm lại từ 1, cứ như thế cho hết.
- Sau khi đếm xong các bạn mang số 1 sẽ làm thành 1 nhóm, tương tự cho các
nhóm 2, 3, 4, 5=> các học sinh di chuyển theo nhóm mà giáo viên đã đánh số thứ tự
trên bàn.
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc truyện: Sau đêm mưa.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau:

Nhóm 1,2 thảo luận 2 câu:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ?
+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?

Nhóm 3, 4, 5 thảo luận 2 câu:
+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?

+ Bạn có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
- Một nhóm trình bày câu hỏi 1. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Tương tự
cho các câu còn lại.
- Giáo viên nhận xét chất ý và tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.


6

 Chia nhóm cùng trình độ
Giáo viên dựa vào trình độ, năng lực của của học sinh để tổ chức chia thành
các nhóm, căn cứ vào trình độ của từng nhóm, giáo viên sẽ nêu yêu cầu thảo luận
theo mức độ khác nhau phù hợp với năng lực của từng nhóm.
Ví dụ: Bài 11: “ Em u tổ quốc Việt Nam” trong hoạt động hướng dẫn làm
bài tập 1.

 Giáo viên tổ chức cho học sinh phân nhóm theo màu sắc bằng các thẻ màu
Giáo viên đã phát cho mỗi học sinh (Nhóm Cam, Hồng: Trung bình; Nhóm Vàng,
Đỏ: Khá; Nhóm: Xanh, Nâu: Giỏi). Giáo viên bật bài hát “Lớp chúng mình đồn
kết” học sinh nghe, hát và di chuyển về theo nhóm màu của mình.
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu: Em hãy cho biết các mốc thời gian và
địa danh sau liên quan đến những sự kiện nào của đất nước ta?
a) Ngày 2 tháng 9 năm 1945
b) Ngày 7 tháng 5 năm 1954
c) Ngày 30 tháng 4 năm 1975
d) Sông Bạch Đằng.
e) Bến Nhà Rồng
f) Cây đa Tân Trào.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Nhóm Cam, nhóm Hồng: Tìm hiểu hai câu a và c.



7

+ Nhóm Vàng, nhóm Đỏ: Tìm hiểu b, d.
+ Nhóm Xanh và nhóm Nâu: Tìm hiểu e và f.
- Sau khi các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét bổ sung.

- Giáo viên nhận xét chất ý và tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
 Chia nhóm theo sở trường
Cách chia này thường được sử dụng khi học sinh vận dụng thực hành, luyện
tập trong các giờ học.
Ví dụ: Khi dạy bài 6: “ Kính già, yêu trẻ” trong phần hướng dẫn hoạt động
thực hành bài tập 2: Xử lí tình huống.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo sở trường bằng cách
phân chia lớp thành các nhóm thực hiện dưới nhiều hình thức như: sắm vai, diễn
thuyết. giáo viên sẽ sắp xếp cho các em có chung ý tưởng tạo thành một nhóm. Tổ
chức cho các nhóm xử lí tình hng theo ý tưởng của mình. Các nhóm giải quyết
hoặc phân vai xử lí.
- Tổ chức cho các nhóm sắm vai, diễn thuyết.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.


8

- Có thể viết hoăc vẽ lên giấy khổ to, bảng nhóm và đại diện nhóm trình bày
kết quả.

- Có thể cho học sinh trình bày kết quả bằng hình thức sắm vai.


Ngồi ra học sinh có thể trình bày bằng nhiểu hình thức khác nhau như: vẽ
tranh, trị chơi,… có thể do một người trình bày hoặc nhiều người trình bày mỗi
người một đoạn nối tiếp nhau.
2. Những ưu điểm, nhược điểm của biện pháp
Ưu điểm:
- Học sinh nắm chắc được kiến thức của bài học, hiểu rõ được nội dung
truyện kể.
- Biết liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân mình ở lớp cũng như ở
ngồi xã hội.
- Học sinh hứng thú, tích cực phát biểu ý kiến.
- Học sinh phát huy một cách tích cực, tự nhiên khả năng của cá nhân. Các
em tự tin hơn và thể hiện được năng lực của mình.
- Phát huy được tính bạo dạn của học sinh. Học sinh tự phát hiện được tri
thức.
- Phát triển được vốn kiến thức cho học sinh.


9

- Học sinh dễ nhớ bài, có ý thức, thái độ rõ rệt chuẩn mực hành vi đạo đức.
- Học sinh tiếp thu bài khơng thụ động.
- Khơng khí lớp học rất sôi nổi, vui vẻ, thoải mái vui mà học.

Khó khăn:
- Một số học sinh lợi dụng thời gian thảo luận để chơi, nói chuyện, trêu
chọc nhau gây mất trật tự lớp học.
- Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian để chuẩn bị sắp xếp nhóm, làm
phiếu học tập, tạo dựng các tình huống.
3. Đánh giá về báo cáo biện pháp

a) Tính mới
- Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp dạy học thảo
luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay, tránh được
lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều hình thức chia nhóm để
kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
- Có thể nói mơ hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm hiểu và
phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần hợp tác
trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
- Khi thảo luận nhóm, hoạt động dưới sự giám sát của thầy cơ giáo, những
thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung… ít nhiều sẽ bị loại trừ. Thơng
thường thì trong một nhóm trình độ học sinh không khi nào tuyệt đối bằng nhau,
trong nhóm sẽ có những học sinh học khá hơn những học sinh cịn lại. Đây cũng
chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau như tục ngữ có câu: “Học thầy
khơng tày học bạn”. Và khi được thầy cô tổng kết, giải đáp thắc mắc học sinh sẽ
hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn vì vậy việc học tập đạt kết quả tốt hơn.
- Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm, một mặt vừa chú trọng phát huy tính
tích cực cao, chủ động của học sinh, mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác
cao giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng lực cạnh tranh và
năng lực hợp tác ở học sinh.
b) Hiệu quả áp dụng
- Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học môn Đạo đức thông qua phương pháp thảo luận nhóm cho học
sinh lớp Năm 3 trường Tiểu học Phù Đổng” lớp mình đã có những thành quả, tiến
bộ vượt bậc.
- Sau khi áp dụng phương pháp trên vào trong thực tiễn lớp, bản thân tôi thấy
học sinh lớp mình đã hứng thú, tích cực và hồn thành tốt các bài học trong môn
đạo đức.
- Dưới đây là kết quả đạt được trong thời gian áp dụng biện pháp trong năm
học 2020 – 2021:
Bảng thống kê hứng thú học tập đối với môn đạo đức của học sinh

lớp 5/3 trong năm học 2020 - 2021.



10

Giai đoạn

Mức độ đạt được
Tổng số
học sinh

Hứng thú

Bình thường

Căng thẳng

Đầu năm

27 HS

13/27 học sinh tỉ
lệ 48,15%

11/27 học sinh
tỉ lệ 40,74%

3/27 học sinh tỉ lệ
11,11%


Cuối năm

27 HS

21/27 học sinh tỉ 6/27 học sinh tỉ 0 học sinh tỉ lệ 0 %
lệ 77,78%
lệ 22,22%

 Bảng thống kê mức độ hoạt động nhóm trong môn đạo đức

của học sinh lớp 5/3 trong năm học 2020 - 2021.

Giai đoạn

Mức độ đạt được
Tổng số
học sinh

Tích cực

Bình thường

Chưa tích cực

Đầu năm

27 HS

13/27 học sinh tỉ 7/27 học sinh tỉ

lệ 48,15%
lệ 25,93%

7/27 học sinh tỉ lệ
25,93%

Cuối năm

27 HS

23/27 học sinh tỉ 4/27 học sinh tỉ 0 học sinh tỉ lệ 0%
lệ 85,19%
lệ 14,81%

 Bảng thống kê mức độ hồn thành mơn đạo đức của học

sinh lớp 5/3 trang năm học 2020 - 2021.
Giai đoạn

Mức độ đạt được
Tổng số
học sinh

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa thành tốt

Đầu năm


27 HS

13/27 học sinh tỉ
lệ 48,15%

14/27 học sinh
tỉ lệ 51,85%

0 học sinh tỉ lệ 0%

Cuối năm

27 HS

18/27 học sinh tỉ 9/27 học sinh tỉ 0 học sinh tỉ lệ 0%
lệ 66,67%
lệ 33,33%

c) Khả năng áp dụng
- Qua thực nghiệm tại lớp học của mình tơi nhận thấy học sinh ngày càng
trở nên tích cực, hứng thú học tập, hoạt động sôi nổi, giờ học trở nên sôi động,
học sinh tự tin mạnh dạn.


11

- Phương pháp thảo theo nhiều hình thức luận nhóm có thể thực hiện ở
nhiều mơn học khác như: Khoa học, Lịch sử, Địa Lí, Tốn học, Tiếng Việt. Đặc
biệt trong phân môn Tập làm văn, qua tiết Lập chương trình hoạt động và tập

viết đoạn hội thoại học sinh thực hiện rất tốt.

Thảo luận nhóm 4 phân mơn Đạo đức.

- Để áp dụng báo cáo biện pháp này cần phải đảm bảo điều kiện vận dụng
thảo luận nhóm vào dạy học đạo đức cần phải tổ chức theo cách hợp lý, nội dung
phù hợp.
- Báo cáo biện pháp này có thể áp dụng cho học sinh của các khối khác và
có thể áp dụng cho một số trường trong thành phố Biên Hòa.
PHẦN KẾT LUẬN
1.Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ q trình áp dụng sáng
kiến:
- Khơng có phương pháp dạy học nào là tối ưu hay vạn năng, chỉ có lịng nhiệt
tình, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề nghiệp là mang lại kết quả cao
trong giảng dạy, là chiếc chìa khố vàng tri thức để mở ra cho các em cánh cửa
khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đó là vinh dự và trách nhiệm của người giáo
viên.Trong khuôn khổ hạn hẹp của sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi chiêm
nghiệm, trăn trở bằng một tình yêu nghề nghiệp, hy vọng nó sẽ cùng các bạn đồng
nghiệp gần xa trao đổi để hoàn thành xứ mệnh vẻ vang mà Đảng và nhà nước trao
cho nghề thầy giáo.
- Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học đạo đức là một
phương pháp tích cực phát huy được tính chủ động, sáng tạo, rèn các năng lực diễn
đạt, năng lực hợp tác, làm việc nhóm của học sinh. Tuy nhiên để thực hiện tốt
phương pháp này người giáo viên phải nắm vững chương trình và sách giáo khoa,
hiểu đặc điểm tâm lý học sinh để lựa chọn và sử dụng những phương pháp, phương
tiện và hình thức dạy học phù hợp.


12


2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến
vào thực tiễn:
- Vì thời gian nghiên cứu xen kẽ q trình dạy chính khố nên việc nghiên
cứu còn giới hạn trong phạm vi một lớp do tôi phụ trách .
- Khả năng bản thân giáo viên có hạn, tài liệu tham khảo ít nên phạm vi
nghiên cứu có phần hạn chế.
- Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn
chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của bạn bè đồng nghiệp.
3.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Sáng kiến do tôi tự
viết ra, không vi phạm bản quyền.
Tân Biên, ngày 15 tháng 2 năm 2022
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
NƠI TÁC GIẢ CÔNG TÁC
Báo cáo biện pháp này áp dụng hiệu
quả và lần đầu được dùng để đăng ký
thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ
thông và chưa được dùng để xét duyệt
thành tích khen thưởng cá nhân trước
đó

Vũ Trọng Phan

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Tiên


13

PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 - Phương pháp dạy học Đạo đức - Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ ĐH
-CĐSP. NXB Giáo dục, 1998.
2. Hỏi - đáp về dạy học môn Đạo đức ở tiểu học. NXB Giáo dục, 2001 tác giả: Lưu
Thu Thuỷ - Nguyễn Hữu Hợp.
3. Tâm lí học lứa tuổi – Tâm lí học sư phạm. Tác giả: Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan
– Nguyễn Văn Thắng. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội năm 2008.



×