Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.57 KB, 34 trang )

ĐỀ CƯƠNG MƠN TRIẾT HỌC
Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản về thế giới quan và nhân sinh quan triết học
Phật giáo? Lh sự ảnh hưởng của PG đến thế giới quan và nhân sinh quan người
Việt?
Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của Nho giáo? Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến
đạo đức thanh niên VN hiện nay?
Câu 3: Trình bày nội dung cơ bản của Nho giáo? Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến
đời sống xã hội VN hiện nay?
Câu 6: Trình bày đặc điểm của Triết học Việt Nam? Chứng minh VN có tư duy
triết học?
Câu 8: Vai trò của ý thức đối với vật chất? Lh vai trò của ý thức trong đời sống xã
hội?
Câu 9: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Vận dụng mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong công cuộc đổi mới ở VN hiện
nay?
Câu 10: Trình bày hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật? Quán triệt
quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển trong quá trình
phát triển CNXH ở VN hiện nay?
Câu 12: Trình bày nội dung quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại? Vận dụng quy luật này trong thời kỳ quá
độ lên CNXH ở VN hiện nay?
Câu 13: Trình bày nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?
Phân tích và nêu phương pháp giải quyết những mâu thuẫn đối kháng và mâu
thuẫn không đối kháng đang tồn tại trong xã hội VN hiện nay?
Câu 15: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn? Sự vận dụng
mối quan hệ biện chứng trên của Đảng ta theo tinh thần đổi mới?


Câu 16: Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất? Sự vận dụng quy luật này vào thực tiễn VN
hiện nay?


Câu 17: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng? Sự vận dụng quy luật trên trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta hiện nay?
Câu 18: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội? Vận dụng học thuyết hình thái kinh
tế xã hội vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN hoặc địa phương anh(chị)?
Câu 19: Phân tích độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội? Quán
triệt mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong việc xây
dựng nền văn hố mới?
Câu 20: Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân? Liên hệ với bài học “lấy dân
làm gốc” từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản VN?

Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản về thế giới quan và nhân sinh quan triết
học Phật giáo? Lh sự ảnh hưởng của PG đến thế giới quan và nhân sinh quan
người Việt?
*Khái quát về PG: PG đc sáng lập vào TK VI TCN, người sáng lập là Thích Ca
mâu ni, vốn là Thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn Vương thuộc quốc gia
Catỳlavệ ở Phía bắc Ấn độ (phía nam nước Nêpan). Đây là 1 tơn giáo lớn có ảnh
hưởng rộng rãi và lâu dài trên TG. Nó nhanh chóng phổ biến và trở thành quốc
giáo ở Ấn độ rồi ảnh hưởng mạnh mẽ đến đs VH TT của nhiều dân tộc ở cả
Phương Đông và Phương Tây.
*Thế giới quan Phật giáo:
- Thế giới quan Phật giáo có những yếu tố duy vật và vô thần, chứa đựng nhiều tư
tưởng biện chứng sâu sắc.
- Cốt lõi tập trung ở 3 phạm trù: vô ngã, vô thường, duyên.


- 1,Vô ngã: Quan điểm “vô ngã” cho rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự “giả hợp”
do hội đủ nhân dun nên thành ra “có” (tồn tại). “Vơ ngã” là khơng có cái gì là
mình là ta,…tất cả chỉ là giả tưởng khơng có thật.
+ Thế giới, nhất là thế giới hữu hình, bao gồm cả con người được cấu tạo từ các

yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh).
- 2,Vô thường: Phật giáo cho rằng không có người sáng tạo đầu tiên và khơng có
gì là vĩnh hằng tuyệt đối. Bản chất sự tồn tại của thế giới là một dịng chuyển biến
liên tục (vơ thường).
- 3,Dun: Mn lồi sinh thành biến hóa và sự biế hóa này diễn ra theo quy trình:
sinh trụ dị diệt; diễn ra theo quy luật nhân quả (gọi là duyên). Duyên là điều kiện
giúp cho biến nhân thành quả. Quả lại do duyên mà thành quả khác. Nhân khác lại
có duyên mà thành quả mới. Cứ như vậy, tiếp nối nhau vô cùng, vô tận.
*Nhân sinh quan Phật giáo:
- Là phần trọng tâm của TH PG. Mục tiêu cao nhất của PG là gq những vấn đề
thuộc về đs nhân sinh. Mục đích cuối cùng của PG là tìm con đường giải thoát
chúng sinh khỏi luân hồi, quả báo để đạt tới trạng thái niết bàn.
- PG mang tính quần chúng cao, thể hiện tính nhân bản sâu sắc, vượt qua giới hạn
đẳng cấp nghiệt ngã của XH ÂĐ cổ đại. Tứ diệu đế là ND cốt lõi của NSQ PG
- 1,Khổ đế: Quan điểm của triết học Phật giáo về nỗi khổ của cuộc đời. Là luận
điểm khái quát về thực trạng của đời người, theo triết lý nhân sinh của Phật giáo thì
cuộc sống nhân có 8 nỡi khổ trầm luân bất tận mà từ bất cứ ai cũng phải gánh chịu:
1 Sinh khổ, 2 Lão khổ, 3 Bệnh khổ, 4 Tử khổ, 5 Ái biệt ly khổ, 6 Oán hội khổ, 7
Cầu bất đắc khổ, 8 Ngũ uẩn khổ.
- 2,Tập đế: Nguyên nhân gây ra nỗi khổ, do thập nhị nhân duyên. Đó là 12 nguyên
nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng luẩn quẩn của nỗi khổ đau nhân loại.
Trong 12 nhân duyên ấy thì “Vơ minh” (avidya) là ngu tối, khơng sáng suốt là
nguyên nhân đầu tiên.
- 3,Diệt đế: PG kđ con người có thể tiêu diệt được những nguyên nhân gây ra nỡi
khổ, điều đó thể hiện tinh thần lạc quan. Tiêu diệt những nguyên nhân gây ra nỗi
khổ bằng cách tạo nghiệp thiện và tích nghiệp thiện.


- 4,Đạo đế: Quan điểm của triết học Phật giáo về chiều hướng và những con
đường mà con người phải trải qua để đạt đến trạng thái thường trụ. Đạo đế chỉ ra

con đường diệt khổ đạt tới giải thoát. Đó là con đường “tu đạo”, hồn thiện đạo
đức cá nhân gồm 8 nguyên tắc (bát chính đạo).
*Kết luận: 1 Triết học Phật giáo là triết học về giải thoát, 2 Triết học Phật giáo là
triết học về bình đẳng, 3 Triết học Phật giáo là triết học về từ bi, bác ái, 4 Triết
học Phật giáo là triết học về đạo đức, 5 Triết học Phật giáo là triết học vô thần, 6
Triết học Phật giáo là triết học hướng nội.
*Ảnh hưởng của Phật giáo:
- Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến thế giới quan: vô thường, duyên, giác ngộ, giải
thoát, đem lại lối sống lạc quan yêu đời.
- Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tập quán: thờ cúng tổ tiên, ăn chay
niệm phật, luật nhân quả…
- Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tín ngưỡng, tư tưởng người Việt
- Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến lễ hội, đời sống tâm linh
- Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến văn học nghệ thuật
- Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa, tinh thần
- Phật giáo đề cao tính bình đẳng trước mọi chúng sinh phù hợp với tinh thần bình
đẳng bác ái trong xã hội.
Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của Nho giáo? Sự ảnh hưởng của Nho giáo
đến đạo đức thanh niên VN hiện nay?
*Khái quát về Nho giáo: Nho giáo do Khổng Tử sáng lập trong thời Xuân Thu;
Mạnh Tử và Tuân Tử thời Chiến Quốc hoàn thiện và phát triển theo hai hướng duy
tâm và duy vật. Đến thời Hán và Tống tiếp tục được hoàn thiện.
- Kinh điển của Nho gia gồm Bộ Tứ thư và Ngũ kinh. Tứ thư có Trung dung, Đại
học, Luận ngữ, Mạnh tử. Ngũ kinh: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân thu.
- Toàn bộ hệ thống này chủ yếu bàn về các vấn đề xã hội, những kinh nghiệm lịch
sử mà ít đề cập đến những vấn đề tự nhiên; thể hiện rõ xu hướng biện luận về xã
hội, về chính trị, đạo đức.


*Quan điểm về vũ trụ và giới tự nhiên: “Trời” có nghĩa là bậc nhất.

- Gộp trời đất mn vật vào một thể.
- Quan điểm “thiên mệnh”: coi trời có ý chí làm chúa tể vũ trụ.
- Tin vào quỷ thần, quỷ thần theo Khổng Tử có tính chất lễ giáo hơn là tơn giáo.
- Khổng Tử nói khơng nhiều về tự nhiên; tuy thừa nhận có “thiên mệnh”, có quỷ
thần nhưng chỉ kính trọng mà xa lánh. Lập trường mâu thuẫn này chứng tỏ tâm lý
muốn gạt bỏ quan niệm thần học thời Thương Chu nhưng không gạt nổi.
*Quan điểm về đạo đức: Khổng Tử cố gắng duy trì chế độ bằng đạo đức. Nhấn
mạnh “Đạo”.
*Quan điểm về đức Nhân: Chữ Nhân là trung tâm học thuyết của Khổng Tử.
Nhân khơng được định nghĩa cụ thể nhưng có thể nói là thương người. “Nhân” là
bản chất của “Nghĩa”.
- Đức của con người gắn với tam cương, ngũ thường.
*Quan điểm về chính trị: Khổng Tử nhấn mạnh thuyết “chính danh”; một vật
trong thực tại cần phải phù hợp với cái danh nó mang. Là Danh chính ngơn thuận.
Thực chất, thuyết này nhằm bảo vệ chế độ cũ, có lợi cho tầng lớp quý tộc, ngăn
cản sự tiến bộ.
- Về thuyết “lễ trị”, lễ là những nghi thức, quy chế, kỷ cương, trật tự trong cuộc
sống chung cộng đồng và lối cư xử hằng ngày của mọi người. Lễ làm cho xã hội
trở nên có tổ chức, phân định trên dưới rõ ràng; ngăn ngừa các hành vi, tình cảm cá
nhân thái quá.
- Lễ là một đức trong ngũ thường, là sự thực hiện đúng những giáo huấn kỷ cương,
nghi thức do Nho giáo đề ra. Lễ chính là cơ sở, là cơng cụ chính trị, là vũ khí của
giai cấp thống trị.
*Quan điểm về giáo dục: Giáo dục của Nho giáo hướng vào rèn luyện đạo đức
con người; cải tạo nhân chính; học để ứng dụng, để có ích với đời, để hồn thiện
nhân cách, để tìm tịi điều lý,…
*Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay:
- Tích cực: Triết lý hành động. +Đề cao tính tu thân, rèn luyện đạo đức, ln ln
sáng tạo, tìm ra cái mới. +Đề cao tu dưỡng đạo đức cá nhân, đạo đức con người.



- Tiêu cực: Trọng nam khinh nữ. +Tư tưởng sống lâu lên lão làng. +Tư tưởng
trọng xưa, trọng cũ, càng cái xưa càng được cổ xúy, coi thường cái mới, người
mới, người trẻ, coi khinh lao động chân tay. +Tính gia trưởng. +Trong các cơ quan,
đơn vị, thực hiện gia đình trị lơi kéo bè cánh, tính cục bộ, bè phái.
Câu 3: Trình bày nội dung cơ bản của Nho giáo? Sự ảnh hưởng của Nho giáo
đến đời sống xã hội VN hiện nay?
*Khái quát về Nho giáo: Nho gia do Khổng Tử sáng lập trong thời Xuân Thu;
Mạnh Tử và Tuân Tử thời Chiến Quốc hoàn thiện và phát triển theo hai hướng duy
tâm và duy vật. Đến thời Hán và Tống tiếp tục được hoàn thiện.
- Kinh điển của Nho gia gồm Bộ Tứ thư và Ngũ kinh. Tứ thư có Trung dung, Đại
học, Luận ngữ, Mạnh tử. Ngũ kinh: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân thu.
- Toàn bộ hệ thống này chủ yếu bàn về các vấn đề xã hội, những kinh nghiệm lịch
sử mà ít đề cập đến những vấn đề tự nhiên; thể hiện rõ xu hướng biện luận về xã
hội, về chính trị, đạo đức.
*Quan điểm về vũ trụ và giới tự nhiên: “Trời” có nghĩa là bậc nhất.
- Gộp trời đất muôn vật vào một thể.
- Quan điểm “thiên mệnh”: coi trời có ý chí làm chúa tể vũ trụ.
- Tin vào quỷ thần, quỷ thần theo Khổng Tử có tính chất lễ giáo hơn là tơn giáo.
- Khổng Tử nói khơng nhiều về tự nhiên; tuy thừa nhận có “thiên mệnh”, có quỷ
thần nhưng chỉ kính trọng mà xa lánh. Lập trường mâu thuẫn này chứng tỏ tâm lý
muốn gạt bỏ quan niệm thần học thời Thương Chu nhưng không gạt nổi.
*Quan điểm về đạo đức: Khổng Tử cố gắng duy trì chế độ bằng đạo đức. Nhấn
mạnh “Đạo”.
*Quan điểm về đức Nhân: Chữ Nhân là trung tâm học thuyết của Khổng Tử.
Nhân khơng được định nghĩa cụ thể nhưng có thể nói là thương người. “Nhân” là
bản chất của “Nghĩa”.
- Đức của con người gắn với tam cương, ngũ thường.
*Quan điểm về chính trị: Khổng Tử nhấn mạnh thuyết “chính danh”; một vật
trong thực tại cần phải phù hợp với cái danh nó mang. Là Danh chính ngơn thuận.



Thực chất, thuyết này nhằm bảo vệ chế độ cũ, có lợi cho tầng lớp quý tộc, ngăn
cản sự tiến bộ.
- Về thuyết “lễ trị”, lễ là những nghi thức, quy chế, kỷ cương, trật tự trong cuộc
sống chung cộng đồng và lối cư xử hằng ngày của mọi người. Lễ làm cho xã hội
trở nên có tổ chức, phân định trên dưới rõ ràng; ngăn ngừa các hành vi, tình cảm cá
nhân thái quá.
- Lễ là một đức trong ngũ thường, là sự thực hiện đúng những giáo huấn kỷ cương,
nghi thức do Nho giáo đề ra. Lễ chính là cơ sở, là cơng cụ chính trị, là vũ khí của
giai cấp thống trị.
*Quan điểm về giáo dục: Giáo dục của Nho giáo hướng vào rèn luyện đạo đức
con người; cải tạo nhân chính; học để ứng dụng, để có ích với đời, để hồn thiện
nhân cách, để tìm tòi điều lý,…
*Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống xã hội Việt Nam hiện nay:
- Tích cực: Triết lý hành động. +Đề cao tính tu thân. +Đề cao tu dưỡng đạo đức cá
nhân, đạo đức con người, đb là người quân tử. +Tư tưởng hành đạo, giúp đời.
+Ước vọng về một xã hội bình trị. +Đề cao về văn hóa, đạo đức, lễ giáo. +Mơn
đăng hộ đối. +Đề cao nhân - lễ - chính danh. +Đề cao đức trị…
- Tiêu cực: Trọng nam khinh nữ. +Tư tưởng sống lâu lên lão làng. +Tư tưởng
trọng xưa, trọng cũ, càng cái cũ càng được cổ xúy, coi thường cái mới, người mới,
người trẻ, coi khinh lao động chân tay. +Tính gia trưởng. +Trong các cơ quan đơn
vị, thực hiện gia đình trị, lơi kéo bè cánh. Tính cục bộ, bè phái. +Tệ tham nhũng
quan liêu.
Câu 6: Trình bày đặc điểm của Triết học VN? Chứng minh VN có tư duy triết
học?
*Đặc điểm triết học VN:
- Tư tưởng triết học VN gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Là chủ nghĩa yêu nước, những vấn đề chính trị, xã hội, bao gồm hệ thống những
quan điểm lý luận về dựng nước, đánh giặc giữ nước, dân giàu nước mạnh.



+ Tư duy triết học Việt Nam có nền tảng tư duy bản địa mạnh, giữ vai trò chủ thể
để tiếp biến văn hóa ngoại lai, biến văn hóa ngoại nhập đã cải biến thành vũ khí
bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ cộng đồng, bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Triết học Việt Nam coi trọng những vấn đề xã hội, nhân sinh, coi nhẹ vấn đề tự
nhiên; có khuynh hướng đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan (phương Tây thì
ngược lại); chính vì vậy nên thiếu tính hệ thống chặt chẽ, thường là cải biến các
khái niệm trong các học thuyết du nhập từ bên ngoài, vấn đề cơ bản của triết học
rất mờ nhạt.
- Tính đảng tư tưởng triết học VN: Tư tưởng triết học Việt Nam trên bình diện
bác học hơi nghiêng về hướng nội, duy tâm, lấy trạng thái tinh thần để giải thích
hiện tượng bên ngồi. Cịn trên bình diện dân gian lại mang màu sắc duy vật.
+ Các nhà tư tưởng VN thường xuất phát từ những định đề có sẵn hơn là từ sự phát
triển khách quan để khái quát thành lý luận; dễ phạm vào những sai lầm như dập
khuôn, giáo điều, chủ quan,…
- Phương pháp biện chứng trong tư duy triết học VN: Phương pháp biện chứng
trong tư duy triết học Việt Nam thường nhấn mạnh tính thống nhất (con người hịa
đồng với tự nhiên mà ít “đấu tranh”, “chế ngự thiên nhiên”, giữa con người với
nhau thì kêu gọi “thái hòa”, “hòa hiếu”), quan niệm vận động, phát triển của tư duy
triết học Việt Nam là hình dung theo vòng tròn (phương Tây là đường xoắn ốc).
*Chứng minh Việt Nam có tư duy triết học:
- Việt Nam có tư duy triết học, tư tưởng triết học gắn với lịch sử tư tưởng VN.
- Từ thực tiễn đấu tranh giành và giữ nước, chiến thắng lẫy lừng của các cuộc đấu
tranh, thông qua thực tiễn các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong lịch sử tổng kết
và đưa lên tầm lý luận.
- VN là một trong những cái nơi của nền văn minh nhân loại.
- VN có một khả năng tư duy khái quát phát triển rất sớm. Người Việt biết rút ra
những cái chung từ quan sát các hiện tượng tư nhiên, xã hội và con người, vậy là
biết tìm ra quy luật chung. Người Việt biết lấy quá khứ để soi vào hiện tại, căn cứ



vào hiện tại để định hướng cho tương lai. Người Việt cũng biết xem xét sự vật,
hiện tượng trong sự vận động phát triển,…
- VN có nhiều chiến cơng oanh liệt trong dựng nước và giữ nước, sau mỗi chiến
công ấy đều có sự tổng kết để nâng lên thành lý luận. Đó là những khái qt ít
nhiều có tính triết học.
- VN có sự giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn hóa thế giới; tiếp biến với nền văn
hóa của Trung Quốc; với Ấn Độ; tiếp nhận đạo Kitơ.
Câu 8: Vai trị của ý thức đối với vật chất? Lh vai trò của ý thức trong đời
sống xã hội?
*Khái niệm vật chất, ý thức: Theo Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác”.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan được sáng tạo lại theo nhu
cầu và mục đích của con người.
*Vai trị của ý thức đối với vật chất:
- Nói đến vai trị của ý thức là nói đến vai trị của con người. Bản thân ý thức tự nó
ko trực tiếp thay đổi gì trong hiện thực, mà muốn thay đổi hiện thực, con người
phải tiến hành hoạt động vật chất. Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ
đạo nên vai trò của ý thức ko phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà
nó trang bị cho con người tri thức về thế giới ấy, về thực tại khách quan.
- Từ đó cón người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa
chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện…để thực hiện mục tiêu của
mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thơng qua
hoạt động thực tiễn của con người.
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo 2 chiều hướng:
+ Tích cực: Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách
mạng, có nghị lực, ý chí…thì hành động của con người phù hợp với các quy luật



khách quan, con người có năng lực vượt qua những trở ngại, thách thức và thực
hiện mục đích của mình là cải tạo thế giới.
+ Tiêu cực: Nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan,
bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã
đi ngược lại các quy luật khách quan.
- Như vậy, bằng việc định hướng cho hành động của con người, ý thức có thể quyết
định hành động của con người. Hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai,
thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc vào sự định hướng
của ý thức.
- Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, mức
độ phụ thuộc vào sự thâm nhập của ý thức vào hành động, trình độ tổ chức của con
người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất trong đó con người hành
động theo định hướng của ý thức.
*Liên hệ vai trò của ý thức trong đời sống xã hội: XH ngày càng phát triển thì
vai trị của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay – thời đại
CNTT, kinh tế tri thức trong bối cảnh tồn cầu hóa vai trị của tri thức khoa học,
của tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng....

Câu 9: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Vận dụng
mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong công cuộc đổi mới ở VN
hiện nay?
*Khái niệm vật chất, ý thức: Theo Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại khơng lệ thuộc vào
cảm giác”.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan được sáng tạo lại theo nhu
cầu và mục đích của con người.
- Ý thức có nguồn gốc tự nhiên là hiện thực khách quan và não người; nguồn gốc

xã hội là lao động và ngôn ngữ.


- Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người thơng
qua hoạt động thực tiễn
*Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất có trước và quyết định ý thức:
+ Vật chất là cái thứ nhất, có trước; ý thức là cái thứ hai, có sau.
+ Vật chất quy định ý thức cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức biểu hiện. Điều
này thể hiện ở: Vật chất sinh ra ý thức (ý thức là sản phẩm của não người, ý thức
có tính phản ánh) ; vật chất quyết định nội dung của ý thức (ý thức là sự phản ánh
thế giới vật chất; nội dung của ý thức đều xuất phát từ vật chất; sự sáng tạo của ý
thức đòi hỏi những tiền đề vật chất và tuân theo các quy luật của vật chất); Tồn tại
xã hội (một hình thức vật chất trong lĩnh vực xã hội); quyết định ý thức xã hội (một
hình thức ý thức trong lĩnh vực xã hội); Hình thức biểu hiện của ý thức là ngôn ngữ
(một dạng cụ thể của vật chất); Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế
đó; Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành phát triển đến đó; Vật chất
biến đổi thì ý thức biến đổi theo.
- Ý thức tồn tại độc lập tương đối và tác động ngược lại đối với vật chất:
+ Sự tồn tại độc lập của ý thức đối với vật chất thể hiện ở chỡ, ý thức phản ánh vật
chất nhưng có thể lạc hậu hơn (thực tiễn nằm chờ lý luận) hoặc vượt trước thực
tiễn (lý luận nằm chờ thực tiễn).
+ Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thơng qua hoạt động thực tiễn của con
người. Ý thức tự nó khơng trực tiếp làm thay đổi được hiện thực.
+ Ý thức trang bị cho con người những tri thức về hiện tượng khách quan, từ đó
con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn
phương pháp, biện pháp, phương tiện,… để thực hiện mục tiêu của mình.
+ Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo 2 chiều hướng:
+) Ý thức đúng đắn dựa trên quy luật khách quan, phù hợp với quy luật khách quan
sẽ thúc đẩy sự vật phát triển nhanh chóng.

+) Ý thức phản ánh khơng đúng hiện thực khách quan; ý thức phả ánh sai lệch,
xuyên tạc hiện thực khách quan sẽ có tác dụng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của
sự vật, hiện tượng.


+ Ý thức tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy thông qua hoạt động thực tiễn của
con người. Tuy nhiên, phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm
nhập của ý thức vào những hành động, trình độ tổ chức và những điều kiện vật
chất, hoàn cảnh vật chất.
+ Xã hội ngày càng phát triển thì vai trị của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong
thời đại ngày nay, thời đại của CNTT, trong bối cảnh tồn cầu hố, vai trị của tri
thức khoa học, của tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
*Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất với ý thức: Từ nội
dung trên, rút ra nguyên tắc tôn trọng khách quan, chống bệnh chủ quan duy ý chí,
nơn nóng; phát huy tính năng động chủ quan, chống bệnh thụ động, trông chờ, ỷ lại
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này yêu cầu:
- Mọi mục tiêu hoạt động của con người đều cần xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh
thực tế, chú trọng điều kiện vật chất, kinh tế; đều cần tuân theo các quy luật khách
quan của sự vật, hiện tượng; muốn cải tạo sự vật, hiện tượng cần xuất phát từ bản
thân sự vật, hiện tượng. Chống tư tưởng chủ quan duy ý chí, nơn nóng, thiếu kiên
nhẫn mà biểu hiện của nó là tuyệt đối hố vai trị, tác động của con người; cho rằng
con người có thể làm được tất cả những gì mình muốn mà khơng cần chú ý đến sự
tác động của quy luật khách quan, của các điều kiện vật chất cần thiết;
- Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức là nhấn mạnh tính độc lập tương
đối, tính tích cực và năng động của ý thức đối với vật chất bằng việc tăng cường
rèn luyện, bồi dưỡng tư tưởng, có ý chí phấn đấu vươn lên, tu dưỡng đạo đức v.v
nhằm xây dựng lối sống tinh thần lành mạnh. Chống thái độ thụ động, trông chờ, ỷ
lại hoàn cảnh khách quan dễ rơi vào chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật
tầm thường: tuyệt đối hóa vật chất; coi thường tư tưởng, tri thức rơi vào thực dụng
v.v…

*Vận dụng:
- Thắng lợi trong các cuộc đấu tranh gp dân tộc, cùng với những thành tựu trong
xây dựng và bảo vệc Tổ quốc nhiều thập kỉ và gần 30 năm đổi mới của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta là do nắm bắt đúng quy luật, hoạt động theo quy luật khách
quan.


- Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng CNH – HĐH.
- CNH – HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó,
kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo.
- Phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn để định hướng phát triển.
- Kết hợp kinh tế - quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại.
- Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó
kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng
kinh tế quốc dân.
- Phát triển khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo.
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
- Xây dựng, cải cách bộ máy Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
=> Như vậy sau hơn 30 năm đổi mới theo tinh thần của Đ, Nhà nước và nhân dân
ta là do nắm bắt đúng quy luật, hành động theo quy luật khách quan nên ta đã đạt
được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, khắc phục tính nơn nóng chủ quan, đốt
cháy giai đoạn của thời kỳ trước đổi mới.
Câu 10: Trình bày hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật? Quán
triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển
trong quá trình phát triển CNXH ở VN hiện nay?
*Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
- Khái niệm: mlh là phạm trù TH dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự

chuyển hóa lẫn nhau giữa các SVHT hay giữa các mặt của 1 SV, 1 hiện tg trog Thế
giới.
- Tính chất của mối liên hệ phổ biến:
+ Tính khách quan: mlh là cái vốn có của các sv,htg ko phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người.
+Tính phổ biến: mlh diễn ra ở mọi sv, htg trong tự nhiên, xh, tư duy.


+Tính đa dạng, phong phú: có nhiều mlh, mlh gián tiếp, mlh trực tiếp, mlh bên
trong, mlh bên ngoài, mlh bản chất, mlh không bản chất, mlh cơ bản, mlh không cơ
bản, mlh chủ yếu, mlh thứ yếu, mlh chung, mlh riêng.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ QĐ toàn diện: Vì các mlh là sự tác động qua lại và chuyển hóa, quy định lẫn
nhau giữa các SVHT và các mlh mang tính KQ, mang tính phổ biến nên trog hđ
nhận thức và hđ thực tiễn con người phải tôn trọng qđ tồn diện.
+ QĐ lịch sử cụ thể: Vì các mlh có tính đa dạng, Pphu, SVHT khác nhau, ko gian
khác nhau, các mlh biểu hiện khác nhau nên trog hđ nhận thức và thực tiễn con
người phải tôn trog qđ lịch sử cụ thể
*Nguyên lý về sự phát triển:
- Khái niệm: Sự phát triển là phạm trù TH dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn
- Tính chất sự phát triển: +Tính khách quan, +Tính phổ biến, +Tính đa dạng,
phong phú.
- Ý nghĩa phương pháp luận của sự phát triển:
+ QĐ này đòi hỏi chúng ta khi xem xét bất kỳ sv nào cũng phải đặt chúng trong sự
vận động, sự ptr, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.
+ QĐ phát triển đòi hỏi ko chỉ nắm bắt những cái đang hiện tồn ở SV, mà còn phải
thấy rõ khuynh hướng phát triển trog tương lai của chúng, phải thấy đc những biến
đổi đi lên, cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Điều cơ bản là phải khát
quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của SV.

+ Biết phân chia quá trình phát triển thành những giai đoạn khác nhau để có cách
thức tác động phù hợp.
+ Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong nhận thức và thực tiễn.
*Vận dụng: - Nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá một cách toàn diện những thành
tựu đã đạt được để phát huy, vạch rõ những khuyết điểm, yếu kém để tìm nguyên
nhân và giải pháp khắc phục.


+ Sau 30 năm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước ta thu được nhiều thành tựu to
lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đến nay thế và lực ở nước ta có thay đổi rõ rệt về sức
mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước.
+ Kiến trúc thượng tầng ngày càng được củng cố vững chắc, đặc biệt là vai trị của
Nhà nước khơng ngừng được củng cố. Cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị đạt một số kết quả tích cực.
+ Con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn xét trên tổng
thể; việc hoạch định và thực hiện đường lối trong những năm qua về cơ bản là
đúng đắn, đúng định hướng XHCN.
+ Cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tốc độ tăng trường khá, các ngành
đều có bước phát triển; quy môn nền kinh tế tăng.
+ Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng
an ninh được củng cố, tăng cường.
- Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần
được tập trung giải quyết, khắc phục:
+ Công tác xây dựng Đảng, Nhà nước, chất lượng hoạt động của MTTQ và các
đoàn thể chuyển biến chậm.
+ Nền dân chủ XHCN, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy
đầy đủ.
+ Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế còn thấp.
+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH còn chậm.

+ Chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý; phân hóa giàu – nghèo tăng cao.
+ Các lĩnh vực GD & ĐT, KH & CN, VH – XH còn nhiều mặt hạn chế.
+ Tệ quan liêu, tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức chưa được
ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có mặt cịn diễn biến phức tạp, tinh vi hơn.
Câu 12: Trình bày nội dung quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại? Vận dụng quy luật này trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN hiện nay?


*Khái niệm chất, lượng: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định
khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính, làm cho
sự vật là nó chứ khơng phải là cái khác.
- Lượng là phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật.
*Nội dung quy luật: - Chất và lượng là hai mặt đối lập. Chất là mặt tương đối ổn
định; lượng là mặt biến động hơn; hai mặt chất và lượng có mối quan hệ biện
chứng. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại.
- Sự thay đổi về lượng có thể làm cho chất biến đổi theo. Nhưng không phải bất
cứ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự
vật.
- Độ: là phạm trù dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới
hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự
vật. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.
+ Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giới hạn nhất định (độ), đạt tới điểm
nút – thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để làm thay đổi về lượng đã đủ
để làm thay đổi về chất thì chất cũ mất đi, chất mới ra đời.
- Điểm nút: là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
- Bước nhảy: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật

do sự thay đổi về lượng của vật trước đó gây nên.
- Sự thay đổi về chất dẫn tới sự thay đổi về lượng
+ Chất mới của sự vật ra đời tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể
hiện: chất mới có thể làm thay đổi (về kết cấu, quy mơ, trình độ, nhịp điệu,…) của
sự vận động và phát triển của sự vật.
*Nội dung quy luật lượng – chất: - Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa
lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ tới điểm nút
sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra


đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Q trình tác động đó diễn ra
liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động và phát triển.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động nhận thức và hđ thực tiễn, chúng ta phải biết từng bước tích lũy
về LƯỢNG để làm thay đổi về chất theo quy luật. Tránh nơn nóng, chủ quan, "đốt
cháy giai đoạn" muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.
- Khi tích luỹ đầy đủ về lượng, phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, khắc
phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ "hữu khuynh", coi sự phát triển là sự thay đổi đơn
thuần về lượng.
- Trog thực tiễn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy.
*Vận dụng:

Câu 13: Trình bày nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập? Phân tích và nêu phương pháp giải quyết những mâu thuẫn đối kháng và
mâu thuẫn không đối kháng đang tồn tại trong xã hội VN hiện nay?
*Khái niệm: - Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính,
những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách
khách quan, phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
- Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt đối lập nằm trong một
chỉnh thể nhất định, tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tư duy, tự nhiên

và xã hội.
- Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, tác động qua lại của hai mặt đối lập biện
chứng.Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội
và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện
thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức.
*Quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Thống nhất của các mặt đối lập được hiểu 3 nghĩa:


+ Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau
giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền
đề.
+ Xét về một phương diện nào đó và trong những quan hệ nhất định, giữa hai mặt
đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giống nhau, yếu tố đồng nhất. Nghĩa là
thống nhất được hiểu là đồng nhất. Chính vì vậy, các mặt đối lập có thể chuyển hóa
lẫn nhau.
+ Giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau.
- Đấu tranh của các mặt đối lập:
+ Là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau, là sự triển khai của các mặt
đối lập.
- Thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối.
Ngay trong sự thống nhất của các mặt đối lập vẫn hàm chứa sự đấu tranh giữa
chúng.
*Vai trò của mâu thuẫn trong q trình vận động và phát triển:
- Mâu thuẫn nói chung, đấu tranh giữa các mặt đối lập nói riêng là nguyên nhân,
nguồn gốc của mọi vận động và phát triển vì:
+ Tác động qua lại là ngun nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật.
+ Trong tác động lẫn nhau, cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn biến đổi,
mâu thuẫn được giải quyết, mâu thuẫn cũ mất đi, ra đời mâu thuẫn mới làm sự vật
khơng cịn là nó. Sự vật mới ra đời.

+ Sự vận động và phát triển là sự thống nhất giữa liên tục và gián đoạn. Sự liên tục
do sự thống nhất của các mặt đối lập tạo thành; sự gián đoạn, sự vật khơng cịn là
nó do đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành. Do vậy cả thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập đều có vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của
sự vật.
- Phân loại mâu thuẫn: + Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
+ Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu.
+ Mẫu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.


- Ý nghĩa phương pháp luận: + Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải
phát hiện ra mâu thuẫn, vì mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật. Phải thừa nhận
mâu thuẫn tồn tại khách quan. Phải biết phân loại các mâu thuẫn, đánh giá đúng vị
trí, vai trị của từng loại mâu thuẫn.
+ Phân tích cụ thể trong tình hình cụ thể. Sự vật khác nhau, quá trình khác nhau,
bản chất khác nhau, thì mâu thuẫn cũng khác nhau, cho nên cách giải quyết mâu
thuẫn cũng khác nhau, tránh rập khn, máy móc.
+ Muốn thay đổi bản chất của sự vật thì phải giải quyết mâu thuẫn, tránh cải lương,
điều hịa. Phải tìm các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, phù hợp
với điều kiện cụ thể.
*Giải quyết những mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng đang
tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay:
- Có 4 mâu thuẫn đối kháng cơ bản:
+ Cách mạng – phản cách mạng.
+ Tư sản – vô sản: mở rộng cả về quy mô và tính chất, mâu thuẫn giữa tư bản và
lao động trong các liên doanh với tư bản nước ngoài.
+ Nhân dân ta, Nhà nước ta với các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
+ Nhân dân ta, Đảng, Nhà nước ta với nhóm người tệ nạn trong xã hội: bọn tội
phạm hình sự, bọn thối hóa, biến chất, tham nhũng,… thúc đẩy nguy cơ khác.

- Phương pháp giải quyết: dùng bạo lực cách mạng, biện pháp hành chính, quân sự,
luật pháp để trừng trị, cưỡng chế; song không loại trừ phương pháp giáo dục,
thuyết phục, cảm hóa trong điều kiện có thể giải quyết bằng biện pháp hịa bình.
- Có 5 mâu thuẫn khơng đối kháng: + Cơng nghiệp – Nông nghiệp.
+ Đô thị - Nông thôn.
+ Lao động trí óc – Lao động chân tay.
+ Tư tưởng tiên phong của giai cấp công nhân – Tư tưởng bảo thủ của nông dân.
+ Sản xuất – Tiêu dùng – Tích lũy.
- Phương pháp giải quyết: giáo dục, thuyết phục, cảm hóa, làm gương. Có thể dùng
biện pháp hành chính cưỡng chế đứng sau để hỗ trợ thực hiện.


- Lưu ý: Hai loại mâu thuẫn trên có thể chuyển thành mâu thuẫn đối kháng khi: có
sai lầm về đường lối, chính sách và biện pháp giải quyết thơ bạo, bất chấp quy luật
khách quan như giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu kiện không triệt để,

+ Những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng không giải quyết được chuyển hóa ra ngồi
thành mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
+ Có sự xúi giục, móc nối, kích động của các thế lực thù địch.
+ Nếu loại bỏ các ngun nhân trên thì vẫn có thể chuyển hóa ngược lại, song rất
khó vì cịn chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.
Câu 15: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn? Sự vận
dụng mối quan hệ biện chứng trên của Đảng ta theo tinh thần đổi mới?
- Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề quan trong của
triết học. Nhận thức đúng đắn và sâu sắc nội dung mối liên hệ giữa lý luận và thực
tiễn có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống và sự phát triển của xã hội.
*Khái niệm thực tiễn: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho thực tiễn là hoạt động
vật chất - cảm tính, mang tính lịch sử, có mục đích của con người nhằm cải tạo tự
nhiên và xã hội. Từ quan niệm này của triết học duy vật biện chứng về thực tiễn,
chúng ta thấy thực tiễn có ba đặc trưng sau

*Khái niệm lý luận: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận là hệ thống
những tri thức, được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan
hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong thế giới
và được biểu đạt bằng hệ thống, nguyên lý, quy luật, phạm trù
*Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. Thông qua và bằng hoạt động
thực tiễn con người tác động vào sự vật, làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất,
quy luật. Trên cơ sở đó, con người có hiểu biết về chúng. Nghĩa là thực tiễn cung
cấp “vật liệu” cho nhận thức. Không có thực tiễn thì khơng thể có nhận thức.
Chính việc đo đạt ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp - La Mã cổ
đại là cơ sở cho định lý Talét, Pitago... ra đời.


- Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ địi hỏi nhận thức phải trả lời. Nói cách
khác, thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức giải quyết. Trên cơ sở đó, nhận
thức phát triển.
- Thực tiễn cịn là nơi rèn luyện giác quan cho con người. Chẳng hạn, thông qua
các hoạt động sản xuất, chiến đấu, sáng tạo nghệ thuật... những cơ quan cảm giác
như thính giác, thị giác... được rèn luyện. Các cơ quan cảm giác được rèn luyện sẽ
tạo ra cơ sở cho chủ thể nhận thức hiệu quả hơn, đúng đắn hơn.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức của con người bị chi
phối bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại. Ngay từ tưở mông muội, để sống, con
người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, tức là để sống, con người phải nhận thức.
Nghĩa là ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất, nhận thức của con người đã
bị chi phối bởi nhu cầu thực tiễn.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận. Theo triết
học duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý. Bởi lẽ chỉ
có thơng qua thực tiễn, con người mới vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa
được tư tưởng. Thơng qua q trình đó, cơn người có thể khẳng định chân lý, bác
bỏ sai lầm.

- Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý một cách biện chứng, nghĩa là nó vừa có
tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn ở
những giai đoạn lịch sử cụ thể là tiêu chuẩn khách quan duy nhất có thể khẳng định
chân lý, bác bỏ sai lầm. Tính tương đối thể hiện ở chỗ, bản thân thực tiễn luôn vận
động, biến đổi, phát triển. Cho nên, khi thực tiễn đổi thay thì nhận thức cũng phải
thay đổi cho phù hợp. Nghĩa là những tri thức đã đạt được trước đây, hiện nay vẫn
phải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn.
*Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
- Lý luận đóng vai trị soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Nhờ những đặc trưng
ưu trội so với tri thức kinh nghiệm mà lý luận có vai trị hết sức to lớn đối với hoạt
động thực tiễn của con người. Lý luận khoa học, thông qua hoạt động thực tiễn của
con người góp phần làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính thực tiễn.


- Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng
để tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng.
- Lý luận đóng vai trị định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn, giúp hoạt động
thực tiễn chủ động, tự giác, giúp cho hoạt động thực tiễn bớt mò mẫm, vòng vo.
*Ý nghĩa phương pháp luận: Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn. Quan điểm thực tiễn yêu cầu:
- 1 là, nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, xuất phát từ
thực tiễn của địa phương, của ngành và đất nước.
- 2 là, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với hành.
- 3 là, phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện phát triển
lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách. Phải lấy thực tiễn làm tiêu
chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận.
- Trong hoạt động thực tiễn phải chủ động ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm
(khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, coi
thường, hạ thấp lý luận) và bệnh giáo điều (khuynh hướng tư tưởng và hành động
tuyệt đối hóa lý luận, coi thường và hạ thấp kinh nghiệm thực tiễn; hoặc vận dụng

kinh nghiệm của người khác, ngành khác, địa phương khác, nước khác khơng tính
đến điều kiện thực tiễn cụ thể của mình).
- Trong cơng tác, mỡi cán bộ phải gương mẫu thực hiện phương châm “nói đi đơi
với làm” , tránh nói một đằng, làm một nẻo ; nói nhiều làm ít ; nói mà khơng làm...
*Vận dụng:

Câu 16: Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Sự vận dụng quy luật này vào
thực tiễn VN hiện nay?
*Khái niệm Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
- Sơ đồ: LLSX(2): Người lao động, TLSX.
Người lao động(2): Trí lực, thể lực.


TLSX(2): Đối tượng lđ(Có sẵn, đã qua chế biến), TLLĐ(Cơng cụ lđ, TLLĐ khác).
- Người lđ: là nhân tố chủ thể, CQ của qtrinh SX ra của cải VC, giữ vai trò qđ của
LLSX
- CCLĐ: Là hệ thống xương cốt, bắp thịt của nền KT, là yếu tố năng động của
TLSX
- Ngày nay, Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, KH đã tham gia
vào tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đs XH.
- Khái niệm QHSX: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
- Cấu trúc: + Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất: là cơ bản nhất, nó quyết
định hai mặt cịn lại.
+ Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất: có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm q trình sản
xuất và nó trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất.
+ Quan hệ về phân phối sản phẩm: sản xuất có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất
phát triển vì nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của con người, tác động đến thái độ
của con người trong lao động sản xuất.

*Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:
- LLSX quyết định QHSX: + LLSX và QHSX là 2 mặt cơ bản của q trình sản
xuất, trong đó LLSX là nội dung cịn QHSX là hình thức kinh tế. LLSX như thế
nào thì QHSX như thế đó. LLSX biến đổi thì QHSX thay đổi theo cho phù hợp.
+ Sự phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX cho phù hợp với nó.
+ Sự phát triển của LLSX đến một trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù
hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển LLSX. Do đó, tất yếu QHSX cũ =
QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển mới của LLSX để thúc đẩy LLSX tiếp
tục phát triển. Điều đó cũng có nghĩa PTSX cũ mất đi, PTSX mới ra đời thay thế.
- QHSX tác động trở lại LLSX: + QHSX phù hợp trình độ phát triển LLSX là
động lực thúc đẩy LLSX phát triển.
+ Ngược lại, QHSX lỗi thời, lạc hậu hoặc tiên tiến hơn so với trình độ phát triển
của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.Khi QHSX kìm hãm sự phát triển
thì QHSX cũ thay thế bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX,


để thúc đẩy LLSX. Việc giải quyết mâu thuẫn đó phải thông qua đấu tranh giai
tranh giai cấp và CMXH.
*Vận dụng: Trước đổi mới ( trước năm 1986): Trước đổi mới LLSX ở VN rất
thấp kém, lạc hậu, đs KT kém ptrien; Trong khi đó, Đảng và Nhà nước ta chủ
trương xây dựng QHSX XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. TK
này chúng ta đã đạt đc 1 số thành tựu nhất định, tuy nhiên chúng ta vấp phải ko ít
nhữn sai lầm khuyết điểm:
+ Cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp tồn tại quá dài bộc lộ ko ít khuyết
điểm.
+ QHSX: Tập trung phát triển QHSX XHCN với 2 TPKT là KT quốc doanh và KT
tập thể. Trog khi đó, KT quốc doanh thua lỗ, nợ đọng kéo dài, KT tập thể vi phạm
ngun tắc của Lênin
+ Cơng nhiệp hóa ko đúng hướng, chú trọng phát triển CN nặng trog khi VN vốn
là nước NN thuần nông

+ Quan hệ ngoại giao: Thực hiện CS "Bế quan tỏa cảng", đóng cửa trog từng vùng,
từng ngành, có chăng là QH với các nước XHCN.
+ Phân phối: Thực hiện PP bình quân, PP cào bằng, ko là động lực phát triển người
lđ.
+ Như vậy trong khi LLSX thấp kém và không đồng đều, nhà nước ta lại áp dụng
QHSX tiên tiến, chứng tỏ chúng ta chưa nhận thức đúng đắn và vận dụng quy luật
QHSX phù hợp với sự phát triển của LLSX trong thực tiễn đất nước lúc bấy giờ.
Vì vậy, trước đổi mới kinh tế đất nước vơ cùng khó khăn, kiệt quệ, đời sống vật
chất của người dân vơ cùng đói kém lạm phát tăng từ 131% năm 1981 lên 774,7%
năm.
=> Trước đổi mới, về căn bản QHSX tiên tiến hơn trình độ phát triển LLSX, hay
QHSX khơng phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
- Thời kỳ đổi mới ( từ Đại hội Đảng VI tháng12/1986 đến nay):
+ Cơ chế quản lý kinh tế: chuyển hẳn từ cơ chế kế hoạch hóa sang cơ chế thị
trường, có sự quản lý và định hướng của nhà nước
+ Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN


+ Ptr nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần KT, trog đó KT nhà nước giữ
vai trị chủ đạo cùng với KT tập thể tạo thành nền tảng KT quốc dân
+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối, phân phối theo lao động là chủ yếu.
+ Công nhiệp hóa: CNH,HĐH nơng nhiệp nơng thơn là nền tảng CNH, HĐH đất
nước.
+ Quan hệ đối ngoại: tích cực chủ động hội nhập KTQT theo tinh thần VN sẵn
sàng là bạn, là đối tác chiến lược tin cậy, theo phương châm đa phương hóa, đa
dạng hóa các QH đối ngoại
+ Đẩy mạnh phát triển KH-CN, phát triển cơ cấu hạ tầng.
+ Giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trong quan hệ
quốc tế.
+ Tăng cường quản lý vĩ mô của nhà nước, đảm bảo sự bình đẳng ngăn chặn

những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
+ Phát huy nguồn lực con người là yếu tố làm cho phát triển nhanh và bền vững.
=> Cho đến nay, về cơ bản sau hơn 30 năm đổi mới QHSX đã phù hợp với trình độ
phát triển LLSX, thế và lực của nước ta đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực của
ĐS XH.
Câu 17: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng? Sự vận dụng quy luật trên trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta hiện nay?
*Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu
kinh tế của một xã hội nhất định.
+ Cấu trúc: quan hệ sản xuất thống trị; quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất
mầm mống của xã hội tương lai.
- Kiến trúc thượng tầng: là tồn bộ các quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học
đạo đức, tôn giáo…cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng
phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội…được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất
định.
+ Trog XH có g/c KTTT mang tính g/c.


×