Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|10162138

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: TRIẾT HỌC
Chủ đề: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù: “nguyên nhân và kết quả”, hãy vận dụng để nhận thức và giải
quyết một vấn đề của thực tiễn.
Vấn đề: Nguyên nhân và kết quả của nạn chặt phá rừng tại Việt
Nam hiện nay

LỚP: 4602
NHÓM 2


lOMoARcPSD|10162138

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
I.
Kế hoạch làm việc
Sau khi nhận được đề bài của bộ mơn, nhóm trưởng tổ chức một buổi họp bàn
về đề tài, trong buổi họp ngày hơm đó các thành viên trong nhóm sẽ nêu ra đề
tài mong muốn thực hiện rồi các thành viên khác cho ý kiến. Sau khi thống nhất
được đề tài, nhóm trưởng xây dựng hệ thống cấu trúc bài rồi gửi lên nhóm để
nhận góp ý của các thành viên khác. Chốt được cấu trúc, nhóm trưởng chia
nhiệm vụ từng phần nhỏ cho các thành viên và giao hạn 1 tuần để mọi người
hoàn thành. Hết 1 tuần, các thành viên nộp bài và gộp thành 1 bài hoàn chỉnh.
Sau đó nhóm trưởng tạo 1 bài Google docs chung để mọi người có thể tham gia


chỉnh sửa cùng nhau. Sau khi chỉnh sửa, nhóm trưởng hồn thiện bảng đánh giá
và nộp bài.
II.
Bảng đánh giá
Đánh giá của
SV
STT

MSV

HỌ VÀ TÊN
A

1.

460213

Dương Tiến Đạt

X

2.

460215

Phạm Hồng Đức

X

3.


460214

Nguyễn Hoàng Đạt

X

4.

460216

Trần Văn Đức

X

5.

460212

Hoàng Thị Duyên

X

6.

460211

Nguyễn Ngọc Duy

X


7.

460218

Quách Thu Hà

X

8.

460219

Vũ Quỳnh Hà

X

9.

460220

Trương Minh Hằng

X

10.

460217

Vũ Lâm Giang


X

1

B

C

Đánh giá của giáo viên
SV ký
GV
tên
Điểm Điểm

(số)
(chữ)
tên


lOMoARcPSD|10162138

Kết quả điểm bài viết
- GV thứ nhất chấm:

_____
_____

Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm


2022
- GV thứ hai chấm:
TRƯỞNG

_____

Kết quả điểm thuyết trình:

_____

- GV cho thuyết trình:

_____

Điểm kết luận cuối cùng:

GIÁO VIÊN

NHÓM

Dương Tiến Đạt

_____

- GV đánh giá cuối cùng: _____

2


lOMoARcPSD|10162138


I. MỞ ĐẦU
1. Thông tin
Chủ đề: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù :
“nguyên nhân và kết quả”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một
vấn đề của thực tiễn.
Thành viên nhóm:
- Dương Tiến Đạt ( Nhóm trưởng ) - 460213
- Nguyễn Hoàng Đạt - 460214
- Phạm Hồng Đức - 460215
- Trần Văn Đức - 460216
- Hoàng Thị Duyên - 460212
- Nguyễn Ngọc Duy - 460211
- Quách Thu Hà - 460218
- Vũ Quỳnh Hà - 460219
- Trương Minh Hằng - 460220
- Vũ Lâm Giang - 460217
2. Lý do chọn đề tài:
Triết học là hệ luận thống lý chung nhất của con người về thế giới, về bản
thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Và cũng có quan niệm
rằng Triết học là khoa học của các khoa học. Địa lí học là một khoa học, có thể
nói vừa là khoa học tự nhiên vừa là khoa học xã hội. Nên triết học cũng có mối
quan hệ mật thiết và không thể tách rời khỏi chuyên ngành Địa lý. Hiểu được
mối liên hệ này và hiểu được sự thống nhất giữa lý luận, giữa nguyên tắc
phương pháp luận sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều trong quá trình học tập và
nghiên cứu chuyên ngành Địa lý không những thế chúng ta còn vận dụng tốt
Triết học vào trong thực tiễn nghiên cứu và trong đời sống xã hội. Với lý do nêu
trên, chúng tôi đã đi đến quyết định chọn đề tài “Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả của phép biện chứng duy vật”
Rừng được coi là Lá Phổi Xanh của Trái Đất, là nguồn sống xanh của con
người. Nhưng không phải ai cũng nghĩ tới điều đó. Nạn chặt phá rừng ở Việt

Nam đã diễn ra từ rất lâu, mức độ của tình trạng này ngày càng tăng cao trong
cuộc sống hiện tại. Nếu khơng có những biện pháp đúng đắn về bảo vệ rừng,
môi trường sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển
3


lOMoARcPSD|10162138

của đất nước cũng thiếu bền vững, kéo theo rất nhiều những hệ lụy khác mà
chính con người chúng ta phải gánh chịu.
Từ những tìm hiểu về nạn chặt phá rừng, nhóm 2 quyết định lựa chọn lý
giải vấn đề “Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả và vận dụng cặp phạm trù này trong hoạt động thực tiễn về
nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay”.
Do còn nhiều thiếu sót về kiến thức cũng như kĩ năng, nhóm 2 rất mong
thầy cô sẽ thông cảm và hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ
để nhóm có thể hồn thiện bài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài giúp chúng tôi có thêm điều kiện củng cố thêm
kiến thức bản thân, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về chuyên ngành và Triết học
mà mình chưa rõ và chưa biết đến. Đặc biệt, mục đích của đề tài là giúp chúng
tơi tìm hiểu được phần nào mối quan hệ giữa Triết học và Xã hội thông qua nội
dung . Đồng thời, qua tìm hiểu nội dung đề tài rất giúp ích cho việc học tập và
thêm kiến thức cho chúng tôi hiện tại và sau này.Chính vì vậy nhiệm vụ của bài
tiểu luận tập trung vào giải quyết các vấn đề chính. Trình bày những kiến thức
cơ bản về một trong những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
thuộc bộ môn Triết học - cặp phạm trù Nguyên nhân – kết quả.
- Thông qua nội dung cặp phạm trù Nguyên nhân - kết quả, liên hệ kiến
thức thực tế của chuyên ngành để phân tích một vài vấn đề liên quan đến cặp
phạm trù này. Từ đó, có thể đánh giá, đề xuất, kiến nghị một vài giải pháp để

khắc phục những mặt tiêu cực, thúc đẩy nó phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của tiểu luận là Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả của phép
biện chứng duy vật, về thực tiễn nạn chặt phá rừng ở Việt Nam.
5. Kết cấu tiểu luận
Phần I: Lý luận chung về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả của phép
biện chứng duy vật
I. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
II. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
III. Tính chất mối liên hệ nguyên nhân - kết quả
IV. Ý nghĩa phương pháp luận
Phần II: Liên hệ thực tiễn: Nạn chặt phá rừng tại Việt Nam
4


lOMoARcPSD|10162138

I.
II.
III.
IV.
V.

Thực trạng của nạn chặt phá rừng tại Việt Nam
Nguyên nhân của nạn chặt phá rừng tại Việt Nam
Hậu quả của nạn chặt phá rừng tại Việt Nam
Giải pháp cho nạn chặt phá rừng tại Việt Nam
Đánh giá quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của nạn chặt
phá rừng tại Việt nam
Phần III: Kết luận

II. NỘI DUNG
Phần 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ
KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
- Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ hình thành của
các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Cịn
kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
- Không nên hiểu nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác
nhau. Chẳng hạn cho dòng điện là nguyên nhân của ánh sáng đèn; giai cấp vô
sản là nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản... Nếu hiểu nguyên nhân và kết
quả như vậy sẽ dẫn đến chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng
nào đấy ln nằm ngồi sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng nhất định sẽ phải
thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất,
tức nằm ở thế giới tinh thần.
- Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện.
Nguyên cớ và điều kiện khơng sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với
nguyên nhân.
- Thí dụ chất xúc tác chỉ là điều kiện để các chất hoá học tác động lẫn nhau
tạo nên phản ứng hoá học. Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân
quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu. Tính khách quan thể hiện ở
chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, khơng phụ thuộc
vào ý thức của con người. Dù con người biết hay khơng biết, thì các sự vật vẫn
tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
- Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những
biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối
liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình. Tính phổ biến thể hiện ở chỗ:
mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất

định gây ra. Khơng có hiện tượng nào khơng có ngun nhân, chỉ có điều là
5


lOMoARcPSD|10162138

nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn
đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối
liên hệ đó trong hiện thực.Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân
nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy
nhiên trong thực tế khơng thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn
cảnh hồn tồn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên
thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hồn
cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau
bấy nhiêu.
II. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả
- Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian
cũng là quan hệ nhân quả. Thí dụ, ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân,
sấm kế tiếp chớp, v.v., nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa
xuân là nguyên nhân của mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm,v.v.. Cái phân
biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên
nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau. Nguyên nhân của ngày và đêm là
do sự quay của trái đất quanh trục Bắc - Nam của nó, nên ánh sáng mặt trời chỉ
chiếu sáng được phần bề mặt trái đất hướng về phía mặt trời.Nguyên nhân của
các mùa trong năm là do trái đất, khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của nó bao
giờ cũng có độ nghiêng khơng đổi và hướng về một phía,nên hai nửa cầu Bắc và
Nam luân phiên chúc ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa. Sấm và chớp đều do
sự phóng điện giữa hai đám mây tích điện trái dấu sinh ra. Nhưng vì vận tốc ánh
sáng truyền trong không gian nhanh hơn vận tốc tiếng động, do vậy chúng ta

thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm.
- Như vậy, không phải chớp sinh ra sấm. Nguyên nhân sinh ra kết quả rất
phức tạp, bởi vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hồn cảnh khác nhau.
Một kết quả có thể do nhiều ngun nhân sinh ra. Thí dụ,ngun nhân của mất
mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh, có thể do chăm bón
khơng đúng kỹ thuật, v.v.. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện
khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau. Thí dụ, chặt phá rừng
có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu của cả một
vùng, tiêu diệt một số loài sinh vật, v.v., nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và
tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều
đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu
những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở

6


lOMoARcPSD|10162138

tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự
xuất hiện của kết quả.
- Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trị của từng loại
ngun nhân, để có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên
nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy tác
dụng. Thí dụ, trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,mỗi thành phần kinh tế
đều có vị trí nhất định đối với việc phát triển nền kinh tế chung. Các thành phần
kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẫn nhau, thậm chí cịn cản trở
nhau phát triển. Muốn phát huy được tác dụng của các thành phần kinh tế để
phát triển sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, thì phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đều có điều kiện

phát triển, trong đó thành phần kinh tế nhà nước phải đủ sức giữ vai trò chủ đạo,
hướng các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng luật
pháp, chính sách, v.v. thích hợp. Nếu không như vậy, nền kinh tế sẽ trở nên hỗn
loạn và năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế có thể triệt tiêu lẫn nhau.
Do vậy phải tìm hiểu kỹ vị trí, vai trị của từng nguyên nhân .
2. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
- Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này
là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Vì
vậy, Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ
có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp
riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt
ấy trong mối liên hệ chung của nó với tồn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy
lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến,
trong đó nguyên nhân và kết quả ln thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả
là vơ cùng, khơng có bắt đầu và khơng có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy
được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định
cụ thể.
- Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng
sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh
hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên
nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của ngun nhân (hướng tiêu
cực). Thí dụ, trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo
dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại, trình độ
dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn.
7


lOMoARcPSD|10162138


Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo
dục.
III. Tính chất của mối liên hệ nguyên nhân – kết quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan, tính phổ biến, tính tất yếu:
⮚ Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của
bản thân sự vật không phụ thuộc và ý thức của con người. Dù con người biết hay
khơng biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây
nên biến đổi nhất định.
⮚ Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và
trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Khơng có hiện tượng nào
khơng có ngun nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay
chưa mà thơi.
⮚ Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong
những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên, trong thực
tế khơng thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn
giống nhau. Do vậy, tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả phải được hiểu là:
Nguyên nhân tác động trong những điều kiện, hồn cảnh càng ít khác nhau bao
nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.
IV. Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, Triết
học Mác-Lênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để
ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:
- Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là khơng
có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại khơng có ngun
nhân. Nhưng khơng phải con người có thể nhận thức ngay được mọi
nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên
nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích
được những hiện tượng đó. Muốn tìm ngun nhân phải tìm trong thế giới

hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật
chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách
rời thế giới hiện thực.
8


lOMoARcPSD|10162138

“Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả”- Ph.Ăng-ghen
- Vì ngun nhân ln có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một
hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra
trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
- Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những ngun nhân
này có vai trị khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong
hoạt động thực tiễn chủ thể cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên
nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân
bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời
phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện
pháp thích hợp tạo điều kiện cho ngun nhân có tác động tích cực đến
hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Phần 2: Liên Hệ Thực Tiễn: Nạn chặt phá rừng tại Việt Nam
I.

Thực Trạng của nạn chặt phá rừng tại Việt Nam
❖ Nạn phá rừng ở Việt Nam là một trong những vấn nạn ở Việt Nam. Theo
báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỷ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên
thế giới, chỉ sau Nigeria. Nguyên nhân mất rừng do sự yếu kém và tham nhũng
trong công tác bảo vệ rừng, sự thông đồng, cấu kết, tiếp tay, chia chác của các
giới chức hữu quan cũng như lực lượng kiểm lâm đã tiếp tay cho lâm tặc chặt

phá rừng. Các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng trợn như chuyển
đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư đã gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị
chính quyền cố tình bỏ lơ. Bên cạnh đó nhờ các nỗ lực bảo vệ và trồng mới rừng
của chính phủ Việt Nam, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam không ngừng tăng lên
từ năm 1996 đến nay nhưng tỷ lệ rừng tự nhiên trong tổng diện tích rừng lại
giảm.
❖ Tổng cục Lâm nghiệp thống kê khoảng 22.800 ha rừng bị thiệt hại giai
đoạn 2011-2019, trong đó nguyên nhân cháy rừng gần 14.000 ha, phá rừng hơn
9.000 ha. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (20122017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các
dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; cịn lại là do phá rừng
trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước cho
thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục
đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần
19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm
nghiệp trên 3.500 ha. Việc xây dựng các cơng trình thủy điện, thủy lợi, phá rừng
lấy đất trồng cao su... là nguyên nhân chính làm mất rừng tự nhiên. Đáng lưu ý,
9


lOMoARcPSD|10162138

một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Kạn, Điện Biên được phát hiện chậm.Theo Bộ
NN&PTNT, chính việc xử lý thiếu kiên quyết, khơng nhất qn, thậm chí có
biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt
hại lớn đối với tài nguyên rừng, gây bức xúc trong xã hội.
● Khu vực Tây Bắc
Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam tâm điểm ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là ở tỉnh
Điện Biên. Từ năm 2016 – 09/2017, ở huyện Mường Nhé có 295 vụ phá rừng
trái phép, gây thiệt hại đến 288 ha rừng.

● Khu vực Tây Nguyên
Theo thống kê, trong 5 năm tính đến năm 2013, ở Tây Nguyên diện tích rừng bị
mất đến hơn 130.000 ha. Bao gồm 107.400 ha rừng tự nhiên và 22.200 ha rừng
trồng. Tỉnh Tây Nguyên trong 5 năm này đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án
với diện tích khoảng 216.000 ha. Nhưng hầu hết những dự án này, doanh nghiệp
lợi dụng khai thác rừng, chiếm phá hoặc thiếu trách nhiệm, tài chính khiến rừng
bị tàn phá, lấn chiếm trái phép.
Đến đầu năm 2017, số vụ khai thác rừng trái phép được phát hiện là 757 vụ,
tăng 13%. Diện tích rừng bị tàn phá khoảng 420 ha, tăng 145 ha so với cùng kỳ
năm 2016. Riêng tại tỉnh Đắk Nơng, diện tích rừng bị tàn phá lên đến 225 ha,
tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm 2016.
II.

Nguyên nhân của nạn chặt phá rừng tại Việt Nam
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng tại Việt Nam trong nhiều
giai đoạn, tuy nhiên ta có thể chia chúng thành hai nhóm chính sau đây:

Ngun nhân khách quan
Do nền kinh tế Việt Nam đang trên đường phát triển nhanh và trở thành
một nền kinh tế nóng, mà cơ sở vật chất, trang thiết bị lại yếu kém không thể
phát triển theo kịp nền kinh tế hiện nay. Điều này làm cho giá cả trên thị trường
tăng nhanh, mà người dân chưa kịp thích ứng với sự tăng giá đó. Đối với những
người có thu nhập khá giả thì việc thích ứng có thể nhanh, tuy nhiên đối với
người dân có thu nhập thấp thì họ khó mà hồ vào nhịp phát triển của xã hội. Đó
cũng là nguyên nhân khiến cho người dân nghèo lâm vào cảnh túng thiếu. Cộng
thêm việc nguồn tài ngun rừng ln sẵn có và lợi nhuận từ việc buôn bán lâm
sản cao nên dẫn tới việc người dân lên rừng chặt cây lấy gỗ để bán lấy tiền, đây
cũng là cách để họ kiếm được tiền nhanh nhất. Dần dần, việc chặt phá rừng trở
thành hoạt động có tổ chức, ngày càng có nhiều người bất chấp việc khai thác
10



lOMoARcPSD|10162138

rừng trái phép để chuộc lợi cho bản thân. Do đó, nạn chặt phá rừng diễn ra ngày
một nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân thứ nhất và chủ yếu nhất là do ý thức của con người,khai
thác không đúng quy hoạch, con người khai thác một cách ồ ạt, vượt khả năng
hồi phục tự nhiên của nguồn tài nguyên rừng bên cạnh đó một đại bộ phận người
dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ rừng. Quy hoạch, kế hoạch khơng đúng với
q trình điều chế rừng và sắp xếp ngành nghề.
- Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém. Nhà nước thực hiện khoán
cho người dân quản lý, bảo vệ rừng và thu các nguồn lợi từ rừng tuy nhiên, do
chi phí khốn q thấp trong khi cơng việc rất khó khăn và vất vả, dẫn đến
người dân tâm lý căng thẳng muốn xin trả lại rừng khơng nhận khốn nữa.
- Nhận thức của người dân, khai thác rừng không đúng với quy hoạch.
- Quá trình chuyển hóa từ sản xuất lâm nghiệp sang nơng nghiệp.
- Do xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơng trình thủy điện, đường giao thông …
- Tập tục du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy của một vài dân tộc thiểu
số vùng cao.
- Do các doanh nghiệp, công ty lợi dụng dự án để thu lợi nhuận.
- Do q trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông
nghiệp.
- Hoạt động chặt phá rừng của lâm tặc để lấy lâm sản.
III.

Hậu quả của nạn chặt phá rừng tại Việt Nam

Phá rừng có ảnh hưởng sâu sắc đến thực vật, động vật hoang dã và con

người. Tiêu biểu là:
⮚ Xói mịn đất: Khi nghĩ về đất, ai cũng biết đât rất rắn chắc và không di
chuyển, nhưng điều đó khơng phải lúc nào cũng chính xác. Đất có thể bị mưa
cuốn trơi hoặc bị gió thổi bay nếu không được neo giữ đúng cách. Vậy cái gì neo
giữ đất tại chỗ? Hầu hết là rễ của thực vật. Điều này đặc biệt đúng đối với những
cây có rễ đủ lớn để neo giữ những mảnh đất lớn. Khi con người phát quang
những khu rừng lớn, xói mịn đất có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Ở
một số khu vực, đất bị xói mịn có thể dẫn đến những trận lở bùn,đất thảm khốc.
11

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Một lượng lớn đất có thể trơi vào sơng suối, làm tắc nghẽn đường dẫn nước và
gây hư hỏng các cơng trình thủy điện và cơ sở hạ tầng thủy lợi. Ở một số khu
vực khác, các vấn đề xói mòn đất do phá rừng dẫn đến các vấn đề canh tác và
mất điện.
⮚ Ảnh hưởng đến vịng tuần hồn của nước: Khi số lượng lớn cây bị chặt
lượng nước được tích trữ và thải vào khí quyển khơng cịn nữa. Điều này có
nghĩa là những khu rừng đã bị chặt phá, từng có đất ẩm, màu mỡ sẽ dần trở nên
cằn cỗi và khơ hạn. Loại thay đổi khí hậu này được gọi là sa mạc hóa. Điều kiện
khơ hạn như vậy có thể làm tăng nguy cơ cháy trên đất than bùn và gây thiệt hại
lớn cho các loài động thực vật sống trong rừng.
⮚ Gây hiệu ứng nhà kính: Thời điểm con người phá rừng, carbon dioxide
được tích trữ trong thân và lá của cây sẽ được thải vào khí quyển, góp phần tích
tụ thêm khí nhà kính.Biến đổi khí hậu tồn cầu do sự tích tụ khí nhà kính trong
bầu khí quyển của Trái đất. Điều đó, làm cho thời tiết bị thay đổi và tăng khả
năng xảy ra thiên tai gây ảnh hưởng đến động vật hoang dã, thực vật và con

người. Người ta ước tính rằng nạn phá rừng đóng góp tới 30% vào lượng phát
thải khí nhà kính tồn cầu mỗi năm.
⮚ Làm mất đa dạng sinh học: Việc phá rừng làm thay đổi mơi trường q
nhanh, các lồi thực vật và động vật khơng kịp thích nghi với mơi trường mới,
có nghĩa là nhiều lồi trong số chúng khơng tồn tại. Nếu nạn phá rừng, khai thác
trái phép xảy ra nghiêm trọng, một số lồi động thực vật có thể bị tuyệt chủng.
Sự mất mát này được gọi là mất đa dạng sinh học.
- Mất đa dạng sinh học ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Ví dụ, nếu một lồi ếch
nhỏ bị tuyệt chủng, nó có thể ảnh hưởng đến quần thể động vật ăn thịt như chim
sống dựa vào ếch để kiếm thức ăn. Một số lồi thực vật có thể dựa vào chim để
truyền hạt và cũng sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Bởi vì mỗi phần của một hệ sinh
thái đều có nhiệm vụ riêng, sự mất mát của một lồi có thể gây ra những hậu quả
sâu rộng cho các loài khác.
- Mất đa dạng sinh học là hậu quả tồi tệ nhất của nạn phá rừng, làm mất đi
vẻ đẹp tự nhiên và kỳ quan của Thế giới. Những khu rừng hoang dã là những
nơi đáng kinh ngạc, tràn ngập sự sống. Hàng năm, ở những nơi như Amazon
thường phát hiện các loài động thực vật mới. Những điều này sẽ không xảy ra,
nếu chúng ta không nỗ lực ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép
❖ Một số hậu quả của việc chặt phá rừng ở nước ta hiện nay: Việc chặt phá,
lấn chiếm rừng ảnh hưởng rất nhiều đến nước ta, đưa đến rất nhiều hậu
quả nghiệm trọng. Trong đó phải kể đến đó chính là thiệt hại về lũ lụt, lũ
quét, sạt lở đất rất nghiêm trọng và là một trong những vấn đề khó khăn
mà nước ta vẫn đang phải đối mặt, khắc phục:
12

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138


● Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra
khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi
phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thời tiết cực
đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt
lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của
con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành
mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất
nước.
● Diện tích rừng phịng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả
năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính
là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu
nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao
hơn, lũ đi nhanh hơn.
● Do mưa đặc biệt lớn kéo dài ngày kết hợp với địa hình đồi, núi dốc
đã gây ra tình trạng sạt lở đất, lũ quét ở nhiều nơi. Các vụ sạt lở đất
tại Nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế; huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng
Trị; xã Trà Leng, Trà Vân, huyện Nam Trà My và xã Phước Lộc,
huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã cướp đi sinh mạng của hàng
chục người dân, cán bộ, chiến sĩ và phá hủy nghiêm trọng nhiều cơ
sở hạ tầng. Ước tính thiệt hại hơn 35.181 tỉ đồng.
IV.

Giải pháp cho nạn chặt phá rừng tại Việt Nam

Về mặt pháp lý:
- Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống
trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ
lậu. Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn thì chúng ta cũng tự tin giành thế
chủ động để trấn áp, chiến thắng.

- Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá
hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến
chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng
bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh.
- Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của
bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.
- Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời
các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra...
13

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

- Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia
trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm
thực vật, loài động vật.
Về mặt cộng đồng:
- Giáo dục cho cộng đồng địa phương.
- Dựa vào chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH.
Có thể gia tăng số tiết học đối với những nơi có đồng bào dân tộc ít người.
- Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay
bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục
từ trước đến nay tại các địa phương. - Phải cương quyết đưa trở về nguyên quán
tất cả những người tự do di canh với kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước.
- Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng...), phục hồi công việc và chức vụ với
những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi.
- Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một khoản
tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một mảnh đất canh tác

theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương.
Về mặt vi mơ và vĩ mơ:
- Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục,
y tế...
- Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền
núi...
- Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội
quốc gia: 30/4, 2/9, 19/5...
V. Đánh giá quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của nạn
chặt phá rừng ở nước ta hiện nay.
1.
Như vậy, thơng qua việc tìm hiểu về ngun nhân, cũng như hậu
quả của vấn nạn chặt phá rừng hiện nay đang rất nhức nhối ở nước ta, chúng ta
có thể thấy rõ mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (hậu quả) là mối quan
hệ hai chiều, có sự tác động qua lại với nhau.
2.
Thứ nhất, nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nên ngun
nhân ln có trước kết quả, còn kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân xuất
hiện và bắt đầu tác động. Cụ thể, với hoạt động chặt phá rừng hiện nay ở nước
ta, ngun nhân của tình trạng này có thể đến từ rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như
14

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

nguyên nhân chủ quan về phía cá nhân là chặt phá rừng để lấy gỗ phục vụ hoạt
động sản xuất công nghiệp, chặt phá rừng để làm nhà, hay do tập tục du canh, du
cư, đốt nương làm rẫy của những bà con dân tộc thiểu số vùng cao; cũng có thể

đến từ những nguyên nhân khách quan như việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất từ lâm nghiệp sang nông nghiệp, hay vấn đề bảo vệ rừng chưa thực sự được
nhà nước chú trọng. Chính từ vơ vàn những nguyên nhân ấy là yếu tố tác động,
yếu tố sản sinh ra những hậu quả đối với tự nhiên nói chung và đối với cuộc
sống, sinh mệnh của người dân nói riêng. Diện tích rừng tự nhiên mất đi, diện
tích rừng đầu nguồn cũng mất đi dẫn đến các hiện tượng như sạt lở đất, lũ lụt
xảy ra triền miên, cuộc sống của người dân ln bị đặt trong tình trạng báo
động, đau lòng hơn là những vụ việc thương tâm, đáng tiếc xảy ra: những người
mẹ mất con, những người vợ mất chồng và những người chiến sĩ đã hi sinh, đó
là những hậu quả tàn khốc xuất phát, sản sinh từ nguyên nhân của tình trạng chặt
phá rừng.
⮚ Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc
vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên
bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
Chẳng hạn cùng 1 nguyên nhân là chặt phá rừng để thu lợi nhuận từ hoạt
động buôn bán gỗ nhưng hậu quả mà nó để lại khơng chỉ có một, hậu quả
đối với tự nhiên: Diện tích rừng tự nhiên suy giảm, mất lớp phủ thực vật,
….; hậu quả đối với con người: mưa lũ, sạt lở đất ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống và tính mạng của con người. Hay ngược lại, với hậu
quả là làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người thì có thể được gây nên từ
nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể đến từ hoạt động chặt phá rừng để
thu lợi nhuận, hay hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất,…..Một
lần chặt phá rừng có thể chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên việc
đó lặp lại nhiều lần, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở nhiều thời điểm
khác nhau thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
3.
Thứ hai, kết quả có sự tác động ngược trở lại đối với nguyên
nhân. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả khơng
giữ vai trị thụ động đối với ngun nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược
trở lại đối với nguyên nhân. Dù cho kết quả của hoạt động chặt phá rừng là

không ai mong muốn bởi nó gây nên những tổn thương về cả mặt vật chất và
tinh thần cho con người, tuy nhiên cũng nhờ có những kết quả nó hiển hiện như
vậy, người ta mới soi chiếu để tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao lại dẫn đến kết
quả đó, từ đó, đưa ra những giải pháp để hạn chế những nguyên nhân, khắc phục
những hậu quả của vấn nạn chặt phá rừng.
15

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

4.
Thứ ba, trong một số trường hợp, nguyên nhân, kết quả có thể
đổi chỗ cho nhau. Chẳng hạn việc diện tích rừng phịng hộ bị suy giảm, việc
rừng đầu nguồn bị chặt phá, mất đi lớp phủ thực vật là kết quả của hoạt động
chặt phá rừng bừa bãi của con người. Tuy nhiên, đó lại là nguyên nhân trực tiếp
của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, sạt lở đất, mưa lũ, là nguyên
nhân gián tiếp dẫn đến những tổn thương, mất mát cho cuộc sống của con người.
⇨ Như vậy, có thể thấy, giữa nguyên nhân và kết quả có tính tương đối, có sự
chuyển hoá, tác động qua lại tạo thành chuỗi liên hệ nhân – quả vô cùng vô tận.
Phần III. KẾT LUẬN
Thông qua cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả chúng ta đã thấy rõ được
tình trạng suy thối tài ngun rừng ở Việt Nam hiện nay .Đây là một vấn
đề hết sức nóng bỏng, cấp thiết và có ý nghĩa sống cịn đến cuộc sống của
con người, hiện nay nó đang là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của đơng
đảo các quốc gia trên thế giới. Vì rừng là tài nguyên hết sức quý giá, nếu để
cho chúng suy thối thì con người sẽ phải gánh chịu rất nhiều những hậu
quả nặng nề. Chúng ta hơn ai hết phải cố gắng cùng nhau bảo vệ tài nguyên
rừng, tài nguyên thiên nhiên, có những biện pháp hợp lý để răn đe các hành

vi có khả năng làm hại đến tài ngun rừng vì cuộc sống chung của tồn xã
hội.

16

Downloaded by Quang Tran ()



×