Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo bộ luật dân sự việt nam năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.07 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................5

2.

Tình hình nghiên cứu........................................................................................6

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài...............................................................7

4.

Phương pháp nghiên cứu đề tài.........................................................................8

5.

Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài................................................8

6.

5.1.

Mục đích....................................................................................................8

5.2.

Nhiệm vụ...................................................................................................9



Kết cấu của đề tài..............................................................................................9

Chương 1................................................................................................................. 10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
............................................................................................................................ 10
1.1.

Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..............10

1.2.

Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân............................13
1.3.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.............................................................14

Chương 2................................................................................................................. 16
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN.................16
2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
nhân....................................................................................................................16
2.2. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại................................................21

1



2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại...................................................................24
2.4. Xác định thiệt hại và mức bồi thường..........................................................31
Chương 3:.................................................................................................................... 35
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT DÂN
SỰ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN.............35
3.1.

Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng của cá nhân....................................................................................35
3.1.1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân...........................................35
3.1.2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản.....................................................41
3.2.

Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng của cá nhân.....................................................................................................44
3.2.1.

Một số vướng mắc trong thực tiễn thi hành..........................................44

3.2.2.

Một số kiến nghị, đề xuất.....................................................................46

2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em và được sự

hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Thị Hằng. ………………………………
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Sinh viên

TS. Đinh Thị Hằng

3


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn
Th.S .............- Khoa Pháp luật Dân sự - Trường Đại học ........người thầy đã chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu . Trong suốt thời
gian làm bài nghiên cứu, mặc dù cô rất bận trong công tác giảng dạy nhưng cô vẫn
đưa ra những ý kiến tích cực về bài nghiên cứu của chúng em. Giúp chúng em hoàn
thiện đề tài nghiên cứu.
Chúng em xin cảm ơn Trường Đại học..........., Khoa pháp luật Dân sự đã tạo
điều kiện và giúp đỡ chúng em .
Chúng em xin chân thành cảm ơn sinh viên, giảng viên Đại học...........,
những người tham gia cuộc khảo sát của chúng em rất nhiệt tình tham gia, giúp
chúng em có được kết quả tốt nhất. Đồng thời xin đặc biệt cảm ơn gia đình, bạn bè
là nguồn động lực giúp chúng em hồn thành cơng trình nghiên cứu.
Sinh viên

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLDS

Bộ Luật Dân Sự

BTTH

Bồi thường thiệt hại

TCN

Trước công nguyên

SCN

Sau công nguyên

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.

Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua với rất nhiều quy định
được sửa đổi, bổ sung theo hướng vì con người, đề cao các giá trị phổ biến về quyền
con người được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Trong đó, có nhiều sự thay đổi
cơ bản liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại (Bồi thường thiệt hại) ngoài hợp
đồng - một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân
sự để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra. Đây chính là

cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như ngăn chặn các hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hiểu một cách đơn giản là loại trách
nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng; người nào có hành vi xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp
pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ban hành ba Bộ luật dân sự
1995, Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015, đánh dấu sự trưởng thành trong
khoa học pháp lý. Tuy nhiên, thông qua thực tiễn áp hai văn bản trên đã lần lượt cho
thấy nhiều hạn chế và bất cập. Khi Việt Nam tham gia vào sân chơi mang tính quốc
tế, các văn bản pháp luật quốc gia cịn nhiều nội dung chưa tương thích với các Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chế định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định từ Điều 604 đến
Điều 630 BLDS 2005. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, các quy định này đã bộc
lộ nhiều hạn chế, bất cập nhất định, ví dụ như không cụ thể, rõ ràng; không bao quát
hết mọi trường hợp xảy ra; đặc biệt là nhiều quy định khơng cịn phù hợp với thực
tiễn và từ đó gây khó khăn nhiều cho cơng tác xét xử của Tịa án. Chính vì vậy,
BLDS 2015 được Quốc hội thơng qua ngày 24 tháng 12 năm 2015 (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017) đã có nhiều sự thay đổi cơ bản liên quan đến

6


chế định BTTH ngoài hợp đồng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tơi sẽ trình bày
một số điểm mới cơ bản của BLDS 2015 ở mục “Những Quy định chung” trong
Chương XIX “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng”.
Thành viên của nhóm tác giả vì có cùng đam mê với những điểm mới và tiến
bộ của chế định BTTH ngoài hợp đồng được quy định trong BLDS 2015 là những

động lực thúc giúp tác giả lựa chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của cá nhân theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015”. (đã sửa lại tên đề tài)
2.

Tình hình nghiên cứu. (Bỏ)

Trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu
pháp luật quan tâm. Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về trách nhiệm
BTTH hại ngồi hợp đồng nói chung, trong đó có đề cập đến trách nhiệm BTTH
ngồi hợp đồng của cá nhân: Tạp chí Tồ án nhân dân số 23- 2010; Bùi Nguyên
Khánh, “Góp ý về dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi phần liên quan đến bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng”, Nhà pháp luật Việt – Pháp, Tọa đàm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2011; Nguyễn Cơng Huy, “Bình luận cơ sở
phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” năm 2012; Luận văn Thạc sĩ,
Nguyễn Thị Quỳnh Anh, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật Dân năm 2005” năm 2011; … Nhìn
chung, các đề tài đó đã nêu và phân tích những vấn đề chung về trách nhiệm BTTH
trong luật dân sự; đưa ra các yêu cầu cơ bản trong việc xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, các quy định của pháp luật dân sự trong việc bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng với cá nhân là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
các hình thức và mức bồi thường, những trường hợp miễn hoặc giảm trách nhiệm
bồi thường.
Tuy nhiên, các đề tài, cơng trình nghiên cứu này hoặc là đã được thực hiện từ
khá lâu hoặc là đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân ở
dạng tương đối khái qt. Trong khi đó, tình hình xã hội biến động và thay đổi
không ngừng, mặt khác, như đã nói ở trên, Bộ luật dân sự cũng đã sửa đổi, bổ sung

7



để hồn thiện hơn các chế định, trong đó có chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nên đề tài mà tác giả thực hiện sẽ có phạm vi, phương pháp tiếp cận khác với
các đề tài, cơng trình nghiên cứu trên.
Từ những điểm mới đó, tác giả khẳng định cơng trình nghiên cứu ra đời đúng
thời điểm, giải quyết đúng nhiệm vụ mà thực tiễn thi hành áp dụng pháp luật đang
đòi hỏi cấp bách.
3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài (Tách đối tượng nghiên cứu?

Phạm vi nghiên cứu?)
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của cá nhân và việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn.
Để đảm bảo quyền được BTTH ngoài hợp đồng của cá nhân do bị xâm Nhà
nước ta ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau
như hình sự, dân sự, hành chính, … để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, để tập trung sâu hơn về vấn đề của chế định BTTH
ngoài hợp đồng và phù hợp với chuyên ngành học, tác giả chỉ đi vào tập trung
nghiên cứu vấn đề BTTH ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam và các
văn bản hướng dẫn thi hành.. Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật
về BTTH ngồi hợp đồng của cá nhân, tìm hiểu thực tiễn áp dụng quy định bồi
thường trong vụ án dân sự, hình sự để nghiên cứu làm sáng tỏ những vướng mắc,
khó khăn khi áp dụng các quy định về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của đề tài
luận văn nhằm tìm ra những phương hướng, giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về
BTTH trong.
4.

Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,


quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nƣớc và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tƣ pháp và
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu, để

8


hoàn thành đề tài luận văn tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
truyền thống như: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp so
sánh, đối chiếu; phương pháp diễn giải, quy nạp; tham khảo ý kiến của các chuyên
gia và những người làm công tác thực tiễn v.v… để thực hiện những nội dung đã đặt
ra.
5.

Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

5.1.

Mục đích

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng và các quy định
pháp luật về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp sức khỏe, tính mạng bị
xâm phạm, từ đó tìm ra những điểm bất cập, hạn chế để đề xuất giải pháp, kiến nghị
hoàn thiện.
5.2.

Nhiệm vụ

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và quy định về bồi thường thiệt hại ngồi

hợp đồng của cá nhân nói riêng;
- Phân tích, đánh giá các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
cá nhân. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và cơ sở để xác định mức
độ thiệt hại;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy
định về bồi thường thiệt ngoài hợp đồng của cá nhân để tìm ra những vuớng mắc,
bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật đó.
Từ đó, đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực hiện
những quy định của pháp luật về ngoài hợp đồng của cá nhân.
6.

Kết cấu của đề tài

Ngoài Lời nói đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc cơ cấu gồm 03 chương:

9


Chương 1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Việt Nam
Chương 2. Nội dung các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật dân
sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Bổ sung phần Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

10



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM (Các mục, tiểu mục cần phân tích sâu, cụ thể và có trích dẫn luật)
I.1.

Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

I.1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, lợi ích
của Nhà nước luôn được bảo vệ, Bộ luật Dân sự (BLDS) đã quy định trách nhiệm
BTTH với tư cách là một chế định dân sự độc lập nhằm khôi phục lợi ích bị xâm
phạm và bù đắp những thiệt hại xảy ra cho ngƣời bị thiệt hại. Căn cứ vào nguồn gốc
phát sinh, trách nhiệm BTTH thường được phân thành trách nhiệm BTTH theo hợp
đồng và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Như vậy, có thể nói, trách nhiệm BTTH
ngồi hợp đồng là một dạng phổ biến của trách nhiệm BTTH.[ CITATION Hươ11 \l
1066 ].
Khác với trách nhiệm BTTH theo hợp đồng có căn cứ phát sinh trên cơ sở
một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng được hiểu là một loại
trách nhiệm dân sự mà khi người nào đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp
đồng do pháp luật quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời
khác thì phải BTTH do mình gây ra. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu
về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.
Về mặt lý luận, khi nghiên cứu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì tìm
hiểu về khái niệm và những đặc điểm nổi bật của trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng là một việc làm cần thiết phải được coi trọng.
I.1.2. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của cá nhân


11


Trách nhiệm BTTH bao gồm trách nhiệm BTTH về vật chất, trách nhiệm bồi
thƣờng bù đắp tổn thất về tinh thần; Trách nhiệm BTTH về vật chất là trách nhiệm
bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính đƣợc thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao
gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại,
thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Ngƣời gây thiệt hại về tinh thần cho ngƣời
khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời
đó thì ngồi việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai cịn phải bồi
thƣờng một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự, áp dụng
đối với ngƣời vi phạm buộc ngƣời này phải gánh chịu một hậu quả bất lợi, vì vậy
nó có đầy đủ đặc điểm của trách nhiệm dân sự nói chung. Tuy nhiên, trách nhiệm
BTTH ngồi hợp đồng cịn có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:
Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Khác với các loại trách nhiệm pháp lý khác
thì trách nhiệm dân sự có thể phát sinh trên cơ sở sự thoả thuận của các bên, trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do
pháp luật quy định. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của chủ thể cũng đƣợc quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật, chủ thể bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu
chủ thể vi phạm bồi thƣờng trong phạm vi luật định.

Về điều kiện phát sinh trách

nhiệm: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do
pháp luật quy định. Các điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp
luật; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; có lỗi.
Tuy nhiên, riêng về yếu tố lỗi, nếu trong trƣờng hợp pháp luật có quy định ngƣời
gây thiệt hại phải bồi thƣờng cả trong trƣờng hợp khơng có lỗi thì áp dụng quy định

đó.
Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng ngoài việc
áp dụng đối với ngƣời có hành vi trái pháp luật như các loại trách nhiệm BTTH
khác thì cịn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên,
người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với ngƣời của pháp
nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề… - Về mức bồi thường: BTTH ngoài
hợp đồng về nguyên tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy

12


ra, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần, cả thiệt hại trực tiếp lẫn gián tiếp. Thiệt hại chỉ
có thể đƣợc giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vơ ý
và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Khi
mức bồi thƣờng khơng phù hợp với thực tế thì có quyền yêu cầu thay đổi mức bồi
thường. Từ đó, ta có thể thấy, chế định BTTH ngồi hợp đồng có hai chức năng
chính như:
Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị
xâm hại.
Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những ngƣời có hành vi gây thiệt
hại. Tuy nhiên, chế định BTTH ngồi hợp đồng khơng phải là các quy tắc nhằm khôi
phục thiệt hại, bởi khi thiệt hại đã xảy ra thì khơng cịn cơ hội để khắc phục, bù đắp
được nữa.
Thực chất, chế định BTTH là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa
các chủ thể có liên quan (tức là ngƣời gây thiệt hại, ngƣời bị thiệt hại hay một bên
thứ ba nào khác). Chế định này cịn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp
luật (chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức, cá nhân
trong xã hội ý thức đƣợc rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, khơng những
họ sẽ khơng đƣợc khuyến khích mà cịn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì họ sẽ
phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại.

I.2.

Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
1.2.1. Trước khi có BLDS 1995
Trong xã hội cổ đại, tranh chấp giữa các cá nhân với nhau chưa có nhiều
định chế để giải quyết, chủ yếu được thực hiện bằng việc tự ý trừng phạt lẫn nhau,
được gọi là chế độ phục cừu. Tại Việt Nam, khi nghiên cứu bộ luật Hồng Đức và bộ
luật Gia Long, thấy đã xuất hiện chế độ phục cừu. Tuy nhiên, trong một vài trường
hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng quy định sự bồi thường. Nhưng ngoài những
trường hợp đặc biệt, Cổ luật Việt Nam khơng phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình

13


sự và dân sự và cũng không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm
dân sự. Trong Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ: hai Bộ luật điển hình của
triều đại phong kiến thời Lê, Nguyễn đã ghi nhận điều khoản về trách nhiệm dân sự
ngoài hợp đồng.
1.3.2. Từ năm 1995 đến nay
Giai đoạn này, những quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi các văn bản pháp
lý sau đây: BLDS 1995 và Nghị quyết số 01/2004/NQ - HĐTP, BLDS 2005 và Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong
những chế định quan trọng nhất mà hai BLDS điều chỉnh. Khi BLDS 2005 ra đời,
TNBTTHNHĐ được quy định tại chương XXI của Bộ luật. Ngoài những quy định
chung về trách nhiệm BTTH như điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH hay nguyên
tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm BTTH..., BLDS 2005 đã bổ sung thêm
điều khoản về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi

hành BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thay thế cho Nghị quyết 01
đã có những sửa đổi bổ sung nhất định, theo đó, mọi trường hợp gây thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe đều có phần bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần.
Trên cơ sở kế thừa nội dung của Bộ luật Dân sự năm 2005 và cụ thể hóa quy
định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung rất nhiều quy
định mới nhằm điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội đang nảy sinh trong đời sống
xã hội về lĩnh vực dân sự. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập nội dung của Bộ
luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định trong Bộ luật Dân sự.
Bộ luật Dân sự năm 2015 kế thừa quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng và có sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung
mới để đảm bảo tính đồng bộ, lơ gíc, thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính phù
hợp của pháp luật dân sự trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mới cũng như sự
phát triển của đời sống xã hội.[ CITATION Ngu17 \l 1066 ]

14


Đối với nội dung "Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng", Bộ luật Dân sự năm
2015 sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cơ bản như về căn cứ phát sinh, nguyên tắc,
năng lực chịu trách nhiệm và mức bồi thường bù đắp về tổn thất tinh thần cho
người bị thiệt hại và một số trường hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng như: bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra; bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng gây ra;
bồi thường thiệt hại do xâm phạm mô mả…
I.3.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Cho lên trên phần so lược hình

thành)

1.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự
điều chỉnh của pháp luật Dân sự.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất
định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt
hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài
sản cho người gây thiệt hại.
Ngồi người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cịn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác. Căn cứ vào nguồn gốc phát
sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cách
phân loại cơ bản nhất bởi lẽ: có hợp đồng hay khơng có hợp đồng chính là yếu tố
quan trọng để từ đó có thể xác định cơ chế giải quyết bồi thường. Việc phân biệt
giữa trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngồi hợp đồng có một ý nghĩa pháp lý
quan trọng, nhất là trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh.

15


1.3.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách
nhiệm dân sự mà khi người nào đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ ngồi hợp đồng do
pháp luật quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì
phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. So với trách nhiệm bồi thường thiệt hại
theo hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có một số khác
biệt như sau:
1.3.2.1. Về cơ sở phát sinh trách nhiệm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trên cơ sở do

pháp luật quy định. - Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
1.3.2.2. Về chủ thể chịu trách nhiệm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngồi việc áp dụng đối với
người có hành vi trái pháp luật thì cịn áp dụng đối với người khác …
1.3.2.3. Về mức bồi thường
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc là người gây 5 thiệt hại
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng có hai chức năng chính:
Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị
xâm hại.
Thứ hai, nhằm răn đe, phịng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt
hại.
Chương 2
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN
2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của cá nhân
Theo những quy định của pháp luật dân sự cũ, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ bốn yếu tố, đó là: (1) có thiệt hại xảy ra;
(2) hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật; (3) có mối quan hệ nhân quả

16


giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật và (4) người gây thiệt hại phải có lỗi
(lỗi có thể là lỗi vơ ý hoặc lỗi cố ý)[ CITATION cao \l 1066 ]
Như vậy, theo quy định này, để có thể quy trách nhiệm cho người gây thiệt
hại và địi bồi thường, người gây thiệt hại phải có lỗi. Nếu người gây thiệt hại khơng
có lỗi, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại sẽ khơng

thể địi được bất kỳ khoản bồi thường nào cho thiệt hại của mình từ hành vi trái pháp
luật của người khác. Và yếu tố lỗi ở đây được xác định theo nguyên tắc suy đoán lỗi,
tức là người bị thiệt hại không phải chứng minh rằng người gây thiệt hại có lỗi bởi
hành vi gây thiệt hại là trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đốn là
có lỗi cho đến khi chính người này chứng minh được rằng mình khơng có lỗi.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đề cập đến ngoại lệ đó là hai
trường hợp bồi thường thiệt hại ngay cả khi khơng có lỗi (bao gồm: bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường);
các quy định về ngoại lệ này được xếp vào phần bồi thường thiệt hại trong các
trường hợp cụ thể.
Như vậy, theo quan điểm của Bộ luật Dân sự năm 2005, lỗi là một trong bốn
điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, nó có mối
quan hệ mật thiết với các yếu tố khác để cấu thành một trách nhiệm dân sự như hành
vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Tuy nhiên, trải qua quá
trình áp dụng các quy định pháp luật này vào đời sống dân sự, thực tiễn xét xử đã
cho thấy yếu tố lỗi không phải là một căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Bởi vì khi một thiệt hại xảy ra, người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi
vơ ý hay thậm chí là khơng có lỗi (như trong hai trường hợp ngoại lệ đã trình bày ở
trên) thì khi gây thiệt hại cho người khác, người đó cũng phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Hay nói cách khác, khơng
cần xét đến yếu tố lỗi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ thể
vẫn sẽ phát sinh khi chủ thể đó có hành vi trái pháp luật và gây thiệt hại cho người
khác bởi chính hành vi trái pháp luật đó. Việc xác định đến yếu tố lỗi và phân định
trường hợp lỗi vơ ý hay lỗi cố ý chỉ có giá trị trong việc xác định mức độ bồi thường
thiệt hại, các trường hợp được xem xét giảm mức bồi thường hoặc được miễn trách

17


nhiệm bồi thường thiệt hại. Vậy nên, việc xem xét yếu tố lỗi là một trong những căn

cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như Điều 604 Bộ luật Dân sự năm
2005 là chưa hợp lý.
Nhận thức được điểm hạn chế của quy định này, tại khoản 1 Điều 584 BLDS
2015, các nhà làm luật đã bỏ yếu tố “lỗi” trong căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng, theo đó: “Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, theo quy định này, người bị thiệt
hại chỉ cần chứng minh được có thiệt hại xảy ra, người gây thiệt hại có hành vi vi
phạm pháp luật và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi đó thì trách nhiệm
bồi thường của người gây thiệt hại đã phát sinh.
Qua nghiên cứu có thể thấy, BLDS 2015 đã quy định về căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho bên bị thiệt hại. Theo đó,
trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt
hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích
vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính tốn được thành một
số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương,
buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lịng tin… và
cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
2.1.2. Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ
thể được thể hiện thông qua hành động hoặc khơng hành động xâm phạm đến lợi ích

18



của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc
mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện
vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà
pháp luật quy định.
2.1.3. có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
thực tế xảy ra .
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là
nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu
có tính quy luật chứ khơng phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành
vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng
một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
2.1.4. Lỗi
Đến BLDS 2015 quy định“Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
khơng có lỗi hoặc lỗi vơ ý”;
Ở điều kiện thứ nhất (điều kiện cần) người chịu trách nhiệm BTTH
“khơng có lỗi”. Sự sửa đổi này là hợp lý và phù hợp với thực tiễn hơn, bởi lẽ có
những trường hợp một người phải chịu trách nhiệm BTTH nhưng thực sự họ khơng
có lỗi, ví dụ như trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, hay trường hợp người phải bồi thường làm ô nhiễm
môi trường gây thiệt hại mà khơng có lỗi, v.v...
Thực tế cho thấy, khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý, pháp luật đã
cho phép giảm mức bồi thường nếu hoàn cảnh kinh tế của họ gặp khó khăn, thì
trong trường hợp một người phải chịu trách nhiệm bồi thường do hành vi của người
khác hay do tài sản gây ra và họ không có lỗi thì cũng cần được xem xét giảm mức
bồi thường. Nói cách khác, nếu như trước đây, người gây thiệt hại do lỗi vô ý được
“đối xử” tốt hơn so với người gây thiệt hại do lỗi cố ý, thì nay người phải chịu trách

19



nhiệm BTTH không phải do hành vi của họ gây ra và họ cũng khơng có lỗi thì cũng
cần được đối xử tương tự như người gây thiệt hại do lỗi cố ý, như thế mới đảm bảo
tính cơng bằng cho các bên.
Ở điều kiện thứ hai (điều kiện đủ) này, BLDS 2015 đã có quy định khác so
với quy định này của BLDS 2005. Cụ thể là, nếu như BLDS 2005 quy định điều
kiện thứ hai là khi“thiệt hại ảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của người gây thiệt hại” thì BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “trước mắt và lâu dài”.
Như vậy, theo BLDS 2015 thì điều kiện thứ hai là “thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế” của người chịu trách nhiệm BTTH. Cách xem xét mức BTTH dựa trên khả
năng kinh tế theo quy định ở BLDS 2015, rõ ràng là hợp lý và dễ dàng hơn, bởi lẽ
để xác định được thiệt hại đó là có q lớn hay khơng ở khoảng thời gian cả “trước
mắt” lẫn “lâu dài” thực sự điều khó khăn và khó lịng chính xác.
2.2. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân trong
Bộ luật dân sự năm 2015 khơng có nhiều thay đổi so với BLDS 2005. Tuy nhiên, có
hai vấn đề nhỏ cần chú ý sau:
Một là, nếu khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do “người chưa thành niên dưới 15 tuổi” gây ra, thì khoản 2
Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ sửa lại là “người chưa đủ 15 tuổi”, bỏ cụm
từ “chưa thành niên” vốn khơng có giá trị sử dụng trên thực tế – bởi người chưa đủ
15 tuổi thì đương nhiên là người chưa thành niên.
Hai là, khoản 3 của Điều 585 Bộ luật dân sự bổ sung đối tượng “người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ được hành vi” vào quy định trách nhiệm bồi
thường của người giám hộ. Sự bổ sung này là tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong thực
tiễn khi có một số trường hợp thiệt hại do người “có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi” gây ra, họ không phải là “người mất năng lực hành vi dân sự” nhưng
không cũng không đủ điều kiện để xác định là “người có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự”.


20


Theo quy định tại Điều 586 – Bộ luật dân sự năm 2015 về Năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường
mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi
thường phần cịn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải
bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ
phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người
giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người
được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thì người giám
hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được
mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình để bồi
thường.”
Theo đó, một người chỉ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của
mình khi họ có nhận thức để làm chủ và điều khiển được hành vi đó. “Chỉ đề cập
đến vấn đề trách nhiệm cá nhân trong trường hợp con người, một mặt, có năng lực
tự định hướng và chủ động lựa chọn xử sự của mình”.
Mặt khác phải biết cân nhắc và đánh giá đối với sự lựa chọn cũng như xác
định được giá trị xã hội của hành vi đó. Nếu khơng có khả năng lựa chọn và cả năng
lực hiểu được ý nghĩa xã hội của sự lựa chọn đó thì khơng có tự do và đã khơng có
tự do thì khơng đặt ra vấn đề trách nhiệm. Như vậy, người gây ra thiệt hại chỉ phải
chịu trách nhiệm bồi thường khi họ có năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, bên cạnh nguyên tắc này, BLDS của nước ta cịn hướng tới việc

khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại. Năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường cũng như khả năng bồi thường của những người gây thiệt hại ở dân sự đã
xác định những người ở độ tuổi này chỉ có một phần năng lực hành vi dân sự.

21


Vì vậy, khi những người trong độ tuổi này gây thiệt hại, họ phải chịu một
phần trách nhiệm, và cha mẹ của họ cũng phải chịu một phần trách nhiệm đối với
thiệt hại do họ gây ra. Chính vì thế, trong trường hợp này BLDS đã quy định rằng
nếu người gây ra thiệt hại đã có tài sản riêng thì họ phải bằng tài sản của mình để
bồi thường, nếu họ khơng có tài sản hoặc có nhưng khơng đủ để bồi thường thì cha,
mẹ của họ phải bàng tài sản của mình để bồi thường thay.
Đối với thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra: Người ở độ tuổi này cũng là
những người đã có một phần khả năng nhận thức nên BLDS cũng đã xác định họ
là người có một phần năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, nhận thức của những
người nằm trong độ tuổi này cịn rất hạn chế nên đa phần họ khơng thể làm chủ, điều
khiển được các hành vi của mình. Để xác định và nâng cao trách nhiệm của cha, mẹ
trong việc giáo dục và quản lý con cái nên BLDS đã quy định cha, mẹ có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa đủ mười lăm tuổi gây ra. Trong trường hợp
cha, mẹ khơng có tài sản hoặc có nhưng khơng đủ để bồi thường mà người gây thiệt
hại lại có tài sản riêng thì cha, mẹ được dùng tài sản đó để bồi thường phần thiệt hại
cịn thiếu.
Đối với thiệt hại do người đang được người khác giám hộ gây ra: Người
đang được người khác giám hộ bao gồm người mất năng lực hành vi dân sự và
người chưa thành niên mà khơng cịn cha, mẹ; khơng xác định được cha, mẹ hoặc
cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc
cha, mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu
người khác giám hộ.
Khi những người nói trên gây ra thiệt hại thì việc bồi thường được quy định

như sau: “người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi
thường; nếu người được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi
thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám
hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản
của mình để bồi thường” [ CITATION Bộl \l 1066 ]
Về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân (Điều 586 BLDS 2015)

22


Nhìn chung, quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân tại
Điều 586 BLDS 2015 khơng có nhiều thay đổi so với Điều 606 BLDS 2005. Chỉ có
điểm thay đổi nhỏ, đó là: bổ sung thêm nhóm người “có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi”.
Trong đời sống hàng ngày, ngoài những người do bị khuyết tật thì cũng có
những người do có một số hạn chế về nhận thức dẫn tới khả năng nhận thức khơng
đầy đủ, thiếu chính xác, khơng rõ ràng về hành vi của mình nhưng chưa đến mức
mất năng lực hành vi dân sự để không thể tiếp cận được các quyền dân sự của mình.
Chính vì vậy, BLDS 2015 đã bổ sung thêm nhóm người này. Theo đó, khi “người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” mà gây thiệt hại thì họ cũng sẽ được đối
xử giống như trường hợp người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi
dân sự gây thiệt hại. Quy định này nhằm đảm bảo công bằng cũng như bảo vệ tốt
quyền lợi của bên bị thiệt hại.
2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Nghiên cứu nội dung quy định về nguyên tắc BTTH tại Điều 585 BLDS
2015, có thể hiểu:
Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Trước đây, khi giải thích nguyên tắc BTTH theo Khoản 1 Điều 605 BLDS
2005, có hai quan điểm khác nhau về bồi thường toàn bộ. Quan điểm thứ nhất cho
rằng “toàn bộ” ở đây được hiểu là toàn bộ thiệt hại xảy ra trong thực tế. Quan điểm

thứ hai lại cho rằng: “toàn bộ” ở đây là toàn bộ những thiệt hại được pháp luật quy
định, có nghĩa là nếu một thiệt hại xảy ra trong thực tế nhưng khơng được pháp luật
quy định thì vẫn khơng được bồi thường;
Lý do của việc có 2 quan điểm như trên là vì BLDS 2005 chỉ đưa ra nguyên
tắc phải bồi thường tồn bộ thiệt hại chứ khơng quy định rõ là loại thiệt hại nào. Để
đưa ra một hướng dẫn chung nhằm khắc phục sự giải thích khác nhau như trên về
phạm vi thiệt hại được bồi thường, Tòa án tối cao đã theo quan điểm thứ hai, tức là
chỉ rõ BTTH là bồi thường những thiệt hại được pháp luật quy định. Cách xử lý của

23


Tịa án tối cao, ở một góc độ nào đó là chưa thuyết phục, ít nhiều đã làm bất lợi cho
người bị thiệt hại.
Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng
tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần
hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần phải tơn trọng thỏa
thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi
thường, nếu thỏa thuận đó khơng trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp
các bên khơng thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về BTTH ngoài hợp
đồng cần chú ý:
Một là, thiệt hại thực tế phải được bồi thường tồn bộ, có nghĩa là khi có yêu
cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm,… phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS
2015 quy định trong trường hợp cụ thể đó, thiệt hại bao gồm những khoản nào và
thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại
phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó. Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp, việc xác định đâu là thiệt hại thực tế cịn có quan điểm khác nhau giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng, dẫn đến không chỉ khó khăn trong việc xác định trách nhiệm
hình sự mà còn cả trong trách nhiệm dân sự của người gây ra thiệt hại.

Hai là, để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, tòa án phải giải quyết
nhanh chóng u cầu địi BTTH trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết
có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp
luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
Thứ hai, người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi thường
nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại q lớn so với khả năng kinh tế của
mình. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều
kiện song song với nhau, sau đây:
(i). Do khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý mà gây thiệt hại;
(ii). Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so
với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ khơng thể có khả
năng bồi thường được tồn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

24


Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 cũng có một vài điểm khác biệt so với quy
định tại Khoản 2 Điều 605 BLDS 2005, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chủ thể được giảm mức bồi thường
Nếu như BLDS 2005 quy định chủ thể được giảm mức bồi thường là “người
gây thiệt hại” thì BLDS 2015 đã xác định là “người chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại”. Việc thay đổi thuật ngữ “người gây thiệt hại” thành “người chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ”, theo chúng tơi, là chính xác và đầy đủ hơn, bởi lẽ như
trên đã đề cập, theo BLDS 2015 thì người chịu trách nhiệm BTTH khơng chỉ có
người gây thiệt hại mà cịn có thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản có tài sản
gây ra thiệt hại hoặc có thể là chủ thể khác như cha, mẹ chịu trách nhiệm BTTH cho
con chưa thành niên, pháp nhân BTTH do người của pháp nhân gây ra v.v... Các chủ
thể này, về nguyên tắc, cũng cần được áp dụng quy định về giảm mức bồi thường.
Do vậy, chúng tôi cho rằng, việc áp dụng nguyên tắc giảm mức bồi thường cho

“người chịu trách nhiệm BTTH” là phù hợp hơn vì nó đảm bảo tính thống nhất và
chính xác trong việc áp dụng pháp luật, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể phải
chịu trách nhiệm bồi thường thông qua việc xem xét nhằm giảm bớt gánh nặng kinh
tế cho tất cả những người chịu trách nhiệm BTTH, qua đó đảm bảo tính khả thi của
bản án trên thực tế.
Thứ hai, về điều kiện để được giảm mức bồi thường
Nguyên tắc chung của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là thiệt hại bao
nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp thiệt
hại xảy ra nằm ngoài mong muốn của bên gây thiệt hại hoặc không thể nào áp dụng
triệt để nguyên tắc trên vì người chịu trách nhiệm bồi thường khơng thể bồi thường
tồn bộ thiệt hại. Vì thế, để đảm bảo cho việc bồi thường kịp thời và có hiệu quả,
pháp luật cho phép bên chịu trách nhiệm BTTH được giảm mức bồi thường.
Khoản 2 Điều 605 BLDS 2005 quy định người gây thiệt hại phải đáp ứng đủ
hai điều kiện sau thì mới được giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường: (1) do lỗi vô ý mà
gây thiệt hại; và (2) thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của người gây thiệt hại.
Đến BLDS 2015, hai điều kiện này đã có sự chỉnh sửa, bổ sung như sau:
“Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng có lỗi hoặc lỗi vô ý”;

25


×