Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.65 KB, 17 trang )

Trường Đại học Ngoại thương
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
TIỂU LUẬN:
CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU
CỦA NHẬT BẢN
Bộ môn: Chính sách thương mại quốc tế
Giáo viên: Vũ Hoàng Việt
Nhóm 1:
1. Dương Thị Dung 0951050038
2. Tống Văn Hoàn 0951010087
3. Vũ Mạnh Hùng 0951010111
4. Đỗ Thị Thùy Linh 0951010493
(Nhóm trưởng) 5. Bùi Hoàng Linh 0951010492
6. Nguyễn Thị Thảo 0951010568
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Mặc dù là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, Nhật Bản
lại là một quốc gia nghèo về nguyên liệu và năng lượng. Trong 8 loại nguyên liệu,
năng lượng quan trọng nhất, quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế,
thì Nhật Bản phải nhập khẩu tới 99,7% dầu mỏ, 100% thuỷ ngân và nhôm, 90%
quặng sắt, 86% than, 82% đồng, 62% kẽm, 57% chì. Với việc nhập khẩu này, Nhật
Bản trở thành nước nhập khẩu nguyên liệu lớn nhất thế giới cả về quy mô và cơ cấu,
chủng loại.
Để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng ổn định, an toàn
trong điều kiện thế giới đầy biến động, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã tìm
mọi cách để chi phối và đa dạng hoá các nguồn cung cấp tài nguyên, năng lượng.
Đến nay, Nhật Bản đã kiểm soát được 100% quặng sắt của Malaysia, 80% nguồn
cung cấp gỗ và đồng của Philippines, 50% nguồn dầu thô của Indonesia, 30% cao su
của Thái Lan. Và một trong những nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản đạt được thành
quả này chính là chính sách nhập khẩu của Nhật Bản.
Vậy đó là một chính sách như thế nào? Với những số liệu chính thức mới
nhất, bài viết về đề tài “Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản” hy vọng sẽ làm rõ


những đặc điểm cơ bản nhất của chính sách này thông qua hai công cụ quản lý là thuế
quan và hàng rào phi thuế quan.
Thuế quan
Nhật Bản sử dụng hệ thống phân loại HS; và ở Nhật có hai loại mức thuế quan
là mức thuế tự định (còn gọi là quốc định) và mức thuế hiệp định. Mức thuế tự định
là mức thuế được quy định trong luật thuế, gồm mức thuế cơ bản, mức thuế tạm thời
và mức thuế ưu đãi. Còn mức thuế hiệp định là mức thuế được thoả thuận trong các
hiệp định ký với nước ngoài. Trong đó quy định chỉ đánh thuế vào mặt hàng nào đó
theo một mức thuế thấp. Mức thuế hiệp định cũng được áp dụng với những nước có
2
thoả thuận cho nhau hưởng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ
ngoại thương với Nhật Bản.
Phần này chủ yếu đi sâu về thuế hiệp định, gồm thuế suất MFN áp dụng và tỉ lệ
thuế quan ưu đãi, vì đây là một yếu tố thể hiện rõ tinh thần hợp tác thương mại của
Nhật Bản. Nhưng trước hết, bài viết sẽ cung cấp những số liệu tổng quan nhất về thuế
quan Nhật Bản.
Trong năm tài chính 2010, biểu thuế quan của Nhật Bản bao gồm 8.826 dòng
thuế trong hệ thống phân loại HS (không tính các dòng thuế trong hạn ngạch). Trong
đó 98,8% là mức thuế hiệp định; 108 dòng thuế còn lại (tương đương 1,2%) là các
dòng thuế không có hiệp định, chủ yếu là thuế đánh vào thủy hải sản (cá, tôm cua,
rong biển), dầu khí, gỗ và các mặt hàng từ gỗ. (Xem phụ lục, bảng 1)
Khoảng 41,4% thuế quan của Nhật Bản là ở mức 0%; 24,5% thuế quan ở mức
lớn hơn 0% và nhỏ hơn hoặc bằng 5%; 21,2% thuế quan ở mức lớn hơn 5% và nhỏ
hơn hoặc bằng 10%. Trong khi toàn bộ thuế suất trong hạn ngạch là thuế tương đối
thì loại thuế này chỉ chiếm 24,5% thuế suất vượt hạn ngạch. Ngoài ra còn có 1 sự
chênh lệch lớn giữa các mức thuế trung bình: của thuế suất trong hạn ngạch là 18,3%
còn của thuế suất vượt hạn ngạch lên tới 77,4%.
Trong tổng số các dòng thuế hiệp định, 92,4% là thuế tương đối, 2,4% là thuế
tuyệt đối, 0,6% là thuế lựa chọn và 3,3% là các loại thuế khác. Mức thuế MFN hiệp
định trung bình là 5,9%, cao hơn không đáng kể so với mức thuế MFN áp dụng trung

bình (5,8%). Mức thuế hiệp định trung bình của các sản phẩm nông nghiệp (16%) là
khá cao so với mức trung bình của các sản phẩm phi nông nghiệp (3,5%). Nếu không
có cam kết cắt giảm thuế quan nào nữa, mức trung bình này của các sản phẩm nông
nghiệp sẽ không đổi vì Nhật Bản đã thực hiện đầy đủ các cam kết của vòng đàm phán
Uruguay trong năm 2009.
3
Thuế suất MFN áp dụng
Cơ cấu thuế suất MFN áp dụng của Nhật Bản hầu như là không đổi từ năm
2008. Trong tổng số 8826 dòng thuế, 93,4% là thuế tương đối, 2,3% là thuế tuyệt đối,
0,6% là thuế hỗn hợp, 3,3% là các loại thuế khác và 0,4% là thuế lựa chọn. Các mức
thuế suất không phải thuế tương đối chủ yếu được áp dụng đối với dầu và chất béo,
giày dép, thức ăn chế biến sẵn, động vật sống và các sẩn phẩm từ động vật, dệt may
và quần áo, rau xanh và các sản phẩm khoáng sản.
Trung bình thuế suất MFN áp dụng của Nhật Bản năm tài chính 2010 là 5,8%.
Sản phẩm nông nghiệp nhận được sự bảo hộ từ thuế quan cao hơn nhiều so với các
sản phẩm phi nông nghiệp: mức thuế trung bình đơn giản của các sản phẩm nông
nghiệp là 15,7% trong khi của các sản phầm phi nông nghiệp chỉ là 3,5%. Mức thuế
MFN áp dụng trung bình đối với giày dép và mũ, thức ăn chế biến sẵn, rau xanh,
động vật sống, da sống và da bì, vũ khí và đạn dược, dệt may và quần áo cũng là khá
cao.
Số liệu bảng 1 (xem phần phụ lục) cho thấy không có khuôn mẫu cố định nào
cho sự leo thang thuế quan MFN. Sự leo thang từ bán thành phầm cho đến thành
phẩm được thể hiện rõ ở một số ngành, nhất là dệt may, lọc dầu và hóa chất công
nghiệp. Đối với những ngành khác, gồm có thực phẩm, sản phầm da thuộc, sản phẩm
gỗ và giấy và các loại hóa chất khác thì sự bảo hộ thuế quan cho thành phẩm lại nhỏ
hơn so với bán thành phẩm. Trong khi đó cao su và các sản phầm cao su lại có sự leo
thang thuế quan từ nguyên liệu thô sơ cho đến bán thành phẩm và thành phẩm rất rõ
ràng. (Xem phụ lục, bảng 1)
Tỉ lệ thuế quan ưu đãi
Tỉ lệ thuế quan ưu đãi được áp dụng đối với 140 nước đang phát triển và 14

vùng lãnh thổ trong Hệ thống ưu đãi chung GSP (General System of Preference).
Năm 2007 chính phủ Nhật Bản đã mở rộng thêm danh mục các hàng hóa được hưởng
4
mức trợ cấp ưu đãi tới 49 quốc gia kém phát triển, từ mức 86% tăng lên 98% đối với
tất cả các hạng mục thuế quan. Các quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ GSP Nhật Bản
là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippin và Việt Nam.
Tỉ lệ thuế quan trung bình áp dụng đối với các nước trong hệ thống GSP là
4,6% và đối với các nước đang phát triển là 0,5% . Tỉ lệ thuế quan trung bình trong
các Hiệp định thương mại tự do dao động từ 3,3% (đối với Malaysia) và 3,9% (đối
với Brunei). Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt rất lớn đối với các nhóm sản phẩm khác
nhau. Cụ thể, trong khi tỷ lệ thuế quan ưu đãi trung bình dao động từ 0,5% đến 4,6%,
nhóm sản phẩm nông nghiệp chịu tỷ suất thuế từ 1,8% đến 14,7%. Tỷ lệ thuế quan
theo những hiệp định này cũng khá cao đối với sản phẩm công nghiệp như là da, cao
su, giày và sản phẩm du lịch, vải và quần áo nhập khẩu (theo GSP). Các mặt hàng
như sản phẩm bơ, sữa, vài loại giày, vải hay quần áo không quy định trong GSP cho
các nước đang phát triển thì chịu mức tỷ suất thuế quan tối huệ quốc (MFN). (Xem
phụ lục, bảng 2)
Nhìn chung, tỉ lệ thuế quan ưu đãi trung bình trong tất cả các thỏa thuận
thương mại (GSP, LDC và FTAs) là thấp hơn so với tỉ lệ thuế quan MFN trung bình.
Hầu hết các sản phẩm công nghiệp (từ chương 25 đến 97 hệ thống HS) được hưởng
ưu đãi không chịu thuế nhập khẩu trừ 118 mặt hàng không được ưu đãi như muối,
dầu thô, gelatin, đồ da, lông cừu, dê, thỏ và các sản phẩm từ lông này, gỗ dán, kén
tằm, lụa thô, sợi lụa, vải lụa, sợi bông và sản phẩm dệt, giầy và các bộ phận của
giầy và 78 hạng mục (1.264 mặt hàng) nhạy cảm với mức thuế suất 20%, 40%,
60% hoặc 80% so với thuế suất MFN, có hạn ngạch trần được tính cho mỗi năm tài
chính.
Hàng rào phi thuế quan
Hiện nay với xu hướng tự do hoá thương mại, hàng rào thuế quan giữa các khối
kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn. Do đó, dù
5

thuế quan là một công cụ bảo hộ thị trường quan trọng nhất và đã từng có hiệu quả tốt
trước đây nhưng hiện nay vai trò của nó đã bị suy giảm. Thay vào đó, các hàng rào phi
thuế quan lại đang chiếm ưu thế. Ở Nhật Bản, biện pháp hạn chế định lượng và hàng
rào kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo hộ thị trường nội địa và được
sử dụng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, vẫn có các biện pháp phi thuế quan khác được
sử dụng một cách khá hạn chế như các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời. Tất
nhiên Nhật Bản còn sử dụng nhiều biện pháp phi thuế quan khác nhưng do dung lương
bài viết không cho phép, bài viết chỉ đề cập đến ba biện pháp nêu trên.
Hạn chế định lượng
Hiện tại, những mặt hàng bị cấm nhập khẩu hoặc phải lấy giấy phép nhập khẩu
bao gồm một số loại thủy sản, thuốc và hóa chất, bột nhiên liệu, hạt nhân, vũ khí,
động thực vật, chất làm suy giảm tầng ozone, chất thải nguy hại, vũ khí hóa học, cồn,
kim cương thô, tài sản văn hóa trái phép từ Iraq, tất cả các loại hàng hóa từ Bắc Triều
Tiên, vũ khí và các mặt hàng khác liên quan đến chương trình hạt nhân hoặc các
chương trình tên lửa đạn đạo từ Iran, và vũ khí và các mặt hàng khác từ Eritrea.
Hầu hết các hàng hoá được tự do nhập khẩu và không phải chịu một yêu cầu
nào về giấy phép nhập khẩu nhưng các mặt hàng sau cần có giấy phép nhập khẩu:
• Hàng thuộc 66 mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu thuộc diện có hạn
ngạch nhập khẩu
• Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực qui định trong
thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu
• Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt
• Hàng hoá cần sự xác nhận sơ thẩm và phải đáp ứng được các quy định đặc biệt
của Chính phủ như các loại vắcxin nghiên cứu.
6
Khi nhập khẩu mặt hàng cần giấy phép nhập khẩu hay sự xác nhận của một số Bộ,
các nhà nhập khẩu được toàn quyền ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu, nhưng viêc
ký và thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào sự cho phép hay xác nhận của các Bộ có liên
quan.
Về hạn ngạch nhập khẩu, biện pháp này được áp dụng với 3 loại hàng sau:

• Các mặt hàng thương mại thuộc kiểm soát của nhà nước, bao gồm vũ khí,
rượu, chất nổ, súng cầm tay và dao, vật liệu hạt nhân, ma tuý, và các thực
phẩm chịu sự kiểm soát (như gạo).
• Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu, bao gồm 5 loại hải sản là cá trích, cá mòi,
sò và các loại hải sản khác.
• Các loại thực vật và động vật có tên trong Bản phụ lục I của Công ước về
thương mại quốc tế về các loài động vật có nguy cơ tiệt chủng trong hệ động thực
vật (CITES).
Ở Nhật Bản, hạn ngạch nhập khẩu được tính toán trên cơ sở dự đoán nhu cầu về hàng
hoá và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Vào đầu và giữa năm tài
chính (từ tháng 4 năm trước đến tháng 4 năm tiếp theo), METI (Ministry of
Economy, Trade and Industry) sẽ phê chuẩn những mặt hàng nhập khẩu theo quy chế
hạn ngạch được ghi rõ trong thông báo nhập khẩu.
Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu chịu điều chỉnh của những luật và quy định trong
nước. Trong trường hợp, hàng hạn chế nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải có giấy phép
và phê chuẩn liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá theo Luật Hải quan, để phục vụ
việc kiểm tra hoặc đáp ứng những yêu cầu cần thiết khác. Vì vậy, khi hàng hoá nhập
khẩu yêu cầu một giấy phép hoặc một giấy phê chuẩn theo luật và quy định khác
ngoài Luật Hải quan, nhà nhập khẩu phải trình lên một giấy chứng nhận đã cho phép
theo những đạo luật hay quy định này (theo Điều 70 của Luật Hải quan).
Nhật Bản áp dụng “hình thức phân ngạch trước”. Trình tự quản lý hạn ngạch thuế
quan của Nhật Bản rất phức tạp. Nhật Bản lấy việc thiếu kinh nghiệm làm lý do kéo
dài việc công bố kết quả phân phối hạn ngạch, ảnh hưởng tới việc triển khai mậu dịch
7
nói chung. Nhật Bản chỉ công bố tên doanh nghiệp giành được hạn ngạch chứ không
thông báo rõ số lượng hạn ngạch mà mỗi doanh nghiệp giành được. Vì vậy, người
thẩm định hạn ngạch sẽ không có cách nào thông qua đánh giá so sánh tính công
bằng của kết quả phân phối. Ngoài ra, thuế suất ngoài hạn ngạch cũng rất cao.
Xét đến hạn ngạch thuế quan, có đến gần 210 loại hàng hóa, trong đó có thịt,
nước ép trái cây, da và sản phẩm từ da phải áp dụng biện pháp này theo hiệp định

FTA giữa Nhật Bản và Mexico (JUMSEPA). Theo hiệp định FTA với Malaysia
(JMEPA), chuối tươi là mặt hàng phải chịu hạn ngạch thuế quan, Hạn ngạch thuế
quan về chuối cũng được áp dụng theo JUMSEPA, JIEPA và JTEPA. Hơn nữa, theo
JCEPA, gần 30 dòng thuế, trong đó có thịt và thịt chế biến, phải chịu hạn ngạch thuế
quan. Còn theo JTEPA, 5 dòng thuế liên quan đến chuối tươi, dứa tươi, 2 dòng thuế
về thịt lợn chế biến và tinh bột cũng phải chịu hạn ngạch thuế quan.
Hàng rào kỹ thuật
Hầu hết các sản phẩm trong nước và các sản phẩm nhập khẩu của Nhật đều phải chịu
kiểm tra hàng hoá và không thể tiêu thụ tại thị trường này nếu không được cấp những
giấy chứng nhận sản phẩm đã tuân theo những tiêu chuẩn. Trong đó, một số tiêu chuẩn
là bắt buộc, một số là tự nguyện. Nhưng thực tế thì người tiêu dùng Nhật Bản đã quen
thuộc với những hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và được cấp dấu chất lượng.
Do đó, việc được cấp dấu chứng nhận chất lượng đã trở thành điều kiện tối cần thiết để
sản phẩm có thể tồn tại được trên thị trường Nhật Bản. Hiện nay, ở Nhật có hai dấu
chất lượng được sử dụng phổ biến và được người tiêu dùng hết sức tin tưởng. Đó là
dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp (JIS) và dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông
nghiệp (JAS). Việc sử dụng các dấu hiệu này trên nhãn hiệu không chỉ để cung cấp
một sự đảm bảo về chất lượng mà còn bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc thông tin
đầy đủ cho họ về chất lượng sản phẩm.
Dấu chứng nhận “Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” (JIS – Japanese Industrial
Standard) dựa trên “Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp” được ban hành vào tháng 6 năm
8
1949. Dấu JIS được áp dụng cho rất nhiều loại sản phẩm khác nhau như vải, quần áo,
lò sưởi, các thiết bị điện, giày dép, bàn ghế, đồ dùng nấu nướng, dụng cụ thể thao,
nhạc cụ và các loại sản phẩm khác đòi hỏi phải được tiêu chuẩn hoá về chất lượng và
kích cỡ hay các quy cách sản phẩm khác. Các tiêu chuẩn JIS được sửa đổi, bổ sung
theo định kỳ để phù hợp với các tiến bộ công nghệ. JIS góp phần rất lớn trong việc mở
rộng tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản. Dấu chứng nhận
JIS chỉ được phép áp dụngvới các sản phẩm thoả mãn các yêu cầu về chất lượng của
JIS. Do đó, dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS đại diện cho chất lượng và rất được coi

trọng. Theo điều 26 của Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính
phủ phải ưu tiên đối với các sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá
để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này. Sau khi Nhật tham gia ký kết Hiệp
định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại của GATT, Nhật đã sửa đổi Luật này cho
phép các nhà sản xuất nước ngoài cũng được cấp phép đóng dấu JIS. Tuy nhiên, Nhật
là một nước có nền công nghệ rất phát triển vì vậy các tiêu chuẩn đặt ra đối với hàng
hoá thường rất cao. Vì thế, để được cấp giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS
không phải là một điều dễ dàng, đặc biệt là đối với hàng hoá của các nước đang và
kém phát triển.
Dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS – Japanese Agricultural Standard)
được cấp dựa trên Luật về tiêu chuẩn hoá các nông lâm sản và hợp lý hoá các nhãn
hiệu chất lượng hay còn gọi là Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản hay Luật JAS.
Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi Luật JAS bao gồm đồ uống, thực phẩm
chế biến, dầu ăn và mỡ, các nông lâm thuỷ sản chế biến. Đối với hầu hết các sản phẩm,
JAS quy định một cách rõ ràng các tiêu chuẩn cụ thể nhưng với một số sản phẩm còn
lại, các quy định của Luật chỉ đưa ra những hướng dẫn cho việc nâng cao chất lượng.
Dù JAS là một hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện nhưng nó được áp dụng ngày càng rộng
rãi và đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm chế
biến vì vậy với những hàng hoá không được đóng dấu chất lượng JAS thì khó có thể
thâm nhập vào thị trường Nhật Bản được.
9
Ngoài ra, trên thị trường Nhật Bản còn có nhiều các dấu chất lượng và độ an toàn sản
phẩm khác như dấu Q là chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm, dấu G về thiết kế,
dịch vụ sau bán hàng và chất lượng, dấu S về độ an toàn (bắt buộc), dấu Len dùng cho
sợi len nguyên chất, dồ len có trên 99% len mới, dấu SIF cho các mặt hàng may mặc
có chất lượng tốt
Để bảo vệ sức khỏe, vệ sinh và an toàn chung của người dân, Nhật Bản đã ban
hành luật Vệ sinh thực phẩm, luật Chống các bệnh truyền nhiễm trong súc vật nuôi,
luật Kiểm dịch thực vật và các luật và quy định khác liên quan đến nhập khẩu.
Vì tỷ lệ tự đáp ứng lương thực thực phẩm của Nhật là thấp, thực tế Nhật Bản phải nhập

khẩu 40% lương thực thực phẩm tiêu dùng nên Chính phủ cũng như người tiêu dùng
Nhật đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng của thực phẩm. Luật vệ sinh thực
phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng ở Nhật bao gồm cả hàng
sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Điều 1 của Luật nêu rõ : “Luật vệ sinh thực
phẩm nhằm phòng chống tất cả các nguy hại cho sức khoẻ gây ra bởi việc dùng thực
phẩm và đồ uống nhằm nâng cao sức khoẻ nhân dân”. Bên cạnh thực phẩm, Luật còn
quy định cả về gia vị, các máy móc chế biến và bảo quản thực phẩm, các dụng cụ đựng
và bao bì cho thực phẩm cũng như cho các gia vị, đồ chơi cho trẻ em và các chất tẩy
rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Luật cấm các loại thực phẩm sau:
• Các thực phẩm ôi thiu, mất màu, mất mùi, phân giải hay quá thời hạn sử
dụng.
• Thực phẩm có chứa chất độc hại, thực phẩm tiếp xúc với các chất độc hại,
thực phẩm bị nghị ngờ tiếp xúc với các chất độc hại.
• Thực phẩm bị nhiễm độc hoặc nghi ngờ có chứa các chất vi khuẩn gây bệnh
• Các thực phẩm có hại cho sực khoẻ do chứa tạp chất và các chất bẩn.
Vì thế, việc nhập khẩu thịt, xúc xích, thịt muối nếu không có chứng nhận vệ sinh của
cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, chứng minh vấn đề đảm bảo vệ sinh
của sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm đó sẽ bị cấm.
10
Nhật vẫn duy trì chế độ kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu. Đối với hàng thuỷ
sản khi nhập khẩu sẽ phải làm thủ tục kiểm tra vệ sinh và kiểm dịch thực phẩm. Nếu
thuỷ sản có vi sinh vật gây bệnh dịch tả thì sẽ bị huỷ. Nếu không có thì thông báo cho
người nhập khẩu để làm thủ tục tiếp.
Kể từ 1/1/2001, Nhật Bản đã chính thức áp dụng việc quản lý nhập khẩu các mặt hàng
thịt từ nước ngoài theo tăng cường kiểm soát chặt chẽ vệ sinh, an toàn thực phẩm từ
khâu giết mổ, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt. Nhật Bản sẽ chỉ cho phép nhập
khẩu thịt từ một nước nếu nước xuất khẩu này cung cấp đầy đủ các văn bản pháp quy
quy định điều kiện vệ sinh đối với sản phẩm thịt xuất khẩu của nước mình và được
Nhật xem là tương đương các điều kiện vệ sinh của Nhật Bản.
Đối với một số sản phẩm nhập khẩu, quy định về ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc.

Các sản phẩm phải buộc dán nhãn được chia thành 4 nhóm: Sản phẩm dệt (vải, quần,
váy, áo nỉ, áo sơ mi, áo mưa, ca vát, khăn trải giường, máy hút bụi, quạt, tivi), sản
phẩm nhựa (bát, đĩa, chậu giặt), đồ điện, thiết bị điện và nhiều loại sản phẩm khác
như ô, bột giặt, găng tay da, bàn chải đánh răng kính râm. Hiện nay theo quy định của
pháp luật có khoảng 100 mặt hàng bị buộc phải dán nhãn chất lượng. Các nhãn chất
lượng được dán lên sản phẩm gia dụng giúp cho người tiêu dùng được biết các
thông tin về chất lượng sản phẩm và lưu ý khi sử dụng.
Vấn đề môi trường cũng đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật
Bản. Cục môi trường của Nhật đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản
phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu),
các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”.
Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn
sau:
• Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có nhưng
ít.
• Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.
• Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít.
11
• Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các
cách kể trên.
Ecomark không đưa ra các tiêu chuẩn và cũng không nói lên chất lượng hay tính an
toàn của sản phẩm. Ecomark ra đời năm 1989, đến nay dấu này được rất nhiều
người Nhật biết đến. Các công ty nước ngoài có thể xin dấu chứng nhận
Ecomark thông qua các nhà nhập khẩu.
12
Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
Nhật Bản khá hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm
thời.
Năm 2010, Nhật Bản duy trì biện pháp chống bán phá giá đối với 6 mặt hàng.
Hai trong số đó là sợi bông polyester từ Hàn Quốc và từ các vùng lãnh thổ hải quan ở

Đài Bắc Trung Quốc (Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và hòn đảo Matsu), với mức
thuế chống phá giá từ 6% đến 13.5%, đã được quy định từ ngày 26 tháng 7 năm
2002. Bốn mặt hàng còn lại là mangan dioxide điện phân xuất xứ từ Nam Phi, Úc,
Trung Quốc và Tây Ban Nha, với mức thuế chống phá giá từ 14.0% đến 46.5%, đã
được quy định vào ngày 1 tháng 9 năm 2008.
Ngày 27 tháng 1 năm 2006, Nhật Bản áp dụng thuế chống trợ cấp lần đầu tiên.
Biện pháp này được áp dụng đối với bộ nhớ RAM động nhập khẩu từ Hàn Quốc, tại
mức thuế 27,2%, và áp dụng cho tới ngày 31 tháng 12 năm 2010. Tuy nhiên Hàn
Quốc đã đệ trình lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB – Dispute
Settlement Body), yêu cầu phân xử vào tháng 6 năm 2006. Và để thực hiện khuyến
nghị và phán quyết của DSB, Nhật Bản đã giảm mức thuế này xuống còn 9.1% vào
ngày 1 tháng 9 năm 2008. Và vào ngày 23 tháng 4 năm 2009, Nhật Bản gỡ bỏ biện
pháp này theo như quyết định thay đổi từ DSB.
Năm 2001, Nhật Bản đã thực hiện một số biện pháp tự vệ tạm thời đối với tỏi
xứ Wales, nấm Shiitake và nệm rơm khô nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy
nhiên, từ đó đến nay, Nhật Bản không áp dụng bất kỳ biện pháp tự vệ tạm thời nào.
Lời kết:
Như vậy, có thể thấy được rằng chính sách nhập khẩu của Nhật Bản là một
chính sách hiệu quả. Trong chính sách này, thuế quan vẫn là công cụ chính. Tuy vậy,
13
Nhật Bản lại là một trong những nước có biểu thuế thấp nhất thế giới. Đa số hàng
nhập khẩu của Nhật Bản được miễn thuế hoặc áp dụng mức thuế quan thấp hoặc mức
thuế quan ưu đãi. Điều này chứng tỏ Nhật Bản rất khuyến khích nhập khẩu, khuyến
khích tự do thương mại và mở cửa hội nhập. Nhưng đối với những mặt hàng cần sự
bảo hộ mạnh mẽ như các sản phầm nông nghiệp, các sản phầm từ da và hàng dệt
may, Nhật Bản vẫn giữ mức thuế suất khá cao.
Không chỉ có thuế quan, các hàng rào phi thuế quan cũng được Nhật Bản tận
dụng để thực hiện vai trò bảo hộ hàng nội địa. Các biện pháp hạn chế định lượng gây
khó khăn cho các nhà xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản không chỉ ở việc hạn chế số
lượng hay giấy phép xuất khẩu mà còn ở quy trình thủ tục rắc rối và phức tạp.

Thế nhưng hiện nay, hàng rào kỹ thuật mới là rào cản lớn nhất đối với các hàng
hoá khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Và các biện pháp này được Nhật Bản áp
dụng không phải với mục đích bảo hộ nền sản xuất nội địa mà là để đảm bảo chất
lượng cuộc sống và sức khóe cho người tiêu dùng.
Bên cạnh hai biện pháp phi thuế quan gây trở ngại lớn đến nhập khẩu hàng hóa
này, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời lại không phải là mối lo đối với các
nhà xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường khó tính này.
Bài viết có tham khảo từ những tài liệu sau:
• Bài viết “Chính sách thương mại tự do của Nhật bản” - TS. Phạm Thị Thanh
Bình (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới); link address:
/>%20kinh%20t%20Vit%20Nam/Attachments/DispForm.aspx?ID=201
• “Trade policy preview” of Japan – reported by WTO’s secretariat – 1/1/2011;
downloaded at />• “Trade policy preview” of Japan – reported by WTO’s secretariat – 14/4/2009;
downloaded at: />14
• Bài viết “Hệ thống thuế và hải quan của Nhật Bản”; link address:
/>%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-thu%E1%BA%BF-va-h%E1%BA%A3i-
quan-c%E1%BB%A7a-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n/
(4983 từ)
15
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
Bảng 1:
Cấu trúc của thuế quan MFN giai đoạn 2006 – 2020 tính theo %
(Nguồn: “Trade policy preview” of Japan – reported by WTO’s secretariat –
1/1/2011)
Thuế MFN áp dụng
Final
boun

FY2006 FY2008 FY2010
1.

Tổng số dòng thuế hiệp định (% tổng số
tất cả các dòng thuế) 98.8 98.8 98.8 98.8
2. Tỉ lệ thuế trung bình đơn giản 6.5 6.1 5.8 5.9
Sản phẩm nông nghiệp (HS01-24) 17.1 15.7 14.7 15.1
Sản phẩm công nghiệp (HS25-97) 3.7 3.6 3.4 3.5
Sản phẩm nông nghiệp theo WTO 18.8 17.1 15.7 16.0
Sản phẩm phi nông nghiệp theo WTO 3.6 3.5 3.5 3.5
Dệt may và quần áo 6.6 6.7 6.6 6.6
ISIC 1 – Nông nghiệp, săn bắt, đánh cá 6.9 5.0 4.4 4.3
ISIC 2 – Khai thác mỏ 0.1 0.1 0.1 0.1
ISIC 3 – Sản xuất 6.5 6.3 6.0 6.1
Sản xuất không gồm chế biến thức ăn 3.8 3.7 3.5 3.6
Giai đoạn đầu của chế biến 9.0 8.1 5.7 5.7
Bán thành phẩm 4.8 4.7 4.7 4.8
Thành phẩm 7.0 6.6 6.7 6.8
3.
Hạn ngạch thuế quan (% tổng số tất cả các
dòng thuế) 1.7 1.8 1.8 1.8
4.
Số dòng thuế miễn thuế (% tổng số tất cả
các dòng thuế) 41.7 41.4 41.4 40.5
5.
Thuế quan không tính theo giá trị (% tổng
số tất cả các dòng thuế) 6.7 6.7 6.6 6.4
16
Bảng 2:
Tỉ lệ thuế quan ưu đãi theo %
(Nguồn: “Trade policy preview” of Japan – reported by WTO’s secretariat –
1/1/2011)
Thuế

tương
đối
Tỉ lệ
miễn
thuế
Trung
bình
đơn
giản
Sản
phẩm
nông
nghiệp
theo
WTO
Sản
phẩm
bơ sữa
Sản
phẩm
phi
nông
nghiệp
theo
WTO
Cá và
các sản
phầm
từ
đánh

bắt cá
Da, cao
su,
giày
dép &
hàng
hóa du
lịch
Dệt
may và
quần
áo
Applied
MFN 93.4 41.4 5.8 15.7 59.8 3.5 5.7 14.5 6.6
GSP 94.0 61.2 4.6 14.7 59.8 2.3 5.4 13.1 4.9
LDC 99.5 98.2 0.5 1.8 0.0 0.2 1.6 2.4 0.1
JSEPA 96.4 82.1 3.3 13.8 59.8 0.9 4.6 14.4 0.1
JUMSEPA 95.5 81.2 3.3 14.1 59.8 0.8 2.3 12.1 0.3
JMEPA 96.6 82.3 2.9 13.2 59.8 0.5 4.2 5.7 0.1
JCEPA 96.4 81.4 3.0 13.6 59.8 0.6 4.9 6.1 0.1
JTEPA 96.5 82.0 2.9 13.3 59.8 0.5 4.2 6.1 0.1
JIEPA 96.3 81.8 3.1 13.9 59.8 0.6 4.9 6.6 0.1
JBEPA 96.1 81.5 3.4 14.1 59.8 1.0 4.9 14.4 0.1
AJCEP 96.4 81.6 3.1 14.0 59.8 0.6 4.8 7.3 0.1
JVEPA 96.4 81.7 3.1 14.0 59.8 0.6 4.7 7.2 0.1
JPEPA 96.3 81.7 3.0 13.5 59.8 0.6 4.0 6.7 0.1
JSFTEPA 96.4 81.3 3.3 14.4 59.8 0.7 5.4 7.7 0.1
17

×