Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.49 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

BÙI HỮU CHUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ GIỐNG
MAI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH TRƯỞNG,
RA HOA MAI VÀNG YÊN TỬ TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9 62 01 10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2021


Cơng trình hồn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Đặng Văn Đông
2. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Lý

Phản biện 1:

Phản biện 2:



Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ

phút, ngày tháng

năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Hoa mai được ưa chuộng trong dịp tết Nguyên đán ở các tỉnh miền Trung và Nam
bộ. Nhiều năm gần đây hoa mai đã nhận được sự quan tâm của người yêu hoa miền
Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh loại hoa cây cảnh truyền thống là quất và đào.
Tuy nhiên việc phát triển sản xuất hoa mai ở Hà Nội nói riêng, miền Bắc nói chung
cịn hạn chế vì đa số hoa nở sau dịp Tết Nguyên đán do có mùa đơng lạnh, nhiệt độ
xuống thấp.
Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai
và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội”
được thực hiện để đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa của mai vàng Yên Tử so
với các giống mai khác, làm cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp,
điều chỉnh cho mai vàng Yên Tử ra hoa vào dịp Tết Nguyên Đán, nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng phát triển và một
số biện pháp kỹ thuật tác động đến sự ra hoa của cây mai vàng Yên Tử vào dịp Têt
Nguyên Đán, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa, góp phần mở rộng sản xuất và
phát triển nghề trồng mai tại Hà Nội.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống mai vàng Yên Tử so với một
số giống mai khác đang được trồng tại Hà Nội.
Nghiên cứu xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa và tác động một số biện
pháp kỹ thuật, điều chỉnh sinh trưởng, ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Xác định được giống mai vàng Yên Tử sinh trưởng phát triển tốt, cho năng
suất, chất lượng cao, làm cơ sở để mở rộng sản xuất trên địa bàn Hà Nội và các vùng
có khí hậu tương tự.
Nghiên cứu sinh xin tiếp thu và sửa chữa như sau:
- Xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử là sau
85 ngày bật chồi, cây mới xuất hiện mầm hoa dạng khối trịn với chiều dài 30,5 µm,
chiều rộng 24 µm, làm căn cứ để đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động đến
sinh trưởng cho cây ra hoa vào dịp lễ tết.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp (giá thể: đất phù sa + vỏ trấu
+ xơ dừa + phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 6:2:1:1), biện pháp cắt tỉa 1 tháng 1 lần liên
tục trong 5 tháng, bón phân NPK 30-10-10+TE vào giai đoạn sinh trưởng thân lá, phun
Paclobutrazol nồng độ 800 ppm, phân NPK 10-60-10+TE ở giai đoạn phát triển nụ
hoa, phun Thiorea nồng độ 1,5 % (trước tết 50 ngày), xử lý nhiệt độ ở mức 28 ± 10C
và phun GA3 nồng độ 40 ppm), cho cây sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa vào dịp tết
Nguyên đán.
1



5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về đặc điểm nông sinh học
của các giống mai trong điều kiện Hà Nội, xác định được thời điểm phân hóa mầm
hoa và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến điều chỉnh sinh trưởng và khả
năng ra hoa của cây mai vàng Yên Tử tại Hà Nội.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất hoa mai tại Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và thời điểm
phân hóa mầm hoa của mai vàng Yên Tử, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp
kỹ thuật điều chỉnh sinh trưởng và ra hoa phù hợp cho sản xuất hoa mai tại Hà Nội.
- Đã xác định được cây mai vàng Yên Tử có khả năng sinh trưởng phát triển tốt
tại Hà Nội cho năng suất chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trang trí và chơi hoa
của người tiêu dùng.
- Các biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng và điều khiển mai vàng Yên
Tử ra hoa vào dịp tết Nguyên đán, đã được áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho các
địa phương tại Hà Nội, làm tăng giá trị kinh tế của giống, góp phần mở rộng sản xuất
và nâng cao thu nhập cho người trồng hoa.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 168 trang ( khơng kể Hình ảnh minh họa và Phụ
lục ) gồm phần Mở đầu ( 4 trang ) ; Chương 1. Tổng quan tài liệu ( 33 trang ) ; Chương
2. Vật liệu , nội dung và phương pháp nghiên cứu ( 13 trang ) ; Chương 3. Kết quả nghiên
cứu và thảo luận ( 69 trang ) ; Kết luận và đề nghị ( 2 trang ) ; Danh mục các cơng trình
đã cơng bố liên quan đến luận án ( 1 trang ) ; Tài liệu tham khảo ( 9 trang ) . Đã sử dụng
99 tài liệu trong đó có 64 tài liệu tiếng Việt , 32 tài liệu tiếng Anh và 3 trang Web . Luận
án có 37 bảng số liệu , 20 hình , 5 phụ lục và 02 cơng trình đã cơng bố
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ CỦA CÂY MAI

1.1.1. Nguồn gốc
Họ mai có tên khoa học Ochnaceae thuộc họ thực vật có nguồn gốc từ cây hoang
dã, chủ yếu là các cây thân gỗ và thân bụi, bao gồm 27 chi và khoảng 495 loài tùy theo
hệ thống phân loại. Chi lớn nhất là Ouratea (bao gồm Gomphia) với khoảng 200 loài.
Các chi mai sống ở các khu rừng nhiệt đới châu Phi và châu Á được phát hiện gần 90
loài phong phú và đa dạng về hình thái (Burondka và Takayama, 2016).
Họ Ochanaceae trong đó có chi Ochna là loại cây thân gỗ, cây bụi và bán bụi,
đuợc phân bố ở châu Phi, phía nam sa mạc Sahara, đảo Madagascar, vùng khí hậu ơn
đới châu Á như Đảo Hải Nam; vùng khí hậu nhiệt đới châu Á như Đơng Nam Á, Ấn
Độ, quần đảo Nicobar, phía bắc bán đảo Malaysia (Leyden, 2012).
Hoa mai ở Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa số đều là mai
rừng tự nhiên. Hoa thường có 5 cánh với lá đài, màu sắc sặc sỡ, nhụy nhiều và dày, hoa
mọc thành chùm, quả có màu đen tuyền, tuy nhiên cũng có lồi có số lượng cánh rất cao
(12 – 18 - 150 cánh). Hoa có mùi hương tự nhiên rất thơm (Huỳnh Văn Thới, 2004).
2


1.2.2. Phân bố của cây mai
Vào thế kỷ XV, các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện và đưa giống mai
dùng để chơi về làm cảnh. Đặc điểm cơ bản của giống mai này là hoa màu vàng tươi,
nở hoa nhiều, rất phù hợp để trong nhà, trang trí cảnh quan và chơi vào dịp lễ tết. Ngồi ý
nghĩa đón xn, hoa mai cịn có ý nghĩa về sức khỏe, may mắn nên được người Trung
Quốc rất ưa chuộng. (Hà Văn Sinh, Miếu Thường Hổ, 2000).
Theo nghiên cứu của Vương Trung Hiếu (2006) ở Campuchia cây mai có tên khoa
học là Ochna integerrima (lour.) Merr. Hoa có 5 cánh, khi nở hoàn toàn những cánh
hoa úp ngược về phía cuống, màu hoa vàng tươi, đây cũng là lồi mai hoang dã phân
bố từ miền Nam đến miền Trung của Campuchia. Mai Campuchia thuộc dạng thân gỗ,
cành mảnh và dài. Lá đơn màu xanh nhạt và bóng, mọc thưa trên cành, mép lá có răng

cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng khơng
che kín nụ.
Tại Việt Nam lồi Ochna integerrima đuợc trồng làm cảnh do đặc tính hoa đẹp.
Các loại hoa màu vàng thường đuợc sử dụng trong những dịp đặc biệt như lễ tết. Kích
thước của cây phụ thuộc vào tuổi và vùng sinh thái. Chiều cao trung bình trên 1m đối
với các cây khoảng 5 tuổi. Hoa vàng tươi và biểu tuợng của hạnh phúc, sức khoẻ và
thành công. Lá cây từ lâu đã đuợc sử dụng trong các loại thuốc chữa bệnh như hen, lỵ,
động kinh, rối loạn dạ dày, đau thắt lưng. Vỏ cây và rễ thuờng được sử dụng trong y
học truyền thống như một chất hỗ trợ tiêu hoá và thuốc trị rối loạn bạch huyết (Trần
Hợp, 2000).
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai trên thế giới
Cây mai được sản xuất và tiêu thụ ở rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Brazil,
Nam Phi và một số nước châu Á (Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam). Ngồi
việc sản xuất mai để trang trí trong những dịp lễ, tết và trang trí trên đường phố, một
số nước cịn trồng mai là nguồn dược liệu q.
1.2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai ở Việt Nam
Trong cơ cấu về hoa, cây cảnh, mai là loại cây được sử dụng rất phổ biến từ miền
Trung trở vào do điều kiện thuận lợi, khí hậu phù hợp nên được trồng rộng rãi trong
vườn nhà, làm cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp tết
Nguyên Đán. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới,
nhiều tài lộc và thịnh vượng, nên rất được ưa chuộng. Ngoài phục vụ nhu cầu giải trí,
thưởng thức… mai cịn mang lại nguồn lợi kinh tế cao, với giá từ 300 - 800 nghìn/chậu,
có những cây lên đến hàng chục triệu đồng, hàng năm thị trường tiêu thụ hàng triệu
cây mai các loại.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình nghiên cứu mai trên thế giới

1.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm nơng sinh học của mai
Có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của
cây mai. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mai là cây thân bụi, thấp nhỏ, lá có cuống ngắn,
gân cong ngược lên, rìa lá có răng cưa. Hoa dạng chùm; cuống dạng sợi, có đốt. Hoa
3


có đế, quả, hạt có màu đỏ. Đài hoa có màu xanh, cùng phát triển với quả và dần trở
thành đỏ.
1.3.1.2. Nghiên cứu về giá thể và phân bón đến sinh trưởng và ra hoa của cây mai.
Trên thế giới, giá thể được sử dụng cho cây mai gồm nhiều loại như xơ dừa, mùn
cưa, rễ bèo tây, trấu hun, đất đồi, đất phù sa, xỉ than…được dùng độc lập hoặc phối
trộn với nhau theo tỷ lệ để tận dụng ưu điểm của từng loại, cho phù hợp với từng giống
và tuổi cây. Đối với cây mai, đặc biệt là mai trồng chậu, giá thể có ý nghĩa quan trọng
trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây.
Bên cạnh việc nghiên cứu về giá thể, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến cây mai như: Paclobutrazol;
Thiourea; gibberellin (GA3)
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cây mai trong nước.
Ở Việt Nam, cây mai mới được nghiên cứu trong những năm gần đây. Các nghiên
cứu chủ yếu ở trong nước tập trung vào khảo sát sự phân hóa mầm hoa và nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, phát triển và điều khiển ra hoa của
cây mai.
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
- 10 giống mai thuộc loài Ochna integerrima (Lour.) Merr được thu thập ở các
vùng trồng mai khác nhau của Việt Nam.
- Phân bón và chất kích thích:
+ Phân NPK 30 -10-10 +TE của Cơng ty Bình Điền sản xuất, gồm NPK và các

thành phần trung vi lượng như: Kẽm (Zn): 80 ppm; Bo (B): 60 ppm; Đồng (Cu): 60
ppm. Tác dụng giúp cây tăng trưởng mạnh chồi lộc và lá.
+ Phân NPK 20-20-15 + TE của Công ty Bình Điền sản xuất, gồm NPK và thành
phần trung vi lượng như: Kẽm (Zn): 50 ppm; Bo (B): 50 ppm. Tác dụng giúp cây tăng
trưởng chồi lộc và lá.
+ Phân NPK 16-12-8 + TE của Công ty Việt Nhật sản xuất, gồm NPK và các
thành phần trung vi lượng như: Bo (B): 217 ppm; Kẽm (Zn): 400 ppm. Tác dụng giúp
cây tăng trưởng chồi lộc và lá.
+ Phân DAP (18 % N - 46 % P2O5) của Công ty Phú Mỹ sản xuất, chỉ có thành
phần NP, khơng có các thành phần trung, vi lượng. Tác dụng thúc đẩy quá trình phân
hóa mầm hoa và ra nụ.
+ Phân NPK 10-60-10 + TE của Công ty Swiss sản xuất, gồm NPK và các thành
phần trung vi lượng như: Kẽm (Zn): 65 ppm; Bo (B): 40 ppm, Đồng (Cu): 40 ppm. Tác
dụng thúc đẩy q trình phân hóa mầm hoa và ra nụ nhanh.
+ Phân NPK 9-25-17 + TE của Công ty Việt Nhật sản xuất, gồm NPK và các
thành phần trung vi lượng như: Kẽm (Zn): 80 ppm; Bo (B): 40 ppm; Đồng (Cu): 40
ppm. Tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra nụ.

4


+ Thiourea (99%) do Công ty Dịch vụ Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh sản xuất.
Tác dụng xử lý cho cây rụng lá và kích thích ra hoa.
+ Paclobutrazol (15WP) Cơng ty thuốc BVTV Sài Gịn sản xuất. Tác dụng thúc
đẩy nhanh q trình phân hố mầm hoa và kích thích cây ra hoa.
+ Giberellin acid (100% GA 3), sản xuất tại Mỹ do Công ty CP VMCGROUP
Việt Nam nhập khẩu. Tác dụng tăng chất lượng hoa và nở hoa tập trung.
- Giá thể: Đất phù sa, xơ dừa, vỏ trấu, phân chuồng hoai mục, được xử lý bằng
Aliette 800WG pha 10g/10 lít nước, phun ướt đều, ủ trong 7 ngày trước khi sử dụng.
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ phục vụ nghiên cứu

- Kính hiển vi điện tử Leica EZ4 sản xuất tại Đức (độ phóng đại từ 80 đến 450
cho ảnh có độ phân giải cao với chi tiết nhỏ nhất).
- Nhà xử lý tăng nhiệt, trên mái và xung quanh được lợp và quây kín bằng nilon,
máy lạnh 2 chiều tự động sản xuất tại Trung Quốc, để tăng hoặc giảm nhiệt độ trong
thời gian xử lý.
- Các dụng cụ khác: kéo cắt tỉa, máy đo nhiệt độ, độ ẩm, thước palme...
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm nông sinh học của các giống mai tại Hà Nội
- Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa của
mai vàng Yên Tử tại Hà Nội
- Đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đến sinh
trưởng và phát triển của mai vàng Yên Tử tại các địa phương ở Hà Nội
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các giống mai tại Hà Nội
2.3.1.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống mai tại Hà Nội
- Thí nghiệm gồm 10 giống mai 5 năm tuổi, được trồng từ hạt, chiều cao 93 - 97
cm, đường kính thân 3,3 - 3,5 cm (ký hiệu từ MV1 - MV10), sinh trưởng phát triển tốt
không bị sâu bệnh hại và các tổn thương cơ giới khác. Thí nghiệm được bố trí theo
phương pháp tuần tự 1lần không nhắc lại, số lượng 15 cây/giống/CTTN. Mật độ trồng
1 cây/chậu/2 m2, kích thước chậu 40 x 50 cm (chậu làm bằng nhựa plastic màu nâu).
- Thời gian trồng: 15/02/2016
- Các giống nghiên cứu được trồng trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân
chuồng (7:2:1), không cắt tỉa để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên, bón phân NPK 1612-8 +TE liều lượng 20g/chậu/lần sau trồng 2 tuần, định kỳ bón 1 tháng 1 lần đến khi
cây có 10 % nụ, sau đó chuyển sang bón phân NPK 9-25-17 liều lượng 20 g/chậu/lần,
định kỳ bón 1 tháng 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %. Tiến hành tưới nước, giữ ẩm, nhặt
cỏ dại và phịng trừ hại định kỳ.
- Mơ tả hình thái để phân biệt các mẫu giống mai theo hệ thống phân loại của Phạm
Hoàng Hộ (1999) và Trần Hợp (2000). Đánh giá các tính trạng hình thái thân, lá, hoa, quả,

hạt theo tài liệu hướng dẫn của Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (1998) và
theo biểu mẫu mô tả của Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật (2000), mỗi tính trạng
quan sát 5 mẫu. Các chỉ tiêu định tính mơ tả, đánh giá quan sát bằng mắt. Các chỉ tiêu định
lượng theo dõi đo đếm.
5


2.3.1.2. Nghiên cứu thời điểm phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử tại Hà
Nội
- Phương pháp tiến hành:
Thời gian nghiên cứu: 03/2017 - 11/2018.
Thí nghiệm được bố trí tuần tự 1 lần khơng nhắc lại gồm 20 cây 5 năm tuổi, trồng
từ hạt, có chiều cao 93 - 97 cm, đường kính thân 3,3 - 3,5 cm, sinh trưởng phát triển tốt,
không bị sâu bệnh hại và các tổn thương cơ giới khác, các cây được cắt tỉa cành chỉ để
lại cành cấp 1, quan sát và theo dõi sự xuất hiện mầm chồi, treo nhãn, đánh dấu những
mầm chồi có thời gian xuất hiện cùng thời điểm trong thời gian 7 ngày (tính từ ngày xuất
hiện mầm chồi đầu tiên sau khi cắt tỉa cành).
- Phương pháp thu thập số liệu
Sau 1 tháng cắt tỉa tiến hành lấy mẫu, 15 ngày lấy mẫu 1 lần, mỗi lần lấy 10 mẫu.
Dùng lưỡi dao mỏng cắt phần nách lá, lá đã có màu xanh đậm trên đoạn cành có cùng
độ tuổi.
Sau khi cắt phần nách lá để vào hộp chun dụng, đem về phịng thí nghiệm ngâm
trong nước Javel (thời gian 5 phút) để tẩy mủ, sau đó cắt mẫu bằng máy cắt lát vi mẫu
và để lên kính hiển vi nổi quan sát, ghi nhận đến khi xuất hiện mầm hoa và mầm hoa
nhú ra ngoài thân.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động
đến sinh trưởng và ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội
- Cây 5 năm tuổi, là cây gieo hạt, chiều cao 95 - 100 cm, đường kính thân 3 - 3,5 cm
được trồng chậu nhựa có kích thước 40 x 50 cm, mỗi chậu trồng một cây.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất

lượng hoa của mai vàng n Tử
Thí nghiệm gồm 4 cơng thức:
CT1: Đất phù sa (đối chứng)
CT2: Đất phù sa + vỏ trấu (tỷ lệ 7:3)
CT3: Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1)
CT4: Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1)
Các công thức được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20
g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400
ppm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20
g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %,
phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến
hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xun.
Thời điểm thí nghiệm: tháng 02/2018
- Các cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi
lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến sự sinh trưởng, phát triển và chất
lượng hoa mai vàng n Tử
Thí nghiệm gồm 4 cơng thức:
CT1: Khơng cắt tỉa (đối chứng)
6


CT2: Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng.
CT3: Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng.
CT4: Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1.
Thời điểm thí nghiệm: tháng 03/2018
Các cơng thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ
lệ 7:2:1); tưới phân NPK 20-20-15 + TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần
đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau
3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi

cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C
± 1 0C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng
trừ sâu bệnh hại thường xuyên.
Phương pháp cắt tỉa: Dùng kéo cắt cành chuyên dụng, sạch, không rỉ sét, lưỡi cong,
có tay cầm, có lị so trợ lực. Dùng kéo cắt bỏ các cành lá già che lấp các cành lá non,
những cành bị sâu bệnh và những cành khơng có khả năng cho hoa.
- Các cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn tồn, nhắc lại 3 lần, mỗi
lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến giai đoạn phát triển thân, lá
của mai vàng n Tử.
Thí nghiệm gồm 4 cơng thức:
CT1: Khơng bón phân (đối chứng)
CT2: NPK 30 -10-10+TE
CT3: NPK 20-20-15+TE
CT4: NPK 16-12-8+TE
Các cơng thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ
lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách
nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến
khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng
240C ± 10C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và
phịng trừ sâu bệnh hại thường xun.
Thời gian thí nghiệm tháng 3/2018 - 8/2018, là giai đoạn cây sinh trưởng phát
triển thân, lá, chồi, phân hóa mầm hoa và ra nụ 10 %.
- Các cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi
lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến giai đoạn phát triển nụ và
ra hoa của mai vàng Yên Tử.
Thí nghiệm được tiến hành với 4 cơng thức:
CT1: Khơng bón phân (đối chứng)
CT2: DAP (18 % N - 46 % P2O5)

CT3: NPK 10-60-10 + TE
CT4: NPK 9-25-17 + TE
Các cơng thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ
lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20
7


chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400
ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý
nhiệt độ ở ngưỡng 240C ± 10C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ
ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.
Thời gian thí nghiệm tháng 9/2018 - 12/2018, là giai đoạn cây ra nụ từ 10 % - 50
%.
- Các cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi
lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của Paclobutrazol (PBZ) đến sinh trưởng
và ra hoa của mai vàng Yên Tử
Thí nghiệm gồm 4 công thức:
CT 1: phun PBZ nồng độ 400 ppm
CT 2: phun PBZ nồng độ 800 ppm
CT 3: phun PBZ nồng độ 1.200 ppm
CT 4: phun nước lã (đối chứng)
Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ
lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20
chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; tưới phân DAP 18:46 với liều
lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ
1,0 %, phun 1 lần; xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm.
Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.
- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi
lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Ngày phun: 15/06/2018 và 17/06/2018.
Cách phun: Phun ướt cả hai mặt lá mai với lượng dung dịch bằng nhau, phun 2
lần vào lúc chiều mát, mỗi lần cách nhau 2 ngày.
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của Thiourea đến sự rụng lá và chất lượng
hoa của mai vàng Yên Tử
Thí nghiệm gồm 4 cơng thức:
CT 1: Phun Thiourea ở nồng độ 1,0%
CT 2: Phun Thiourea ở nồng độ 1,5%
CT 3: Phun Thiourea ở nồng độ 1,75%
CT 4: Phun Thiourea ở nồng độ 2,0 %
Các cơng thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng
(tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15 + TE với liều lượng
20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ
400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20
g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24
0
C ± 1 0C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và
phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.
Cách phun: Phun ướt cả hai mặt lá mai với lượng dung dịch bằng nhau, phun vào
chiều mát (thời điểm phun 16/12/2018) ( trước tết 50 ngày).
8


- Các cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi
lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2
Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian ra hoa và chất lượng hoa của
mai vàng Yên Tử vào dịp tết Nguyên Đán.
Thí nghiệm gồm 4 cơng thức:
CT1: Để tự nhiên, khơng kích nhiệt
CT2: Nhiệt độ 24 0C ± 1 0C

CT3: Nhiệt độ 28 0C ± 1 0C
CT4: Nhiệt độ 32 0C ± 1 0C
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự, không nhắc lại trên nền giá thể
đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK
20-20-15+TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10%;
phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP
18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun
thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần; phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước
giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phịng trừ sâu bệnh hại thường xun.
Thí nghiệm được bố trí số lượng 15 cây/cơng thức. Mật độ trồng 1 cây/chậu/2 m2,
kích thước chậu 40 x 50 cm (chậu làm bằng nhựa plastic màu nâu).
Nhà xử lý tăng nhiệt trên mái và xung quanh được lợp và quây kín bằng nilon,
máy lạnh 2 chiều tự động, sản xuất tại Trung Quốc, để tăng hoặc giảm nhiệt trong thời
gian xử lý.
Trong giai đoạn nhà tăng nhiệt, nhiệt độ được đặt ở các mức: 24 0C ± 1 0C, 28 0C
± 1 0C, 32 0C ± 1 0C. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh
hại thường xuyên.
Ngày xử lý 25/12/2018 (trước tết 40 ngày).
Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến sự ra hoa tập trung và chất
lượng hoa của mai vàng n Tử
Thí nghiệm với 4 cơng thức:
CT 1: Phun GA3 nồng độ 20 ppm
CT 2: Phun GA3 nồng độ 40 ppm
CT 3: Phun GA3 nồng độ 60 ppm
CT 4: Phun nước lã (đối chứng)
Các cơng thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ
lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20
chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10%; phun Paclobutrazol nồng độ 400
ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần,
1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần; xử

lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phịng
trừ sâu bệnh hại thường xun.
- Các cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn tồn, nhắc lại 3 lần, mỗi
lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2
Ngày phun: 27/01/2019 và 29/01/2019.
9


Cách phun: Phun ướt toàn bộ nụ, trước tết 8 ngày, phun 2 lần, mỗi lần cách
nhau 2 ngày vào buổi chiều.
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đến sinh trưởng
và phát triển của mai vàng Yên Tử khi áp dụng trên địa bàn Hà Nội
- Địa điểm: Sóc Sơn, Ba Vì, Gia Lâm - Hà Nội
- Thời gian thực hiện: 14/02/2019 - 14/01/2020
- Biện pháp kỹ thuật áp dụng:
Biện pháp kỹ thuật
Biện pháp áp
Áp dụng biện pháp kỹ thuật
dụng
của đề tài
truyền thống
Tuổi cây đưa vào 5 năm tuổi
5 năm tuổi
thử nghiệm
Ngày trồng
16/02/2019
16/02/2019
Giá thể
Đất phù sa + trấu + xơ dừa+ phân Đất phù sa + trấu, phân chuồng
(tỷ lệ 7:2:1)

chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1)
Cắt tỉa

Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục
trong 5 tháng
Phân bón giai đoạn NPK: 30-10-10+ TE
sinh trưởng sinh 20g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần
dưỡng
Phun
Phun 2 lần, nồng độ 800ppm.
Paclobutrazol
Phân bón giai đoạn NPK: 10-60-10+TE
sinh trưởng sinh 20g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần
thực
Phun Thiorea
Phun 1 lần, nồng độ 1,5%
Xử lý nhiệt độ
40 ngày trước tết, nhiệt độ 280C±
10C, thời gian xử lý 30 ngày
Phun GA3

Phun 2 lần, nồng độ 40ppm.

Đốn đau 1 lần, chỉ để cành cấp
1
NPK: 16-12-8+TE
20g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần
Khơng phun
NPK: 9-25-17+TE
20g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần

Khơng phun, vặt lá thủ công
30 ngày trước tết, quây nilon,
thắp điện, thời gian xử lý 20
ngày
Không phun

2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá và phương pháp đo đếm
* Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá được áp dụng theo TCN: Quy phạm khảo
nghiệm DUS, số 10 TCN 686: 2006/QĐ BNN, ngày 6/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn.
* Số liệu được tính trung bình cho các cây theo dõi ở mỗi cơng thức thí nghiệm,
định kỳ theo dõi 3 ngày hoặc 15 ngày/lần tùy theo từng thí nghiệm.
- Các chỉ tiêu về đặc điểm thực vật học: bao gồm các đặc điểm về thân, lá, nụ
và hoa.
10


- Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển:
+ Thời gian sinh trưởng, phát triển của giống: tính từ trồng đến bật mầm, phân
cành, xuất hiện mầm hoa, ra nụ và ra hoa 10 %, 50 % và 80 % (chỉ tiêu được đo trên
tổng số cây theo dõi).
+ Tỷ lệ sống sau trồng (%): tổng số cây sống/ tổng số cây theo dõi x 100
+ Số cành/cây (cành): đếm tồn bộ số cành cấp 1/cây
+ Đường kính thân: đo cách gốc 10 cm, khi cây đã ổn định về tăng trưởng, bằng
thước Palme
+ Số lá/cành (lá): đếm toàn bộ số lá/cành cấp 1
+ Chiều dài lá (cm): đo từ gốc lá đến ngọn lá (lấy lá theo thứ tự 1,3,5 tính từ
trong ra)
+ Chiều rộng lá (cm): đo ở chỗ lá có chiều rộng lớn nhất (lấy lá theo thứ tự 1,3,5
tính từ trong ra)

+ Chiều cao cây (cm): dùng thước đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây
+ Khả năng phân cành: sớm, trung bình, muộn
+ Khả năng sinh trưởng của cây được đánh giá theo các cấp độ:
1. Cây yếu, kém thích nghi.
3. Cây sinh trưởng, phát triển chậm.
5. Cây sinh trưởng, phát triển bình thường, có khả năng thích nghi.
7. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi cao.
- Chỉ tiêu theo dõi hình thành và tăng trưởng mầm hoa:
+ Thời gian hình thành mầm hoa: theo dõi sau khi quan sát mẫu dưới kính hiển
vi.
+ Sự tăng trưởng mầm hoa: theo dõi kích thước mầm (đo chiều dài, chiều rộng
của mầm bằng trắc vi thị kính) qua các lần quan sát mẫu.
+ Sự tăng trưởng của nụ: khi nụ nhú ra ngoài tiến hành đo kích thước nụ bằng
thước palme, đo chiều dài và đường kính nụ (10 ngày đo 1 lần).
- Các chỉ tiêu về chất lượng hoa:
+ Đường kính nụ và chiều dài nụ: tổng số đo kích thước các nụ theo dõi (cm)/
tổng số nụ theo dõi.
+ Đường kính hoa (cm): đo khi hoa nở hoàn toàn
+ Chiều dài, chiều rộng cánh hoa: đo bằng thước palme khi hoa nở hoàn toàn
+ Chiều dài nhị, nhụy: đo bằng thước palme khi cánh hoa nở hoàn toàn
+ Độ bền chậu hoa (ngày): được tính từ khi có 10% hoa trên cành nở đến khi 80 %
hoa tàn.
- Các chỉ tiêu về màu sắc, mùi thơm
+ Màu sắc hoa, nhụy, nhị được quan sát và so bằng bảng màu chuẩn ROHS gồm
920 màu thực vật sản xuất tại Trung Quốc.
11


+ Mùi thơm: cảm nhận và đánh giá mùi hương bằng khứu giác
- Chỉ tiêu theo dõi về mức độ sâu bệnh hại:

Thành phần sâu bệnh hại được điều tra và đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 0138:2010/BNNPTNT. Các loài sâu, bệnh hại được theo dõi trên tồn bộ cây thí nghiệm.
+ Đối với sâu hại: (Cấp 1-3)
Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác)
Cấp 2: Trung bình (phân bố <1/3 cây)
Cấp 3: Nặng (phân bố >1/3 cây)
+ Đối với bệnh hại: (Cấp 1-9)
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại
Cấp 3: từ 1-5% diện tích lá bị hại
Cấp 5: > 5 - 25% diện tích lá bị hại
Cấp 7: > 25 - 50% diện tích lá bị hại
Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại
+ Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Tổng số cây bị bệnh / tổng số cây theo dõi) x100.
- Chỉ tiêu về năng suất và hiệu quả kinh tế:
+ Tỷ lệ cây thu hoạch (%) =

Tổng số cây thu hoạch

×100

Tổng số cây trồng
+ Lãi thuần (đồng) = Tổng thu - tổng chi
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng đều ở các cơng thức thí nghiệm.
Các cơng thức được trồng, chăm sóc, bón phân, phịng trừ sâu bệnh áp dụng quy trình
trồng, chăm sóc hoa mai của Viện Nghiên cứu Rau quả.
- Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý dựa trên nền các phần mềm Excel 2016
và Irristat 5.0.
2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU


- Nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của các giống mai tại Gia Lâm, Hà Nội,
năm 2016-2017.
- Nghiên cứu về thời điểm phân hóa mầm hoa của giống mai vàng Yên Tử tại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2017 - 2018.
- Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và điều tiết sinh trưởng, ra
hoa tại Gia Lâm, Hà Nội, năm 2018 - 2019.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp vào sản xuất của mai vàng n Tử tại
các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Gia Lâm của Thành phố Hà Nội, năm 2019-2020.

12


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG MAI Ở HÀ NỘI

3.1.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống mai trong nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái thân cành của các giống mai được trình
bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Một số đặc điểm hình thái thân cành của các giống mai
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017

hiệu
MV1
MV2
MV3
MV4
MV5
MV6
MV7

MV8
MV9
MV10

Thân gỗ, cành mềm
Thân gỗ, cành mềm
Thân gỗ, cành cứng
Thân gỗ, cành mềm
Thân gỗ, cành mềm

Màu sắc
thân chính
Nâu nhạt
Nâu nhạt
Nâu xám
Nâu nhạt
Nâu xám

Phân cành sớm, cành dài
Phân cành sớm, cành dài
Trung bình, cành ngắn
Phân cành sớm, cành dài
Trung bình, cành ngắn

Thân gỗ, cành cứng
Thân gỗ, cành cứng
Thân gỗ, cành cứng
Thân gỗ, cành cứng
Thân gỗ, cành cứng


Nâu xám
Nâu xám
Nâu nhạt
Nâu nhạt
Nâu xám

Trung bình, cành ngắn
Phân cành muộn, cành dài
Phân cành muộn, cành ngắn
Trung bình, cành ngắn
Trung bình, cành dài

Tên giống

Thân cành

Mai YênTử
Mai Huế
Mai Cam
Mai Sẻ
Mai vàng năm
cánh tròn
Mai Giảo
Mai Vĩnh Hảo
Mai Quắn
Mai Kem
Mai Trâu

Khả năng phân cành


Kết quả bảng 3.1 cho thấy các giống mai đều có dạng thân gỗ, tùy từng giống mai
mà có cành cứng hay mềm, thân cành khá đa dạng về hình dáng, thường các giống có
cành mềm dẻo(MV1, MV2, MV4, MV5) thì dễ uốn và tạo thế hơn các giống mai có cành
cứng (MV3, MV6, MV7, MV8, MV9, MV10).
Căn cứ vào khả năng phân cành của các giống mai sẽ giúp người trồng có biện
pháp kỹ thuật tác động làm cho cây mai sinh trưởng phát triển theo ý muốn.
Bảng 3.3. Một số đặc điểm sinh trưởng lá của các giống mai nghiên cứu
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017
Chiều dài Chiều rộng
Tỷ lệ

Dài/Rộng Thế lá
Tên giống
phiến lá
phiến lá
hiệu
phiến lá
(cm)
(cm)
MV1 Mai vàng Yên Tử
15,8±0,4
5,7±0,2
2,8
Xiên
MV2 Mai Huế
14,6±0,4
5,2±0,1
2,8
Xiên
MV3 Mai Cam

15,5±0,3
5,4±0,1
2,9
Xiên
MV4 Mai Sẻ
15,1±0,3
5,6±0,2
2,7
Xiên
MV5 Mai vàng năm cánh tròn 15,1±0,4
5,8±0,1
2,6
Ngang
MV6 Mai Giảo
14,8±0,3
4,8±0,2
3,1
Xiên
MV7 Mai Vĩnh Hảo
15,5±0,4
5,5±0,1
2,8
Xiên
MV8 Mai Quắn
15,4±0,3
5,2±0,1
3,0
Xiên
MV9 Mai Kem
14,5±0,4

5,1±0,2
2,8
Xiên
MV10 Mai Trâu
15,7±0,4
5,6±0,1
2,8
Ngang

13


Kết quả bảng 3.3 khi theo dõi về chiều dài phiến lá, cho thấy các giống có chỉ tiêu
này khơng chênh lệch nhau nhiều, lá mai có chiều dài dao động từ 14,5 - 15,8 cm, các
giống có chiều dài phiến lá lớn hơn 15cm là MV1, MV3, MV4, MV5, MV7, MV8 và
MV10, cịn lại 3 giống có chiều dài phiến lá nhỏ hơn 15 cm là MV2, MV6 và MV9.
Bảng 3.4. Một số đặc điểm nụ của các giống mai nghiên cứu
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017

hiệu
MV1
MV2
MV3
MV4
MV5
MV6
MV7
MV8
MV9
MV10


Tên giống
Mai vàng Yên Tử
Mai Huế
Mai Cam
Mai Sẻ
Mai vàng năm cánh
tròn
Mai Giảo
Mai Vĩnh Hảo
Mai Quắn
Mai Kem
Mai Trâu

Xanh nâu
Xanh nâu
Nâu nhạt
Nâu nhạt

Chiều dài
nụ (cm)
1,23±0,01
1,20±0,01
1,17±0,01
1,15±0,01

Đường kính
nụ (cm)
0,78±0,01
0,75±0,01

0,73±0,02
0,70±0,01

Elip

Nâu xanh

1,19±0,01

0,73±0,01

Elip
Elip
Oval
Elip
Elip

Xanh nâu
Nâu nhạt
Nâu nhạt
Nâu nhạt
Xanh nâu

1,19±0,01
1,17±0,01
1,18±0,02
1,17±0,01
1,20±0,01

0,74±0,01

0,73±0,01
0,74±0,02
0,74±0,02
0,75±0,01

Hình dạng
nụ
Oval
Elip
Elip
Oval

Màu sắc nụ

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy hình dạng nụ của các giống mai trong nghiên cứu có
hình oval như MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV4 (Mai Sẻ) hoặc elip MV9 (Mai Kem),
MV10 (Mai Trâu) với dạng búp và nhọn ở đỉnh mang tính đặc trưng của từng giống.
Ngồi ra màu màu sắc nụ cũng khác nhau với hai màu là nâu nhạt MV3 (Mai Cam),
MV4 (Mai Sẻ) và xanh nâu MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế) biểu hiện của
từng giống.
Số liệu về đặc điểm hình thái hoa của các giống mai nghiên cứu được trình bày ở
bảng 3.5
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái hoa của các giống mai nghiên cứu
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017
Ký hiệu
MV1
MV2
MV3
MV4
MV5

MV6
MV7
MV8
MV9
MV10

Tên giống
Mai vàng Yên Tử
Mai Huế
Mai Cam
Mai Sẻ
Mai vàng năm cánh tròn
Mai Giảo
Mai Vĩnh Hảo
Mai Quắn
Mai Kem
Mai Trâu

Số lá
đài
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5


14

Số cánh Hình dáng đài
hoa
và cánh
5
Trịn
5
Trịn
5
Trịn
5
Oval
5
Trịn
8
Oval
5
Trịn
5
Oval
6
Trịn
5
Trịn

Hương thơm
Thơm
Thơm

Khơng
Khơng
Khơng
Khơng
Thơm
Khơng
Khơng
Khơng


Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy đặc điểm hình thái hoa có sự khác nhau về hình dáng
lá đài, cánh hoa và hương thơm. Cụ thể trong nghiên cứu, hình dáng đài và cánh hình
oval chỉ có ở MV4 (Mai Sẻ), MV6 (Mai Giảo) và MV8 (Mai Quắn) còn lại là hình trịn
(MV1, MV2, MV3, MV5, MV7, MV9, MV10). Hương thơm của hoa có ở 3 giống là
MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế) và MV7 (Mai Vĩnh Hảo), cịn lại khơng
thơm (MV3, MV4, MV5. MV6, MV8, MV9, MV10).
Số lá đài các giống như nhau đều có 5 lá đài, nhưng số cánh hoa lại có sự khác
nhau, giống mai Kem (MV9) có 6 cánh và mai Giảo (MV6) có 8 cánh, cịn lại đều là 5
cánh.
Nhị và nhụy là 2 thành phần chính trong cấu tạo của bông hoa để tạo quả mai, kết
quả bảng 3.8 cho thấy chiều dài nhị, nhụy cũng như màu sắc của nhị và nhụy giữa các
giống đều có sự khác nhau.
Bảng 3.8. Đặc điểm nhị, nhụy của các giống mai nghiên cứu
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017
Ký hiệu

Tên giống

MV1
MV2

MV3
MV4
MV5
MV6
MV7
MV8
MV9
MV10

Mai vàng Yên Tử
Mai Huế
Mai Cam
Mai Sẻ
Mai vàng năm cánh tròn
Mai Giảo
Mai Vĩnh Hảo
Mai Quắn
Mai Kem
Mai Trâu

Chiều dài
nhị (cm)
0,92±0,01
0,81±0,02
0,81±0,01
0,82±0,01
1,00±0,01
0,81±0,01
0,78±0,01
1,00±0,02

1,00±0,01
1,15±0,01

Màu sắc
Chiều dài
nhụy (cm)
nhị
1,70±0,01 Vàng chanh
1,64±0,02 Vàng chanh
1,66±0,01 Vàng cam
1,68±0,02 Vàng cam
2,00±0,01 Vàng cam
1,59±0,01 Vàng cam
1,62±0,01 Vàng chanh
1,68±0,01 Vàng cam
1,70±0,01 Vàng kem
2,02±0,01 Vàng cam

Màu sắc
nhụy
Vàng cam
Vàng cam
Vàng nghệ
Vàng nghệ
Vàng nghệ
Vàng nghệ
Vàng cam
Vàng nghệ
Vàng kem
Vàng nghệ


Hầu như các giống mai đều có chiều dài nhụy cao hơn nhị, các giống khác nhau
chiều dài nhụy cũng khác nhau. Theo dõi 10 giống cho thấy chiều dài nhụy dao động
từ 1,59 - 2,02 cm, ngắn nhất là MV6 (Mai Giảo) 1,59 cm và dài nhất là MV10 (Mai
Trâu) 2,02 cm, các giống cịn lại có chiều dài trung bình từ 1,70 – 2,02 cm như MV1
(Mai vàng Yên Tử) và MV10 (Mai Trâu) là 2,02 cm.
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống mai
Đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống có mối liên quan chặt chẽ đến các
đặc tính di truyền của từng giống (Hồng Minh Tấn và cs., 2006). Trong đó, các chỉ
tiêu về số cành, số lá, đường kính cành...là những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng
trong việc đánh giá sự sinh trưởng phát triển của các giống mai.
Đánh giá 10 giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, các
giống trong nghiên cứu đều sinh trưởng phát triển tốt, khơng có giống nào sinh triển
yếu hoặc kém thích nghi, trong đó có 6 giống MV3, MV4, MV6, MV7, MV9, MV10
ở mức 5 (sinh trưởng phát triển bình thường, có khả năng thích nghi) và 4 giống ở mức
7 (cây sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi cao) là MV1, MV2, MV5, MV8.
15


Bảng 3.9. Đặc điểm sinh trưởng của các giống mai
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017

hiệu
MV1
MV2
MV3
MV4
MV5
MV6
MV7

MV8
MV9
MV10

Tên giống
Mai vàng Yên Tử
Mai Huế
Mai Cam
Mai Sẻ
Mai vàng năm cánh tròn
Mai Giảo
Mai Vĩnh Hảo
Mai Quắn
Mai Kem
Mai Trâu

Khả năng
Chiều cao
Số cành cấp
Số lá/cành
sinh trưởng
phân cành
1/cây (cành)
cấp 1 (lá)
(cm)
(1-7)
7
12,8±0,2
7,8±0,1
21,1±0,1

7
12,1±0,1
8.0±0,1
18,6±0,1
5
10,2±0,2
8,3±0,1
19,0±0,2
5
11,3±0,1
8,2±0,2
19,8±0,1
7
12,2±0,1
8,1±0,1
20,1±0,1
5
11,3±0,1
8,1±0,1
19,8±0,2
5
11,4±0,1
8,6±0,1
19,8±0,1
7
12,2±0,1
8,1±0,1
18,6±0,2
5
11,1±0,2

8,2±0,2
19,1±0,1
5
11,0±0,1
8,0±0,1
18,3±0,1

Từ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của 10 giống mai, cho thấy
tất cả các giống đều thích nghi, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa tại Hà
Nội, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của các giống mai này là trồng trong điều kiện tự
nhiên ở Hà Nội đều ra hoa vào sau tết.
3.1.5. Đặc tính về phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu về sự hình thành mầm hoa của mai vàng Yên Tử được trình
bày ở bảng 3.15 cho thấy, qua giải phẫu nách lá ở thời điểm chồi đạt 75 ngày
tuổi(05/05) chưa thấy mầm hoa xuất hiện, nhưng khi chồi đạt 85 ngày tuổi thì đã
thấy có mầm hoa xuất hiện.
Bảng 3.15. Kích thước và đặc điểm mầm hoa ở cây mai vàng Yên Tử theo tuổi
chồi tại Gia Lâm - Hà Nội, 2017 - 2018
Kích thước của mầm hoa(µm)
Tuổi chồi
(ngày)
75(5/5)
85(15/5)
100(30/5)
115(15/6)
130(1/7)
145(15/7)
160(4/8)

Chiều dài

mầm hoa
30,5±1,5
37,1±2,0
46,2±2,0
56,9±2,2
72,6±3,0
82,4±3,2

Chiều rộng
mầm hoa
24,0±1,2
28,9±1,5
37,5±1,5
46,2±1,4
61,1±2,2
70,2±2,1

175(19/8)

-

-

Đặc điểm mầm hoa
Mầm chưa hình thành
Mầm hình thành có hình dạng khối
Mầm hình thành có hình dạng khối hơi tù
Mầm hình thành có hình dạng khối trịn
Khối trịn trong có các khối nhỏ mờ
Khối trịn trong có các khối nhỏ

Khối trịn trong có các khối nhỏ rõ
Mầm nhú ra ngồi nách lá phát triển thành
nụ hoa

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sự phân hóa và hình thành mầm hoa để hàng năm
có các biện pháp kỹ thuật tác động như cắt tỉa vào giai đoạn đầu năm sau khi trồng
khoảng một tháng và thay giá thể phù hợp cho cây.

16


3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MAI VÀNG YÊN TỬ TẠI HÀ NỘI

3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của cây mai vàng Yên
Tử
Cây mai sau khi đánh từ đất ra trồng chậu hoặc chuyển chậu để thay giá thể đã
ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cây, theo chỉ tiêu theo dõi này kết quả ở bảng 3.17
cho thấy, tỷ lệ sống dao động từ 83,3 - 92,2%. Trong đó CT4 (Đất phù sa + vỏ trấu +
xơ dừa + phân chuồng) cho tỷ lệ sống đạt cao nhất 92,2% và thấp nhất là CT1 (Đối
chứng) 83,3%. Còn lại CT2 (Đất phù sa + vỏ trấu) 85,5% và CT3 (Đất phù sa + vỏ trấu
+ phân chuồng) 89,8%.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn
sinh trưởng của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Thời gian trồng đến (ngày)
TGST từ trồng nở hoa hoàn toàn
CTTN
Nở hoa
Hồi
Ra nụ

(ngày)
xanh
50%
30%
CT1
83,3
18
270
374
385
CT2
85,5
15
269
368
380
CT3
89,8
14
267
367
378
CT4
92,2
13
260
360
371
CV%
11

11,2
10,5
LSD0,05
5,5
7,5
8,5
Ghi chú: CT1: Đất phù sa (đối chứng); CT2: Đất phù sa + vỏ trấu (tỷ lệ 7:3)
CT3: Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1)
CT4: Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1)
Tỷ lệ sống
(%)

Số liệu trình bày ở bảng 3.18 cho thấy, CT4 (Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa +
phân chuồng) cho kết quả cao nhất. Các chỉ tiêu theo dõi đều tăng so với công thức
đối chứng.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng
chiều dài cành lộc tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Sau
Chiều dài cành
90 ngày
cuối cùng (cm)
CT1
10,1
17,8
CT2
12,5
19,3
CT3
12,7
19,4

CT4
14,2
23,1
CV%
11,3
10,6
LSD0,05
3,1
4,5
Ghi chú: CT1: Đất phù sa (đối chứng); CT2: Đất phù sa + vỏ trấu (tỷ lệ 7:3)
CT3: Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1)
CT4: Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1)

Công thức

Ban
đầu
3,1
3,1
3,2
3,1

Sau
30 ngày
5,1
5,3
5,4
5,9

Sau

60 ngày
7,0
7,5
7,6
8,8

17


3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng, phát triển của mai vàng
Yên Tử
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây mai vàng Yên Tử. Kết quả được trình bày ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019
ĐVT: cm
Thời gian theo dõi
5/3
5/4
5/6
5/8
5/11
CT1
96,7
98,9
102,1
104,5
112,8
CT2
95,8

99,3
104,2
108,8
115,8
CT3
96,7
99,1
102,3
106,7
113,9
CT4
96,6
99,1
102,5
106,8
113,8
Ghi chú: CT1: Không cắt tỉa (Đối chứng); CT2: Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng.
CT3: Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng; CT4: Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1.

CTTN

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng đường
kính thân ở các cơng thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.21.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng đường kính
thân của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
ĐVT: cm
CTTN

5/3
3,50

3,47
3,49
3,48

5/4
3,61
3,62
3,60
3,61

Thời gian theo dõi
5/6
3,74
3,95
3,75
3,76

5/8
5/11
CT1
3,93
4,22
CT2
4,37
5,21
CT3
3,97
4,41
CT4
3,98

4,43
CV%
10,5
11
LSD0,05
0,04
0,09
Ghi chú: CT1: Không cắt tỉa (Đối chứng); CT2: Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng;
CT3: Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng; CT4: Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1.

Ở thời điểm 5/11 đường kính thân đạt cao nhất vẫn là CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần,
liên tục trong 5 tháng) là 5,21 cm, tiếp đến CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) 4,43
cm, CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) 4,41 cm và cuối cùng CT1 (Không cắt tỉa)
là 4,22 cm.
Như vậy, biện pháp cắt tỉa khác nhau đã cho chỉ tiêu về đường kính thân khác
nhau.
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến giai đoạn sinh trưởng thân lá và hình thành
mầm hoa của mai vàng Yên Tử
Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón trong giai đoạn sinh trưởng thân, lá và
hình thành mầm hoa của mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.24.
18


Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây
mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Đường kính thân
Chiều cao
Số lá / cành
Số chồi lộc/cây
(cm)

cây(cm)
(lá)
(chồi)
CT1
4,40
115,5
33,6
15,3
CT2
5,31
117,7
36,2
18,0
CT3
4,42
115,9
33,8
16,0
CT4
4,43
116,1
33,9
15,7
CV%
8,8
9,5
7,9
LSD0,05
0,9
2,0

2,63
Ghi chú: CT1: Khơng bón phân (Đối chứng); CT2: NPK:30 -10-10+TE
CT3: NPK:20-20-15+TE; CT4: NPK:16-12-8+TE
Thời gian thí nghiệm: từ tháng 3 - tháng 8/2018
CTTN

Như vậy, trong giai đoạn sinh trưởng thân lá và hình thành mầm hoa, việc sử dụng
phân bón (NPK:30-10-10+TE) với liều lượng 20g/chậu/cây bón 1 tháng 1 lần từ tháng
3(sau khi cắt tỉa lần 1) cho đến tháng 8 khi có nụ 10% là tốt nhất cho cây mai vàng Yên
Tử với chiểu cao cây là 117,7cm, đường kính thân 5,31cm, cho 36,2 lá vả 18 chồi lộc/cây.
3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến giai đoạn phát triển nụ, ra hoa của cây mai
vàng Yên Tử
Số liệu ở bảng 3.25 cho thấy, số nụ/cây dao động từ 91,7 - 94,3 nụ, CT2
(NPK:10-60-10+TE) cho số nụ/cây cao nhất 94,3 nụ, tiếp đến CT3 (DAP 18% N 46% P2O5) 91,9 nụ, CT4 (NPK:9-25-17 +TE) là 92,0 nụ và công thức đối chứng là
thấp nhất 90,0 nụ/cây. Các cơng thức thí nghiệm cũng thể hiện sự sai khác có ý
nghĩa ở mức độ tin cậy 95% về số nụ/cây của CT2 so với các công thức khác.
Như vậy, trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực (giai đoạn phát triển nụ và ra hoa
của mai vàng Yên Tử), sử dụng phân NPK:10-60-10+TE với liều lượng 20g/chậu/tháng
là thích hợp nhất cho cây mai vàng Yên Tử trồng tại Hà Nội.
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của loại phân bón đến số lượng, chất lượng nụ và tỷ lệ ra
hoa của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
CTTN
CT1
CT2
CT3
CT4
CV%
LSD0,05
Ghi chú:


Chiều dài nụ
(cm)
1,20
1,27
1,23
1,23

Đường kính nụ
(cm)
0,76
0,90
0,79
0,80

Tỷ lệ hoa nở
(%)
91,0
88,0
94,3
92,5
91,9
89,1
92,0
89,2
9,0
8,8
2,0
2,5
CT1: Khơng bón phân (Đối chứng); CT2: NPK:10-60-10+TE
CT3: DAP: 18%N - 46% P2O5; CT4: NPK:9-25-17 +TE

Thời gian thí nghiệm từ tháng 9 – 12/2018.

Số nụ/cây (nụ)

3.2.5. Ảnh hưởng của Paclobutrazol đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa
của mai vàng Yên Tử
Các kết quả nghiên cứu này được trình bày ở bảng 3.27.
Về đường kính thân cho thấy: CT2 (nồng độ 800 ppm) cho đường kính thân đạt
19


cao nhất 5,40 cm, CT4 (đối chứng không phun) 4,43 cm, CT1 (nồng độ 400 ppm) 4,47
cm và CT3 (nồng độ 1.200 ppm) 4,46 cm. Sự sai khác giữa CT2 (nồng độ 800 ppm)
và CT4 (đối chứng) là có ý nghĩa ở mức thống kê 95%.
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol (PBZ) đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng và số nụ của cây mai vàng Yên Tử.
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
CTTN
Đường kính thân (cm)
Chiều cao cây (cm)
CT1
4,47
118,0
CT2
5,40
119.7
CT3
4,47
117,9
CT4(Đ/c)

4,43
117,7
CV%
10,2
11
LSD0,05
0,84
2,0
Ghi chú:
CT 1: phun PBZ ở nồng độ 400 ppm
CT 2: phun PBZ ở nồng độ 800 ppm
CT 3: phun PBZ ở nồng độ 1.200 ppm
CT 4: Đối chứng - không phun
Ngày phun: 15/06/2018 và 17/06/2018

Số nụ/cây (nụ)
91,9
94,0
91,7
88,2
10,4
5,2

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ xử lý Paclobutrazol đến khả năng ra
hoa và tỷ lệ hoa nở của mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.28.
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến khả năng ra hoa của mai
vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Thời gian từ phun đến... (ngày)
Thời gian ra
Ngày

hoa 10% so
Ra nụ đạt
Ra hoa
ra hoa
Ra nụ
với tết NĐ
cực đại
(10%)
Công thức
10%
(10%)
(ngày)
(90%)
(ngày)
CT1
60
226
237
11/2/2019
-7
CT2
55
223
232
6/2/2019
-2
CT3
62
229
241

15/2/2019
-11
CT4 (Đ/c)
68
235
250
24/0/2019
-20
CV%
9,5
10,5
LSD0,05
12
17
Ghi chú: CT 1: phun PBZ ở nồng độ 400 ppm; CT 2: phun PBZ ở nồng độ 800 ppm
CT 3: phun PBZ ở nồng độ 1.200 ppm; CT 4: Đối chứng - không phun
Ngày phun: 15/06/2018 và 17/06/2018
Chỉ tiêu

Như vậy CT2 xử lý Paclobutrazol với nồng độ 800 ppm là phù hợp nhất đã cho
hoa nở sau tết 2 ngày, kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với đối chứng. Kết
quả này cũng làm cơ sở cho đề tài thực hiện các nghiên cứu tiếp để cây mai vàng Yên
Tử có thể ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán
3.2.6. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến sự rụng lá và chất lượng hoa của cây
mai vàng Yên Tử
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng rụng lá của mai
vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.30.
20



Sau khi xử lý Thiourea cho thấy số lá rụng đạt 50% ở CT4 (nồng độ 2.0 %) là sớm
nhất 4,7 ngày, tiếp đến CT3 (nồng độ 1,75%) 5,2 ngày, còn CT2 (nồng độ 1,5%) 6,7 ngày
và chậm nhất là CT1 (nồng độ 1,0%) 8,3 ngày, đã cho thấy nồng độ Thiorea ảnh hưởng rất
rõ đến thời gian rụng lá trên cây mai.
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng rụng lá
của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Sau xử lý
Tỷ lệ
Thiourea…. ngày
Đặc điểm hình thái
cháy nụ
chồi nụ sau phun
50% lá
100% lá
(%)
Cơng thức
rụng
rụng
CT1
8,3
14,2
Nụ căng trịn, có màu nâu tự nhiên
0
CT2
6,7
10,2
Nụ căng trịn, có màu nâu tự nhiên
0
CT3
5,2

8,1
Nụ xẹp nhẹ, đầu nụ xém nhẹ
25
CT4
4,7
7,8
Nụ bị xẹp, đầu nụ xém đen
50
CV%
9,3
LSD0,05
2,0
Ghi chú: CT 1: Phun Thiourea ở nồng độ 1,0%; CT 2: Phun Thiourea ở nồng độ 1,5%
CT 3: Phun Thiourea ở nồng độ 1,75%; CT 4: Phun Thiourea ở nồng độ 2.0 %
Ngày bắt đầu phun: 16/12/2018
Chỉ tiêu

Như vậy, việc phun Thiorea ở nồng độ 1,50% là phù hợp nhất cho cây mai vàng
Yên Tử cho thời gian rụng lá cũng như chất lượng nụ đạt tốt nhất.
3.2.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa của mai vàng Yên Tử vào dịp tết
Nguyên đán
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng ra nụ của cây mai vàng
Yên Tử được trình bày ở bảng 3.32 cho thấy CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) cho số nụ cao
nhất với 95,2 nụ/cây, tiếp đến CT4 (nhiệt độ 32 0C ± 1 0C) 90,0 nụ/cây, CT2 (nhiệt độ
24 0C ± 1 0C) 92,0 nụ/cây và CT1 (Đối chứng) để tự nhiên là thấp nhất 88 nụ/cây.
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến số lượng và thời gian ra nụ, ra hoa của
mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Thời gian từ xử Thời gian từ
Thời gian ra
Số nụ/cây lý nhiệt độ đến xử lý nhiệt độ Ngày ra hoa

hoa 10% so
CTTN
(nụ)
ra nụ cực đại
đến ra hoa
10%
với tết Nguyên
90%(ngày)
10% (ngày)
đán (ngày)
CT1
88,0
52
62
26/2 /2019
-22
CT2
92,0
41
52
16/2 /2019
-12
CT3
95,2
30
38
02/2 /2019
+2
CT4
90,0

25
30
25/1 /2019
-21
CV%
11,2
LSD0,05
1,8
Ghi chú:
CT1: để tự nhiên, không xử lý; CT2: Nhiệt độ 240C ±10C
CT3: Nhiệt độ 280C ±10C; CT4: Nhiệt độ 320C ±10C
Thời gian xử lý 25/12/2018 – 24/01/2019

3.2.8. Ảnh hưởng của GA3 đến sự ra hoa và chất lượng hoa mai vàng Yên Tử
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.34 cho thấy, tất cả các công thức phun GA3 đều có
hiệu quả và nhanh hơn đối chứng.
21


Bảng 3.34. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng ra hoa tập trung của cây
mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Thời gian từ xử lý GA3
Thời gian ra hoa
Ngày ra hoa
đến… (ngày)
80% so với tết
80%
Công thức
Nguyên
đán (ngày)

50% hoa nở
80% hoa nở
CT1
13
16
12/02/2019
-8
CT2
10
13
09/02/2019
-5
CT3
12
15
11/02/2019
-7
CT4( Đ/c)_
15
19
15/02/2019
-10
CV%
10
LSD0,05
2,0
Ghi chú: CT 1: Phun GA3 nồng độ 20pp; CT 2: Phun GA3 nồng độ 40ppm
CT 3: Phun GA3 nồng độ 60ppm; CT 4: Đối chứng - không phun
Thời điểm phun: 27/01/2019 và 29/01/2019
Như vậy, GA3 với nồng độ 40 ppm đã cho hoa nở tập trung 80% vào tết với thời gian

Chỉ tiêu

7 ngày đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Số liệu ở bảng 3.35 cho thấy, quá trình phun GA3 đã không làm ảnh hưởng đến
màu sắc và mùi thơm của hoa mai so với đối chứng (không phun). Các công thức phun
và không phun vẫn giữ cho hoa mai có màu vàng chanh và hương thơm dịu.
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng hoa
mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Chiều
Độ bền
Chi tiêu Đường
Đường
Màu sắc
Mùi thơm
kính nụ dài nụ
cánh hoa
kính hoa
hoa
hoa
CTTN
(cm)
(cm)
(ngày)
CT1
0,96
1,34
3,84
4,5
Vàng chanh
Thơm dịu

CT2
0,99
1,43
3,96
5,8
Vàng chanh
Thơm dịu
CT3
0,96
1,33
3,83
4,3
Vàng chanh
Thơm dịu
CT4
0,95
1,32
3,82
4,0
Vàng chanh
Thơm dịu
CV%
8,4
9,2
9,5
LSD0,05
0,08
0,11
1,2
Ghi chú:

CT 1: Phun GA3 nồng độ 20ppm; CT 2: Phun GA3 nồng độ 40ppm
CT 3: Phun GA3 nồng độ 60ppm; CT 4: Đối chứng - không phun
Thời gian phun: 27/01/2019 và 29/01/2019
Như vậy, việc xử lý GA3 ở nồng độ 40 ppm, đã kích thích sư ra nụ và ra hoa

tập trung hơn so với các nồng độ khác và so với đối chứng(không phun). Việc phun
GA3 cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa về màu sắc cũng như mùi thơm
ở các công thức không xử lý và có xử lý GA3.
3.3. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP VÀ SẢN XUẤT MAI
VÀNG YÊN TỬ TẠI HÀ NỘI

3.3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng và ra hoa
của mai vàng Yên Tử ở các địa phương
Kết quả đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp của đề tài cho cây
mai vàng Yên Tử ở các địa phương Hà Nội được trình bày ở bảng 3.36.

22


Bảng 3.36. Một số đặc điểm sinh trưởng, khả năng ra hoa và chất lượng hoa của
mai vàng Yên Tử ở các địa phương (năm 2019 - 2020)
STT

CTTD

1
2
3
4
5

6
7
8

Tỷ lệ sống (%)
Chiều cao cây (cm)
Số cành cấp 1
Tỷ lệ phân hóa mầm hoa (%)
Số nụ/cây (nụ)
Tỷ lệ nở hoa (%)
Đường kính hoa (cm)
Độ bền chậu hoa (ngày)
Thời gian ra hoa 10% so với tết Nguyên
đán (ngày)
Tỷ lệ ra hoa vào tết Ngun đán(%)

9
10

Gia
Lâm
98,5
120
13,8
100
95,2
97,2
3,9
25


Sóc
Sơn
93,2
117
12,5
100
92,3
95,2
3,7
22

+2

+4

+3

93

91

90

Ba Vì
94,5
118
12,7
100
93,5
95,7

3,8
23

Đặc điểm
hình thái
Thân cành
khỏe, nhiều
cành phụ cân
đối, với bộ lá
xanh, nụ to,
hoa đẹp màu
vàng chanh, ít
nhiễm sâu
bệnh hại, được
thị trường ưa
chuộng.

Ghi chú: +: Thời gian ra hoa 10% trước tết Nguyên đán

Kết quả đánh giá ở bảng 4.36 cho thấy 3 địa điểm Gia Lâm, Sóc Sơn, Ba Vì đều
có các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển tốt như tỷ lệ sống đạt 93,2 - 98,5%, chiều cao cây
117 -120 cm, số cành cấp 1 từ 12,5-13,8 cành, số nụ/cây 92,3 – 95,2 nụ.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp của
đề tài cho mai vàng Yên Tử tại các địa phương Hà Nội
Bảng 3.37. Hiệu quả kinh tế của mai vàng Yên Tử ở các địa phương áp dụng
biện pháp kỹ thuật nghiên cứu
(Tính trên diện tích 500m2 với số lượng 250 chậu, cây 5 năm tuổi)
Giá
Tổng
Tổng

Lãi
Tỷ lệ
Số
Biện
Hiệu
thu
chi
thuần
chậu ra chậu bán/cây
Địa
pháp Kỹ
quả kinh
điểm
hoa vào bán
thuật
tế (lần)
Tết (%) được (1.000đ) (Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ)
Áp dụng
BPKT
Gia
Lâm Kỹ thuật
truyền
thống
Áp dụng
BPKT
Ba Vì Kỹ thuật
truyền
thống
Áp dụng
BPKT

Sóc
Sơn Kỹ thuật
truyền
thống

93

232

1100

255.750 137.950 117.800

1,6

85

212

1000

212.500 140.050 72.450

1,0

90

225

1100


247.500 137.950 109.550

1,5

85

212

1000

212.500 140.050 72.450

1,0

91

227

1100

250.250 137.950 112.300

1,6

84

210

1000


210.000 140.050 69.950

1,0

23


×