Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Câu 1. Phân bi ệ t hàng hóa s ứ c lao đ ộ ng và hàng hóa th ườ ng.
1.Đ ị nh nghĩa : Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể làm thỏa
mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi,
mua bán. Hàng hóa được sản suất ra để mua bán và trao đổi chứ không nhằm
thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất.
2.Hai thu ộ c tính c ủ a hàng hóa : Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử
dụng và giá trị hàng hóa:
_Giá trị sử dụng: là các thuộc tính của hàng hóa mà thỏa mãn được một
loại nhu cầu nào đó của con người.
_Giá trị hàng hóa: là giá trị trao đổi của hàng hóa đó.
3.Hàng hóa s ứ c lao đ ộ ng:
- S ứ c lao đ ộ ng: Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực
thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được
người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa.
-Trong mọi Xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản xuất nhưng sức lao
động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau:
+ Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao
động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định,
+ Người lao động không có tư liệu sản xuất, không có khả năng bán cái gì
ngoài sức lao động.
- Hàng hoá s ứ c lao đ ộ ng: Hàng hoá sức lao động là một hàng hoá đặc
biệt, nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán nó trong một
khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với
hàng hoá thông thường.
- Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do lượng lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Cho nên giá
trị của hàng hoá sức lao động được xác định gián tiếp qua giá trị những
hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất sức lao động
để nuôi sống gia đình và chi phí học tập.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Mặc khác lượng giá trị hàng hoá sức bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật
chất và phụ thuộc vào điều lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc
gia...Giá trị sức lao động không cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình
về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động
tăng; Giảm khi năng suất lao động xã hội tăng làm giảm giá trị hàng hoá
tiêu dùng.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là khả năng thực hiện một
sloại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động.
Giá trị sử dụng của sức lao động phải phù hợp với yêu cầu của người sử
dụng sức lao động. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là
điều mà người lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu ko muốn bị
đào thải, thất nghiệp.
- Trong quá trình lao động, sức lao động đã chuyển hoá toàn bộ những
lao động quá khứ của tư liệu sản xuất và lao động mới của nó sang sản
phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của nó.
Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá sức lao động, nguồn
gốc của sự tăng giá trị trong quá trình sản xuất, nguồn gốc của sự giàu có,
nguồn gốc của giá trị thặng dư.
4.So sánh hàng hóa s ứ c lao đ ộ ng v ớ i hàng hóa thông th ườ ng.
Gi ố ng nhau: Đều là hàng hóa và có hai thuộc tính là có giá trị và giá
trị sử dụng.
Khác nhau:
- Hàng hóa thông thường: Sau quá trình sử dụng hay tiêu dùng thì cả
giá trị vào giá trụ sử dụng của nó đều biến mất theo thời gian;
Người mua có quyền sở hữu;
Mua bán có thời hạn: Mua đứt, bán đứt;
Giá cả có thể tương đương với giá trị;
Giá trị: chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất.;
Là biểu hiện của của cải;
Có thể dự trữ được.
- Hàng hóa sức lao động: Người mua có quyền sử dụng, không có
quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua.
Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau;
Mua bán có thời hạn;
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Giá cả nhỏ hơn giá trị;
Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử ;
Giá trị sử dụng đặc biệt : tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân
nó, đó chính là giá trị thặng dư.
Là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Không thể dự trữ được.
Câu 2: Quan đi ể m c ủ a ch ủ nghĩa Mác-Lê nin v ề v ấ n đ ề dân t ộ c.
Đ ả ng và nhà n ướ c ta đã làm gì đ ể tăng c ườ ng kh ố i đ ạ i đoàn
k ế t dân t ộ c.
Dân tộc: Khái niệm dân tộc thường được sử dụng với hai nghĩa:
-Thứ nhất: Khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào
đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có
ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét
đặc thù so với những cộng đồng khác, xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có
sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc,
bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành vien trong cộng đồng
đó.
-Thứ hai: Khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định,
bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền
kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền
thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Như vậy, nếu theo định nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc
gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa các tộc người,còn theo nghĩa thứ hai
thì dân tộc là toàn bộ nhân dân của một nước, là quốc gia- dân tộc. Với
nghĩa như vậy đã cho thấy: khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự
gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong 1 quốc gia
nhất định và thực tiễn lịch sử chứng minh rằng những nhân tố hình thành
dân tộc chín muồi thường không tách rời với sự chín muồi của những
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhân tố hình thành quốc gia. Đây là những nhân tố bổ sung và thúc đẩy
lẫn nhau trong quá trình phát triển.
1.Quan đi ể m c ủ a ch ủ nghĩa Mác-Lê nin v ề v ấ n đ ề dân t ộ c:
-Từ thực tiễn châu Âu cận đại, nơi mà phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa có vai trò lớn trong việc tạo ra những điều kiện để hình thành dân
tộc, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra tác động hình thành dân tộc : “Giai
cấp tư sản ngày càng xoá bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất, về tài
sản và về dân cư. Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất và tích tụ
tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi
ấy là sự tập trung về chính trị. Những địa phương độc lập, liên hệ với
nhau hầu như chỉ bởi những quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật
lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau, thì đã được tập hợp lại thành một dân
tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất,
một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế
quan thống nhất”
-Trong thời đại Chủ nghĩa tư bản độc quyền, V.I.Lênin đã chỉ ra hai xu
hướng khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc:
Thứ nhất: Xu hướng tách ra, phân lập về chính trị, xác lập các cộng
đồng dân tộc độc lập. Xu hướng này gắn liền với phong trào giải phóng
dân tộc, giành độc lập dân tộc của các dân tộc bị áp bức, lệ thuộc.
Thứ hai: Xu hướng liên hiệp lại để thành lập các liên bang, tạo ra
những điều kiện để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vì sự phồn vinh của
các dân tộc trong liên bang.
Hiện nay, hai xu hướng trên đang cùng tồn tại và ảnh hưởng lẫn
nhau.
-Chủ nghĩa Mác- Lê nin khẳng định rằng, chỉ trong điều kiện của chủ
nghĩa xã hội, khi tình trạng áp bức giai cấp, tình trạng người bóc lột người
bị thủ tiêu thì tình trạng áp bức dân tộc cũng bị xóa bỏ.Với thắng lợi của
cách mạng vô sản, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền tạo
tiền đề cho tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng mở ra
quá trình hình thành và phát triển của dân tộc xã hội chủ nghĩa.
-Nội dung cơ bản của Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mac - Lênin
- Một là, các dân tộc có quyền bình đẳng
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Là quyền thiêng liêng của các dân tộc - quốc gia, dân tộc – tộc
người gắn với quyền bình đẳng giữa người và người.
+ Bình đẳng toàn diện (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội)
+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở pháp lý giải quyết các
quan hệ dân tộc trên thế giới và trong các quốc gia đa tộc.
- Hai là, các dân tộc có quyền tự quyết
+ Là quyền tự quyết định vận mệnh và con đường phát triển của dân
tộc.
+ Quyền tự quyết bao gồm cả quyền tự do phân lập thành quốc gia
độc lập về chính trị và quyền tự nguyện liên hiệp lại thành các liên bang.
+ Quyền tự quyết - theo Lênin, chủ yếu được vận dụng đối với các
dân tộc bị áp bức, lệ thuộc.
- Ba là, đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc
+ Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc, đoàn kết các Đảng Cộng
sản và công nhân là điều kiện để thực hiện quyền bình đẳng, quyền tự
quyết dân tộc.
+ Lập trường của giai cấp công nhân trong giải quyết vấn đề dân tộc
là duy nhất đúng đắn vì lợi ích giai cấp công nhân gắn liền với lợi ích dân
tộc, biết giải quyết hài hoà lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế);
+ Là điều kiện để đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dân
tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kỳ thị dân tộc.
2.V ấ n đ ề dân t ộ c ở Vi ệ t Nam, Đ ả ng và nhà n ướ c đã làm gì đ ể tăng
c ườ ng kh ố i đ ạ i đoàn k ế t dân t ộ c:
Đặc điểm về dân cư, quan hệ tộc người ở Việt Nam
-Sự cố kết, hòa hợp dân tộc trong một cộng đổng thống nhất đã trở
thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc
đấu tranh chống ngoại xâm,bảo vệ tổ quốc,xây dựng đất nước.
- Sự chênh lệch về dân cư, dân số, tộc người.Người Kinh chiếm 87%
dân số, các dân tộc còn lại chỉ chiếm 13% dân số.
- Tình trạng cư trú xen kẽ giữa cư dân các tộc người. Trong đó cư
dân các tộc thiểu số cư trú trên các địa bàn chiến lược quan trọng về kinh
tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế của đất nước.
- Sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
giữa các tộc người.
5