ĐỀ TÀI
Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng nền
văn hóa Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
MỞ ĐẦU
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là linh hồn của dân tộc; là tài sản vô giá được hun
đúc qua những biến cố thăng trầm của lịch sử; được viết lên bằng máu và nước mắt của cả
dân tộc. Chính vì thế, nó là biểu tượng của sự trƣờng tồn, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại
và tƣơng lai của dân tộc Việt Nam. Trước xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra
ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc đối với mỗi quốc gia, nếu khơng có một bản lĩnh vững vàng,
chiến lƣợc phát triển đúng đắn thì việc giao lưu hội nhập sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản
sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, muốn xây dựng một nền văn hóa Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc” thì địi hỏi phải có lý luận đúng đắn và vận dụng hiệu quả quan điểm của
Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Mục tiêu của bài tiểu luận chính là phân tích thực trạng vận dụng quan điểm của Hồ
Chí Minh về giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam “Tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận quan điểm
của Hồ Chí Minh về giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam
“Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” hiện nay.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu bài tiểu luận bao gồm hai
chương:
CHƯƠNG I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
CHƯƠNG II: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong
xây dựng nền văn hóa Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” hiện nay
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN
BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC
1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa
Tháng 8/1943, khi còn trong nhà tù của Tƣởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra
quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và
các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn.” [1, tr.458]
Có thể thấy, Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa: (1) Tiếp cận theo
nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người; (2) Tiếp cận theo nghĩa hẹp
là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thƣợng tầng; (3) Tiếp cận theo nghĩa hẹp
hơn là bàn đến các trường học số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc biết viết; (4) Tiếp
cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”
1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người
Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ: về nội dung ( lòng
yêu nƣớc, thƣơng nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tơn dân tộc....) và về hình thức (ngôn
ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ...)
Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị to lớn; có ý nghĩa quan trọng đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc và nó là
ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mac-Lenin. Do đó, trách nhiệm của con ngƣời Việt Nam là
phải trân trọng, khai thác, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử. Người cho rằng càng thấm nhuần
chủ nghĩa Mác - Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng những giá trị truyền thống văn hoá
tốt đẹp của cha ơng bấy nhiêu. Cần duy trì, bảo vệ, chấn hƣng và phát triển văn hóa dân tộc
(âm nhac, thơ ca, lịch sử). Người đòi hỏi phải biết giữ gìn vốn văn hố q báu của dân tộc,
khơi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hố dân tộc và tôn trọng những phong
tục tập quán, văn hóa của các dân tộc ít người, đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc
địa và ảnh hưởng nơ dịch của văn hóa đế quốc.
Tuy nhiên, tƣ tƣởng về bảo tồn văn hoá dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng
phủ nhận sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá các dân tộc mà ngược lại, khẳng định
sự giao hoà giữa các nền văn hố của các dân tộc khác nhau chính là yếu tố thúc đẩy sự phát
triển văn hoá của mỗi dân tộc, làm cho nó hồn thiện hơn, phong phú hơn. Người cho rằng:
“Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hố Đơng phƣơng và Tây phƣơng chung
đúc lại…lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay trau dồi cho văn hố Việt Nam
thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”[3, tr350].
Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Người chỉ rõ mục đích
của tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng nền
văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ. Tiêu chí tiếp thu là tiếp thu cái hay, cái tốt,
tiếp thu có chọn lọc, tiếp nhận những cái phù hợp với thuần phong mỹ tục đất nước, loại bỏ
sự ảnh hưởng của những thứ phản văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là phải học
tập một cách sáng tạo, phải từ tầm cao của tinh hoa nhân loại mà vươn lên cao hơn, bằng
thành tựu của mình góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm kho tàng nhân loại. Mối quan
hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa
dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ cở để tiếp thu văn hóa nhân loại.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM “TIÊN
TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC” HIỆN NAY
1.1 Tầm quan trọng của vấn đề giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn
hóa Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” hiện nay
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển
của dân tộc, đặc biệt là trong xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Cốt
cách dân tộc đƣợc hình thành, tạo dựng và khẳng định trong lịch sử tồn tại và phát triển của
dân tộc. Giữ được cốt cách dân tộc sẽ giúp dân tộc thích ứng được với những cái mới và
"dân tộc hóa" cái mới để biến nó thành tài sản của dân tộc, mang hồn của dân tộc.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng
cho sự phát triển kinh tế bền vững. Ý thức tự tôn dân tộc được củng cố thông qua việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc khơng chỉ có ý nghĩa trong việc phát triển nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc mà còn đối với q trình phát triển nói chung. Ý thức đó có thể trở
thành sức mạnh giúp dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách trong q trình phát triển.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là tiếp tục phát huy tính sáng tạo của dân tộc trong
q trình hội nhập; là kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hội nhập
quốc tế tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc được giao lưu với nhau, tạo xu hướng tồn
cầu hóa về ngơn ngữ, văn hóa, lối sống. Q trình đó đặt các dân tộc trước nguy cơ đánh
mất bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn liền với chống
lạc hậu, lỗi thời "trong phong tục, tập quán, lề thói cũ”; đồng thời giữ gìn phải biết lọc bỏ bổ sung - phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với đời sống hiện đại; lưu giữ, bổ sung, phát
triển những truyền thống tốt đẹp phù hợp với điều kiện mới và đáp ứng những yêu cầu phát
triển của lịch sử.
1.2 Thực trạng
1.2.1 Thành tựu đạt được
Chủ nghĩa Mac-Lenin đã được vận dụng và phát triển sáng tạo, là kim chỉ nam cho
các chủ trương chính sách của Đảng đảm bảo cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của
Việt Nam đi đúng hướng.
Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới.
Nhiều bộ mơn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn. Hoạt động lý luận nhằm khẳng định
mạnh mẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến đã đạt được những kết quả tích cực góp phần
đẩy lùi những quan điểm sai trái. Đội ngũ những nhà văn hoá người dân tộc thiểu số phát
triển cả về số lượng, chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực
văn học, nghệ thuật.
Các truyền thống tốt đẹp như: truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái; truyền
thống hiếu học; truyền thống yêu nước... vẫn đang được giới trẻ ngày nay tiếp tục giữ gìn,
kế thừa và phát huy. Đồng thời họ biết tiếp thu một cách chọn lọc các tinh hoa nhân loại, kết
hợp với bản sắc văn hóa lâu đời của người Việt tạo nên sản phẩm văn hóa đẹp chiếm được
thiện cảm của nhiều ngƣời cả trong và ngoài nước.
1.2.2 Những tồn tại hạn chế
Khơng ít ngƣời cịn mơ hồ, mất cảnh giác trƣớc những lời lẽ xuyên tạc, bôi nhọ, phủ
nhận lịch sử cách mạng Việt Nam.
Cùng với sự phát triển, nhiều doanh nghiệp quảng bá những sản phẩm mang tính giải
trí để thu hút người tiêu dùng nhưng lại chứa các yếu tố không phù hợp với thuần phong mỹ
tục Việt Nam.
Nghệ thuật văn hóa Việt Nam truyền thống với nhiều thể loại, loại hình hiện đang bị
mai một. Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn
khi hàng nghìn bn, bản, làng truyền thống với giá trị văn hóa lâu đời đặc trưng cho các
dân tộc, đang có nguy cơ biến mất, hoặc bị cải tổ đến biến dạng. Trang phục, kiến trúc,
phong tục tập quán, lễ hội, thậm chí là ngơn ngữ đang đứng trước nguy cơ biến mất vì đã bị
mai một nghiêm trọng. Xuất hiện những sản phẩm văn hóa "khơng giống ai", khơng rõ bản
sắc văn hóa dân tộc. Các nhạc cụ độc đáo của đồng bào các dân tộc miền núi cũng có nguy
cơ mai một trong bối cảnh nhạc hiện đại tràn lan của đời sống âm nhạc ngày nay.
“Sức khỏe” đời sống tinh thần chưa được quan tâm, chăm chút đúng mực trong việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dẫn đến những cái mới lạ bên ngồi sẽ có cơ hội xâm lến và len lỏi
vào giữa những truyền thống của nhân dân. Đây là nguy cơ “hòa tan”, tự đánh mất mình,
mất bản sắc dân tộc trong xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
Những bản sắc văn hoá mang đậm nét truyền thống của dân tộc chưa hẳn đã đƣợc
chuyển giao từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Giới trẻ dường như đã dần lãng quên những giá
trị tinh hoa vốn có của dân tộc hoặc lạ thay, họ mang nặng một quan niệm khác về cái đẹp,
một cái đẹp hoàn toàn hiện đại, bon chen chứ không phải một cái đẹp truyền thống, văn hoá.
1.3 Nguyên nhân
1.3.1 Nguyên nhân đạt được những thành tựu
Do đường lối và các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã và đang phát huy tác
dụng tích cực, định hướng đúng đắn cho sự phát triển đời sống văn hố, xã hội, mặt khác đó
là do kết quả của sự tham gia tích cực của nhân dân và những nỗ lực to lớn của các lực lượng
hoạt động trên lĩnh vực văn hoá.
1.3.2 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Các thế lực thù địch ráo riết chống phá ra trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Bên cạnh
đó, do tập trung vào nhiệm vụ kinh tế nên Đảng chưa lường trước được hết các tác động tiêu
cực, chưa chú trọng trong công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa. Việc
xử lý những phần tử thoái hoá biến chất trong Đảng và bộ máy nhà nước chưa nghiêm.
Ngày nay khi công nghiệp tác động mạnh mẽ vào đời sống nhân dân, những loại hình
nghệ thuật truyền thống khơng cịn khả năng hấp dẫn và cuốn hút mạnh mẽ. Chỉ có người
truyền đạt mà khơng có người kế tục.
Cơng tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khơng thể hiện rõ nét mục đích và nhiệm vụ
cụ thể trong quá trình xây dựng và phát triển. Các công tác giáo dục, tuyên truyền và nhiều
biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chỉ mới là những giải pháp tình thế trước mắt,chưa
thật sự đi vào chiều sâu một cách có hệ thống. Tồn tại một số thành phần lạm dụng, “bắt
chước” văn hố nước ngồi và cho rằng họ đang tiến bộ so với mọi người quanh hq.
1.4 Giải pháp
Nhà nước cần đề ra các chính sách tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả
cơng tác tun truyền việc giữ gìn bắc sắc văn hóa dân tộc đến ngƣời dân. Có thể đề ra các
mức phạt cho những hành vi xuyên tạc, bôi xấu nền văn hóa nước nhà tùy theo mức độ nặng
nhẹ.
Đẩy mạnh cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng và xây dựng lối sống văn hóa cho học
sinh, sinh viên thông qua các hoạt động xã hội. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội
ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực
đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.
Chú trọng phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam độc đáo, đậm đà bản sắc dân
tộc, giàu chất nhân văn, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc
đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Bảo
vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơng trình văn hố, nghệ thuật
lâu đời.
Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hố, ngơn ngữ,
chữ viết các dân tộc thiểu số. Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng
tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các
dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê
hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân.
Phát triển hệ thống thông tin đại chúng để qua các trang thông tin để có thể truyền tài
nét đẹp bẳn sắc văn hóa dân tộc ta đến với bạn bè quốc tế; khuyến khích ngƣời dân tìm hiểu
sâu hơn về các loại hình nghệ thuật văn hố nƣớc nhà thông qua internet. Phát triển và mở
rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn
có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để truyền bá tư tưởng phản động, lối sống không
lành mạnh.
Chắt lọc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại; “hịa nhập” chứ khơng “hịa tan”;
khơng đánh mất đi những truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Phổ biến những kinh
nghiệm tốt xây dựng và phát triển văn hóa của các nước. Ngăn ngừa sự xâm nhập các sản
phẩm văn hóa phản động, đồi trụy.
KẾT LUẬN
Có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu cao giá trị và vai trò to lớn của việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc trong cơng cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc” hiện nay. Cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, các giá trị
truyền thống dân tộc đang thực sự bị mất dần do sự thờ ơ của người kế tục, do nhận thức sai
về giá trị văn hoá, do nhịp sống hối hả hiện đại, tất cả tạo nên ý thức bàng quang đối với nền
văn hoá dân tộc. Bản sắc văn hố truyền thống dân tộc sẽ khơng thể được bảo tồn và phát
triển nếu chỉ do sự cố gắng từ một phía; mà điều cần thiết đó là sự kết hợp, chung tay của cả
những nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu văn hoá và tầng lớp người dân, các thế hệ già trẻ, đó là
lực lƣợng của tồn dân tộc. Chính vì vậy, việc thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa, quan điểm của Hồ Chí Minh về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc sẽ giúp định hướng
rõ ràng hơn trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
[3] Hồ Chí Minh (1997), Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội.
[4] Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/2998 của Ban Chấp hành Trung ương tại
Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
[5] Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh tồn
cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay (tuyengiaokontum.org.vn)
[6] Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh | C. Mác;
Ph. Ăngghen; V. I. Lênin; Hồ Chí Minh (dangcongsan.vn)