Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.85 KB, 7 trang )

Nguyễn Dữ không chỉ lên án một số quan lại mà còn tố cáo mạnh mẽ
hiện thực “rễ ác mọc lan, khó lịng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà. Trong câu
5


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

nói buột miệng của Tử Văn “Sao mà nhiều thần quá vậy?” cũng cho ta thấy một hiện
thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ: xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi
dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. Kết thúc có hậu của câu chuyện thể hiện
đúng truyền thống nhân đạo của dân ta: chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
4. Lời bình cuối truyện
- Lời bình ở cuối truyện cũng hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ
chân chính: "Than ơi! Người ta thường nói: "Cứng q thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo khơng
cứng cỏi được, cịn gãy hay khơng là việc của Trời. Sao lại đốn trước là sẽ gãy mà
đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải mà dám đốt đền tà, chống lại yêu
ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở
Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ khơng nên kiêng sợ sự cứng cỏi."
- Phân tích: Lời bình của Nguyễn Dữ ở cuối truyện đã thể hiện lòng cảm phục
và thái độ ngợi ca với những kẻ sĩ như Ngô Tử Văn. Ngô Tử Văn một kẻ sĩ nước Vỉệt
là người đã ln giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Cũng
từ nhân vật này, người đọc có thể thấy Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong nhân
cách kẻ sĩ. Theo ơng, kẻ sĩ ở đời là người có học, là người có chí, ít nhất phải hành xử
cho đúng, khơng nên sợ "cứng q thì gãy" mà chỉ sợ khơng thể cứng được. Lời bình
kết thúc câu chuyện “Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”cùng với hình tượng
Ngơ Tử Văn như một lời kêu gọi, một lời động viên, cổ vũ thơi thúc người trí thức
hành động quyết liệt để cơng bằng, chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh hằng, vĩnh cửu ở mọi
thời đại. Bởi lẽ, chỉ có cứng cỏi, kiên quyết trong hành động thì ta mới có thể bảo vệ
được bản thân mình và làm nên nghiệp lớn. Hơn nữa, Nguyễn Dữ còn cho rằng kẻ sĩ


cứng cỏi có gãy khơng cịn do trời. Vì vậy, nên kẻ sĩ khơng nên đổi cứng ra mềm.
- Phản đề: Nhưng trong thực tế đời sống, con người ở đời đâu phải ai cũng đủ
sức mạnh, đủ cứng cỏi để đối mặt với dòng đời trắng đen lẫn lộn. Khơng ít người gió
chiều nào theo chiều ấy, chỉ vì cái lợi mà đánh mất đi cốt cách. Cứ sợ "cứng quá thì
gãy" thì làm gì cũng rụt rè, e ngại, cũng lo sợ đủ đường. Cũng khơng ít người chưa
làm đã sợ là sẽ khơng đạt kết quả, làm sẽ hại mình. Mang tư tưởng sống kiểu như vậy
thì việc lớn khơng thành, ngược lại con người càng dễ trở nên hèn nhát, sợ hãi sự đời
mà thôi. Chẳng dám cứng cỏi trong hành động của bản thân thì khó mà có thể giúp
đời, giúp người được chứ chưa nói tới làm việc to lớn, vĩ đại.
- Mở rộng: Ở bất cứ thời đại nào, người trí thức đều có vai trị rất lớn trong xây
dựng đất nước, xây dựng xã hội phồn vinh, thịnh vượng, tốt đẹp. Trước những vấn đề
hệ trọng của con người, cộng đồng, xã hội, người trí thức cần có quan điểm, lập
trường và sự cứng cỏi. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hiện nay, người trí thức phải
biết linh hoạt, khi cứng khi mềm để đạt được mục tiêu thuận lợi và hiệu quả cao nhất,
phải biết chiến đấu vì lẽ phải nhưng không gây tổn hại cho bản thân và xã hội.
4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
4.1. Đặc sắc nghệ thuật:
- Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh hoạt, tác giả
‘Truyền kỳ mạn lục’’ đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có
thần, vừa hư, vừa ảo. Nhưng xuyên qua các lớp mù linh ảo, ly kỳ được thêu dệt ra
6


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

một cách tài giỏi ấy vẫn hiện rõ một thế giới thật của cuộc đời mà ở đó nhan nhản
những kẻ có quyền thế độc ác, đồi bại. Kết hợp giữa yếu tố ly kì, kì ảo với tự sự,
mượn sự kì ảo để nói về hiện thực và ước vọng của con người nên tác phẩm mang

tính thời đại và có giá trị sâu sắc.
- Ngồi ra, cốt truyện li kì, giàu kịch tính được sắp xếp hợp lí; nghệ thuật kể
chuyện đạt đến một trình độ mới, mang tính logic cao, có cao trào, tình tiết lơi cuốn;
giọng văn tự nhiên, chân thành, giản dị cũng khẳng định tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Dữ.
4.2. Nội dung
- Giá trị của Truyền kì mạn lục là ở nội dung hiện thực sâu sắc và cảm hứng ca
ngợi những giá trị đạo đức truyền thống. Những con người có bản tính tốt đẹp như
Vũ Thị Thiết, như Ngô Tử Văn đều được trở về sống ở thế giới thần thánh, họ đã
được thưởng xứng đáng cho phẩm cách tốt đẹp của mình. Tập truyện đã thể hiện một
niềm tin mãnh liệt của nhân dân lao động xưa, niềm tin vào chân lí bất diệt của sự
sống "ở hiền gặp lành".
- Nhìn sâu hơn vào câu chuyện, dường như Nguyễn Dữ đang muốn gửi gắm
ước nguyện về một anh hùng của chính nghĩa sẽ đứng lên bảo vệ cho đất nước, nhân
dân như cách mà Tử Văn đã bảo vệ dân làng trước sự xâm chiếm của tên tướng giặc
phương Bắc. Phải yêu quý, và gắn bó với quê hương biết chừng nào, phải xót xa và
đau đớn trước nỗi đau dân nước biết chừng nào, những hành động của Tử Văn mới
quyết liệt và dữ dội đến thế! Đó là sự chiến đấu đến cùng, là sự tự tôn dân tộc, là sự
quyết tâm sắt đá khó lịng lay chuyển. Chính bởi vậy, chiến thắng của Tử Văn lại
càng có ý nghĩa hơn, nó sẽ khơi dậy tinh thần yêu nước, u cơng bình và sẵn sàng xả
thân vì chính nghĩa của những người trí thức.

7



×