Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 246 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH


PHẠM VĂN TÁC


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHUYÊN KHOA SAU ĐẠI HỌC
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ


CHUYÊN NGÀNH:

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
MÃ SỐ:

62.34.82.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học:

1.



GS.TS. Đinh Văn Tiến

2.

TS. Nguyễn Khắc Hùng




Hà Nội - 2014





LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận án này là trung thực và có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2014


Tác giả luận án




Phạm Văn Tác








LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp bản Luận án được hoàn thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám đốc, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ Học viện Hành chính,
khoa sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và
nghiên cứu tại Học viện.
Giáo sư tiến sỹ Đinh Văn Tiến, Tiến sỹ Nguyễn Khắc Hùng đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án này.
Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Chi Mai, Trưởng khoa Quản lý Tài chính công,
Học viện Hành chính - Cô giáo đã hướng dẫn tôi bảo vệ thành công Luận văn
Thạc sỹ và tiếp tục tận tình, ân cần chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành Luận án
này.
Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Khoa
học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế; bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã cho
phép, tạo mọi điều kiện, động viên và cổ vũ tôi trong quá trình nghiên cứu, học
tập thực hiện Luận án.



Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2014


Tác giả luận án



Phạm Văn Tác




MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1. Mục đích nghiên cứu 3

2.2. Nhiệm vụ 4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu 4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

4.1.Cơ sở lý luận 5

4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 5

5. Những đóng góp mới của Luận án 6

5.1. Đóng góp mới về lý luận 6

5.2. Đóng góp mới về thực tiễn 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 8

7. Kết cấu của Luận án 8

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống lý thuyết của quản lý nhà nước 9

2. Các công trình về quản trị nguồn nhân lực: 10

3. Các công trình về quản trị nhân lực trong lĩnh vực y tế: 12


4. Các công trình về đào tạo nhân lực y tế chuyên khoa sau đại học 14

5. Các nghiên cứu của tác giả liên quan đến chủ đề của luận án 16

6. Một số vấn đề mà Luận án cần tập trung giải quyết 18

Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHUYÊN KHOA SAU ĐẠI HỌCTRONG LĨNH VỰC Y TẾ 21

1.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y
tế 21

1.1.1 Y tế và nguồn nhân lực y tế 21

1.1.2. Đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 28



1.2. Khái quát về năng lực cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y
tế 37

1.2.1. Khái niệm về năng lực cán bộ, công chức, viên chức chuyên khoa 37

1.2.2. Yêu cầu về năng lực đối với cán bộ chuyên khoa cấp 1 38

1.2.3.Yêu cầu về năng lực đối với cán bộ chuyên khoa cấp 2 39

1.2.4. Yêu cầu về năng lực đối với cán bộ là Bác sỹ Nội trú 39

1.3. Quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh

vực y tế 40

1.3.1. Khái quát về quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau
đại học trong lĩnh vực y tế 40

1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại
học trong lĩnh vực y tế 45

1.4. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên
khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 55

1.4.1. Sự phát triển của y học 55

1.4.2. Sự phát triển hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học
trong lĩnh vực y tế 56

1.4.3. Chính sách của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học
trong lĩnh vực y tế 57

1.4.4. Điều kiện vật chất để tạo môi trường hoạt động cho đội ngũ cán bộ
chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 58

1.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về đào tạo và sử dụng đội ngũ
cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 59

1.5.1. Kinh nghiệm đào tạo bác sĩ 60

1.5.2. Kinh nghiệm đào tạo chuyên khoa y sau đại học 61

1.5.3. Xu hướng đào tạo dựa trên kết quả đầu ra và ứng dụng công nghệ giáo

dục hiện đại 63

1.5.4. Kinh nghiệm quản lý đào tạo và sử dụng bác sỹ chuyên khoa 67

1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 70

Tiểu kết Chương I 71

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN KHOA SAU ĐẠI HỌC TRONG LĨNH VỰC Y
TẾ 72

2.1. Thực trạng nguồn nhân lực y tế và đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại


học trong lĩnh vực y tế cả nước đến 30/06/2011 72

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học
trong lĩnh vực y tế 76

2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ cán bộ chuyên khoa
sau đại học trong lĩnh vực y tế 76

2.2.2. Hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ chuyên khoa
sau đại học trong lĩnh vực y tế 83

2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong
lĩnh vực y tế 86

2.2.4. Thực trạng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực

y tế 94

2.2.5. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh
vực y tế 109

2.2.6. Thực trạng về việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ
cán bộ chuyên khoa sau đại học 114

2.3. Các thành công và hạn chế trong quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ
chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 119

2.3.1. Các thành công 119

2.3.2. Các hạn chế 121

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế 123

Tiểu kết Chương II 126

Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN KHOA SAU ĐẠI HỌC TRONG LĨNH VỰC Y
TẾ 127

3.1. Sự phát triển khoa học y học và nhu cầu về đội ngũ cán bộ chuyên khoa
sau đại học trong lĩnh vực y tế Việt Nam đến năm 2020 127

3.1.1. Sự phát triển khoa học trong y học 127

3.1.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2011-2020 129


3.1.3. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế, trong đó có các bác sỹ chuyên
khoa sau đại học 132

3.2. Một số định hướng trong quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ chuyên
khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 135

3.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ
chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 137



3.3.1. Có quy hoạch và chính sách phát triển nhân lực y tế chuyên khoa sau đại
học cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân 138

3.3.2. Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học
trong lĩnh vực y tế 143

3.3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhân lực y tế, trong đó có đội ngũ cán
bộ y tế chuyên khoa sau đại học 148

3.3.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực (Competency Standard) đội ngũ
cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế gắn với đào tạo, tuyển
chọn và sử dụng cán bộ 152

3.3.5. Xây dựng hệ thống về thi và cấp chứng chỉ hành nghề gắn với sử dụng
đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế và hội nhập
quốc tế 157

3.3.6. Đổi mới các chính sách ưu đãi thích hợp về tuyển dụng, sử dụng và đãi

ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học 161

3.3.7. Xây dựng đề án cung cấp bác sỹ giỏi cho các bệnh viện huyện 165

3.3.8. Tăng cường chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế về biên chế và nhân sự 170

3.3.9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra công tác quản lý nhà
nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế 174

Tiểu kết Chương III 176

KẾT LUẬN 177

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5







DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Giải thích
5M 5 nguồn lực cơ bản
BHYT Bảo hiểm y tế
BSNT Bác sĩ nội trú
BSNTBV Bác sĩ nội trú bệnh viện
CB Cán bộ
CBVC Cán bộ viên chức
CBYT Cán bộ y tế
CCT Certificate of Completion of Training
CK1 Bác sĩ chuyên khoa 1
CK2 Bác sĩ chuyên khoa 2
CLS Cận lâm sàng
CME Continuing Medical Education: Giáo dục y khoa liên tục
CPD Continuing Professional Development: Phát triển nghề
nghiệp thường xuyên
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSYT Chăm sóc y tế
ĐB Đồng bằng
ĐH Đại học
GDP Tổng sản phẩm trong nước
GP General Practioner
JAHR Joint Annual Health Review:Báo cáo chung tổng quan
ngành Y tế
KCB Khám chữa bệnh
GMC The General Medical Council: Hội đồng y khoa chung

NNL Nguồn nhân lực


NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
OSCE The Objective Structured Clinical Examination: Thi trắc
nghiệm khách quan lâm sàng bệnh viện
SĐH Sau đại học
TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
USD United States Dollar: Đô la Mỹ
WHO World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới
WTO World Trade Organization: Tổ chức Thương mại Thế giới
XHH Xã hội hóa
YHCS Y học cơ sở
YHCT Y học cổ truyền
YHDP Y học dự phòng
YTCC
GDP

Y tế công cộng
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm trong nước









DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 1. Phân bố cán bộ y tế theo dân số các vùng kinh tế xã hội 27

Bảng 2.Chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học qua các năm 57

Bảng 3.Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến bệnh viện 59

Bảng 4. Tổng số cán bộ y tế được phân chia theo 8 vùng kinh tế đất nước 74

Bảng 5. Thực trạng về đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực
y tế theo từng vùng kinh tế của cả nước 76

Bảng 6. Danh sách các cơ sở đào tạo sau đại học các chuyên ngành y, dược. . 95

Bảng 7.Số lượng cán bộ y tế trình độ sau đại học ngành y tế đã tốt nghiệp
trong thời gian gần đây 96

Bảng 8. Số lượng cán bộ y tế trình độ sau đại học ngành y tế đang học tại các
trường 97

Bảng 9.Nhận định chung về chương trình đào tạo sau đại học theo tỷ lệ %
những người được hỏi đã trả lời 102

Bảng 10.Nhận định chung về đội ngũ giảng viên của cựu học viên 103

Bảng 11.Nhận định chung về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 104

Bảng 12. Số lượng bác sỹ nội trú được đào tạo đến năm 2010 107


Bảng 13. Chính sách khuyến khích và thu hút CBYT sau đại học của mộtsố
tỉnh 116

Bảng 14. Vị trí công tác trước và sau khi học chuyên khoa sau đại học của học
viên đã tốt nghiệp 116

Bảng 15. Xu hướng thay đổi cơ cấu phân bố bệnh tật, tử vong 131

Bảng 16. Ước tính nhu cầu nhân lực y tế đến năm 2015 132

Bảng 17. Ước tính nhu cầu nhân lực y tế cho đến năm 2020 133

Bảng 18. Nhu cầu nhân lực theo giường bệnh ở các tuyến 133

Bảng19. Chỉ tiêu tay nghề trong chương trình đào tạo CK2 chuyên ngành tim
mạch 161




DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Hình 1. Mô hình "ba vòng tròn"đối với đào tạo dựa vào đầu ra 65

Hình 2. Mô hình và mối quan hệ giữa các tuyến y tế trong hệ thống y tế Việt
Nam 90

Hình 3.Số ngành đào tạo của chương trình chuyên khoa 1của các trường y
dược 98


Hình 4.Số ngành đào tạo chương trình thạc sỹ của các trường y dược 99

Hình 5. Số ngành đào tạo chương trình CK2 của các trường y dược. 100

Hình 6. Số ngành đào tạo tiến sỹ của các trường đại học y dược. 101

Hình 7. Phân bố tỷ lệ cựu học viên chuyển công tác sau khi học xong chuyên
khoa sau đại học 113

Hình 8. Sự phù hợp của công việc hiện tại với trình độ chuyên môn 114

của cựu học viên 114

Hình 9. Mô hình khối lượng kiến thức đào tạo CK1 và thạc sỹ 145

Hình 10. Mô hình khối lượng kiến thức đào tạo thạc sý, CK1 và bác sỹ nội trú.
146

Hình 11. Mô hình thi theo hình thức cấu trúc chạy trạm khách quan (OSCE)
159











1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trong những năm vừa qua. Nhiều công nghệ, kỹ
thuật y học mới đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công tại Việt Nam như
ghép tủy, thận, gan; thụ tinh trong ống nghiệm, thông/nong mạch vành, nội soi
can thiệp, phẫu thuật sọ não, chỉnh hình-phục hồi chức năng, lọc thận nhân tạo,
tán sỏi ngoài cơ thể Ngành Y tế đang từng bước triển khai các kỹ thuật chuyên
sâu ngang tầm với trình độ y học của các nước tiên tiến trong khu vực và trên
thế giới. Phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của con người ở nước ta
đều vượt và cao hơn ở các nước có cùng mức thu nhập bình quân theo đầu người
hàng năm. Các thành tựu y học nêu trên đã góp phần tích cực vào việc nâng cao
chất lượng nguồn lực con người, chuẩn bị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước. Nguyên nhân quan trọng để đạt được các thành tựu trên
làđóng góp của đội ngũ cán bộ y tế đặc biệt là sự đóng góp của đội ngũ cán bộ y
tế có trình độ chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2 và bác sỹ nội trú sau đại
học trong ngành y tế (sau đây gọi ngắn gọn là: cán bộ y tế chuyên khoa sau đại
học). Theo niên giám thống kê y tế năm 2006 tổng số cán bộ y tế trong cả nước
là 271.149 người trong đó có khoảng trên 30.000 cán bộ là chuyên khoa cấp1,
chuyên khoa cấp 2 và bác sỹ nội trú bệnh viện (mỗi năm tuyển mới khoảng
2.200 học viên) tham gia các hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, đến nay mới có
một số nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trình độ chuyên
khoa theo mã số nghiên cứu về y tế công cộng và cũng chỉ được thực hiện ở
từng vùng miền một cách đơn lẻ chưa phổ cập rộng rãi trong cả nước chưa tập
trung nghiên cứu tổng thể việc quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ y tế có trình độ
chuyên khoa sau đại học ở Việt Nam bao gồm: Thể chế quản lý thông qua việc
xây dựng các văn bản quản lý; Xây dựng tổ chức bộ máy trong đó xác định rõ

chức năng nhiệm vụ quản lý, gắn đổi mới cơ chế hoạt động với cơ chế tài chính,
tăng cường đội ngũ cán bộ (cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu) với tiêu chuẩn

2

nghiệp vụ cụ thể, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới các chính sách
trong đó có chính sách tiền lương, ngoài lương, chính sách khen thưởng kỷ luật
gắn với đạo đức nghề nghiệp; tăng cường đầu tư, đổi mới cơ chế về tài chính
hướng theo kết quả đầu ra so với mục tiêu đã đặt ra. Các nội dung gắn liền với
các nội dung chung trong chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011-2020. Do đó công tác quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ y tế chuyên
khoa sau đại học còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có một hệ thống văn bản đầy
đủ, đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động, xây dựng quy hoạch, xây dựng các
chương trình đào tạo phù hợp, tổ chức đào tạo, tăng cường đội ngũ giảng viên
nhất là giảng viên giảng dạy thực hành tay nghề, vv đổi mới công tác tổ chức
quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới đòi hỏi cần hội nhập, gắn các kỹ năng thực hành nghề
nghiệp với việc thi và cấp chứng chỉ hành nghề. Với mục tiêu xây dựng nền y tế
Việt Nam công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
ngày càng cao của nhân dân, ngày 23/02/2005 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số
46/NQ-TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong
tình hình mới [2]. Nội dung Nghị quyết cũng đã khẳng định: “ Nghề y là một
nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt ”. Do
đó, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ y tế nói
chung và đặc biệt đối với cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học, có kỹ năng tay
nghề cao trong lĩnh vực y tế, đây là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách.
Thứ nhất, về lý luận. Cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học có tác động
trực tiếp và rất quan trọng đến công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Do đó,
tăng cường quản lý nhà nước nhằm điều chỉnh các hoạt động của đội ngũ cán bộ
chuyên khoa sau đại học trong ngành y tế từ các khâu: đào tạo, tuyển dụng, sử

dụng và chính sách đãi ngộ là hết sức cần thiết, xuất phát từ những đòi hỏi khách
quan về chính trị, tổ chức quản lý và yêu cầu của xã hội, yêu cầu của cải cách
hành chính, đặc biệt là cải cách đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế
trong đó có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên khoa phù hợp với tình hình
mới. Điều này rất quan trọng góp phần vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,

3

quyền hạn của Bộ Y tế, đồng thời góp phần quan trọng nhằm hoàn thành việc
thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2011-
2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước sức khỏe người lao độnglà yếu tố quan trọng và quyết định.
Thứ hai, về thực tiễn. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật
y học trong nước cũng như trên thế giới đã làm biến đổi và phát sinh nhiều quan
hệ xã hội mới, đòi hỏi việc đổi mới công tác quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ y
tế chuyên khoa sau đại học cần được đồng bộ và phù hợp hơn. Mặt khác, việc
cải cách tiền lương và chế độ chính sách đãi ngộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế còn nhiều
bất cập. Đồng thời việc phải hình thành hệ thống thi và cấp chứng chỉ hành nghề
y tế theo yêu cầu của thực tiễn công tác chăm sóc sức khỏe và hội nhập quốc tế
là một đòi hỏi cấp bách khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Đây cũng là một trong những đòi hỏi của thực tiễn
khách quan của công tác cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về lĩnh vực
y tế.
Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu góp phần “Quản lý nhà nước
đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế”hiện nay là vấn đề
mang tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, là yêu cầu khách quan của quản lý
nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong
tình hình mới.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu, luận giải các vấn đề mang tính khoa học cả về lý
luận, thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại
học trong lĩnh vực y tế, đề xuất, bổ sung những giải pháp về quản lý tốt hơn đối
với đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học nhằm góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

4

2.2. Nhiệm vụ
a) Phân tích cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên
khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế.
b) Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ cán bộ y
tế chuyên khoa trong lĩnh vực y tế làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển
(phát huy những ưu điểm, khắc phục những khó khăn).
d) Đề xuất một số phương hướng, giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà
nước đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học ở Việt Nam trong thời gian
tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên
khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế, cụ thể là các bác sỹ chuyên khoa cấp 1,
chuyên khoa cấp 2, bác sỹ nội trú và các thạc sỹ, tiến sỹ trong ngànhy tế.
3.1.2. Khách thể nghiên cứu
a) Các văn bản liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có văn
bằng chuyên khoa sau đại học trong ngành y tế.
b) Hoạt động của các cơ quan đào tạo và quản lý nhà nước về đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức chuyên khoa sau đại học trong ngành y tế.

c) Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên khoa sau
đại học trong ngành y tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận án chỉ giới hạn đối với quản lý nhà nước
đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học ở các đơn vị sự nghiệp công lập
trong lĩnh vực y tế của cả nước giai đoạn chuẩn bị thực hiện công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước, tập trung chủ yếu là các bác sỹ được đào tạo cơ bản, được
cấp các văn bằng hoặc chứng chỉ (tương đương văn bằng) chuyên khoa cấp 1,
chuyên khoa cấp 2 và bác sỹ nội trú bệnh viện.

5

Luận án không nghiên cứu quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ y tế
chuyên khoa được đào tạo trong đại học y, đào tạo sau đại học ngắn hạn.
Một số kết quả nghiên cứu về đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ - đội ngũ cán bộ
y tế có trình độ chuyên khoa sau đại học được đào tạo theo hướng hàn lâm hơn
được xem xét như một phép so sánh làm sáng tỏ hệ thống đào tạo chuyên khoa
sau đại học gắn với việc thi và cấp chứng chỉ hành nghề y của bác sỹ ở Việt
Nam và ở một số nước trên thế giới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận dựa vào hệ thống lý luận về duy vật lịch sử, về xã hội học,
về quản lý nhà nước, và quản lý nhà nước nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về
y tế và nguồn nhân lực y tế.Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp quan điểm lịch sử cụ
thể, quan điểm phát triển để phân tích và tổng hợp. Thực hiện các Nghị quyết
của Đảng, đặc biệt Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ chính trị
về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới "Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi
ngộ đặc biệt " [2, tr7]. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính

phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011-2020 [39]. Đây là cơ sở lý luận quan trọng xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu của tác giả được thể hiện ở bản Luận án này nhằm góp phần hoàn
thiện một bước cơ sở lý luận nghiên cứu về nhân lực y tế nói chung, cán bộ y tế
chuyên khoa sau đại học nói riêng của ngành y tế trong thời kỳ phát triển và hội
nhập quốc tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu các tài liệu sẵn có
Đây là phương pháp nghiên cứu thứ cấp. Phương pháp này chủ yếu tập trung
nghiên cứu, phân tích các văn bản về đào tạo và quản lý cán bộ y tế chuyên khoa
sau đại học trong lĩnh vực y tế, các chương trình đào tạo, sách, tài liệu dạy học và

6

nghiên cứu khoa học, các số liệu khoa học đã được công bố ở trong và ngoài nước
có liên quan nhằm xây dựngthực thi các chính sách về đào tạo, quản lý đội ngũ cán
bộ y tế chuyên khoa sau đại học tại Việt Nam.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu qua điều tra thực tế
Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo và quản lý cán bộ, công chức,
viên chức chuyên khoa sau đại học trong ngành y tế, tìm hiểu sâu về đánh giá
hiệu quả hoạt động và tính khả thi của các giải pháp được xây dựng đổi mới.
Một số phương pháp sau sẽ được thực hiện:
a) Phương pháp phỏng vấn sâu:Đây là một phương pháp thảo luận chi
tiết, mặt đối mặt với một người lựa chọn đại diện cho một bộ phận của cộng
đồng để tìm hiểu về các chính sách đào tạo và quản lý đối tượng này. Chuẩn bị
nội dung câu hỏi cho cuộc phỏng vấn thảo luận và chọn ngẫu nhiên đối tượng để
phỏng vấn nhằm đảm bảo tính khách quan trong đại diện được lựa chọn.
b) Phương pháp điều tra xã hội học: Chuẩn bị phiếu trưng cầu ý kiến, nội
dung một số báo cáo, phiếu khảo nghiệm và tiến hành thu thập ý kiến của các
chuyên gia: nhà quản lý, nhà quản lý giáo dục đào tạo nói chung, nhà quản lý

đào tạo cán bộ y tế, các cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học ngành y tế
c) Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý, thống kê, đánh giá
kết quả điều tra và thực nghiệm trên cơ sở các phiếu trả lời hợp lệ.
4.2.3. Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác
Để tăng thêm độ tin cậy của các thông tin thu được từ các phương pháp
khác mà đề tài đã sử dụng, một số phương pháp bổ trợ khác cũng được áp dụng
thêm như phương pháp lịch sử, so sánh, quy nạp diễn giải, tọa đàm, thảo luận
nhóm nhỏ
5. Những đóng góp mới của Luận án
5.1. Đóng góp mới về lý luận
a) Phân tích làm rõ các khái niệm y học, y tế, nguồn nhân lực y tế, trong
đó tập trung vào đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học (các chủ yếu là
bác sỹ làm việc trong khu vực khám chữa bệnh) như một nguồn nhân lực quan

7

trọng, có ý nghĩa quyết định đến các hoạt động khám, chữa bệnh, góp phần to
lớn vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
b) Đề xuất khái niệm về quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa
sau đại học trong lĩnh vực y tế và xác định rõ các nội dung của quản lý nhà nước
đối với đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học. Phân tích các nhân tố tác
động đến quản lý nhà nước nguồn nhân lực này.
c) Kinh nghiệm quản lý nhà nước ở một số nước trên thế giới về đội ngũ
cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế cũng được luận án đề cập
đến nhằm làm phong phú thêm cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cán bộ này.
d) Luận giải các nội dung mang tính khoa học về mối quan hệ khăng khít
giữa chuẩn năng lực cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học với đào tạo đội ngũ
cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học và gắn liền với việc tổ chức thi và cấp
chứng chỉ hành nghề (tập trung vào nhóm bác sỹ) nhằm góp phần nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

5.2. Đóng góp mới về thực tiễn
a) Đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ
chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế ở nước ta. Trên cơ sở đó, luận án chỉ
ra những thành công, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ y tế
chuyên khoa sau đại học và phân tích các nguyên nhân gây ra hạn chế.
b) Đề xuất một số giải pháp đồng bộ để tăng cường quản lý nhà nước đội
ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế, tập trung vào đội ngũ
bác sỹ, bao gồm việc quy hoạch và ban hành các chính sách quản lý đội ngũ này,
tổ chức bộ máy quản lý nhân lực y tế, nâng cao chất lượng quá trình đào tạo,
tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ trong điều kiện hoàn cảnh Việt Nam, hướng tới
hội nhập quốc tế.
c) Kết quả trong bản luận án góp phần thay đổi nhận thức và hành động
của các nhà lãnh đạo, quản lý, các giảng viên trong các trường đại học y, các cán
bộ, công chức, viên chức và của toàn xã hội có liên quan đến công tác quản lý
nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế.

8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Luận án này sẽ góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận vềcông tác quản lý
nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế.
Một trong điểm mới trong kết quả nghiên cứu của luận án là xuất phát từ
thực tiễn của bệnh tật, xây dựng năng lực cần phải có của người cán bộ y tế
chuyên khoa, tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề, trên cơ sở đó khuyến cáo
hệ thống đào tạo đổi mới tổ chức đào tạo theo năng lực cán bộ và đánh giá đầu
ra theo năng lực và dựa vào năng lực cán bộ được đánh giá để có tái cấp chứng
chỉ hành nghề hay không. Đây chính là chất lượng đầy đủ, hiệu quả trực tiếp đối
với người bệnh nhân.
Luận án là công trình nghiên cứu khoa học làm căn cứ, là tài liệu tham
khảo bổ ích cho các bác sỹ, các công chức, viên chức, kể cả các công chức lãnh

đạo quản lý nhà nước trong và ngoài ngành y tế vận dụng thực hiện trong thực tế
công tác của mình. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức ngành y tế, đồng thời là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị trong
việc xây dựng hoàn thiện các văn bản quy định, xây dựng các tổ chức thực hiện
và xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế, chuẩn bị
đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu làm việc trong lĩnh vực y tế.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của Luận án được kết cấu thành 3 chương sau đây:
Chương I:Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa
sau đại học trong lĩnh vực y tế.
Chương II:Thực trạng quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại
học trong lĩnh vực y tế.
Chương III:Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đội
ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế.


9

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đội ngũ bác sỹ chuyên khoa sau đại học là lực lượng nòng cốt ở tất cả các
cơ sở y tế. Do vậy, công tác quản lý, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ bác
sỹ chuyên khoa sâu rất được quan tâm ở các nước trên thế giới. Liên quan đến
chủ đề của luận án, có rất nhiều các tài liệu và các công trình nghiên cứu về
quản trị nguồn nhân lực nói chung, cũng như về công tác đào tạo, quản lý và sử
dụng cán bộ chuyên khoa sau đại học về y tế, tuy nhiên trong giới hạn của phạm
vi nghiên cứu này, tôi chỉ nghiên cứu tham khảo chọn lọc một số tài liệu cũng
như công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến luận án.

1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống lý thuyết của quản lý nhà
nước
- Đó là hệ thống các giáo trình, hệ thống sách giáo khoa và tài liệu tham
khảo, chuyên khảo của Học viện hành chính quốc gia.
- Đó là hệ thống lý thuyết về quản lý công của nhiều học viện hành chính
trên thế giới mà tiêu biểu là hệ thống lý thuyết của Max Weber, ông là nhà xã
hội học người Đức, sinh năm 1864, cha đẻ của mô hình hành chính thư lại đã
đưa ra ba loại hình thẩm quyền: Thẩm quyền truyền thống, đó là tính hợp pháp
làm cơ sở cho mô hình lãnh đạo quản lý từ quá khứ linh thiêng và dường như
liên tục tồn tại. Đó là thẩm quyền uy tín, dựa trên sự tận tâm của quần chúng đối
với lãnh đạo do tấm gương thiêng liêng, đức tính anh hùng, hay nhân cách của
người đó. Đó là thẩm quyền pháp lý-duy lý, dựa trên trật tự pháp lý không bị
quan hệ tình cảm chi phối, dựa trên các quy định do quần chúng nhân dân xây
dựng lên một cách lý tính.
Cả hai tài liệu trên đã đưa ra khá hoàn chỉnh những thành tố, nội dung,
công cụ, hình thức quản lý nhà nước như hệ thống thể chế, hệ thống tổ chức bộ
máy, đội ngũ nguồn nhân lực và hệ thống tài chính công. Trong các tài liệu đó có
những tài liệu đã đề cập đến quản lý nhà nước về y tế nhưng mới chỉ dừng ở
quản lý về thể chế y tế chung, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về quản lý nhà
nước đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa sau đại học. Điều đó đã đặt ra nội dung lý

10

luận mà nghiên cứu sinh cần nghiên cứu để giải đáp trong bản luận án này.
2. Các công trình về quản trị nguồn nhân lực:
Cuốn sách “Quản trị nguồn nhân lực: các triển vọng cơ bản” (Human
Resource Management: Essential Perspectives)của hai tác giảRobert Mathis và
John Jackson (tái bản lần thứ 6) giúp trang bị cho các nhà quản trị nhân sự các
kiến thức về chính sách nhân sự và kỹ năng quản trị nhân sự trên thực tế. Theo
các tác giả, để quản lý nhân sự thành công, cần nắm vững luật và các quy định

về quản lý nhân sự và thường xuyên cập nhật các thông tin về nhân sự. Cuốn
sách giới thiệu các quan niệm và thực tiễn về quản trị nhân sự có thể áp dụng
trong các ngành nghề khác nhau. Các nội dung về quản trị nhân sự được đặt
trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ về khoa học quản lý và ứng dụng của nó
trong các lĩnh vực. Tác giả nhấn mạnh yêu cầu sử dụng các công cụ công nghệ
thông tin để quản trị nhân sự, đồng thời xác định các nguyên tắc quan trọng của
quản trị nhân sự, cũng như các kỹ năng mềm của nhà quản lý để bảo đảm thành
công của một tổ chức.
Cuốn sách Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) của
tác giả R. Wayne Mondy được tái bản lần thứ 12 đề cập đến việc quản lý nguồn
nhân lực nhưthế nào để đạt được mục tiêu của một tổ chức. Các nhà quản lý cần
vận hành tổ chức bằng cách phát huy thế mạnh của nhân viên. Muốn vậy, nhà
quản lý ở mọi cấp độ cần biết cách quản lý nhân lực của tổ chức, cụ thể là lập kế
hoạch nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, quản lý theo kết
quả thực thi, có chế độ đãi ngộ thoả đáng và xây dựng các mối quan hệ trong tổ
chức. Sức khoẻ và sự an toàn là những yếu tố tác động tới nhân lực của tổ chức.
Đặc biệt việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguồn nhân lực trong
thời đại ngày nay là nhân tố quan trọng để đạt hiệu quả trong quản lý, kiểm soát
và đánh giá nguồn nhân lực.
Với cuốn sách Quản trị nguồn nhân lực của tác giả John M. Ivancevich
(Dịch giả: Võ Thị Phương Oanh, NXB: Tổng hợp TP.HCM, 2010) cho thấy:
Các giám đốc luôn luôn đối mặt với những vấn đề, những thách thức và những
quyết định nhân sự. Mỗi giám đốc phải đóng vai trò của một người giải quyết và

11

chẩn đoán các vấn đề nhân sự, có thể ứng dụng khéo léo các khái niệm, quy
trình, mô hình, công cụ và phương pháp quản trị nguồn nhân lực. Cuốn sách này
tập trung vào quy trình ứng dụng quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức quản
lý và tình huống thực tế. Chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa thực tại, sự hiểu biết và

tư duy phê phán là những đề tài cơ sở được trình bày trong mỗi phần của cuốn
sách này. Hoạt động Quản trị nguồn nhân lực liên quan đến nhiều người lao
động nên công ty cần phải điều chỉnh những hoạt động trên một cách tinh tế;
thực thi một cách phù hợp và quản lý một cách liên tục để đạt được những kết
quả như mong muốn. Quản trị nguồn nhân lực nhấn mạnh đến yếu tố con người
trong các môi trường làm việc và mối quan tâm của nó là làm sao cho nhân sự
trong công ty đều cảm thấy hạnh phúc và sung túc.
Cuốn sách Quản trị nguồn nhân lực của PGS.TS. Trần Kim Dung, Nhà
xuất bản: Tổng Hợp TP. HCM, 2013 luận giải về vấn đề: Làm thế nào để quản
trị nguồn nhân lực có hiệu quả là vấn đề khó khăn và thử thách lớn nhất đối với
các doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi?. Sự biến động mạnh mẽ của môi
trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và yêu cầu phải đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trường đã và đang tạo
ra sức ép lớn, đòi hỏi các quản trị gia Việt Nam phải có các quan điểm mới, lĩnh
hội được những phương pháp mới và nắm vững được những kỹ năng mới về
quản trị con người. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, kinh nghiệm
tiên tiến trên thế giới và thực trạng quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam, cuốn
sách được thiết kế nhằm giới thiệu các kiến thức, tư tưởng và kỹ năng cơ bản
của quản trị nguồn nhân lực cho các quản trị gia, sinh viên ngành quản trị kinh
doanh và những bạn đọc khác có quan tâm.
Cuốn sách được trình bày trong mười hai chương. Chương đầu tiên giới
thiệu khái quát về quản trị nguồn nhân lực, chín chương tiếp theo được chia làm
ba phần, tương ứng với ba nhóm chức năng quan trọng nhất của quản trị nguồn
nhân lực trong các tổ chức: thu hút, đào tạo và phát triển, và duy trì nguồn nhân
lực. Phần thứ tư "Quản trị nguồn nhân lực trong môi trường hiện đại" gồm có
hai chương "Quản trị nguồn nhân lực quốc tế" và "Đánh giá kết quả quản trị

12

nguồn nhân lực". Phần cuối cùng gồm có các tình huống tổng hợp nhằm kết nối

toàn bộ các vấn đề chức năng trong quản trị nhân lực của các doanh nghiệp.
3. Các công trình về quản trị nhân lực trong lĩnh vực y tế:
Nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe: Quản lý để thành cônglà ấn
bản thứ ba củaBruce Fried (Author), Myron D. Fottler. Cuốn sách trình bày các
kỹ thuật và thực tiễn trong việc quản lý có hiệu quả nguồn lực quan trọng nhất
của tổ chức y tế - đó là nguồn nhân lực trong tổ chức. Cuốn sách cung cấp các
quan niệm và công cụ thực hành cần thiết để vượt qua các thách thức trong quản
lý nhân viên ngành y tế. Nội dung cuốn sách bao gồm: khái quát về sức khỏe và
an toàn tại nơi làm việc,yêu cầu quản lý lực lượng lao động trong bối cảnh toàn
cầu hóa, chú trọng lợi ích của nhân viên và tìm cách thiết lập lợi ích, đào tạo và
phát triển nghề nghiệp cho nhân lực y tế.
Quản lý nguồn nhân lực trong ngành y tế (Fleming Fllon Jr, Charles R.
McConnell) 2013 là công trình giới thiệu cách thức quản lý nguồn nhân lực cho
những người đang chuẩn bị để làm việc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y
tế. Cuốn sách bao gồm các chủ đề quan trọng như tuyển dụng, đào tạo, chấm dứt
hợp đồng, vấn đề pháp lý, công đoàn lao động, v.v. Mỗi chương giới thiệu một
nghiên cứu trường hợp điển hình trong quản lý nhân lực y tế.
Quản lý nguồn nhân lực y tế (Walter J Flynn, Robert L. mathis, John H
Jackson, 2006) nghiên cứu các vấn đề: Bản chất và các thách thức trongquản lý
nguồn nhân lực y tế; năng lực, cơ cấu và tiêu chuẩn nhân lực y tế; quản lý chiến
lược nguồn nhân lực y tế; các nhân tố pháp lý tác động đến nguồn nhân lực y tế;
thiết kế và phân tích công việc; tuyển dụng và lựa chọn nhân sự; Đào tạo và phát
triển nhân lực y tế; quản lý theo kết quả thực thi trong ngành y tế; chế độ đãi ngộ
đối với nhân lực y tế. Các vấn đề trên được trình bày như những gợi ý về nguyên
tắc đối với việc quản trị nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế.
Cuốn sách “Các quan điểm cơ bản trong quản lý nguồn nhân lực y tế”
(Basic Concepts OfHealth Care Human Resource Management) của tác giả
Nancy J. Niles. Cuốn sách cung cấp các quan điểm cơ bản của quản lý nhân sự
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bắt đầu với một cuộc khảo sát về quản lý


13

nhân sự và nghiên cứu xu hướng của nó cho đến thời điểm hiện tại, cuốn sách đề
cập đến văn bản luật và các quy định về chăm sóc sức khoẻ, vấn đề đạo đức
trong ngành y tế, tổ chức biên chế, đào tạo và phát triển, quan hệ nhân viên, kế
hoạch dài hạn trong quản trị nguồn nhân lực y tế. Các nội dung này phản ánh
một cách nhìn hiện đại về vai trò của nguồn nhân lực y tế và các cách tiếp cận
mới đến quản trị nhân lực trong lĩnh vực y tế.
Trong một nghiên cứu khác của các tác giả: Lyn N. Henderson và Jim
Tulloch thuộc cơ quan phát triển quốc tế Úc đã có bài tổng hợp [90]: “Incentives
for retaining and motivating health workers in Pacific and Asian countries”
(tạm dịch là: Khuyến khích duy trì và thúc đẩy cán bộ y tế tại khu vực Châu Á và
Thái Bình Dương). Nghiên cứu này nói lên rằng để cho chương trình ưu đãi
nhân viên y tế được thành công thì cần phải có sự cam kết chính trị lâu dài và
phải được duy trì ở tất cả các cấp, cần phải có sự hiểu biết một cách sâu sắc và
toàn diện về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế; cần có sự tham gia của các bên
liên quan, đặc biệt là bản thân các cán bộ y tế trong việc phát triển chiến lược,
hoạch định chính sách và thực hiện các sáng kiến trong quá trình công tác. Công
trình nghiên cứu này còn cho thấy, để khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển
của đội ngũ cán bộ y tế, cần phải thường xuyên tổ chức các điều tra đánh giá
nguồn nhân lực, xác định các yếu tố thúc đẩy cũng như cản trở sự phát triển
nguồn nhân lực, bên cạnh đó cần phải cải thiện chế độ lương bổng, chế độ ưu
đãi, cải thiện điều kiện làm việc và hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi và
giám sát đối với hệ thống y tế. Điều này đã giúp tác giả những gợi ý để tiến hành
nghiên cứu luận án để làm căn cứ đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng cán bộ y tế nói
chung và cán bộ y tế được đào tạo chuyên sâu nói riêngtrong công tác khám,
chữa bệnh cho nhân dân. Mặc dù công trình nghiên cứu này đã chỉ ra được mối
liên quan giữa công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ y tế đối với các yếu
tố kinh tế, xã hội nhưng vẫn chưa nghiên cứu sâu về mối liên hệ biện chứng đối

với công tác quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ y tế chuyên khoa trong đó có các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

14

4. Các công trình về đào tạo nhân lực y tế chuyên khoa sau đại học
Trong tài liệu “Postgraduate Medical Education-World Federation for
Medical Education Global Standards for Quality Improvement”[104] (tạm dịch:
Đào tạo chuyên khoa y sau đại học - Tiêu chuẩn của liên đoàn giáo dục về y tế
thế giới để cải thiện chất lượng đào đạo) đã nêu rõ, nhiệm vụ và mục tiêu đầu ra
nên khuyến khích sự đổi mới thích hợp trong quá trình đào tạo và cho phép phát
triển năng lực xa hơn so với sự cần thiết tối thiểu và không ngừng phấn đấu để
cải thiện chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Tài liệu này đã cho thấy, công tác đào
tạo và quản lý cán bộ y khoa sau đại học là một quá trình khép kín từ sự định
hướng phát triển, đào tạo, đánh giá chất lượng và quản lý cán bộmỗi hoạt động
trong quá trình này được phân tích một cách tỉ mỉ và có những tiêu chí cụ thể để
mỗi học viên sau khi tốt nghiệp đều đáp ứng được những kỹ năng cần thiết trong
quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân. Chất lượng đào tạo bác sỹ chuyên
khoa sau đào tạo còn nhiều vấn đề và không đồng đều giữa các trường ở các
nước khác nhau, nhiều học viên sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm. Do
vậy, tài liệu này là cơ sở có giá trị cho công tác xây dựng hệ thống đào tạo, xây
dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và đãi ngộ đối với đội ngũ y bác sỹ
cũng như cán bộ y khoa sau đại học. Tuy nhiên, tài liệu này không nêu rõ được
các vấn đề quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo cán bộ chuyên khoa y sau
đại học trong lĩnh vực y tế.
Tác giả Ronald M. Harden đã nghiên cứu về đề tài “Trends and the future
of postgraduate education” [81] (tạm dịch là: Xu hướng và tương lai của giáo
dục y khoa sau đại học). Trong đề tài này, tác giả đã cho rằng đào tạo chuyên
khoa và chuyên khoa sâu, vai trò thuộc về Bộ Y tế và các hiệp hội nghề y. Trong
chương trình đào tạo chuyên khoa, bác sỹ được đào tạo chuyên sâu trong một

chuyên khoa cụ thể trong bệnh viện dưới sự giám sát của một bác sỹ có thâm
niên cao hơn, đã được đào tạo trong cùng chuyên khoa hoặc chuyên khoa liên
quan với chuyên khoa được giám sát. Nghiên cứu chỉ ra rằng, xu hướng đào tạo
chuyên khoa sau đại học phải tập trung vào kết quả đầu ra. Kết quả đầu ra của
quá trình đào tạo là yếu tố quan trọng nhất và được quyết định bởi các quyết

×