Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự việt nam (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.78 KB, 16 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2015

NGUYỄN THỊ KIM THOA

CHỦ THỂ THAM GIA HÒA GIẢI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH
LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TRÀ VINH, NĂM 2021


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

NGUYỄN THỊ KIM THOA

CHỦ THỂ THAM GIA HÒA GIẢI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã ngành: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THĂNG LONG


TRÀ VINH, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Người viết cam đoan bài luận có số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài “Chủ
thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự Việt Nam” này là hồn tồn trung thực và
khơng trùng lập với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực của những người viết nghiên
cứu trước. Các thông tin, tài liệu, số liệu trình bày trong đề tài đã được ghi rõ nguồn gốc.
Đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân người viết.
Trà Vinh, ngày

tháng

năm 2021

Học viên

Nguyễn Thị Kim Thoa

i


LỜI CẢM ƠN
Qua gần hai năm học tập tại Trường Đại học Trà Vinh, với kiến thức quý báu mà
Thầy, Cô truyền đạt đã giúp học viên tiếp xúc với thực tế để nâng cao kiến thức trong
linh vực dân sự và tố tung dân sự Trong thời gian 06 tháng hướng dẫn học viên, PGS.TS
Trần Thăng Long luôn dành nhiều thời gian để hướng dẫn cho học viên hoàn thành tốt
đề tài “Chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự Việt Nam”. Thầy quan tâm, tận
tình hướng dẫn học viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài, mặc dù rất bận rộn trong
công việc nhưng Thầy vẫn giành rất nhiều thời gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn

học viên.
Bên cạnh đó, học viên chân thành cảm ơn đến Phòng Đào tạo Sau đại học Trường
Đại học Trà Vinh đã giúp học viên hoàn thành đề tài đúng tiến độ quy định. Do kiến
thức còn hạn hẹp nên đề tài khó tránh khỏi những khuyết điểm, hạn chế, lý luận không
sát với thực tiển, văn phong khơng được chặt chẽ, do đó học viên xin được tiếp thu ý
kiến đóng góp của q Thầy, Cơ để học viên xây dựng đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Học viên chân thành cám ơn.

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Mục lục ...........................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... v
Tóm tắt ........................................................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 2
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................... 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 6
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................... 7
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 7
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 8

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ THỂ THAM GIA HÒA GIẢI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ....................................................................................... 9
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ .................................. 9
1.1.1 Khái niệm hòa giải trong tố tụng dân sự ................................................................ 9

1.1.2 Đặc điểm của hòa giải trong tố tụng dân sự ......................................................... 12
1.1.3 Nguyên tắc khi tiến hành hòa giải trong tố tụng dân sự ...................................... 14
1.1.4 Phân loại giai đoạn hòa giải trong tố tụng dân sự ................................................ 17
1.2 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ THỂ THAM GIA HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ.................................................................................................................................. 19
1.2.1 Khái niệm chủ thể hòa giải trong tố tụng dân sự ................................................. 19
1.2.2 Phân loại chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự .................................... 20
1.2.2.1 Người tiến hành hòa giải trong vụ án dân sự .................................................... 20
1.2.2.2 Người tham gia hòa giải trong vụ án dân sự ..................................................... 21
1.2.3 Đặc điểm của chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự ............................. 27
1.2.4 Cơ sở lý luận của quy định về chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự ... 29
1.2.5 Ý nghĩa của hòa giải và quy định về chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân
sự ................................................................................................................................... 31
iii


1.3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ CHỦ
THỂ HÒA GIẢI ............................................................................................................ 33
1.3.1 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 ................................................................. 33
1.3.2 Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2011 ................................................................. 34
1.3.3 Giai đoạn từ năm 2011 đến trước năm 2015........................................................ 34
1.3.4 Giai đoạn từ 2015 đến nay ................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ THAM GIA HÒA GIẢI
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ-THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT .................................................................................................. 38
2.1 QUY ĐỊNH CHỦ THỂ THAM GIA HÒA GIẢI TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ . 38
2.1.1 Quy định về thành phần tham gia hòa giải trong vụ án dân sự ............................ 38
2.1.2 Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hòa giải ........................... 38
2.1.3 Quy định về sự vắng mặt của chủ thể là người tham gia hòa giải ....................... 42
2.1.4 Quy định về chủ thể chịu án phí trong vụ án khi hòa giải (hòa giải thành) ................ 44

2.2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ THAM GIA HÒA GIẢI

TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ ........................................................................................... 45
2.2.1 Thực trạng quy định về thành phần tham gia hòa giải trong vụ án dân sự ............... 45
2.2.2 Thực trạng quy định sự vắng mặt của chủ thể tham gia hòa giải ........................ 49
2.2.3 Thực trạng quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hòa giải ................. 53
2.2.4 Thực trạng quy định chủ thể chịu án phí trong vụ án hịa giải thành .................. 54
2.3 KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ HÒA GIẢI TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ ............................................................................................................ 57
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 63

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự

TAND

: Tòa án nhân dân

TTDS

: Tố tụng dân sự

QĐST


: Quyết định sơ thẩm

UBTVQH

: Uỷ ban thường vụ quốc hội

VADS

: Vụ án dân sự

v


TĨM TẮT
Luận văn “Chủ thể tham gia hịa giải trong tố tụng dân sự Việt Nam”, người
viết trình bày phần mở đầu bao gồm: Tính cấp thiết của đề tài, tổng quan nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu
của đề tài. Về phần nội dung đề tài gồm chương 1, chương 2, kết luận từng chương và
kết luận chung của đề tài, về nội dung cụ thể của 2 chương gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chủ thể tham gia hòa giải vụ trong tố tụng
dân sự.
Trong chương này, người viết sẽ trình bày khái quát về hòa giải trong tố tụng dân
sự (khái niệm, đặc điểm, những nguyên tắc và phân loại giai đoạn hòa giải trong tố tụng
dân sự); phân tích khái quát về chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự qua việc
phân tích khái niệm, phân loại, đặc điểm, cơ sở lý luận và thực tiễn, ý nghĩa của quy
định về chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự. Kết luận chương 1.
Chương 2: Quy định pháp luật về chủ thể tham gia hòa giải trong thủ tục tố tụng
dân sự-Thực trạng áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Trong chương này, người viết trình bày quy định pháp luật, thực trạng áp dụng
về chủ thể tham gia hòa giải theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Từ

đó, người viết đề xuất một số kiến nghị sửa đổi quy định của pháp luật và một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự. Kết luận
chương 2.
Kết luận.

Tài liệu tham khảo.

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển ở hầu hết tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường dẫn
đến sự khác biệt về nhận thức, lối sống, tính cách và lợi ích kinh tế nên tranh chấp xảy
ra, nhất là tranh chấp về dân sự ngày càng tăng và có diễn biến phức tạp liên quan đến
lợi ích của các bên mà các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp không tự hịa giải, giải
quyết được. Do đó, để giải tỏa những mâu thuẫn bất đồng họ yêu cầu Tòa án giải quyết
theo thủ tục tố tụng dân sự; theo quy định trong tố tụng dân sự thì thủ tục hịa giải là thủ
tục bắt buộc và là phương thức giải quyết tranh chấp nhằm thuyết phục mà thẩm phán,
thư ký là chủ thể trung gian tiến hành hòa giải, tạo điều kiện cho các bên tranh chấp là
chủ thể tham gia hòa giải tự quyết định, tự định đoạt giải quyết tranh chấp của mình,
đem lại lợi ích chung cho Nhà nước, cho người dân và tạo sự hài hòa giữa các bên, giữ
gìn trật tự xã hội.

Xong, có thể thấy thủ tục hòa giải được quy định qua từng thời kỳ và mỗi một
giai đoạn có sự tiếp thu, kế thừa ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo các quyền tố tụng
của các chủ thể tham gia là cơ sở cho việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác,
đem lại niềm tin cho người dân. Trước sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Bộ
Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến

lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 chỉ rõ: “Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền và lợi

ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, nhất là Tòa án
trong việc bảo vệ các quyền đó; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của cơng dân". Đến ngày 03 tháng 6 năm 2017 Ban Chấp hành Trung
ương đảng ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành
động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nội
dung: “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp
kinh tế, dân sự, trọng tâm là các hoạt động thương lượng, hòa giải, trọng tài thương
mại và Tòa án nhân dân các cấp, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và
doanh nghiệp”. Như vậy. Đảng ta đã đặt ra yêu cầu phải cải cách tư pháp mạnh mẽ, các
thủ tục cải cách tư pháp theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo chức năng,
1


quyền, nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể tham gia trong tố tụng dân sự nói chung các chủ
thể tham gia hịa giải trong vụ án dân sự nói riêng.
Cụ thể hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương đảng
khoản 3, Điều 102 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. BLTTDS năm 2015 tại
Điều 10 quy định về hịa giải trong TTDS thì Tịa án có trách nhiệm tiến hành hịa giải
và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự trong vụ án thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ án. Theo quy định tại khoản 11 Điều 70 của BLTTDS năm 2015 một trong
các quyền và nghĩa vụ của đương sự là tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
dân sự, tham gia các buổi hòa giải do Tịa án tiến hành dưới sự chủ trì của Thẩm phán.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra, cần phải học tập, nghiên
cứu lý luận và thực tiển nhiều hơn nữa nhằm đạt được nhiệm vụ chung cũng như chất
lượng giải quyết những tranh chấp, thật sự đảm bảo chức năng quyền và nghĩa vụ của

các chủ thể tham gia trong giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, qua khảo sát những quy

định về quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự
Việt Nam được ghi nhận nhưng chưa thật sự đầy đủ và việc áp dụng các quy định này
trong thực tiển cơng tác hịa giải tại Tòa án qua các giai đoạn còn lộ rỏ những hạn chế,
bất cập chưa đạt hiệu quả về đảm bảo quyền tố tụng như cơng tác hịa giải tại Tịa án
cho thấy tình trạng các bên thiếu tơn trọng lẫn nhau, chủ thể tiến hành hòa giải còn vi
phạm quyền tố tụng, áp đặt ý chí chủ quan, kéo dài thời hạn tố tụng; chủ thể tham gia
hòa giải chưa thể hiện hết quyền, nghĩa vụ của mình nên chưa đáp ứng được u cầu
cơng tác hịa giải.
Do đó, học viên đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Chủ thể tham gia hòa
giải trong tố tụng dân sự Việt Nam” nhằm phân tích rõ lý luận, thực trạng áp dụng pháp
luật đảm bảo chức năng, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng trong giai
đoạn hòa giải để thấy rõ những nguyên nhân, hạn chế, tồn tại, từ đó đề ra kiến nghị đảm
bảo tốt hơn quyền lợi của các chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự, đây đang
là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiển.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhằm thực hiện được mục tiêu nghiên cứu người viết xác định mục tiêu chung
khi nghiên cứu đề tài này như sau:
2


Mục tiêu chung
Tiếp cận, nghiên cứu cơ sở lý luận, làm rõ quy định của pháp luật hiện hành và
các văn bản pháp luật liên quan quy định về chủ thể tham gia hịa giải có những quyền,
lợi ích gì khi tham gia trong các giai đoạn tố tụng tại Tịa án. Qua đó, phân tích, đánh
giá cụ thể quy định của pháp luật đảm bảo quyền hạn, nghĩa vụ, lợi ích của chủ thể, thấy
rõ những nguyên nhân, hạn chế, tồn tại, từ đó đề ra kiến nghị đảm bảo tốt hơn quyền
hạn, nghĩa vụ, lợi ích của các chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự để thực tiển
thực hiện đạt hiệu quả.

Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất: Người viết phân tích những vấn đề lý luận về hòa giải trong tố tụng
dân sự như: Khái niệm, đặc điểm, những nguyên tắc, phân loại giai đoạn hịa giải trong
tố tụng dân sự.
Thứ hai: Phân tích khái quát về chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự
(chủ yếu đối với vụ án dân sự) bằng việc phân tích khái niệm, phân loại chủ thể tham
gia hòa giải trong vụ án dân sự; đặc điểm, cơ sở lý luận quy định về chủ thể tham gia
hòa giải trong vụ án dân sự; ý nghĩa và sự phát triển các quy định về chủ thể tham gia
hịa giải trong vụ án dân sự.
Thứ ba: Phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về chủ thể tham
gia hòa giải trong tố tụng dân sự. Từ đó, chỉ ra thực trạng quy định của pháp luật về chủ
thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của
đương sự trong tố tụng dân sự”, chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Bích Thảo, chủ trì thực
hiện Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014. Đề tài nghiên cứu làm
rõ cơ sở lý luận quy định về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng
dân sự và thực tiển đương sự thực hiện nguyên tắc này có những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án. Đồng thời, người viết đề xuất các kiến
nghị hoàn thiện đảm bảo hơn khi thực hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
khi tham gia trong pháp luật tố tụng dân sự.

- Đặng Thanh Hoa (2020), pháp luật tố tụng dân sự phần thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự, Sách chuyên khảo, NXB Hồng Đức. Tiến sĩ Đặng Thanh Hoa đã phân tích
3


trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận cơng khai chứng
cứ và hịa giải vụ án dân sự.
- Nguyễn Minh Huyền (2018), Thực tiễn hòa giải các vụ án dân sự tại Tòa án

nhân dân thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại
học Luật Hà Nội. Luận văn đã Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hòa giải VADS
tại TAND như: khái niệm, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hịa giải VADS tại
TAND. Phân tích đánh giá các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về
hòa giải VADS và thực trạng áp dụng các quy định đó trong thực tế. Trên cơ sở thực
trạng, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS về hòa giải VADS
cũng như nâng cao hiệu quả hòa giải VADS tại TAND.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Cơ chế bảo đảm quyền tự định đoạt của
đương sự trong tố tụng dân sự đáp ứng tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam”, chủ
nhiệm đề tài TS Nguyễn Triều Dương, chủ trì thực hiện Trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2015. Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ chế bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự đáp ứng tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay; q trình
tham gia tố tụng ln đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự, cho người dân thể hiện
ý chí của mình, tuy nhiên q trình thực hiện cũng có những hạn chế và người viết đề
xuất các giải pháp hoàn thiện về cơ chế bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong
pháp luật tố tụng dân sự đáp ứng tiến trình cải cách tư pháp hiện nay.
- Luận văn thạc sĩ Luật học về “Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam” của tác giả Bùi Anh Tuấn, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014.
Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển về chế định hòa giải trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam, có so sánh thực tiển thực hiện qua từng thời kỳ, qua đó
liên hệ thực tiển áp dụng các quy định và đề xuất các giải pháp hồn thiện về chế định
hịa giải trong pháp luật tố tụng dân sự để cơng tác hịa giải đạt hiệu quả.
- Luận văn thạc sĩ luật học đề tài “Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của tác giả Đỗ Hoàng Hạnh Nhi, bảo vệ tại
Khoa luật, Đại học Huế năm 2018. Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiển về quyền định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

mại và nêu lên nhưng hạn chế do quy định pháp luật cịn bất cập, vướn mắc chưa có
hướng dẫn cụ thể, còn nhiều quan điểm khác nhau và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
4



quyền định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại góp
phần hồn thiện hơn, áp dụng đạt hiệu quả chung.
- Luận văn thạc sỹ luật học đề tài “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai”
của tác giả Nguyễn Thị Hảo, bảo vệ tại Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014.
Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển về thủ tục hòa giải
đối với vụ án dân sự có tính đặc thù riêng về giải quyết tranh chấp đất đai, có liên hệ
thực tiển về thủ tục hòa giải cấp xã và hòa giải tại Tòa án, còn nhiều vấn đề quy định
chưa rõ, bất cập. Qua đó tác giả đề xuất các giải pháp hồn thiện về thủ tục hịa giải
trong giải quyết tranh chấp đất đai nhằm hoàn thiện về trình tự thủ tục hịa giải và đảm
bảo quyền lợi chủ thể tham gia trong loại tranh chấp đặc thù riêng.
- Luận văn thạc sĩ luật học đề tài “Hòa giải vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện
tại tỉnh Điện Biên” của tác giả Hà Thị Thanh Thủy, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm
2016. Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển về hòa giải đối với vụ
án dân sự theo trong pháp luật tố tụng dân sự năm 2015 và liên hệ thực tiển tại Tòa án
nhân dân tỉnh Điện Biên có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết và

đề xuất các giải pháp hồn thiện về hịa giải, áp dụng thống nhất về lý luận và thực tiển
trong pháp luật tố tụng dân sự.
- Luận văn thạc sĩ luật học đề tài “Hòa giải vụ án dân sự theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015 và thực tiễn thực hiện tại Tịa án nhân dân huyện Gia Bình,
Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Văn Tuyến, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2017.
Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển về hòa giải đối với
vụ án dân sự theo thủ tục thông thường trong pháp luật tố tụng dân sự năm 2015 và liên
hệ thực tiển tại Tịa án nhân dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, có những thuận lợi và
khó khăn trong q trình giải quyết, qua đó đề xuất các giải pháp hồn thiện về hòa giải
trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.
- Luận văn thạc sĩ về đề tài “Quyền tố tụng của đương sự và thực tiễn thực hiện”,


tác giả Đỗ Thị Hà (2013), tại trường Đại học Luật Hà Nội. Đề tài đã xây dựng khái niệm
quyền tố tụng là quyền năng được pháp luật tố tụng dân sự quy định cho đương sự khi
tham gia quan hệ pháp luật dân sự tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
hay lợi ích cơng cộng, lợi ích Nhà nước, đồng thời thấy được những thuận lợi và khó
khăn về quyền lợi của đương sự tham gia trong q trình tố tụng, qua đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện về quyền của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.
5


Ngồi ra, cịn có một số tạp chí, bài báo như: Cao Nhất Linh (2016), Quyền của
bị đơn trong thủ tục hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại, Tạp chí cơng thương.
Hịa giải trong tố tụng dân sự - Một vài ý kiến để hồn thiện, Thơng tin khoa học. Nguyễn
Thái Nam (2020), Vướng mắc trong việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên họp, Tạp chí tịa án. Trương
Thị Thanh (2019), Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hịa giải thành Tạp chí tòa án. Tòa
án nhân dân Tối cao (2019), Chuyên đề 3: Kỹ năng hòa giải vụ án dân sự, Tạp chí tịa
án. Đặng Thanh Hoa (2017) bàn về phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận công khai
chứng cứ và hịa giải vụ án dân sự, Tạp chí khoa học pháp lý số 02/2017.
Qua khảo sát về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam thì người viết nhận thấy
rằng, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện các vấn đề lý luận và
thực tiễn về của chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự mà chỉ nghiên cứu
dưới góc độ là hịa giải trong tố tụng dân sự nói chung. Vì vậy, đề tài chủ thể tham
gia hòa giải trong vụ án dân sự là đề tài hồn tồn mới khơng trùng lắp với các cơng
trình đã cơng bố trước đây.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để quá trình nghiên cứu đề tài đạt yêu cầu đề ra, người viết dựa trên phương pháp
luận khoa học duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời vận dụng các quan
điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân sự, tố tụng dân sự trong hoạt
động tư pháp của Tịa án nhân dân, ln bảo đảm chức năng, quyền, nghĩa vụ của các

chủ thể tham gia hịa giải trong tố tụng dân sự.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng phương pháp phân tích luật viết, phương pháp tổng hợp,
phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, cụ thể:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích luật viết: Được sử dụng tại chương 1 của đề
tài nhằm làm rõ các quan điểm về hòa giải trong tố tụng dân sự, đặc điểm, nguyên tắc
hòa giải trong tố tụng dân sự; phân tích khái niệm, đặc điểm, cơ sở chủ thể tham gia hòa
giải trong tố tụng dân sự..; khái quát lại để phân tích, đánh giá quy định của pháp luật
và thực tiễn áp dụng chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự. Từ đó rút ra các
đánh giá, kết luận, kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Được sử dụng tại chương 2 của
đề tài nhằm đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chủ thể tham gia
hòa giải trong tố tụng dân sự
6


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng để so sánh quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2004 với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về chủ thể tham gia
hòa giải trong tố tụng dân sự
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề như sau:
- Phạm vi nội dung: Đề tài chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự Việt
Nam là vấn đề nghiên cứu tương đối lớn, có phạm vi nghiên cứu rộng, có thể được
nghiên cứu dưới nhiều phương diện, gốc độ khác nhau. Trong phạm vi nhất định, đề tài
chỉ nghiên cứu một số chủ thể trọng tâm tham gia hòa giải trong vụ án dân sự theo thủ
tục tố tụng dân sự thông thường, gồm các chủ thể: Người tiến hành hòa giải (Thẩm phán,
thư ký) người tham gia hòa giải (đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự và
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, và các chủ thể khác liên quan
đến hòa giải trong tố tụng dân sự), đề tài không bao gồm thủ tục rút gọn và khơng xem

xét các chủ thể trong q trình giải quyết việc dân sự. Nguyên nhân là do chủ thể tham
gia hòa giải trong thủ tục rút gọn chỉ xảy ra tại phiên tòa tương tự như thủ tục thông
thường, đối với việc dân sự đa số chỉ mở phiên họp xét đơn u cầu, khơng có hoạt động
hịa giải giữa các bên vì khơng có sự đối kháng về mặt lợi ích giữa các đương sự, chỉ có
u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn mới mở phiên hịa giải để vợ chồng đồn tụ nên
chủ thể tham gia hịa giải trong trường hợp này khơng ảnh hưởng quyền, lợi ích nên
khơng đặt ra vấn đề nghiên cứu; đề tài khơng nghiên cứu chủ thể tham gia hịa giải cùa
từng vụ án dân sự cụ thể.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về hoạt

động của các chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên cơ sở so sánh với chủ thể hòa giải
ở cơ sở theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luật Hòa giải cơ sở năm 2013.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các quyết định liên quan đến hòa giải trong
tố tụng dân sự thực tiển thực hiện tại các Tòa án trên phạm vi cả nước từ năm 2016 đến
năm 2019.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề như sau:
- Những vấn đề lý luận chung về chủ thể tham gia hòa giải và những quy định
của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về chủ thể tham gia hòa giải trong tố tụng dân
7


sự. Cụ thể đối tượng nghiên cứu các chủ thể gồm: Thẩm phán, thư ký, đương sự, người
đại diện hợp pháp của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự, các chủ thể khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiển thực hiện về chủ thể tham gia hòa
giải trong tố tụng dân sự theo thủ tục thơng thường (có giới hạn phạm vi), đánh giá một
số hạn chế, khó khăn, vướng mắc và các yêu cầu đặt ra khi thực hiện đối với các chủ thể

để bảo đảm quyền lợi khi tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự.
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 02 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chủ thể tham gia hòa giải vụ trong tố tụng
dân sự.
Chương 2: Quy định pháp luật về chủ thể tham gia hòa giải trong thủ tục tố tụng
dân sự-Thực trạng áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

8



×