Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Dạy học theo nhóm phát triển năng lực cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.51 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29


30
31
32
33
34
35
36

NỘI DUNG
A. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Thời gian nghiên cứu và áp dụng
B. Nội dung
1. Thực trạng
1.1 Thuận lợi
1.2 Khó khăn
1.3 Đánh giá nguyên nhân các vấn đề khó khăn
2. Biện pháp thực hiện
2.1 Thay đổi nhận thức của giáo viên
2.1.1 Mục tiêu của biện pháp
2.1.2 Nội dung
2.2 Thay đổi nhận thức của học sinh
2.2.1 Mục tiêu của biện pháp
2.2.2 Nội dung
2.3 Chia nhóm hiệu quả
2.3.1 Mục tiêu của biện pháp
2.3.2 Nội dung

2.4 Lựa chọn nhóm trưởng
2.4.1 Mục tiêu của biện pháp
2.4.2 Nội dung
2.5 Nhiệm vụ các thành viên
2.5.1 Mục tiêu của biện pháp
2.5.2 Nội dung
2.6 Các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp
2.6.1 Mục tiêu của biện pháp
2.6.2 Nội dung
2.7 Giao nhiệm vụ và quản lý các nhóm hoạt
động
2.7.1 Mục tiêu của biện pháp
2.7.2 Nội dung
3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
4. Hiệu quả vận dụng các biện pháp
4.1 Mặt thành công

TRANG
2
2
3
3
3
3
3
3
3
4
4
4

4
4
5
6
6
7
8
8
8
10
10
10
11
11
11
13
13
13
14
14
14
16
16
16
0


37
38
39

40
41

4.2 Mặt hạn chế
5. Bài học kinh nghiệm
C. Kết luận – Khuyến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

17
18
18
18
19

1


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN …
TRƯỜNG TIỂU HỌC …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THAM GIA HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2019-2020
- Họ và tên: ...
- Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2/1
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học ...

- Tên đề tài:
PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
TRONG VIỆC DẠY HỌC THEO NHÓM Ở
LỚP 2

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy học theo hướng hiện đại, góp phần chuyển nền giáo dục từ chú tr ọng
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục chú trọng hình thành, phát tri ển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học, nhằm phát huy tính tích c ực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời nhằm rèn luyện và phát triển kĩ
năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tăng cường các hoạt đ ộng th ực hành cho
học sinh.
Học tập hợp tác nhóm là mơ hình học tập, làm việc theo nhóm đ ể
hồn thành một mục tiêu hoạt động chung với điều kiện giữa các thành
viên có sự phụ thuộc với nhau chặt chẽ, song mỗi cá nhân đều ch ịu trách
nhiệm cụ thể, đồng thời sự tương tác giữa các cá nhân được thúc đ ẩy, các
kỹ năng hợp tác được sử dụng hợp lý và nhóm ngày càng được củng cố. Các
phương pháp dạy học tích cực hiện nay đều ít nhiều có s ự hiện diện c ủa
2


việc học theo nhóm như phương pháp giải quyết vấn đề, ph ương pháp
khăn phủ bàn, bàn tay nặn bột, kĩ thuật dạy học các mảnh ghép, d ạy h ọc
dự án… Vì thế, việc dạy học theo nhóm lại càng được khẳng định mạnh mẽ
hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc dạy và học theo nhóm ở
trường tiểu học vẫn chưa thực sự có hiệu quả bởi vì nhiều lý do khách
quan, chủ quan khác nhau. Giáo viên và học sinh vẫn ch ưa có quan đi ểm,

nhận thức đúng đắn về tính ưu việt của hình th ức h ọc nhóm, vì th ế ch ưa
thực hiện đúng bản chất của hình thức dạy học này. Chính vì lẽ đó, tơi xin
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để “ Phát huy năng lực của học sinh
trong việc dạy học theo nhóm ở lớp 2”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nội dung sáng kiến nhằm xác định được tầm quan trọng của hình thức
dạy học theo nhóm và đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hình thức
dạy học này.
Phân tích và đánh giá về quá trình dạy của giáo viên, q trình học của
học sinh hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này được áp dụng cho học sinh lớp 2/1 trường tiểu học … và quá
trình dạy-học của giáo viên-học sinh lớp 2/1.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi xin trình bày
những nội dung như: thay đổi nhận thức của học sinh, giáo viên về việc học
nhóm, cách chia nhóm, vai trị của nhóm trưởng, cách quản lí học sinh học tập
tốt theo hình thức nhóm,…
5. Thời gian nghiên cứu và áp dụng
Đề tài này được áp dụng từ năm học 2018-2019 và đến th ời điểm
hiện tại.
B. NỘI DUNG
3


1.Thực trạng
1.1. Thuận lợi
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt
việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Lớp học với mơ hình tiên ti ến hi ện
đại, sĩ số lý tưởng và được sự hỗ trợ của các thiết bị nghe-nhìn. Ngồi ra,

bản thân tôi và các đồng nghiệp đều được tập huấn, bồi dưỡng các chuyên
đề, các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao năng l ực chun mơn và
hồn thiện kĩ năng sư phạm của mình.
Đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều chăm ngoan, các em đ ều bi ết
vâng lời cơ. Một số em có năng lực vượt trội về khả năng tiếp thu, có kĩ
năng tự quản và điều hành trong nhóm học tập.
Phụ huynh ln quan tâm đến tình hình học tập của con em mình,
sẵn sàng hỗ trợ cũng như hợp tác với giáo viên ch ủ nhiệm.
1.2 Khó khăn
Kĩ năng nói và diễn đạt của học sinh lớp 2 còn r ất h ạn ch ế, các em
gặp khó khăn khi bày tỏ ý kiến vì vốn sống, vốn hiểu biết ch ưa nhiều. H ọc
sinh vẫn cịn thói quen chờ việc, chờ cơ hướng dẫn, ch ưa có bi ểu hi ện t ự
giác. Bên cạnh đó vẫn tồn tại tâm lý sợ sai, sợ cô trách ph ạt, s ợ b ạn bè chê
cười khi trả lời sai.
Bản thân tôi cũng gặp khó khăn trong việc thiết kế các nhiệm v ụ học
tập và chuẩn bị phương tiện để việc học nhóm đạt hiệu quả. Ngồi ra, lúc
mới tiến hành thực hiện dạy học theo nhóm, tơi mất rất nhiều th ời gian vì
học sinh cịn chậm, cịn chưa quen với việc tự học, tự giải quyết các nhiệm
vụ học tập.
1.3. Đánh giá nguyên nhân các vấn đề khó khăn
Hiện nay, việc vận dụng hình thức dạy học theo nhóm cũng đã đ ược
đa số giáo viên thực hiện nhưng còn chưa khai thác hết các ưu đi ểm c ủa
hình thức dạy học này. Một phần do giáo viên chưa nắm được bản chất
cũng như cách tiến hành, phần khác do chưa thật sự tin tưởng vào kh ả
4


năng của học sinh. Vì thế, việc dạy học theo nhóm cịn mang tính hình
thức, chưa được chú trọng về chất lượng, chưa được đầu tư một cách sáng
tạo, chưa được thực hiện đúng thời điểm và th ực hiện một cách th ường

xuyên.
2. Biện pháp thực hiện
2.1 Thay đổi nhận thức của giáo viên
2.1.1 Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao hiểu biết và tầm quan trọng của việc dạy h ọc theo nhóm,
đó là đặt học sinh vào mơi trường học tập tích cực, trong đó h ọc sinh đ ược
tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học h ợp tác nhóm giúp các em rèn
luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao ti ếp, t ạo đi ều ki ện cho
học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trị trách nhiệm, tính tích cực xã h ội
trên cơ sở làm việc hợp tác. Thơng qua hoạt động nhóm, các em có th ể
cùng làm với nhau những cơng việc mà một mình khơng th ể t ự làm đ ược
trong một thời gian nhất định. Đối với học sinh tiểu h ọc, việc rèn cho các
em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều ki ện đ ể các
em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp ph ần vào vi ệc
giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Bản thân người giáo viên phải thấm nhuần bản ch ất của việc d ạy
học theo nhóm, phải thay đổi tư tưởng, quan điểm để thấy thích, th ấy yêu
cách dạy này lúc đó ta mới truyền tải được s ự h ứng thú về cách h ọc này
đến phụ huynh, học sinh. Với tư tưởng thơng suốt về vai trị, tầm quan
trọng của dạy học theo nhóm như vậy nên tơi rất ch ủ động và kiên đ ịnh
trong các bước triển khai tiếp theo.
2.1.2. Nội dung
Việc giảng dạy theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với
việc học tập hướng tới học sinh, khuyến khích sự độc lập tự chủ, học sinh có thể
đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong
phương pháp thuyết trình, học sinh chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì
5


trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm

của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác nó nâng cao được tính tương tác
giữa các thành viên nhằm tác động tích cực đến học sinh như: tăng cường động
cơ học tập, nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư
tưởng và cách giải quyết vấn đề, khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ và quan tâm đến nhau.
Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì những ưu điểm cơ bản
trên sẽ phần nào nhấn mạnh được vai trò quan trọng của phương pháp giảng dạy
theo nhóm. Vai trị của người dạy là điều khiển hoạt động của người học, còn
người học là trung tâm của hoạt động đó. Kết quả của hoạt động này là những
yêu cầu cụ thể và nhiệm vụ của bài học.
Tơi nhận thấy rằng, việc học theo nhóm cần được sử dụng th ường
xuyên để gia tăng tính luyện tập, thực hành của học sinh, giúp các em năng
động và nhanh nhẹn, tăng cường khả năng tiếp thu và nhớ lâu. Đi ều này
rất giúp ích cho việc giảng dạy của tôi. Trong năm học vừa rồi, khi d ạy các
bài về bảng nhân, bảng chia, tôi đều cho các em ng ồi theo nhóm t ự thành
lập các bảng nhân, chia dựa trên cơ sở đã nắm được cơ bản ý nghĩa của các
phép tính này. Sau đó, tơi lại tiếp tục cho các em h ọc thuộc các b ảng nhân,
chia trong nhóm; các em tự học và tự hỏi đáp nhau khá sôi n ổi, t ừ đó, vi ệc
học bài diễn ra nhanh chóng và tự nhiên hơn.
2.2

Thay đổi nhận thức của học sinh:

2.2.1 Mục tiêu của biện pháp
Học sinh cần hiểu rằng các thành viên trong nhóm sẽ phải ph ụ thu ộc
lẫn nhau. Làm việc theo nhóm là cách học cho phép tất cả các thành viên
trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không
được giáo viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và s ự
phân công công việc trong nhóm, vì vậy mỗi thành viên trong nhóm t ự ý
thức được phải cố gắng hết mình khơng phải chỉ vì thành tích cá nhân mà

cịn vì thành cơng của cả nhóm.
6


2.2.2. Nội dung
Việc giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm nâng cao
được tính trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm do m ỗi thành viên
trong nhóm được phân cơng thực hiện một vai trị nhất đ ịnh, một công
việc và trách nhiệm cụ thể. Các thành viên trong nhóm khơng thể trốn
tránh trách nhiệm hoặc dựa vào công việc của người khác. Trách nhi ệm
của mỗi thành viên là yếu tố quyết định việc thành công hay th ất b ại c ủa
nhóm. Hay nói cách khác, việc tổ chức dạy học theo nhóm khơng phải là
hình thức nhằm thay thế học tập cá nhân mà là để giúp cá nhân th ực hiện
nhiệm vụ học tập của mình thơng qua trao đổi, thảo luận v ới các thành
viên cùng học.
Mặt khác, tơi ln khích lệ tinh thần học tập của học sinh, tơi nói v ới
các em là con sẽ thực hiện được nhiệm vụ này, con cần phải bắt đầu t ừ
việc đọc kĩ câu hỏi, gạch chân những từ quan trọng,…Điều đó giúp học sinh
củng cố niềm tin sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, giúp các em
càng hiểu rõ về khả năng của bản thân hơn.
Chẳng hạn, khi dạy bài “Chuyện bốn mùa” ở phân môn K ể chuy ện,
tôi thiết kế các nhiệm vụ học tập phù hợp với khả năng c ủa t ừng nhóm
học sinh. Nhóm khá giỏi, có học sinh nhanh nhẹn được giao nhiệm v ụ s ắm
vai, dựng lại nội dung câu chuyện. Nhóm trung bình đ ược giao nhi ệm v ụ
tập kể lại câu chuyện, cịn nhóm yếu hơn sẽ đọc câu chuy ện theo l ối phân
vai,.... Khi học sinh đã quen nhiệm vụ, tôi thay đổi luân phiên các thành viên
để các em có cơ hội được tự thể hiện mình, ví dụ đổi một em nhóm trung
bình yếu vào nhóm sắm vai để em thử sức, dù chỉ là m ột vai nh ỏ, giúp em
có thêm niềm tin rằng mình cũng được cơ và các bạn tin t ưởng giao nhi ệm
vụ.

2.3 Chia nhóm hiệu quả:
2.3.1 Mục tiêu của biện pháp

7


Giúp học sinh phát huy được thế mạnh của bản thân, đồng th ời h ỗ
trợ, bổ sung cho nhau những mặt còn hạn ch ế. Việc ng ồi h ọc theo nhóm
phù hợp với điều kiện tình hình lớp, trình độ h ọc sinh, phù h ợp v ới n ội
dung, yêu cầu và nhiệm vụ của bài học sẽ mang lại hiệu quả cao, tăng
cường các hoạt động học tập, giúp các em hứng thú h ơn trong việc tiếp thu
kiến thức.
2.3.2. Nội dung
Muốn quá trình học tập theo nhóm có hiệu quả, việc đầu tiên tơi c ần
lưu ý đó là việc phân chia nhóm sao cho phù h ợp. Mỗi nhóm kho ảng t ừ 4
đến 6 em. Trong một năm học sẽ có nhiều lần chia nhóm thì l ần đầu tiên là
do tơi chủ động chia, các lần sau mới vận dụng cách chia ngẫu nhiên. Tơi
muốn ngay đầu năm nhóm học tập có đủ các đối t ượng học sinh đ ể nhóm
trưởng và các thành viên trong nhóm làm quen và xử lí các tình hu ống liên
quan đến mọi đối tượng học sinh có thể xảy ra trong q trình h ọc tập. Ví
dụ tình huống có bạn tiến độ học tập chậm thì nhóm x ử lý thế nào? Tình
huống bạn làm bài sai, nêu ý kiến chưa chính xác… nhóm x ử lý thế nào?
Tình huống tranh luận về một vấn đề khó?…
Sau khi học sinh được tập huấn và làm quen với nhóm có đ ủ m ọi đối
tượng học sinh thì những lần sau dù giáo viên chia nhóm theo hình th ức
nào thì học sinh cũng khơng có gì khó khăn, bỡ ngỡ.
Chia nhóm theo cách có chủ định hiển nhiên được thay đổi theo nhu
cầu của bài học và chủ ý của giáo viên. Chia nhóm theo cách ngẫu nhiên
cũng khơng nên cố định mà có sự thay đổi nhóm theo th ời gian kho ảng 4
tuần 1 lần. Sự thay đổi nhóm sẽ làm học sinh tăng cường m ở rộng kh ả

năng hiểu biết và giao tiếp, có thêm nhiều bạn mới, tạo sự ham thích và có
cơ hội được thay đổi chỗ ngồi học trong lớp.
Trong năm học trước lớp tơi có 28 em, đầu năm tơi chia thành 7
nhóm, mỗi nhóm 4 em. Mỗi nhóm đều có 1 học sinh khá giỏi làm nhóm
trưởng. Việc sắp xếp bàn ghế trong lớp cũng đơn giản, các em ng ồi theo
kiểu truyền thống, khi cần làm việc nhóm thì bạn ngồi ở trên quay xu ống
8


là hình thành nhóm học tập. Sau 4 tuần học tôi tiến hành đổi ch ỗ các em,
điều này đồng nghĩa với việc sẽ thay đổi các thành viên trong nhóm và thay
đổi cả nhóm trưởng.
2.4 Lựa chọn nhóm trưởng:
2.4.1 Mục tiêu của biện pháp
Giúp học sinh nhận thấy rằng nhóm trưởng có vai trị rất quan trọng
trong hoạt động học tập của nhóm. Cần xác định ngay từ đầu là tập huấn cho
nhóm trưởng thực hiện nhiệm vụ một cách kĩ càng. Hướng dẫn cho bản thân
nhóm trưởng xác định vai trị của mình trong nhóm. Đó là vai trò, trách nhiệm
điều hành mọi hoạt động học tập của nhóm, là người hỗ trợ tích cực giáo viên
trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáo v ới giáo viên k ết
quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm cần hỗ trợ.
Một nhóm trưởng có năng lực là phải tạo cơ hội để mọi thành viên t ự giác
trong tự học, tích cực tham gia các hoạt động nhóm.
2.4.2. Nội dung
Trong giai đoạn đầu năm học, những học sinh được tôi ch ọn làm
nhóm trưởng thường là những học sinh khá, giỏi, có kh ả năng điều hành và
quản lí nhóm tốt. Tuy nhiên, nếu cố định học sinh này sẽ dễ dẫn đ ến ho ạt
động của nhóm là hoạt động của chính nhóm trưởng, khơng có c ơ h ội cho
các em khác tham gia hoạt động. Bởi vậy, tùy theo giai đo ạn c ủa quá trình
học tập mà tơi có thể chỉ định học sinh làm nhóm trưởng hoặc tổ ch ức cho

học sinh bình bầu một cách khách quan và dân chủ nh ất. Trong quá trình
bình bầu, giáo viên cần nêu ra các tiêu chí cụ th ể đ ể h ọc sinh d ựa vào đó
tiến hành chính xác nhất. Đồng thời, học sinh cũng sẽ lấy nh ững tiêu chí đó
làm hướng phấn đấu trong q trình học tập để có th ể tr ở thành tân nhóm
trưởng của nhóm.
Điều cần lưu ý đặc biệt hơn cả, ở mỗi học sinh, nhất là học sinh ti ểu
học, việc khuyến khích, động viên các em luôn là một ph ương pháp h ữu
hiệu nhất để các em cố gắng và phấn đấu không ngừng, n ếu s ự c ố g ắng
9


của các em được giáo viên công nhận dù chỉ là nh ỏ nhất thì đi ều đó sẽ là
động lực để các em cố gắng nhiều hơn.
Năm học vừa rồi lớp tơi có em Trần Ngọc Hà, em này học khá, rất
ngoan và hiền, tuy nhiên em lại rất nhút nhát, ít khi bày tỏ ý kiến. Khi chia
nhóm học tập, em là người học khá nhất nhóm. Thấy em ít nói, tơi cũng lo
khơng biết em có hồn thành nhiệm vụ hay không, tuy nhiên tôi vẫn c ứ
chọn em vì thấy được thái độ nghiêm túc khi học tập của em. Lúc đầu, em
cũng rất lúng túng, không biết giao việc cho các bạn nh ư th ế nào, tiến đ ộ
học tập của nhóm rất chậm. Tôi giúp em chia nhỏ các công việc, th ực hiện
theo từng bước một. Tơi cũng ln bên cạnh nhóm, gợi ý và động viên các
em chia sẻ công việc với bạn. Dần dần em tự tin h ơn và có th ể t ự tiến hành
cơng việc mà khơng cần tôi giúp đỡ.
2.5 Nhiệm vụ các thành viên:
2.5.1 Mục tiêu của biện pháp
Mỗi học sinh phải hiểu rõ những gì mình cần phải làm bằng cách
giáo viên hoặc nhóm trưởng chỉ định các nhiệm vụ cần th ực hiện. Các
thành viên có thể tìm kiếm sự chia sẻ và hỗ trợ từ các bạn trong nhóm đ ể
hồn thành nhiệm vụ học tập.
2.5.2. Nội dung

Tôi hướng dẫn học sinh hiểu ngun tắc làm việc trong nhóm. Đó là
tơn trọng sự tổ chức, điều hành của nhóm trưởng, người nói ph ải có ng ười
nghe, tơn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Khi nhóm
trưởng đã có câu lệnh cho nhóm, các cá nhân phải tự giác th ực hi ện theo.
Cá nhân phải tự giác đọc u cầu, tự suy nghĩ tìm tịi thực hiện yêu cầu.
Nếu thấy khó khăn, có thể hỏi bạn bên cạnh trợ giúp. Bạn bên cạnh không
trợ giúp được thì nhờ đến nhóm trưởng hoặc thầy cơ. Tơi đặc biệt quan
tâm hướng dẫn học sinh cách giúp bạn sửa sai. Đó là yêu c ầu b ạn đ ọc l ại
đề bài, suy nghĩ lại để phát hiện mình sai ở bước nào. Tuy ệt đ ối khơng
được đọc kết quả đúng cho bạn. Khi trình bày trong nhóm, các cá nhân
phải lắng nghe bạn để phát hiện những điểm giống hoặc khác v ới b ản
10


thân để cùng nhau chia sẻ, trao đổi; sau đó đặt ra nh ững câu h ỏi xoay
quanh nội dung hoạt động để hiểu rõ hơn, chắc hơn. Cuối cùng, c ần th ống
nhất và lắng nghe nhóm trưởng chốt lại nội dung chính c ủa hoạt đ ộng h ọc
tập.

Ví dụ khi dạy bài “Phịng tránh ngã khi ở trường”, môn T ự nhiên xã

hội, tôi nêu nhiệm vụ cho các nhóm:
-Ở trường, bạn nên và khơng nên làm gì để giữ an tồn cho mình và
cho người khác?
-Các em sẽ thực hiện nhiệm vụ này trong 5 phút và ghi k ết qu ả h ọc
nhóm vào bảng khăn phủ bàn.
-Từng thành viên trong nhóm sẽ suy nghĩ, ghi ý kiến cá nhân vào ơ
của mình trên bảng nhóm, sau đó các em trình bày ý ki ến trong nhóm, c ả
nhóm thống nhất ghi nội dung chính vào ơ chính giữa của bảng nhóm.
2.6 Các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp:

2.6.1 Mục tiêu của biện pháp
Rèn luyện khả năng trình bày trước đám đơng cũng nh ư kỹ năng x ử
lý tình huống. Nhóm trưởng hoặc một thành viên trong nhóm sẽ trình bày
kết quả làm việc của nhóm mình nhằm mục đích khái qt lại kiến thức,
củng cố và khắc sâu hơn. Và cũng thông qua hoạt động chia sẻ toàn lớp
của học sinh mà giáo viên nhận định các em nắm kiến th ức kĩ năng ở m ức
độ nào.
2.6.2. Nội dung
Việc trình bày, chia sẻ trước lớp là bước cuối cùng trong d ạy h ọc
theo nhóm. Đây là lúc nhóm trưởng hoặc đại diện nhóm th ể hiện khả năng
diễn đạt và xử lý tình huống, đây cũng là bước h ọc sinh trao đ ổi n ội dung
học tập giữa các nhóm. Thơng qua hoạt động chia sẻ tồn lớp của học sinh
mà tôi nhận định các em nắm kiến thức, kĩ năng ở mức độ nào để bổ sung,
điều chỉnh các hoạt động dạy học kế tiếp. Để việc chia sẻ trước l ớp c ủa
học sinh đạt hiệu quả, tôi thường hướng dẫn học sinh điều khiển việc chia
sẻ thực hiện như sau:
11


- Lớp trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tự quản sẽ điều khiển phần trình
bày ý kiến của các nhóm.
- Sau khi nhóm trưởng hoặc đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi chất vất. Ví dụ: Vì sao bạn làm nh ư
vậy? Bạn đã làm thế nào để tìm ra, tính ra? Dựa vào đâu b ạn kh ẳng
định như vậy? Qua hoạt động này, bạn rút ra điều gì?...
- Học sinh điều khiển có thể chốt lại những nội dung chính theo cách
hiểu của bản thân và các bạn trong lớp, sau đó xin ý ki ến của giáo
viên.
- Giáo viên cần khen ngợi những học sinh biết lắng nghe và đ ưa ra
những câu hỏi thắc mắc phù hợp. Ngoài ra, kết quả làm việc của học

sinh nếu chính xác, phù hợp, tôi sẽ s ử dụng để làm n ội dung ch ốt ý
của hoạt động học tập đó, điều này càng củng cố thêm niềm tin ở
các em, làm các em thấy bản thân mình rất quan trọng, ý ki ến c ủa
mình đã được thầy cơ cơng nhận.
Ví dụ tiếp tục với bài “Phịng tránh ngã khi ở tr ường”, kết thúc th ời
gian học nhóm, các nhóm sẽ treo tất cả bảng khăn ph ủ bàn lên b ảng l ớp
cho cả lớp cùng xem. Lớp trưởng điều khiển sẽ mời vài nhóm lên trình bày
nội dung học nhóm. Các nhóm cịn lại sẽ lắng nghe, bổ sung ý ki ến ho ặc
nêu câu hỏi thắc mắc. Có thể các em sẽ hỏi:
-Vì sao khi lên xuống cầu thang, mình phải đi bên ph ải?
-Vì sao giờ ra chơi phải đi xuống sân ch ơi, không đ ược ch ơi trên
lầu?...

2.7

Giao nhiệm vụ và quản lý các nhóm hoạt động:

2.7.1 Mục tiêu của biện pháp
Học sinh biết đoàn kết và hợp tác để hoàn thành nhiệm v ụ, phát
triển năng lực giải quyết các vấn đề thơng qua việc xử lý các tình hu ống.
Việc quản lý hiệu quả các hoạt động của nhóm sẽ làm gia tăng c ảm h ứng
giảng dạy của giáo viên và kích thích sự chủ động, tích c ực, sáng t ạo c ủa
học sinh.
2.7.2. Nội dung
12


Để việc học theo nhóm đạt hiệu quả, tơi ln chú ý chuẩn bị c ẩn
thận những nhiệm vụ học tập sẽ giao cho các em. Các nhiệm vụ này cần rõ
ràng, ngắn gọn, độ khó vừa phải và đặc biệt ph ải theo h ướng “m ở”, khai

thác vốn sống, vốn hiểu biết của các em. Ngồi ra, tơi cũng chu ẩn b ị s ẵn
một số đồ dùng học tập như bảng nhóm, thẻ từ, thẻ mặt cười, mặt buồn,…
để các em thuận tiện trong việc học nhóm.
Khi các em làm việc, tôi luôn gần gũi, chia sẻ, hỗ tr ợ, nhắc nh ở, đ ộng
viên kịp thời. Điều đó làm các em thấy hứng thú, tự tin h ơn trong h ọc t ập
để rồi các em khơng ngại chia sẻ những khó khăn vướng mắc v ới giáo viên.
Các em không thể nào gây rối, mất trật tự khi có cơ giáo ln bám sát nh ắc
nhở các em thường xuyên như vậy. Là giáo viên chủ nhiệm, đ ương nhiên
tôi sẽ nắm rất rõ những học sinh “đặc biệt”, các em là nh ững h ọc sinh
chậm tiếp thu, ngại nêu ý kiến vì sợ sai hoặc là nh ững em hi ếu đ ộng, hay
nghịch, hay chọc phá bạn bè. Với những em này, tơi ln l ưu ý nhóm tr ưởng
phải thường xun động viên, khuyến khích các bạn nêu ý kiến ho ặc giao
nhiệm vụ quan trọng để các em thực hiện.
Vào cuối mỗi tuần, tơi dành thời gian cho các nhóm tr ưởng ngồi l ại
cùng giáo viên chủ nhiệm để trao đổi, chia sẻ về kết quả hoạt động các
nhóm trong tuần qua cũng như những vấn đề còn băn khoăn, v ướng m ắc.
Các nhóm đưa ra những khó khăn trong q trình hoạt động nhóm và cùng
nhau bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm để tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ hoặc đ ề
xuất khen thưởng các bạn có nhiều nỗ lực.
3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Tất cả giải pháp nêu trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giải pháp
này là điều kiện hỗ trợ, bổ sung cho giải pháp kia, mục đích cuối cùng là làm
sao cho việc thực hiện dạy học theo nhóm được thực hiện đúng với bản chất và
yêu cầu của nó. Giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực trình bày,
năng lực giải quyết vấn đề làm gia tăng sự hứng thú, ham thích tìm hiểu và thắt

13


chặt hơn sự hợp tác, đoàn kết, chia sẻ nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ

học tập cũng như trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi.
4. Hiệu quả vận dụng các biện pháp
4.1. Mặt thành công
Nhờ áp dụng những kinh nghiệm trên, trong những năm học vừa qua chất
lượng học sinh lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Đã có nhiều em phát huy được năng
lực điều hành nhóm và các em đã biết tự quản, tự điều hành các hoạt động học
tập rất tốt. Các em tiến bộ rất nhiều về kĩ năng nói, kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ
năng bày tỏ ý kiến, mạnh dạn, tự tin khi thể hiện mình. Việc tiếp thu kiến thức
mới cũng nhẹ nhàng, tự nhiên, các em chủ động, tích cực và sáng tạo hơn trong
việc tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Chính vì vậy, việc học nhóm ở lớp tơi đã thật
sự trở thành hình thức học hấp dẫn. Các em đã rất chủ động, tự giác và tích cực
khi thảo luận nhóm, xem học nhóm là hình thức học chủ yếu trong quá trình học
của mình. Việc giảng dạy của bản thân tôi cũng bớt phần nặng nề, tôi không cần
phải hướng dẫn nhiều khi các em học nhóm, chỉ cần giao nhiệm vụ học tập là
các em hiểu phải tiến hành như thế nào.
Kết quả trong năm học vừa rồi lớp tôi đạt 100% học sinh hồn thành nội
dung chương trình lớp 2; 100% học sinh đạt loại tốt về mức độ hoàn thành các
yêu cầu về năng lực và phẩm chất.
Kết quả các môn học khác như sau:
HỒN THÀNH TỐT

HỒN THÀNH

CHƯA HỒN
THÀNH

MƠN
SỐ
LƯỢNG


%

SỐ
LƯỢNG

%

TIẾNG VIỆT

26

92,9

2

7,1

TỐN

25

89,3

3

10,7

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

28


100

TIẾNG ANH

19

67,9

9

32,1

TIN HỌC

27

73,5

1

26,5

ĐẠO ĐỨC

28

100

SỐ

LƯỢNG

%

14


ÂM NHẠC

28

100

MĨ THUẬT

28

100

THỦ CÔNG

28

100

THỂ DỤC

28

100


4.2. Mặt hạn chế
Bên cạnh những thành cơng thì cũng có những hạn chế của việc nghiên
cứu thực hiện giải pháp này, đó là thời gian học nhóm của học sinh cịn kéo dài.
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 2, ngôn ngữ nói cũng như viết,
khả năng diễn đạt cịn chưa trôi chảy, đôi khi các em hiểu được vấn đề nhưng
việc trình bày cịn chưa đúng ý muốn của bản thân. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển về thể chất, trí tuệ và sự rèn luyện hàng ngày qua các tiết học sẽ hình thành
ở các em kĩ năng làm việc theo nhóm, để học sinh sẽ hồn thiện hơn ở các lớp
trên.
5. Bài học kinh nghiệm
Muốn việc dạy học theo nhóm đạt hiệu quả cao theo tơi phải cho
học sinh thực hành hàng ngày, trong từng hoạt động h ọc tập cụ th ể. Làm
sao cho học sinh thấy rằng học theo nhóm là một vi ệc bình th ường. M ột
điều rất quan trọng nữa mà bản thân tôi rút ra được là hoạt đ ộng h ỗ tr ợ
lẫn nhau trong nhóm đã giúp các em tham gia tích cực và th ực hiện t ốt
nhiệm vụ được giao. Khi các em cùng thực hiện hoạt động hỗ trợ lẫn nhau
thì các em sẽ chú tâm hơn vào nhiệm vụ của nhóm. Các em khơng cịn ph ải
lãng phí thời gian chờ đợi giáo viên hướng dẫn hay phản h ồi mà các em có
thể cùng các bạn trong nhóm tự tìm cách giải quyết các nhiệm vụ được
giao. Khi đó, các em hồn tồn bị cuốn hút vào nhiệm vụ chung c ủa nhóm.
C. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngày nay, trong thời đại 4.0, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát
triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong
15


thực tế cuộc sống khơng có ai là hồn h ảo, do đó làm vi ệc theo nhóm có
thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hồn

thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra đ ược niềm vui và
sự hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng ta cần phải th ấy đ ược nh ững ưu
điểm của hình thức dạy học theo nhóm để phát huy nh ững đi ểm mạnh của
nó. Đây cũng chính là nền tảng để các em có đ ủ bản lĩnh và kh ả năng làm
việc khi đã trưởng thành, trở thành một người năng động, có ki ến th ức và
khả năng thực hành thành thạo.
Đã có nhiều nghiên cứu về tính khả thi của việc dạy học theo nhóm
nhưng với tơi, tính mới ở đề tài này là làm sao để giáo viên và nh ất là h ọc
sinh thay đổi được nhận thức và hiểu được khả năng của mình. Bản thân
mỗi giáo viên cần nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn lúc đầu khi m ới v ừa
vận dụng việc dạy học theo nhóm. Việc thực hiện nên tiến hành t ừng ho ạt
động nhỏ trong từng tiết dạy, kiên trì từng ngày, t ừng tuần; ch ứ khơng
phải khi thao giảng hay dự giờ mới chuẩn bị cho học sinh h ọc nhóm. Đ ối
với học sinh, việc hướng dẫn học nhóm lúc mới bắt đầu là r ất quan tr ọng,
có thể các em sẽ bỡ ngỡ nhưng dần dần các em sẽ quen. Người giáo viên
cần khích lệ, động viên, tháo gỡ những khó khăn. Khi đã tr ở thành thói
quen, học sinh sẽ ham thích được học, được ngồi quay mặt với nhau đ ể
cùng chủ động, tự tin phát biểu ý kiến và tự tìm ra kiến th ức m ới.
2. Khuyến nghị
Nhà trường cùng các đồn thể ln sát cánh cùng giáo viên, hết sức hỗ
trợ cho giáo viên, thường xuyên quan tâm, động viên, chỉ ra những việc giáo
viên đã làm được để tạo động lực, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những việc
giáo viên chưa làm được để khắc phục, tránh phê bình chung chung hoặc giao
khốn.

16


Nhà trường cũng nên tăng cường cho giáo viên được giao lưu các trường
bạn, học tập những mơ hình hay, những cách làm hiệu quả để áp dụng một cách

linh hoạt tại trường mình.
Quận 6, ngày 12 tháng 11 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI

...

Hiệu trưởng xác nhận hiệu quả của giải pháp
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
17


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN …
TRƯỜNG TIỂU HỌC …
___________________________________________


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THAM GIA HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2019-2020

PHÁT HUY NĂNG LỰC
CỦA
HỌC
SINH
ĐỀ TÀI:
TRONG VIỆC DẠY
HỌC THEO NHÓM Ở
LỚP 2
18


GIÁO VIÊN: ...
DẠY LỚP 2/1

19



×