Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.33 KB, 7 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đề 2:
I.Câu hỏi
1.Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường?
2.Hãy cho biết quan điểm của CN Mác – Lênin về vấn đề dân tộc? Đảng và Nhà
nước ta đã làm gì để tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc?
II.Trả lời:
1.a. Để phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường, đầu tiên ta
tìm hiểu các khái niệm :
*Hàng hóa thông thường: là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những
nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
*Hàng hóa sức lao động:
- Sức lao động: “toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người,
trong nhân cách sinh động của con người, thể lực vừ trí lực mà con người phải
làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích” (C.Mác)
- 2 điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người có sức lao động phải được tự do về thân thể.
+Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất.
b.Phân biệt:
- Giống nhau:
+ Đều là hàng hóa, được đem ra mua bán trên thị trường, chịu tác động của thị
trường như cung, cầu ,…
+ Đều có 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
- Khác nhau:
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tiêu chí so sánh Hàng hóa sức lao động Hàng hóa thông thường
-Phương thức tồn tại
-Giá trị
-Giá cả
-Giá trị sử dụng


-Quan hệ giữa người
mua - người bán
-Quan hệ mua - bán
-Ý nghĩa
-Gắn liền với con người.
- Chứa đựng cả yếu tố vật chất,
tinh thần và lịch sử. Được đo
gián tiếp bằng giá trị của những
tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái
sản xuất ra sức lao động.
- Nhỏ hơn giá trị.
-Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra
giá trị mới lớn hơn giá trị của
bản thân nó, đó chính là giá trị
thặng dư.
-Người mua có quyền sử dụng,
không có quyền sở hữu, người
bán phải phục tùng người mua.
-Quan hệ mua bán đặc biệt: mua
bán chịu, thường không ngang
giá và mua bán có thời hạn.
- Là nguồn gốc của giá trị thặng

=> Là một hàng hóa đặc biệt.
-Không gắn liền với con
người.
-Chỉ thuần túy là yếu tố vật
chất. Được đo trực tiếp bằng
thời gian lao động xã hội cần
thiết.

-Có thể tương đương với giá
trị.
-Giá trị sử dụng thông thường.
-Người mua và người bán
hoàn toàn độc lập với nhau.
-Ngang giá, mua đứt – bán
đứt.
-Biểu hiện của của cải.
2.a. Quan điểm của CN Mác – Lênin về vấn đề dân tộc:
* Khái niệm dân tộc:
-Thứ nhất, khái niệm dân tộc để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những
mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung
của cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng
đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn
những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự
giác của các thành viên trong cộng đồng đó.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
-Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững
hợp thành nhân dân của 1 quốc gia, có lãnh thổ chung, có nền kinh tế thống
nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung
trong quá trình dựng nước và giữ nước.
=> Khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
*Sơ lược quan điểm Mác – Lênin về vấn đề dân tộc:
- Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh
thổ, pháp lí, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.
- Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.
- Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn là 1 nội dung quan trọng có ý
nghĩa chiến lược của cách mạng XHCN, vấn đề dân tộc là 1 bộ phận của những
vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết

vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng
XHCN.
- Hình thức cộng cùng tiền dân tộc như: thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát triển của
CNTB dẫn đến sự ra đời của dân tộc TBCN. TBCN bước sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc,
nô dịch các dân tộc nhỏ, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và
Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức
và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của
dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng về vấn đề dân tộc.
Lê-nin vừa phát triển quan điểm này thành hệ thống lí luận toàn diện và sâu
sắc về dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng CS về
vấn đề dân tộc. Sự phát triển của vấn đề dân tộc, theo Lê-nin có 2 xu hướng
trong điều kiện của CNTB:
+ Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các
cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia, dân tộc độc lập. Xu
hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để tiến tới
thành lập các quốc gia dân tộc độc lập,và có tác động nổi bật trong giai đoạn đầu
của CNTB.
+Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp
lại với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trong CNTB đã tạo nên mối liên hệ quốc gia về quốc tế mở rộng giứa các dân
tộc, xóa bỏ sự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc khép lại gần nhau.
Khi nghiên cứu về dân tộc, quan hệ dân tộc và những xu hướng phát triển của
nó, CN Mác-Lênin khẳng định rẳng, chỉ trong điều kiện của CNXH, khi tình
trạng áp bức giai cấp, tình trạng người bóc lột người bị thủ tiêu thì tình trạng áp
bức dân tộc cũng bị xóa bỏ.
Và khi XHCN xuất hiện, sự vận động của 2 xu hướng trên không còn gặp nhiều
khó khăn, trở ngại như ở điều kiện CN đế quốc nữa mà chúng sẽ phát huy tác

dụng cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong
cả cộng đồng quốc gia.
Với những cơ sở trên Lê-nin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc” với 3 nội dung cơ
bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp
công nhân tất cả các dân tộc. Đây được coi là cương lĩnh dân tộc của CN Mác-
Lênin.
b. Đảng và Nhà nước ta đề ra các biện pháp tăng cường, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc:
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết nói chung và đoàn kết trong
Đảng nói riêng giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đại đoàn kết là sức mạnh vô địch
để làm nên mọi thắng lợi. Để thực hiện đoàn kết toàn dân, phải có Đảng tiên
phong lãnh đạo và Đảng muốn đoàn kết được toàn dân trước hết phải đoàn kết
từ trong Đảng, phải tăng cường niềm tin của dân đối với Đảng và Nhà nước.
- Đoàn kết phải đặt trên cơ sở thống nhất nhận thức về quan điểm, đường lối của
Đảng, nhiệm vụ của đảng viên.
- Thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy định của Đảng - cơ sở bảo đảm cho
đoàn kết thống nhất trong Đảng.
- Đoàn kết trong Đảng để không ngừng góp phần củng cố tình đoàn kết trong
phong trào cách mạng thế giới một cách có nguyên tắc.
Chỉ có thực hiện tốt điều đó mới thực sự góp phần làm cho Đảng trong sạch,
vững mạnh, tạo nên sức mạnh mới của Đảng lãnh đạo thành công sựnghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ngoài ra,để củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân thì vấn đề dân tộc
và tôn giáo cũng là một trong những nhân tố cơ bản quan trọng và nhạy cảm.
Nhất là vấn đề tôn giáo, cần chính sách mềm dẻo, linh hoạt. Đại hội X của Đảng
tiếp tục khẳng định: "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại
đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự

do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn
giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác
nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những
giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào
theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo". Các tổ chức tôn giáo
hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của
đồng bào các tôn giáo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công
tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi
phạm quyền tự do tôn giáo của công dân" .
Công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc luôn được Đảng và
Nhà nước quan tâm, đó là vấn đề chiến lược lâu dài và cũng là nhiệm vụ cấp
bách. Hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc ngày càng được
kiện toàn, mở rộng và nâng cao. Trong những năm qua, nhiều chủ trương, chính
sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã được triển khai thực hiện. Đời
sống của đồng bào các dân tộc đã được cải thiện đáng kể. Cùng với sự phát triển
kinh tế- xã hội, đội ngũ cán bộ, trí thức là người dân tộc cũng được tăng lên.
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và tăng cường, an
ninh chính trị vùng dân tộc được giữ vững.
Đảng và Nhà nước ta còn khởi xướng nhiều cuộc vận động khác
nhau.Thông qua Ban công tác Mặt trận, nòng cốt là các tổ chức thành viên như
Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người
cao tuổi... MTTQ Việt Nam thường xuyên đi sâu, đi sát , lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân, vận động, giúp đỡ các hội viên, đoàn viên gặp khó
khăn về đời sống; tín chấp cho vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm
nghèo.
5

×