Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

CHẨN ĐOÁN CÁC DẠNG VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ BẰNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHẨN ĐỐN CÁC DẠNG VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ
BẰNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM VÀ GHI NHẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Ngành
Khóa
Lớp
Sinh viên thực hiện

-2007-

: Thú Y
: 2002-2007
: DH02TY
: Nguyễn Văn Kim Khánh


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHẨN ĐỐN CÁC DẠNG VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ
BẰNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM VÀ GHI NHẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS-TS. LÊ VĂN THỌ
ThS. HUỲNH THỊ THANH NGỌC

-2007-

NGUYỄN VĂN KIM KHÁNH


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Văn Kim Khánh
Tên luận văn: “CHẨN ĐOÁN CÁC DẠNG VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ
BẰNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày

Giáo viên hướng dẫn

PGS-TS. LÊ VĂN THỌ

iii


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
PGS. TS Lê Văn Thọ
Đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học và thực tập

tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm và thầy cô Khoa Chăn Nuôi-Thú Y
Đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong những năm đại học.
Giám đốc Bệnh viện Thú y Petcare Ths. Huỳnh Thị Thanh Ngọc
Bác sĩ Thú y Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Các anh, chị bác sĩ của Bệnh viện Thú y.
Bạn bè lớp Thú y khóa 2002-2007.
Đã chia sẻ cùng tơi những vui buồn trong thời gian học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.

iv


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH ...............................................................................................................2
1.3 YÊU CẦU..................................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ SIÊU ÂM ..........................................................................................3
2.1.1 Định nghĩa ......................................................................................................3
2.1.2 Phương pháp tạo hình siêu âm .......................................................................4
2.1.2.1 Nguyên lý cơ bản ................................................................................4
2.1.2.2 Các hình thức thể hiện ........................................................................4
2.1.2.3 Độ phân giải của ảnh ..........................................................................4
2.1.3 Đầu dò sử dụng trong siêu âm........................................................................4
2.1.3.1 Cấu tạo ................................................................................................4

2.1.3.2 Các loại đầu dò sử dụng trong chẩn đoán...........................................5
2.1.4 Những thuật ngữ sử dụng trong siêu âm ........................................................6
2.2 CẤU TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY SINH DỤC TRÊN THÚ CÁI...............9
2.2.1 Noãn sào.......................................................................................................10
2.2.2 Ống dẫn trứng...............................................................................................11
2.2.3 Tử cung ........................................................................................................12
2.2.4 Âm đạo .........................................................................................................13
2.2.5 Tiền đình ......................................................................................................13
2.2.6 Âm hộ...........................................................................................................13
2.2.7 Nhũ tuyến .....................................................................................................14
2.3 CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI .................................................................14
2.3.1 Thời gian xuất hiện chu kỳ động dục đầu tiên .............................................14
2.3.2 Các giai đoạn của chu kỳ động dục..............................................................15
2.4 HÌNH ẢNH SIÊU ÂM ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP SINH LÝ TRÊN ĐƯỜNG
SINH DỤC CỦA CHÓ CÁI ..................................................................................15

v


2.5 Bệnh lý viêm tử cung mủ trên chó cái.....................................................................17
2.5.1 Định nghĩa viêm tử cung mủ........................................................................17
2.5.2 Các dạng viêm tử cung mủ...........................................................................17
2.5.3 Các nguyên nhân gây viêm tử cung trên chó cái .........................................17
2.5.4 Q trình tiến triển của viêm tử cung dạng mủ...........................................18
2.5.5 Những triệu chứng lâm sàng của bệnh lý viêm tử cung: .............................19
2.5.6 Những biến chứng có thể xảy ra ..................................................................19
2.5.7 Chẩn đoán.....................................................................................................19
2.5.8 Điều trị..........................................................................................................20
2.5.8.1 Điều trị nội khoa ...............................................................................20
2.5.5.2. Điều trị ngoại khoa ..........................................................................23

2.8. Lược duyệt một vài cơng trình nghiên cứu liên quan.............................................23
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................25
3.1 Thời gian và địa điểm..............................................................................................25
3.2 Đối tượng khảo sát...................................................................................................25
3.3 Phương tiện khảo sát ...............................................................................................25
3.3.1 Dụng cụ ........................................................................................................25
3.3.2 Vật liệu và dược phẩm .................................................................................25
3.3.3 Phòng siêu âm ..............................................................................................26
3.4. Nội dung đề tài .......................................................................................................26
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................26
3.6 Phương pháp thực hiện............................................................................................26
3.6.1 Tại phòng khám............................................................................................26
3.6.2 Tại phòng phẫu thuật....................................................................................28
3.6.2.1 Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật ....................................................28
3.6.2.2 Tiến hành phẫu thuật.........................................................................28
3.7 Phương pháp xử lý thống kê....................................................................................29
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................30
4.1 So sánh hiệu quả của phương pháp chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc dị tử cung
và chẩn đốn siêu âm .............................................................................................30

vi


4.2 Tỷ lệ chó viêm tử cung theo nhóm giống................................................................31
4.3. Tỷ lệ chó viêm tử cung theo lứa tuổi......................................................................32
4.4. Tỷ lệ xuất hiện các dạng viêm tử cung...................................................................34
4.5. So sánh hiệu quả giữa điều trị nội khoa và ngoại khoa..........................................36
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................38
5.1 Kết luận....................................................................................................................38
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
PHỤ LỤC THỐNG KÊ SINH HỌC..........................................................................41

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Những vi khuẩn gây viêm tử cung thường gặp trên chó................................18
Bảng 2.2 Một vài loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị viêm tử cung ở chó ....21
Bảng 2.3 Một vài loại thuốc kháng sinh cấp qua đường uống thường được dùng để
điều trị viêm tử cung ở chó..............................................................................22
Bảng 2.5 Loại thuốc kháng sinh được dùng để nhét âm đạo ........................................23
Bảng 4.1 Số chó viêm tử cung được phát hiện qua các phương pháp chẩn đốn khác
nhau..................................................................................................................30
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó viêm tử cung theo nhóm giống ......................................................31
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó viêm tử cung theo lứa tuổi .............................................................32
Bảng 4.4 Tỷ lệ xuất hiện các dạng viêm tử cung ..........................................................35
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó khỏi bệnh sau khi điều trị nội khoa và ngoại khoa ........................36

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó viêm tử cung được phát hiện qua các phương pháp chẩn đốn
khác nhau ...................................................................................................30
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chó viêm tử cung theo nhóm giống ..................................................31
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ chó viêm tử cung theo lứa tuổi .........................................................33
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ xuất hiện các dạng viêm tử cung ......................................................36

Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ chó khỏi bệnh sau khi điều trị nội khoa và ngoại khoa ....................37

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Máy siêu âm .....................................................................................................3
Hình 2.2. Đầu dị Linear ..................................................................................................5
Hình 2.3. Đầu dị Convex ................................................................................................5
Hình 2.4. Đầu dị Sector .................................................................................................6
Hình 2.5. Hồi âm tăng .....................................................................................................7
Hình 2.6. Khơng hồi âm ..................................................................................................7
Hình 2.7. Cấu tạo của bộ máy sinh dục trên chó cái .......................................................9
Hình 2.8. Hình ảnh cắt dọc của các cơ quan sinh dục...................................................11
Hình 2.9 Hình siêu âm của túi thai ................................................................................15
Hình 2.10 Hình ảnh siêu âm của bào thai 30 – 35 ngày tuổi.........................................16
Hình 2.11 Hình ảnh siêu âm của bào thai trên 35 ngày tuổi .........................................16
Hình 2.12 Hình ảnh siêu âm tử cung của chó sau khi sinh ...........................................17
Hình 3.1 Dụng cụ giải phẫu...........................................................................................25
Hình 4.1 Viêm tử cung dạng kín ...................................................................................34
Hình 4.2 Viêm tử cung dạng hở ....................................................................................35

x


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài "Chẩn đốn các dạng viêm tử cung trên chó bằng kỹ thuật siêu âm và ghi
nhận kết quả điều trị" được thực hiện từ ngày 01/02/2007 đến 31/05/2007 tại Bệnh
viện Thú Y Petcare, Quận 2, TP. HCM. Qua khảo sát 259 trường hợp chó cái đem đến

khám và điều trị, kết quả được ghi nhận như sau:
Trong 259 trường hợp chó cái đem đến khám, có 14 con có những triệu chứng
nghi ngờ viêm tử cung như chảy dịch âm hộ, bụng căng lớn, sốt, bỏ ăn. Bằng biện
pháp chọc dò tử cung đã phát hiện được 3 con bị viêm tử cung (chiếm tỷ lệ 21,43%),
11 con cịn lại được chẩn đốn bằng siêu âm và phát hiện 7 con viêm tử cung (chiếm
tỷ lệ 63,64%). Nhóm chó nội viêm tử cung cao hơn nhóm chó ngoại (8,33% so với
2,51%). Chó bị viêm tử cung dưới 1 năm tuổi là 1,06%, 1-2 năm tuổi là 5,45% và trên
2 năm tuổi là 5,45%. Trong 10 con viêm tử cung thì có 50% viêm tử cung dạng kín và
50% viêm tử cung dạng hở. Kết quả điều trị ngoại khoa thành công 100%, điều trị nội
khoa đạt kết quả thấp hơn (33,33%).

xi


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng là
8%. Với mức tăng trưởng cao về kinh tế đã dẫn đến mức sống của người dân, đặc biệt
là người dân thành phố được nâng lên một cách rõ rệt. Thêm vào đó, Việt Nam cịn
được thế giới mệnh danh là “điểm đến an toàn của khách du lịch”. Chính sự ổn định về
an ninh, chính trị của nước ta mà hằng năm Việt Nam đã thu hút hàng vạn du khách và
những doanh nhân nước ngoài sang Việt Nam để du lịch và đầu tư về kinh tế. Ngày
nay, Việt Nam đang thực sự hịa mình vào nhịp sống chung, vào xu hướng tồn cầu
hóa của thế giới. Trong ba miền Bắc – Trung - Nam của cả nước, thì miền Nam mà
đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn mạnh nhất của cả nước chịu
tác động mạnh mẽ nhất. Nhịp sống công nghiệp ngày càng thể hiện rõ trong lối sống
của người dân thành phố. Bên cạnh những mặt tích cực như sự năng động trong cơng
việc, hiệu quả kinh tế thì tính chất cơng nghiệp trong mọi hoạt động đã khiến mọi

người luôn cảm thấy căng thẳng. Tất yếu, nhu cầu giải trí của người dân sẽ ngày càng
tăng. Làm gì để giải tỏa “stress” trong công việc? Kết quả, một số người đã chọn việc
ni chó kiểng để làm trị tiêu khiển, giải tỏa bớt những căng thẳng sau những giờ lao
động cực nhọc, vất vả. Khơng chỉ có người dân trong nước, những doanh nhân và du
khách nước ngoài rất yêu động vật và những con vật đáng yêu đã trở thành những
người bạn thân không thể thiếu trong đời sống của họ. Chính việc ni chó, mèo kiểng
phát triển và ngày càng phổ biến như hiện nay đã kéo theo nhu cầu về chăm sóc sức
khỏe, điều trị bệnh ngày một gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực đó của cuộc
sống, sự ra đời của bệnh viện Petcare vào năm 2005, Bệnh viện Thú y đầu tiên của
Việt Nam đã đáp ứng được mọi nhu cầu về chăm sóc thú cưng của người dân thành
phố, các du khách và doanh nhân nước ngoài từ việc khám và điều trị bệnh cho đến
các dịch vụ khác như làm đẹp, làm hồ sơ xuất nhập cảnh cho các thú cưng đi đến hầu
hết các nước trên thế giới.
Với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến, cần thiết cho q trình chẩn đốn bệnh
như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy xét nghiệm máu, các loại test xét nghiệm,
đã giúp cho sự chẩn đoán và điều trị bệnh được tiến hành một cách thuận tiện. Một


2

trong các trường hợp được định bệnh thông qua phương pháp siêu âm là bệnh viêm tử
cung. Với phương pháp siêu âm, các bác sĩ có thể chẩn đốn nhanh, chính xác các
dạng viêm tử cung để từ đó đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh
này.
Nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng ngày càng nhiều tiện ích của siêu âm
trong chẩn đốn về các dạng viêm tử cung và có các biện pháp điều trị hiệu quả căn
bệnh này.
Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi-Thú Y và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Lê Văn Thọ, chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Chẩn đốn các dạng viêm tử cung trên chó bằng kỹ thuật siêu âm và ghi nhận

kết quả điều trị”.
1.2 MỤC ĐÍCH
- Chẩn đốn các dạng viêm tử cung trên chó bằng kỹ thuật siêu âm.
- Ghi nhận kết quả điều trị nội khoa và ngoại khoa cho từng trường hợp bệnh cụ
thể.
1.3 YÊU CẦU
- Thực hiện kỹ thuật siêu âm để chẩn đốn cho từng trường hợp bệnh trên chó
có các triệu chứng nghi ngờ viêm tử cung.
- Theo dõi hình ảnh trên máy siêu âm và ghi nhận các trường hợp viêm tử cung
theo giống, lứa tuổi.
- Đề ra biện pháp điều trị và theo dõi tình trạng của thú trong quá trình điều trị.


3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ SIÊU ÂM
2.1.1 Định nghĩa
Siêu âm được tạo ra từ sóng âm có tần số tương đối lớn (2-10 MHz).
Sóng âm là một hiện tượng vật lý; trong đó, năng lượng được dẫn truyền dưới
dạng dao động của các phần tử vật chất. Trong mơi trường các chất đàn hồi, bình
thường các phân tử ở trạng thái cân bằng bền. Khi có một tác động từ bên ngồi vào
mơi trường, các phân tử ở bên trong môi trường sẽ rời khỏi vị trí cân bằng và tương
tác với các phân tử kế cận. Một mặt, các phân tử này bị kéo về vị trí cân bằng. Mặt
khác, do chịu tác động của lực tương tác, các phân tử này sẽ dao động theo chu kỳ
xung quanh vị trí cân bằng. Những dao động này tạo ra sóng âm.
Đơn vị của sóng âm là Hz, là tần số biểu thị chấn động trong 1giây.

Hình 2.1 Máy siêu âm



4
2.1.2 Phương pháp tạo hình siêu âm
2.1.2.1 Nguyên lý cơ bản
Kích thích điện vào vùng siêu âm sẽ tạo ra một xung động siêu âm do hiệu ứng
điện phát ra. Xung động siêu âm này truyền vào các mô sinh học sẽ lan dần, khi gặp
các mặt phản hồi trên đường truyền tạo ra các sóng phản xạ và tán xạ. Tại đầu dò được
đặt một bộ chuyển đổi siêu âm để chuyển sóng phản hồi thành tín hiệu. Tín hiệu mang
2 thơng tin chính: một là, thơng tin về độ lớn biên độ, phản ánh tính chất âm học của
mơi trường; hai là, thơng tin về vị trí của nguồn tạo tín hiệu. Các tín hiệu này được xử
lý thành hình ảnh trên màn hình.
2.1.2.2 Các hình thức thể hiện
- Hình thức A (Amplitude mode)
Thường sử dụng để đo cự ly một cách chính xác trong nhãn khoa và thần kinh,
nhưng không cho phép nhận dạng vật quan sát được.
- Hình thức B (Brightness mode)
Rất thơng dụng trong Y khoa và Thú y, còn gọi là phương pháp siêu âm hai
chiều. Tín hiệu hồi âm được biểu hiện bởi những chấm sáng và độ sáng của những
chấm này thể hiện biên độ của tín hiệu hồi âm. Vị trí của chấm sáng được xác định từ
vị trí đầu dị đến mặt phản hồi.
- Hình thức chuyển động theo thời gian
Dùng trong khảo sát tim và vale tim.
2.1.2.3 Độ phân giải của ảnh
Độ phân giải của ảnh là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên ảnh (hình siêu
âm) mà ta có thể phân biệt được.
2.1.3 Đầu dị sử dụng trong siêu âm
2.1.3.1 Cấu tạo
Buồng nhựa của đầu dò gồm một tấm thạch anh được nối với hai cực dòng điện
của máy và một môi trường hỗ trợ nhằm định hướng nguồn siêu âm phát ra. Dòng điện
tạo ra các chuỗi xung cao tần. Cứ mỗi xung cao tần phát ra, đầu dị lại tiếp nhận một

sóng hồi âm. Độ lặp lại của các xung cao tần phụ thuộc vào độ sâu của mơ cần chẩn
đốn. Độ dày của tinh thể thạch anh liên quan đến tần số của đầu dị (độ dày tinh thể
thạch anh 1mm thì tần số đầu dò 2MHz).


5
2.1.3.2 Các loại đầu dị sử dụng trong chẩn đốn
Đầu dò Linear
Là loại đầu thẳng được cấu tạo gồm một dãy n tinh thể thạch anh đơn lớp xếp
theo chiều ngang. Tia siêu âm được tạo thành từ một nhóm gồm m (mlớp bằng cách tắt tinh thể đầu nhóm và bật tinh thể đứng kế tinh thể cuối cùng.
Ưu điểm: vùng quét rộng, khả năng thực hiện các vùng gần bề mặt tốt.
Hạn chế: độ phân giải theo chiều dọc và chiều ngang khác nhau, hay bị nhiễm mạch.
Ứng dụng: khảo sát vùng bụng, khám thai, tuyến giáp.

Hình 2.2. Đầu dị Linear
Đầu dị Convex
Đặc điểm của đầu dò Convex hầu như giống với đầu dò Linear. Riêng các tinh
thể của đầu dò Convex được xếp theo một đường cong.
Ưu điểm: do có dạng cong nên có khả năng áp vào nhiều vùng trên cơ thể.
Hạn chế: vùng quét hẹp hơn đầu dò Linear.
Ứng dụng: siêu âm vùng bụng, vùng chậu.

Hình 2.3. Đầu dị Convex


6
Đầu dò Sector
Đầu dò Sector quét tia siêu âm theo một góc hình rẽ quạt. Do đó cịn được gọi
là đầu dò rẽ quạt. Tinh thể thạch anh được gắn trên trục và xoay quanh trục do motor

được lắp bên trong đầu dò.
Ưu điểm: bề mặt tiếp xúc rộng, độ mở lớn, góc qt của đầu dị là 3600.
Hạn chế: chuyển động mode chậm.
Ứng dụng: siêu âm tim, nội tổng qt, khám thai.

Hình 2.4. Đầu dị Sector
2.1.4 Những thuật ngữ sử dụng trong siêu âm
- Hình bờ
Biểu hiện ranh giới giữa hai môi trường đặc khác nhau (gan-thận phải; láchthận trái; khối u đặc-nhu mơ bình thường), giới hạn của một cấu trúc lỏng bình thường
hay bệnh lý (bàng quang, túi mật, abcess…).
- Hồi âm tăng
Mơ tả cấu trúc có mức độ xám tăng so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung
quanh hoặc so với tình trạng bình thường.


7

Hình 2.5. Hồi âm tăng
- Hồi âm giảm
Mơ tả cấu trúc có mức độ xám giảm so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung
quanh hoặc so với tình trạng bình thường.
- Khơng có hồi âm
Mơ tả cấu trúc khơng được sóng phản hồi, có độ xám rất thấp hoặc hiển thị màu
đen như máu, nước tiểu, dịch mật.

Hình 2.6. Không hồi âm
- Đồng hồi âm
Mô tả cấu trúc có độ hồi âm ngang bằng với độ hồi âm của cấu trúc nền xung
quanh hoặc hai cấu trúc khác nhau có cùng độ hồi âm.



8

- Đồng nhất và không đồng nhất
Đồng nhất là mô tả độ đồng đều về mặt hồi âm của toàn bộ cấu trúc.
Không đồng nhất là mô tả cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm khác nhau.
- Bóng lưng và tăng cường âm
Bóng lưng là một dãi xám tối hơn mơi trường xung quanh ở ngay phía sau cấu
trúc.
Tăng cường âm là một dãi sáng hẳn lên ngay trên cấu trúc.
- Hiện tượng dội lại (đa âm phản hồi)
Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân
cách với những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách thật với kích thước và
độ hồi âm nhỏ dần.
- Thứ tự hồi âm
Mức độ hồi âm phụ thuộc vào mô và vật chất của cơ thể:
+ Mật-nước tiểu < vùng tủy thận < cơ < vùng vỏ thận< gan < mỡ dự trữ < lách
< tuyến tiền liệt < xoang thận < cấu trúc mỡ - thành mạch máu < xương- hơi- vùng rìa
tổ chức.
(độ hồi âm tăng dần)
+ Máu và dịch chất cho ảnh màu đen vì có độ hồi âm nhỏ.
+ Dịch chất có độ hồi âm tăng lên là do tăng protein, tế bào sợi và mô liên kết.


9
2.2 CẤU TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY SINH DỤC TRÊN THÚ CÁI
Các cơ quan của bộ máy sinh dục cái bao gồm:

1
2

3

4

5
6

Hình 2.7. Cấu tạo của bộ máy sinh dục trên chó cái
Nguồn: />Chú thích:
1. Nỗn sào

2. Dây rộng tử cung

3. Sừng tử cung

4. Thân tử cung

5. Cổ tử cung

6. Âm đạo


10
2.2.1 Nỗn sào (buồng trứng)
Hình thái
Có 2 nỗn sào, hình hạt đậu, nằm hai bên xoang bụng. Mặt ngồi trịn lồi, mặt
trong là đường đi vào của các mạch máu và dây thần kinh gọi là tể noãn. Đầu trước
liên hệ với đầu tua của ống dẫn trứng. Đầu sau hay đầu ống dẫn trứng liên kết với ống
dẫn trứng nhờ vào dây nỗn sào. Nỗn sào dính với thắt lưng nhờ vào phần trước của
dây chằng rộng tử cung. Phần này gọi là màng treo noãn sào.

Cấu tạo
Phần lớn noãn sào được màng bụng bao phủ. Mặt trong, nơi mạch máu và dây
thần kinh đi vào gọi là tể nỗn. Tể nỗn khơng có màng bụng bao phủ tới.
Mơ liên kết tạo nên sườn của noãn sào. Xen kẽ với hệ thống mơ liên kết này có
nhiều nang nỗn chứa noãn ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Các nang nỗn cịn
non được bao bọc bởi một nang dày gồm nhiều lớp tế bào. Nỗn trưởng thành có kích
thước lớn, lớp bao bên ngồi mỏng dần do các lớp tế bào tiêu biến đi và chứa một
lượng dịch nhất định. Các nang chín gọi là nang Graff và trồi lên mặt nỗn sào (có thể
thấy bằng mắt thường). Khi nang Graff vỡ sẽ phóng thích nỗn gọi là sự rụng trứng.
Khi nang noãn vỡ, xoang của nang sẽ đọng máu gọi là hồng thể. Sau đó, lớp tế
bào của nang phát triển và tích nhiều mơ mỡ gọi là thể vàng hay hồng thể. Nếu có sự
thụ thai, hoàng thể sẽ phát triển rất lớn và tồn tại lâu. Nếu khơng có sự thụ thai, hồng
thể sẽ teo dần và cuối cùng tạo thành một sẹo gọi là bạch thể.
Chức năng
Là nơi sản sinh các noãn sào và các kích thích tố sinh dục cái.


11

1
3
2
4

5

Hình 2.8. Hình ảnh cắt dọc của các cơ quan sinh dục
Nguồn: />Chú thích:
1. Ống dẫn trứng
3. Tử cung


2. Vịi Fallope

4. Nỗn sào 5. Nang Graff

2.2.2 Ống dẫn trứng
Hình thái và cấu tạo
Là một ống ngoằn ngèo, nối chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Ở đầu sau, ống
dẫn trứng có đường kính nhỏ nhưng càng về phía nỗn sào càng lớn dần và đến buồng
trứng thì nở rất rộng, bao phủ phần lớn nỗn sào (tại vị trí khơng có phúc mạc). Phần
mở rộng này gọi là loa vịi hay phễu ống dẫn trứng. Ở khoảng giữa, loa có 1 nếp gấp
thông với lỗ nhỏ gọi là lỗ bụng vòi.
Chức năng
Đưa trứng đến tử cung.


12
2.2.3 Tử cung
Hình thái
Là một ống cơ rỗng, nằm phần lớn trong xoang bụng, phần sau nằm trong
xoang chậu chia làm 3 phần:
- Sừng tử cung
Gồm 2 sừng cho 2 ống dẫn trứng phía trước. Các sừng nằm hồn tồn trong
xoang bụng, vị trí và hình dáng thay đổi tùy loài. Các sừng bị ép sát vào thành bụng
bởi ruột. Các sừng nhỏ dần về phía trước và rộng dần về phía sau.
- Thân tử cung
Nằm một phần trong xoang bụng, một phần nằm trong xoang chậu, đường kính
lớn hơn sừng nhưng ngắn hơn. Thân là nơi tiếp nhận hai sừng. Mặt trên tiếp giáp với
trực tràng. Mặt dưới tiếp giáp với bàng quang.
- Cổ tử cung

Là phần hẹp phía sau nhưng thành rất dày. Phía sau, cổ tử cung nối với âm đạo.
Cấu tạo
Từ ngoài vào trong, tử cung gồm 3 lớp:
- Lớp cơ trơn: liên tục với dây rộng tử cung.
- Lớp cơ: là cơ trơn gồm cơ dọc ở ngồi mỏng và cơ vịng ở trong dày hơn. Giữa
hai lớp có một lớp mơ liên kết chứa nhiều mạch máu. Áo cơ dày nhất ở cổ tử cung.
- Lớp niêm mạc: màu hồng, với nhiều tế bào tiết dịch nhầy và có lơng mao. Khi
cơ hoạt động, các tiêm mao đẩy dịch nhầy về phía sau.
Sự cố định
Hai màng treo tử cung (màng rộng tử cung) ở hai bên. Liên kết tử cung với
thành trên của xoang bụng và xoang chậu. Trên dây rộng này có chứa rất nhiều mạch
máu, dây thần kinh.
Dây tròn
Xuất phát ở cạnh dưới sừng tử cung đến nối với đáy thành bụng chổ vòng bẹn
sâu của kênh bẹn.
Chức năng
Là nơi chứa bào thai.


13
2.2.4 Âm đạo
Hình thái
Phần nối tiếp phía sau của tử cung, nằm hoàn toàn trong xoang chậu. Là một
ống cơ, tiết diện có thể dãn nở rất lớn. Nếu nhìn từ ngồi vào thì rất khó phân biệt tử
cung và âm đạo.
Phía trên âm đạo tiếp giáp với trực tràng, phía dưới tiếp giáp với bàng quang và
ống thốt tiểu.
Cấu tạo
Gồm 3 phần
-Áo trơn: ở bên ngoài, gồm phần lớn là mơ liên kết đàn hồi, phía trước được

phần sau của phúc mạc bao phủ.
-Áo cơ: gồm 2 lớp là cơ dọc ở ngồi và cơ vịng ở trong.
-Lớp niêm mạc: có nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó âm đạo có thể tăng đường kính
lên rất lớn.
Chức năng
Là đường đi của bào thai.
Là nơi tiếp nhận cơ quan sinh dục của thú đực.
2.2.5 Tiền đình
Hình thái và cấu tạo
Là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước tiền đình có một nếp
gấp gọi là màng trinh. Sau màng này, phía dưới có lỗ mở ra của ống thốt tiểu. Hai bên
ống thốt tiểu có hai thể xốp chứa nhiều mạch máu; do đó, có thể cương lên như
dương vật.
2.2.6 Âm hộ
Hình thái
Là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn, bên ngoài là lớp da
chứa sắc tố. Cửa mở của âm hộ có hình bầu dục, hai bên là hai mơi. Mép dưới của âm
hộ có một thể trịn, nằm trong một xoang nhỏ đó là âm vật (hay dấu vết của dương vật
trên thú đực).


14

Cấu tạo
Là đoạn cuối của cơ quan sinh dục.
Là nơi để thốt nước tiểu.
2.2.7 Nhũ tuyến
Hình thái
Có nguồn gốc là tuyến da, hoạt động liên hệ chặt chẽ với các cơ quan sinh dục.
Tuyến vú trên chó đực trải dài từ ngực đến bẹn. Mỗi tuyến vú là sự tập hợp của 10-15

chùm tuyến nhỏ (có ống tiết riêng biệt) nằm xen kẽ trong mơ tuyến vú.
Có khoảng từ 4 đôi tuyến vú từ ngực đến bẹn, mỗi núm vú có 8-12 bể sữa.
Bên ngồi của một tuyến vú có hình nón, đáy liên kết với thành bụng, đỉnh
hướng xuống dưới và tận cùng bằng núm vú. Núm vú là nơi thơng ra ngồi của tuyến
vú.
Cấu tạo
Lớp da bên ngồi.
Lớp mơ liên kết bám chặt vào dưới thành bụng. Ngồi ra, lớp mơ liên kết này
cịn ăn sâu vào vú và chia thành nhiều thùy.
Mơ tuyến ở bên trong có màu vàng hay màu hồng xám. Các chùm tuyến sẽ có
ống thơng với một xoang rộng ở phía dưới gọi là xoang sữa hay bể sữa. Bể sữa thơng
ra ngồi bởi các núm vú.
Máu đến vú từ động mạch thẹn, sau đó theo các tĩnh mạch thẹn rồi đổ về tĩnh
mạch chủ sau. Ngồi ra, tuyến vú cịn có sự chi phối của các mạch máu vùng ngực và
bụng.
Chức năng
Bản chất là tuyến của da.
Liên hệ chặt chẽ với các cơ quan sinh dục.
2.3 CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI
2.3.1 Thời gian xuất hiện chu kỳ động dục đầu tiên
Chu kỳ động dục đầu tiên khi chó từ 6-12 tháng tuổi. Những giống chó kiểng
nhỏ con thì bắt đầu lúc 6-9 tháng tuổi; tuy nhiên, trên một số giống chó lớn con, chu
kỳ động dục có thể bắt đầu lúc 2 năm tuổi.


×