Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Sang kien kinh nghiem lich su_XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP SO SÁNHLịch sử TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC CUỘC các cuộc cánh mạng tư sảnCÁCH MẠNG TƯ SẢN (TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.38 KB, 34 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1 Lịch sử là mơn học có vai trị và ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành và
phát triển tồn diện nhân cách cho thế hệ trẻ. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp Hành
Trung Ương Đảng lần thứ hai, khóa VIII (12/1996) đã khẳng định : Vai trị của mơn
học lịch sử cùng với môn học khác thuộc khoa học xã hội trong việc hình thành nhân
cách tồn diện cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, do chưa quán triệt mục tiêu đào tạo nên
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng vẫn có những thiếu sót cả về nội dung và
phương pháp, đã làm giảm sút chất lượng giáo dục của bộ mơn. Khắc phục tình trạng
này thì u cầu cấp thiết đặt ra là cần phải cải tiến đổi mới cả nội dung và phương
pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tích cực của học sinh.
1.2 Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ là nhu cầu tất yếu của xã hội để đảm bảo cho
con người tiếp tục tồn tại và phát triển. Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói
riêng là một khoa học, đồng thời còn là một nghệ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu
xác định. Đó là việc phải hồn thành nhiệm vụ nâng cao dân trí, phát triển nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài để xây dựng xã hội. Do đó, mỗi giáo viên khơng chỉ cung cấp cho
học sinh những kiến thức đủ về mặt “lượng” mà còn phải đảm bảo về “chất”, giúp các
em phát triển toàn diện các mặt trên.
Ngày nay, đứng trước áp lực lớn từ nhiều phía: yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học, chống lại sự xuống cấp của chất lượng bộ môn, từ phía xã hội, phụ huynh
học sinh và áp lực thi cử, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử luôn là vấn đề
được quan tâm. Trong khi việc dạy và học ở các trường phổ thông đang chịu tác động
nặng nề từ nền kinh tế thị trường, từ tư tưởng coi trọng các môn học khoa học tự nhiên
trong xã hội và đặc biệt đông đảo phụ huynh học sinh. Đa số học sinh không chú trọng
học lịch sử vì tâm lí mơn phụ và sự hạn chế trong cơ hội nghề nghiệp cho các em chọn
ban khoa học xã hội. Trong khi đó sử học lại là môn học không thể thiếu để đảm bảo
cho các em phát triển tư duy, có hiểu biết về nguồn cội, giáo dục tư tưởng, đạo đức,
tỉnh cảm, … và phát triển toàn diện bản thân.
Từ yêu cầu thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chuẩn kiến thức nhằm
mục đích “giảm tải” chương trình, đồng thời, đảm bảo trang bị đủ kiến thức phổ thông


môn lịch sử cho học sinh trước khi bước vào cuộc sống tự lập. Đây không chỉ là biện
1


pháp phù hợp với yêu cầu đổi mới theo hướng tích cực mà cịn có tác dụng phát huy
tinh thần tự giác, chủ động, sáng tạo của các em.
Thêm vào đó, độ tuổi học sinh lớp 10 là một bước chuyển quan trọng khơng
chỉ về tâm lí mà cả về trình độ và khả năng tư duy của học sinh. Việc giáo dục học
sinh lớp 10 có ý nghĩa lớn, chi phối đến phương pháp cà cách thức học của học sinh
suốt những năm học sau. Không những thế, phần lịch sử thế giới cận đại trong chương
trình lịch sử lớp 10 là nội dung đặc biệt quan trọng, chứa đựng nhiều biến cố lớn,
mang tính bước ngoặt và có mối liên hệ mật thiết với những nội dung sau đó. Đây
được xem như phần kiến thức trọng tâm của lịch sử thế giới cận đại, cũng là phần kiến
thức trừu tượng, khó lĩnh hội đối với đa số học sinh.
Nhận thức được điều đó, nhiều giáo viên lịch sử đã áp dụng nhiều hình thức,
phương pháp dạy học khác nhau, nhưng việc sử dụng bài tập nói chung, bài tập so
sánh nói riêng.
1.3 Để đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Đảng và
nhà nước ta coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu, phấn đấu cho mục tiêu
“nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [13:tr.7], xây dựng nền văn
hóa phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó địi hỏi phải đào tạo
tri thức trẻ có sức khỏe, thơng minh sáng tạo, nhận thức đúng đắn về quá khứ hào
hùng của dân tộc, đào tạo nên những con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực, tuyệt
đối chung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Để làm được điều đó thì việc giáo dục hệ thống bài tập nhận thức là hết sức
quan trọng. Nó góp phần giúp học sinh nhận thức, đánh giá đúng đắng về quá khứ của
dân tộc và thế giới một cách khách quan, chính xác, khoa học.
1.4 Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường trung
học phổ thông hiện nay chưa được tiến hành theo quan niệm: “ Kiểm tra và đánh giá
phải là việc xem xét một cách tổng hợp nhận thức, phát triển và kết quả giáo dục của

việc dạy học lịch sử theo dúng yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng bộ môn.”. Để thực
hiện yêu cầu này, vấn đề đặt ra là phải tăng cường sử dụng bài tập trong dạy học lịch
sử nói chung, trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh nói riêng.
1.5 Về phương diện lí luận cũng như thực tiễn dạy học, người ta đang không
ngừng đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, tìm kiếm những phương pháp
2


mới nhằm tối đa hiệu quả của quá trình dạy học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của tình
hình đất nước và thế giới, khi mà số lượng thông tin tăng nhanh, khoa học kỹ thuật
phát triển mạnh mẽ, yêu cầu về năng lực con người ngày càng cao hơn. Cho nên việc
thiết kế và sử dụng bài tập nói chung và bài tập so sánh lịch sử nói riêng là một cơng
việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: XÂY DỰNG VÀ
SỬ DỤNG BÀI TẬP SO SÁNH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC CUỘC
CÁCH MẠNG TƯ SẢN (TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII)”
– LỚP 10 THPT. Làm sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử nâng cao chất lượng và hồn thành mục tiêu giáo dục bộ
mơn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
2.1. Mục tiêu của đề tài.
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận về phương pháp dạy học và thực tiễn dạy học lịch sử ở
trường phổ thơng, đề tài nghiên cứu hướng tới hai mục đích sau:
- Khẳng định quan điểm đúng đắn về bài tập so sánh trong mơn lịch sử ở
trường THPT. Từ đó giúp giáo viên và học sinh nhận thức được vai trò ý nghĩa, sự cần
thiết của của bài tập so sánh trong dạy học lịch sử và xem như một biện pháp quan
trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
hiện nay.
- Xác định khái niệm, phân loại bài tập so sánh, nêu lên những nguyên tắc, quy
trình tiến hành xây dựng bài tập so sánh lịch sử, cũng như hình thức và biện pháp sử

dụng bài tập so sánh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng một cách có hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài.
Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau
đây:
- Xác định nội hàm khái niệm bài tập so sánh, phân loại bài tập so sánh và phân
biệt bài tập nhận thức với câu hỏi và các loại bài tập lịch sử khác thông qua nghiên
cứu các tài liệu lý luận, đồng thời nêu lên ý nghĩa, vai trò của bài tập so sánh trong
dạy học lịch sử với việc thực hiện mục tiêu bộ môn.

3


- Tiến hành điều tra cơ bản về tình hình nhận thức và sử dụng bài tập lịch sử,
bài tập so sánh của giáo viên và học sinh ở trường phổ thơng hiện nay.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu liên quan tới lịch sử
thế giới cận đại, chương Các cuộc cách mạng tư sản ( giữa thế kỷ XVI – cuối thế kỷ
XVIII) lớp 10 trường THPT để tiến hành biên soạn và xây dựng các bài tập so sánh
cần thiết.
- Nêu lên nguyên tắc và các đề xuất phương pháp tiến hành sử dụng bài tập so
sánh sau khi biên soạn và xây dựng trong dạy học khóa trình Lịch sử Lịch sử thế giới
cận đại ( thời kì thứ nhất) ở lớp 10 THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là quá trình xây dựng và sử dụng bài tập so sánh
trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
4. Giới hạn của đề tài.
Trong khuôn khổ của một bài sáng kiến kinh nghiệm, với trình độ, thời gian và
năng lực cho phép nên giới hạn trong phạm vi nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng bài
tập so sánh trong dạy học ở một khóa trình cụ thể, ở một khối lớp cụ thể - Khóa trình
lịch sử thế giới cận đại lớp 10, Chương 1. Các cuộc cách mạng tư sản ( giữa thế kỷ
XVI - Cuối thế kỷ XVIII) - THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập tài liệu: Các tài liệu, tác phẩm, cơng trình nghiên cứu
của các nhà tâm lý học, giáo dục học, giáo dục lịch sử liên quan trực tiếp đến đề tài.
- Phương pháp điều tra cơ bản: Điều tra bằng phiếu câu hỏi đối với học sinh
lớp 10, lớp 11, lớp 12 ở trường THPT. Qua đó xử lí thơng tin, rút ra kết quả về thực
tiễn dạy học lịch sử và việc sử dụng bài tập so sánh lịch sử ở trường phổ thông.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn giáo viên dạy lịch sử ở một số
trường để từ đó tổng hợp các ý kiến đưa ra nhận xét đánh giá về thực trạng dạy học
lịch sử hiện nay và sự hiểu biết về bài tập so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT
qua một bài lịch sử cụ thể.
II. PHẦN NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận.

1.1. Quan niệm về “Bài tập so sánh”.
4


Ở bất kì một mơn học nào cũng phải có bài tập, việc xây dựng và sử dụng bài
tập tùy thuộc vào đặc trưng và nội dung khoa học của mỗi môn học, yêu cầu của
bài tập ở từng môn học cũng khác nhau.
Để hiểu được bài tập so sánh lịch sử, trước hết phải hiểu khái niệm “bài tập” và
“ Bài tập lịch sử”. Theo nghĩa chung nhất, khái niệm bài tập ( tiếng Anh: “Exercise”,
tiếng Pháp: “ Exercice” và tiếng Nga: “ Uprêjniê”) dùng để chỉ một hoạt động thể chất
và tinh thần (trí tuệ): Bài tập thể dục bài tập xướng âm … Trong lĩnh vực dạy hoc: “
Bài ra cho học sinh vận dụng những điều đã học và những yêu cầu được đưa ra trong
qúa trình dạy học, địi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này toàn bộ hay
về từng phần khơng ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm được đưa ra”.
Theo “từ điển tiếng Việt” khái niệm “bài tập” có nghĩa là “ bài ra cho học sinh làm để
vận dụng những điều đã học. Ví dụ, bài tập Đại số; ra bài tập ; làm bài tập”.
Vậy bài tập lịch sử là khái niệm chỉ một hệ thông tin xác định về tổ chức q trình

dạy học lịch sử ở phổ thơng khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh
trên các lĩnh vực học thức ( khoa học và tư tưởng ), cảm xúc - tình cảm và kỹ năng.
Tiến sĩ Trần Quốc Tuấn đã đề cập Bài tập so sánh trong “ Bài tập lập bảng so
sánh, đối chiếu, liên hệ phức tạp hơn loại bài tập vẽ đồ thị, lập niên biểu; bởi vì nó
địi hỏi học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện, phát triển kỹ năng tư duy và thực
hành bộ môn. Loại bài tập này đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc của phương
pháp luận, như so sánh đối chiếu, liên hệ tránh sai lầm thường gặp về bệnh công thức
giáo điều…”
Từ các nhận định trên có thể rút ra được khái niệm bài tập so sánh lịch sử. Loại
bài tập này địi hỏi học sinh phải biết cách tìm tịi sáng tạo trong nhận thức lịch sử , để
đối chiếu sự kiện, hiện tượng nhân vật này với sự kiện, hiện tượng, nhân vật khác để
từ đó rút ra điểm tương đồng và khác biệt. Bài tập so sánh là bài tập lịch sử được sử
dụng trong nhiều khâu dạy học và dùng để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập lịch
sử của học sinh trên các lĩnh vực nhận thức (khoa học và tư tưởng), tình cảm, thái độ
và kỹ năng .
Như vậy từ nội hàm khái niệm bài tập so sánh có thể rút ra một số đặc trưng của bài
tập so sánh :
- Bài tập so sánh lịch sử là một bài tập lịch sử.
5


- Bài tập so sánh mang tính liên hệ, tái hiện và đối chiếu.
-Giải quyết bài tập so sánh sẽ củng cố kiến thức cũ liên hệ được với kiến thức mới,
đi sâu vào nghiên cứu bản chất sự vật, hiện tượng và mối liên hệ giữa các sự vật hiện
tượng với nhau.
1.2. Phân loại bài tập so sánh.
Trên cơ sở phân loại bài tập lịch sử của Tiến sĩ Trần Quốc Tuấn gồm ba loại
chính:
- Thứ nhất, nhóm bài tập nhận biết lịch sử.
- Thứ hai, nhóm bài tập nhận thức lịch sử.

- Thứ ba, nhóm bài tập thực hành lịch sử.
Bài tập so sánh có những đặc điểm của ba loại bài tập trên, trên cơ sở phù hợp với
trình độ và điều kiện học tập lịch sử THPT ở nước ta có các loại sau:
1.Bài tập so sánh phân tích bản chất sự kiện hiện tượng lịch sử ( tiến bộ, phản
động, bản chất giai cấp)
2. Bài tập so sánh để rút ra được mối quan hệ nhân quả của các sự kiện lịch sử.
3. Bài tập so sánh cho thấy tính kế thừa giữa các sự kiện lịch sử, giai đoạn và
thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử.
4. Bài tập so sánh tìm hiểu khuynh hướng phát triển qua 2 sự kiện hoặc nhiều
sự kiện, các giai đoạn hay thời đại lịch sử.
5. Bài tập so sánh bồi dưỡng tư tưởng tình cảm thái độ qua nhận định đánh giá
hai hay nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử.
6. Bài tập so sánh rút ra cái chung, cái riêng cái giống nhau và khác nhau, tiêu
biểu và đặc thù của các sự kiện, thời kì lịch sử.
7. Bài tập so sánh ở thực địa và bảo tàng, tìm hiểu trình độ đời sống tinh thần
xã hội.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của bài tập so sánh trong dạy học lịch sử ở trường
THPT.
Việc thiết kế và sử dụng bài tập so sánh trong dạy học lich sử ở trường phổ
thơng vai trị và ý nghĩa quan trọng trong hình thành tri thức, giáo dục và phát triển
học sinh.
Thứ nhất, đối với sự hình thành tri thức của cho học sinh:
6


Khi giải quyết các bài tập so sánh, học sinh nắm được các kiến thức lịch sử một
cách sâu sắc hơn. Việc giải quyết các bài tập so sánh phải nắm vững những kiến thức
cơ bản của nội dung bài học. Từ đó học sinh sẽ nắm vững được những khái niệm lịch
sử, quy luật lịch sử …một cách chắc chắn hơn.
Thơng qua giải quyết những tình huống bài tập mới, kiến thức của học sinh

một lần nữa được tái hiện. Học sinh có thể nắm được phương thức hợp lý của hoạt
động trí tuệ trong q trình nhận thức nhờ đó có thể cá nhân hóa trong q trình dạy
học. Bài tập so sánh giúp nâng cao kiến thức chung cho học sinh, đồng thời nắm rõ
hơn bản chất của sự kiện hiện tượng …ngồi ra cịn có kiến thức liên nghành.
Vai trò của bài tập so sánh đã được khẳng định: “Kiến thức sẽ được nắm vững
thực sự nếu học sinh có thể vận dụng một cách thành thạo chúng vào việc hoàn thành
những bài tập lý thuyết và thực hành”. I F. Khalamop cũng đã từng đề cập: “ Chỉ có
một hệ thống bài tập các bài luyện tập, địi hỏi học sinh phải có những phương pháp
đa dạng để tiếp thu tài liệu học tập và căng thẳng trí tuệ cao mới cho phép đạt được
những kiến thức sâu sắc và bền vững”.
Thứ hai, đối với nhiệm vụ giáo dục:
Bài tập so sánh tạo được hứng thú cho học sinh, tạo được sự lôi cuốn học sinh
phát biểu ý kiến, xây dựng câu trả lời. Từ câu trả lời học sinh có thể nhận thức được
tính chất tiến bộ thời đại, đánh giá đúng sai, tính chất chân thực của sự kiện, hiện
tượng.
Bài tập so sánh giúp cho việc tạo dựng niềm tin và thế giới quan khoa học dễ
dàng hơn.
Bài tập so sánh hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp, phấn đấu cho
lý tưởng, kỹ năng của công tác nghiên cứu nghiên cứu khoa học, rèn luyện tinh thần
kiên nhẫn, tinh thần hợp tác hay là hoạt động độc lập trong từng yêu cầu của bài tập so
sánh.
Thứ 3, đối với nhiệm vụ phát triển :
Bài tập so sánh giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy và kỹ năng thực hành
bộ môn.
Rèn luyện các thao tác như tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá…
hình thành khái niệm lịch sử, quy luật lịch sử … Bài tập so sánh phát triển kỹ năng vẽ
7


biểu đồ, lập bảng so sánh…rèn luyện một số kỹ năng về nghiên cứu lịch sử, kỹ năng

thuyết trình diễn đạt ý kiến của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn.
Để tìm hiểu tình hình bài tập nhận so sánh trong dạy học lịch sử hiện nay ở
trường THPT, tôi đã trực tiếp phỏng vấn trao đổi với một số giáo viên và học sinh ở
trường THPT trong huyện để thu thập thông tin, làm căn cứ thực tiễn đề tài.
2.1 Đối với giáo viên.
Thông qua dự giờ, gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên lịch sử trường THPT
Trường Chinh và các giáo viên trường THPT Eah’Leo.
Những giáo viên mà tơi có dịp dự giờ, gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn trên đều
tham gia công tác giảng dạy lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và phương pháp dạy học
tốt. Qua các ý kiến của họ và qua tìm hiểu hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập so sánh
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay tơi rút ra một số kết luận như sau:
Đã có một số giáo viên nhận thức đầy đủ về bài tập so sánh, nhưng có một số
giáo viên phủ nhận bài tập so sánh trong dạy học lịch sử, bởi lẽ họ quan niệm trong
dạy học lịch sử ở trường THPT khơng có bài tập.
Do chưa hiểu đầy đủ về bài tập so sánh, khơng xác định được ví trí, ý nghĩa của
nó dẫn đến tình trạng ít hoặc khơng sử dụng bài tập so sánh trong dạy học lịch sử,
thậm chí có giáo viên khơng bao giờ biết đến bài tập, chỉ dừng lại ở mức độ các câu
hỏi để học sinh giải quyết vấn đề và coi các câu hỏi đó như bài tập. Ở một số giáo viên
đã sử dụng bài tập so sánh nhưng do phương pháp sử dụng còn hạn chế.
2.2 Đối với học sinh.
Trong thời gian giảng dạy, tơi đã có dịp tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với học
sinh lớp 10 trường THPT Trường Chinh để tìm hiểu tình hình dạy học lịch sử hiện
nay. Có em u thích mơn lịch sử và cho rằng học lịch sử thú vị nhưng một số cho
rằng học lịch sử cảm thấy không thú vị, thậm chí quả tải và mang tính chất áp đặt. Các
giáo viên rất ít khi sử dụng bài tập, nhất là bài tập so sánh. Giờ học của các em rất tẻ
nhạt, khơng lơi cuốn, có thầy cơ chỉ dạy bằng cách đọc và chép, không đề cập nhiều
đến các sự kiện lịch sử, ít sử dụng những câu chuyện về các sự kiện và các nhân vật
lịch sử. Từ đó, việc tạo biểu tượng cho học sinh rất hạn chế. Thơng qua thống kê kết
quả phiểu điều tra có 34% học sinh u thích mơn lịch sử, cịn lại 66% khơng thích

8


học mơn lịch sử trong đó lí do chủ yếu vì đó là một học bắt buộc, phải học bài và ghi
chép nhiều, vì giáo viên dạy khơng khác gì sách giáo khoa… Khi hỏi các em về việc
sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học ở trường phổ thơng thì các em đã đưa ra lựa
chọn của mình có 32% cho rằng việc sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học là cần
thiết, 50% không cần thiết, 18% với ý kiến không cần thiết và khi hỏi các em trong
dạy học lịch sử giáo viên có sử dụng bài tập lịch sử không? 14% giáo viên thường
xuyên sử dụng bài tập lịch sử trong dạy học, 56% thỉnh thoảng sử dụng, 18% hiếm
khi, 12% không yêu cầu. Trong dạy học lịch sử các thầy cơ rất ít khi đặt các câu hỏi
yêu cầu so sánh, đối chiếu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử với nhau hay là
liên hệ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật tới hiện nay. Kết quả điều tra chỉ có 26% ý
kiến học sinh cho rằng giáo viên sử dụng bài tập so sánh trong dạy học. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình dạy và học lịch sử ở trường phổ thơng.
Từ việc điều tra trên, có thể rút ra kết luận, khơng phải học sinh khơng u
thích môn lịch sử mà chủ yếu là do giáo viên chưa chú ý đến phương pháp dạy học
cho học sinh dẫn đến khơng phát huy được tính tích cực học tập của các em, làm cho
các em không hứng thú học tập bộ môn.
Trong dạy học lịch sử, học sinh là chủ thể nhận thức, học sinh phải tự mình tìm
ra kiến thức bằng sự nỗ lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của người thầy. Để thực
hiện đầy đủ vai trị chủ thể của mình, khi tham gia vào q trình học, các em phải có
hứng thú với tri thức nhận được, có ý thức trách nhiệm với việc học của mình và tham
gia tích cực trong suốt quá trình học. Học sinh phải tự tham gia thực hiện nhiệm vụ
học tập bằng tất cả khả năng, tri thức và kinh nghiệm sống mà mình đã có. Người thầy
là người hướng dẫn các em đọc SGK, tài liệu tham khảo và bằng các biện pháp dạy
học mới như trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm.... Trong đó việc sử dụng bài tập so
sánh là một biện pháp hữu hiệu để phát triển tư duy, gây hứng thú học tập cho học
sinh và nâng cao hiệu quả giáo dục bộ mơn.
Tóm lại, việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn dạy học lịch sử ở trường

THPT có liên quan đến bài tập so sánh là cơ sở quan trọng định hướng cho việc xây
dựng nội dung và xác định hình thức, phương pháp, biện pháp sử dụng bài tập so sánh
trong dạy học khóa trình Lịch sử thế giới cận đại, Chương I: Các cuộc cách mạng tư
sản ( Từ giữa thế kỉ XVI – cuối thế kỉ XVIII).
9


3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
3.1. Mục tiêu của giải pháp.
Khẳng định quan điểm đúng đắn về bài tập so sánh trong môn lịch sử ở trường
THPT. Từ đó giúp giáo viên và học sinh nhận thức được vai trò ý nghĩa, sự cần thiết
của của bài tập so sánh trong dạy học lịch sử và xem như một biện pháp quan trọng
góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện
nay.
Xác định khái niệm, phân loại bài tập so sánh, nêu lên những nguyên tắc, quy
trình tiến hành xây dựng bài tập so sánh lịch sử, cũng như hình thức và biện pháp sử
dụng bài tập so sánh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông một cách có hiệu quả.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện.
3.2.1. Quy trình thiết kế bài tập so sánh.
Gồm những bước cơ bản sau:
Bước thứ nhất, xác định mục đích xây dựng bài tập so sánh lịch sử, phân loại
bài tập lịch sử cho từng đơn vị kiến thức ví dụ như: Bài tập so sánh cho từng mục,
phần, bài, chương…Bài tập hình thành kỹ năng và kỹ xảo, bài sử dụng trên lớp hay
bài về nhà.
Bước thứ hai, xác định những kiến thức cơ bản, cần thiết để thiết kế bài tập lịch
sử dựa vào chương trình sách giáo khoa.
Bước thứ ba, xác lập hệ thống bài tập so sánh qua từng đơn vị kiến thức, từng
bài, từng chương, từng khóa trình.
Bước thứ tư, xác định nguồn tài liệu cần thiết để xây dựng phục vụ cho nghiên
cứu, tìm hiểu, lựa chọn, xây dựng bài tập so sánh dựa vào nội dung trong sách giáo

khoa lịch sử ( cả kênh hình, kênh chữ, bài đọc thêm), trích dẫn trong sách giáo khoa,
tài liệu tham khảo ( tài liệu viết, tranh ảnh), hiện vật…
Bước thứ năm, tiến hành xây dựng bài tập so sánh thể hiện được mục đích của
giáo viên đáp ứng được những yêu cầu trong xây dựng bài tập so sánh.
Bước thứ sáu, kiểm tra bài tập so sánh và lập kế hoạch sử dụng.
Sáu bước này phải được thực hiện một cách trình tự, phải liên hệ chặt chẽ, là một hệ
thống. Thực hiện tuần tự từng bước một, bước trước là tiền đề cơ sở cho bước sau nối
tiếp thực hiện và đặt cơ sở cho bước sau.
10


Có thể mơ tả các bước thiết kế bài tập so sánh bằng sơ đồ dưới đây, trong đó nêu rõ cụ
thể từng bước và mối quan hệ giữa các bước với nhau.

Xác dịnh
định mục
dựng
bàibài
tập
Xác
mụcđích
đíchxây
xây
dựng
tậplịch
lịchsửsử
Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nâng cao chất lượng dạy bộ mơn

Nghiên cứu chương trính sách giáo
khoa lịch sử

Lựa chọn những kiến thức cơ bản cần xây dựng bài tập

Xác lập hệ thống các loại bài tập
so sánh
lịch sử
Phù hợp với từng loại kiến thức bài chương

Xác định nguồn tài liệu để xây dựng
bài tập
so sánh lịch sử
Thông qua nhiều nguồn khác nhau(SGK, tài liệu tham khảo)

Tiến hành xây dựng bài tập so sánh
lịch sử
Đảm bảo nguyên tắc, yêu cầu xây dựng

Kiểm tra bài tập và lập kế hoạch
sử dụng

11


3.2.2. Minh họa việc xây dựng bài tập so sánh trong dạy học Chương “Các
cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)” - lớp 10
THPT.
3.2.2.1. Vị trí,mục tiêu, các nội dung cần so sánh của chương.
Vị trí : Trong sách giáo khoa lớp 10 chương trình chuẩn, sau kết thúc
phần lịch sử Việt thời cổ trung, Chương I: Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa
thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), mở đầu cho phần lịch sử thế giới cận đại,
có ý nghĩa là nền tảng, quy định những diễn biến tiếp theo của sự phát triển lịch

sử. Có hiểu được sự ra đời, phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản mới có
thể hiểu được sự hình thành, phát triển mạnh mẽ của các nước Âu Mĩ ( Đầu thế
kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) ở chương II và phong trào công nhân ở chương III.
Nội dung cơ bản: Trước khi xây dựng hệ thống bài tập so sánh, chúng
ta cần xác định nội dung của chương. Dạy học phần lịch sử thế giới cận đại,
chương Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI – cuối thế kỉ XVIII) lớp
10 THPT, học sinh cần phải nắm được những vấn đề cơ bản sau:
Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại trong chương trình lớp 10 ( chương
trình chuẩn) bắt đầu từ cách mạng tư sản Hà Lan (1566) và cách mạng tư sản Anh thế
kỷ XVII, kéo theo các cuộc cách mạng tư sản sau đó cho đến cuối thế kỉ XIX. Phần
lịch sử này cung cấp cho học sinh những kiến thức về đấu tranh giai cấp và cách mạng
trong lịch sử nhân loại, sự xác lập của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một bước ngoặt mới
trong lịch sử nhân loại.
Nội dung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đã giúp cho học sinh hiểu
được rằng ngay từ thời trung đại, ở châu Âu đã diễn ra quá trình tích lũy tư bản bằng
nhiều con đường khác nhau. Chủ nghĩa tư bản ra đời trong lòng chế độ phong kiến. Sự
phát triển của nền kinh tế Tâu Âu đã dẫn đến bước chuyển từ chế độ phong kiến sang
chế độ tư bản. Do công thương nghiệp phát triển, giai cấp tư sản trở thành giai cấp có
thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị về chính trị vì chế độ chính trị chưa phục vụ
cho quyền lợi của nó, những tiền đề của CMTS đã hình thành. Giai cấp tư sản muốn
lật đổ chế độ phong kiến đã lạc hậu, lỗi thời để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và
xác lập địa vị thống trị của mình.

12


Từ thời hậu kì trung đại, mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ
nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến nảy sinh và cuộc đấu tranh đã diễn ra trên lĩnh
vực tư tưởng, văn hóa dọn đường cho các cuộc cách mạng tư sản. Đầu tiên ở vùng đất
thấp Hà Lan(1566) và sau đó là xứ sở sương mù nước Anh (1640). Nối tiếp theo dòng

thắng lợi cách mạng tư sản, cách mạng tư sản của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
(1787) giành thắng lợi và nền quân chủ chuyên chế Pháp (1789) cũng bị sụp đổ.
Thông qua bản “ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”, “ Tuyên ngôn độc lập”, bằng
các hoạt động, và chính sách cụ thể ... các cuộc cách mạng đã nêu cao lí tưởng về con
người, địi tự do, bình đẳng bác ái, xóa bỏ những quan hệ mang tính giai cấp và đẳng
cấp như quan hệ giữa quý tộc và bình dân, giữa lãnh chúa và nơng nơ. Đó chính là
ước mơ và lí tưởng cao quý của con người trên con đường đấu tranh chống phong
kiến, giải phóng giai cấp mình, tư sản đã phát hiện và nêu cao những khái niệm về dân
tộc và tự do.
Các cuộc cách mạng tư sản đã thủ tiêu chế độ phong kiến ở những mức độ
khác nhau: xóa bỏ các hình thức thuế, các đặc quyền phong kiến và cùng với nó là
chính quyền chun chế. Trên cơ sở đó, giai cấp tư sản lên cầm quyền và xây dựng
cho mình chính quyền mới. Tuy nhiên, những mơ hình nhà nước ở các quốc gia tư sản
mới ra đời cũng khác nhau tùy thuộc vào tính triệt để của cách mạng tư sản nổ ra ở
nước đó và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Các cuộc cách mạng tư
sản thành công đã dần xác lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi trên tồn
thế giới, mở ra thời kì mới cho lịch sử nhân loại.
Để lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã tiến hành thực hiện cuộc cách
mạng dưới nhiều hình thức: Nội chiến ở Anh, đấu tranh giải phóng dân tộc ở Hà Lan,
Bắc Mĩ, kết hợp giữa nội chiến và chống ngoại xâm ở cách mạng tư sản Pháp …
những mơ hình chính thể được thiết lập trong thời cận đại và trở thành những mơ hình
chính trị tiêu biểu của thế giới, các nhà nước tư bản.
Trong cách mạng tư sản, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp tư
sản và đúng như nhận định của Mác về sức mạnh của quần chúng nhân dân đây là
động lực để thúc đấy tiến trình lịch sử. Giai cấp tư sản đã đứng ra đảm nhiệm lãnh đạo
quần chúng là điểm tiến bộ. Tuy nhiên giai cấp tư sản khi tiến hành cách mạng thành
cơng sẽ thiết lập chính quyền của tư sản, khơng phải vì nhiệm vụ giải phóng nhân dân
13



lao động khỏi ách áp bức, bóc lột mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức
bóc lột khác, tinh vi hơn, vô nhân đạo để thu được lợi nhuận cao nhất.
Từ những nội dung trên giáo viên hình thành cho học sinh những khái niệm
lịch sử: Cách mạng tư sản, quân chủ lập hiến, cách mạng tư sản bảo thủ, cách mạng tư
sản triệt để, giai cấp tư sản, giai cấp vô sản, phong trào giải phóng dân tộc, chế độ nơ
lệ…
Học sinh có thể thấy rõ được tính ưu việt của chế độ tư bản cho với chế độ
phong kiến, thấy được tính chất hai mặt của tư sản và thấy được tiến trình phát triển
của lịch sử, sự thay thế của của các hình thái xã hội. Học sinh có thái độ đúng đắn khi
đánh giá về chủ nghĩa tư bản, tình cảm đối với các tầng lớp nhân dân lao động, bảo vệ
chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên đây là những nội dung kiến thức quan trọng để giáo viên định hướng cho
học sinh tìm hiểu trong qua trình dạy học chương “ Các cuộc cách mạng tư sản ( từ
giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)”. Đó cũng là những kiến thức cơ bản mà học
sinh cần phải nắm vững để có nền tảng tiếp thu những vấn đề liên quan trong giai
đoạn lịch sử tiếp theo.
Các nội dung cần so sánh.
Bài
Bài 29.

Mục
1.Cách mạng Hà Lan

Nội dung xây dựng bài tập so sánh
- Ý nghĩa Cách mạng Hà Lan.

Cách

- Đạo Canvanh và Kitô giáo.


mạng Hà
Lan và

2. Cách mạng tư sản Anh

- Ưu thế của công trươngg thủ công trong nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa.

cách mạng

- Kinh tế công thương nghiệp hai miền Nam-

tư sản Anh

Bắc.
- Tầng lớp quý tộc mới và quý tộc cũ, quý tộc
mới và tư sản.
- 2 giai đoạn của cuộc cách mạng, giải thích
ưu thế vượt trội của quân quốc hội trong giai
đoạn hai nội chiến.
- 2 sự kiện : 30/1/ 1649 và 12/1688, nội dung
của hai sự kiện, kết quả, tác động.
14


- Ý nghĩa của cách mạng Anh.
- Các thể chế hính trị Quân chủ chuyên chế,
quân chủ lập hiến, Độc tài quân sự với quân
chủ lập hiến.
- Thể chế chính trị Anh trong đương đại so với

thể chế chính trị Anh xác lập sau cuộc cách
mạng.

Bài 30.

1.Sự phát triển của chủ nghĩa - Kinh tế công thương nghiệp hai miềnNam -

Chiến

tư bản

Bắc của 13 ban thuộc địa.

tranh

- Chế độ nô lệ tồn tại ở Bắc Mĩ.

giành độc

- Chính sách cai trị của thưc dân Anh ở Bắc

lập Bắc

Mĩ so với thực dân Tây Ban Nha đối với Hà



Lan.
2. Diễn biến chiến tranh và - Nội dung, kết quả của hai đại hội lục địa.
sự thành lập hợp chủng quốc - Tuyên ngôn độc lập Mĩ, nội dung tư tưởng, ý

Mĩ.

nghĩa hạn chế.

3. Kết quả, ý nghĩa của cuộc - Thể chế chính trị Mĩ và sự khác biệt so với
chiến tranh giành độc lập.
Bài 31
Cách

thể chế chính trị Anh.

1. Tình hình

- Nơng nghiệp Pháp trước cách mạng.

kinh tế xã hội

- Sự phát triển của công thương nghiệp.

mạng tư

I. Nước

- Chế độ dẳng cấp

sản Pháp

Pháp

- Các Đẳng cấp trong xã hội: Tăng lũ, quý tộc,


cuối thế kỉ trướcCách
XVIII

đẳng cấp thứ ba.

mạng
2. Cuộc đấu

- Nội dung của triết học ánh sáng, những tư

tranh trên lĩnh

tưởng phê phán giáo hội ki tô giáo.

vực tư tưởng.

- Vai trò của triết học ánh sáng qua việc dọn
15


đường cho cách mạng tư sản diễn ra.

II. Tiến

1.Cách mạng

- Nền quân chủ lập hiến xác lập 1789.

trình cách


bùng nổ và sự

- Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nội

mạng

xác lập nền

dung, hạn chế.

quân chủ lập
hiến.
2. Tư sản công

- Sự thiết lập nền cộng hồ.

thương cầm

- Các chính sách của phái Gi-rông-đanh ban

quyền

bố.
- Phái Gia-cô-banh đấu tranh chống lại phái
Gi-rông-đanh.

3. Nền chuyên

- Nội dung các chính sách do chính quyền


chính Gia-cơ-

Gia-cơ-banh ban bố.

banh, đỉnh cao

- Vai trị của Ropespie trong cách mạng tư sản

của cách mạng.

Pháp.

4. Thời kì thối

- Chế độ đốc chính và các chính sách phản

trào.

động được thi hành.
- Nến độc tài quân sự được thiết lập. Năm
1804, phục hồi chế độ quân chủ do Na-pô-lêông cầm quyền.

III.

Ý

-Vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản và động

nghĩa của


lực đấu tranh của tầng lớp nhân dân .

cách mạng

- Cách mạng tư sản Pháp là một cuộc



cáchmạng triệt để.

sản

Pháp
3.2.2.2. Minh họa bài tập so sánh.
16


Nhằm làm rõ việc xây dựng nội dung các bài tập so sánh, tôi lựa chọn minh
hoạ hệ thống bài tập trong ba bài học nằm trong phần ba Lịch sử thế giới cận đại,
chương các cuộc cách mạng tư sản ( giữa thế kỉ XVI - cuối thế kỉ XVIII). Hệ thống
bài tập dẫn chứng dưới đây, được thực hiện theo trình tự và mục tiêu sau đây:
-

Một là số lượng bài tập đầy đủ, phù hợp với nội dung bài học và trình độ của
học sinh.

-

Hai là bài tập được xây dựng để củng cố nâng cao trình độ nhận thức của học

sinh từ lớp dưới lên lớp trên.

-

Ba là bài tập thể hiện tính tồn diện của lịch sử và yêu cầu của việc học tập, bộ
môn ở trường trung học phổ thông.
Các bài tập cụ thể trong chương trình này đưa ra hệ thống bài tập trong từng
bài cụ thể và bài tập tổng hợp chương nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái
độ.
Bài : Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Bài tập 1. Cách mạng Hà Lan và cách mạng tháng 8/ 1945 đều là những cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc nhưng lại có những nét khác biệt. Em hãy làm rõ nét tương
đồng và khác biệt của hai cuộc cách mạng này?
Bài tập 2. Bằng những hiểu biết cuả mình em hãy chứng minh hnhững nội dung tư
tưởng của đạo Canvanh có những nét tiến bộ so với tư tưởng giáo hội Kitơ giáo.
Bài tập 3. Vì sao cơng trường thủ công vượt xa hơn so với phường thủ công? Tác
động của hình thức này đối với nền kinh tế và xã hội nước Anh?
Bài tập 4. Kinh tế hai miền Nam – Bắc nước Anh khác nhau, nhưng hỗ trợ lẫn nhau
giúp nền kinh tế Anh đứng đầu thế giới, em hãy phân tích đặc điểm kinh tế hai miền
Nam – Bắc, và mối quan hệ của chúng.
Bài tập 5. Em hãy làm rõ nhận định vào thế kỉ XVII, kinh tế hàng hải đã vượt qua các
nước trong khu vực.
17


Bài tập 6. Trong cách mạng tư sản Anh (1640), xuật hiện tầng lớp quý tộc, cùng với
giai cấp tư sản liên minh chống lại quý tộc và triều đình phong kiến. Em hãy phân tích
đặc điểm của các giai cấp: quý tộc, quý tộc mới và tư sản. Từ đó hãy rút ra nhận xét về
thái độ của các giai cấp trong cách mạng.

Bài tập 7. Đội quân “sườn sắt” dưới sự chỉ huy của Crôm-Oen đã phát huy được vai
trị của mình trong giai đoạn 2 của cuộc cách mạng (1645-1649). Bằng những hiểu
biết của mình hãy làm rõ sự vượt trội của đội quân này với đội qn nhà vua.
Bài tập 8. Em có nhận xét gì về hai sự kiện: Vua Saclơ(I) bị xử tử 30/1/1649 và vua
Giêm(II) bị phế truất ?
Bài tập 9. Em hãy so sánh chế độ quân chủ chuyên chế Anh dưới thời vua Saclơ
(I ) với chế độ quân chủ lập hiến do Vinhem-Oranger đứng đầu 12/1688?
Bài tập 10. Vì sao Vinhem-Oranger, quốc trưởng Hà Lan được chọn làm vua thay cho
vua Giêm (II) thuộc dòng Stiuac? Sự thay thế này có phù hợp hay khơng?
Bài tập 11. Nền qn chủ lập hiến ở Anh được thiết lập sau cách mạng tư sản(1640) so
với nền quân chủ lập hiến hiện tại có sự thay đổi hay khơng? Từ đó rút ra nhận xét về
thể chế chính trị Anh.
Bài tập 12. So với cách mạng Hà Lan, cách mạng tư sản Anh đã tiến thêm một bước
mới, mở rộng con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Em hãy làm rõ nhận định
trên.
Bài: Chiến tranh giành độc lập ở 13 bang thuộc địa Anh, ở Bắc Mĩ
Bài tập 13. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ra đời như thế nào? Có sự thay đổi như thế
nào đối so với khi Côlômbô phát hiện ra châu Mĩ?

18


Bài tập 14. Em hãy phân tích đặc điểm kinh tế hai miền Nam – Bắc của 13 bang thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ. Vì sao có sự khác biệt giữa hai vùng miền?
Bài tập 15. Em hãy nêu các giai tầng trong xã hội 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ,
có điểm gì khác so với xã hội Anh. Từ đó xác định vai trị cách mạng của các giai tầng
này có ảnh hưởng như thế nào tới tiến trình của cách mạng?
Bài tập 16. Vì sao tới giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh giành độc lập, quân thuộc địa
giành thế chủ động và nhanh chóng giành thắng lợi?
Bài tập 17. Tuyên ngôn độc lập Mĩ ra đời (1776) với những tư tưởng tiến bộ thời đại,

có nét tương đồng và khác biệt so với Tuyên ngơn độc lập (2/9/1945) do Hồ Chí Minh
viết, bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ nhận định trên.
Bài tập 18. Em hãy vẽ sơ đồ Thể chế chính trị của Mĩ và so sánh với thể chế chính trị
Anh, rút ra nhận xét.
Bài tập 19. Vẽ sơ đồ về cơ cấu quyền lực của chính phủ Mĩ và so sánh cơ cấu quyền
lực đó với cơ cấu quyền lực của chính phủ hiện nay có gì thay đổi.
Bài tập 20. Chiến tranh giành độc lập ở các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có điểm gì giống
và khác so với CMTS Anh thế kỉ XVII?
Bài tập 21. Hãy lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản: Hà Lan, Anh, Mĩ theo
yêu cầu sau:
Nước
Các nội dung

CMTS

CMTS Anh

Hà Lan

Chiến tranh giành
độc lập ở Bắc Mĩ

Mục tiêu,
nhiệm vụ
Động lực
cách mạng
Hình thức
19



Kết quả
Bài tập 22: Em hãy sưu tầm tranh ảnh tư liệu về các nhân vật lịch sử sau: Crôm-Oen,
Oasinhtơn. Rút ra điểm chung giữa các nhân vật này.
Bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Bài tập 23. Em hãy so sánh nền kinh tế Pháp với nền kinh tế Anh trên các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Vì sao nền nơng nghiệp Pháp lạc hậu nhưng
cơng nghiệp Pháp phát triển?
Bài tâp 24. Em hãy làm rõ sự khác nhau giữa quý tộc Pháp với quý tộc Anh, từ đó xác
định thái độ chính trị của giai cấp này trong tiến trình cách mạng?
Bài tập 25. Chế độ đẳng cấp ở Pháp khác gì so với chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ, thông
qua sơ đồ đẳng cấp em có nhận xét gì về xã hội nước Pháp trước Cách mạng?
Bài tập 26. Từ những hiểu biết của em về tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp trước
cách mạng, chứng minh nhận định cách mạng tư sản Pháp nổ ra từ sự khốn cùng và
phồn vinh.
Bài tập 27. Em hãy làm rõ điểm tương đồng và khác biệt của các bộ phận trong giai
cấp tư sản trong cách mạng tư sản Pháp, từ đó nhận xét thái độ các bộ phận này trong
tiến trình cách mạng.
Bài tập 28. Em hãy vẽ sơ đồ đẳng cấp ở Pháp, trình bày những nét tiêu biểu về các
đẳng cấp và nêu lên mối quan hệ giữa các dẳng cấp trong xã hội nước Pháp trước cách
mạng.
Bài tập 29. Trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, vai trò
của quần chúng nhân dân đều được thể hiện hết sức rõ ràng. Thông qua các sự kiện
20


trong tiến trình cách mạng em hãy chứng minh nhận định trên. Ở giai đoạn nào vai trò
quần chúng nhân dân được phát huy cao nhất?
Bài tập 30. Em hãy làm rõ những điểm tiến bộ của triết học Ánh sáng so với giáo hội
kitơ giáo. Vì sao triết học Ánh sáng đã dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản Pháp
(1789)?

Bài tâp 31. Em hãy phân tích nội dung của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
của Pháp, so sánh với nội dung tư tưởng tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 của nước ta.
Bài tập 32. Em hãy làm rõ điểm giống và khác nhau giữa đẳng cấp và giai cấp. Đẳng
cấp thứ 3 ở Pháp đóng những vai trị gì trong cuộc cách mạng tư sản 1789?
Bài tập 33. Em hãy vẽ sơ đồ tiến trình cách mạng tư sàn Anh (1640) và cách mạng tư
sản Pháp (1789). Giải thích vì sao cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư
sản triệt để?
Bài tập 34. Hãy lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản: Anh, Mĩ, Pháp theo
những nội dung yêu cầu sau:
Nước

Anh



Pháp

Các nội dung
Mục tiêu,
nhiệm vụ
Động lực
cách mạng
Hình thức
Kết quả
Bài tập 35. Cái chết của vua Lui XVI và Rôpespie đã để lại những ý nghĩa khác nhau,
em hãy làm rõ nhận định trên.

21



Bài tập 36. Em hãy sưu tầm tranh ảnh tư liệu về các nhân vật lịch sử sau: Sác-lơ(I),
Lui-XVI từ đó rút ra những điểm tương đồng của các nhân vật.
Bài tập 37. Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình phát triển đi lên của cách mạng tư sản
Anh và Pháp. Lí giải vì sao cách mạng tư sản Pháp triệt để hơn cách mạng tư sản
Anh?
Bài tập 38. Tại sao nói những chính sách của phái Gia- cơ - banh ban hành tiến bộ hơn
phái Gi-rơng-đanh? Em có nhận xét gì về những chính sách đó?
Bài tập 39. Hãy chứng minh nhận định Cách mạng tư sản Anh đi theo tiến trình hình
con lắc đơn, cách mạng tư sản Pháp đi theo đường thẳng. Những yếu tố nào chi phối
tiến trình cách mạng ở hai nước này.
3.2.3. Các biện pháp sử dụng bài tập so sánh trong dạy học Chương “Các
cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)” - lớp 10
THPT.
Sử dụng bài tập so sánh trong dạy học trường lịch sử ở trường phổ thơng có ý
nghĩa to lớn đến tồn bộ q trình dạy và học. Khơng chỉ dừng lại ở việc thiết kế và
xây dựng bài tập so sánh mà cần phải xác định cách sử dụng bài tập so sánh như thế
nào để phát huy hết tác dụng của nó. Dựa vào phân chia các loại bài tập lịch sử để đưa
ra cách sử dụng của bài tập so sánh.Tác giả Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị căn cứ
vào quan niệm về vị trí, yêu cầu, cấu trúc của bài học để chia bài học ra làm bốn loại
bài học lịch sử: Bài cung cấp kiến thức mới, bài ôn tập sơ kết, tổng kết; bài kiểm tra,
đánh giá và bài hỗn hợp.
Mỗi bài học có đặc điểm riêng, nhiệm vụ riêng, yêu cầu dạy học khác nhau.
Tùy vào từng loại bài để tiến hành sử dụng bài tập so sánh cho phù hợp. Giáo viên có
thể sử dụng bài tập so sánh trong nhiều hình thức dạy học như: Trao đổi, đàm thoại
phân tích khái quát hóa nhằm làm cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức khi trình bày; sử
dụng đồ dùng trực quan kết hợp với trình bày sinh động của giáo viên; tổ chức hoạt
động nhóm....
a, Bài cung cấp kiến thức mới.
22



Nghiên cứu kiến thức mới là yếu tố chủ yếu của q trình dạy học ở trường
trung học phổ thơng. Nội dung của nó là những kiến thức cơ bản, mà học sinh cần
phải nắm vững để hiểu rõ lịch sử dân tộc hay lịch sử thế giới trong một giai đoạn nhất
định, trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đấu tranh giai cấp và hoạt động
chính trị, văn hóa ...Nó được trình bày trên cơ sở kết hợp việc trình bày của giáo viên
với hỏi và trả lời của giáo viên và học sinh, giữ các học sinh với nhau và những hoạt
động độc lập của học sinh khi tiếp cận với các tri thức.
Bài nghiên cứu kiến thức mới nhằm làm giàu thêm cho học sinh những kiến
thức, cảm xúc, kĩ năng và tư duy lịch sử nội dung và phương pháp của bài học đều
phục vụ cho mục đích trên. Bài nghiên cứu kiến thức mới đòi hỏi phải linh hoạt, sáng
tạo trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động độc lập của
học sinh. Dưới đây là một số đề xuất cách sử dụng bài tập so sánh cho loại bài này:
Thứ nhất, có thể sử dụng bài tập so sánh để thay thế cho bài giảng của giáo
viên ở một mục trong một bài học. Ví dụ : Bài tâp 39: Tại sao nói những chính sách
của phái Gia-cô- banh ban hành tiến bộ hơn phái Gi-rơng-đanh? Em có nhận xét gì về
những chính sách đó? Bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm các kiến thức: Sau khi
lật đổ phái Gi-rơng-đanh chính quyền Gia-cơ-banh đã thực thi các chính sách: Giải
quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân; thông qua hiến pháp mới mở
rộng các quyền tự do dân chủ; thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc; ban hành
luật giá tối đa .... Học sinh tiếp tục liên hệ đến các chính sách của phái Gi-rơng-đanh
ban hành trước đó để đưa ra kết luận: Đây là những chính sách kiên quyết, triệt để và
sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đặt biệt vấn
đề ruộng đất được coi là vấn đề trọng tâm của cách mạng tư sản.
Giáo viên hình thành khái niệm “ chuyên chính dân chủ cách mạng”: dùng các
biện pháp bạo lực để trấn áp các hành động chống đối của bọn phản cách mạng, để
bảo vệ thành quả của cách mạng, thực hiện dân chủ cho quần chúng nhân dân. Kết
quả là chính quyền Gia-cơ-banh đã đẩy lùi được nạn ngoại xâm và nội phản. Như vậy
với những chính sách hết sức tiến bộ, cùng với kết quả đạt được của chính quyền
chuyên chính nên đây được gọi là giai đoạn đỉnh cao của cách mạng.

Thông qua trao đổi đàm thoại như trên, học sinh sẽ giải thích được những sự
kiện hiện tượng lịch sử. Cụ thể, các em sẽ lí giải được tại sao giai đoạn phái Gia-cơ23


banh nắm quyền là giai đoạn đỉnh cao của cách mạng. Học sinh cũng lí giải được tại
sao cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời cận đại. Bằng
hình thức này, giáo viên đã định hướng cho học sinh biết giải thích một sự kiện hay
một hiện tượng lịch sử.
Thứ hai, có thể dùng bài tập so sánh để cho một ý của một đề mục. Ví dụ: có
thể sử dụng bài tâp. Em hãy phân tích đặc điểm kinh tế hai miền Nam – Bắc của 13
bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vì sao có sự khác biệt giữa hai vùng miền? Giáo viên
có thể sử dụng lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đồng thời khai thác lược đồ để thấy
vị trí, q trình thành lập và tình hình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ.
Trước tiên giáo viên giới thiệu tên “ Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”
hướng dẫn học sinh đọc tên các thuộc địa, phạm vi 13 bang thuộc địa. Giáo viên gợi
mở: Châu Mĩ được tìm thấy từ khi nào? Ai là người đã phát hiện ra châu Mĩ? 13 thuộc
địa được thành lập như thế nào?. Sau đó, khi giảng đến nội dung kinh tế tư bản ở các
bang này giáo viên sử dụng bài tập trên để khắc sâu kiến thức cho học sinh, điểm khác
biết giữa hai miền nam – bắc :
-

Miền bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề: Sản xuất rượu,
thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt ... (vì các mỏ kim loại quý tập trung chủ yếu
ở miền Bắc, cảng Boxton sầm uất.)

-

Miền Nam: Kinh tế đồn điền phát triển, sản xuất hàng hóa nơng nghiệp là chủ
yếu, xuất khẩu các mặt hàng: ngơ, bơng, mía, thuốc lá....(vì đất đai phì nhiêu,
sử dụng sức lao động chủ yếu bóc lột nô lệ).


 Mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế Nam Bắc, ảnh hưởng đến tiên trình cách mạng

nhưng đây khơng phải là mâu thuẫn bao trùm lên tồn xã hội 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ.
Khi dạy phần tình hình nước Pháp trước cách mạng, giáo viên có thể sử dụng bài
tập 19. Em hãy so sánh nền kinh tế Pháp với nền kinh tế Anh trên các ngành nơng
nghiệp, cơng nghiệp, thương nghiệp. Vì sao nền nơng nghiệp Pháp lạc hậu nhưng
công nghiệp Pháp phát triển?
Thông qua các câu hỏi nhỏ để gợi ý cho học sinh giải quyết bài tập trên ví dụ:
+ Kinh tế nơng nghiệp có đặc trưng gì? Có điểm gì khác biệt so với nông
nghiệp của Anh?
24


+ Kinh tế cơng thương nghiệp có gì nổi bật? Cơng thương nghiệp của Pháp có
giống với cơng thương nghiệp của Anh trước cách mạng không? Kinh tế công thương
nghiệp có tác động gì tới nền kinh tế và xã hội Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Khi trả lời được các câu hỏi trên, các em sẽ rút ra được nét đặc trưng của nền kinh
tế Pháp đó là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ( công cụ sản xuất thô sơ, ruộng đất
bị bỏ hoang, năng suất thấp, người dân chịu nghĩa vụ phong kiến nặng nề) so với nông
nghiệp Anh trước cách mạng đã phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Trong khi đó
cơng thương nghiệp phát triển, máy móc được sử dụng phổ biến ở nước Pháp. Ở Anh,
trước cách mạng sự phát triển dựa vào thương nghiệp, máy móc chưa sử dụng nhiều
và phổ biến hình thức sản xuất các cơng trường thủ cơng. Lí do dẫn đến sự đối lập
trong nền kinh tế nước Pháp chính là những quy định khắt khe của chế độ quân chủ
chuyên chế, đây là rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế, làm cho mâu thuẫn xã
hội ngày càng sâu sắc. Vấn đề đặt ra là phải lật đổ chế độ cũ để xây dựng một xã hội
mới tiến bộ hơn, phù hợp với quy luật phát triển của xã hơi lồi người.
Thứ ba, giáo viên có thể sử dụng bài tập để xen kẽ vào các mục, các ý của bài

học để phát huy khả năng nhận thức và mở rộng thêm kiến thức cho học sinh thông
qua thao tác so sánh, đối chiếu, liên hệ. Ví dụ: Khi dạy tới mục 2 Diễn biến chiến
tranh và sự thành lập của hợp chủng quốc Hoa Kì, bài 30 Chiến tranh giành độc lập 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, giáo viên có thể sử dụng bài tập 17. Tuyên ngôn độc lập Mĩ
ra đời (1776) với những tư tưởng tiến bộ thời đại, có nét tương đồng và khác biệt so
với Tun ngơn độc lập (2/9/1945) do Hồ Chí Minh viết, bằng hiểu biết của mình em
hãy làm rõ nhận định trên. Giáo viên phân tích những tư tưởng tiến bộ trong Tun
ngơn độc lập, đó là quyền tự do của con người, tinh thần tiến bộ và tác dụng của nó
trong bối cảnh lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng này trong Tuyên ngôn
độc lập của Việt Nam để khẳng định lại một lần nữa tư tưởng đúng đắn trên, và khẳng
quyền được sống được mưu cầu hạnh phúc là quyền của mỗi con người không phân
biệt màu da, nước thuộc địa hay đế quốc. Tác dụng của hai bản tun ngơn, khích lệ
tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của mỗi người để bảo vệ độc lập dân tộc.
Giáo viên có thể sử dụng bài tập 23, để làm rõ sự khác biệt của giai cấp quý tộc
Pháp với quý tộc Anh, trong mục tình hình nước Pháp trước cách mạng. Hoặc bài tập

25


×