Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC BIOLAS TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT HEO THỊT GIAI ĐOẠN TỪ 65 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.05 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
SINH HỌC BIOLAS TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN
NĂNG SUẤT HEO THỊT GIAI ĐOẠN TỪ
65 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y 28

Khóa

: 2002 - 2007

Sinh viên thực hiện

: PHẠM THANH AN

- 2007 -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NI – THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
SINH HỌC BIOLAS TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN
NĂNG SUẤT HEO THỊT GIAI ĐOẠN TỪ
65 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

PHẠM THANH AN

- 2007 -


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: PHẠM THANH AN
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Biolas trong
khẩu phần đến năng suất heo thịt giai đoạn từ 65 ngày tuổi đến xuất chuồng”.
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng
dẫn và các ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn
nuôi – Thú y ngày………………
Giáo viên hướng dẫn

Th.S NGUYỄN THỊ KIM LOAN


iii


LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm sâu sắc nhất:
- Con xin chân thành biết ơn ba má, người đã sinh thành và nuôi dạy con khôn
lớn, các anh chị đã thương yêu và giúp đỡ em học tập.
Xin chân thành cảm ơn:
- Các giảng viên Khoa Khoa học, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường.
- Cô NGUYỄN THỊ KIM LOAN là giáo viên hướng dẫn đồng thời cũng là cơ
chủ nhiệm, đã hết lịng hướng dẫn em hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
- Chú PHẠM VĂN BỘ, chủ trại chăn nuôi Hải Hà, công ty cổ phần Đại Trường
Sơn, cơ Hiền, cơ Thảo cùng tồn thể các cô chú, anh chị và các em trong trại Hải Hà
đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập
tại trại.
- Các bạn bè thân yêu lớp Thú y 28 và các bạn khác đã chia sẻ cùng tôi những
vui buồn cũng như hết lịng hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong 5 năm học vừa qua.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2007

PHẠM THANH AN

iv


MỤC LỤC
Trang
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ iii

Lời cảm ơn......................................................................................................................iv
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ ....................................................................................................ix
Danh sách các chữ viết tắt ...............................................................................................x
Tóm tắt luận văn .............................................................................................................xi
PHẦN I. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU......................................................................................2
1.2.1 Mục đích.........................................................................................................2
1.2.2 u cầu...........................................................................................................2
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................3
2.1 ĐẶC ĐIẾM SINH LÝ TIÊU HOÁ HEO THỊT........................................................3
2.2 HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT .........................................................................5
2.2.1 Phân loại.........................................................................................................5
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột.....................................6
2.3 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PROBIOTIC ..................................................................6
2.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM BIOLAS ................................................7
2.4.1 Thành phần của Biolas ...................................................................................7
2.4.2 Vai trò của vi sinh vật trong chế phẩm Biolas ...............................................7
2.4.2.1 Lactobacillus spp ................................................................................7
2.4.2.2 Bacillus spp.........................................................................................8
2.4.2.3 Saccharomyces spp .............................................................................8
2.4.3 Tác dụng của Biolas .......................................................................................9
2.4.4 Đặc tính và cách sử dụng ...............................................................................9
2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG SẢN PHẨM PROBIOTIC TRÊN THỊ
TRƯỜNG.................................................................................................................9

v



2.6 TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HẢI HÀ ..................................................11
2.6.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................11
2.6.2 Nhiệm vụ của trại .........................................................................................11
2.6.3 Cơ cấu tổ chức..............................................................................................11
2.6.4 Công tác giống .............................................................................................12
2.6.5 Chuồng trại...................................................................................................13
2.6.5.1 Khu chuồng nái hậu bị, mang thai, chờ phối ....................................13
2.6.5.2 Khu chuồng nái đẻ ............................................................................13
2.6.5.3 Khu chuồng heo cai sữa....................................................................14
2.6.5.4 Khu chuồng heo sau cai sữa .............................................................14
2.6.5.5 Khu chuồng heo thịt..........................................................................14
2.6.6 Công tác thú y ..............................................................................................14
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................16
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM..........................................................16
3.1.1 Thời gian ......................................................................................................16
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................16
3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ...........................................................................................16
3.2.1 Heo thí nghiệm.............................................................................................16
3.2.2 Thức ăn thí nghiệm ......................................................................................16
3.2.3 Ni dưỡng và chăm sóc..............................................................................18
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ...................................................................................18
3.3.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ...................................................................18
3.3.2 Trọng lượng ở từng giai đoạn ......................................................................19
3.3.2.1 Trọng lượng bình quân .....................................................................19
3.3.2.2 Tăng trọng bình quân........................................................................19
3.3.2.3 Tăng trọng tuyệt đối..........................................................................19
3.3.3 Chỉ số biến chuyển thức ăn ..........................................................................19
3.3.4 Theo dõi tình trạng sức khoẻ của heo ..........................................................20
3.3.4.1 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy....................................................................20

3.3.4.2 Tỉ lệ ngày con bị bệnh khác ..............................................................20

vi


3.3.5 Tính hiệu quả kinh tế....................................................................................20
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................20
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................21
4.1 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI ............................................................21
4.2 TRỌNG LƯỢNG ....................................................................................................23
4.2.1 Trọng lượng bình quân.................................................................................23
4.2.2 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối..............................................25
4.3 CHỈ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN .....................................................................29
4.4 TỈ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY ...........................................................................31
4.5 TỈ LỆ NGÀY CON BỊ CÁC BỆNH KHÁC...........................................................33
4.6 HIỆU QUẢ KINH TẾ .............................................................................................34
4.7 HẠN CHẾ................................................................................................................35
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................37
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................37
5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................38
PHỤ LỤC .....................................................................................................................41

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của heo giai đoạn từ 10 – 50 kg ....................................3
Bảng 2.2. Cơ cấu đàn của trại heo Hải Hà ....................................................................13

Bảng 2.3. Qui trình tiêm phịng bệnh của trại heo Hải Hà ............................................15
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................16
Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Lean Max 1 –
Greenfeed......................................................................................................17
Bảng 3.3. Thành phần thức ăn do trại tự trộn................................................................17
Bảng 3.4. Thành phần hóa học của thức ăn do trại tự trộn............................................18
Bảng 4.1. Bảng theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi .............................................................21
Bảng 4.2. Bảng theo dõi ẩm độ chuồng ni ................................................................22
Bảng 4.3. Nhiệt độ thích hợp trong chuồng ni heo ...................................................23
Bảng 4.4. Trọng lượng bình qn ở từng thời điểm thí nghiệm ...................................23
Bảng 4.5. Tăng trọng bình qn và tăng trọng tuyệt đối...............................................25
Bảng 4.6. Chỉ số chuyển biến thức ăn ...........................................................................29
Bảng 4.7. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................31
Bảng 4.8. Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác....................................................................33
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm................................................35

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng bình quân qua các giai đoạn thí nghiệm ..............................24
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng bình quân ................................................................................26
Biểu đồ 4.3. Tăng trọng tuyệt đối..................................................................................27
Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................31
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác................................................................33

ix



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLBQ

: trọng lượng bình quân

ĐC

: đối chứng

TTBQ

: tăng trọng bình quân

TTTĐ

: tăng trọng tuyệt đối

TĂTT

: thức ăn tiêu thụ

CSCBTĂ

: chỉ số chuyển biến thức ăn

kgTĂ/kgTT

: kg thức ăn/kg tăng trọng

TB


: trung bình

x


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Biolas trong
khẩu phần đến năng suất heo thịt giai đoạn từ 65 ngày tuổi đến xuất chuồng”
được thực hiện tại trại chăn nuôi heo tư nhân Hải Hà, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai từ ngày 29 tháng 01 năm 2007 đến ngày 18 tháng 06 năm 2007.
Tổng số heo thí nghiệm là 194 con được chia làm ba đợt thí nghiệm, mỗi đợt
gồm hai lơ: lơ thí nghiệm và lơ đối chứng. Lơ đối chứng sử dụng thức ăn không bổ
sung chế phẩm sinh học Biolas, lơ thí nghiệm sử dụng thức ăn bổ sung chế phẩm
Biolas với mức sau:
- Dạng nước: bổ sung với tỉ lệ 1:500 bằng cách cho uống trực tiếp.
- Dạng bột: bổ sung với tỉ lệ 1:500 bằng cách trộn đều vào thức ăn.
Kết thúc q trình thí nghiệm chúng tơi có được các kết quả như sau:
- Nhiệt độ cao nhất là 360C, nhiệt độ thấp nhất là 170C. Ẩm độ cao nhất là 83%,
thấp nhất là 42%. Trong suốt q trình thí nghiệm, nhiệt độ chuồng ni trung bình
của các tháng dao động từ 25,080C đến 33,530C. Ẩm độ trung bình dao động từ
51,11% đến 76,26%.
- Trọng lượng bình quân của heo lúc xuất chuồng (191 ngày tuổi) qua 126 ngày
thí nghiệm ở lơ đối chứng là 93,39 kg và lơ thí nghiệm là 97,48 kg.
- Trong suốt q trình thí nghiệm, tăng trọng bình qn của heo ở lơ đối chứng là
74,36 kg/con và lơ thí nghiệm là 78,38 kg/con.
- Trong suốt q trình thí nghiệm, tăng trọng tuyệt đối của heo ở lô đối chứng là
590,12 g/con/ngày và lơ thí nghiệm là 622,07 g/con/ngày.
- Chỉ số chuyển biến thức ăn của lô đối chứng là 2,58 kgTĂ/kgTT và lơ thí
nghiệm là 2,39 kgTĂ/kgTT.

- Tỉ lệ ngày con tiêu chảy trong suốt q trình thí nghiệm của heo ở lơ đối chứng
là 0,81% và lơ thí nghiệm là 0,45%.
- Tỉ lệ ngày con bị các bệnh khác trong suốt q trình thí nghiệm của heo ở lơ đối
chứng là 1,26% và lơ thí nghiệm là 0,81%.
- Về hiệu quả kinh tế, chi phí cho 1 kg tăng trọng của lơ đối chứng và lơ thí
nghiệm lần lượt là 11.895 đồng và 11.680 đồng.

xi


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo ở Việt Nam khơng chỉ là một nghề, đó cịn là truyền thống văn
hóa từ lâu đời của người Việt, mang đậm nét dân gian thể hiện ở hơn 80% heo được
ni ở nơng hộ, chỉ có khoảng 5% heo được ni trong các xí nghiệp quốc doanh,
15% cịn lại tập trung trong các trại tư nhân (Nguyễn Thị Kim Loan, 2006).
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo nước ta đang trên đà phát triển
và có những bước tiến mới. Nếu như vào năm 1995 đàn heo của nước ta chỉ có 16,3
triệu con (Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 1997) thì hiện nay, theo thống kê, đàn
heo nước ta đã có 24 triệu con (Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2006). Chăn nuôi heo là một
trong những ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đáp ứng một lượng lớn nhu
cầu về thịt của xã hội.
Hiện nay, biện pháp chủ yếu để người chăn nuôi kiểm soát dịch bệnh là dùng
kháng sinh: điều trị bằng cách tiêm, cho uống kháng sinh, phòng bệnh bằng cách trộn
kháng sinh vào thức ăn. Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã để lại những
hậu quả lớn: vi khuẩn kháng thuốc, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, việc tìm ra một biện pháp an tồn hơn để
thay thế kháng sinh là một nhu cầu cấp thiết.

Từ thực tiễn trên, một số công ty đã sản xuất nhiều loại chế phẩm sinh học có
bản chất là probiotic bổ sung vào khẩu phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn
của heo, đồng thời hạn chế được tình trạng tồn dư những chất độc hại nhất là kháng
sinh trong sản phẩm. Tuy nhiên, nên sử dụng loại chế phẩm nào, sử dụng cho loại heo
nào và bổ sung ở giai đoạn nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề mà các
nhà chăn nuôi đang quan tâm.
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự đồng ý của Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa,
Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng
với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Loan, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Biolas trong khẩu phần đến
năng suất heo thịt giai đoạn từ 65 ngày tuổi đến xuất chuồng”


2

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Biolas vào khẩu phần heo thịt
giai đoạn 65 ngày tuổi đến xuất chuồng.
So sánh hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm và không bổ sung chế
phẩm vào khẩu phần heo thịt.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu như khả năng tăng trọng, chỉ số tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ
ngày con tiêu chảy…trên heo thịt giai đoạn từ 65 ngày tuổi đến khi xuất chuồng.
Số liệu và các chỉ tiêu phải được theo dõi đầy đủ, chính xác.


3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 ĐẶC ĐIẾM SINH LÝ TIÊU HOÁ HEO THỊT
Sau giai đoạn cai sữa, heo chuyển xuống ni thịt có trọng lượng khoảng 15 –
20 kg. Thời gian nuôi thịt thường khoảng 3,5 – 4 tháng để có thể đạt được trọng lượng
xuất chuồng từ 90 – 100 kg. Đây là mức trọng lượng xuất chuồng hợp lý nhất vì lúc
này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu thế tích
nhiều mỡ, nếu ni kéo dài thêm sẽ khơng có lợi (Võ Văn Ninh, 2001).
Do mới chuyển sang một mơi trường sống khác đồng thời thức ăn có những
thay đổi nên trong giai đoạn đầu lúc mới chuyển xuống heo dễ bị stress, dễ bị tiêu chảy
do bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hồn chỉnh. Do đó, cần phải chú ý chăm sóc heo thật kỹ
trong những tuần đầu mới chuyển heo xuống, phải luôn luôn theo dõi về tình trạng sức
khỏe, về định mức thức ăn, nước uống để tránh xảy ra tình trạng như trên.
Theo tài liệu khuyến nơng (2006) thì những ngày đầu khơng nên tắm heo, nên
cho ăn khoảng ½ nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no. Thời gian đầu sử dụng cùng loại
thức ăn với thức ăn trong giai đoạn cai sữa, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải
thay đổi từ từ.
Nhu cầu dinh dưỡng của heo từ 10 – 50 kg được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của heo giai đoạn từ 10 – 50 kg
Giai đoạn

10 – 25 kg

25 – 50 kg

17

15 – 17

Bột đường (%)

56 – 62


56 – 64

Canxi (%)

1 – 1,60

0,90 – 1,60

0,80 – 1,20

0,70 – 1,20

3–7

3–7

Nhu cầu dinh dưỡng
Protein tiêu hóa (%)

Photpho (%)
Xơ (%)

(Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004)
Trong thời gian ni thịt có thể chia ra làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1:


4


+ Khoảng hai tháng đầu, đây là thời kỳ phát triển khung xương, hệ cơ, hệ
thần kinh. Do đó, heo cần nhiều protein, khoáng chất, sinh tố để phát triển chiều dài và
chiều cao.
+ Thiếu dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này sẽ làm cho khung
xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng kém phát triển, heo trở nên ngắn địn, ít thịt vì
bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Trái lại nếu dư thừa dưỡng chất
sẽ làm tăng chi phí, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng urê, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy
mỡ sớm. Dư khống chất nhất là canxi – photpho sẽ gây hậu quả xấu cho sự hoá cốt,
tạo xương, một số khoáng vi lượng dư thừa sẽ gây độc.
+ Trong giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng khoảng 50 kg.
- Giai đoạn 2:
+ Khoảng hai tháng cuối, đây là thời kỳ heo tích mỡ vào các sớ cơ, các
mô liên kết, heo nở theo chiều ngang, mập ra.
+ Giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1. Nhu cầu
protein, khoáng chất, sinh tố ít hơn giai đoạn đầu. Dư thừa chất trong giai đoạn này chỉ
làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu chất con thú trở nên gầy,
bắp cơ dai, không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt, khơng hấp
dẫn người tiêu dùng (Võ Văn Ninh, 2001).
+ Giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng từ 90 – 100 kg.
Heo thịt thường được nuôi từ 20 – 40 con mỗi ô, nhốt quá nhiều con trong một
ô sẽ làm cho cơng tác quản lý, phịng chữa bệnh cho heo gặp khó khăn, khó phát hiện
những con chớm bệnh.
Chuồng ni heo thịt phải thống mát và có độ dốc thốt nước tốt, tránh ứ đọng
phân và nước tiểu. Nên tắm mát heo vào lúc thời tiết nóng để kích thích heo ăn nhiều,
mau lớn. Có thể cho heo ăn theo bữa hoặc cho ăn tự do với thức ăn khô trong máng ăn.
Ngoài ra, nhu cầu về nước uống là rất cần thiết cho heo con ở mọi giai đoạn.
Nước uống cho heo cần phải sạch sẽ, đầy đủ, không nhiễm khuẩn, không nhiễm độc,
nước không nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Nước uống và nước vệ sinh cho heo phải
luôn được kiểm tra, sát trùng, tránh nhiễm khuẩn, mầm bệnh lây lan; nếu là nước giếng
thì phải lưu ý vào đầu mùa mưa.



5

Vệ sinh chuồng trại và công tác thú y phải luôn được quan tâm đầy đủ, theo dõi
heo trong các ô chuồng thường xuyên, kịp thời phát hiện những heo bệnh để có biện
pháp chữa trị kịp thời, đạt hiệu quả chữa trị cao.
2.2 HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
2.2.1 Phân loại
Trong đường ruột, hệ vi sinh vật được chia làm hai nhóm: nhóm bắt buộc và
nhóm tùy nghi:
- Nhóm bắt buộc là những vi sinh vật có thường xuyên trong đường ruột chúng
giúp cho q trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Phần lớn là những vi sinh vật kỵ khí và
kỵ khí tùy nghi như: Bifidobacterium, Bifidococcus, Lactobacillus, Bacteroides,
Eubacterium…Trong đó, Bifidobacterium và Lactobacillus chuyển đường thành các
axit béo bay hơi.
- Nhóm tùy nghi là nhóm vi sinh vật đi vào đường ruột từ thức ăn, nước uống.
Chúng cư trú tạm thời và được thải ra theo phân. Những vi khuẩn này thường có ở
cuối đường tiêu hóa. Chúng bao gồm các loại cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột như
Proteus, Enterococcus, E.coli gây dung huyết, nấm men, và nhiều giống khác.
Ngoài ra, dựa vào số lượng vi khuẩn trong đường ruột, người ta cịn chia chúng
thành ba nhóm sau:
- Nhóm hệ phổ chính chiếm trên 90% tổng số vi sinh vật đường ruột, phần lớn
là các vi khuẩn kỵ khí như: Bifidobacterium, Lactobacillus, Bacteroides,
Eubacterium…
- Nhóm hệ phổ vệ tinh chiếm dưới 10% gồm phần lớn là vi khuẩn kỵ khí khơng
bắt buộc như: Enterococci, Bacillus…
- Nhóm tùy nghi chiếm khoảng 0,1% bao gồm: nấm men, Clostridium,
Pseudomonas, Proteus, Salmonella...
Sự mất cân bằng giữa hai nhóm bắt buộc và tùy nghi hoặc sự thay đổi tỉ lệ giữa

các hệ phổ vi khuẩn trong đường ruột sẽ đưa đến hiện tượng loạn khuẩn.


6

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột
* Độ pH
Độ pH trong môi trường đường ruột của gia súc, gia cầm có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển và khả năng sinh tổng hợp của vi khuẩn. Ảnh hưởng này có thể xác
định bởi hai nhân tố:
- Sự tác động của ion H+ hoặc ion OH- đến tính chất keo của tế bào, đến hoạt
lực của enzyme.
- Sự tác động gián tiếp của pH môi trường đến tế bào: pH điều chỉnh mức độ
phân li các thành phần của mơi trường. Có những khoảng pH mà ở đó các vi sinh vật
khơng phát triển được hoặc chết dần. Đa số vi khuẩn gây bệnh chịu pH ở trung tính
hoặc hơi kiềm (7 – 7,5), pH tối ưu cho nấm men hoạt động là 4,5 – 5. Đối với vi khuẩn
lên men lactic, khi pH < 4, vi khuẩn sẽ ngưng hoạt động.
* Thức ăn và độ tuổi
Nếu heo con từ 8 – 10 ngày tuổi ăn thức ăn hạt, thức ăn hỗn hợp thì hệ vi sinh
vật vô cùng phong phú, vi khuẩn lactic và Streptococcus chiếm 40%. Sau khi cai sữa,
lượng vi khuẩn G- tăng lên 70 – 80%, còn vi khuẩn lactic giảm 5 – 10%. Tuỳ thuộc
vào thành phần thức ăn, loại thức ăn mà hệ vi sinh vật đường ruột cũng sẽ thay đổi
theo.
Khẩu phần có nhiều chất đạm, bột đường thì tỉ lệ các vi sinh vật lên men các
chất này tăng cao như: Lactococci, Lactobacillus… Khẩu phần nhiều xơ thì vi khuẩn
phân giải cellulose sẽ xuất hiện nhiều.
Ngồi hai yếu tố chính ở trên, cịn các yếu tố khác như nồng độ chất hịa tan,
điện thế oxy hóa khử, sức đề kháng của cơ thể…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ vi
sinh vật đường ruột.
2.3 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PROBIOTIC

Theo Fuller (1989), định nghĩa probiotic như một thức ăn bổ sung vi sinh vật
sống, có tác động có lợi đến động vật chủ thông qua việc cải tiến cân bằng vi sinh vật
đường ruột (Trích dẫn bởi Lã Văn Kính, 1998).
Trợ sinh (probiotic) được dùng để cạnh tranh và kháng các vi khuẩn có hại ở
đường tiêu hóa. Trợ sinh chứa một hay nhiều chủng vi khuẩn như: Lactobacilli,


7

Bifidobacteria, Streptococci, Enterococci, Bacillus spp., nấm men…dùng cho heo.
Những vi khuẩn có lợi này sản xuất hợp chất có tính kháng khuẩn, tiết acid làm giảm
pH đường ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng hoặc nơi bám và kích thích hoạt động
miễn nhiễm. Để vi sinh vật có lợi được thiết lập ở đường tiêu hóa, chất trợ sinh phải
được cung cấp cho heo con càng sớm càng tốt. Ở heo lớn, tác dụng của chất trợ sinh
chỉ xảy ra trong thời gian chúng được cung cấp, do đó trợ sinh phải được cung cấp liên
tục (Trần Thị Dân, 2004).
2.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM BIOLAS
2.4.1 Thành phần của Biolas
Chế phẩm sinh học Biolas có thành phần như sau:
- Dạng nước (Biolas 789V). Trong 1 lít chế phẩm gồm có:
Lactobacillus spp.

1012 CFU

Bacillus spp.

1010 CFU

Saccharomyces spp.


1010 CFU

Vi khuẩn quang dưỡng

108 CFU

- Dạng bột (Biolas 789B). Trong 1 kg chế phẩm dạng bột gồm có:
Lactobacillus acidophillus

1012 CFU

Bacillus subtilis

1010 CFU

Saccharomyces boulardii

1010 CFU

Anpha – Amylase

1.000.000 UI

Protease

10.000 UI

(CFU: đơn vị hình thành khuẩn lạc)
2.4.2 Vai trò của vi sinh vật trong chế phẩm Biolas
2.4.2.1 Lactobacillus spp

Bao gồm: Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus plantarum:
- Lactobacillus acidophilus:
+ Yếm khí tùy nghi, phát triển tốt ở 370C – 400C (cũng có thể phát triển
ở 250C – 450C).
+ Bám chặt vào màng nhầy ruột, ức chế sự bám của các vi sinh vật gây
bệnh, sản xuất các acid hữu cơ như acid lactic, acid acetic, acid benzoic làm giảm pH


8

đường ruột, từ đó tạo mơi trường khơng thuận lợi đối với sự phát triển của vi sinh vật
có hại (Mai Ngọc Phượng, 2003).
+ Sản xuất các enzyme tiêu hóa: amylase, cellulase, lipase, protease.
+ Sản xuất các vitamin: B1, B2, B6, B12.
+ Có khả năng sản xuất kháng sinh như: lactobacillin, acidophilin…
- Lactobacillus plantarum:
+ Yếm khí tùy nghi, thường kết hợp thành chuỗi, nhiệt độ phát triển
thích hợp là 300C, không phát triển ở nhiệt độ < 100C hoặc > 400C.
+ Có khả năng tạo acid lactic khoảng 1,2%.
+ Lên men các loại đường glucose, fructose, maltose, galactose, manose.
Không lên men glycerin và tinh bột.
2.4.2.2 Bacillus spp
Gồm B. subtilis, B. lichenifomis, B. megaterium.
Đây là ba chủng hiếu khí, thích hợp ở nhiệt độ từ 300C – 350C nhưng cũng phát
triển ở 250C – 400C.
Có khả năng sinh bào tử, có bao nhầy, sinh kháng sinh, có khả năng tạo enzyme
amylase, protease, lipase…
Sản sinh các axit hữu cơ: acid lactic, acid acetic làm giảm pH đường ruột.
Sản sinh vitamin nhóm B, cạnh tranh vị trí bám với vi sinh vật gây bệnh….
2.4.2.3 Saccharomyces spp

Gồm S. cerevisae và S. boulardii:
- S. cerevisae:
+ Hiếu khí tùy nghi, sinh sản nhanh và mạnh bằng cách nảy chồi, tạo bào
tử, nhiệt độ thích hợp là 200C – 300C.
+ Có khả năng tạo vitamin nhóm B và beta – glucan.
+ Hấp phụ độc tố và bài thải ra ngồi.
+ Chuyển hóa glucose thành acid pyruvic, là cơ chất cho các vi sinh vật
có lợi hoạt động và sinh sản.
+ Sản xuất acid hữu cơ đưa pH ruột xuống 4 – 5.


9

- S. boulardii: Ngồi những đặc tính giống S. cerevisae cịn có tác dụng đối
kháng, cạnh tranh với các vi sinh vật có hại, kháng độc tố và kích thích hệ miễn dịch
của ruột.
Các chủng vi sinh vật vừa nêu trên khơng những có khả năng cạnh tranh và đối
kháng với các vi khuẩn gây bệnh cho gia súc, gia cầm mà còn sinh ra một số enzyme
thủy phân, cũng như các chất kháng sinh, vitamin có lợi cho vật ni.
Các enzyme anpha – amylase và protease có trong chế phẩm hoạt động phối
hợp với hệ enzyme trong đường tiêu hóa vật ni thủy phân tinh bột, protein và chất
xơ có trong thức ăn, nhờ đó giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của
vật ni, giúp giảm tiêu tốn thức ăn, giảm sử dụng kháng sinh, tăng trọng nhanh, rút
ngắn thời gian nuôi.
2.4.3 Tác dụng của Biolas
Giảm tiêu tốn thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi, tăng trọng nhanh.
Ức chế vi sinh vật gây bệnh, phịng trị các chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy,
tăng cường hệ miễn dịch.
2.4.4 Đặc tính và cách sử dụng
Đặc tính:

- Dạng bột: bột mịn phân tán cao, màu nâu nhạt.
- Dạng nước: dung dịch màu nâu đậm, thơm dịu.
Cách dùng:
- Dạng bột: trộn 1 kg chế phẩm Biolas 789B với 500 kg thức ăn của heo.
- Dạng nước: sử dụng 1 lít chế phẩm Biolas 789V hịa với 500 lít nước sạch cho
heo uống mỗi ngày.
Lưu ý:
- Khơng sử dụng chế phẩm ở nhiệt độ cao hơn 500C.
- Bảo quản nơi khơ ráo, thống mát, tránh ánh sáng.
2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG SẢN PHẨM PROBIOTIC TRÊN
THỊ TRƯỜNG
Việc nghiên cứu và đưa vào cơ thể thú những vi sinh vật có lợi nhằm ổn định
lại hệ vi sinh vật đường ruột, giảm rối loạn tiêu hóa đồng thời kích thích tăng
trọng,…đã được thực hiện từ rất lâu và đạt được kết quả tốt như:


10

- Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy (2003), bước đầu thông báo các kết
quả sử dụng chế phẩm probiotic (Organic Green) trong phòng ngừa tiêu chảy đã làm
giảm tỉ lệ tiêu chảy 1,5 – 3% trên heo con theo mẹ và giảm 1,5 – 5,7% trên heo con cai
sữa, tỉ lệ chết giảm 2 – 6% trên heo con theo mẹ, trên heo cai sữa tỉ lệ chết bằng 0.
- Trần Xuân Quan (2002) đã bổ sung Porzyme 9300 vào khẩu phần heo thịt, kết
quả đã làm giảm 1% tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở lơ thí nghiệm so với đối chứng.
- Nguyễn Thị Minh Chiến (2002), khảo sát ảnh hưởng của các mức probiotic
(0,4.109; 0,8.109; 1,2.109/kg thể trọng) đến bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ cho
thấy tỉ lệ tiêu chảy giảm hơn so với lô đối chứng.
- Nguyễn Thị Hường (2002), khảo sát tác dụng của probiotic trong việc phòng
ngừa bệnh tiêu chảy heo con giai đoạn cai sữa. Kết quả thí nghiệm bổ sung probiotic
với mức 1,2 tỉ CFU/kg thức ăn đã có tác dụng tốt trong việc làm giảm số lượng vi

khuẩn E. coli trong phân, giảm thấp tỉ lệ tiêu chảy, nâng cao tăng trọng, giảm tiêu tốn
thức ăn, từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế.
- Theo Phạm Nguyễn Quỳnh Thư (2006), việc bổ sung chế phẩm sinh học
Biolas vào khẩu phần heo thịt giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg đã mang lại kết quả khá
tốt. Tăng trọng tuyệt đối của heo có bổ sung chế phẩm so với heo không bổ sung chế
phẩm lần lượt là 559,4 g/con/ngày so với 475,6 g/con/ngày; khi bổ sung chế phẩm đã
mang lại hiệu quả kinh tế hơn khi không bổ sung là 13,74%.
- Theo Nguyễn Thị Khánh Hương (2006), việc bổ sung chế phẩm Biolas 789B
và Biolas 789V vào khẩu phần heo con theo mẹ đến 60 ngày tuổi đã đạt được kết quả
khá tốt: tăng trọng tuyệt đối của heo có bổ sung Biolas và khơng bổ sung Biolas lần
lượt là 432,13 g/con/ngày và 393,39 g/con/ngày.
- Nguyễn Khánh Chương (2006), đã thực hiện thí nghiệm bổ sung Biolas 789B
và thảo dược vào khẩu phần heo con cai sữa từ 37 đến 88 ngày tuổi đã cho kết quả như
sau: tăng trọng tuyệt đối của lô đối chứng, lô bổ sung 0,5 kg thảo dược + 0,5 kg
Biolas/1tấn thức ăn và lô bổ sung 1 kg thảo dược + 0,75 kg Biolas/1tấn thức ăn lần
lượt là 496 g/con/ngày, 540 g/con/ngày và 548 g/con/ngày.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dược phẩm được bào chế từ các chủng vi sinh
vật sống hoặc chết hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác như dịch thủy giải, vi
khuẩn nấm men…được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: đông khô, viên nén.


11

Ở nước ngồi, việc phịng trị bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hóa, người ta
đều hướng vào việc phân lập và chọn chủng vi sinh vật phù hợp đưa vào đường tiêu
hóa nhằm khơi phục lại sự hoạt động bình thường của hệ vi sinh vật để góp phần làm
giảm tỉ lệ tiêu chảy, tăng trọng nhanh và chuyển hóa thức ăn tốt.
Tại Pháp, người ta đã sản xuất ra nhiều chế phẩm vi sinh vật như
Saccharomyces cerevisae để điều trị heo con tiêu chảy phân trắng (Ngô Văn Chăm,
2003).

2.6 TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HẢI HÀ
2.6.1 Vị trí địa lý
Trại chăn ni heo Hải Hà có tổng diện tích 3 ha, được thành lập vào năm
2001, là trại chăn nuôi tư nhân nằm trên địa bàn ấp 3, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai.
Trại cách đường tỉnh 767 khoảng 1 km và cách ngã ba Trị An khoảng 10 km,
cách thành phố Biên Hòa 18 km. Trại nằm trong khu vực ít dân cư nên rất thuận lợi
cho việc phát triển chăn nuôi.
2.6.2 Nhiệm vụ của trại
Chủ yếu là sản xuất heo thịt bán ra thị trường.
Trại còn sản xuất heo con một phần để chọn con giống thay đàn, phần cịn lại
dùng để ni thịt.
2.6.3 Cơ cấu tổ chức
Trại có tổng cộng 13 người gồm 1 giám đốc (chủ trại), 2 nhân viên quản lý, cịn
lại mỗi bộ phận có những cơng nhân phụ trách riêng (chăm sóc và phịng trị bệnh cho
heo…) theo sơ đồ tổ chức sau:


12

Chủ trại
(1 người)

Quản lý
(2 người)

Kho cám
(1 người)

Tổ heo

nái bầu
(2 người)

Tổ heo
nái đẻ
(3 người)

Tổ heo
con cai sữa
(1 người)

Tổ heo
sau cai
sữa
(1 người)

Tổ heo
thịt
(2 người)

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức trại heo Hải Hà
2.6.4 Công tác giống
Giống: trại gồm các giống Landrace, Duroc, Yorkshire, Pietrain và các giống
lai giữa các nhóm giống trên.
Nguồn gốc: heo hậu bị được mua từ các trại chăn ni Thanh Bình, Phú Sơn,
CP và một số lấy từ heo nhà đạt tiêu chuẩn.
Đàn heo hậu bị, sinh sản và nọc giống đều được đeo số tai và có phiếu theo dõi
riêng biệt treo ở từng ơ chuồng.
Heo hậu bị được chọn lọc rất nghiêm ngặt từ lúc mới sinh: trọng lượng sơ sinh
phải đạt từ 1,3 kg trở lên, bố mẹ đều phải có thành tích tốt. Số liệu heo của các khu

được theo dõi chặt chẽ và đều phải báo cáo đầy đủ về ban quản lý trại vào cuối mỗi
ngày làm việc.
Cơ cấu đàn (06/2007)
Số lượng heo biến động theo từng ngày. Số liệu thu thập được vào ngày
10/06/2007 được trình bày qua bảng 2.2.


13

Bảng 2.2. Cơ cấu đàn của trại heo Hải Hà
Loại heo
Đực giống

Số lượng (con)

Tỉ lệ (%)

4

0,13

Nái sinh sản

299

10

Hậu bị

81


2,73

Heo con theo mẹ

318

10,72

Heo cai sữa

1.144

38,57

Heo thịt

1.120

37,85

Tổng đàn

2.966

100

2.6.5 Chuồng trại
Trại chăn nuôi heo Hải Hà được xây dựng theo mơ hình V.A.C (Vườn – Ao –
Chuồng), trong đó diện tích ni heo là 6.000 m2.

Mái chuồng ni được lợp theo kiểu nóc đơi, sử dụng tơn lạnh.
Dọc hai bên chuồng có rãnh thoát nước dẫn vào hệ thống xử lý Biogas.
Trại lắp đặt hệ thống cung cấp nước uống bằng núm uống tự động phù hợp với
đặc điểm của từng khu chuồng, theo từng giai đoạn phát triển của heo.
Trại có trang bị hệ thống bạt che hai bên mỗi dãy chuồng, có thể kéo lên xuống
bằng rịng rọc.
Hai bên mỗi dãy chuồng đều có hệ thống quạt làm mát khi trời nóng.
2.6.5.1 Khu chuồng nái hậu bị, mang thai, chờ phối
Gồm hai dãy A, B, có tổng diện tích là 560 m2.
Heo hậu bị và nái khô được nuôi trong chuồng có diện tích 3,15 x 3 m, ni từ
3 – 4 con/ô. Heo chờ phối và nái mang thai được ni theo cá thể có máng ăn, máng
uống riêng biệt, giữa các ô chuồng được ngăn cách bằng song sắt, nền xi măng, diện
tích mỗi ơ là 0,8 x 2,1 m, nền chuồng có độ dốc 3 – 40.
2.6.5.2 Khu chuồng nái đẻ
Khu chuồng nái đẻ có tổng diện tích là 400 m2.
Là kiểu chuồng sàn gồm ba dãy, mỗi dãy có 15 ơ chuồng, diện tích mỗi ơ chuồng
là 1,8 x 2,2 m được chia làm ba ngăn: ngăn ở giữa là sàn xi măng dành cho heo nái đẻ,


14

hai ngăn hai bên dành cho heo con được làm bằng những thanh sắt nhỏ hàn liên kết với
nhau hoặc bằng những tấm nhựa tổng hợp, có lồng úm để sưởi ấm cho heo con.
Heo con nuôi khoảng 21 – 28 ngày tuổi thì chuyển sang khu chuồng cai sữa.
2.6.5.3 Khu chuồng heo cai sữa
Tổng diện tích là 350 m2, gồm 2 dãy: A và B, mỗi dãy được thiết kế theo kiểu
chuồng sàn gồm hai phần đối diện nhau, khoảng cách giữa hai phần là 1,1 m.
Hai ô chuồng liền kề nhau có chung một máng ăn bán tự động, hai núm uống tự
động, ¾ sàn được lót bằng những tấm nhựa giúp heo con tránh bị lạnh bởi sàn bằng
sắt. Diện tích mỗi ơ là 2,5 x 3 m, mỗi ô nuôi 20 con.

Heo được nuôi ở đây đến khoảng 60 ngày tuổi thì chuyển sang dãy chuồng sau
cai sữa.
2.6.5.4 Khu chuồng heo sau cai sữa
Tổng diện tích là 500 m2, gồm 4 dãy: A, B, C, D.
Tổng số ô là 52, cuối mỗi dãy chuồng là ô cách ly heo bệnh, heo còi.
Được thiết kế giống chuồng cai sữa nhưng với diện tích lớn hơn là 4 x 4 m để
phù hợp với sự phát triển của heo, mỗi ô vẫn nuôi 20 con.
Heo được nuôi ở đây đến khoảng 90 ngày tuổi thì chuyển xuống khu chuồng
heo thịt.
2.6.5.5 Khu chuồng heo thịt
Tổng diện tích khoảng 800 m2. Gồm 9 dãy: A, B, C, D, F, H, O, I, K.
Nền chuồng bằng xi măng có độ dốc 3 – 50, mỗi ơ ni 20 con, có máng ăn bán
tự động, vịi uống tự động.
Cứ hai ơ chuồng liền kề thì có chung một máng ăn, vách ngăn giữa các ơ làm
bằng tường xi măng, diện tích mỗi ô chuồng là 5 x 5 m.
2.6.6 Công tác thú y
Trước cổng ra vào trại đều có hố và máy phun thuốc sát trùng các phương tiện
ra vào trại; áo và ủng cho khách tham quan được trang bị đầy đủ.
Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần cho các khu chuồng. Sau mỗi đợt xuất
heo đều xịt chuồng bằng vịi phun nước áp lực cao, qt vơi sát trùng chuồng.
Lịch tiêm phịng của trại được trình bày qua bảng 2.3.


×