Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.84 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------

------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Mã số: ĐHL2019-SV-10
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Yến
Thời gian thực hiện: tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019

Huế 12/2019


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------

------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Mã số: ĐHL2019-SV-10
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Yến


Thời gian thực hiện: tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Họ và tên, học hàm, học vị: Ths. Nguyễn Thị Phi Yến
Ký xác nhận đồng ý cho nghiệm thu: ……………………….
SINH VIÊN PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU:
1. Nguyễn Thị Thu Hạ

Huế 12/2019


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tơi. Các
số liệu, kết quả nêu trong đề tài nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Yến


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Thực trạng hủy việc kết hôn trái
pháp luật tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, chúng tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Luật, Đại học Huế để
hồn thành bài nghiên cứu này.
Với tình cảm chân thành, chúng tơi bày tỏ lịng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phịng Cơng tác sinh viên, Khoa Luật Hành Chính – Đại học Luật, Đại học Huế, các
thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ chúng tơi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu.
Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Cô giáo Nguyễn Thị Phi Yến –

người trực tiếp hướng dẫn và cũng là người đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ và động viên để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đồng thời, chúng tơi cũng xin cảm ơn đến Tịa án nhân dân, Uỷ ban nhân dân
và người dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tận tình hỗ trợ tài liệu và tham
gia khảo sát để chúng tơi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu tốt nhất.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ chúng
tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt q trình thực hiện đề tài, song có thể
cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp
và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 12 năm 2019
Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Yến


DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thị Yến
2. Nguyễn Thị Thu Hạ
DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
1. Tòa án nhân dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế


MỤC LỤC

NỘI DUNG ........................................................................................................... 1
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................... 9
8. Kết cấu đề tài nghiên cứu ......................................................................... 10
Chương 1 ............................................................................................................ 11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ..................................... 11
HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT .................................................. 11
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm kết hôn ............................................................................ 11
1.1.2. Khái niệm kết hôn trái pháp luật ..................................................... 12
1.1.3. Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật ...................................... 13
1.2. Pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật ..................... 14
1.2.1. Căn cứ xử lý hủy việc kết hơn trái pháp luật .................................. 14
1.2.2. Người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật ............... 21
1.2.3. Thẩm quyền và thủ tục xử hủy việc kết hôn trái pháp luật ........... 25


1.2.4. Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật .................... 27
1.2.5. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hủy việc kết hôn trái pháp luật
..................................................................................................................... 28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................... 31
Chương 2 ............................................................................................................ 32
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ...................................................... 32
VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI,.... 32
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................................................................. 32
2.1. Thực trạng kết hôn trái pháp luật ........................................................ 32
2.2. Nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật ...................................... 34
2.2.1. Do ảnh hưởng của phong tục tập quán .......................................... 34
2.2.2. Do hiểu biết pháp luật Hôn nhân và gia đình cịn hạn chế ........... 35

2.2.3. Do điều kiện kinh tế chi phối ........................................................... 37
2.2.4. Do sai sót của các cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng kí kết hôn
..................................................................................................................... 37
2.3. Thực trạng áp dụng biện pháp hủy việc kết hơn trái pháp luật ........ 38
2.4. Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn
trái pháp luật ................................................................................................. 42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 45
Chương 3 ............................................................................................................ 46
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG 46
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ ...... 46
HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, .......... 46
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................................................................. 46


3.1. Các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn
trái pháp luật ................................................................................................. 46
3.2. Các giải pháp nhằm hạn chế việc kết hôn trái pháp luật và đảm bảo
hiệu quả của hủy việc kết hơn trái pháp luật ............................................. 47
3.2.1. Kiện tồn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch và cán bộ xét xử
bảo đảm đủ tiêu chuẩn quy định của pháp luật ....................................... 47
3.2.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc ngăn chặn,
phát hiện và xử lý việc kết hôn trái pháp luật........................................... 49
3.2.3. Nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân........... 50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 52
B. KẾT LUẬN.................................................................................................... 53


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
1


Số hiệu
Bảng 2.1

Tên bảng
Khảo sát mức độ hiểu biết về điều kiện
đăng ký kết hôn

Trang
36


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

2

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thống kê tình hình tảo hôn tại huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế

33


Bảng 2.2

Thống kê án hơn nhân và gia đình giai đoạn

39

2015-2018

3

Bảng 2.3

Tình hình giải quyết các vụ việc kết hơn trái
pháp luật từ năm 2015 đến năm 2018

40


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Nội dung

Từ viết tắt

1

Thông tư liên tịch số: 01/2016/TTLTTANDTC- Thông tư liên tịch số
VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án 01/2016

nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định
của Luật hôn nhân và gia đình.

2

Thơng tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tồ án Thông tư số 60/TATC
nhân dân Tối cao hướng dẫn giải quyết các việc
tranh chấp về hơn nhân và gia đình của cán bộ, bộ
đội đã có vợ trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy
chồng khác.


NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hơn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội luôn được các nhà triết học,
xã hội học, luật học nghiên cứu. Trong đó, gia đình được coi là tế bào của xã hội, là
nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước, nơi gìn giữ và
phát triển các nét đặc trưng văn hóa, truyền thống của một dân tộc, một quốc gia. Có
các tế bào khỏe mạnh thì xã hội mới phát triển, ngược lại, nếu xuất hiện ngày càng
nhiều "tế bào lỗi" thì xã hội sẽ suy thối, truyền thống văn hóa, đạo đức của đất nước
sẽ tan vỡ. Xét về mặt lý luận, nếu xem gia đình là nền tảng của xã hội thì điều kiện
kết hơn chính là yếu tố pháp lý quan trọng để xây dựng nền tảng này. Xét về mặt
tổng thể, một cuộc hôn nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn là yếu tố hình
thành gia đình tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, góp phần xây dựng xã hội vững mạnh,
nguồn nhân lực dồi dào, đẩy lùi các tệ nạn như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Tuy nhiên, với sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán giữa
các vùng miền mà những điều kiện đó chưa được tuân thủ triệt để gây ra hiện tượng
kết hôn trái pháp luật. Hệ quả của điều này ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt của xã hội

như vi phạm nghiêm trọng về đạo đức, nhân cách, lối sống của gia đình Việt Nam,
nhiều trẻ em sa vào các tệ nạn xã hội do thiếu sự chăm sóc, yêu thương, giáo dục của
cha mẹ và đặc biệt ảnh hưởng đến việc duy trì nịi giống của dân tộc. Việc nam nữ
có đăng ký kết hơn nhưng vi phạm về điều kiện kết hơn ngày càng có những diễn
biến phức tạp và chưa có xu hướng giảm. Do đó, nhà nước ta đã thể hiện thái độ
nghiêm khắc thông qua chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Đối với vấn đề trên, pháp luật đã có quy định từ điều 10 đến điều 12 của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 và được làm sáng tỏ, cụ thể trong Thông tư liên tịch
số 01/2016. Là chế tài đã được quy định rất có hệ thống, nhưng thực tiễn xét xử cho
thấy có rất ít trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật. Thực trạng này phản ánh
tính đặc thù của thi hành và áp dụng pháp luật về hơn nhân và gia đình nói chung, áp
dụng các quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng. Nguyên nhân là do

1


những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành cịn mang tính
ngun tắc, chung chung, khó áp dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu chế tài hủy việc kết
hôn trái pháp luật là vô cùng cùng thiết.
Một trong những nơi tồn tại nhức nhối vấn nạn kết hôn trái pháp luật không
thể không quan tâm đến, đó là huyện A Lưới. A Lưới là một huyện miền núi nằm
trong địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 65km về hướng Tây, có
hơn 50 ngàn dân với tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 40%. Vì là vùng cao nên cư dân
A Lưới có người sắc tộc như Tà Ơi, Cờ Tu, Pa Kơ, Pa Hy. Nhiều vùng tại huyện A
Lưới giao thông đi lại không thuận lợi, người dân sống quần tụ, ít giao lưu với bên
ngồi, do đó ít có khả năng mở mang hiểu biết pháp luật và xã hội. Thêm vào đó
phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc nơi đây là một trong những nguyên
nhân làm gia tăng tình trạng kết hơn trái pháp luật. Theo thống kê từ năm 2015 đến
2018, ở A Lưới có đến 106 trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Vì vậy,
đời sống hơn nhân trái pháp luật ở đây đã gióng lên những hồi chng báo động cần

phải ngăn chặn kịp thời.
Nhưng trên thực tế hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan,
ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu, sự quan tâm chưa đúng mức của các chủ
thể liên quan dẫn đến việc áp dụng pháp luật vào thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với quan hệ hơn nhân và gia đình ở địa bàn A Lưới còn hạn chế đã khiến
cho hủy việc kết hôn trái pháp luật tại đây gặp nhiều vướng mắc.
Các cơng trình nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này chỉ dừng lại ở tính định
hướng chung các vấn đề về thực trạng hủy việc kết hôn trái pháp luật Việt Nam,
phần lớn đề tài khoa học chủ yếu dựa trên những quy định của Luật hôn và nhân gia
đình cũ. Do đó, những nghiên cứu khoa học đó chưa cập nhật được hết những vấn
đề mới về lý luận và thực tiễn cũng như chưa đưa ra được những bất cập, phương
hướng hoàn thiện pháp luật của hủy việc kết hôn trái pháp luật, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, vẫn chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về đề tài hủy kết hôn trái pháp luật tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế được cơng bố, do đó đây là một đề tài hồn tồn mới, khơng có sự trùng lặp với

2


các cơng trình nghiên cứu trước đây, góp phần bổ sung, hoàn thiện các vấn đề liên
quan đến lĩnh vực này.
Bài nghiên cứu khoa học được viết vào thời điểm sau khi Luật hơn nhân và
gia đình năm 2014; Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời và có hiệu lực nên nghiên cứu
có thể đưa ra những điểm mới về lý luận và thực tiễn trong những quy định của pháp
luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật, phân tích và chỉ ra những điểm chưa hợp lý
của pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra được một số những kiến nghị mới, có tính
cập nhật phù hợp với u cầu của thực tiễn nhằm góp phần hồn thiện pháp luật.
Tóm lại, hủy việc kết hơn trái pháp luật tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế là vấn đề quan trọng, góp phần hình thành gia đình tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng
xã hội vững mạnh trước tình hình đời sống hơn nhân trái pháp luật ngày càng có diễn

biến nghiêm trọng, số lượng các vụ việc có xu hướng gia tăng dưới nhiều hình thức
khác nhau, tuy nhiên lại chưa có cơng trình nào nghiên cứu để giải quyết các vấn đề
đó. Vì vậy, đây là đề tài có tính cấp thiết cao, khơng chỉ được tiếp cận từ góc độ lý
luận mà cịn được nghiên cứu gắn với thực tiễn xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật
tại Tòa án nhân dân huyện A Lưới.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng hủy
việc kết hôn trái pháp luật tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm nghiên
cứu một cách sâu sắc và toàn diện của thực trạng hủy việc kết hơn trái pháp luật. Từ
đó, nhận thức đầy đủ hơn về thực trạng áp dụng pháp luật của vấn đề hủy việc kết
hôn trái pháp luật tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt khác, tác giả cũng
mong muốn đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật
tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình ngồi nước
Liên quan đến lĩnh vực “Hơn nhân”, một số cơng trình trên thế giới đã được
nghiên cứu như:
- Cuốn “ Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XV” của tác giả
Insun-Yu, nghiên cứu một cách sâu sắc về cấu trúc gia đình truyền thống Việt Nam

3


trong mối liên hệ giữa gia đình với làng xã, nhà nước và pháp luật. Các tư liệu mà
tác giả sử dụng để minh chứng cho những kết luận khoa học và những phát hiện thú
vị về vấn đề Hôn nhân và gia đình của người Việt Nam ở thời kỳ này là Quốc triều
hình luật và một vài tư liệu khác.
- “The futures of the family” – “Tương lai của gia đình” các tác giả Charles
L.Jones, Lorne Tepperman và Susannah J.willson đã dự báo nhiều vấn đề về Hôn
nhân và gia đình. Trong mối liên hệ với pháp luật, những dự báo về các lĩnh vực của
đời sống xã hội trong đó có vấn đề Hơn nhân và gia đình có ý nghĩa rất quan trọng.

Bởi vì, những dự báo này sẽ giúp cho các nhà làm luật xem xét cân nhắc để tiếp tục
dự liệu điều chỉnh bằng pháp luật những vấn đề có thể nảy sinh trong đời sống Hơn
nhân và gia đình.
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu kể trên chỉ là những mảng nghiên cứu
riêng biệt, chưa tạo ra sự liên kết trong nghiên cứu về chế định hủy việc kết hôn trái
pháp luật. Trong khi đó, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì đi kèm với đó là
hồn cảnh sống thay đổi, tâm lý con người thay đổi và các mối quan hệ giữa con
người với con người cũng thay đổi kéo theo đó dẫn tới những hành vi trái pháp luật
trong đó có hành vi kết hơn trái pháp luật. Do vậy, chế định hủy việc kết hôn trái
pháp luật cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện sâu sắc.
2.2. Tình hình trong nước
Liên quan đến vấn đề kết hôn trái pháp luật và hủy việc kết hôn trái pháp luật,
tác giả đã tiếp cận một số cơng trình khoa học được cơng bố trong khoảng 10 năm
gần đây như:
- “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hơn trái pháp luật trong tình hình
xã hội hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Huyền Trang, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012. Với đề tài nghiên cứu này, luận văn tuy
đã phân tích và đánh giá sơ bộ thực trạng pháp luật về kết hôn trái pháp luật và thực
tiễn áp dụng nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi lý thuyết;
- “Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế”,
luận văn Thạc sĩ luật của tác giả Nguyễn Thị Lê Huyền, Trường Đại học Luật Hà

4


Nội, năm 2013. Trong luận văn này, tác giả đã nêu ra thực trạng việc hủy việc kết
hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế và một số giải pháp nâng cao hệ thống
pháp luật, tuy nhiên luận văn cịn mang tính đề cập khái qt và dựa theo quy định
của Luật hơn nhân và gia đình cũ;
- “Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận văn Thạc sĩ luật của tác giả Phạm Thị Lan Anh,

Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014. Luận văn đã phân tích chuyên sâu, cung
cấp một lượng kiến thức pháp luật đầy đủ về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật
theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, tuy nhiên các đánh giá thực trạng, giải
pháp mà tác giả giải quyết chỉ mang tính mang tính sơ lược và chưa cụ thể;
- “Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo Luật hơn nhân
và gia đình năm 2014” luận văn Thạc sĩ luật của tác giả Nguyễn Tài Dương, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2016. Ở luận văn này, tác giả đã cập nhật các vấn đề lý luận
liên quan đến kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành, tuy nhiên
tác giả chỉ tập trung đi sâu phân tích các quy định của pháp luật mà khơng phân tích
về mặt thực trạng áp dụng quy định của pháp luật nên các giải pháp đưa ra chưa
mang tính khả thi cao.
Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu về kết hôn trái pháp luật và hủy việc kết hôn
trái pháp luật cũng được các độc giả nghiên cứu và có những bài viết chất lượng
đăng trên các tạp chí phục vụ người đọc và những nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh
vực này như:
- “Kết hôn trái pháp luật – Bất cập và những kiến nghị” của tác giả Yến Chi
được đăng tải trên wedsite Kho tàng pháp luật ngày 15 tháng 5 năm 2016;
- “Hồn thiện quy định về các điều kiện kết hơn theo Luật Hơn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2000” của tác giả TS. Nguyễn Văn Cừ trên Tạp chí Tồ án nhân
dân số 24, tháng 12/2013;
- “Có thể tun bố hủy việc kết hôn trái pháp luật khi một bên chết” của tác giả
Trần Thiện Hoàng được đăng tải trên tạp chí Tịa án nhân dân số 14, tháng 7 năm 2011;

5


- “Kết hôn – hậu quả pháp lý theo Luật hơn nhân và gia đình” của tác giả
Nguyễn Quang Hiền trên tạp chí Tịa án nhân dân số 10, tháng 5 năm 2013.
2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu
Có thể thấy, mỗi cơng trình nghiên cứu đều có những góc tiếp cận và khai

thác khác nhau trong cùng một mảng đề tài. Các cơng trình khoa học được cơng bố
ở trên đã đề cập khái quát tới vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật và hủy việc kết
hôn trái pháp luật, tuy nhiên hầu hết các công trình đều dựa trên Luật Hơn nhân và
gia đình cũ, do đó chưa cập nhật được các vấn đề lý luận và thực tiễn mới theo yêu
cầu của quy định pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở kế thừa các công trình đã cơng bố, những vấn đề đặt ra cần nghiên
cứu trong đề tài của tác giả là:
Về lý luận, đề tài cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ
- Các vấn đề lý luận về hủy việc kết hôn trái pháp luật như: khái niệm, nội
dung, thẩm quyền, thủ thục, nguyên tắc áp dụng pháp luật về hủy việc kết hôn trái
pháp luật.
Về thực tiễn, đề tài cần tập trung làm rõ
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về hủy việc kết hôn trái
pháp luật, những kết quả và những bất cập, nguyên nhân đã tác động đến thực trạng

kết hôn trái pháp luật và việc áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Nghiên cứu kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả
áp dụng pháp luật trong thực tiễn giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật tại Tịa
án nhân dân huyện A Lưới nói riêng và cả nước nói chung.
So với những cơng trình nghiên cứu về hủy việc kết hôn trái pháp luật trước
đây, đề tài có những điểm mới như sau:
- Là cơng trình nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn gắn với việc giải
quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật tại địa bàn huyện A Lưới với những đặc điểm
vùng miền, dân tộc khác nhau nên bài nghiên cứu có nét đặc thù.

6


- Là cơng trình kết hợp nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn theo Luật Hơn nhân
và gia đình năm 2014 với những quy định mới so với các Luật Hơn nhân và gia đình

trước đây.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài đề tài: “Thực trạng hủy việc kết hôn trái pháp luật tại
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm các mục tiêu sau đây:
Về mặt khoa học:
Quá trình tìm hiểu đề tài sẽ góp phần trang bị kiến thức và nâng cao tầm hiểu
biết trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình nói chung và việc áp dụng chế tài hủy việc
kết hơn trái pháp luật nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt thực tiễn:
Nhằm nhận diện rõ việc hủy việc kết hôn trái pháp luật tại huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế. Làm sáng tỏ thực trạng kết hôn trái pháp luật, thực tiễn áp
dụng pháp luật về hủy việc kết hơn trái pháp luật; tìm ra nguyên nhân dẫn đến các
trường hợp kết hôn trái pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ kiến nghị các giải pháp
hạn chế tình trạng kết hơn trái pháp luật ở A lưới cũng như nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, bài nghiên cứu cần phải giải quyết
được những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật và hủy việc kết
hôn trái pháp luật.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về hủy việc kết hôn trái
pháp luật.

7


- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc giải quyết hủy việc kết hơn trái pháp
luật tại Tịa án nhân dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế qua các vụ việc cụ thể
trong thực tiễn.

- Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả xử hủy việc kết hôn trái pháp luật tại huyện A Lưới nói riêng và trên cả
nước nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin tạo tiền đề cho việc thực hiện
tốt đề tài của mình, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu hai vấn đề chính:
- Các học thuyết, các tài liệu lý thuyết về hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Các quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật và thực tiễn
thực hiện hủy việc kết hôn trái pháp luật tại A Lưới.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hủy việc kết hôn trái pháp
luật tại địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2015-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
trong Chương 1 để phân tích các cơ sở lý luận, quy định pháp luật hiện hành về kết
hôn trái pháp luật và hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp: số liệu được thu thập thông qua
phương pháp phỏng vấn, điều tra từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi
thu thập số liệu, tác giả sẽ tiến hành xử lý và phân loại thơng tin. Trên cơ sở đó, tác
giả sẽ rút ra được nguyên nhân, thực trạng kết hôn trái pháp luật cũng như thực tiễn
áp dụng pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật. Phương pháp này được sử dụng
chủ yếu trong Chương 2.

8


Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này nhằm để đối chiếu
tốc độ gia tăng của các vụ hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa năm này với năm

khác. Từ đó có thể nắm bắt được tính chất, mức độ cũng như thực trạng của các vụ
việc để đưa ra các giải pháp. Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2.
Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn: Phương pháp này được sử
dụng chủ yếu tại Chương 3. Quá trình nghiên cứu các phương án hoàn thiện pháp
luật tại huyện A Lưới sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích, dự đốn, đề xuất
các giải pháp phù hợp với quy định pháp luật và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Với tư cách là một cơng trình khoa học ứng dụng, kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ mang lại những đóng góp về mặt khoa học và áp dụng pháp luật vào xét xử của
Tịa án nhân dân huyện A Lưới nói riêng và các Tịa án trong cả nước nói chung về
việc xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Ý nghĩa khoa học:
Bài nghiên cứu phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng áp dụng pháp
luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, giảng viên (nếu cần), đồng thời là cơ
sở tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu sau này về vấn đề hủy việc kết hôn trái
pháp luật.
Chỉ ra những vướng mắc, bất cập và kiến nghị phương hướng hồn thiện về
hủy việc kết hơn trái pháp luật trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Những ý
kiến này có thể được sử dụng tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành các văn bản hướng dẫn cho Luật hơn nhân và gia đình.
Ý nghĩa thực tiễn:
Qua nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá đúng
tình hình thực tế các quan hệ Hơn nhân và gia đình trong giai đoạn hiện nay. Đặc
biệt, qua nghiên cứu thực trạng giải quyết các vụ việc hủy kết hôn trái pháp luật, giúp

9


đánh giá một cách đúng đắn về thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các trường hợp

kết hôn trái pháp luật tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp
luật.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật tại
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hủy việc kết hôn trái
pháp luật tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm kết hơn
Nhìn từ góc độ xã hội học, khi chưa hình thành bất kì quy tắc hay chuẩn mực
nào thì khái niệm kết hơn chưa được ai biết đến. Quan hệ giữa một người đàn ông
và một người đàn bà đơn thuần là quan hệ “tính giao”. Quan hệ này tồn tại và phát
triển nhằm đảm bảo sự sinh tồn của xã hội loài người mà khơng có sự ràng buộc hay
giới hạn nào. Tuy nhiên, qua các thời kì lịch sử với các hình thái kinh tế- xã hội khác
nhau, những quy tắc xã hội dần xuất hiện thì quan hệ “tính giao” này phát triển ở
mức cao hơn, đó là sự liên kết mang tính xã hội tạo nên một giá trị mới, gọi là “hơn
nhân”. Dưới góc độ này, sự liên kết giữa một người đàn ơng và một người đàn bà
chính là sự liên kết tạo nên mối quan hệ gia đình “hằng ngày tái tạo ra đời sống của
bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những con người khác, sinh sơi, nảy nở- đó
là quan hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái- đó là gia đình”1.
Trải qua các thời kỳ khác nhau, quan hệ hơn nhân trước hết được điều chỉnh
bởi những tập quán, những ước lệ, bắt đầu xuất hiện những quy định về cấm kết hôn

giữa những thế hệ, giữa bố với con gái, mẹ và con trai, ông bà với cháu, giữa anh chị
em ruột với nhau. Cho đến khi trong xã hội lồi người có sự xuất hiện của pháp luật
thì quan hệ hơn nhân gia đình từ một quan hệ tự nhiên mới chính thức được xem xét
trên khía cạnh một quan hệ pháp luật về hôn nhân và gia đình. Nếu như về mặt xã
hội học, lễ cưới là sự kiện đánh dấu quan hệ hơn nhân thì dưới góc độ pháp luật, nó
được thể hiện bằng việc đăng ký kết hơn. Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm về
hôn nhân chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau trong xã hội như kinh tế,
văn hóa, sinh học, mơi trường sống,.. nhưng yếu tố quan trọng nhất và có sức ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất tới vấn đề hơn nhân đó chính là luật pháp.

1

Xem: C.Mac- Ph.Ăngghen toàn tập, tập III, “ Hệ tư tưởng Đức”, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986.

11


Trong xã hội hiện đại, hơn nhân sẽ khơng cịn là lợi ích hay trách nhiệm của
đại gia đình mà cá nhân mới có quyền định đoạt có kết hơn hay khơng và nếu có thì
kết hơn khi nào. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật
Hà Nội, hôn nhân được hiểu là: “sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung
sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hồ thuận”2. Theo Luật
hơn nhân và gia đình năm 2014 thì kết hơn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ
chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, với việc định nghĩa một cách cụ thể khái niệm kết hôn tại khoản 5
điều 3 của Luật hơn nhân và gia đình năm 2014, có thể hiểu kết hơn là sự kiện pháp
lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam, nữ khi các bên tuân thủ quy
định pháp luật về điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hơn tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.

1.1.2. Khái niệm kết hôn trái pháp luật
Trước hết cần khẳng định rằng, kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp
lý được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên đứng trên góc độ lý
luận, để hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta cần đặt chúng trong sự tác động của
các yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị của mỗi thời kỳ.
Tùy vào mỗi giai đoạn lịch sử, quan niệm về kết hơn trái pháp luật cũng sẽ có
sự khác nhau. Vào thời phong kiến, trong Bộ luật Hồng Đức hay Bộ luật Gia Long
thì kết hơn trái pháp luật nghĩa là những cuộc hôn nhân không tuân thủ các điều kiện
kết hôn như: không "môn đăng hộ đối", những quan hệ hôn nhân không được sự
đồng ý của cha mẹ, họ hàng.
Trong xã hội ngày nay, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết
hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm
điều kiện kết hôn theo quy định (Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 điều 3 khoản
6). Các điều luật liên quan đến kết hôn trái pháp luật trong Luật hôn nhân và gia đình

2

Xem: Trường đại học Luật Hà nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học. Nxb Cơng an nhân dân, Hà
Nội, Tr 148

12


năm 2014 chỉ đề cập đến các trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện về nội dung:
kết hôn khi chưa đến tuổi tối thiểu được phép, kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối, kết
hôn giữa những người có quan hệ thân thích. Khơng có điều luật nào nói rằng việc
kết hơn là trái pháp luật, nếu có vi phạm các điều kiện về hình thức: hồ sơ xin kết
hơn khơng có hoặc khơng đủ, nhận hồ sơ trong điều kiện khơng bên nào có mặt, nhận
hồ sơ qua bưu điện hoặc qua người trung gian, không tiến hành xác minh, lập giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn mà khơng hỏi hai bên về việc có đồng ý hay khơng đồng

ý kết hơn,... Nói chung, nhà làm luật khơng coi các vi phạm điều kiện về hình thức
kết hơn là những sự kiện có thể ảnh hưởng đến tính hợp pháp của hơn nhân. Vì vậy,
khơng thể coi kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ, chồng vi phạm những
điều kiện kết hôn do luật quy định và cũng khơng có đăng ký kết hơn.
Do đó, kết hơn trái pháp luật theo quan niệm của tác giả là việc kết hơn tuy
có tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng thẩm quyền nhưng một hoặc cả hai
bên kết hơn có sự vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hơn, xâm phạm
tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định và
bền vững của gia đình, đến truyền thống đạo đức, văn hoá của dân tộc, xâm phạm
trật tự kỷ cương của Nhà nước và pháp luật.
1.1.3. Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật
Mặc dù pháp luật đã quy định điều kiện kết hơn nhưng vì nhiều lí do khác
nhau trên thực tế vẫn có khơng ít trường hợp nam nữ đăng ký kết hôn mà không tuân
thủ các điều kiện kết hôn. Sự tồn tại của những quan hệ hôn nhân này không những
không đem lại quyền và lợi ích cho các cá nhân, xã hội mà ngược lại cịn xâm hại
đến những quyền và lợi ích đó. Vì vậy cần có những biện pháp chế tài cần thiết để
xử lí những cá nhân đó, duy trì và bảo vệ chế độ hôn nhân tiến bộ, hạnh phúc, bền
vững.
Vấn đề này được quy định tại điều 10, điều 11 và điều 12 của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014 nhưng khái niệm cụm từ “hủy việc kết hôn trái pháp luật” vẫn
chưa được đề cập, quy định đến. Tuy nhiên, theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật
học của Trường Đại học Luật Hà Nội đã có sự giải thích khá đầy đủ:

13


“Huỷ việc kết hôn trái pháp luật được hiểu là biện pháp chế tài của Luật hơn
nhân và gia đình đối với trường hợp nam, nữ kết hôn nhưng không tuân thủ đầy đủ
các điều kiện được Luật hôn nhân và gia đình quy định”3.
Từ cách giải thích trên ta có thể hiểu hủy việc kết hơn trái pháp luật như sau:

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là việc Tòa án theo yêu cầu của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền tác động tới việc kết hơn trái pháp luật làm cho quan
hệ đó khơng cịn tồn tại hoặc khơng có giá trị pháp lý nữa. Đây là sự thể hiện thái độ
không thừa nhận của Nhà nước đối với việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng nhưng
không tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn.
1.2. Pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật
1.2.1. Căn cứ xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn trái pháp luật là việc có đăng ký kết hơn tại cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền nhưng một hoặc cả hai bên kết hôn vi phạm một hoặc nhiều điều kiện
kết hơn do pháp luật quy định. Do đó căn cứ xử hủy kết hơn trái pháp luật chính là
hành vi vi phạm điều kiện kết hôn.
Về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam nữ kết hôn
mà không tuân thủ đầy đủ những điều kiện kết hôn. Do vậy, việc kết hôn trái pháp
luật sẽ bị Tịa án xử hủy. Tuy nhiên, hủy việc kết hơn trái pháp luật ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ. Vì vậy,
khi xử lý các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật, Tịa án phải xác
minh làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn
nhân, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là xem xét, đánh giá thực chất
quan hệ tình cảm, thực tế chung sống giữa hai người kết hôn trái pháp luật kể từ khi
kết hơn cho đến khi Tịa án xem xét cuộc hơn nhân của họ, từ đó Tịa án có quyết
định đúng đắn, bảo đảm “thấu tình, đạt lý”. Khoản 2 điều 11 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 quy định:

3

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

14



×