Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Vận dụng mô hình kim cương để phân tích lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.05 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I.Lý thuyết chung 3
1.Lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage) 3
2.Mô hình kim cương 4
3.Vai trò của đổi mới, cải tiến theo M. Porter 7
II.Ứng dụng mô hình kim cương vào Hàn Quốc 9
1.Điều kiện các yếu tố sản xuất 9
2.Điều kiện nhu cầu trong nước 11
3.Các ngành hỗ trợ và liên quan 13
a.Các ngành công nghiệp hỗ trợ 13
b.Các ngành liên quan 13
4.Cơ cấu, chiến lược và môi trường cạnh tranh 15
a.Cơ cấu 15
b.Chiến lược 15
c.Môi trường Cạnh tranh 15
5.Chính sách hợp tác, nghiên cứu và phát triển - Research and development (R&D)
của Hàn Quốc 17
6.Vai trò của đổi mới ở Hàn Quốc 20
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
1
LỜI MỞ ĐẦU
Là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, nằm ở nửa phía nam bán đảo Triều Tiên –
Hàn Quốc là một cái tên vẫn thường được nhắc đến cùng với Hồng Kông,
Singapore và Đài Loan, tạo thành bốn con rồng châu Á. Đó là những nền kinh tế
nổi bật đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập
niên 1960 và thập niên 1990. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước
có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Bất chấp


các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã
khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát
triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay
huyền thoại này vẫn tiếp tục. Vậy điều gì đã làm nên huyền thoại đó?
Theo quan điểm kinh tế, sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không
phải kế thừa. Điều đó hoàn toàn đúng đối với Hàn Quốc. Nền kinh tế phát triển với
tốc độ nhanh và lớn mạnh được như vậy là vì Hàn Quốc đã biết tận dụng những lợi
thế của mình kết hợp với những chính sách, đường lối đúng đắn. Đây cũng chính là
những nội dung cơ bản trong lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia và mô hình
kim cương của Michael Porter.
Với mục đích tìm hiểu nguyên nhân thành công trong việc phát triển kinh tế của
Hàn Quốc cũng như nghiên cứu thực tiễn áp dụng mô hình kim cương tại các quốc
gia, nhóm em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng mô hình kim cương để phân tích lợi
thế cạnh tranh của Hàn Quốc” cho bài tiểu luận của mình.
Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong
thầy sẽ có những góp ý, bổ sung để bài làm được hoàn thiện hơn.
2
NỘI DUNG
I. Lý thuyết chung
1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage)
Tại sao có một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số
sản phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về
một số sản phẩm?. Đó là câu hỏi được Michael Porter đặt ra ngay trang đầu tiên
trong cuốn “ Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990).
Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh
của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới
của ngành đó. Điều này được khái quát cho một thực thể lớn hơn- một quốc gia. Lý
thuyết của M.Porter đã kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các lý
thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái niệm khá quan
trọng là lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không
phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị
tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khẳng định.
Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành
trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các quốc gia tạo được lợi thế so
với đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Trong một
thế giới mà sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên
quan trọng hơn chứ không kém quan trọng đi. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và
duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về
giá trị văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế và lịch sử của các nước đều đóng góp cho
khả năng cạnh tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong các kiểu hình của khả
năng cạnh tranh tại mọi quốc gia, không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả
năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Các nước thành công
3
trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa nước đó hướng về tương lai nhất,
năng động nhất, thách thức nhất.
2. Mô hình kim cương
Mô hình kim cương là công cụ chính để nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh quốc
gia. Mô hình này cho phép vượt qua những lợi thế so sánh truyền thống của một đất
nước như: đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên hoặc kích thước dân số. Các tiêu
chí này khá hời hợt trong cuộc đua lợi thế cạnh tranh thực sự.
Theo lý thuyết của M.Porter, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên
kết của bốn nhóm yếu tố. Mối liên kết của bốn nhóm này tạo thành mô hình kim
cương(diamond). Các nhóm yếu tố đó bao gồm:
(1) Điều kiện các yếu tố sản xuất (factor of production).
(2) Điều kiện về cầu (demand conditions).
(3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (related and supporting
industries).
(4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành( stratrgies, structures and
competition).

Bốn nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng của nhân tố này phụ thuộc
vào các nhân tố khác. Quốc gia có lợi thế cao nhất ở ngành mà bốn nhân tố ở trạng
thái thuận lợi nhất.
Ngoài ra, còn có hai yếu tố khác là chính sách của chính phủ và cơ hội. Đây là
hai yếu tố có thể tác động đến bốn yếu tố cơ bản kể trên.
4
KHỐI KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER
 Điều kiện các yếu tố sản xuất
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào được xây dựng từ năm
nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyện thiên nhiên, nguồn tri thức,
nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Mỗi nhóm đầu vào lại bao gồm nhiều yếu tố cụ thể
hơn.
Việc duy trì lợi thế cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào việc đầu vào đó là đầu vào cơ
bản hay cao cấp, được sử dụng phổ biến hay mang tính chất chuyên ngành. Đầu
vào cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lí, lao động giản đơn và
nguồn vốn tài chính. Đầu vào cao cấp bao gồm: hệ thống hạ tầng viễn thông hiện
đại, lao động có tay nghề và trình độ cao. Tầm quan trọng của đầu vào cơ bản trong
việc tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày một giảm do nhu cầu sử dụng chúng giảm dần.
Ngược lại các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan trọng nhất giúp
các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh
5
Cơ hội
Chiến lược, cơ cấu và môi
trường cạnh tranh ngành
Điều kiện các yếu
tố sản xuất
Điều kiện về cầu
Các ngành hỗ trợ và có
liên quan
Chính

phủ
dựa vào tính chất độc đáo sản phẩm và công nghệ. Tuy nhiên các đầu vào cao cấp
của quốc gia lại được xây dựng từ các nhân tố đầu vào cơ bản.
 Điều kiện về cầu
Sự cấu thành của các nhu cầu tại thị trường địa phương mà nó phản ánh bởi các
khía cạnh thị trường, tính chất tinh vi của người mua và nhu cầu cảu người mua tại
thị trường địa phương tốt như thế nào đối với những người mua khác tại thị trường
nước khác.
Quy mô và mô hình tăng trưởng nhu cầu trong nước có tác dụng tăng cường lợi
thế quốc gia. Quy mô thị trường lớn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong những
ngành có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Mặt khac, quy mô thị trường lớn cũng có
thể làm giảm sức ép bán hàng ra thị trường quốc tế và do đó làm giảm tính năng
động của doanh nghệp trong nước.
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp áp
dụng các công nghệ mới nhanh hơn. Mặt khác nhu cầu bão hòa nhanh chóng cũng
có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.
 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
Đối với mỗi doanh nghiệp, các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất
cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó các ngành sản xuất liên quan là những ngành doanh nghiệp phối hợp
hoặc chia sẻ hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói chung một
quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành hỗ trợ và nhiều ngành liên quan sẽ
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
 Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành
Khả năng cạnh tranh còn được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến
lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh thường là kết quả của
việc kết hợp tất cả các yếu tố trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh .
6
Lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo của sản phẩm, hàm lượng công
nghệ hơn là lợi thế về tài nguyên và chi phí lao động thấp. Toàn bộ ngành công

nghiệp sẽ tiến bộ nhanh hơn do những ý tưởng mới được phổ biến và ứng dụng
nhanh hơn.
 Vai trò của chính phủ và cơ hội
Chính phủ có thể tác động tới tới lợi thế cạnh tranh quốc gia thông qua 4 nhóm
nhân tố là các điều kiện nhân tố đầu vào, nhu cầu trong nước, các ngành công
nghiệp hỗ trợ và liên quan, chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh.
Cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình trạng hiện tại của quốc gia
và thường nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các công ti.Các cơ hội rất quan trọng
vì chúng tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh.
3. Vai trò của đổi mới, cải tiến theo M. Porter
Porter tin rằng sự đổi mới (cũng được hiểu là sự cải tiến, sáng tạo, tìm tòi) là
thách thức chính trong mục tiêu nâng cao năng suất và mở rộng quy mô trên toàn
cầu.
Porter thường xuyên nhấn mạnh rằng sản xuất chiếm vai trò trọng tâm quyết
định khả năng cạnh tranh và sự thịnh vượng của một quốc gia .Sản xuất tốt giống
như một chiếc chìa khóa vạn năng đem lại nhiều giá trị về kinh tế.
Theo Porter, không có ngành công nghiệp công nghệ thấp, mà chỉ có các công
ty công nghệ thấp, những người chưa đủ nhận thức để tiến bộ và biết cách làm
tăng giá trị của những gì họ sản xuất. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc
gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của
quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh
tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban
cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh
lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.
7
Khi nền tảng của cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức mới
thì vai trò của quốc gia càng tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và
thông qua quá trình địa phương hóa cao độ. Sự khác biệt về giá trị quốc gia, văn
hóa, cấu trúc kinh tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thành công
trong cạnh tranh. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu

vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất.
Các Công ty của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối
thủ mạnh trong nước, nhờ có các nhà cung cấp có khả năng trong nước, nhờ sự
phong phú nhu cầu khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽ của các ngành
phụ trợ. Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng
lợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển
ngành công nghiệp không khói này rất thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, họ thành
công không phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì
họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng
kèm theo, từ dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí,
các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu. Điều đó đã tạo cho họ
có lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt trội. Điều này
đồng nghĩa với việc bất kể ngành công nghiệp nào cho dù trực thuộc một quốc gia
có tính chuyên môn sản xuất cao cũng có thể mất đi một lợi thế cạnh tranh đáng kể
nếu chưa biết cách kiểm soát và điều chỉnh các lợi thế về công nghệ các lợi thế
công nghệ. Điều này đưa chúng ta trở lại với sự khác biệt giữa các quốc gia tiên
tiến và các nước đang phát triển. Nhóm nước phát triển có sự đầu tư mạnh mẽ vào
sản xuất còn các nước đang phát triển thì khả năng này yếu hơn, những giá trị họ có
thể bổ sung cho sản xuất là rất thấp.Vậy làm thế nào để rút ngắn sự chên lệch này
chúng tôi nhận ra rằng giải pháp duy nhất cho các đất nước đang phát triển là một
sự gia tăng về năng suất ròng. Vậy cần phải làm như thế nào? Điều này chỉ có thể
thực hiện nhờ khả năng sáng tạo. Theo ý tưởng của Porter, các nước phát triển hiện
8
nay đang và sẽ giữ ổn định một bước tiến về đổi mới, cho phép các nước đang phát
triển không gian để sản xuất hàng hóa và dịch vụ còn các nước kém phát triển đang
cạnh tranh tìm cách thích nghi và do đó bắt đầu quá trình công nghiệp hóa và phát
triển, cho đến khi mình có thể cạnh tranh về sự đổi mới. Cần có sự sáng tạo và cải
tiến trong 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền
vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành.
Trong trường hợp của Hàn Quốc, sự đổi mới là chìa khóa trung tâm của mọi

thành công.
II. Ứng dụng mô hình kim cương vào Hàn Quốc
1. Điều kiện các yếu tố sản xuất
Hàn Quốc là một nước thuộc khí hậu ôn hòa. Đây là điều kiện tốt cho sự phát
triển bởi ít chịu ảnh hưởng những tác động xấu của thiên nhiên như: hạn hán, bão
lũ…Tuy nhiên, nhìn chung, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Hàn Quốc rất hạn
chế : diện tích đất đai nhỏ hẹp chỉ với khoảng 100 nghìn km2, chủ yếu là đồi núi
với trữ lượng tương đối các khoáng sản như: than, vonfram, than chì. Về vị trí địa
lý, Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo
Triều Tiên.Phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên.Phía Đông Hàn Quốc giáp với biển
Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải.Có thể nói, đây vừa là khó khăn, vừa là một lợi
thế đối với Hàn Quốc.Khó khăn là bởi, đường biên giới trên đất liền duy nhất của
Hàn Quốc là tiếp giáp với Triều Tiên – một quốc gia luôn duy trì một cách nghiêm
ngặt chính sách đóng cửa nền kinh tế và có nhiều mâu thuẫn với Hàn Quốc. Nhưng
lợi thế là nhờ nằm trong lục địa Châu Á,– một châu lục năng động, luôn đạt tốc
tăng trưởng và phát triển cao và giữa 2 cường quốc trên thế giới là Nhật Bản và
Trung Quốc. Điều này đã tạo điều kiện học hỏi và phát triển cho Hàn Quốc.
Đối với các yếu tố cao cấp, cần phải đề cập đến đầu tiên là một hạ tầng viễn
thông hiện đại.Người dân Hàn Quốc luôn được tiếp xúc với những sản phẩm công
nghệ cao. Từ những đường ray tàu điện ngầm cho đến những thiết bị giải trí rất đa
9
dạng, những chiếc điện thoại di động đa chức năng…người ta nhận thấy rằng, xét
về công nghệ, Hàn Quốc có thể đi trước nhiều nước ở Châu Âu cũng như Châu Mỹ.
Hàn Quốc còn được xếp thứ 4 về số lượng kết nối internet và là người tiên phong
trong việc sử dụng kết nối tốc độ cao. Ngoài ra, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ứng
dụng và phát triển Wibro – một công nghệ mới về internet bang rộng không dây tốc
độ cao. Cùng với công nghệ truyền hình kỹ thuật số DMB, công nghệ truyền hình
Internet (IPTV), Wibro đã đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia tiến
tiến nhất trên thế giới.
Tiếp theo, không thể không nhắc đến hệ thống giáo dục chất lượng cao của Hàn

Quốc. Cũng giống như Nhật Bản, bị ảnh hưởng bởi triết lý Khổng Tử, giáo dục
Hàn Quốc mang tính hà khắc và chuẩn tắc. Những yêu cầu cao trong việc học hành
cũng như trong các kì thi trong nước đã giúp cho sinh viên Hàn Quốc luôn giành
được thứ hạng cao trong các bài kiểm tra so sánh quốc tế, đưa Hàn Quốc lên vị trí
thứ hai về toán học, văn học và vị trí dẫn đầu về giải quyết vấn đề. Điều này đã
giúp cho Hàn Quốc có được một nguồn nhân lực chất lượng cao, những lao động
có tay nghề…
Cuối cùng, cần phải nhắc đến yếu tố văn hóa và lịch sử riêng có của vùng Nam
Triều Tiên này. Cách đây nửa thế kỷ, đất nước này đã phải trải qua cuộc chiến
tranh với người anh em Bắc Triều Tiên, dẫn đến sự phân cắt đất nước thành hai
vùng riêng biệt, đối nghịch nhau về thể chế chính trị : một đi theo chế độ cộng hòa
( Bắc Triều Tiên), một đi theo chế độ tư bản (Hàn Quốc). Chính điều này đã tạo
thành một động lực, thúc đẩy những người dân Hàn Quốc làm việc chăm chỉ hơn,
với mong muốn thể hiện ưu thế vượt trội của người Nam so với người Bắc. Xét về
góc độ văn hóa, người Hàn Quốc cũng giống như người Nhật Bản ở phong cách
làm việc đầy trách nhiệm và tập trung. Từ những người công nhân kĩ thuật cho đến
những nhân viên văn phòng, họ không nề hà cống hiến sức lao động cũng như thời
10
gian lao động cho công việc. Chính vì vậy mà lực lượng của Hàn quốc không chỉ
có tay nghề cao mà còn có những phẩm chất thiết yếu cho công việc.
Từ những phân tích trên cho thấy, mặc dù không có nhiều thuận lợi về mặt tự
nhiên, nhưng Hàn Quốc đã biết tạo ra những ưu thế cho mình bằng chính sự nỗ lực
của toàn nhân dân cùng với những đường lối phát triển đúng đắn của chính phủ.
Điều này là nền tảng vững chắc cho Hàn Quốc không ngừng vươn lên, trở thành
một trong 4 con rồng của Châu Á.
2. Điều kiện nhu cầu trong nước
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước có thể được xem xét qua tình hình xuất
nhập khẩu được biểu hiện qua mô hình dưới đây:
(Nguồn: Hội thảo, Nhật Bản và Hàn Quốc đối với toàn cầu hóa)
11

Sơ đồ trên cho thấy, nhìn chung, lượng nhập khẩu cũng như xuất khẩu của Hàn
Quốc có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, từ năm
1997 trở lại đây, xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu, thể hiện sự ưa thích của người
dân trong nước cũng như ngoài nước đối với sản phẩm của Hàn Quốc. Với một
lượng cầu lớn và ngày càng tăng lên như vậy đã tạo nên động cơ để các doanh
nghiệp đổi mới sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản
xuất…tạo nên một lợi thế cạnh trang cho sản phẩm của Hàn Quốc trên thế giới.
Một ví dụ rõ nét nhất là về các sản phẩm điện thoại di động của một hãng sản xuất
rất nổi tiếng của Hàn Quốc là Sam Sung. Nhờ vào ưu điểm mẫu mã đẹp; đa dạng
về chức năng, phong phú về hình thức; giá thành hợp túi tiền, mà những chiếc điện
thoại Samsung đã chinh phục được người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn
trên toàn thế giới.
Điều kiện nhu cầu trong nước còn được thể hiện rõ nét qua tốc độ tăng GDP
cả nước được thể hiện ở bảng dưới đây
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ
đôla
345,43
2
504,586 575,929 643,762 732,975 844,863 951,773
1,049
triệu
931,402
834,0
6
1,014
triệu
(Nguồn: Ngân hàng thế giới)
Nhìn chung, GDP của Hàn Quốc luôn tăng đều qua các năm và đã vượt ngưỡng
1 triệu tỷ đôla vào năm 2007 và 2010. Điều này cho thấy một nền kinh tế phát triển

rất vững mạnh, xứng tầm vị trí 12 trên Thế giới. Cùng với sự tăng trưởng của Tổng
sản phẩm quốc nội thì sức mua của người dân cũng ngày càng được nâng cao, quy
mô thị trường tiêu thụ trong nước lớn giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực công
nghiệp điện tử hay sản xuất ôtô đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, tạo lợi thế
cạnh tranh so với các nước khác.
12
Giáo dục Hàn Quốc cũng góp phần tạo nên đặc trưng của cầu trong nước thông
qua việc nâng cao nhận thức của người dân.Trình độ học vấn càng cao thì yêu cầu
về chất lượng, mẫu mã sản phẩm…ngày càng khắt khe hơn. Với nền giáo dục
nghiêm khắc theo quan điểm Đạo Khổng đã tạo nên cho Hàn Quốc những con
người luôn đặt yêu cầu cao về sản phẩm. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Hàn
Quốc luôn chịu áp lực đáp ứng những tiêu chuẩn cao đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh
khi mở rộng ra thị trưởng ngoài nước.Như vậy có thể nói, chính những quan điểm,
thị hiếu của người dân trong nước đã góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh
cho các sản phẩm của Hàn Quốc trên trường quốc tế.
3. Các ngành hỗ trợ và liên quan
a. Các ngành công nghiệp hỗ trợ
Duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là những ngành công nghiệp then
chốt và đã được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế
giới; chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng thứ 4. May mặc, sắt
thép và các sản phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô
tô đứng thứ 6 trên thế giới. Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất
chất bán dẫn của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói
tới bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC).
Trong năm 2004, thanh DRAM (bộ nhớ truy xuất động) của Hàn Quốc đứng thứ
nhất trên thế giới với thị phần 47.1%.
b. Các ngành liên quan
 Mạng lưới truyền thông
Hàn Quốc được thế giới biết đến như một trong những nước đi đầu về công nghệ
thông tin và được đánh giá cao về tỉ lệ kết nối Internet tốc độ cao. 11 triệu trong

tổng số 16 triệu hộ gia đình ở Hàn Quốc kết nối mạng Internet băng thông rộng.
Trên 70% trong tổng số 48 triệu dân sử dụng và truy cập mạng thông tin Internet
hàng ngày và đã trở thành nước đi đầu trên thế giới trong xây dựng Chính phủ điện
13
tử. Hàn Quốc hiện đang là quốc gia đề xướng các xu thế công nghệ thông tin và
truyền thông của toàn cầu, với tốc độ phát triển công nghệ không dây cao nhất và
cơ sở hạ tầng tiên tiến. Tăng trưởng mạnh nhất là sự chuyển đổi nhanh của quốc gia
này từ mạng điện thoại cố định hữu tuyến sang truyền thông không dây, hiện đã
phổ cập gần 100% đất nước này. Năm 1960, Hàn Quốc có tỷ lệ hộ dân sử dụng
điện thoại là 36%, gần bằng 1/10 tỷ lệ trung bình của thế giới vào lúc đó. Hiện nay,
hơn 92% hộ gia đình ở Hàn Quốc đã có điện thoại cố định, đồng thời hơn 75% dân
số gồm 48 triệu người của đất nước này thuê bao các dịch vụ di dộng. Thành công
về viễn thông của Hàn Quốc một phần là do Chính phủ đã thành công khi đặt mục
tiêu vào các ngành công nghiệp chủ chốt. Chính phủ đã thúc đẩy lĩnh vực công
nghệ thông tin và truyền thông, coi đó là động lực tăng trưởng mới sau cuộc khủng
hoảng tài chính của châu Á năm 1997-1998 và tập trung nỗ lực nâng cấp cơ sở hạ
tầng và tạo lập môi trường thị trường hỗ trợ cho các hãng và người tiêu dùng.
 Mạng lưới giao thông
Về mạng lưới giao thông, Hàn Quốc có 63200 km đường bộ trên tổng diện tích
99.538 km2 trong khi tỷ lệ đó ở Pháp là 894 000km đường bộ trên tổng diện tích
674 843km 2 . Mạng lưới giao thông đường bộ ở Hàn Quốc cần phải được mở
rộng. Cũng tương tự với hệ thống đường sắt tại quốc gia này. Tuy nhiên, Hàn Quốc
lại có lợi thế về giao thông đường không, trong số 10 cảng hàng không có tới 4
cảng là cảng quốc tế, trong khi tại Pháp con số này là 1/10. Hàn Quốc do đó mà có
lợi thế tốt hơn về cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng không đến các công ty xuất khẩu
trong nước cũng như các nước nhập khẩu. Hàn Quốc có 10 cảng trong đó có 2
cảng rất lớn là Pusan và Icheon ( Pusan là cảng lớn thứ năm thế giới về lưu lượng
container). Việc phát triển cơ sở hạ tầng là một lợi thế rất lớn đối với một quốc gia
đặc biệt trong trường hợp của Hàn quốc.
14

4. Cơ cấu, chiến lược và môi trường cạnh tranh
a. Cơ cấu
Công nghiệp nặng về hóa chất là trung tâm của chính sách công nghiệp quốc gia
trong những năm 1970 và có sự tái cơ cấu công nghiệp trong những năm 1980.
Việc tái cơ cấu là nhằm vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs. Mở cửa
và tự do hóa thị trường là điểm nhấn trong những năm 1990. Các doanh nghiệp
Hàn Quốc đi đầu trong việc tăng cường sự minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn
quốc tế trong khi các chính sách hỗ trợ các công ty liên doanh được ra đời.
b. Chiến lược
Chiến lược phát triển công nghiệp 2015 của Hàn Quốc tập trung vào 4 vấn đề:
Một là, Nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới; khuyến khích các nhà sản xuất
công nghệ cao như bán dẫn, điện tử kỹ thuật số, công nghệ sinh học đóng vai trò
chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế; hai là, tạo môi trường phát triển ngành
công nghiệp ôtô và đóng tàu trên cơ sở cải tiến công nghệ, mở rộng thị trường, đảm
bảo duy trì khả năng xuất khẩu cao; ba là, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo
điều kiện phát triển các ngành dịch vụ có khả năng cạnh tranh; bốn là, khuyến
khích sự phát triển các ngành dịch vụ mềm như các sản phẩm văn hóa.
c. Môi trường Cạnh tranh
Trong nền kinh tế tri thức, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) được quyết định bởi tri thức và năng lực đổi mới của doanh nghiệp.
Theo khía cạnh này, tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc sẽ được mô tả bởi trình độ
đổi mới và năng lực sử dụng công nghệ và mạng thông tin và truyền thông (IT) của
các DNVVN. Nhằm nâng cao năng lực đổi mới của các DNVVN, Chính phủ Hàn
Quốc thúc đẩy các chính sách khác nhau, chú trọng vào các vấn đề sau đây:
+ Khuyến khích các DNVVN đổi mới dẫn đầu về đổi mới công nghệ trên con
đường phát triển.
+ Củng cố hợp tác theo mạng của ngành công nghiệp, viện hàn lâm và các viện.
15
+ Thúc đẩy thương mại hoá các công nghệ đã được phát triển.
+ Thiết lập cơ sở hạ tầng số hóa.

Hàn Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp chính sách khác nhau để đẩy nhanh
tốc độ phát triển công nghệ của các DNVVN. Ví dụ, Chính phủ đang tìm cách tăng
số lượng DNVVN có năng lực phát triển công nghệ và đổi mới lên 10% của tất cả
các DNVVN chế tạo. Các biện pháp chính sách khác nhau đã được thực hiện để
củng cố sự hợp tác theo mạng giữa các doanh nghiệp hoặc giữa ngành công nghiệp,
viện hàn lâm và các viện. Củng cố DNVVN Đổi mới (Inno-Biz): SMBA dự định
hỗ trợ toàn bộ cho DNVVN đổi mới có trang bị công nghệ mới và các hệ thống đổi
mới công nghệ, để bảo đảm chúng sẽ phát triển thành các doanh nghiệp hàng đầu
của toàn cầu.
+ Cơ quan Nghiên cứu Đổi mới Doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc (KOSBIR): Để
tăng tốc phát triển công nghệ của DNVVN, các cơ quan Chính phủ được khuyến
cáo sử dụng hơn 5% ngân sách hỗ trợ R&D cho DNVVN.
+ Bảo đảm Mua Công nghệ Mới: Trong nỗ lực hỗ trợ thương mại hoá công nghệ
mới, các cơ quan Nhà nước, bao gồm Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Kepco (Korea
Electric Power Corporation) và Tập đoàn Kogas (Korea Gas Corporation) cam kết
với các DNVVN phát triển công nghệ mới bảo đảm sẽ mua sản phẩm áp dụng công
nghệ này trong một giai đoạn xác định.
+ Hỗ trợ DNVVN tại chỗ: SMBA tạo sự hỗ trợ tại chỗ cho DNVVN, giúp các
DNVVN củng cố năng lực để giải quyết nhanh các vấn đề ngay tại nơi sản xuất.
+ Chương trình Hỗ trợ Chế tạo Điện tử : Trong nỗ lực tăng năng suất của
DNVVN, SMBA hỗ trợ DNVVN bằng cách thực thi hệ thống thông tin về chế tạo.
Để thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin, DNVVN được tài trợ phát triển phần mềm phù
hợp của CIM (Computer Integrated Manufacturing), MES(Manufacturing Excution
Systems), POP (Point Of Production) và thiết lập cơ sở dữ liệu.
16
5. Chính sách hợp tác, nghiên cứu và phát triển - Research and development
(R&D) của Hàn Quốc.
Hàn Quốc có được những thành tựu đáng nể về phát triển kinh tế và khoa học
công nghệ một phần là nhờ những định hướng đúng đắn từ rất sớm của Chính phủ
Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển – Research and

development (R&D). Sau đây là một số chính sách và giải pháp cụ thể:
• Hệ thống ghi nhận công nghệ mới
Hệ thống ghi nhận công nghệ mới, gọi là hệ thống chuẩn KT, được xác lập bởi
Bộ Khoa học và Công nghệ, và thuộc trách nhiệm quản lý của Tổ chức Công nghệ
Công nghiệp Hàn Quốc. Hệ thống này hỗ trợ những sản phẩm công nghệ mới đang
trong giai đoạn tiếp cận thị trường. Bất kỳ công nghệ mới nào đạt chuẩn KT thì
công ty phát kiến sẽ được hỗ trợ dưới dạng quyền ưu tiên bán cho các cơ quan Nhà
nước; quyền ưu tiên đăng ký kinh phí từ quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ và các
quỹ phát triển công nghệ của các ngân hàng thương mại; quyền ưu tiên quảng bá tại
những chiến dịch truyền thông hội chợ triển lãm công nghệ.
• Khuyến khích thành lập các tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp.
Để được nhận những khoản hỗ trợ hào phóng của Chính phủ Hàn Quốc, các
doanh nghiệp nước ngoài thường lập ra các tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh
nghiệp. Hiện nay, 134 viện nghiên cứu của Hàn Quốc được xếp vào loại hình liên
kết với doanh nghiệp…
Để đăng ký thành lập một tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp, các tập
đoàn lớn cần tuyển ít nhất là 10 nhân viên có bằng đại học chuyên ngành khoa học.
Các tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp của các công ty nhỏ và vừa cần
tuyển ít nhất 2 nhân viên có bằng cao đẳng kỹ thuật. Điều kiện cần thiết là những
người này phải báo cáo để Tổ chức Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc thẩm định.
Sau khi đăng ký thành lập với Chính phủ Hàn Quốc, các tổ chức nghiên cứu liên
kết với doanh nghiệp được nhận nhiều khoản hỗ trợ đa dạng. Các chuyên viên
17
nghiên cứu làm việc 4 năm trong một tổ chức nghiên cứu được Chính phủ công
nhận thì được miễn trừ nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra, Chính phủ cung cấp các hình
thức hỗ trợ về tài chính, giảm thuế thu nhập và thuế nhập khẩu trang thiết bị phục
vụ nghiên cứu.
Lưu ý rằng những chính sách hỗ trợ về thuế này đối với các hoạt động nghiên
cứu khoa học công nghệ đã được Hàn Quốc thực thi phổ biến từ thập kỷ 1970, tức
là sớm hơn cả thập kỷ trước khi các tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp

ra đời.
Tổng số tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp ở Hàn Quốc, tính tới
tháng 12 năm 2005, là 11.810. Trong đó, 6.628 (52,7%) chuyên nghiên cứu trong
ngành công nghiệp điện, điện dân dụng, truyền thông, tin học. 2.189 (17,4%)
chuyen nghiên cứu về lĩnh vực máy móc thiết bị, và 1965 (15,6%) chuyên nghiên
cứu về hóa chất. Mạng lưới các tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp độc
đáo của Hàn Quốc chính là động lực cơ bản thúc đẩy hoạt động R&D của quốc gia
này.
• Các chương trình hỗ trợ nghiên cứu tại các vùng miền
o Thành lập các Trung tâm Nghiên cứu Vùng miền
Các Trung tâm Nghiên cứu Vùng miền – Regional Research Center (RRC) được
thành lập vào năm 1995 để nghiên cứu đặc thù riêng của vùng miền, củng cố năng
lực nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng tại các tỉnh, và khai thác, liên kết
với các ngành công nghiệp chủ đạo của từng địa phương.
Các RRC thẩm định các kế hoạch R&D cải tiến công nghệ ở từng địa phương,
lựa chọn những kế hoạch phù hợp, và ký thỏa thuận cung cấp kinh phí từng năm
một. Sau 3 năm sẽ thẩm định đánh giá lại một lần nữa, và có thể gia hạn nguồn
kinh phí tới 9 năm tiếp theo.
o Các Dự án Tập trung Cải tiến Công nghệ Địa phương (TIC/TBI/TP)
18
Các Trung tâm Cải tiến Công nghệ – Technology Innovation Center (TIC) là
những dự án với mục tiêu hình thành môi trường cải tiến công nghệ cho các ngành
công nghiệp ở địa phương, hỗ trợ những dự án công nghệ mạo hiểm. Cách làm là
kết nối các ngành công nghiệp trọng điểm của địa phương với các trường đại học
và viện nghiên cứu thông qua việc điều phối quỹ kinh phí khoa học của Chính phủ,
chính quyền địa phương, và các trường đại học cùng viện nghiên cứu. Mỗi trường
đại học, viện nghiên cứu trên cả nước đều có một TIC. Những TIC này kết nối với
nhau để hợp tác nghiên cứu, chia sẻ nguồn lực, và hợp tác đào tạo nhân lực, cung
cấp thông tin cho các doanh nghiệp, tập đoàn địa phương. Trung bình hằng năm
Chính phủ hỗ trợ cho các TIC 1 tỷ won để mua trang thiết bị phục vụ nghiên cứu

(mỗi TIC được hỗ trợ như vậy trong 5 năm), trong khi các trường đại học và chính
quyền địa phương có nghĩa vụ cung cấp đất, cơ sở nghiên cứu, chi phí vận hành, và
chi phí nghiên cứu.
Các Lò ấp Doanh nghiệp Công nghệ – Technology Business Incubator (TBI) là
những dự án phát triển công nghệ và cung cấp kinh phí cho việc tiếp cận thị trường,
hướng dẫn quản lý, cung cấp thông tin đầu tư, và kết nối các địa chỉ tài chính cho
các doanh nghiệp tiềm năng hoặc doanh nghiệp mới ra đời trong vòng 1 năm. Các
TBI phối hợp chặt chẽ và khai thác năng lực nghiên cứu của các trường đại học và
các viện nghiên cứu của từng địa phương.
Các Công viên Công nghệ – Techno Park (TP) được xây dựng để kích thích sự
hợp tác phát triển của công nghệ và kinh doanh bằng cách tập trung hóa hoạt động
cải tiến công nghệ từng vùng miền tại các doanh nghiệp, trường đại học, và các
viện nghiên cứu vào cùng một chỗ, tạo thành các cụm cải tiến công nghệ. Kể từ
năm 1997 tới nay, Hàn Quốc đã đưa vào hoạt động bảy Công viên Công nghệ ở
Ansan, Songdo, Chungnam, Gwangju, Jeonnam, Daegu và Gyeongbuk. Hằng năm,
mỗi TP được hỗ trợ 5 tỷ won để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị.
• Cấp bảo lãnh cho các khoản vay phục vụ R&D
19
Việc vay vốn từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, là
không dễ dàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các khoản vay này luôn bị
các ngân hàng coi là có tính rủi ro cao, do các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều bất trắc
và dễ tổn thương trước các biến động từ thị trường và nền kinh tế. Và một nguyên
nhân quan trọng khác là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có nguồn bảo
lãnh hoặc thế chấp cho các khoản vay.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ vay vốn đầu tư cải tiến công nghệ, KOTEC (quỹ
bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc) cung cấp dịch vụ bảo lãnh tín dụng công
nghệ. Khoản bảo lãnh này có nhiều hình thức, nhưng mục tiêu chung là đảm bảo
các tổ chức cho vay thu hồi khoản nợ trong trường hợp người đi vay mất khả năng
thanh toán. Nhờ vậy khuyến khích các tổ chức tài chính cho vay đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa có dự án triển vọng tốt nhưng không có đủ tài sản thế chấp, hoặc

không có hồ sơ tín dụng đầy đặn phù hợp để chứng minh uy tín trả nợ.
6. Vai trò của đổi mới ở Hàn Quốc
• Tổng quan:
Như chúng ta đã thấy, đổi mới chiếm một vị trí trung tâm trong việc định hướng
công nghiệp của Hàn Quốc. Việc tái tổ chức các công ty lớn và công ty tư nhân
nhìn chung vẫn còn trong tiến trình, để dựa ít hơn về cấp phép và nhiều hơn vào R
& D, bằng chứng là chính sách cố ý hợp tác trong phát triển R & D ở phần trước
của chương này.
Được công nhận rộng rãi về chuyên môn trong ngành điện tử và khoa học vật
liệu, Hàn Quốc hiện đang cố gắng thiết lập một nghiên cứu cơ bản chắc chắn sẽ
đem lại cho họ thành quả trong mười hay mười lăm năm. Vì vậy, số lượng các nhà
nghiên cứu đã tăng gấp đôi trong vòng hai mươi năm qua và ngân sách cho R & D
tăng 15% mỗi năm do tập trung chủ yếu vào công nghệ sinh học, y học, công nghệ
nano và khoa học cơ bản. Ngân sách này hiện bằng 4% GDP.
20
Ngay cả khu vực tư nhân là bằng chứng cho sự táo bạo và không ngần ngại đầu
tư vào công nghệ không chắc chắn.
Ngân sách chính phủ của nghiên cứu quốc gia hiện tại là 4,3 tỷ đô la.
Quốc gia này cũng xếp thứ tư trong các nhà sản xuất có bằng sáng chế quốc tế
năm 2006. Văn phòng quốc tế về sở hữu trí tuệ đã thông báo rằng Hàn Quốc đã tiến
hành 5.935 đơn sáng chế quốc tế, tăng 27% so với năm 2005.
Nhóm Hàn Quốc đang ngày càng tìm cách thu hút FDI nhiều hơn vào R & D.
Nếu vậy, chính phủ sẽ giảm thuế và trợ cấp cho đầu tư. Đồng thời, các công ty Hàn
Quốc đang đầu tư mạnh cho các công ty công nghệ nhỏ và các phòng thí nghiệm
của Hàn Quốc nằm nhiều ở Hoa Kỳ. Việc đầu tư cho các nhà nghiên cứu nước
ngoài đang mở rộng, chủ yếu là với người Mỹ, châu Âu và Ấn Độ.
Những công ty này cũng tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thông qua các cấu trúc ngang để phát triển việc hợp lực trong các nghiên cứu. Hiện
nay, công ty Samsung của Hàn Quốc xếp hạng cao nhất về chi tiêu cho R & D, xếp
thứ chín thế giới, sau Siemens của Đức. Công ty Hàn Quốc tiếp theo trong bảng

xếp hạng là Hyundai Motors thì chỉ được xếp hạng thứ 43.
Trong khi đó, Chính phủ hiểu rõ những lợi ích đạt được khi xây dựng các công
ty nước ngoài với giá trị công nghệ cao, thể hiện ở những chính sách gần đây của
Chính phủ luôn tạo thuận lợi nhất cho việc xây dựng những công ty này.
Chính sách ưu đãi đã mang lại 133 công ty nước ngoài (chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản
và châu Âu) được tài trợ toàn bộ bởi trung tâm nghiên cứu tại Hàn Quốc. Từ năm
1997, nhà nước đã chi gần 5 tỷ USD để giúp các trung tâm này.
Thực tế là phải đến năm 1980, nhà nước và các công ty Hàn Quốc mới nhận ra
tầm quan trọng của R & D. Trong số 51 trung tâm nghiên cứu công nghiệp vào
năm 1980, đã tăng lên đến hơn 10.000 trung tâm vào năm 2003. Trong khi đó,
nhiều biện pháp đã được thực hiện để tạo điều kiện nghiên cứu trong kinh doanh:
các khoản tín dụng thuế, miễn thuế từ dịch vụ quốc gia cho các nhà nghiên cứu, và
21
các biện pháp tài chính khác nhau. Hơn bao giờ hết, chính phủ đã chọn năm 2000
để đặt các công ty ở trung tâm của chính sách quốc gia về nghiên cứu.
Hiện nay, Hàn Quốc là quốc gia thứ sáu trong nghiên cứu trong OECD với chi
tiêu này lên tới khoảng 14,43 tỉ đô la một năm. 74% các khoản đầu tư được thực
hiện bởi các công ty, số 26% còn lại tương ứng với ngân sách nghiên cứu của nhà
nước và các tổ chức tư nhân khác. Các công nghệ mới tập trung hơn 50% các ngân
sách, tiếp theo là ô tô (14%) và hóa chất (13%).
Ở cấp độ toàn cầu, có 190.000 người làm việc trong lĩnh vực R & D, 62% là viên
chức trong các công ty, nhưng chỉ có 6,5% có bằng tiến sĩ. Tuy nhiên, theo Choi
Jae-Ik, phó chủ tịch của Hiệp hội công nghiệp và công nghệ Hàn Quốc, mức R & D
trong các công ty Hàn Quốc vẫn còn thấp hơn của công ty Nhật Bản và Mỹ. Ngoài
ra, có một sự mất cân bằng cấu trúc đáng kể trong sự bố trí các nghiên cứu tại Hàn
Quốc. Cũng như vậy, 72% những người có bằng tiến sĩ làm việc tại trường đại học,
so với chỉ 15% trong các công ty tư nhân. HQ hiện đang tiến hành một hệ thống mở
cửa rộng rãi các trường đại học của mình cho người nước ngoài nhằm quốc tế hóa
nghiên cứu của mình.
Sự mất cân đối giữa các công ty lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu các thỏa

thuận hợp tác quốc tế và việc thiếu các nhà nghiên cứu có bằng cấp cũng là những
khó khăn lớn mà các nghiên cứu Hàn Quốc sẽ phải đối mặt.
Để kết luận một cách tổng quan về chính sách đổi mới ở Hàn Quốc, chúng ta cần
lưu ý các nỗ lực hết sức ý nghĩa của Chính phủ trong phát triển công nghệ sạch,
cũng như khuyến khích các công ty lựa chọn con đường phát triển bền vững. Sự
tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây đã gây thiệt hại đáng kể cho
mối trường, chẳng hạn ở Seoul hay Pusan. Nhà nước cũng đã nhận thức được vấn
đề này và một chính sách rất nghiêm ngặt đang được tiến hành song song với việc
tìm kiếm các công nghệ sạch và bền vững.
• Kế hoạch chiến lược đối với Hàn Quốc trong chính sách đổi mới:
22
Theo kế hoạch chiến lược của Chính phủ, các công nghệ cốt lõi sau đây đã được
xác định là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt được mục tiêu trở thành
một nhà lãnh đạo thế giới trong đổi mới:
• Công nghệ thông tin để thiết lập cơ sở một nền kinh tế tri thức.
• Các khoa học đời sống và công nghệ y tế, để cải thiện chất lượng cuộc sống.
• Nguyên vật liệu, làm cơ sở cho thành tựu khoa học trong các lĩnh vực khác
(công nghệ nano, hệ thống vi điện cơ, người máy).
• Không gian vũ trụ (khoa học không gian, hàng không).
• Công nghệ năng lượng (các tế bào nhiên liệu, năng lượng hạt nhân, vv )
Hàn Quốc đặt mục tiêu trở thành một trong bảy nước có công nghệ tiên tiến nhất
2025. Để làm được điều này, chính phủ Hàn Quốc năm 1999 đã phát động một
sáng kiến chiến lược dài hạn, kế hoạch Tầm nhìn 2025, với 3 bước nhằm hướng
dẫn việc chuyển đổi sang một một nền kinh tế thịnh vượng và tiên tiến thông qua
sự phát triển của khoa học và công nghệ.
 Giai đoạn 1 (kết thúc năm 2005): đưa những năng lực khoa học và công nghệ
của Hàn Quốc cạnh tranh với những nước đứng đầu thế giới bằng cách huy động
nguồn lực, mở rộng cơ sở hạ tầng công nghiệp và cải thiện các quy định pháp luật.
 Giai đoạn thứ hai (kết thúc vào 2015): Đứng ra như một nhà khởi xướng trong
lĩnh vực R & D của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bằng cách tích cực tham gia

nghiên cứu khoa học và tạo ra một bầu không khí mới có lợi cho việc thúc đẩy R &
D.
 Giai đoạn thứ ba (kết thúc vào 2025): cạnh tranh về khoa học và công nghệ
trong các lĩnh vực được lựa chọn so với các lĩnh vực mà các nước G-7 đang cạnh
tranh. Công nghệ năng lượng (các tế bào nhiên liệu, năng lượng hạt nhân, vv ).
Kế hoạch này có một số mục tiêu quan trọng, bao gồm:
- Chuyển từ chế độ đổi mới do chính phủ điều hành sang hệ thống đổi mới điều
hành bởi khu vực tư nhân.
23
- Nâng cao hiệu quả của đầu tư quốc gia vào R & D.
- Chuyển đổi hệ thống của R & D từ phạm vi quốc gia thành mạng lưới toàn cầu.
Chiến lược Hàn Quốc cũng có thể được tóm tắt như sau: đó là từ bỏ khẩu hiệu "bắt
chước và nâng cao" thành "đổi mới và quốc tế hóa". Kế hoạch “Tầm nhìn năm
2025” chỉ có thể với một tổ chức có thể chế vững chắc và hiệu quả.
• Thể chế tổ chức của sự đổi mới:
Để xác định các ưu tiên trong việc phân bổ ngân sách cho sự đổi mới và phối
hợp hiệu quả chính sách với các chương trình R & D ở cấp quốc gia, Chính phủ đã
thành lập Hội đồng Quốc gia về Khoa học và Công nghệ (NSTC) trong tháng 1
năm 1999, được lãnh đạo bởi Tổng thống của Hàn Quốc. Nó bao gồm những quyết
định của các bộ trưởng dựa trên khoa học công nghệ và các đại diện khoa học.
NSTC có thẩm quyền phối hợp các chương trình và ngân sách cho R & D ở Hàn
Quốc.
Có một ban cố vấn thứ hai, Hội đồng chủ tịch về Khoa học và Công nghệ
(PCST), chủ yếu gồm các nhà khoa học phi chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp
đại diện cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ
(MOST), có trách nhiệm phối hợp ở cấp quốc gia của R & D trong nước. Những
hoạt động này bao gồm nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực và chính sách của
quốc tế hóa giáo dục, cũng như phối hợp các hoạt động của bộ phận khoa học và
các viện nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ. MOST cũng chịu trách nhiệm cho
hầu hết các trung tâm nghiên cứu khoa học (SRC), Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật

(ERC) và trung tâm nghiên cứu khu vực (RRC). Những trung tâm xuất sắc đã được
thành lập để thực hiện các chương trình khuyến khích những nghiên cứu cơ bản
trong trường đại học lớn. Cuối cùng là năm Hội đồng nghiên cứu, báo cáo cho Văn
phòng Thủ tướng Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của các
viện nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ.
24
Các nghiên cứu chính của chương trình MOST: MOST đã tiến hành một số dự
án khoa học và công nghệ đầy tham vọng. Một bản tóm tắt của dự án này:
Chương trình R & D "Biên giới thế kỷ " đã được đưa ra vào năm 1999, với mục
tiêu đầy tham vọng phát triển đến năm 2010 công nghệ cốt lõi và công nghệ tiên
tiến trong những khu vực hứa hẹn. Chính phủ có kế hoạch tài trợ cho 20 dự án có
tổng chi phí vượt quá 3,5 tỷ đô trong chương trình này, và sẽ tập trung vào công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano và vật liệu mới.
Sáng kiến nghiên cứu một cách sáng tạo (CRI), đưa ra vào năm 1997, đã tượng
trưng cho sự thay đổi trong chính sách trong việc phát triển R & D ở Hàn Quốc,
quá trình chuyển đổi "từ bắt chước sang đổi mới." Sáng kiến này nhằm mục đích
tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia về công nghệ thông qua những nghiên
cứu cơ bản và sáng tạo. Sự trợ cấp này đã đem về kinh phí cho các hoạt động
nghiên cứu dựa trên sự sáng tạo và độc đáo. Tổng cộng, 51 dự án được tài trợ với
chi phí 600.000 đô la mỗi dự án. Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Quốc gia (NRL),
được thành lập vào năm 1999, nhằm mục đích hỗ trợ các trung tâm xuất sắc trong
25
Văn phòng Chủ
tịch
Chính phủ Văn phòng Thủ
tướng Chính
phủ
Ban tư vấn Phối hợp
R&D ở cấp
quốc gia và

chịu trách
nhiệm
nghiên cứu
Phối hợp các
chương trình
và ngân
sáchR&D tại
các quốc gia
Sự giám sát
của các viện
nghiên cứu
được tài trợ bởi
Chính phủ
PCST NSTC MOST Hội đồng
nghiên cứu

×