Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

CHUYÊN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.54 KB, 31 trang )

LUẬT HÀNH CHÍNH 3
Chuyên đề 13:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC
Nhóm 13:
1. Lương Thu Huyền S1200251
2. Lương Minh Hiền S1200313
3. Ngô Thị Huệ Chi S1200303
4. Lê Thị Tố Khang S1200319
GVHD: Nguyễn Lan Hương
NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
2. PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO
ĐỘNG, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ
3. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ VIÊN CHỨC
NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
2. PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO
ĐỘNG, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ
3. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ VIÊN CHỨC
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
Viên chức là ai?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí
việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ
hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 2 Luật
Viên chức 2010)


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
Thế nào là viên chức quản lý?
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý
có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện
một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức
vụ quản lý.
(Khoản 1 điều 3 Luật Viên chức 2010)
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là gì?
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công
việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
(Điều 4 Luật viên chức 2010)
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
Vị trí việc làm?
1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với
chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương
ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu
viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và
quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác
định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết
định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp
công lập.
(Điều 7 Luật viên chức 2010)
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
Chức danh nghề nghiệp?

1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện
trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống
danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề
nghiệp.
(điều 8 Luật viên chức 2010 )
NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIÊN CHỨC
2. PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO
ĐỘNG, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ
3. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ VIÊN CHỨC
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO
ĐỘNG, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ

Phân biệt viên chức với người lao động

Phân biệt viên chức với công chức

Phân biệt viên chức với cán bộ

PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Khái niệm người lao động?
Người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có
khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao
động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều
hành của người sử dụng lao động.
(Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2012 )

PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Độ tuổi lao động:

Viên chức Người lao động
- Từ đủ 18 tuổi trở lên
ngoại trừ một số lĩnh vực
theo quy định của pháp
luật thì mới được dự
tuyển.
(Điều 22 Luật viên chức
2010)
- Đủ 15 tuổi có khả năng
lao động thì có thể ký hợp
đồng lao động với người
sử dụng lao động.
(Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật
Lao động 2012 )
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Viên chức
Phải là công dân Việt
Nam
Người lao động
Là người từ đủ 15 tuổi trở
lên (không nhất thiết phải
là công dân Việt Nam)
Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người lao
động, viên chức còn có các quyền và phải thực
hiện các nghĩa vụ khác theo pháp luật quy định.
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO

ĐỘNG, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ

Phân biệt viên chức với người lao động

Phân biệt viên chức với công chức

Phân biệt viên chức với cán bộ

PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI CÔNG CHỨC
1. Khái niệm:
Viên chức Công chức
(Điều 2 Luật Viên
chức 2010)
(Khoản 2 Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức
2008)
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI CÔNG CHỨC
2. Chế độ làm việc :
Viên chức Công chức
- Không phân thành
ngạch.
- Làm việc theo chế độ hợp
đồng làm việc.
(Điều 2 Luật Viên chức
2010)
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào ngạch, chức vụ, chức
danh, trong biên chế.
(Khoản 2 Điều 4 Luật Cán
bộ, công chức 2008)

PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI CÔNG CHỨC
3. Tuyển dụng:
Viên chức Công chức
- Căn cứ vào nhu cầu
công việc, vị trí việc làm,
tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp và quỹ tiền
lương của đơn vị sự
nghiệp công lập.
(Điều 22 Luật viên chức
2010)
- Việc tuyển dụng phải
căn cứ yêu cầu nhiệm vụ,
vị trí việc làm và chỉ tiêu
biên chế.
(Mục 2 Luật Cán bộ,
công chức 2008 )
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI CÔNG CHỨC
4. Cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức làm việc :
Viên chức Công chức
- Làm việc tại các đơn vị sự
nghiệp công lập (lĩnh vực y tế,
văn hóa, giáo dục, khoa học,
thể thao…)
(Điều 2 Luật Viên chức 2010)

- Làm việc trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội; cơ quan, đơn
vị thuộc QĐND; trong cơ quan, đơn

vị thuộc CAND và trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội.
(Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ,
công chức 2008)
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI CÔNG CHỨC
5. Nguồn chi trả lương:
Viên chức Công chức
- Hưởng lương từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp công lập.
(Điều 2 Luật Viên chức 2010)

- Hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước hoặc từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp công lập
(đối với những người trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sự nghiệp công lập).
(Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ,
công chức 2008)
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI CÔNG CHỨC
6. Các hình thức kỷ luật:
Viên chức Công chức
- Hình thức kỷ luật bao gồm:
Khiển trách, cảnh cáo, cách
chức và buộc thôi việc (không
có hình thức hạ bậc lương,
giáng chức).

(Điều 52 Luật viên chức
2010)

- Tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm phải chịu một trong
những hình thức kỷ luật sau:
Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, giáng chức; cách chức
và buộc thôi việc
(Điều 79 Luật cán bộ công
chức 2008)
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI NGƯỜI LAO
ĐỘNG, CÔNG CHỨC, CÁN BỘ

Phân biệt viên chức với người lao động

Phân biệt viên chức với công chức

Phân biệt viên chức với cán bộ

PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI CÁN BỘ
1. Khái niệm:
Viên chức Cán bộ
(Điều 2 Luật Viên
chức 2010)
(Khoản 1 Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức
2008)
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI CÔNG CHỨC
2. Chế độ làm việc :

Viên chức Cán bộ
- Không phân thành ngạch.
- Làm việc theo chế độ hợp
đồng làm việc.
(Điều 2 Luật Viên chức 2010)
-
Được bầu cử, phê duyệt, bổ
nhiệm, giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng
cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung
ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; ở quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
(Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ,
công chức 2008)
PHÂN BIỆT VIÊN CHỨC VỚI CÔNG CHỨC
3. Tuyển dụng:
Viên chức Cán bộ
- Căn cứ vào nhu cầu
công việc, vị trí việc làm,
tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp và quỹ tiền
lương của đơn vị sự
nghiệp công lập.
(Điều 22 Luật viên chức
2010)
- Đối với cán bộ không

thực hiện tuyển dụng mà
được bầu cử, phê duyệt,
bổ nhiệm, giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ
(Khoản 1 Điều 4 Luật
Cán bộ, công chức 2008)

×