Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Phân tích hàng hóa sức lao động và giải pháp để giải quyết bài toán thất nghiệp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 19 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HÀNG HĨA SỨC LAO ĐỘNG.
NÊU GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN THẤT
NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Nguyệt
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thùy Dung

Lớp

: K23CLC-QTA

Mã sinh viên

: 23A4030066

Hà nội, ngày 12 tháng 6 năm 2021


1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ
VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP ..........................................................................................3


I. LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG ..............................................3
1.

Khái niệm sức lao động và hàng hóa sức lao động là gì? ..........................3

2.

Hàng hố sức lao động là hàng hố đặc biệt ..............................................4
LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP ....................................................6

II.
1.

Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp ...................................................6

2.

Phân loại thất nghiệp ..................................................................................6

3.

Tỉ lệ thất nghiệp..........................................................................................7

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM............................................................................................................................7
I. TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .7
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020 ...................................................7
II.

NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM ......................................9


III.

ẢNH HƯỞNG CỦA THẤT NGHIỆP ........................................................13

1.

Lợi ích của thất nghiệp .............................................................................13

2.

Tác hại ......................................................................................................13

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM .........14
1.

Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết........................................................14

2.

Kích cầu. ......................................................................................................14

3.

Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc....................................................15

4.

Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. .................................................16


5.

Những biện pháp khác .................................................................................16

KẾT LUẬN ...............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................17


2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta dần dần chuyển nền kinh tế từ kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều thị trường của nước ta đã
từng bước được hình thành và phát triển, song trình độ phát triển cịn thấp so với
các nước và sự phát triển của nó cịn thiếu đồng bộ. Một trong những thị trường
được hình thành đó là thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động).
Cho đến nay vẫn cịn chưa cónhận thức rõ và thống nhất về thị trường sức lao động.
Trước đổi mới,chúng ta hầu như không thừa nhận thị trường sức lao động. Trong
điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là tất yếu. Sức lao động được coi là một hàng
hóa đặc biệt. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường sức lao động đã kéo theo sự
mất việc làm và thất nghiệp của người lao động, sự biến động phức tạp của thị
trường và sản xuất kinh doanh đưa đến người lao động thất nghiệp.
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới
phải đương đầu. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp được biểu lộ một cách rõ
nét nhất, nó là hệ quả tất yếu của phát triển công nghiệp. Giảm tỉ lệ thất nghiệp
nhiệm vụ vĩ mô được đặt lên hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới.
Đề tài “Phân tích hàng hóa sức lao động. Nêu giải pháp để giải quyết bài
toán thất nghiệp ở việt nam hiện nay” tìm hiểu và phân tích về hàng hóa sức lao
động và thực trạng của vấn đề thất nghiệp. Từ đó, vận dụng vào thực tiễn của Việt
Nam để đề xuất giải pháp giúp cho Chính phủ Việt Nam có những chính sách nhằm

giảm tỉ lệ thất nghiệp và bảo vệ được người lao động bị thất nghiệp, đặc biệt là sau
đại dịch Covid 19.


3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC
LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP
I. LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1. Khái niệm sức lao động và hàng hóa sức lao động là gì?
1.1. Khái niệm sức lao động
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó được
vận dụng vào quá trình lao động sản xuất. Theo Wikipedia, sức lao động là một
khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. Mác định nghĩa sức lao động là
tồn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong
một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra
một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là
điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo
chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động
là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
1.2.

Hàng hóa sức lao động là gì? Những điều kiện biến sức lao động
thành hàng hố

• Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá
Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của q trình lao
động sản xuất. Nhưng khơng phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao
động chỉ biến thành hàng hố khi có hai điều kiện sau:
Một là người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức

lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng
hố, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức
lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức lao động thành
hàng hố địi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô và chế độ phong kiến.
Hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao
động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức lao
động của mình, vì khơng cịn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai
điều kiện nói trên tất yếu đẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hố.
• Hàng hóa sức lao động là gì?


4
Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó. Một mặt, cách mạng tư
sản đã giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nô và chúa
phong kiến. Mặt khác, do tác động của quy luật giá trị và các biện pháp tích luỹ
nguyên thuỷ của tư bản đã làm phá sản những người sản xuất nhỏ, biến họ trở thành
vô sản và tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay một số ít người.
Việc mua bán sức lao động được thực hiện dưới hình thức thuê mướn. Quan hệ làm
thuê đã tồn tại khá lâu trước chủ nghĩa tư bản, nhưng không phổ biến và chủ yếu
được sử dụng trong việc phục vụ nhà nước và quốc phòng. Chỉ đến chủ nghĩa tư
bản nó mới trở nên phổ biến, thành hệ thống tổ chức cơ bản của toàn bộ nền sản
xuất xã hội.
Sự cưỡng bức phi kinh tế được thay thế bằng hợp đồng của những người chủ sở hữu
hàng hố, bình đẳng với nhau trên cơ sở “thuận mua, vừa bán”. Điều đó đã tạo ra
khả năng khách quan cho sự phát triển tự do cá nhân của các cơng dân và đánh dấu
một trình độ mới trong sự phát triển tự do cá nhân của các cơng dân và đánh dấu
một trình độ mới trong sự phát triển của văn minh nhân loại. Sức lao động biến
thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản.
2. Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt
Cũng như mọi hàng hố khác, hàng hố - sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá

trị và giá trị sử dụng.
2.1.

Giá trị hàng hoá sức lao động

Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi
số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất
và tái sản xuất ra năng lực đó, người cơng nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu
sinh hoạt nhất định.
Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy
thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy,
hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng
giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở
trạng thái bình thường. Khác với hàng hố thơng thường, giá trị hàng hoá sức lao
động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.


5
Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của cơng nhân khơng chỉ có nhu cầu về vật chất mà
cịn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,…). Nhu cầu đó, cả về
khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân khơng phải
lúc nào và ở đâu cũng giống nhau.
Nó tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ
văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngồi ra cịn phụ thuộc vào tập quán, vào điều
kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện hình thành giai cấp cơng nhân.
Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mơ
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Do
đó, có thể xác định do những bộ phận sau đây hợp thành: một là, giá trị những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì sức lao động của bản thân người cơng nhân; hai là,

phí tổn học việc của công nhân; ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho
gia đình người cơng nhân. Như vậy, giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu
sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động cho người công
nhân và ni sống gia đình của anh ta.
Để nêu ra được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần
nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của hai xu hướng đối lập nhau. Một mặt là sự tăng
nhu cầu trung bình xã hội về hàng hoá và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề,
do đó làm tăng giá trị sức lao động. Mặt khác là sự tăng năng suất lao động xã hội,
do đó làm giảm giá trị sức lao động. Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động
của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và những điều kiện khác , sự khác biệt của
công nhân về trình độ lành nghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng
năng lực trí óc và tinh thần của họ tăng lên.
Tất cả những điều kiện đó khơng thể khơng ảnh hưởng đến các giá trị sức lao động.
Không thể không dẫn đến sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế
bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động.
2.2.

Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động

Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ
thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là q trình người cơng nhân
tiến hành lao động sản xuất. Nhưng tính chất đặc biệt của hàng hố sức lao động
được thể hiện đó là:


6
Thứ nhất, sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với giá trị
sử dụng của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hố sức lao động, nó
tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó
chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn

gốc sinh ra giá trị.
Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các
hàng hoá khác. Nó là chìa khố để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư
bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá.
Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc cung ứng sức
lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao
động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào con người với
những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động thì con người lại có ảnh
hưởng quyết định tới cung.

II. LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP
1. Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp
Những người trong độ tuổi lao động là những người ở trong độ tuổi có nghĩa vụ và
quyền lợi lao động ghi trong Hiến pháp.
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa
có việc làm nhưng đang tìm việc làm.
Người có việc là những người đang làm cho những cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hơi,…
Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang
tìm việc làm.
Ngồi những người có việc và thất nghiệp, những người cịn lại trong độ tuổi lao
động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người
đi học, nội trợ gia đình, những người khơng có khả năng lao động do ốm đau bệnh
tật,… và một bộ phận khơng muốn tìm kiếm việc làm với những lí do khác nhau.
2. Phân loại thất nghiệp
• Theo nguồn gốc thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm
cơng việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng, hoặc những người
mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm…



7
Một xã hội trong bất kỳ thời điểm nào đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ có sự
khác nhau về quy mô số lượng và thời gian thất nghiệp.
Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường lao
động (giữa các ngành nghề, khu vực,… ) loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu
kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động. Khi sự lao động
này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất
nghiệp dài hạn.
Thất nghiệp do thiếu cầu: Do sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất
nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thơì kỳ suy thối của
chu kỳ kinh doanh, xảy ra ở khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề.
Thất nghiệp do yếu tố ngồi thị trường: Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định
không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường
lao động.
• Theo sự tự nguyện
Thất nghiệp tự nguyện là 1 bộ phận người lao động không làm việc do việc làm và
mức lương không phù hợp với mong muốn của họ.
Thất nghiệp không tự nguyện là bộ phận người khơng có việc làm mặc dù đã chấp
nhận làm việc với mức lương hiện tại.
3. Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp là tỉ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong
lực lượng lao động. Tỉ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng
thất nghiệp của một quốc gia.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ
THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
I. TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020
Dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã gây tác động lớn đến tình hình

sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và việc làm của người lao động,
khiến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao


8
động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75.4% dân số từ
15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động. Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc
làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây.
Sáng ngày 24/4/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo cơng bố tình
hình lao động việc làm quý I và 4 tháng đầu năm 2020. Tại buổi Họp báo, bà Vũ
Thị Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê)
cho biết, tình hình lao động việc làm quý I và 4 tháng đầu năm 2020 chịu ảnh
hưởng, tác động của nhiều yếu tố như thay đổi chính sách quản lý rủi ro về thiên tai,
dịch bệnh.
Đặc biệt, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên tồn cầu khơng chỉ tạo ra sự
khủng hoảng về y tế mà còn là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng đối với kinh tế và thị trường lao động trên toàn cầu và Việt Nam cũng nằm
trong vịng xốy đó.
Tại Việt Nam, dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã gây tác động lớn
đến tình hình sản xuất kinh doanh và việc làm của người lao động, khiến tình trạng
tham gia thị trường lao động giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên. Theo báo
cáo của Tổng cục Thống kê, lao động có việc làm phi chính thức, lao động khơng
có hợp đồng, lao động có thu nhập thấp, lao động trẻ tuổi và lao động cao tuổi là
những nhóm dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.
Kết quả Điều tra lao động việc làm quý I/2020 cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75.4% dân
số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm từ 1,2 đến 1,3 điểm phần
trăm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu
việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây. Số
liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong quý I/2020 là 2,22%,

tăng 0,07% so với quý trước và 0,05% so với cùng kỳ năm trước.
Có khoảng 84.8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng
của dịch Covid-19. Trong đó, doanh nghiệp quy mơ lớn và quy mô vừa chịu tổn
thương nhiều hơn với tỷ lệ 90% tự đánh giá gặp khó khăn trong 4 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng thu nhập của người lao động so với cùng kỳ năm trước
chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng thu nhập của quý I/2019 so với quý I/2018.
Lực lượng lao động giảm, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ vẫn ở mức


9
thấp. Lao động có việc làm giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước, giảm chủ
yếu ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thanh niên
không đi học và khơng đi làm có xu hướng tăng. Thu nhập của người lao động tăng
nhưng tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước sụt giảm đáng kể.
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và báo cáo
đánh giá của các địa phương về tình hình lao động việc làm, tính đến giữa tháng 4
năm 2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất (1,2 triệu lao động),
tiếp theo là ngành bán buôn, bán lẻ (1,1 triệu lao động), ngành dịch vụ lưu trú và ăn
uống (740.000 lao động). Trong số này, 59% là tạm nghỉ việc, 28% là giãn việc
hoặc nghỉ luân phiên, và 13% là mất việc.
Có khoảng 84.8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng
của dịch Covid-19. Trong đó, doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn
thương nhiều hơn với tỷ lệ 90% tự đánh giá gặp khó khăn trong 4 tháng đầu năm.
Các dự báo cũng cho thấy, với tác động của dịch bệnh đến tình hình sản xuất kinh
doanh và người lao động, các khó khăn vẫn có thể sẽ cịn tiếp diễn trong thời gian
tới. Thực tế cho thấy, diễn biến của Covid-19 trên thế giới vẫn đang tác động tiêu
cực đến sản xuất và thương mại toàn cầu dù hiện nay các nước đang nỗ lực để mọi
thứ bình thường trở lại.
Do vậy, việc triển khai thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ cho doanh

nghiệp và người lao động là cấp thiết giúp vực dậy nền kinh tế nói chung, thị trường
lao động và doanh nghiệp nói riêng.

II. NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Lực lượng lao động đang ra tăng với tỷ lệ nhanh chóng với hơn một triệu việc làm
mới mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp giữa thanh niên đã trở thành một vấn đề nghiêm
trọng ở Việt Nam, nơi mà dân số dưới độ tuổi 24, chiếm phần lớn trong số người
thất nghiệp. Tỷ lệ của những người tìm việc làm lần đầu, đa số họ là những người
lao động trẻ và phụ nữ, trong tổng số người thất nghiệp đã tăng lên trong thập kỷ
qua.
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm suy
giảm số người lao động hiện đang làm việc tại các xí nghiệp, hợp tác xã quốc
doanh. Trong vịng từ 3-5 năm tới, dự tính hơn 500.000 công nhân sẽ bị mất việc


10
làm tại các xí nghiệp quốc doanh, đấy là chưa tính số cơng nhân về hưu trước tuổi.
Tương tự như một số nước, việc tự do hoá nền kinh tế và cải cách cơ cấu đã khuyến
khích cho các doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính quy và khuyến khích việc
ký hợp đồng lao động. Những yếu này được xem là sẽ tạo ra một thị trường năng
động, tích cực hơn, giảm các chi phí về lao động, năng suất cao hơn nhưng cũng là
cách thức để lẩn tránh các điều luật và quy định về lao động . Điều này dẫn tới mất
sự bảo đảm về nghề nghiệp, những lợi ích về kinh tế, xã hội và sự suy giảm có thể
về việc làm và điều kiện lao động cho công nhân.
Các cơ hội về việc làm bị suy giảm trong khu vực quốc doanh đối với những người
lao động mới và những sinh viên tốt nghiệp đại học bởi vì việc giảm quy mơ của
khu vực dân sự và các doanh nghiệp quốc doanh. Trong năm 2000, Nhà nước đã
tuyển dụng khoảng 1,4 triệu người vào làm việc, tăng khoảng 2,5% so với năm
1999. Tuy nhiên, việc cắt giảm 15% người lao động trong khu vực dịch vụ dân sự
đã có trong kế hoạch với hơn 70.000 người lao động sẽ mất việc làm vào năm 2002.

Trong khi đó, 8% số người lao động trong bộ máy quản lý ở cấp trung ương cấp
thành phố và cấp tỉnh 1 tỷ đồng cũng đang bị cắt giảm. Chính phủ đang bị cắt giảm
và 72% số người lao động trong các tổ chức nhà nước đã có kế hoạch dành hơn 1 tỷ
tỷ Đồng Việt nam cho việc cắt giảm chỗ làm việc trong khu vực dịch vụ dân sự.
Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu những cơng nhân lành nghề và bán lành
nghề. Chỉ 22% trong tổng số người lao động đã được qua đào tạo và chỉ 13,4%
được đào tạo nghề. Cuộc điều tra lực lượng lao động được tiến hành năm 1999 đã
chỉ ra rằng 86% trong lực lượng lao động là khơng có tay nghề. Ví dụ, tổng cơng ty
Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT ) dự tính rằng 50% trong số lao động của
Tổng công ty là những người lao động không có chun mơn (chủ yếu những người
làm cơng việc dịch vụ thư tín ) và họ cần được đào tạo. Hơn 100 xí nghiệp hoạt
động tại miền nam có nhu cầu tuyển dụng 17.000 kỹ sư vào làm việc, tuy nhiên họ
khơng tuyển dụng được những người lao động có trình độ và kinh nghiệm vào làm
việc. Những khu cơng nghiệp (IPs) được thành lập ở một số tỉnh ở Việt Nam đã tạo
được việc làm cho người lao động tại các khu vực tập trung, tuy nhiên thường thì họ
không tuyển dụng những người dân địa phương vào làm việc vì đó là những người
khơng có tay nghề, (Ví dụ các khu cơng nghiệp Bình Dương tuyển dụng hơn 35.000
người lao động Việt Nam nhưng trong số này, chỉ có 13% là người tại địa phương.


11
Đại đa số những người lao động đến từ những tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tỉnh
Bình Dương đang đầu tư vào đất đai xây nhà cho những người lao động đến từ các
địa phương khác, nhưng phần lớn họ vẫn sống ở những ngơi nhà ổ chuột. Bình
Dương cũng đã đầu tư vào một trung tâm đào tạo nghề để cung cấp một lao động có
tay nghề cho các khu công nghiệp). Việt Nam phải đầu tư một số lượng lớn hơn nữa
vào việc dạy nghề dựa trên các nhu cầu của người sử dụng lao động đối với các lao
động lành nghề để chuẩn bị những trách nhiệm mới và những việc làm mới cho
người lao động. Phụ nữ thì ít được đào tạo về mặt kỹ thuật hơn và thường được
tuyển dụng vào làm việc tại các xí nghiệp sản xuất, nơi tuyển dụng những người lao

động khơng có tay nghề. Phụ nữ thường ít tham gia vào các cơng việc được trả
lương, có nhiều phụ nữ đã tự đứng ra vận hành những doanh nghiệp gia đình.
Phần lớn lực lượng lao động của việt nam vẫn làm việc trong khu vục nông nghiệp,
chiếm 62,56% trong lực lượng lao động. Trong khi đó,tỷ lệ này ở ngành công
nghiệp, xây dựng là 13,15%và khu vực dịch vụ là 24,29%. Chính phủ đã đặt ra
những mục tiêu mới là sẽ có 50% trong lực lượng lao động làm việc trong khu vực
nông nghiệp, 23% trong lĩnh vực công nghiệp/ xây dựng và 27% trong khu vực dịch
vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu việc làm cũng khá cao trong khu vực nông thôn chiếm
hơn 25%. Số lượng đất đai canh tác sẵn có khơng thể thu hút được nhiều lao động
hơn. Theo số liệu do Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội cung cấp, với
khoảng 8,1 triệu héc ta đất nông nghiệp và con số tối đa lao động trong ngành nông
nghiệp cần thiết là 19 triệu. Những việc làm ngoài thời gian mùa vụ cần sớm được
tạo để tránh tình trạng thất nghiệp ở vùng nông thôn đối với khoảng gần 10 triệu
người. Khu vực kinh doanh ngoài quốc doanh trong nước của Việt Nam chủ yếu tập
trung ở những khu vực có thu nhập như là trồng trọt hộ gia đình và những dịch vụ
cửa hàng kinh doanh nhỏ, cả hai loại hình này đều khơng tạo ra nhiều việc làm mới.
Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng nảy sinh như là một vấn đề chính, vì nhiều
cơng nhân đã di chuyển ra các vùng đơ thị để tìm việc làm. Việt Nam dự đoán rằng
dân số thành thị sẽ tăng lên từ 20% đến 45% vào cuối năm 2020 so với mức hiện
nay (Con số dự đoán của ILO), và điều này có nghĩa là hơn 30 triệu người từ các
vùng nơng thơn chuyển đến các thành phố để tìm việc làm. Vấn đề này đang gây áp
lực đối với các thành phố trong việc tạo thêm những việc làm mới cho họ. Tỷ lệ thất
nghiệp ở đô thị đã tăng từ 6,5% năm 1999 lên 8% năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp trong


12
thanh niên đang ở mức cao nguy hiểm ở một số khu vực ở đô thị (tỷ lệ này là 52%
đối với những người trong độ tuổi từ 15- 24 ). Ngày càng nhiều thanh niên di
chuyển đến các thành phố với hy vọng tìm được việc làm và đơi khi họ làm nghề
bán hàng rong trên đường phố, bán bưu thiếp, đánh giày hoặc bán thuốc lá để kiếm

kế sinh nhai và gửi tiền về hỗ trợ gia đình.
Chiến lược về việc làm ở Việt Nam cũng phụ thuộc vào số cơng nhân đi lao động ở
nước ngồi. Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài. Trong khoảng thời gian từ 1995- 2000, hơn 95.000 người lao động đã
được đưa đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Li bi. Những
người lao động này đã gửi tiền lương của họ về để giúp đỡ thân nhân trong nước
với số tiền từ 80 triệu đến 220 triệu đồng mỗi người mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế là
cũng có nhiều nước khác sẵn sàng đưa lao động đi làm việc tại nước ngồi, do đó
cũng chưa thể biết được liệu các nước nhập khẩu lao động trong tương lai sẽ cần
bao nhiêu lao động nước ngoài.
Việc sắp xếp lại ngành công nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cũng cần
nhiều thời gian, vì thế, tỷ lệ thất nghiệp số học cũng gia tăng. Sự phát triển nhanh
của đầu tư tư nhân là cần thiết cho việc tạo việc làm. Sự tăng trưởng về đầu tư tư
nhân cũng đang ở dưới mức cần thiết để tạo ra số việc làm cần thiết ỏ Việt Nam
nhằm đáp ứng được nhu cầu của những người mới bước vào lực lượng lao động
mỗi năm. Cần có một khoảng thời gian đối với một người tìm việc cho tới khi tìm
thấy một việc làm thích hợp. Việt Nam vẫn cần phải bắt đầu sự chuyển đổi từ các
ngành công nghiệp cần nhiều lao động sang một nền cơng nghiệp có tay nghề
chun mơn cao.
Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại những
vùng bị thiệt hại bị mất việc làm cho tới khi họ có thể khắc và xây dựng cuộc sống
và kế sinh nhai của họ
Bảo hiểm thất nghiệp không thể giải quyết tất cả về nguyên nhân thất nghiệp nói
trên. Tuy nhiên, nó có thể góp vào việc làm giảm đi những tác động của thất nghiệp
đối với công nhân và cũng đóng góp được cho chế độ bảo hiểm xã hội. Các hình
thức khác của trợ cấp thất nghiệp có thể được sử dụng như là một phần của chiến
lược việc làm hội nhập để hỗ trợ cơ bản về thu nhập và đào tạo tay nghề để tạo cơ
hội tốt hơn cho người lao động tìm được việc làm. Các chính sách đều nhằm vào



13
việc cải thiện chất lượng của lực lượng lao động, thông qua đào tạo nghề và giáo
dục, dường như sẽ làm giảm đi số lượng người lao động có tay nghề kém trong thời
gian tới. Mục đích của chế độ trợ cấp thất nghiệp thường được xem như là biện
pháp để tạo điều kiện cho những người bị mất việc làm, không phải do lỗi của bản
thân họ, một khoản bồi thường đủ để đáp ứng được nhũng nhu cầu ngay lập tức của
họ và khoản thu nhập tương tự này sẽ giúp họ chi trả được những chi phí cần thiết
cho đến khi tìm được việc làm mới.

III.

ẢNH HƯỞNG CỦA THẤT NGHIỆP

1. Lợi ích của thất nghiệp
• Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm cơng việc ưng ý và phù hợp
với nguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội.
• Lợi ích xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn
và góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
• Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe.
• Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng.
• Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả.
2. Tác hại
• Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc. Quy luật Okun áp dụng
cho nền kinh tế Mỹ nói rằng 1% thất nghiệp chu kỳ làm sản lượng giảm
2,5% so với mức sản lượng tiềm năng (xuống dưới mức tự nhiên).
• Cơng nhân tuyệt vọng khi khơng thể có việc làm sau một thời gian dài.
• Khủng hoảng gia đình do khơng có thu nhập.
• Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp.
• Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp.
• Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp –

các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm
sản phẩm và dịch vụ.
• Thất nghiệp cịn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất
theo quy mơ.
• Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ khơng có
người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt


14
giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so
với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Các doanh
nghiệp bị giảm lợi nhuận.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở
VIỆT NAM
1. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết
• Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:
− Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi
mức lương thu hút được nhiều lao động hơn.
− Tăng cường hồn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị
trường lao động.
• Đối với loại thất nghiệp chu kỳ:
− Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích
thích các doanh nghiệp mở rộng quy mơ sản xuất, theo đó thu hút được nhiều
lao động.
− Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến
phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ
mà những người công nhân bị thất nghiệp làm ra. Hơn nữa, đó cịn là sự lãng
phí to lớn nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng
lớn người mất việc làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh

nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch
bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.

2. Kích cầu.
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là
trọng tâm đã được xác định. Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho
khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc
làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ
tầng đang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả. Đây cũng là giải pháp mà các
quốc gia đã từng áp dụng trước đây. Việc đẩy nhanh tiến độ các cơng trình đang thi
cơng và làm mới, cải tạo, nâng cấp các cơng trình đã xuống cấp trên phạm vi rộng


15
khơng chỉ giải quyết bài tốn yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như “phàn nàn”
của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động, giải quyết vấn đề lao động dôi dư do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy
thoái. Một khi vấn đề yếu kém của cơ sở hạ tầng được giải quyết, cộng hưởng các
chính sách kinh tế vĩ mơ khác thì việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở nên khả
quan hơn khi nền kinh tế thế giới hồi phục trở lại.

3. Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc.
Lao động bị mất việc cũng có tác động khơng nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội.
Trước tình hình lao động của quý I/2009, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã đưa
ra ba giải pháp chủ yếu để hỗ trợ lao động mất việc làm.
Thứ nhất, Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm
tìm được việc làm mới. Hiện nay Tổng liên đồn có hệ thống trung tâm giới thiệu
việc làm (31 trung tâm). Theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành
thì đã có 80% lao động mất việc tìm được việc làm trở lại. Tổng liên đoàn lao động
cũng chỉ đạo các sang cả các doanh nghiệp các tỉnh lân cận.

Thứ hai, các trường dạy nghề của tổ chức cơng đồn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề
cho người lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc khơng
có việc. Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho cơng tác dạy nghề cũng là
biện pháp kích cầu khơng kém phần quan trọng. Trong bối cảnh lực lượng lao động
mất việc làm tăng nhanh như hiện nay, hằng năm chúng ta phải giải quyết tối thiểu
cho khoảng 1,2 triệu việc làm mới, khoảng trên 1 triệu lao động chuyển từ khu vực
nơng thơn ra thành thị thì sức ép giải quyết việc làm càng trở nên nặng nề hơn.
Trong khi đó, nếu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 khơng đạt được mức 6,5%
thì tỉ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến an sinh xã
hội và làm “mất an toàn xã hội” theo cách đánh giá của ILO. Đấy là chưa tính đến
việc số hộ nghèo, người nghèo sẽ tăng cao nếu chúng ta áp dụng chuẩn nghèo mới.
Thứ ba, cho vay vốn từ quỹ quốc gia của Tổng liên đoàn. Những người lao động
mất việc do suy thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ có thu nhập giải quyết khó
khăn trước mắt. Ngồi ra, ở một số tình, thành phố con có thêm quỹ trợ vốn cho lao
động nghèo. Quỹ này cũng cho người lao động mất việc làm vay vốn để tạo công
việc. Điều này đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, giúp người lao động ổn định
cuộc sống.


16

4. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao
động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo
hiểm thất nghiệp cịn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.

5. Những biện pháp khác
− Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có
thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu
v.v… mà mục đích khơng gì khác ngồi việc giúp doanh nghiệp cắt giảm

được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.
− Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu
dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích
cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân
lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.
− Thơng qua các tổ chức cơng đồn thuyết phục người lao động và chủ doanh
nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số cơng ăn
việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp
dụng được ở những nơi có tổ chức cơng đồn và vẫn còn hoạt động.
− Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích
đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những
ngành nghề khác.
− Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà khơng những giải quyết
được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà cịn thu được nguồn ngoại tệ
khơng nhỏ cho quốc gia.
− Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
− Hạn chế tăng dân số.
− Khuyến khích sử dụng lao động nữ.
− Tập trung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi
do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản
thân gia đình và cơng cộng.


17

KẾT LUẬN
Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản khơng thể xảy ra
trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào (T - H).
Hàng hóa đó khơng thể là một hàng hóa thơng thường, mà phải là một hàng hóa đặt
biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ

hàng hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường.
Thất nghiệp là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan và gây ra những hậu quả
xấu ngăn cản sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề giải quyết thất
nghiệp là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết, giảm bớt thất nghiệp không những tạo
điều kiện để phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy ổn định xã hội. Một xã hội có nền
kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp thấp thì tệ nạn xã hội sẽ bị đẩy lùi, đời sống nhân
dân được nâng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt:
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Tài liệu trực tuyến:
2. “Hàng hóa sức lao động là gì? Lý luận chung về hàng hóa sức lao động”,
Nguyễn Tuyết Anh, truy cập vào ngày 25/03/2021
/>3. “Vấn đề thất nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam”, Luật Quang Huy
/>4. “9 tháng năm 2019: Số người có việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc
làm giảm dần”, Kinh tế và Dự báo, truy cập vào ngày 30/09/2019 - 09:16:56
/>5. “Thất nghiệp tăng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục trong vịng
10 năm qua”, Minh Khơi, truy cập vào 14:12 24/04/2020
/>

18
6. “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp”, Dân Kinh Tế
/>7. “Giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam.”, Dân Kinh Tế
/>


×