Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.86 KB, 51 trang )

Chương 1
NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
Nguồn gốc nhà nước là một trong những vấn đề cơ bản nhất khi nghiên cứu về nhà
nước. Học thuyết Mác- Lênin về nhà nước và pháp luật đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi
nhà nước có từ khi nào và tại sao có nhà nước? Theo học thuyết này, nhà nước là sản
phẩm của những biến đổi trực tiếp ngay trong lịng xã hội cơng xã nguyên thủy (Cộng
sản nguyên thủy).
1.1. Xã hội công xã ngun thủy

Cơng xã ngun thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử xã hội loài
người, một xã hội không biết đến giai cấp, đến nhà nước và pháp luật.
Về kinh tế, xã hội công xã nguyên thủy có hai hoạt động kinh tế chủ yếu đó là săn bắt
và hái lượm. Trong xã hội cũng có sự phân cơng lao động nhưng đó là phân cơng lao
động tự nhiên theo giới tính và độ tuổi. Ví dụ nam giới phụ trách cơng việc săn bắt trong
khi phụ nữ thì hái lượm, người già và trẻ nhỏ làm những cơng việc nhẹ khác. Vì cơng cụ
lao động cịn rất thơ sơ nên hoạt động kinh tế của con người trong xã hội này phụ thuộc
gần như hoàn toàn vào thiên nhiên, sản phẩm lao động mà xã hội có được từ thiếu cho
đến đủ, khơng có dư thừa. Thêm vào đó, con người lúc bấy giờ vẫn cịn kém và thể lực
cũng như trí tuệ nên họ chưa có khả năng lao động độc lập. Tất cả những điều này quyết
định chế độ kinh tế của xã hội công xã nguyên thủy là chế độ sở hữu chung (công hữu)
về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động làm ra.
Về xã hội, tế bào của xã hội này là thị tộc, một tổ chức của những người có cùng
huyết thống, cùng sinh sống trên một địa bàn lãnh thổ nhất định, cùng lao động và cùng
hưởng thụ sản phẩm lao động làm ra. Thị tộc thời kỳ đầu được tổ chức theo chế độ mẫu
hệ do ảnh hưởng của chế độ hôn nhân quần hôn và địa vị chủ đạo của người phụ nữ
trong việc đem lại nhiều sản phẩm lao động hơn trong sinh hoạt hằng ngày của thị tộc.
Qua quá trình phát triển kinh tế xã hội, quan hệ hôn nhân thay đổi cũng như việc con
người giảm dần sự phụ thuộc của họ vào thiên nhiên nên nam giới, những người khỏe
mạnh hơn lúc bấy giờ giữ vai trò chủ đạo trong đời sống thị tộc, thị tộc chuyển sang chế


độ phụ hệ. Như vậy, tế bào của xã hội này không phải là gia đình mà là thị tộc, và đây là
xã hội khơng có giai cấp (kẻ giàu người nghèo) do chưa có chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất và sản phẩm lao động làm ra.
1


Về quyền lực xã hội, cơ quan có quyền lực cao nhất của thị tộc là Hội đồng thị tộc.
Hội đồng thị tộc được hợp thành từ tất cả các thành viên trưởng thành để thảo luận tập
thể và quyết đinh theo đa số những vấn đề chung của thị tộc như tuyên chiến, đình chiến,
di cư. Quyền lực của thị tộc được đảm bảo thực hiện một cách nghiêm chỉnh tuy không
phải bằng cưỡng chế nhà nước bởi quân đội, cảnh sát, nhà tù mà bằng uy tín của người
đứng đầu thị tộc, bằng sức mạnh đàn áp của số đơng đối với số ít, của dư luận xã hội.
Hội đồng thị tộc bầu ra hai người đứng đầu gọi là Tộc trưởng (Tù trưởng) và Thủ lĩnh
quân sự từ trong số những người có tuổi, có uy tín, có sức khỏe và kinh nghiệm sống.
Cơng việc chính của tù trưởng là phân công lao động, phân phối sản phẩm lao động, tổ
chức lễ nghi tôn giáo trong khi đó thủ lĩnh qn sự đảm nhiệm các cơng việc liên quan
đến phòng thủ lãnh thổ hoặc chiến tranh xâm lược thị tộc khác. Cách thức tổ chức quyền
lực của bào tộc và bộ lạc cũng tương tự như ở thị tộc. Bào tộc, bộ lạc cũng có hội đồng
riêng của mình, tuy nhiên mức độ tập trung quyền lực của hội đồng bào tộc và bộ lạc cao
hơn. Thành viên của hội đồng bào tộc và bộ lạc chỉ bao gồm các tù trưởng và thủ lĩnh
quân sự của các thị tộc hoặc bào tộc. Tuy vậy, quyền lực vẫn mang tính xã hội, phục vụ
cho lợi ích chung của tồn xã hội và chưa có tính giai cấp.
Lưu ý: tế bào, bộ phận cấu thành nhỏ nhất của xã hội công xã nguyên thủy không
phải là bầy người nguyên thủy có nghĩa là con người trong xã hội cơng xã ngun thủy
khơng cịn sống theo bầy đàn mà là sống theo thị tộc. Bầy người nguyên thủy chưa phải
là xã hội, xã hội đầu tiên là CXNT qua 1 thời gian dài hang nghìn năm sống theo bầy
đàn, ở hang động, ăn thịt sống (ăn long, ở lỗ) con người mới bước vào hình thái kinh tếxã hội đầu tiên, chưa có nhà nước- Xã hội cơng xã (cộng sản nguyên thủy).
1.2.

Sự tan rã của xã hội công xã nguyên thủy và nhà nước ra đời


Chế độ công xã nguyên thủy tan rã là do lực lượng sản xuất phát triển, kinh tế
phát triển, xã hội có sự phân công lao động xã hội, xuất hiện của cải dư thừa, xuất hiện
chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp, đối kháng giai cấp đến mức không thể điều hịa
được nữa và nhà nước ra đời.1 Có th nói chế độ cơng xã ngun thủy tan rã sau ba lần
phân công lao động chủ yếu trong xã hội và nhà nước ra đời.
1.2.1. Lần phân công lao động thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt (nông nghiệp

xuất hiện)
Nguyên nhân của lần phân công lao động này là sự xuất hiện của công cụ lao
động bằng kim loại thay cho cơng cụ bằng đá. Từ đó, con người không chỉ giảm dần sự
phụ thuộc của họ vào thiên nhiên mà ngược lại, họ biết tác động vào thiên nhiên tạo ra
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, ‘Giáo trình lý luận nhà nhà nước và pháp luật’, Nxb. Công an nhân dân, 2009, trang
35- 42.

2


ngày càng nhiều sản phẩm dư thừa cho xã hội. Bắt đầu từ hoạt động trồng trọt con người
đã biết dùng sản phẩm dư thừa có được từ trồng trọt để thuần dưỡng những con thú săn
bắt được trở thành các đàn gia súc. Trồng trọt phát triển kéo theo chăn nuôi phát triển, và
chăn nuôi đã trở thành một ngành nghề độc lập tách biệt ra khỏi trồng trọt. Điều này có
nghĩa là có những người, nhóm người hoặc thậm chí thị tộc chỉ chuyên làm nghề trồng
trọt và những người khác, thị tộc khác chỉ chuyên làm nghề chăn ni. Một khi xã hội đã
có của cải dư thừa, nảy sinh nhu cầu chiếm đoạt sản phẩm ấy làm của riêng, đặc biệt là
từ những người có địa vị cao trong xã hội như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự. Mặt khác, con
người đã có khả năng lao động độc lập tạo ra sản phẩm riêng.
Như vậy, sau lần phân công lao động thứ nhất tư hữu đã xuất hiện, xã hội đã có
kẻ giàu, người nghèo. Thêm vào đó, tư hữu đã làm thay đổi quan hệ hôn nhân từ quần
hôn sang hôn nhân một vợ, một chồng và các gia đình riêng lẻ đã ra đời phá vỡ dần các

yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại của thị tộc. Mỗi gia đình có cơng cụ sản xuất, tư liệu lao
động riêng và được truyền cho con cháu họ sau này để củng cố thêm chế độ tư hữu.
Cũng sau lần phân công lao động này con người đã nhận thấy tầm quan trọng của giá trị
sức lao động. Vì vậy, những tù binh chiến tranh không bị giết chết như trước nữa mà
được giữ lại để sử dụng sức lao động của họ trong trồng trọt hoặc trông giữ các đàn gia
súc. Đến đây, mâu thuẫn giai cấp đã xuất hiện.
1.2.2. Lần phân công lao động thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp (thủ

công nghiệp xuất hiện)
Nguyên nhân của lần phân công lao động này phát sinh từ nhu cầu tất yếu của con
người. Khi con người khơng cịn thiếu thốn như trước nữa mà có được của cải dư thừa,
họ có nhu cầu về tinh thần cũng như nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung.
Nhu cầu ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn đã làm xuất hiện một số ngành nghề thủ công nghiệp
như dệt vải, làm đồ gốm, đồ trang sức, làm rượu vang hay dầu thực vật... 2 Bên cạnh đó,
nhu cầu khai khẩn đất hoang để mở rộng diện tích đất canh tác đã làm ra đời các xưởng
đúc đồng, đúc sắt. Kết quả là, có những cá nhân, hộ gia đình chuyên làm các ngành nghề
thủ công nghiệp mà không tham gia vào trồng trọt hay chăn nuôi.
Sau lần phân công lao động này, tầm quan trọng của sức lao động được đánh giá cao
hơn. Do đó, các thị tộc và bộ lạc chủ động tạo ra các cuộc chiến tranh để thu ngày càng
nhiều tù binh chiến tranh, để bóc lột họ cả ngày lẫn đêm, cả ngoài đồng (trồng trọt, gieo
cấy, chăn giữ các đàn gia súc) và trong các xưởng thủ công nghiệp. Qua lần phân công
lao động này, tù binh chiến tranh tăng về số lượng cũng như chất lượng, phân hóa giàu
nghèo và mâu thuẫn giai cấp được nâng lên một bước căng thẳng mới.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, ‘Giáo trình lý luận nhà nhà nước và pháp luật’, Nxb. Công an nhân dân, 2009, trang 37.

3


1.2.3. Lần phân công lao động thứ ba: Thương nghiệp ra đời


Khi xã hội đã có sự chun mơn hóa nhất định, xuất hiện một nhu cầu tất yếu đó là
trao đổi sản phẩm, từ đó hàng hóa đã ra đời. Xuất hiện cùng lúc với nền sản xuất hàng
hóa là sự ra đời của ngành thương nghiệp, tạo ra một giai cấp mới, thương nhân, giai cấp
này không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất mà chỉ làm công việc trao đổi sản
phẩm.
Kết quả của lần phân công lao động thứ ba là đồng tiền xuất hiện, kéo theo các hoạt
động cho vay nặng lãi, cầm cố thế chấp tài sản, chuyển nhượng đất đai. Tất cả các hoạt
động này đã đẩy nhanh sự bần cùng hóa trong xã hội, tạo ra hai thái cực cơ bản của xã
hội đó là người giàu và kẻ nghèo. Người giàu bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,
những người đã chiếm đoạt tài sản dư thừa của thị tộc, con cháu của họ, những thương
nhân, nông dân thành đạt... Trong khi đó, người nghèo bao gồm tù binh chiến tranh trở
thành nô lệ, nông dân bị chiếm đoạt tài sản, thương nhân thua lỗ phá sản... Đứng trước
sự thay đổi này, để bảo vệ địa vị cũng như tài sản đang có, giai cấp giàu đã lập ra một tổ
chức gọi là nhà nước để thống trị, đàn áp các giai cấp khác. ( kẻ nào nắm quyền lực về
kinh tế sẽ nắm quyền lực về chính trị). Vì vậy, nhà nước ra đời nhằm mục đích bảo vệ
lợi ích của giai cấp cầm quyền, là sản phẩm của quá trình đấu tranh giai cấp, khi cuộc
đấu tranh này đến lúc khơng thể giãn hịa.
Mặt khác, đấu tranh giai cấp không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự ra đời
của nhà nước. Góp phần vào sự ra đời của nhà nước cịn có ngun nhân khác nữa
khơng kém phần quan trọng đó là nhu cầu quản lý một xã hội đã thay đổi theo hướng
phức tạp hơn, với nhiều quan hệ mới đa dạng hơn. Cụ thể, qua ba lần phân công lao
động những yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại của thị tộc đã bị phá vỡ. Những người cùng
huyết thống khơng cịn sinh sống trên địa bàn nhất định mà họ đã di chuyển chỗ ở do sự
chi phối của ngành nghề, hay thông qua các hoạt động khai khẩn đất hoang, mua bán đất
đai. Hơn nữa, con người đã có khả năng lao động độc lập khơng cịn làm chung ăn
chung. Đứng trước sự tan rã của thị tộc, đòi hỏi phải có tổ chức khác thay thế thị tộc
quản lý xã hội, tổ chức đó là nhà nước.
Để giải thích sự ra đời của nhà nước ngồi học thuyết Mác-Lênin cịn các học thuyết
khác với nội dung được tóm lược như sau:
-


Thuyết thần học

4


Đây là học thuyết cổ điển nhất giải thích về sự ra đời của nhà nước. Những nhà tư
tưởng theo học thuyết này cho rằng: mọi sự vật và hiện tượng trên trái đất đều do
Thượng đế sáng tạo và sắp đặt không ngoại trừ nhà nước.3
-

Thuyết gia trưởng

Những nhà tư tưởng theo Thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước là kết quả từ sự phát
triển của gia đình, nhà nước như là một “gia đình” lớn được hợp thành từ nhiều gia đình
trong xã hội, là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người. Như thế, nhà nước
tồn tại trong mọi xã hội. Về quyền lực, quyền lực trong gia đình thuộc về người đàn ơng
đứng đầu gọi là gia trưởng. Tương tự như vậy, ở quy mô nhà nước, quyền lực nhà nước
thuộc về ông vua, người đứng đầu nhà nước. Quyền lực của nhà vua, về bản chất cũng
giống như quyền lực của người gia trưởng đối với các thành viên trong gia đình.4
-

Thuyết khế ước xã hội

Vào thế kỉ XIV đến thế kỉ XVIII, nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của nhà
nước phong kiến, đa số các học giả tư sản đều cho rằng nhà nước là sản phẩm của một
hợp đồng, được ký kết giữa những người sống trong trạng thái tự nhiên, chưa có nhà
nước.5 Trong trường hợp nhà nước khơng bảo vệ được lợi ích chính đáng của các tầng
lớp nhân dân, thì hợp đồng coi như bị vi phạm. Khi đó, nhân dân có quyền đứng lên làm
một cuộc cách mạng, lật đổ nhà nước hiện tại để ký kết một hợp đồng mới làm cơ sở cho

việc thiết lập một nhà nước mới.
-

Thuyết bạo lực

Thuyết bạo lực cho rằng nhà nước là sản phẩm của các cuộc chiến tranh. Trong quá
trình lao động sinh sống, các thị tộc, bộ lạc xâm chiếm lẫn nhau để giành lấy đất đai,
chiến lợi phẩm... Kết quả của mỗi cuộc chiến tranh là có kẻ thắng, người bại và thị tộc,
bộ lạc thắng trận đã lập ra một bộ máy để cai trị, trấn áp thị tộc, bộ lạc bại trận. Bộ máy
đó chính là nhà nước.6
-

Thuyết tâm lý

Thuyết này cho rằng, trong thời kỳ công xã nguyên thủy, con người hầu như còn yếu
về thể lực cũng như còn kém về trí tuệ. Do đó họ ln có tâm lý sợ hãi trước tai họa của
thiên nhiên như bão, lũ và thú dữ. Với nhu cầu rất lớn về mặt tâm lý để được bảo vệ, con
3Trường Đại học Luật Hà Nội, ‘Giáo trình lý luận nhà nhà nước và pháp luật’, Nxb. Công an nhân dân, 2009, trang 27.
4 Trường Đại học Luật Hà Nội, ‘Giáo trình lý luận nhà nhà nước và pháp luật’, Nxb. Công an nhân dân, 2009, trang 27.
5 TS. Nguyễn Thị Hồi, ‘Một số quan điểm về nguồn gốc nhà nước’ < xem ngày 25/11/2001.
6Trường Đại học Luật Hà Nội, ‘Giáo trình lý luận nhà nhà nước và pháp luật’, Nxb. Công an nhân dân, 2009, trang 29.

5


người trong xã hội này đã ủng hộ, tôn sùng người được cho là có sứ mệnh lãnh đạo xã
hội làm vua. Vì vậy, tổ chức nhà nước ra đời đứng đầu là nhà vua để che chở, bảo vệ cho
cộng đồng.7
Mặc dù được hình thành trong những khoảng thời gian khác nhau, các học thuyết
trên nhìn chung chưa lý giải một cách thuyết phục về sự ra đời của nhà nước, đặc biệt

chưa phản ánh được bản chất giai cấp của nhà nước.

2. Nguồn gốc pháp luật
Khi đặt vấn đề nhà nước và pháp luật, bộ phận nào xuất hiện trước, câu trả lời nhận
được đa phần theo xu hướng là nhà nước xuất hiện trước pháp luật vì Nhà nước là chủ
thể tạo ra hay ban hành pháp luật. Tuy nhiên, những người theo quan điểm nhà nước có
trước pháp luật lại qn rằng pháp luật là cơng cụ được dùng để lập ra nhà nước, một cơ
quan nhà nước bất kỳ hay nguyên cả bộ máy nhà nước. Nếu nhìn nhận ở phương diện
này thì pháp luật xuất hiện trước nhà nước. Tuy nhiên, trên cơ sở học thuyết của Mác
Lênin về sự ra đời của nhà nước và pháp luật thì nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng
xuất hiện đồng thời, cùng tồn tại song song, gắn bó mật thiết với nhau vì những nguyên
nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.
Nhà nước ra đời sau ba lần pan cơng lao động, xã hội có tư hữu, có mâu thuẫn giai cấp
gay gắt thì cùng lúc đó pháp luật cũng ra đời. Lý do để cho rằng NN và pháp luật xuất
hiện đồng thời vì nhà nước phải được hiểu là cả một bộ máy NN còn pháp luật phải
được hiểu bao gồm cả hệ thống các quy phạm pháp luật. Do đó khơng thể cho rằng
thành lập ra toàn bộ bộ máy nhà nước hoàn thiện, đánh dấu mốc cho sự hoàn thành NN
rồi sau đó mới bắt tay vào xây dựng pháp luật hay ngược lại. Sự hình thành NN và PL
do đó là cả 1 q trình, khơng phải 1 ngày, 1 buổi, có sự đan xen, hỗ trợ qua lại lẫn nhau,
chính quy định này của pháp luật lập ra một cơ quan NN, cơ quan đó lại ban hành quy
định để lập ra cơ quan khác và các cơ quan nhà nước lại tiếp tục ban hành các quy định
pháp luật. Nhà nước hình thành mà khơng có pháp luật xuất hiện đồng thời ở bên cạnh
để bảo vệ NN thì NN đó sẽ bị lật đỗ bởi một thế lực khác hay 1 giai cấp khác.
Trong xã hội công xã nguyên thủy chưa có nhà nước nên chưa có pháp luật. Thị tộc
quản lý xã hội một cách trật tự bằng các quy phạm xã hội thuần túy như đạo đức, tập
quán, tôn giáo... Những quy phạm đạo đức, tập quán được cả cộng đồng xây dựng nên,
phù hợp với ý chí chung của cả cộng đồng nên được hầu hết mọi thành viên tự giác tuân
7 TS. Phan Trung Hiền, ‘Lý luận về nhà nước và pháp luận, quyển 1’, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, 2011 trang 15.

6



theo. Đặc biệt, khi kinh tế chưa phát triển con người cịn kém về thể lực, trí tuệ các tín
điều tôn giáo điều chỉnh hành vi của họ một cách hữu hiệu. Họ không dám phá vỡ các
quy tắc xử sự này vì tin vào sự chi phối của các lực lượng siêu nhiên đối với đời sống
của họ. Tuy nhiên, trải qua ba lần phân công lao động, bản chất kinh tế xã hội đã thay
đổi, từ một xã hội kém phát triển, khơng có giai cấp trở thành xã hội phát triển và có giai
cấp. Lợi ích của mọi người trong xã hội khơng cịn thống nhất như trước nữa, thậm chí
mâu thuẫn với nhau. Đứng trước thực tế này, các quy phạm xã hội như đạo đức, tập
qn, tơn giáo đã trở nên bất lực, khơng cịn được mọi người tự giác chấp hành vì con
người lúc bấy giờ ln có xu hướng tư lợi cho mình chứ khơng vì lợi ích chung của cộng
đồng như trước đây. Đặc biệt, trong quá trình đấu tranh giai cấp, thì giai cấp giàu có
cũng khơng muốn duy trì các quy phạm xã hội sẵn có này vì nó khơng đem lại lợi ích
cho giai cấp này nhiều nhất thay vào đó là nó vì lợi ích của tồn XH. Vì vậy, giai cấp
giàu có đã tìm cách đặt ra các quy tắc xử sự mới, pháp luật nhằm mang đến lợi ích riêng
cho giai cấp của mình nhiều nhất.
Thêm vào đó, với bản chất lạc hậu, tập qn khơng đủ sức điều chỉnh các quan hệ xã
hội mới xuất hiện như cho vay, cho mượn, cầm cố, mua bán. Vì vậy, với nhu cầu giữ sự
ổn định, trật tự của xã hội, địi hỏi phải có một quy phạm xã hội khác đủ sức điều chỉnh
hành vi của con người khi xã hội đã thay đổi. Quy phạm xã hội đặc biệt đó chính là pháp
luật.
Như vậy, sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp tới mức khơng thể điều hồ
được dẫn tới sự ra đời của Nhà nước, cùng lúc với sự ra đời của Nhà nước là sự ra đời
một loại quy tắc của Nhà nước, đó là pháp luật. Pháp luật được hình thành thơng qua hai
phương thức chính sau đây:
Thứ nhất, giai cấp thống trị trong xã hội thừa nhận những quy phạm xã hội sẵn có
trong xã hội (tập quán, đạo đức, tơn giáo) có lợi cho giai cấp mình hoặc thay đổi chúng
theo hướng có lợi cho giai cấp mình và dùng quyền lực của nhà nước để đảm bảo cho nó
được thực hiện.
Thứ hai, giai cấp cầm quyền đã đặt ra những quy tắc xử sự mới để điều chỉnh hành vi

của con người và đảm bảo cho những quy tắc xử sự này được thực hiện bằng bộ máy
cưỡng chế nhà nước.
Như vậy nhà nước và pháp luật ra đời khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất
định, có tư hữu có đấu tranh giai cấp căng thẳng. Nhà nước và pháp luật ra đời cùng một
lúc, có cùng ngun nhân và vì vậy có cùng bản chất.

7


Câu hỏi

1. Theo học thuyết Mác- Lênin, yếu tố kinh tế, xã hội nào mang tính quyết định sự ra đời
của nhà nước?

2. Hãy trình bày nguyên nhân và kết quả của mỗi lần phân công lao động xã hội trong xã
hội cơng xã ngun thủy.

3. Tại sao nói “nhà nước khơng thể tồn tại nếu khơng có pháp luật” và ngược lại “pháp
luật cũng không thể phát huy được hiệu quả của mình nếu khơng có nhà nước”?

4. Trong xã hội công xã nguyên thủy, thị tộc quản lý xã hội bằng cách nào?
5. Hãy kể tên những quy phạm xã hội được dùng để điều chỉnh hành vi của con người
trong xã hội công xã nguyên thủy. Tại sao các quy phạm này điều chỉnh hành vi của con
người trong thời kỳ công xã nguyên thủy một cách hiệu quả?

6. Các nhận định sau đây đúng hay sai và hãy giải thích tại sao?
a. Nhà nước ra đời trước pháp luật.
b. Nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật chính là sự ra đời của nhà nước
c. Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước là sự ra đời của pháp luật
d. Nhà nước là sản phẩm có điều kiện của xã hội.

e. Nhà nước ra đời một cách khách quan.
f. Công xã nguyên thủy là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người.
g. Thời kỳ đầu, xã hội cơng xã ngun thủy hồn tồn khơng có sự phân cơng lao động.

Chương 2
BẢN CHẤT, HÌNH THỨC, CHỨC NĂNG VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC

1. Bản chất của nhà nước
Bản chất nhà nước là thuộc tính bên trong gắn liền với nhà nước. Nhà nước xuất hiện từ 2
nguyên nhân chính, đó là mâu thuẫn (đấu tranh) giai cấp và nhu cầu quản lý xã hội. Do đó,
nhà nước ln có hai thuộc tính, đó là tính giai cấp và tính xã hội. Cụ thể, do đấu tranh giai
cấp mà NN ra đời, vậy ngay từ khi ra đời nhà nước phải mang tính giai cấp, là cơng cụ bảo
8


vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị. Vì nhu cầu quản lý một xã hội đã thay đổi về
bản chất nên nhà nước ra đời để quản lý, giữ gìn xã hội trật tự ổn định và vì vậy nhà nước
mang tính xã hội.

1.1. Tính giai cấp
Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế nằm trong tay giai cấp cầm quyền. Trong xã hội có giai
cấp, giai cấp hoặc liên minh các giai cấp cầm quyền tổ chức ra bộ máy đặc biệt này để duy
trì sự thống trị đối với xã hội, buộc các lực lượng xã hội khác phục tùng ý chí của mình, để
đem lại lợi ích trước hết cho giai cấp mình. Khi đề cập đến tính giai cấp của nhà nước, một
câu hỏi cần phải được trả lời là: Nhà nước của giai cấp nào, do giai cấp nào lập ra và phục
vụ trước hết cho lợi ích của giai cấp nào?
Như vậy, xét về mặt bản chất, thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được hợp
pháp hóa thành ý chí nhà nước. Cũng thơng qua nhà nước, giai cấp hoặc liên minh giai cấp
cầm quyền thực hiện sự thống trị xã hội trên các mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Quyền lực được hiểu là sức mạnh mà người khác phải nghe theo. Trong một nhà nước, giai

cấp nắm quyền lực về kinh tế sẽ nắm được nhà nước và từ đó nắm trong tay quyền lực chính
trị. Như đã trình bày, khi xã hội phân chia thành 2 thái cực rõ nét bên giàu và bên nghèo thì
giai cấp giàu có đã lập ra nhà nước để bảo vệ địa vị, tài sản hiện có, cũng chính giai cấp
giàu mới có đủ điều kiện kinh tế để xây dựng bộ máy cưỡng chế nhà nước, bao gồm nhà tù,
cảnh sát.
Một loại quyền lực khác mà giai cấp cầm quyền phải nắm giữ được để duy trì và bỗ trợ
quyền lực về kinh tế, chính trị đó chính là quyền lực về tư tưởng. Có tiềm lực về kinh tế,
nắm giữ bộ máy nhà nước giai cấp cầm quyền sẽ tìm cách tuyên truyền phổ biến tư tưởng
có lợi cho giai cấp mình( chính thống), đồng thời tìm cách hạn chế những tư tưởng khác bất
lợi cho họ.

1.2. Tính xã hội
Ngồi tính giai cấp, nhà nước cịn có tính xã hội. Với tư cách là tổ chức công quyền, đại
diện cho xã hội, trong khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà nước bên cạnh
phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị cịn tính đến lợi ích của tồn xã hội. Nhà nước phải
giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo đảm duy trì các giá trị xã hội đã đạt
được, duy trì xã hội trật tự, ổn định để phát triển, bảo đảm lợi ích tối thiểu của các giai cấp
đối lập.
Tính giai cấp và tính xã hội luôn đi liền với nhau trong bản chất của nhà nước. Hai thuộc
tính này khơng mâu thuẫn hay đối lập nhau mà ngược lại bổ sung cho nhau. Khơng có nhà
nước nào chỉ có tính giai cấp mà khơng có tính xã hội và ngược lại. Mối quan hệ giữa tính
9


giai cấp và tính xã hội xuất phát từ mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng.
Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, tồn tại trên nền tảng cơ sở hạ tầng là xã
hội, vì vậy nhà nước phải có chính sách giữ cho xã hội trật tự, ổn định tạo một cơ sở hạ tầng
vững chắc, bền vững thì nhà nước mới duy trì lâu dài, tránh sự sụp đổ. Thêm vào đó, trong
những điều kiện chừng mực nhất định, tính giai cấp và tính xã hội trùng khít lên nhau. Điển
hình, việc tập trung xây dựng quân đội bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ hay các hoạt động phịng

chống dịch bệnh, thiên tai hoặc khai hoang mở rộng lãnh thổ vừa thực hiện tính giai cấp
cũng vừa thực hiện tính xã hội của nhà nước.
Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền
lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng
quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp cầm
quyền.

1.3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội
So với các tổ chức thị tộc trong xã hội cơng xã ngun thủy khơng có giai cấp và các tổ
chức khác trong xã hội có giai cấp ngày nay, nhà nước có những đặc điểm đặc trưng riêng
biệt sau đây:

1.3.1. Nhà nước với thị tộc
Khác với tổ chức thị tộc, nhà nước tổ chức dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ chứ
khơng theo huyết thống. Nhà nước là một tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt, tách ra
khỏi xã hội, nằm trong tay giai cấp thống trị để duy trì địa vị của giai cấp này đồng thời
cũng để quản lý xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền.

1.3.2.

Nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp

So với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp như các đảng phái, các tổ chức chính trị,
chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp… nhà nước có những đặc điểm riêng biệt
sau đây:

• Nhà nước là chủ thể duy nhất có chủ quyền quốc gia, quyền tự quyết về các vấn đề đối nội
và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của một nước mà không phụ thuộc vào sự tác động của
các yếu tố bên ngồi.8


• Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn thể nhân dân cả nước, là chủ thể của luật công
pháp quốc tế. Các tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội như đồn, hội chỉ có thể đại diện
cho các thành viên của đảng phái và của tổ chức mình.

8 Trường Đại học Luật Hà Nội, ‘Giáo trình lý luận nhà nhà nước và pháp luật’, Nxb. Công an nhân dân, 2009, trang 52.

10


• Nhà nước phân chia dân cư theo địa giới hành chính- lãnh thổ khơng theo các tiêu chí như
giới tính, nghề nghiệp, tơn giáo…

• Nhà nước có bộ máy nhà nước được hợp thành từ các cơ quan nhà nước với một đội ngũ
cán bộ công chức chuyên làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chế độ, có cả lực lượng cảnh sát,
quân đội và các cơ sở vật chất kèm theo như nhà tù.

• Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được
thực hiện. Đảng và các tổ chức chính trị xã hội khác khơng có quyền ban hành pháp luật.

• Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền phát hành tiền, đặt ra và thu các loại thuế. 9
Trên đây là những đặc điểm mang tính chất đặc thù gắn liền với nhà nước cũng như một số
thẩm quyền riêng biệt mà nhà nước là chủ thể duy nhất có được, góp phần làm nổi bật sự
khác biệt giữa nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp ngày nay.

2. Hình thức nhà nước
Nếu bản chất của nhà nước là thuộc tính bên trong gắn liền với nhà nước thì hình thức nhà
nước là vỏ bề ngồi của nhà nước. Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ phương
thức thành lập, cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, sự cấu thành nhà nước từ
các đơn vị hành chính lãnh thổ và những phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Như
vậy, khái niệm hình thức nhà nước được cấu thành từ ba yếu tố: hình thức chính thể, hình

thức cấu trúc và chế độ chính trị.

2.1. Hình thức chính thể
Hình thức chính thể có thể hiểu 1 cách đơn giản là phương thức, cách thức lập ra người
đứng đầu nhà nước.
Trong lịch sử phát triển của xã hội đã xuất hiện hai hình thức chính thể cơ bản là: hình thức
chính thể qn chủ và chính thể cộng hồ.

2.1.1. Chính thể qn chủ
Chính thể qn chủ là hình thức chính thể nhà nước mà trong đó người đứng đầu nhà nước
tập được lập ra bằng phương thức thế tập hay nối ngôi. Người đứng đầu có thể là vua, hồng
đế, quốc vương hay nữ hoàng được lập ra theo nguyên tắc thế tập (nối ngơi). Lưu ý có nhà
nước La Mã cổ đại có vua, cả 2 vua nhưng hai người này được lập ra bằng cách bầu cử bởi
Viện Nguyên lão nên nhà nước La Mã thời kỳ cổ đại được gọi là Cộng Hòa quý tộc.

9 TS. Phan Trung Hiền, ‘Lý luận về nhà nước và pháp luật quyển 1’, Nxb .Chính trị quốc gia-sự thật, 2011, trang 27.

11


Dựa vào mức độ tập trung quyền lực vào cá nhân đứng đầu nhà nước, hình thức chính thể
qn chủ được chia làm hai loại: chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể qn chủ tương
đối, hay cịn gọi là quân chủ chuyên chế và quân chủ hạn chế.

• Qn chủ tuyệt đối (chun chế) là hình thức chính thể mà toàn bộ quyền lực đều tập trung
trong tay cá nhân đứng đầu. Phần lớn các nhà nước chủ nô phương Đông và nhà nước
phong kiến đều tồn tại dưới hình thức chính thể này. Ví dụ: Nhà nước chủ nô Ai Cập, Ấn
Độ và rất nhiều nhà nước phong kiến ở phương Đông lẫn phương Tây như Pháp, Anh,
Trung Quốc và Việt Nam.10


• Quân chủ tương đối (hạn chế) là hình thức chính thể nhà nước mà trong đó cá nhân đứng
đầu vẫn tồn tại, tuy nhiên cá nhân này chỉ nắm một phần quyền lực nhà nước, phần cịn lại
thuộc về chủ thể khác, thậm chí sự tồn tại của người đứng đầu này chỉ mang tính tượng
trưng mà khơng có thực quyền. Hình thức chính thể quân chủ hạn chế tồn tại trong kiểu nhà
nước phong kiến và tư sản.
Có thể coi nhà nước phong kiến thời kỳ phân quyền cát cứ ở nhiều nước như Pháp, Ý, Đức
và Trung Quốc (thời kỳ Tam Quốc, Nam Bắc Triều, Ngũ Đại thập quốc)… tồn tại dưới hình
thức chính thể quân chủ hạn chế. 11 Trong thời kỳ này, nhà vua, người đứng đầu chính quyền
trung ương khơng thể nắm mọi quyền lực để điều hành đất nước mà quyền lực bị chia sẻ bởi
các quan lại địa phương. Đây là thời kỳ đầu của nhà nước phong kiến, khi chính quyền
trung ương cịn yếu, các chúa đất không thần phục mà chống lại nhà vua, họ thiết lập quyền
lực trên lãnh địa riêng, tiến hành thu thuế riêng. Như vậy, các chúa đất địa phương đã hạn
chế quyền lực của nhà vua ở những mức độ khác nhau.
Trong nhà nước tư sản, hình thức chính thể qn chủ hạn chế còn được gọi là quân chủ lập
hiến. Hiến pháp là sản phẩm của nhà nước tư sản, giai cấp tư sản thông qua nghị viện lập ra
Hiến pháp với mục đích ban đầu là hạn chế quyền lực của nhà vua (hoàng đế, nữ hoàng,
hoàng hậu) ngăn chặn sự phục hồi của nền chuyên chế phong kiến. Vậy, qn chủ lập hiến
là hình thức chính thể nhà nước có vua nhưng nhà vua khơng nắm mọi quyền hành mà có
Hiến pháp được nghị viện lập ra để hạn chế quyền lực của nhà vua.
Dựa vào mức độ tương quan quyền lực giữa nhà vua và nghị viện, hình thức chính thể qn
chủ lập hiến được chia làm 2 loại, chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị.


Chính thể qn chủ nhị ngun là chính thể phân chia tương đương quyền lực giữa
nhà vua và nghị viện. Trong đó, nghị viện nắm quyền lập pháp, nhà vua nắm quyền hành
10 Trường Đại học Luật Hà Nội, ‘Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới’, Nxb. Công an nhân dân, 2008
trang 61-115.
11 Trường Đại học Luật Hà Nội, ‘Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới’, Nxb. Công an nhân dân, 2008,
trang 120, 158 – 165.


12


pháp. Chính thể này đã từng xuất hiện ở Nhật và Đức vào cuối thế kỷ XIX khi mà giai cấp
tư sản chưa thật sự lớn mạnh trong khi giai cấp phong kiến chưa thật sự suy yếu. Dần về
sau, với sự thành công của cách mạng khoa học kỹ thuật, giai cấp tư sản mạnh về kinh tế đã
dần thâu tóm quyền lực nhà nước vào tay mình. Đến đây, chính thể qn chủ nhị ngun
hầu như khơng cịn tồn tại trong nhà nước tư sản.


Chính thể qn chủ đại nghị là chính thể mà trong đó quyền lực thực tế của nhà vua
không tác động tới hoạt động lập pháp và rất hạn chế trong lĩnh vực hành pháp, tư pháp.
Nhà nước tư sản khi đã thật sự lớn mạnh, đã loại bỏ dần quyền lực của giai cấp phong kiến
tàn dư, quyền lực thật sự nằm trong tay nghị viện tư sản. Chính thể này hiện nay tồn tại ở
một số nước như: Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Bỉ, Thuỵ Điển...

2.1.2. Chính thể cộng hồ
Hình thức chính thể cộng hồ là hình thức nhà nước mà trong đó người đứng đầu nhà nước
được hình thành bằng cách thức bầu cử. Chính thể này đã hình thành từ rất sớm, nhiều nhà
nước chủ nơ tồn tại dưới hình thức cộng hòa như Xpác, Aten, La Mã và một số nhà nước
phong kiến vẫn tồn tại hình thức cộng hòa tự trị ở các thành phố phát triển. Đa số nhà nước
tư sản ngày nay tồn tại dưới hình thức chính thể cộng hịa, hình thức này xóa bỏ triệt để tàn
dư của giai cấp phong kiến. Các nước xã hội chủ nghĩa đều tồn tại dưới hình thức chính thể
cộng hịa dân chủ.
Dựa vào mức độ tham gia của nhân dân vào việc thành lập ra cơ quan quyền lực tối cao,
chính thể cộng hồ cũng có hai hình thức chính là: cộng hồ q tộc và cộng hồ dân chủ.


Trong chính thể cộng hồ q tộc, pháp luật chỉ ghi nhận quyền bầu cử để lập ra các cơ
quan nhà nước tối cao là của riêng tầng lớp q tộc giàu có. Chính thể này chỉ phổ biến

trong kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến xưa kia nhưng hiện nay chính thể
này khơng cịn tồn tại nữa.



Trong chính thể cộng hồ dân chủ, pháp luật quy định cho các tầng lớp nhân dân đều được
tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện của nhân dân (quốc hội, nghị viện).
Riêng đối với nhà nước tư sản, chính thể cộng hồ dân chủ cịn có hai dạng là: cộng hồ
tổng thống và cộng hồ đại nghị (cộng hồ nghị viện). Nói chung, trong chính thể cộng hồ
đại nghị, nghị viện là thiết chế có quyền lực trung tâm, có vị trí vai trị rất lớn trong bộ máy
nhà nước. Ngược lại, trong chính thể cộng hồ tổng thống, vai trị của ngun thủ quốc gia
là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cịn có cộng hòa hỗn hợp tồn tại ở Pháp, chứa đựng đặc
điểm chung của cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị.12
12 PGS.TS. Luật học Nguyễn Đăng Dung, ‘Luật hiến pháp đối chiếu’, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 trang 8195.

13


2.2. Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu thành nhà nước từ các đơn vị hành chính lãnh thổ và
sự xác lập mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.

2.2.1. Nhà nước đơn nhất
Nhà nước đơn nhất là nhà nước thống nhất được chia thành các cấp đơn vị hành chính lãnh
thổ như cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Các đơn vị hành chính lãnh thổ khơng có yếu tố chủ
quyền nhà nước. Cả nước có chung một bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan quyền lực,
quản lý, tư pháp từ trung ương xuống địa phương; có chung một Hiến pháp và hệ thống
pháp luật thống nhất. Ngày nay, các nước có hình thức cấu trúc đơn nhất là ở Việt Nam,
Lào, Pháp, Hà Lan . . .


2.2.2. Nhà nước liên bang
Nhà nước liên bang là nhà nước được hợp thành từ hai hay nhiều “nước” thành viên. Nhà
nước liên bang có hai cấp độ bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật. Một bộ máy nhà nước
ở cấp độ liên bang bao gồm hệ thống các cơ quan quyền lực, quản lý, xét xử chung cho cả
liên bang và một bộ máy nhà nước riêng cho từng quốc gia thành viên. Nhà nước liên bang
cũng có hai cấp độ chủ quyền quốc gia, một chung cho toàn liên bang và một cho riêng mỗi
bang. Cần lưu ý rằng, các bang thành viên trong nhà nước liên bang không được xem như
một quốc gia trên trường quốc tế, không thể là chủ thể độc lập của luật quốc tế. Mỗi bang
được xem như một “nước” thành viên vì nó có sự độc lập nhất định về chính trị (có một bộ
máy nhà nước và một hệ thống pháp luật riêng). Tuy nhiên, pháp luật của các nước thành
viên có giá trị pháp lý thấp hơn pháp luật liên bang. Các nước có hình thức cấu trúc liên
bang ngày nay là Cộng hoà liên bang Đức, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa liên bang
Nga, Ấn Độ, Úc . . .

2.3. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể những phương pháp, cách thức mà nhà nước, các cơ quan nhà
nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
Trên thực tế, mức độ dân chủ được sử dụng để làm căn cứ phân loại chế độ chính trị. Chế
độ chính trị có thể phân chia thành hai loại dựa trên phương pháp dân chủ và phương pháp
phản dân chủ (cực đoan) trong việc sử dụng quyền lực nhà nước.
Chế độ chính trị dân chủ thể hiện ở quyền của nhân dân tham gia giải quyết cơng việc nhà
nước. Tuỳ theo mức độ, tính chất của sự tham gia đó mà có thể phân thành dân chủ thực sự
14


hay dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi hay dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp, dân chủ gián
tiếp…
Chế độ chính trị phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài, cực quyền của cơ quan, cá nhân
nắm quyền lực nhà nước trong quá trình giải quyết các cơng việc quốc gia đại sự. Nếu tính

chất độc tài, cực quyền phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành phát xít.
Sơ đồ hình thức của nhà nước
Hình thức nhà nước

Cấu trúc
Chính thể

Chế độ chính trị

Cộng hịa

Q tộc

Đơn nhất

Qn chủ

Dân chủ

Chuyên chế

Hạn chế

Phân quyền cát cứ

Đại diện đẳng cáp

Liên bang

Dân chủ


Phản dân chủ

Lập hiến
(tư sản)

Nhị nguyên

Đại nghị

3. Chức năng của nhà nước
Bản chất giai cấp, vai trò xã hội của nhà nước thể hiện trực tiếp ở chức năng của nhà nước.
Chức năng của nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhiệm vụ của nhà nước.
Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu ở phía trước mà nhà nước cần đạt đến, mục tiêu đó do
lực lượng lãnh đạo trong nhà nước đặt ra bao gồm những vấn đề nhà nước cần giải quyết
trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Nhà nước có những nhiệm vụ cơ bản mang tính
chiến lược lâu dài đồng thời cũng có những nhiệm vụ nhất thời trước mắt.
Để đạt được những mục tiêu đó, nhà nước triển khai hoạt động của mình trên các mặt, các
phương diện khác nhau nhưng đều hướng tới điểm chung là hoàn thành nhiệm vụ chung của
nhà nước. Những mặt hoạt động đó được gọi là chức năng của nhà nước.
15


Như vậy, chức năng của nhà nước là những hoạt động cơ bản của nhà nước, nhằm thực
hiện những nhiệm vụ trọng yếu nhất do lực lượng cầm quyền trong xã hội đặt ra mà nhà
nước cần giải quyết.
Ví dụ: Tịa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, cơng bằng công lý lẽ phải nhưng bằng hoạt
động xét xử tịa án mới làm được điều đó. Như vậy, xét xử là chức năng của Tòa án còn
bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của tịa án, mục đích cuối cùng mà tòa án cần đạt được.
Căn cứ vào các mặt, các phương diện cụ thể mà nhà nước triển khai hoạt động trên đó nhằm

đạt được mục tiêu chung, nhà nước có các chức năng như chức năng kinh tế, chính trị, giáo
dục, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Căn cứ vào phạm vi diễn ra các hoạt động của nhà nước, có thể chia chức năng nhà nước
thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.


Chức năng đối nội của nhà nước là những mặt, những phương diện hoạt động của nhà nước
diễn ra bên trong lãnh thổ của nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề về chính trị, kinh tế,
văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng của đất nước.



Chức năng đối ngoại của nhà nước là những mặt, những phương diện hoạt động của nhà
nước diễn ra bên ngoài phạm vi lãnh thổ của nhà nước nhằm giải quyết các quan hệ của nhà
nước với các dân tộc, các quốc gia khác trên trường quốc tế. Chức năng đối ngoại cũng bao
gồm chức năng kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng tuy nhiên nó diễn ra bên ngồi phạm
vi lãnh thổ quốc gia.
Chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện
chức năng đối ngoại ln ln phải xuất phát từ tình hình thực hiện chức năng đối nội.
Ngược lại, kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến
hành các chức năng đối nội.
Lưu ý: Cần phân biệt chức năng nhà nước và chức năng của cơ quan nhà nước. Chức năng
của nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản của cả bộ máy nhà nước, mỗi cơ quan nhà
nước phải tham gia thực hiện ở mức độ khác nhau. Chức năng của cơ quan nhà nước là
phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan nhà nước cụ thể, góp phần thực hiện chức năng
chung của nhà nước. Vì vậy, một chức năng của nhà nước do nhiều cơ quan nhà nước thực
hiện bằng những hình thức, hoạt động đặc trưng khác nhau.

4. Các kiểu nhà nước
Kiểu nhà nước là tổng thể những nét đặc thù cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai

cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định.
16


Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác - Lênin về các hình thái kinh tế - xã hội.
Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tính chất của mỗi
hình thái kinh tế - xã hội quy định những nét đặc thù cơ bản của một kiểu nhà nước tương
ứng.
Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế - xã hội gắn liền với bốn
kiểu nhà nước tương ứng là:
-

Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, có kiểu nhà nước chủ nơ;

-

Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, có kiểu nhà nước phong kiến;

-

Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, có kiểu nhà nước tư sản;

-

Hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa, có kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Mỗi kiểu nhà nước trên có những nét đặc thù riêng của nó. Những nét đặc thù đó được biểu
hiện ở chỗ nhà nước nằm trong tay giai cấp nào, phục vụ lợi ích của giai cấp nào. Sự thay
thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu.

Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế
của các hình thái kinh tế - xã hội. Cách mạng xã hội là con đường dẫn đến sự thay thế đó.
Trong mối quan hệ giữa kiểu và hình thức nhà nước, kiểu nhà nước giữ vai trị quyết định
bởi vì kiểu nhà nước có mối quan hệ mật thiết với bản chất của nhà nước cũng như quan hệ
sản xuất đặc trưng trong một hình thái kinh tế-xã hội cụ thể.

17


Bài 3: BẢN CHẤT, HÌNH THỨC, CHỨC NĂNG VÀ KIỂU
PHÁP LUẬT

1. Bản chất của pháp luật
Bản chất pháp luật là những thuộc tính bên trong gắn liền với nó. Pháp luật và nhà nước là
hai hiện tượng song hành, trong đó pháp luật là cơng cụ hữu hiệu để giai cấp cầm quyền
thống trị các giai cấp khác cũng như quản lý xã hội trật tự, ổn định. Do vậy, giống như nhà
nước, pháp luật vẫn chứa đựng trong nó hai thuộc tính vốn có, tính giai cấp và tính xã hội.
1.1. Tính giai cấp
Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp thống
trị được nhà nước thể chế hố thành ý chí của nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực
hiện. Pháp luật là công cụ hữu hiệu bảo vệ lợi ích, củng cố địa vị của giai cấp thống trị.
Thông qua pháp luật, giai cấp thống trị có thể đặt ra các loại tơ thuế thu từ người dân nộp
vào ngân sách nhà nước, quy định hành vi nào là đi ngược lại lợi ích của giai cấp thống trị
và biện pháp xử lý. Nói cách khác, pháp luật xuất phát từ nhà nước, được bảo đảm thực hiện
bằng sức mạnh của nhà nước. Do đó, giống như nhà nước, pháp luật cũng mang tính giai
cấp. Bên cạnh đó, bản chất của pháp luật cịn được thể hiện thơng qua tính xã hội.
1.2. Tính xã hội
Pháp luật bên cạnh việc bảo vệ lợi ích, củng cố địa vị của giai cấp thống trị thì cịn giữ vai
trị như là một cơng cụ sắc bén để duy trì xã hội trong vịng trật tự. Bất kỳ kiểu pháp luật
nào trong lịch sử đều mang tính xã hội, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích, phản ánh ý chí của

riêng giai cấp thống trị, pháp luật cịn bảo vệ, phản ánh lợi ích của tất cả các giai cấp khác,
của tồn xã hội. Ví dụ pháp luật có những quy định bảo vệ tính mạng, tài sản con người, bảo
vệ trẻ em, người già, người tàn tật, bảo vệ mơi trường và thực hiện các chính sách an sinh
xã hội khác. Tính xã hội của pháp luật càng rõ nét khi lợi ích của giai cấp thống trị về cơ
bản phù hợp với lợi ích của cả dân tộc, của các giai cấp khác.
Mặt khác, giá trị xã hội của pháp luật cịn thể hiện ở tính khách quan của pháp luật. Pháp
luật vừa là thước đo hành vi của con người, vừa là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội,
trật tự hoá các quan hệ này nhằm hướng chúng vận động và phát triển phù hợp với quy luật
vận động khách quan của đời sống xã hội.
Từ những luận điểm trên có thể định nghĩa pháp luật như sau:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, được nhà nước đảm bảo thực hiện, kể cả bằng các biện pháp
18


cưỡng chế nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và cũng là nhân tố để
duy trì xã hội trật tự, ổn định.
Cần lưu ý rằng định nghĩa trên được hiểu là pháp luật trong phạm vi của một quốc gia, do
nhà nước ban hành, mang ý chí của nhà nước, đặc biệt là ý chí của giai cấp cầm quyền. Tuy
nhiên, ngày nay ngồi khái niệm pháp luật quốc gia, chúng ta cịn có khái niệm pháp luật
quốc tế. Về nguyên tắc, pháp luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở cam kết, tự nguyện,
bình đẳng và thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế như là các quốc gia và vùng lãnh
thổ.

2. Hình thức của pháp luật
Hình thức pháp luật là những dạng biểu hiện ra bên ngoài nội dung bên trong của pháp luật
(các quy tắc xử sự chung được nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận). Hình thức pháp luật còn
được hiểu là những dạng tồn tại của pháp luật trên thực tế, là nguồn trực tiếp của luật. Pháp
luật được thể hiện ra bên ngoài bởi các hình cơ bản sau đây:
-


Tập quán pháp.

-

Tiền lệ pháp

-

Văn bản quy phạm pháp luật;

2.1. Tập quán pháp
Tập quán pháp là hình thức pháp luật trong đó nhà nước thừa nhận các phong tục, tập
quán sẵn có trong xã hội và dùng quyền lực nhà nước để đảm bảo cho nó được thực
hiện, kể cả bằng cưỡng chế nhà nước. Tập qn pháp là hình thức pháp luật khơng thành
văn, xuất hiện rất sớm và được sử dụng phổ biến trong nhà nước chủ nơ và phong kiến.
Trong hình thức pháp luật này nhà nước thông qua hoạt động của cơ quan xét xử thừa
nhận bằng cách vận dụng các tập quán sẵn có để giải quyết một vụ việc cụ thể. Ngồi ra,
nhà nước cịn có thể thơng qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuyên
bố trước những tập quán cụ thể nào đó có thể được áp dụng trong quá trình giải quyết
các vụ án cụ thể. Tập quán pháp tồn tại chủ yếu trong thời kỳ nhà nước chủ nô. Ngày
nay, đây không cịn là hình thức pháp luật cơ bản, phổ biến có thể do tính lạc hậu của
các tập qn, và một phần do tính khơng thống nhất của hình thức pháp luật này trong cả
nước. Tuy nhiên, một số tập quán phù hợp, phản ánh truyền thống văn hóa vẫn được các
nhà nước ghi nhận như tập quán về việc xác định họ hoặc dân tộc.
Ngoài ra, tương tự như tập qn pháp, tơn giáo pháp là một hình thức pháp luật bắt
nguồn từ các quy tắc xử sự chung của các tín đồ tơn giáo, được nhà nước thừa nhận và

19



đảm bảo cho nó được thực hiện kể cả bằng cưỡng chế nhà nước. 13 Pháp luật của các
quốc gia hồi giáo như Albania, Bulgaria, Kenya, Somalia, Indonexia, Pakistan, Iran, Irắc
cũng quy định, chống lại tơn giáo có nghĩa là đồng thời chống lại nhà nước.14
Ở nước ta, việc công nhận tập quán pháp được thực hiện thông qua các văn bản
quy phạm pháp luật. Cụ thể:
Theo Điều 3 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì trong quá trình giải quyết các
vụ việc dân sự, cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền được áp dụng các tập
quán ở địa phương trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khơng có quy định và
các bên khơng có thỏa thuận. Tập qn được áp dụng phải phù hợp với nguyên tắc được
quy định trong Bộ luật dân sự này. Ngoài việc quy định chung, Bộ luật Dân sự năm 2005
còn cho phép áp dụng tập quán trong một số trường hợp cụ thể như bồi thường thiệt hại
do súc vật thả rong theo tập quán gây ra với điều kiện tập qn đó khơng trái pháp luật
và đạo đức xã hội, hoặc áp dụng tập quán để xác định dân tộc...15
Điều 7 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp pháp luật
khơng quy định và các bên khơng có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của
mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại điều 2 và không vi phạm điều cấm
của luật này được áp dụng”.
Luật Thương mại năm 2005 tại Khoản 4 Điều 3 quy định “Trường hợp pháp luật
khơng có quy định, các bên khơng có thoả thuận và khơng có thói quen đã được thiết lập
giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên
tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự”.
Trên đây là các cơ sở pháp lý được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật về
việc cho phép áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ quy định trên cho thấy
Nhà nước ta chủ trương sử dụng tập quán pháp một cách hạn chế. Tập quán pháp chỉ là
nguồn bổ sung cho văn bản quy phạm pháp luật, chỉ được áp dụng tập quán trong lĩnh
vực luật tư (luật dân sự theo nghĩa rộng) khi văn bản quy phạm pháp luật không quy
định, và tập quán được áp dụng không trái với nguyên tắc chung của pháp luật và cả đạo
đức. Chính vì vậy, trên thực tế, các thẩm phán cũng rất ít khi áp dụng tập quán trong quá
trình giải quyết các vụ việc. Ngun nhân chính là do chưa có sự thống nhất cao trong

việc công nhận và áp dụng tập quán. Điều kiện “phải phù hợp với nguyên tắc chung của
pháp luật và đạo đức” để một tập quán được áp dụng đã phần nào gây ra tâm lý ngán
13 TS. Phan Trung Hiền, ‘Lý luận về nhà nước và pháp luật quyển 1’, Nxb. Chính trị quốc gia-sự thật, 2011, trang 52.
14 GS,TS. Phạm Hồng Thái, ‘Lý luận nhà nước và pháp luật’, Nxb. Giao thông vận tải, 2009, trang 277.
15 Khoản 1 điều 28 và khoản 1 Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2005.

20


ngại áp dụng tập quán pháp của các thẩm phán. 16 Mặc khác, nhược điểm của hình thức
pháp luật tập qn pháp là khơng có tính thống nhất trong phạm vi cả nước. Vì vậy đã có
khá nhiều quy tắc xử sự thuộc về tập quán ở nước ta được ghi nhận trực tiếp trong các
văn bản quy phạm pháp luật như tập quán về giỗ tổ Hùng Vương, tập quán về lối đi
chung, về tưới nước, tiêu nước trong canh tác hay tập quán về hụi, họ, biêu, phường…
Một khi đã được quy định trong văn bản, thì khơng còn chỗ cho sự tồn tại của tập quán
pháp.

3. Tiền lệ pháp (án lệ)
Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật mà trong đó nhà nước thừa nhận các lý lẽ, lập luận trong
các bản án, quyết định của tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước, được coi là mẫu mực
để giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể có tính chất tương tự, xảy ra sau đó. Đây là hình
thức pháp luật khơng phải do cơ quan lập pháp ban hành mà do các cơ quan hành pháp và tư
pháp xây dựng nên trong quá trình giải quyết các vụ việc trên thực tế.
Án lệ là hình thức phổ biến nhất của tiền lệ pháp, án lệ chỉ được xây dựng bởi tịa án
khơng bao gồm các cơ quan hành pháp. Trong quá trình xét xử, giải quyết các vụ việc cụ
thể, bản án và quyết định của tòa án cấp cao hơn được lấy làm mẫu để giải quyết những vụ
việc có tính chất tương tự, xảy ra sau đó.
Tiền lệ pháp được áp dụng phổ biến ở các nước theo hệ thống thông luật như Anh, Mỹ
và các nước khác đã từng là thuộc địa của Anh bao gồm Canada, Úc, New Zealand… Tiền
lệ pháp mang tính chất rập khn giữa các vụ việc được cho là có tình tiết giống nhau. Kết

quả của một bản án trước có được áp dụng hay khơng phụ thuộc vào việc chứng minh các
vụ việc có tình tiết giống nhau hay khác nhau. Điều này dễ tạo ra tình trạng tuỳ tiện, khơng
thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Hơn nữa, việc áp dụng tiền lệ pháp ảnh hưởng đến
nguyên tắc phân chia hoặc phân công quyền lực giữa các cơ quan nhà nước. Vì vậy, tiền lệ
pháp khơng được coi là hình thức pháp luật cơ bản trong nhà nước pháp quyền. Ngày nay, ở
các nước thuộc hệ thống thông luật như Anh, Mỹ, Úc… các văn bản quy phạm pháp luật
được ban hành bởi nghị viện ngày một nhiều và các văn bản này có giá trị pháp lý cao hơn
án lệ.17 Bên cạnh đó, các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Điển…
(thuộc gia đình pháp luật Châu Âu lục địa hay Dân luật) dù ưu tiên hình thức văn bản quy
phạm pháp luật, đặc biệt là các bộ luật nhưng ở các quốc gia này cũng không vắng mặt tiền
lệ pháp. Tuy nhiên, tiền lệ pháp chủ yếu đóng vai trị bổ sung cho văn bản quy phạm pháp
luật theo phương thức giải thích pháp luật thành văn.
16 Vụ hợp tác Quốc tế, Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo nghiên cứu tập quán pháp, thực trạng ở Việt Nam và một số
đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp ở Việt nam, Trang 57.
17 Michelle Sanson, David Worswick and Thalia Anthony, ‘Connecting with Law’, Nxb. Oxford University Press,
2009, trang 37 và Catriona Cook, ‘Laying Down the Law’, 2005, trang 153.

21


Tuy nhiên, tiền lệ pháp với tính chất là một hình thức pháp luật được xây dựng trên cơ
sở của những tình tiết cụ thể nó có thể bổ sung vào các khoảng trống pháp lý bị gây ra bởi
các quy định có tính khái qt cao trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thêm vào đó, tiền
lệ pháp được ban hành, sửa đổi và bổ sung một cách nhanh chóng, chủ yếu thơng qua việc
thẩm phán đưa ra các phán quyết trong quá trình xét xử. Điều này khắc phục được tính lạc
hậu, lỗi thời của văn bản quy phạm pháp luật với quy trình ban hành, sửa đổi, bổ sung
nghiêm ngặt. Mặt khác, trong quá trình sử dụng án lệ, các bản án, quyết định của tòa án phải
được công khai, minh bạch, dễ dàng tiếp cận bởi bất kỳ cá nhân tổ chức nào, vì vậy góp
phần hạn chế biểu hiện tiêu cực trong xét xử, đồng thời nâng cao kiến thức pháp luật cho
người dân.

Ở nước ta, từ năm 2005 Bộ chính trị đã đề xuất một nhiệm vụ mới cho Tòa án nhân
dân tối cao là phát triển án lệ. 18 Trên cơ sở đó, vào năm 2012 Chánh án tịa án nhân dân tối
cao đã ra quyết định số 74 về việc phê duyệt đề án “Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối
cao”. Quyết định 74 đã nêu lên khái niệm tiền lệ pháp, chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa tiền lệ
pháp và án lệ. Cụ thể, tiền lệ pháp là hình thức pháp luật hình thành thơng qua hoạt động xét
xử của tịa án. Trong hình thức này những quy tắc, lý lẽ được đưa ra làm căn cứ phán quyết
trong các bản án mẫu sau khi được thừa nhận sẽ trở thành khuôn mẫu áp dụng để giải quyết
các vụ việc tương tự về sau. Trong khi đó, án lệ là những bản án cụ thể được lấy làm mẫu để
giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự, xảy ra sau đó. Theo tinh thần chỉ đạo của Tòa
án nhân dân tối cao trong quyết định trên thì việc sử dụng án lệ cũng chỉ coi là thứ yếu sau
hình thức văn bản quy phạm pháp luật.19
Hiến pháp năm 2013 ra đời, tại Điều 104 quy định về nhiệm vụ của tòa án nhân dân tối
cao trong đó có nhiệm vụ “bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”.20 Trên tinh
thần Hiến định trên, Luật tổ chức Tòa án nhân dân vừa được Quốc hội thông qua ngày 24
tháng 11 năm 2014, tại điểm c, khoản 2, Điều 22 đã thừa nhận chính thức sự có mặt của tiền
lệ pháp ở Việt Nam thông qua việc quy định nhiệm vụ của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân
dân tối cao: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án,
tổng kết phát triển thành án lệ và cơng bố án lệ để các Tịa án nghiên cứu trong xét xử”.
Bên cạnh đó, Luật phá sản năm 2014 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015 cũng quy định

18 Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
19 Điều 1 mục 2 Quyết định 74 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về phê duyệt Đề án “ Phát triển án lệ của Tòa án
nhân dân tối cao”.
20 Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013.

22


thẩm phán phải tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản

tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao”.21
Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã
ban hành để quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Với nghị quyết này
đến nay nước ta đã có 16 bản án lệ được lựa chọn và công bố. Như vậy, pháp luật nước ta đã
bắt đầu chính thức tồn tại dưới hình thức án lệ.

3.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban
hành theo một trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định, trong đó có chứa các
quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm
để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có đầy đủ các yếu tố sau đây:

-

-

Do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành;

-

Được ban hành theo đúng thủ tục, trình tự, hình thức do pháp luật quy định;

Có chứa đựng các quy tắc xử sự chung,22
Văn bản quy phạm pháp luật hay còn gọi là luật thành văn là hình thức pháp luật được
sử dụng phổ biến bởi nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay. Đây là hình thức pháp luật cơ
bản nhất của các nước theo hệ thống dân luật ở Châu Âu như Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy
Điển… Ưu điểm nổi bật của văn bản quy phạm pháp luật là rõ ràng, nhất quán, có tính chất
chủ động cũng như khả năng dự liệu và phòng ngừa cao. Khi ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, các cơ quan ban hành có thể dự đốn được sự phát triển kinh tế xã hội để điều

chỉnh, định hướng phát triển kịp thời cho các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, hình thức pháp luật
này có tính chất khái quát cao, đôi khi nhà làm luật không có khả năng dự liệu hết những
tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống, tạo ra những “lỗ hổng” pháp luật.

3.2. Các hệ thống pháp luật thế giới
Mặc dù mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng biệt do nhà nước ban hành, mang tính
giai cấp và tính xã hội đặc trưng riêng của từng quốc gia. Tuy nhiên, dựa trên những điểm
tương đồng và khác biệt cơ bản giữa hệ thống pháp luật của các quốc gia, đặc biệt dựa trên
hình thức pháp luật cơ bản của hệ thống pháp luật quốc gia, khoa học luật so sánh có thể
21 Khoản 14 Điều 9 Luật phá sản năm 2014.

22 Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ xã
hội được quy tắc đó điều chỉnh.

23


nhóm hệ thống pháp luật quốc gia của các nước trên thế giới thành bốn hệ thống pháp luật
chính như sau:

2.3.1.

Hệ thống pháp luật Châu Âu Lục Địa (Civil Law family)

Đây là hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu như Pháp, Đức,Ý, Bỉ, Hà Lan, Thụy
Điển…Hệ thống pháp luật của các nước này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi luật dân sự La Mã,
được xây dựng bởi các khái niệm trừu tượng, 23 các ngun tắc có tính khái quát cao dưới sự
đóng góp lớn của các chuyên gia từ các trường đại học. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
có sự phân biệt luật cơng và luật tư, luật nội dung và luật hình thức (luật tố tụng), chú trọng
pháp luật thành văn (hình thức văn bản quy phạm pháp luật), nội dung của luật thường được

chứa đựng trong các bộ luật. Một đặc điểm khác nổi bật khác của hệ thống pháp luật này là
sự phát triển mạnh của ngành luật dân sự so với các ngành luật công khác. 24

2.3.2.

Hệ thống pháp luật Anh- Mỹ (Common Law family)

Đây là gia đình pháp lý của hệ thống pháp luật nước Anh và các nước đã từng là thuộc địa
của Anh như Mỹ, Úc, Canada, New Zealand… Luật của các nước này được hình thành chủ
yếu thông qua các nguyên tắc được các thẩm phán rút ra trong quá trình xét xử các vụ án cụ
thể. Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ coi trọng việc đi tìm giải pháp cho một vụ việc cụ thể thay
vì xây dựng những nguyên tắc xử sự chung cho hành vi của con người trong tương lai. Vì
vậy, hình thức pháp luật được sử dụng phổ biến ở các nước này là tiền lệ pháp.

2.3.3.

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Family of Socialist Law)

Xuất phát từ hệ thống pháp luật Châu Âu Lục Địa, hệ thống pháp luật của các nước xã hội
chủ nghĩa duy trì nhiều đặc điểm của hệ thống pháp luật Châu Âu Lục Địa như chú trọng
luật thành văn, xây dựng quy tắc xử sự chung mang tính dự liệu nhằm để điều chỉnh hành vi
của con người. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng
công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội. Vì vậy, thay vì phát triển luật dân sự như
các nước Châu Âu, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa có các ngành luật cơng phát triển
mạnh hơn. Thêm vào đó, pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt
Nam do ảnh hưởng bởi nho giáo, đề cao giai trò của việc hòa giải hơn là pháp luật của tịa
án, thậm chí tịa án cũng có nhiệm vụ hịa giải. So với pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ
nghĩa thường đặt lợi ích của gia đình, cộng đồng và xã hội lên trên lợi ích cá nhân.

2.3.4.


Hệ thống pháp luật tơn giáo (Family of religious law)

23 TS Nguyễn Ngọc Điện,’Giáo trình luật so sánh’ Tủ sách Đại học Cần Thơ năm 2007.
24 René David, John Brierley, ‘Major legal systems in the world today’ London Stevens and Sons 1985 trang 22.

24


Hệ thống pháp luật này bao gồm luật hồi giáo, luật Hindu và luật do thái với đặc điểm
chung là luật xuất phát từ các quy tắc xử sự thuộc về tín ngưỡng tơn giáo. Luật Hồi giáo
được rút ra từ kinh Coran, mang nặng tính tơn giáo chứ khơng phải từ ý chí của nhà chức
trách vì vậy nó có tính ổn định rất cao. Luật Hindu và Luật Do Thái cũng được xây dựng
trên cơ sở tục lệ và các tín điều của đạo Hindu và đạo Do Thái.
2.4. Phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành có những đặc điểm, đặc thù riêng để phân
biệt với các loại quy phạm xã hội khác như phong tục, tập qn, tín điều tơn giáo, nội quy
của nhà trường, điều lệ của cơng ty, xí nghiệp, điều lệ Đoàn, Đảng… bởi các đặc điểm đặc
trưng cơ bản sau:

2.4.1.

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến

Giống như các quy phạm đạo đức, tập quán, quy phạm của tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, pháp luật có tính quy phạm, là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu của
hành vi. Tuy nhiên, khác với các quy tắc đó, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Quy
phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh phổ quát hơn, rộng khắp hơn. Về nguyên tắc, nhà
nước có thể can thiệp vào bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội khi có nhu cầu cần can
thiệp. Điều này thể hiện ưu thế của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác.

2.4.2. Pháp luật mang tính ý chí
Pháp luật khơng thể là sản phẩm của sự tự phát hay cảm tính mà pháp luật ln mang tính ý
chí.25 Ý chí trong pháp luật về cơ bản chính là ý chí của giai cấp cầm quyền được hợp thức
hóa bằng con đường nhà nước. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh, chừng mực nhất định
pháp luật cũng phản ánh ý chí của các giai cấp khác trong nhà nước. Ví dụ dưới sự đấu
tranh địi tăng lương giảm giờ làm của giai cấp công nhân, pháp luật tư sản cũng ghi nhận,
phản ánh ý chí đó vào trong pháp luật của mình. Vì pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp
cầm quyền nên pháp luật của các nhà nước khác nhau là khác nhau. Trong khi pháp luật
phong kiến xử lý nhẹ đối với hành vi phạm tội của quan lại nhưng hà khắc đối với dân
thường, cũng như cho phép quan lại dùng tiền để chuộc tội thì pháp luật xã hội chủ nghĩa
ngày nay ghi nhận ngun tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật. Chính vì pháp
luật mang trong nó ý chí của giai cấp thống trị nên nó được nhà nước đảm bảo thực hiện.
2.4.3. Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện
Pháp luật do nhà nước ban hành, là công cụ sắc bén để bảo vệ nhà nước, để triển khai thực
hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong nhà nước. Vì vậy, bằng nhiều cách thức khác nhau,
nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
25 Trường Đại học Luật Hà Nội, ‘Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật’, Nxb. Công an nhân dân, 2009 trang 72.

25


×