ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1998 Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo là bệnh lao còn tiếp tục
gia tăng và đe doạ toàn cầu. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trong các bệnh nhiễm trùng [11]. Không một châu lục nào, không một quốc
gia nào, không có người mắc và chết do lao.
Hiện nay tỉ lệ mắc lao ở Việt Nam vẫn cao. Đứng thứ 3 về tỉ lệ ở khu
vực Tây Thái Bình Dương. Được xếp vào một trong 22 nước mắc lao cao trên
thế giới [12]. Thực hiện đường lối chung của Tổ chức Y tế thế giới, chương
trình chống lao quốc gia Việt Nam phát hiện thụ động với kỹ thuật xét
nghiệm đờm nhuộm soi trực tiếp gọi là chiến lược Hoá trị liệu ngắn ngày có
kiểm soát trực tiếp (DOTS). Đến năm 1999, chiến lược DOTS đã được thực
hiện trên toàn quốc. Tuy nhiên việc thực hiện DOTS tại khu vực miền núi,
vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Theo ước tính của chương trình
chống lao quốc gia năm 2004, tỷ lệ lao phổi AFB đờm dương tính mới mắc là
86 và hiện mắc là 102/100.000 dân. Tháng 5 - 2004, tại hội nghị tổng kết
Chương trình chống lao quốc gia giữa giai đoạn 2001 - 2005 nêu rõ, cần quan
tâm hơn tới công tác chống lao ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc Ýt người.
Hiện nay, có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc chẩn đoán và điều trị,
các thuốc chống lao tốt với các phác đồ điều trị có hiệu quả đã làm tăng tỉ lệ
khỏi bệnh. Mặc dù vậy những hiểu biết sai lầm và hạn chế do nhận thức vẫn
còn tồn tại trong nhân dân, nên đã có không Ýt những trường hợp dấu bệnh
không đi khám mà hậu quả là bệnh nặng, chậm được phát hiện thậm chí rất
nặng mới tới viện.
Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc Việt Nam, với dân
số khoảng 700.000 người (theo thống kê năm 2005), trong đó tỉ lệ đồng bào
dân tộc Ýt người chiếm đa số (H’Mông: 30%; Dao: 16%; Tày: 28%; Nùng:
1
10%; Kinh: 10%; các dân tộc khác: 6%). Do điều kiện giao thông, địa hình
phức tạp, điều kiện canh tác, tập quán sinh hoạt, khả năng dân trí còn hạn chế
nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc giáo dục truyền thông, tiêm chủng mở rộng
trong công tác phòng chống và điều trị bệnh lao.
Tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Hà Giang. Cho đến nay, chưa có
số liệu thống kê chính xác về tình hình bệnh lao, theo thống kê từ năm 2000 ÷
2004 số bệnh nhân mắc lao là: 960 bệnh nhân. Trong đó có 546 trường hợp
AFB(+) (tỉ lệ AFB(+): 29,71/100.000 dân). Do cơ sở vật chất và trang bị của
bệnh viện còn nghèo nàn, thiếu thốn, việc đào tạo lại kiến thức chuyên ngành
đối với các cơ sở y tế và các trạm chống lao tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa
còn hạn chế. Tình hình đó còn dẫn đến thiếu kinh nghiệm trong chẩn đoán và
phát hiện bệnh lao, cũng như việc điều trị không được triệt để (tỉ lệ lao tái
phát khoảng 3,6%/năm).
Để góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị đối với bệnh viện
tuyến tỉnh nơi có nhiều dân tộc ít người, chúng tôi nghiên cứu đề tài này
nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi
AFB(+) tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà Giang.
2. Nhận xét về thời gian chẩn đoán bệnh và một số yếu tố ảnh
hưởng đền việc chẩn đoán bệnh tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà
Giang.
2
CHƯƠNG 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Tình hình dịch tế bệnh lao
1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm
nay, trên thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia nào, một khu vực
nào, một dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và chết do lao. Do sự phát
minh các thuốc hóa học chống lao khiến việc chữa lao đơn giản hơn và hiệu
quả hơn, đồng thời đã phát sinh tâm trạng lạc quan của y giới, đã làm lãng
quên căn bệnh nguy hiểm này. Ngày nay, bệnh lao đang xuất hiện trở lại và
cùng với đại dịch HIV/AIDS trở thành một trong những căn nguyên gây mắc
bệnh và tử vong chủ yếu, đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Năm 1993, TCYTTG đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của
bệnh lao và mối hiểm hoạ của nó trong tương lai là bệnh lao kháng thuốc,
theo TCYTTG – 1998, bệnh lao vẫn là một bệnh có số mắc và tử vong cao,
khoảng 1/3 dân số thế giới (1,9 tỷ người). Mỗi năm có tới 8 ÷ 9 triệu người
mắc lao mới và 3 triệu người chết do lao (tỉ lệ tử vong do lao chiếm 25% tổng
số chết do mọi nguyên nhân). Hiện nay, bệnh lao đang quay trở lại do đại dịch
HIV/AIDS bùng phát, tệ nạn ma tuý gia tăng kèm theo đó là tình trạng vô gia
cư, tình trạng đói nghèo hoành hành, tình trạng suy dinh dưỡng ở nhiều nơi,
nhiều nước trên thế giới. Phân bố bệnh lao trên thế giới có thể chia làm 2 khu
3
vực, khu vực các nước phát triển và khu vực gồm các nước đang, chậm phát
triển.
Tại các nước châu Âu từ năm 1990 trở lại đây bệnh lao cũng đã và
đang phát triển trở lại. Ở Anh, có khoảng 6000 bệnh nhân lao (năm 1980),
nhưng đến năm 1992 đã có khoảng 7000 bệnh nhân. Tại Thuỵ Sĩ từ năm 1986
đến năm 1990 số bệnh nhân lao tăng 33,3%; tại Đan Mạch tăng 30,7%. Ở các
nước Đông Âu từ những năm 1990 ÷1992 bệnh nhân lao đã tăng cao ở 20/27
nước với tỉ lệ từ 19 đến 80/100.000 dân. Tại các nước khu vực châu Phi, Nam
Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và châu Á bệnh lao đã trở thành một gánh nặng thực
sự cả về kinh tế và xã hội. Nguy cơ nhiễm lao ở các nước này hàng năm cao
gấp 20 ÷ 30 lần so với các nước phát triển. Theo báo cáo thường niên năm
2006 của TCYTTG về tình hình bệnh lao toàn cầu năm 2004, ba khu vực trên
thế giới đó là châu Phi, Đông Nam châu Á và Tây Thái Bình Dương chiếm
80% tổng số người bệnh lao mới mắc.
Theo số liệu của TCYTTG năm 2006 cho thấy các nước đang phát triển
chiÕm hơn 90% số người bệnh lao trên toàn thế giới. Số người bệnh mới mắc
hàng măm nhiều nhất thuộc về khu vực châu Á, chiếm gần 54,9%
(40.892.000/8.918.000), sau đó đến khu vực châu Phi, chiếm 28,9% số người
bệnh lao trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ mới mắc/100.000 người lại thuộc về
châu Phi.
Châu Phi là nơi bệnh lao gia tăng trầm trọng nhất, qua điều tra tại 18
nước, nguy cơ nhiễm lao hàng năm (ARI) dao động xung quanh 3%. Một số
nước lớn hơn 5%, như Angiêri, Maroc, Nigiêria, Somali , ở Ên Độ là 2 - 4%,
Indonesia 3%, Hồng Kông 1%, còn Đài Loan, Campuchia, Philipin, Singapoe,
Malaysia và Việt Nam từ 1 - 3%. Trong khi tại Lào và Tây Samoa chỉ từ 0,5 -
2%. Tại khu vực Trung và Nam Mỹ, chỉ số nguy cơ nhiễm lao thường gặp từ 1 -
2% [109].
4
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương năm 1998 (theo TCYTTG) có 1,96
triệu trường hợp lao mới và chỉ có 43% được phát hiện. Trong đó, Việt Nam
đứng thứ 3, sau Philippine và Trung Quốc.
Nhiều năm qua, số người bệnh lao mới mắc giữa các khu vực trên thế
giới có sự khác nhau rõ rệt. Điều này phản ánh đến mức độ lưu hành, khả
năng thanh toán bệnh lao giữa các khu vực là rất khác nhau.
- Nguyên nhân gây bùng nổ bệnh lao:
• Sự lãng quên của nhân viên y tế, nghèo đói, bùng nổ dân số và thay
đổi cơ cấu tuổi, sự kháng thuốc của vi khuẩn lao.
• Đại dịch HIV/AIDS: HIV là yếu tố nguy cơ mạnh nhất làm cho lao
nhiễm trở thành lao hoạt động. Một người bình thường bị nhiễm lao có nguy
cơ 5 - 10% chuyển thành lao bệnh, nhưng một người nhiễm HIV thì nguy cơ
đó là 30 - 50%. Lao là một trong những nhiễm trùng cơ hội chính của
HIV/AIDS, đồng thời cũng là chỉ điểm của AIDS ở những người nhiễm HIV
là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chiếm 1/3 ở những người HIV/AIDS.
Năm 2000, khoảng 1/3 trong số hơn 36 triệu người nhiễm HIV trên thế
giới có đồng nhiễm lao. Theo Ray và Fishman (2002) trong các trường hợp
nhiễm HIV có 40 - 60% nhiễm khuẩn phổi, tỷ lệ đồng nhiễm lao/HIV là 7 -
10% hàng năm.
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Ở nước ta, bệnh lao còn phổ biến ở mức độ trung bình cao. Ở phía Bắc,
trong những năm từ 1957 - 1975, theo số liệu điều tra dịch tễ của Viện chống
lao phối hợp với các địa phương: tỷ lệ nhiễm lao chung 40,29%.
Điều tra ở khu vực phía nam của WHO (1966 - 1967), tỷ lệ nhiễm lao
chung cho mọi lứa tuổi là 58,8%, có tổn thương trên X quang là 5,9%. Người
có ho khạc ra vi khuẩn lao chiếm 1,3%.
5
Từ 1986, với sự hợp tác nghiên cứu của đơn vị dịch tễ Hà Lan. Lần đầu
tiên việc điều tra nguy cơ nhiễm lao đã được tiến hành ở nhiều tỉnh. Kết quả
cho thấy chỉ số nguy cơ nhiễm lao của cả nước khoảng 1,5% (1% cho các tỉnh
phía Bắc, 2% cho các tỉnh phía Nam).
Việt Nam là nước đứng thứ 13/22 nước có số bệnh nhân lao mới mắc
hàng năm cao nhất thế giới, là nước đứng thứ 3 ở khu vực Tây Thái Bình
Dương sau Trung Quốc và Philippines. Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng
145.000 bệnh nhân lao các loại, tương đương 189/100.000 dân, trong đó bệnh
nhân lao ho khạc ra BK(+) là 65.000, tương đương 85/100.000 dân. Tổng số
bệnh nhân lao các loại tại một thời điểm khoảng 221.000 người, trong đó có
khoảng 78.1000 người ho khạc ra vi khuẩn. Trong thực tế mỗi năm phát hiện
được khoảng 90.000 bệnh nhân lao các loại, trong đó khoảng 60.000 bệnh
nhân ho khạc ra vi khuẩn lao, tương đương 70/100.000 dân.
Mặc dù chưa thật chính xác, nhưng những số liệu về phát hiện và điều
trị lao trong toàn quốc cũng phản ánh được tình hình bệnh lao ở nước ta. Số
liệu phát hiện bệnh lao trong giai đoạn 1991 ÷ 2004 có các đặc điểm sau: Số
bệnh nhân phát hiện năm sau cao hơn năm trước, khu vực Nam bé, Nam
Trung bộ có mức độ lưu hành bệnh cao nhất trong cả nước.
Trên thực tế, chúng ta đã phát hiện bệnh nhân lao trong một số năm
như sau [12]: Năm 2001: 91.461 bệnh nhân, năm 2002: 95.713 bệnh nhân,
năm 2003: 92.645 bệnh nhân và năm 2004: là 99.703 bệnh nhân.
Qua một số nghiên cứu riêng biệt cho thấy xu hướng gia tăng tình
trạng kháng thuốc, trong đó có kháng đa thuốc ở nước ta cũng đang là một
vấn đề rất đáng quan tâm. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động nên CTCL
chưa thực hiện điều tra kháng thuốc trên toàn quốc một cách thường kỳ,
đều đặn và toàn diện.
6
Theo số liệu của Chương trình phòng chống HIV/AIDS trong nhiều
năm qua cho thấy lao phổi kết hợp với HIV ngày càng gia tăng. Từ trường
hợp lao/HIV phát hiện đầu tiên vào năm 1998 cho đến nay tỉ lệ bệnh lao/HIV
chiếm khoảng 3% tổng số bệnh nhân lao.
Qua theo dõi một số địa phương cho thấy xu hướng tăng số lượng bệnh
nhân lao/HIV hàng năm. Số lượng bệnh nhân lao/HIV tăng sẽ làm tăng gánh
nặng và giảm hiệu quả của CTCLQG vì việc chẩn đoán bệnh lao ở người
HIV(+) khó khăn hơn, tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân lao/HIV cao hơn sẽ
làm giảm kết quả điều trị khỏi bệnh của Chương trình.
Theo số liệu giám sát trọng điểm của Chương trình HIV/AIDS 3.2%,
trong đó có 10 tỉnh > 3% (thành phố Hồ Chí Minh 9,4% và An Giang 4,8%).
1.1.3. Tình hình bệnh lao tại Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh vùng cao miền núi nằm ở địa đầu của cực bắc
Việt Nam, phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, phía đông
bắc giáp Cao Bằng, phía tây và tây nam giáp Yên Bái, Lào Cai, phía nam giáp
Tuyên Quang, với đặc điểm là một tỉnh vùng cao núi đá, dân số khoảng
700.000 người, chủ yếu là các dân tộc Ýt người (H’Mông: 30%; Dao: 16%;
Nùng: 10%; Tày: 28%; Kinh: 10%; các dân tộc khác: 6%), điều kiện giao
thông rất khó khăn, huyện xa nhất cách trung tâm tỉnh là 154 km. Gồm 10
huyện, 1 thị xã, đường lối của chương trình chống lao tỉnh là phát hiện thụ
động là chính và quản lý điều trị bằng chiến lược DOTS. Khi bệnh nhân có
triệu chứng nghi lao đến khám tại trạm y tế xã hoặc phòng khám các trung
tâm y tế huyện, được cán bộ y tế giới thiệu đến tổ chống lao huyện xét
nghiệm đờm để chẩn đoán bệnh lao. Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị 2
tháng tấn công tại bệnh viện huyện hoặc trạm y tế xã (song số này rất ít),
được cán bộ y tế tiêm và phát thuốc hàng ngày, giai đoạn duy trì điều trị tại
7
nhà, được cấp thuốc hàng tháng và có sự giám sát của cán bộ y tế huyện, xã
tại nhà từ 1 – 2 lần/thỏng.
Hàng năm chương trình chống lao tỉnh đều có kế hoạch tập huấn về
bệnh lao và thực hiện chương trình chống lao cho cán bộ y tế huyện, xó,
thụn bản. Bên cạnh đó công tác giáo dục truyền thông về bệnh lao ngày càng
được đẩy mạnh như tuyên truyền trực tiếp cho các đối tượng chủ chốt của
xó, thụn, tuyên truyền kiến thức bệnh lao qua cỏc kờnh thông tin đại chúng
như: đài phát thanh truyền hình, báo địa phương, phát tờ rơi, tờ bướm tới tận
hộ gia đình. Cho tới nay, CTCLQG triển khai phủ rộng hầu hết tới cỏc xó,
tuy nhiên với trình độ dân trí hạn chế, trình độ chuyên môn của mạng lưới y
tế cơ sở còn yếu, điều kiện về khí hậu, đất đai canh tác rất khó khăn cộng
với phong tục tập quán sinh hoạt riêng của mỗi dân tộc nên việc tuyên
truyền về công tác giáo dục sức khoẻ nói chung, bệnh lao nói riêng là hết
sức khó khăn, tuy nhiên với sự cố gắng của nghành y tế Hà Giang mạng lưới
y tế từ tỉnh đến xã đã được củng cố và có những chuyển biến tích cực, cơ sở
vật chất được tăng cường.
8
Theo số liệu báo cáo của chương trình chống lao Hà Giang từ năm 2000
÷ 2004.
Năm Dân sè
Lao phổi AFB (+) mới
n Tỉ lệ trên 100.000 dân
2000 620.819 78 12,56
2001 632.541 102 15,97
2002 644.420 112 17,38
2003 656,419 130 19,80
2004 66775 125 18,72
Tổng cộng 546
TB/năm 112,8 16,89
Tỉ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới trung bình hàng năm là:
16,89/100.000 dân.
Nh vậy tỉ lệ mắc lao phổi AFB(+) tăng dần hàng năm tại Hà Giang.
9
1.3. Đặc điểm lõm sàng bệnh lao phổi
Theo phõn loại lõm sàng bệnh lao của liên xô cũ, lao phổi gồm có 12
thể lõm sàng:[ BLNN]
1.3.1 Phức hệ nguyên thuỷ: Gồm có 3 yếu tố
- Nốt loét xơ nhiễm
- Viêm hạch bạch huyết ở rốn phổi hoặc trung thất cùng bên
- Viêm đường bạch mạch nối liền với hai yếu tố trên cũn gọi là hình
ảnh lưỡng cực hoặc hình ảnh quả tạ.
Hình ảnh tổn thương này mói về sau mới biểu hiện rừ rệt trên X quang
nhưng dưới dạng vôi hoá trong một nốt nhỏ ở nhu phổi và trong một hạch
bạch huyết ở bên cạnh. Đa số trong trường hợp này không có biểu hiện lõm
sàng rừ rệt mà chẩn đoán chủ yếu dựa vào phản ứng tuberculin (+) mạnh, dịch
rửa dạ dày tỡm thấy BK(+) ở trẻ có nguồn lõy trong gia đình, chưa tiêm
chủng BCG ( không có sẹo BCG ).
1.3.2 Lao hạch bạch huyết trong lồng ngực: Là tổn thương lao trong hạch
bạch huyết ở rốn phổi hoặc ở cạnh khí quản tồn tại và phát triển sau khi nốt
loét ( xăng ) sơ nhiễm đã xoá hoặc đã vôi hoá. Chẩn đoán tốt nhất là có phim
chụp cắt lớp vi tớnh phổi: Hạch sưng to chủ yếu ở một bên rốn phổi, hình ảnh
viêm rốn phổi, rốn phổi to đậm, bờ ngoài không rừ nếu ở thể thõm nhiễm và
rừ ràng nếu ở thể giả u.
1.3.3 Lao tản mạn: Là một thể lao hậu tiờn phỏt với sự lan tràn vi trùng lao
theo đường máu hoặc đường bạch huyết từ một tổn thương lao có trước. Lan
tràn theo đường máu tạo nên tổn thương ở nhiều cơ quan (phổi, màng não,
màng phổi, màng bụng, hạch, gan, lách, tủy xương ). Lâm sàng thường có
nhiễm trùng nhiễm độc rõ rệt. Khó thở là biểu hiện thường gặp, có thể khó
thở nhẹ khi gắng sức hoặc khó thở nặng tím tái, ít gặp ho máu. Triệu chứng
thực thể nghèo nàn, nghe phổi bình thường hoặc rì rào phế nang thô ráp. Có
thể nghe được ran nổ đối xứng hai bên phổi vùng đỉnh hoặc gian sống bả, hội
chứng tràn dịch màng phổi. Trong lao kê cấp tính, gõ vang do biến chứng khí
thũng phổi. Triệu chứng ở những cơ quan khác: Gan, lách to, tổn thương ở
họng, thanh quản, màng não và thần kinh trung ương, màng bụng, phần phụ.
Soi đáy mắt có thể thấy củ hắc mạc.
10
1.3.4 Lao nốt (Lao huyệt): Triệu chứng lõm sàng thì nghèo nàn. Đõy là thể
lao phổi nhẹ ở người lớn tuổi khi được chẩn đoán sớm. thể lao này được phõn
loại chủ yếu dựa trên hình ảnh của phim X quang.
1.3.5 Lao thâm nhiễm: Là thể lao hay gặp nhất ở người lớn với tỉ lệ 60 – 80%.
Thường có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc rừ. Khỏm phổi có thể thấy hội
chứng đông đặc, hội chứng hang. Là một thể lao phổi đặt ra nhiều chẩn đoán
phõn biệt với như viêm phổi, áp xe phổi, ung thư phế quản v.v Có thể có sốt
cao giao động, toàn thõn suy sụp nặng, đau ngực, khó thở, ho nhiều, chán ăn.
Khám phổi có hội chứng đông đặc thuỳ phổi, có thể nghe thấy tiếng thổi
hang, tiếng thổi vò hoặc tiếng thổi ống với nhiều ran ẩm và ran nổ.
1.3.6 U lao (tuberculoma) Rất dễ nhầm với ung thư phế quản (khó tỡm được
BK trong đờm) cần phải soi phế quản bằng ống mềm để rửa phế quản tỡm BK
và sinh thiết xuyên thành vào khối u để xét nghiệm mô bệnh.
1.3.7 Lao phổi thể hang hay lao hang: Thể lao này thường gặp ở những bệnh
nhõn đã điều trị lao phổi nhiều tháng không hiệu quả, chỉ xoá được tổn
thương xung quanh hang cũn đối với hang thì chỉ nhỏ được một phần rồi tồn
tại và ổn định về kích thước tạo nên một hang lao riêng biệt.
1.3.8 Lao sơ hang: Là thể lao cuối cùng của các thể lao phổi có hang, tiến
triển mạn tính, nhiều biến chứng. Thể lao này thường gặp ở những bệnh nhân
không được điều trị hoặc điều trị không đúng hoặc bỏ trị, bệnh nhân suy giảm
miễn dịch. Lao sơ hang có những đặc điểm: Bệnh sử lâu ngày, thường từ một
năm trở lên, cú cỏc đợt tiến triển xen kẽ với những đợt ổn định. Bệnh nhân
suy kiệt, có khi suy kiệt nặng “da bọc xương”, hay gặp biến chứng tràn khí
màng phổi, ho máu (hay gặp ho mỏu “sột đỏnh”), lao phế quản, tâm phế mạn,
khí phế thũng.
11
1.3.9 Lao xơ phổi: Là một thể lao mạn tớnh ổn định, không cũn hội chứng
nhiễm độc lao (hết sốt). Khi diễn biến kéo dài lao xơ phổi sẽ có những biến
chứng như gión phế quản, khí phế thũng, tõm phế món, và suy hô hấp mạn
tớnh. Thường khó thở khi gắng sức, ho ra mỏu do gión phế quản v.v
1.3.10 Lao màng phổi: Thường hay gặp ở tuổi trẻ, khởi phát bệnh cấp tớnh,
sốt, ho khan, kém ăn, đau ngực, khó thở khám phổi có hội chứng ba giảm.
1.3.11 Lao đường hô hấp trên, khí quản và phế quản:
- Lao miệng ít gặp thường gặp là những nốt loét ở lưỡi và amidan
- Lao thanh quản tỉ lệ gặp 1% thường ho, khạc đờm, sút cõn, khàn
tiếng, đau vì loét, đau khi nuốt. Soi thanh quản thấy phù nề, đỏ thõm nhiễm
và loét dõy thanh õm, sụn phễu và các vùng khác của đường hô hấp trên.
- Lao khí phế quản, phế quản ở xa có ho từng cơn dai dẳng, có thể ho ra
mỏu nếu tổn thương phrrs quản bị loét, khó thở khi phế quản lớn bị chít hẹp.
khám phổi có ran rít, ran ngáy, hội chứng đông đặc phổi co kéo, có thể có hội
chứng hang. Biến chứng có thể xảy ra là hẹp phế quản, xẹp phổi, gión phế
quản, dò niêm mạc phế quản, hội chứng tối mờ nửa lồng ngực trái.
1.3.12 Lao cơ quan hô hấp phối hợp với bệnh bụi phổi nghề nghiệp:
Thường gặp là bụi phổi Silic phối hợp với lao phổi. Khi bệnh bụi phổi Silic
càng nặng thì nguy cơ nhiễm lao phổi gặp càng nhiều.
1.3.2.2. Những tổn thương cơ bản của lao phổi trên X quang
Hình ảnh X quang của lao phổi trên phim chuẩn thẳng và nghiêng rất
phức tạp, đa dạng và nhiều khi là những hình ảnh không điển hỡmh. Cáctổn
thương cơ bản tromg lao là nốt, thõm nhiễm, hang, xơ, vôi Các tổn thương
này có thể đơn thuần nhưng đa số xen kẽ và phối hợp với nhau [59]
12
Theo Bùi Xuân Tám (1998), chụp X quang phổi chuẩn là phương pháp
cơ bản để chẩn đoán lao phổi. Lợi Ých của phim phổi chuẩn là có một tài liệu
khách quan để phân tích tỉ mỉ tổn thương lao, để theo dõi lâu dài và để hội
chẩn nếu cần thiết. Chỉ có X quang phổi chuẩn mới chẩn đoán được các thể
lao phổi và các giai đoạn tiến triển (kết hợp với lâm sàng và xét nghiệm), xác
định được vị trí và diện tích tổn thương lao, kích thước và số lượng hang lao.
Ngoài ra, X quang phổi còn cho phép theo dõi và đánh giá kết quả điều trị
bằng cách so sánh các phim trong quá trình điều trị, nếu tổn thương xoá
nhanh dưới một tháng thì thường không phải là lao phổi [9].
Không có hình ảnh X quang nào tuyệt đối đặc thù cho lao phổi mà chỉ
có hình ảnh gợi ý, vì vậy khi đọc phải kết hợp với lâm sàng, cơ chế bệnh sinh,
kết hợp với các phim trước đó, gọi là đọc phim chuỗi [21].
Ba đặc điểm cơ bản của phim X quang phổi của bệnh nhân lao phổi:
Tổn thương thường gặp ở vùng cao (hạ đòn và đỉnh phổi), nhiều dạng tổn
thương phối hợp và tiến triển chậm [13].
Vũ Văn Biên (1995) [2], nghiên cứu 69 bệnh nhõn lao phổi mới phát
hiện tỷ lệ các tổn thương cơ bản của lao trên X quang như sau: nốt 100%,
thõm nhiễm 100%, hang 89,9%, vôi 14,4%, xơ 30,4%.
Hoàng Văn Huấn (2002) [26], nghiên cứu đặc điểm lõm sàng X quang
phổi chuẩn ở lao thõm nhiễm người lớn nhậm thấy tổn thương trên X quang
chủ yếu là nốt và hang (69,4%-86,8%).
Nguyễn Lam (2002) [30], thấy ở bệnh nhõn lao phổi có hang tổn
thương chủ yếu trên X quang là nốt và thõm nhiễm (90,1%-96%).
Theo Marciniuk và CS (1999): Hình ảnh X quang phổi thường rất có
hiệu quả trong chẩn đoán lao phổi nhất là ở những nơi mà bệnh lao còn phổ
biến và xác suất tìm thấy AFB trong tiêu bản đờm chịu ảnh hưởng rÊt lớn bởi
13
các phát hiện trên X quang. Trong số các bệnh nhân có hình ảnh X quang
phổi có hang hoặc thâm nhiễm rộng, tiêu bản đờm dương tính (98%). Nếu
không có hình ảnh thâm nhiễm, hoặc hình ảnh X quang không cho thấy giai
đoạn hoạt động của bệnh thì tiêu bản đờm có AFB(+) chỉ ở một nửa các
trường hợp [87].
1.4. Xét nghiệm cận lõm sàng khác
1.4.1. Xét nhiệm về máu
1.4.1.1.Hồng cầu
Trong lao hoạt động, thiếu máu hoặc đa hồng cầu đều có thể gặp nhưng
thiếu máu gặp phổ biến hơn; thường là thiếu máu đẳng sắc.
Cùng với thiếu máu là giảm lượng sắt huyết thanh, giảm khả năng kết
hợp của sắt và độ bão hòa transferrin; tăng ferritin huyết thanh, C – reactive
protein và tốc độ máu lắng. Những bất thường này do tái phân bố sắt phản
ứng ở pha cấp tính. Sắt trong kho dự trữ của cơ thể có thể vẫn bình thường
nhưng không có khả năng tái tạo hồng cầu và dư thừa sắt không hem trong
tủy xương [60].
Những nghiên cứu mới đây cho rằng trực khuẩn lao lấy sắt ở môi
trường ngoại bào nơi chúng khư trú để nhân lên và gây bệnh cho vật chủ.Trực
khuẩn lao giải phóng chất có khả năng gắn sắt mạnh gọi là exochelin, chất
này gắn và lấy đi sắt của cơ thể, tham gia vào bệnh sinh của thiếu máu mạn
tính trong lao [73].
Thiếu máu trong các bệnh mãn tính được biết do sự ngăn cản sắt trong
lưới nội mô, làm tăng tiêu thụ sắt gây thiếu sắt trong máu. Sự hoạt hóa lưới
nội mô còn làm tăng phá hủy hồng cầu và giảm đáp ứng tủy xương với
erythropoetin làm rối loạn dòng hồng cầu. Cuối cùng, lactofferin trong bạch
14
cầu hạt giải trong quá trình thực bào gắn với sắt, làm giảm sự vận chuyển sắt
thông qua transferrin gây thiếu máu.
Gần đây người ta nhận thấy sự giảm đáp ứng của của erythropoetin với
tình trạng thiếu máu trong lao không được điều trị và cho rằng TNF-α hoặc
các cytokine giải phóng do hoạt hóa các monocyte đã ức chế sản sinh
erythropoetin [68].
Thiếu máu hông cầu khổng lồ có thể gặp do thiếu folate hoặc B12; Đó
là hậu quả của ăn uống kém hoặc tăng sử dụng folate trong lao hoạt động. Ít
gặp thiếu B12 do giảm hấp thu ở những bệnh nhân bị lao ruột [93].
Tổn thương tủy xương trong lao gây ảnh hưởng tới tất cả cỏc dũng tế
bào. Xơ hóa tủy xương có thể là hậu quả của sự tăng sinh của đại thực bào
nhằm tiêu diệt trực khuẩn lao.Thờm vào đó BK có thể trực tiếp kích thích làm
tăng xơ hóa. Sợ tăng sinh này làm giảm cỏc dũng tế bào và giảm khả năng tạo
huyết của tủy xương [104].
Xơ hóa tủy xương kết hợp với giảm khả năng tạo huyết có thể gặp
trong lao tản mạn, lao phổi phá hủy hang, tổn thương u hạt ở lách, hạch
lympho, gan [56]. thiếu máu do giảm khả năng tạo huyết có đặc điêm là xuất
hiện hồng cầu hình giọt nước, các tế bào có nhân đỏ, các bạch cầu hạt non ở
máu ngoại vi. Giảm sản hoặc bất sản tủy xương có thể là biến chứng của lao
tản mạn. Thiếu máu hoặc giảm cỏc dũng tế bào trong trường hợp này thường
thứ phát do loạn sản tủy và sẽ trở về bình thường sau khi điều trị lao kết quả
tốt. Ngoài cơ chế trên, thiếu máu trong lao còn do thâm nhiễm u hạt, thoái hóa
dạng tinh bột, hoại tử tủy xương, Hoại tử tủy xương không chỉ kềm theo thiếu
máu mà còn kèm theo giảm bạch cầu, tiểu cầu, tăng LDH, tăng phosphatase
kiềm. Hoại tử tủy xương cũng làm tăng chất lưới và hậu quả là xơ hóa tủy
xương [95].
15
Ngoài ra thiếu máu trong lao còn có thể do tan máu tự miễn và rối loạn
chuyển hóa B6 [90], [92].
1.4.1.2 Bạch cầu
Trong lao, bạch cầu hạt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều cơ chế. Tăng
bạch cầu mãn tính gặp ở 45% số bệnh nhân. Trước kia, đại thực bào được coi
là yếu tố bảo vệ chính trong bệnh lao; Những nghiên cứu mới đây cho thấy
bạch cầu đa nhân trung tính cũng có vai trò quan trọng. Đặc biệt, ở một số
bệnh nhân có phản ứng tăng bạch cầu và xuất hiện nhiều bạch cầu non và
bạch cầu trưởng thành trong máu ngoại vi, có thể chẩn đoán nhầm với bệnh
máu ác tính. Phản ứng bạch cầu chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân bị lao rất
nặng [102].
Giảm bạch cầu trung tính có thể gặp trong lao và là hậu quả của nhiều
yếu tố tương tự như các căn nguyên gây thiếu máu: xơ hóa tủy xương, rối
loạn chức năng tủy, tổn thương lách. Một số nghiên cứu cho thấy có sự ức chế
bạch cầu hạt gây ra do hoạt hóa tế bào lympho T trong đáp ứng viêm [93].
Thiếu B12 và folate nặng cũng là nguyên nhân gây giảm bạch cầu trung tính.
Monocyte và đại thực bào có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn
dịch lao. Tăng Monocyte là hậu quả của viêm mãn tính, tăng Monocyte có thể
kèn theo biến đổi hình thể. Monocyte và đại thực bào tham gia vào quá trình
hình thành U hạt.
Hệ thống hạch lympho cũng bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng lao. Tăng và
giảm bạch cầu lympho trong lao đều có thể xảy ra. Tăng bạch cầu lympho
trong máu và trong hệ thống hạch bạch huyết là một đáp ứng miễn dịch bình
thường trong lao, nhưng lao hoạt động có thể gây giảm lympho T thứ phát do
giảm TCD4. TCD4 có thể giảm tạm thời dưới 200/ml, thậm chí ở những bệnh
nhân HIV âm tính [138]. Số lượng lympho B cũng suy giảm. Hiện tượng này
16
chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Cùng với giảm số lượng, ở
bệnh nhân lao chức năng của các tế bào lympho cũng bị suy giảm biểu hiện
bằng giảm tiết IL – 2 và interferon gamma so với ở người khỏe mạnh.
1.4.2. Phản ứng Mantoux
- Phản ứng Mantoux, hiện đang được áp dụng ở hầu hết các nước trên
thế giới.
- Kỹ thuật phản ứng Mantoux:
+ Tiêm trong da 0,1ml tương đương với 5 hay 10 đơn vị tuberculin (tuỳ
loại), vị trí tiêm thường là 1/3 trên mặt trước ngoài cẳng tay.
+ Đọc kết quả sau 72 giờ. Đo đường kính nốt sẩn theo chiều vuông góc
trục cẳng tay (tính bằng mm), không tính kích thước quầng hồng.
Nhận định kết quả:
Đường kính sẩn cục < 5mm: Âm tính
Đường kính sẩn cục từ 5 - 9mm: Nghi ngờ
Đường kính sẩn cục ≥ 10mm: Dương tính
+ Phản ứng Mantoux biểu hiện tình trạng miễn dịch của cơ thể đối với
vi khuẩn lao. Phản ứng dương tính chứng tỏ người đó đã bị nhiễm lao. Đường
kính sẩn cục càng lớn càng chứng tỏ nhiễm lao mạnh. Tuy vậy, phản ứng âm
tính không loại trừ được lao (khi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: Sởi, cóm,
HIV, suy dinh dưỡng ). Cũng có một số trường hợp dương tính giả như
nhiễm Mycobacteria không gây lao, tuy vậy trường hợp này dương tính rất
nhẹ; trong thành phần của tuberculin có những chất khác có thể gây dị ứng,
thường sẽ mất đi sau 48 – 72 giờ, vì vậy cần tuân thủ thời gian đọc test; sau
khi đã được làm phản ứng da với tuberculin thì tiêm lần 2 có thể làm tăng
phản ứng, vì vậy nếu có thử 2 lần thì cần cách nhau Ýt nhất 2 tuần.
17
1.4.3. Xét nghiệm đờm trực tiếp
Lấy 3 mẫu đờm: Mẫu thứ nhất khi người bệnh đến khám. Mẫu thứ 2
lấy vào buổi sáng sớm hôm sau khi bệnh nhân mới ngủ dậy. Mẫu thứ 3 lấy tại
chỗ khi người bệnh mang mẫu thứ 2 đến.
Hướng dẫn cách khạc đờm cho bệnh nhân: là việc hết sức quan trọng.
Khạc đờm đúng sẽ giúp sẽ hạn chế sai số của xét nghiệm: HÝt một hơi thật
sâu, khạc sâu từ trong ngực [13,4].
- Phương pháp nhuộm: Ziehl - Neelsen.
- Ưu điểm: Kỹ thuật đơn giản, cho kết quả nhanh, rẻ tiền.
- Nhược điểm:
Trong 1ml đờm cần phải có từ 5000 vi khuẩn trở lên mới cho kết quả
dương tính.
Chỉ cho biết được hình thể của vi khuẩn mà không cho biết nó còn sống
hay đã chết.
Không cho phép phân biệt được các loại vi khuẩn lao.
- Nhận định kết quả:
Không có AFB trên 100 vi trường: KÕt quả âm tính.
Có từ 1 - 9 AFB trên 100 vi trường: Dương tính, ghi cụ thể số vi khuẩn.
Có 10 - 99 AFB trên 100 vi trường: Dương tính 1 (+).
Có 1 - 10 AFB trên 1 vi trường: Dương tính 2 (+).
Có trên 10 AFB trên 1 vi trường: Dương tính 3 (+).
Kết quả tìm AFB trong đờm phụ thuộc vào kĩ thuật xét nghiệm, số lần
xét nghiệm, thể lao phổi có hang hay không và bệnh nhân đã dùng thuốc
chống lao hay chưa. Nói chung trong tuần lễ đầu, cần soi đờm trực tiếp nhiều
18
lần (6 lần). Phải soi trực tiếp nhiều lần vì có thể tổn thương tiết ra vi khuẩn
cách quãng. Sau khi bệnh nhân dùng thuốc chống lao khoảng một tháng thì
soi đờm trực tiếp thường khó tìm thấy vi khuẩn [12].
Theo nghiên cứu của Mohamed S.Al và CS (1999) trên 428 bệnh nhân
lao phổi AFB đờm dương tính, sau 4 tuần điều trị chỉ còn 205 bệnh nhân
(48%), sau 20 tuần còn 30 bệnh nhân (7%) và sau 36 tuần còn 12 bệnh nhân
(3%) tìm thấy AFB trong đờm qua nhuộm soi trực tiếp. Trong sè 30 bệnh
nhân AFB còn tìm được AFB trong tiêu bản đờm sau 20 tuần, có 23 bệnh
nhân (77%) có kết quả cấy đờm âm tính, 7 bệnh nhân (23%) cấy đờm dương
tính (điều trị 7 trường hợp này đã bị thất bại) [19].
1.5. Chẩn đoán lao phổi AFB (+)
Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chống lao quốc tế và Chương trình chống
lao quốc gia, chẩn đoán xác định lao phổi AFB(+) khi bệnh nhân có 1 trong 3
tiêu chuẩn sau:
+ Tối thiểu có hai tiêu bản đờm AFB(+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
+ Một tiêu bản đờm AFB(+) và có hình ảnh tổn thương nghi lao trên X
quang phổi.
+ Một tiêu bản đờm AFB(+) và nuôi cấy dương tính.
1.6. Chương trình chống lao quốc gia
1.6.1. Mục tiêu cơ bản
Mục tiêu cơ bản của CTCLQG là giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và tỷ
lệ nhiễm lao giảm tối đa nguy cơ phát sinh tình trạng kháng thuốc của vi
khuẩn lao. Cụ thể là điều trị khỏi cho 85% số bệnh nhân lao phổi AFB(+) đã
phát hiện được bằng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát. Phải phát hiện Ýt
19
nhất 70% số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới hàng năm. Triển khai hoá trị
liệu ngắn ngày cã kiểm soát trực tiếp tại 100% huyện, thị, xã, phường.
Giảm tối đa tác động của HIV vào việc lây lan truyền bệnh lao bằng
cách điều trị dứt điểm các bệnh nhân lao HIV dương tính,
1.6.2. Đường lối chiến lược
- Tiêm phòng lao đầy đủ bằng vaccin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1
tuổi, đúng kỹ thuật.
- Phát hiện bằng phương pháp thụ động là chủ yếu, sử dụng kỹ thuật soi
đờm trực tiếp, ưu tiên phát hiện nguồn lây là bệnh nhân lao phổi AFB(+).
- Điều trị bằng phác đồ hoá trị ngắn ngày có kiểm soát thống nhất trong
toàn quốc. Thực hiện DOTS.
- Lồng ghép hoạt đọng chống lao vào hệ thống y tế chung.
1.6.3. Phương hướng giải quyết
- Tăng cường năng lực quản lý chương chình chống lao của cán bộ
chống lao tuyến tỉnh, huyện thông qua đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Phát hiện bệnh nhân lao theo phương pháp thụ động.
- Sử dụng phác đồ điều trị ngắn hạn thống nhất trong toàn quốc.
- Tăng cường công tác giao dục truyền thông trong toàn dân, tưng bước
hiện đại hoá công tác chống lao.
- Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu và thống kê báo cáo, từng bước
hiện đại hoá công tác này trong toàn quốc.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, lượng giá tình hình dịch tễ bệnh
lao, thuốc men, bệnh lao nhiễm HIV/AIDS, tình hình kháng thuốc của vi
khuẩn lao.
20
- Phối hợp hoạt động chống lao quốc gia với các chương trình y tế quốc
gia khác tại tuyến huyện, phường, xã và thôn bản.
- Thực hiện phát hiện thụ động là chủ yếu, nhằm vào các đối tượng ho
khạc kéo dài trên 3 tuần, cho làm xét nghiệm đờm soi trực tiếp 03 mẫu đÓ tìm
vi khuẩn lao. Những trường hợp lao phổi nghi nghờ kháng thuốc có thể cho
cấy BK và làm kháng sinh đồ.
- Năm 1972, hoá trị ngắn ngày (HTNN) được nghiên cứu đầu tiên ở các
nước đông phi bởi Hội đồng ngiên cứu y học Anh. Hiệu quả là rút ngắn được
thời gian điều trị, từ đó đến nay trên thế giới đã đề xuất và áp dụng nhiều phác
đồ hữu hiệu, rất khác nhau về sự kết hợp thuốc, nhịp độ và thời gian. Tuy
nhiên trong quá trình trị liệu mọi việc không rễ dàng như người ta tưởng, vẫn
có một tỷ lệ khá cao bệnh nhân điều trị thất bại.
Hơn trong một thập kỷ ứng dụng HTNN người ta đã tìm ra được
nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại là người bệnh đã điều trị không đúng
như hướng dẫn của thầy thuốc, của chương trình chống lao. Muốn khắc phục
điều này các nghiên cứu đã đi đến kết luận duy nhất là phải sử dụng HTNN
có kiểm soát trực tiếp quá trình chữa bệnh của bệnh nhân. Đó chính là chiến
lược DOTS. Như vậy DOTS là một phương cách điều trị, một phương cách
tham gia được cải tiến với quá trình trị liệu bệnh lao, được hình thành vào
những năm 1980.
DOTS được coi là phát minh quan trọng nhất cho chương trình chống
lao ở các quốc gia. Chiến lược DOTS đạt kết quả hơn bât cứ chiến lược chống
lao nào đã có từ trước tới nay. Chỉ có DOTS mới giảm được tỷ lệ bệnh lao
kháng đa thuốc và mới ngăn chặn được bệnh lao. Khi áp dụng chiến lược
DOTS cứ 10 bệnh nhân lao thì 9 nhười khỏi bệnh hoàn toàn và lâu dài. DOTS
có thể tăng tuổi thọ của bệnh nhân nhiễm HIV bị lao. Để đạt hiệu quả cao,
TCYTTG khuyến cáo áp dụng chiến lược DOTS trong công tác phòng chống
21
lao, đối với bệnh nhân lao phổi mới sử dụng công thức 2SHRZ/6HE. Đối với
bệnh nhân lao tái phát hoặc bệnh lao nghi kháng thuốc dùng công thức tái trị
2SRHZ/HRZE/5H3. Với trẻ em có công thức riêng 2RHZ/4RH.
Để đảm báo sử dụng DOTS có hiệu quả trong chương trình chống lao
ở một nước, yêu cầu phải có 5 thành tố cơ bản sau đây:
- Sự cam kết của nhà nước.
- Tổ chức tốt được công tác phát hiện thụ động bệnh lao bằng xét
nghiệm nhuộm đờm soi trực tiếp, lồng ghép công tác này trong mạng lưới
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Điều trị bệnh lao bằng hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp cho
bệnh nhân lao mới và tái điều trị. Điều trị miễn phí và gần nhà người bệnh.
- Có một hệ thống cung cấp đầy đủ và kịp thời các thuốc chống lao chính.
- Tổ chức một hệ thống theo dõi giám sát công tác phát hiện và kết quả
điều trị dựa trên các mẫu báo cáo chuẩn.
1.7. Các nghiên cứu về chẩn đoán muộn
Hiện tượng chậm trễ trong phát hiện và điều trị bệnh lao xảy ra rất phổ
biến ở nước ta cũng như nhiều nơi trên thế giới (đặc biệt ở những vùng có lưu
hành bệnh lao cao).
1.7.1. Định nghĩa sự chậm trễ [83]
• Tổng thời gian trậm trễ: Được tính từ lúc có triệu chứng lao đầu tiên
đến ngày được bắt đầu điều trị.
• Đơn vị thời gian cơ bản ước tính sự chậm trễ.
Tuỳ từng nghiên cứu, các tác giả sử dụng các đơn vị thời gian cơ bản
khác nhau như ngày, tuần, thỏng… để ước tính sự chậm trễ. Trong nghiên
cứu này chúng tôi sử dụng đơn vị tháng.
22
Trong một số nghiên cứu khác, thuật ngữ về sự chậm trễ và cỏc cỏch
định nghĩa về sự chậm trễ có chút ít thay đổi:
• Chậm trễ khi tới nơi cung cấp dịch vụ y tế đầu tiên: Là khoảng thời
gian từ khi BN có triệu chứng đầu tiên nghi lao cho tới khi bắt đầu
tìm đến các dịch vụ y tế ngoài gia đình [83].
• Chậm trễ do BN: Là khoảng thời gian BN có triệu chứng đầu tiên nghi
lao cho tới khi đến khám bệnh tại bệnh viện hoặc gặp bác sỹ [83].
• Chậm trễ do thầy thuốc: Là khoảng thời gian tính từ lúc đến khám
bệnh tại bệnh viện hoặc gặp bác sỹ cho tới khi được chuẩn đoán lao
[58], [81], [84], [83].
• Chậm trễ do y tế: Là khoảng thời gian được tính từ khi BN lần đầu
tìm đến các dịch vụ y tế ngoài gia đình cho tới khi được chẩn đoán
bệnh lao [107], [110].
• Chậm trễ điều trị: Là khoảng thời gian từ khi được chuẩn đoán mắc
bệnh lao cho tới khi được điều trị [83].
• Tổng thời gian chậm trễ: Là khoảng thời gian được tính từ lúc có
triệu chứng nghi lao đầu tiên đến ngày được chẩn đoán bệnh lao
[61], [80], [107], [110].
Một số nghiên cứu khác lại sử dụng các định nghĩa sau:
• Chậm trễ do BN: Sau 4 tuần BN chưa tìm đến cơ sở y tế kể từ khi
có triệu cứng đầu nghi lao được coi là chậm do BN [39] hoặc coi là
tời gian chậm trễ “khụng cho phộp” [100] hoặc TGCT “kộo dài”
do BN [84].
23
• Chậm trễ do thầy thuốc: Sau 4 tuần BN chưa được điều trị sau lần
khám bệnh đầu được coi là chậm do thầy thuốc [39] hoặc chậm trễ
“kộo dài ” do nơi cung cấp dịch vụ y tế [84].
• Tổng thời gian chậm trễ: Thời gian được ghi nhận từ khi có triệu
chứng đầu tiên đến khi được điều trị trong CTCLQG dài trên 8 tuần
[22] hoặc coi là tổng TGCT “kộo dài” [36].
• Sự chậm trễ nơi điều trị lao: Đây xem như là một phần chậm trễ của
ngời thầy thuốc, từ lúc đi khám lao đầu tiên đến khi được điều trị
lao, nếu dài hơn 7 ngày được coi là chậm [39].
Tuy nhiên trong các nghiên cứu này không thấy giải thích hoặc đưa ra
việc dựa trên cơ sở khoa học nào lại chọn các mốc thời gian như trên!
Các nghiên cứu cho thấy sự chậm trễ thường có liên quan tới một số
yếu tố như tuổi: Bệnh nhõn trờn 55 tuổi thường tìm đến các dịch vụ y tế chậm
hơn so với BN trẻ tuổi [80], [81], [98]; giới: Nữ giới được phát hiện và điều
trị chậm hơn so với nam giới [78], [83], [110] hoặc nam được phát hiện và
điều trị chậm hơn nữ [74], [91]; trình độ văn hoá: BN có trình độ văn hoá cao
tìm đến các dịch vụ y tế sớm hơn BN có văn hoá thấp [98], [107]; tình trạng
kinh tế: Những BN có tình trạng kinh tế thấp kém tìm đến các dịch vụ y tế
muộn hơn [98]; cơ sở y tế đầu BN tìm đến: Những BN lần đầu tìm đến các cơ
sở y tế tư thường có thời gian chạm trễ kéo dài hơn so với BN đến cơ sở y tế
công [84], [100], [107]; nơi cư trú: Những người sống ở vựng sõu vựng xa có
thời gian chậm trễ kéo dài hơn những người sống ở thành thị [78], [98], [107];
ngôn ngữ, tình trạng sống không nhà cửa [98]. Tình trạng chậm trễ còn liên
quan tới những xét nghiệm được thực hiện tại các cơ sở y tế mà bệnh nhân
đến khám: BN không được xét nghiệm đờm và chụp X quang được phát hiện
và điều trị muộn hơn [78], [98], [100], liên quan tới mức độ trầm trọng của
bệnh: Những BN có triệu chứng đầu là ho ra máu thường có thời gian chậm
24
trễ ngắn hơn [80], liên quan tới sự hiểu biết về bệnh lao của bệnh nhân: BN có
hiểu biết về bệnh lao tìm đến các dịch vụ y tế sớm hơn so với BN không có
hiểu biết [107]…
1.7.2. Nghiên cứu chẩn đoán muộn trên thế giới
Từ năm 1982, tại Hàn Quốc, Mori T., Shimao T đã nghiên cứu trên 630
bệnh nhân lao phổi AFB dương tính và âm tính, 1/4 trong số này là BN điều
trị lại. Gần 80% bệnh nhân được chẩn đoán trong vòng 2 tháng đầu (đây là
khoảng thời gian tương đối ngắn). Bởi đối tượng nghiên cứu bao gồm cả BN
đã có tiền sử mắc lao, những bệnh nhân này thường tìm đến cơ sở y tế sớm
khi có bất kỳ triệu chứng nào có liên quan tới bệnh tình của họ trước đó. Tổng
thời gian chậm trễ trung bình trong nghiên cứu này là 2 tháng, trong đó 80%
là chậm trễ do bệnh nhân. [89].
Năm 1993 – 1994, ở Botswana cũng thực hiện nghiên cứu trên 212
trường hợp lao phổi AFB dương tính (bao gồm cả bệnh nhõn mới và điều trị).
Tổng thời gian chậm trễ là 12 tuần. Thời gian chậm trễ ở thầy thuốc kéo dài
hơn so với BN( bệnh nhõn) và có liên quan tới việc BN lần đầu tìm đến khám
tại trạm y tế, thầy thuốc đông y, liên quan tới những BN sống ở những làng
không có bệnh viện, những BN đã lập gia đình hoặc đã từng mắc các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục [100].
Năm 1998, Lawn S.D., Afful B., Acheampong J. W., đã tiến hành
nghiên cứu trên 100 BN lao phổi AFB(+) mới, người lớn tại Kumasi, Ghana,
Tây Phi. Kết quả cho thấy: Tổng số ngày chậm trễ trung bình là 4 tháng, trong
đó 44% BN có tổng số ngày chậm trễ trên 6 tháng. Số ngày chậm trễ này có
liên quan tới những BN sống ở vựng sõu vựng xa. Thời gian chậm trễ do thầy
thuốc lớn gấp 2 lần so với BN và có liên quan tới yếu tố giới, với những bệnh
nhân sống ở vựng sõu vựng xa, tới những BN đến với y tế tư…[78].
25