Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

BÙI HỮU CHUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
GIỐNG MAI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG, RA HOA MAI VÀNG YÊN TỬ TẠI HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

BÙI HỮU CHUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
GIỐNG MAI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG, RA HOA MAI VÀNG YÊN TỬ TẠI HÀ NỘI


Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

9 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Đặng Văn Đông
2. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Lý

Hà Nội - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2022

Tác giả luận án


Bùi Hữu Chung


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bản luận án này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của các cấp
lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới hai thầy cô
hướng dẫn là PGS.TS Đặng Văn Đông và PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lý đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Đề tài luận án được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa,
Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả. Tại đây, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa,
Cây cảnh, đã tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất trong suốt q trình thực
hiện đề tài nghiên cứu. Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cơ giáo trong Bộ môn Thực vật - Khoa
Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và hướng dẫn tơi
thực hiện các thí nghiệm về khảo sát sự hình thành mầm hoa.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,
tập thể cán bộ và thầy cô trong Ban Đào tạo Sau đại học, Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo mơi trường học tập tốt, tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, người thân và
tồn thể bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2022

Tác giả

Bùi Hữu Chung


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................ vii
Danh mục hình .................................................................................................. x
Mở đầu ............................................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của luận án ....................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2

3.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2


4.

Những đóng góp mới của luận án ........................................................... 2

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................. 3

5.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài........................................................................3

5.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................3

Chương I. Tổng quan tài liệu ......................................................................... 4
1.1.

Nguồn gốc, phân bố của cây mai ............................................................ 4

1.1.1. Nguồn gốc....................................................................................................4
1.1.2. Phân bố của cây mai ...................................................................................6
1.2.

Đặc điểm thực vật học ............................................................................ 9

1.3.

Điều kiện ngoại cảnh, đất đai và dinh dưỡng ....................................... 11


1.3.1. Nhiệt độ .....................................................................................................11
1.3.2. Ẩm độ ........................................................................................................11
1.3.3. Ánh sáng....................................................................................................12
1.3.4. Đất đai .......................................................................................................12
1.3.5. Dinh dưỡng ...............................................................................................13
1.4.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai trên thế giới và Việt Nam ............. 14


iv

1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai trên thế giới ......................................14
1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai ở Việt Nam .......................................16
1.5.

Tình hình nghiên cứu mai trên thế giới và Việt Nam ........................... 19

1.5.1. Tình hình nghiên cứu mai trên thế giới ....................................................19
1.5.2. Tình hình nghiên cứu cây mai ở Việt Nam ..............................................25
1.6.

Các kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu................................................ 35

Chương II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................... 38
2.1.

Vật liệu, thiết bị và dụng cụ nghiên cứu ............................................... 38


2.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................. 40

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41

2.3.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các giống mai tại Hà Nội............41
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật
tác động đến sinh trưởng và ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội ....42
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đến sinh
trưởng và phát triển của mai vàng Yên Tử khi áp dụng trên địa bàn
Hà Nội .......................................................................................................48
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá và phương pháp đo đếm.........................49
2.4.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 51

Chương III. Kết quả và thảo luận ............................................................... 52
3.1.

Đặc điểm nông sinh học của các giống mai ......................................... 52

3.1.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống mai trong nghiên cứu .............52
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống mai ...........................64
3.1.3. Tỷ lệ sống và ra hoa của các giống mai trong nghiên cứu ......................71
3.1.4. Tình hình sâu bệnh hại của các giống mai nghiên cứu ............................73
3.1.5. Đặc tính về phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử tại Hà Nội .... 77
3.2.


Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát
triển của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội .................................................. 83


v

3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của cây mai vàng
Yên Tử.......................................................................................................83
3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng, phát triển của mai
vàng Yên Tử..............................................................................................89
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến giai đoạn sinh trưởng thân lá và hình
thành mầm hoa của mai vàng Yên Tử .....................................................96
3.2.4. Ảnh hưởng của loại phân bón đến giai đoạn phát triển nụ, ra hoa của
cây mai vàng Yên Tử ................................................................................98
3.2.5. Ảnh hưởng của Paclobutrazol đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng
hoa của mai vàng Yên Tử ...................................................................... 101
3.2.6. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến sự rụng lá và chất lượng hoa
của cây mai vàng Yên Tử ...................................................................... 106
3.2.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa của mai vàng Yên Tử vào dịp
tết Nguyên đán ....................................................................................... 110
3.2.8. Ảnh hưởng của GA3 đến sự ra hoa và chất lượng hoa mai vàng
Yên Tử.................................................................................................... 114
3.3.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp và sản xuất mai vàng
Yên Tử tại Hà Nội............................................................................... 117

3.3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng và
ra hoa của mai vàng Yên Tử ở các địa phương .................................... 117

3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng
hợp của đề tài cho mai vàng Yên Tử tại các địa phương Hà Nội ........ 119
Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 121
1.

Kết luận ............................................................................................... 121

2.

Kiến nghị ............................................................................................. 122

Danh mục cơng trình đã công bố liên quan đến luận án ............................... 123
Phụ lục ........................................................................................................... 134


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Từ viết tắt

APG

Angiosperm Phylogeny Group

CCC

Chiều cao cây


CD

Chiều dài

CS

Cộng sự

CT

Cơng thức

CTTN

Cơng thức thí nghiệm

ĐC

Đối chứng

ĐK

Đường kính

GA3

Gibberellic




Ngun đán

PBZ

Paclobutrazol

TP

Thành phố

PTNT

Phát triển Nơng thơn

BVTV

Bảo vệ Thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

TGST

Thời gian sinh trưởng


vii

DANH MỤC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

1.1.

Một số loài mai được sử dụng làm dược liệu ....................................... 16

1.2.

Diện tích hoa, cây cảnh 2010-2015 ...................................................... 16

1.3.

Giá trị sản xuất hoa, cây cảnh 2010 - 2015 .......................................... 17

1.4.

Số lượng mai bán tết tại một số chợ hoa truyền thống Hà Nội ............ 18

2.1.

Danh mục 10 giống mai thu thập và nghiên cứu .................................. 38

3.1.

Một số đặc điểm hình thái thân cành của các giống mai trồng tại
Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 .............................................................. 52


3.2.

Một số đặc điểm hình thái lá của các giống mai nghiên cứu ............... 55

3.3.

Một số đặc điểm sinh trưởng lá của các giống mai nghiên cứu tại
Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 .............................................................. 57

3.4.

Một số đặc điểm nụ của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà
Nội, 2016-2017 ..................................................................................... 58

3.5.

Đặc điểm hình thái hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm
- Hà Nội, 2016-2017 ............................................................................. 59

3.6.

Một số đặc điểm hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm Hà Nội, 2016-2017 ............................................................................... 61

3.7.

Đặc điểm cánh hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà
Nội, 2016-2017 ..................................................................................... 62

3.8.


Đặc điểm nhị, nhụy của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà
Nội, 2016-2017 ..................................................................................... 64

3.9.

Đặc điểm sinh trưởng của các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016
- 2017 .................................................................................................... 65

3.10. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống mai tại Gia Lâm
- Hà Nội, năm 2016 - 2017 ................................................................... 67


viii

3.11. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống mai tại Gia
Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017 .................................................................. 68
3.12. Động thái tăng trưởng lá của các giống mai nghiên cứu ...................... 70
3.13. Tỷ lệ sống và thời gian ra hoa của các giống mai tại Gia Lâm - Hà
Nội, 2016 - 2017 ................................................................................... 72
3.14. Mức độ sâu, bệnh hại trên các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội,
2016 - 2017 ........................................................................................... 76
3.15. Kích thước và đặc điểm mầm hoa ở cây mai vàng Yên Tử theo tuổi
chồi tại Gia Lâm - Hà Nội, 2017 - 2018 ............................................... 79
3.16. Sự tăng trưởng kích thước nụ hoa mai vàng Yên Tử sau khi nhú ra
ngoài từ nách lá tại Gia Lâm - Hà Nội, 2017 – 2018 ........................... 82
3.17. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và thời gian qua các
giai đoạn sinh trưởng của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội,
2018 - 2019 ........................................................................................... 85
3.18. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều dài

cành lộc tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ........................................ 86
3.19. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ....................................................... 88
3.20. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019............ 90
3.21. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng đường kính
thân của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019.......... 91
3.22. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái ra lá của cây mai
vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019 ................................ 93
3.23. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa khác nhau đến chất lượng hoa mai
vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ................................ 95
3.24. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây
mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ......................... 97


ix

3.25. Ảnh hưởng của loại phân bón đến số lượng, chất lượng nụ và tỷ lệ
ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ........ 99
3.26. Ảnh hưởng của loại phân bón đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ..................................................... 100
3.27. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol (PBZ) đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng và số nụ của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà
Nội, 2018 - 2019 ................................................................................. 102
3.28. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến khả năng ra hoa của mai
vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 .............................. 104
3.29. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến chất lượng hoa mai vàng
Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, năm 2018 - 2019 .............................. 105
3.30. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng rụng lá của mai
vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 .............................. 107

3.31. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng ra hoa và tỷ lệ hoa
nở của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019 ........... 109
3.32. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến số lượng và thời gian ra nụ, ra hoa của
mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ....................... 112
3.33. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ đến chất lượng hoa mai vàng
Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ....................................... 113
3.34. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng ra hoa tập trung của
cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ................. 115
3.35. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 ..................................................... 116
3.36. Một số đặc điểm sinh trưởng, khả năng ra hoa và chất lượng hoa
của mai vàng Yên Tử ở các địa phương (năm 2019 - 2020) .............. 118
3.37. Hiệu quả kinh tế của mai vàng Yên Tử ở các địa phương áp dụng
biện pháp kỹ thuật nghiên cứu............................................................ 119


x

DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Vị trí phân bố của chi Ochna .................................................................. 6

2.2.


Hình thái giải phẫu hoa của chi Ochna ................................................ 21

3.1.

Thân các giống mai trong nghiên cứu .................................................. 54

3.2.

Các mẫu lá giống mai trong nghiên cứu ............................................... 56

3.3.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống mai ...................... 67

3.4.

Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống mai (Gia Lâm
- Hà Nội, 2016 - 2017).......................................................................... 69

3.5.

Một số bệnh hại trên cây mai ............................................................... 73

3.6.

Một số sâu hại trên mai......................................................................... 75

3.7.


Quá trình hình thành nụ và sự phát triển nụ hoa mai vàng Yên Tử ..... 81

3.8.

Hoa mai vàng Yên Tử ở các công thức xử lý nhiệt độ ....................... 113


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Trong các lồi hoa, cây cảnh mà con người sử dụng trang trí và thưởng
ngoạn, thì hoa mai có vẻ đẹp đặc trưng mà ít lồi hoa nào có được. Màu sắc của
hoa tượng trưng cho sự cao sang, may mắn. Hoa mai thường nở vào dịp tết
Nguyên đán, khi mùa xuân đến, nên được coi là “sứ giả” của mùa xuân (Việt
Chương và cs., 2005).
Hoa mai được ưa chuộng trong dịp tết Nguyên đán ở các tỉnh miền Trung
và Nam bộ. Nhiều năm gần đây hoa mai đã nhận được sự quan tâm của người
yêu hoa miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh loại hoa cây cảnh truyền
thống là quất và đào. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất hoa mai ở miền Bắc
nói chung và Hà Nội nói riêng, cịn hạn chế vì đa số hoa nở sau dịp tết Ngun
đán vì có mùa đơng lạnh và nhiệt độ xuống thấp.
Do hoa mai vừa có nhu cầu tiêu thụ lớn lại vừa có giá trị kinh tế cao nên
hiện nay một số nhà vườn, hộ nông dân ở phía Bắc đã và đang trồng giống mai
vàng Yên Tử và một số giống mai khác ở khu vực miền Trung và miền Nam
như Bình Định, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh...nhưng hiện nay vẫn chưa có các
nghiên cứu đánh giá về đặc điểm nông sinh học, các biện pháp kỹ thuật chăm
sóc, đặc biệt là các kỹ thuật điều khiển ra hoa vào các thời điểm mong muốn
khi đưa giống mai từ các vùng khác về Hà Nội trồng, nên cây sinh trưởng phát

triển kém và đa số đều cho ra hoa sau Tết Nguyên Đán làm giảm giá trị kinh tế
của giống cũng như thu nhập của người trồng hoa. Hơn nữa, cho đến nay các
nghiên cứu trên cây mai vàng chủ yếu ở khu vực phía Nam, phía Bắc một số
nghiên cứu tập trung khai thác nhân giống và phát triển trên giống mai vàng
Yên Tử. Để có thể phát triển và nhân rộng những giống mai sinh trưởng phát
triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu Hà Nội thì việc nghiên cứu cũng cần
tồn diện và chuyên sâu hơn cho các giống mai.


2

Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nơng sinh học của một số
giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng
Yên Tử tại Hà Nội” được thực hiện để đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa
của mai vàng Yên Tử so với các giống mai khác, làm cơ sở khoa học để đưa ra
các biện pháp kỹ thuật phù hợp, điều chỉnh cho mai vàng Yên Tử ra hoa vào
dịp Tết Nguyên Đán, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng phát triển
và một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sự ra hoa của cây mai vàng Yên Tử
vào dịp Têt Nguyên Đán, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa, góp phần
mở rộng sản xuất và phát triển nghề trồng mai tại Hà Nội.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống mai vàng Yên Tử so
với một số giống mai khác đang được trồng tại Hà Nội.
Nghiên cứu xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa và tác động một
số biện pháp kỹ thuật, điều chỉnh sinh trưởng, ra hoa của mai vàng Yên Tử tại

Hà Nội.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Xác định được giống mai vàng Yên Tử sinh trưởng phát triển tốt, cho
năng suất, chất lượng cao, làm cơ sở để mở rộng sản xuất trên địa bàn Hà Nội
và các vùng có khí hậu tương tự.
- Xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử
là sau 85 ngày bật chồi, cây mới xuất hiện mầm hoa dạng khối trịn với chiều
dài 30,5 µm, chiều rộng 24 µm, làm căn cứ để đưa ra các biện pháp kỹ thuật
phù hợp tác động đến sinh trưởng cho cây ra hoa vào dịp lễ tết.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp (giá thể: đất phù sa +
vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 6:2:1:1), biện pháp cắt tỉa 1


3

tháng 1 lần liên tục trong 5 tháng, bón phân NPK 30-10-10+TE vào giai đoạn
sinh trưởng thân lá, phun Paclobutrazol nồng độ 800 ppm, phân NPK 10-6010+TE ở giai đoạn phát triển nụ hoa, phun Thiorea nồng độ 1,5 % (trước tết 50
ngày), xử lý nhiệt độ ở mức 28 ± 10C và phun GA3 nồng độ 40 ppm), cho cây
sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa vào dịp tết Nguyên đán.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về đặc điểm nơng
sinh học của các giống mai trong điều kiện Hà Nội, xác định được thời điểm
phân hóa mầm hoa và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến điều chỉnh
sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây mai vàng Yên Tử tại Hà Nội.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất hoa mai tại Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và
thời điểm phân hóa mầm hoa của mai vàng Yên Tử, làm cơ sở cho việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh sinh trưởng và ra hoa phù hợp cho
sản xuất hoa mai tại Hà Nội.
- Đã xác định được cây mai vàng Yên Tử có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt tại Hà Nội cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trang
trí và chơi hoa của người tiêu dùng.
- Các biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng và điều khiển mai
vàng Yên Tử ra hoa vào dịp tết Nguyên đán, đã được áp dụng và mang lại hiệu
quả cao cho các địa phương tại Hà Nội, làm tăng giá trị kinh tế của giống, góp
phần mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập cho người trồng hoa.


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ CỦA CÂY MAI

1.1.1. Nguồn gốc
1.1.1.1. Giới thiệu về họ mai (Ochnaceae)
Họ mai có tên khoa học Ochnaceae thuộc họ thực vật có nguồn gốc từ cây
hoang dã, chủ yếu là các cây thân gỗ và thân bụi, bao gồm 27 chi và khoảng
495 loài tùy theo hệ thống phân loại. Chi lớn nhất là Ouratea (bao gồm
Gomphia) với khoảng 200 loài. Các chi mai sống ở các khu rừng nhiệt đới châu
Phi và châu Á được phát hiện gần 90 lồi phong phú và đa dạng về hình thái
(Burondka và Takayama, 2016).
Họ Ochanaceae trong đó có chi Ochna là loại cây thân gỗ, cây bụi và
bán bụi, đuợc phân bố ở châu Phi, phía nam sa mạc Sahara, đảo Madagascar,
vùng khí hậu ơn đới châu Á như Đảo Hải Nam; vùng khí hậu nhiệt đới châu
Á như Đơng Nam Á, Ấn Độ, quần đảo Nicobar, phía bắc bán đảo Malaysia

(Leyden, 2012).
Ochnaceae là một họ của thực vật có hoa bộ Malpighiales (bộ sơ ri). Trong
hệ thống phân loại APG III (2009) của thực vật có hoa, họ Ochnaceae được
định nghĩa bao quát, bao gồm hệ thống phân loại riêng lẻ của họ
Medusagynaceae và họ Quiinaceae (thực vật hạt kín), nhưng đến APG IV
(2016) thì khơng được chấp nhận. Theo APG, họ mai được xếp vào nhóm lớn
Ochnoidae được mơ tả lá có 2 tầng, khoang trong vách mạch (nhu mơ) không
khép một bên. Bộ nhụy phát triển hướng tâm, từ 2 - 10 nhụy, cuống nhụy ngắn,
vòi nhụy nở, đế hoa nở rộng. Hoa một nỗn, quả hạch, khơng nứt (A.
Allantospermum và cs., 2016).
Những lồi trong họ này có lá mọc so le, lá đơn với những đường gân bên
song song nhưng có một số lồi lá mọc thành chùm, chùy hay có dạng lơng
chim, điển hình ở chi Godoya. Các loài mai cây bụi, như mai Tứ quý (Ochna


5

serrulata) cây cao đến 1,5 m với lá thường xanh và số loài mai được dùng làm
cây cảnh như Ochna integerrima.
Hoa mai ở Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa số đều
là mai rừng tự nhiên. Hoa thường có 5 cánh với lá đài, màu sắc sặc sỡ, nhụy
nhiều và dày, hoa mọc thành chùm, quả có màu đen tuyền, tuy nhiên cũng có
lồi có số lượng cánh rất cao (12 - 18 - 150 cánh). Hoa có mùi hương tự nhiên
rất thơm (Huỳnh Văn Thới, 2004).
1.1.1.2. Giới thiệu về chi mai (Ochna)
* Tên khoa học và vị trí của chi mai trong hệ thống phân loại
Giới (Kingdom): Plantae

Thực vật


Ngành (Phylum): Tracheophyta

Thực vật có mạch

Lớp (Class):

Magnoliopsida

Thực vật hai lá mầm

Bộ (Order):

Theales

Chè

Họ (Family):

Ochanaceae

Hoàng mai

Chi (Genus):

Ochna

Mai

Ngoài chi Ochna, họ Hoàng mai Ochnaceae phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới
Nam Mỹ, chủ yếu ở Brazil. Ở Việt Nam họ Hồng mai có một số chi: Euthemis,

Gomphia, Indosinia, Ochna. Trong đó chi Ochna phổ biến nhất, với 2 lồi Ochna
integerrima (Lour.) Merr. và Ochna serrulata (Abdullahi và Haruna, 2014).
* Đặc điểm hình thái chi mai
Theo một số tài liệu nghiên cứu, mai là cây thân bụi thấp thuộc họ
Ochnaceae, có nguồn gốc từ vùng rừng nhiệt đới của châu Phi. Cây mọc hoang
dại, chiều cao từ 3 - 8 m. Lá đơn, mọc đối, gân nổi cong ngược lên, đặc biệt ở
phần rìa, mép lá có răng cưa, màu xanh bóng. Cụm hoa màu vàng, mọc thành
chùm ở nách lá, cuống hoa nhỏ, mỏng, lá đài thường 5 cánh có màu xanh nhạt.
Số lượng cánh hoa dao động từ 5 - 10 cánh, mép hoa hơi xoăn, tùy vào các
vùng sinh thái mà mỗi vị trí sẽ có màu sắc hoa đậm, nhạt khác nhau. Nhị nhiều,
mỏng. Nhụy hoa từ 5 - 10 bầu nhụy, mỗi múi 1 noãn. Bao phấn mở, có 2 túi ở


6

ngọn. Đế hoa có nhiều khía. Hầu hết, các lồi trong chi mai đều có quả nhỏ
màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu đen xếp quanh đế hoa. (Dokmaihom
và Sibanda, 2010).
1.1.2. Phân bố của cây mai
Vào thế kỷ XV, các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện và đưa
giống mai dùng để chơi về làm cảnh. Đặc điểm cơ bản của giống mai này là
hoa màu vàng tươi, nở hoa nhiều, rất phù hợp để trong nhà, trang trí cảnh quan
và chơi vào dịp lễ tết. Ngồi ý nghĩa đón xn, hoa mai cịn có ý nghĩa về sức
khỏe, may mắn nên được người Trung Quốc rất ưa chuộng. (Hà Văn Sinh, Miếu
Thường Hổ, 2000).

Hình 2.1. Vị trí phân bố của chi Ochna
Ghi chú: Màu xanh lá cây là vùng phân bố của chi Ochna
Nguồn: ( />
Theo nghiên cứu của Vương Trung Hiếu (2006) ở Campuchia cây mai có

tên khoa học là Ochna integerrima (lour.) Merr. Hoa có 5 cánh, khi nở hoàn


7

tồn những cánh hoa úp ngược về phía cuống, màu hoa vàng tươi, đây cũng là
loài mai hoang dã phân bố từ miền Nam đến miền Trung của Campuchia. Mai
Campuchia thuộc dạng thân gỗ, cành mảnh và dài. Lá đơn màu xanh nhạt và
bóng, mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở nách
lá, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng khơng che kín nụ.
Ở Myanma cũng phát hiện thấy mai Ochna serrulata, với đặc điểm cây thân
gỗ hoặc thân bụi, cao trên 1m, lá màu xanh thẫm có viền răng cưa, hoa màu vàng
chanh, nở vào tháng 4 hàng năm (Vương Trung Hiếu, 2006).
Tại Nam Phi nghiên cứu của Hutchings (1996) cho thấy có khoảng 12 lồi
mai thuộc chi Ochna, bao gồm dạng cây thân gỗ và cây thân bụi, trong đó có 2
loài phổ biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện
rộng khắp các vùng đồi núi của Nam Phi. Cây cao khoảng 7m, lá dễ rụng, mọc
hoang dã trong rừng, vỏ cây màu xám nhạt, xù xì ở phần gốc, gỗ cây ít được sử
dụng vì giịn và dễ gãy. Hoa có 5 - 12 cánh, màu vàng tươi hoặc thẫm, lá có
răng cưa hình ơvan và elip.
Theo nghiên cứu của Kaewamatawong (2013) cây hoa mai ở Madagascar
có tên khoa học là Ochna greveanum, dạng thân gỗ cao 3-4m, lá hình oval, mép
lá có răng cưa. Hoa có 5 cánh trịn, cánh dài khoảng 2cm. Đài hoa bung rộng
có màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh, khi già màu đen.
Ở Kenya có một số loài Ochna như Ochna holtzii Gilg, Ochna holstii
Engl, Ochna inermis (Forssk) Schweinf, Ochna insculpta Sleumer... có dạng
thân gỗ và thân bán bụi, lá màu xanh hoặc xanh thẫm có hình trứng ngược hoặc
oval, mép lá có răng cưa. Hoa màu vàng chanh hoặc vàng nghệ, nhị hoa màu
vàng cam, hoa có từ 5 - 9 cánh tùy giống. Một số lồi của chi này được trồng
để trang trí do hoa có màu sắc đẹp và quả có hình dạng lạ như Ochna kirkii và

Ochna thomasiana (Likhitwitayawuid K, 2016).
Ngoài ra trên thế giới cịn có các lồi mai trắng có tên khoa học là Ochna
afzelii và Ochna alba, phân bố duy nhất ở châu Phi chủ yếu các vùng đông bắc


8

Sudan, phía tây và nam Phi. Tuy nhiên, với đặc điểm hình thái bên ngồi thì
mai trắng ở châu Phi có những điểm khác với mai trắng ở Việt Nam như cánh
hoa nhỏ, cuống lá từ 1- 2 cuống, lá đài màu xanh non lúc cây ra hoa và chuyển
sang màu đỏ khi ra hạt, lá đài khó rụng như lồi Ochna serrulata (Kittysak,
Rungredee, 2012). Đồng thời cũng chưa có tài liệu nghiên cứu nào chỉ ra mai
trắng Việt Nam và mai trắng châu Phi là cùng một loài.
Tại Việt Nam loài Ochna integerrima đuợc trồng làm cảnh do đặc tính
hoa đẹp. Các loại hoa màu vàng thường đuợc sử dụng trong những dịp đặc biệt
như lễ tết. Kích thước của cây phụ thuộc vào tuổi và vùng sinh thái. Chiều cao
trung bình trên 1m đối với các cây khoảng 5 tuổi. Hoa vàng tươi và biểu tuợng
của hạnh phúc, sức khoẻ và thành công. Lá cây từ lâu đã đuợc sử dụng trong
các loại thuốc chữa bệnh như hen, lỵ, động kinh, rối loạn dạ dày, đau thắt lưng.
Vỏ cây và rễ thuờng được sử dụng trong y học truyền thống như một chất hỗ
trợ tiêu hoá và thuốc trị rối loạn bạch huyết (Trần Hợp, 2000).
Theo Lại Đình Hòe và Lê Thị Thu Thủy (2020) tại Việt Nam loài mai phổ
biến nhất là mai 5 cánh như mai Sẻ, mai Kem, mai Giảo, mai Trâu, mai Vĩnh
Hảo... Các loài này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường
Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở
đồng bằng sơng Cửu Long cũng có nhiều lồi hoa này, cịn ở cao ngun có số
lượng ít hơn.
Mai 5 cánh, tùy theo vùng trồng, theo hình dáng, kích thước, lá hoa, thân
cành và người đặt mà có tên mai Huế, mai Sẻ, Mai vàng năm cánh tròn... Ở Tây
Nguyên, mai 5 cánh phân bố khá rộng. Ngồi ra, cịn có lồi mai rừng với thân

màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc thành chùm.
Một vài loài mai khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng được gọi là mai Động,
có thân thẳng, khơng phân cành, hoa trổ khắp trên cành. Nếu cây có hoa với 5
cánh nhỏ thì gọi là mai Sẻ. Mai Sẻ hay mai Động đều phân bố rải rác ở các tỉnh
miền trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền Nam, cho tới tận Đồng Nai


9

và Tây Ninh.... Thơng thường, mai có mùi hương rất khó nhận ra, xong ở Việt
Nam có lồi mai 5 cánh hương thơm lại đậm hơn những loài mai khác nên được
gọi là mai Vĩnh Hảo, cịn lồi mai có cánh hoa lớn hơn được gọi là mai Trâu.
(Nguyễn Thị Nhã, 2017).
Năm 2007 cây mai Yên Tử đã được phát hiện trồng ở một số tỉnh phía Bắc
như Quảng Ninh, Bắc Giang. Theo nhóm chuyên gia Viện Nghiên cứu Rau quả,
thì mai vàng Yên Tử và một số mai đang trồng ở miền Nam đều thuộc cùng một
loài (là Ochna integerrima) hoa chủ yếu ra sau tết Nguyên đán, lộc màu xanh và
có mùi thơm nhẹ. Khảo sát sự phân bố cây mai ở Yên Tử, các nhà khoa học đã
nhận thấy cây mọc thành rừng mai cổ thụ có trên 800 năm tuổi, ở độ cao hơn
1000m so với mực nước biển, phân bố tại nhiều điểm ở quanh núi Yên Tử như
khu vực chùa Đồng thác Vàng, thác Bạc, chùa Một Mái, chùa Vân Tiêu, chùa Bảo
Sái,... Thân xù xì gân guốc cao trên 10m, đường kính thân từ 40 - 50 cm, sinh
trưởng mạnh mẽ trên vách đá cheo leo, gốc to, cành nhánh nhiều, xum xuê (Đặng
Văn Đông, 2007).
1.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

- Rễ: Cây mai có bộ rễ khỏe, bao gồm rễ chính và nhiều rễ phụ. Rễ mai
thuộc loại rễ trụ, cứng giòn. Mai có rễ cái khá dài, cây già rễ cái dài hơn một
mét. Nếu trồng ở trên cao như đồi núi thì rễ có khả năng ăn rất sâu. Sau khi hoa
trồng trong chậu tàn, cần thay giá thể để phát triển thêm rễ mới, kích thích cây

mai sinh trưởng, giá thể sử dụng cần tơi xốp, thống khí như vỏ trấu, xơ dừa,
xỉ than (Nguyễn Văn Hai, 2007).
- Thân, cành: Thân mai thuộc loại cây bụi hoặc thân gỗ nhỏ, cao từ 2 - 10
m và có thể hơn, vỏ cây màu nâu vàng hoặc nâu xám, thân gỗ xù xì, nhiều cành
nhánh. Thân mai rất cứng nhưng cành lại khá dẻo nên có thể uốn sửa cành
nhánh theo ý muốn (Huỳnh Văn Thới, 2005). Thân chính của cây mai ghép từ
chỗ giới hạn giữa gốc ghép và thân ghép đến chỗ phân cành đầu tiên, với cây
con mọc từ hạt, thân chính từ cổ rễ tới chỗ phân cành đầu tiên. Trên thân chính


10

sẽ mọc các cành nhánh và hợp lại thành tán để tạo cho cây một thế vững chắc.
Thân chính càng cao, khoảng cách giữa các bộ phận bên trên và rễ dưới đất càng
xa làm cây chậm ra hoa. Do đó, để cây có thân chính thấp, thì phải cắt tỉa tạo tán
không nên để cành quá dày, cành mang hoa khơng nên vượt q xa thân chính
và cành chính. Thân và cành mai cần được cắt tỉa hàng năm để giảm thiểu sâu
bệnh và có nhiều cành lộc mới làm cho cây ra nhiều hoa, nên việc cắt tỉa thân
cành là rất cần thiết. Tùy theo mục đích sử dụng mà có cắt tỉa 1 lần hoặc nhiều
lần trong năm (Đặng Văn Đông, 2016).
- Lá: Là cơ quan quang hợp chính của cây. Hiệu suất quang hợp của lá có
ý nghĩa rất lớn đến màu sắc, chất lượng hoa, mỗi lá mai nằm ở cành hoa sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoa đó. Lá mai thuộc loại lá đơn mọc cách, mép có răng cưa
nhỏ. Kích thước lá thay đổi theo giống và điều kiện dinh dưỡng. Khi còn non lá
có màu đỏ nâu hoặc màu xanh non, khi trưởng thành chuyển sang màu xanh
thẫm, xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa để bón phân, xử lý chất kích
thích sinh trưởng và vặt lá là rất quan trọng, quyết định đến sự ra hoa vào các
thời điểm mong muốn. Thường căn cứ vào độ lớn của nụ và nhiệt độ để xác định
thời điểm vặt, tuốt lá mai (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2002).
- Hoa: Hoa thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa cái, có vỏ lụa

bọc bên ngồi gọi là vỏ trấu. Khi vỏ lụa bung ra thì xuất hiện một chùm hoa
con, có từ 1-10 nụ tăng trưởng rất nhanh, khoảng sau 7 ngày hoa nở. Trong
chùm hoa các hoa có kích cỡ khác nhau, hoa to nở trước hoa nhỏ nở sau và sau
vài ba ngày sẽ nở hết, thông thường một hoa nở 3-7 ngày thì tàn (Huỳnh Văn
Thới, 2005).
Hoa thường nở vào mùa xuân, cánh đài 5 cánh màu xanh bóng, dày, khơng
che kín nụ, cánh hoa màu vàng tươi, vàng chanh, vàng đậm hay vàng nhạt tùy
giống. Đĩa hoa dày có khía. Có từ 20-25 nhị. Bầu có 3-10 múi, mỗi múi có 1
nỗn. Để hoa nở tập trung và đúng dịp tết cần có các biện pháp kỹ thuật phù


11

hợp với từng vùng miền nhằm điều khiển ra hoa như xử lý nhiệt độ, phun kích
thích sinh trưởng .... Ở miền Bắc, thời điểm cận tết nhiệt độ thường xuống thấp
nên việc xử lý tăng nhiệt để nụ mai nở hoa vào đúng thời điểm mong muốn cũng
cần có nghiên cứu cụ thể cho từng giống mai (Phạm Văn Duệ, 2005).
- Quả và hạt: Trong mỗi quả mai có 1 hạt, hạt nhỏ có nhiều hạch, hạt màu
xanh khơng cuống xếp quanh đế hoa, quả khi chín chuyển sang màu đen, hạt dễ
nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm có thể lên tới 90% (Việt Chương và Phúc Quyên, 2007).
1.3. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH, ĐẤT ĐAI VÀ DINH DƯỠNG

1.3.1. Nhiệt độ
Cây mai có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở các vùng có khí hậu nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Khí hậu nóng ẩm thích hợp với cây mai, nhiệt độ từ 2532oC là tốt nhất. Nhiệt độ cao hơn 35 oC cây mai dễ bị cháy lá, lá nhanh già và
rụng sớm, nhiệt độ thấp dưới 15oC cây hút nước và dinh dưỡng kém, dẫn đến
nám lá và rụng, ở giai đoạn cây có nụ, có hiện tượng kéo dài thời gian nở hoa,
nhiệt độ quá cao cũng như rét kéo dài đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển
của hoa. Ở khu vực phía Bắc cây mai thường ra hoa sau tết do nhiệt độ vào thời
điểm cuối năm thấp dưới 100C nên nụ mai phát triển chậm, kể cả mai mang từ

miền Nam ra đều có hiện tượng hoa nở sau tết. Vì vậy, để cây mai nở vào tết
phải có biện pháp tăng nhiệt để kích thích nụ mai phát triển nhanh. (Đặng Văn
Đơng, 2017).
1.3.2. Ẩm độ
Lượng mưa phù hợp cho cây mai từ 1.500 - 2.000 mm hoặc mưa có thể
nhiều hơn khơng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của mai nếu thốt
nước tốt. Cây mai khơng thích hợp với điều kiện ngập úng, nếu ngập úng nhiều
ngày, cây sẽ bị thối rễ và dễ bị chết. Cây mai rất thích hợp với những vùng đất
có hai mùa mưa và nắng rõ rệt nên khu vực phía Nam rất thích hợp cho mai
sỉnh trưởng phát triển (Hà Thiện Thuyên, 2007).


12

Cây mai trong giai đoạn đầu cần ẩm độ trên 70 %. Trong q trình sinh
trưởng, phát triển, nếu khơ hạn kéo dài cây sẽ không ra hoa được, lá non dễ
rụng, làm giảm sức sống. Bởi vậy, nguyên tắc trồng phải giữ ẩm cho gốc mai
trong suốt chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây (Nguyễn Văn Hai, 2007).
Để tránh hiện tượng bị ngập úng và quản lý được lượng nước tưới cho cây
thì việc trồng mai trong chậu với giá thể phù hợp là điều kiện tốt nhất để cây
mai sinh trưởng phát triển.
1.3.3. Ánh sáng
Mai là loại cây ưa sáng và ưa nắng. Ở nơi có đầy đủ ánh sáng thì cây
sinh trưởng tốt, hình thành nụ nhiều hơn, nên ánh sáng là yếu tố quan trọng
trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mai (Nguyễn Văn Hai,
2007). Ánh sáng đầy đủ giúp cây xúc tiến q trình phân hóa mầm hoa nhanh.
Số giờ nắng trong năm trên dưới 2.000 giờ rất thích hợp cho cây mai, dưới
1.600 giờ mai phát triển kém và ít hơn 1.000 giờ/năm mai sẽ hình thành nụ
kém, cành nhánh phát triển yếu, lóng dài, lá mỏng thiếu diệp lục tố (Thái
Văn Thiện, 2008). Khu vực phía Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng số giờ

nắng trên dưới 1.600 giờ, cuối năm số giờ nắng ít, nhiệt độ giảm, nên ở giai
đoạn này cần tăng cường ánh sáng và nhiệt độ để cây mai hình thành nhiều
nụ và nở hoa đúng thời điểm.
1.3.4. Đất đai
Trong tự nhiên, mai không kén đất, cây có thể phát triển ở nhiều vùng
có tính chất đất khác nhau như đất cát, cát pha sét, đất thịt nhẹ, đất thịt, đất
phù sa… Đất nhiều sỏi đá, cát, cây mai vẫn sinh trưởng phát triển và ra hoa,
nếu các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, nước đầy đủ. Tuy nhiên, đất tơi xốp thoát
nước tốt cây sinh trưởng mạnh, thích hợp nhất cho mai là đất phù sa ven
sông (Thái Văn Thiện, 2008). Đối với mai trồng chậu, trong giá thể trồng
mai, thành phần đất phối trộn với vật liệu khác là rất quan trọng giúp bộ rễ
cây sinh trưởng phát triển tốt, là cơ sở để thân, cành, lá trên mặt đất phát
triển đồng đều cân đối với bộ rễ.


13

1.3.5. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động mạnh đến sinh trưởng và phát
triển của cây. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là biện pháp hữu hiệu để nâng
cao năng suất và chất lượng cây. Mỗi ngun tố dinh dưỡng có vai trị sinh lý
khác nhau và rất cần cho cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của
cây (Lê Thị Mỹ Hà, Nguyễn Quốc Hùng, Lương Văn Bính, 2021).
Cây mai có u cầu cao về dinh dưỡng ở từng giai đoạn, trong một chu kỳ
sinh trưởng, ở giai đoạn đầu sau khi phân cành, ra lá, cây cần nhiều đạm (N) để
phát triển lộc, cành và lá, đến giai đoạn ra nụ cây cần nhiều lân (P) để tăng
trưởng nụ, giai đoạn hoàn thành nụ thì cần nhiều kali (K) để kích thích nụ to và
đồng đều (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).
- Vai trị của đạm: Bón đạm cân đối thúc đẩy q trình quang hợp, kích
thích thân, lá phát triển. Nếu thừa đạm sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, chồi

lộc phát triển mạnh, chồi hoa khi hình thành, cành vóng, yếu, mất cân đối giữa
thân, lá và hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển (Nguyễn Thị Kim Lý,
2009). Khi thiếu đạm lá xanh chuyển sang màu vàng nhạt, các gân chính bị mất
màu, cây cịi cọc, thân lá yếu, cây ra hoa sớm nhưng hoa nhỏ, gây ra hiện tượng
rụng nụ, rụng hoa (Trần Sĩ Hiếu và cs., 2017). Thời gian từ sau tết đến tháng 7
năm sau là lúc mai sinh trưởng mạnh ra nhiều cành, lá và lộc non, cần phải bón
các loại phân có thành phần và tỷ lệ đạm cao như NPK: 30-10-10; NPK: 1616-8; NPK: 30-20-10...
- Vai trị của lân: Lân có tác dụng lớn trong kích thích rễ cây phát triển và
thời kỳ hình thành nụ và hoa, cây có nhu cầu lân cao ở giai đoạn ra rễ và giai
đoạn ra nụ, ra hoa, nên vào giai đoạn này cần cung cấp cho cây lượng lân có tỷ
lệ cao như NPK: 10-60-10; NPK: 9-45-15; NPK: 10-30-30 bón cho cây
(Nguyễn Quốc Hùng, Vũ Việt Hưng, 2016).
- Vai trò của kali: Kali tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều chất hữu
cơ quan trọng như diệp lục, sắc tố, protein..., kích thích hoạt động các


×