Tải bản đầy đủ (.docx) (189 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ẢNH HƢỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI
CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ

PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ẢNH HƢỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI
CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành:

Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 62.38.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi

HÀ NỘI - NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô
PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi, người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn tơi hồn
thành đề tài nghiên cứu này. Cảm ơn q thầy, cơ khoa Hành chính nhà
nước, trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp nhiều
kiến thức chuyên ngành và giải thích những vướng mắc trong suốt thời gian
diễn ra khóa học. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến khoa Sau đại học, trường
Đại học Luật Hà nội đã tổ chức, quản lý lớp NCSK18 rất chu đáo, tạo điều
kiện tốt nhất để tơi có thể học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn
bè, những người đã quan tâm, động viên tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Trân trọng!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực và do tôi trực tiếp khảo sát, tổng hợp. Những kết

luận khoa học chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng
năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Vân Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBCC

Cán bộ, cơng chức

CQCS

Chính quyền cấp cơ sở

DTTS

Dân tộc thiểu số

DTTSTC

Dân tộc thiểu số tại chỗ

HĐND


Hội đồng nhân dân

HN&GĐ

Hơn nhân và gia đình

HTCT

Hệ thống chính trị

HTCTCS

Hệ thống chính trị cơ sở

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

Nxb

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1

Số lượng các cặp kết hôn trong nội bộ dân tộc của các dân tộc
thiểu số tại chỗ Tây Nguyên

Bảng 2

Ý kiến người dân theo tín ngưỡng truyền thống về vai trị của già
làng trong phân xử các vụ việc duy trì phong tục tập quán dân tộc

Bảng 3

Mong muốn về nơi ở sau khi kết hơn

Bảng 4

Tình hình đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã đến năm 2015

Bảng 5

Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn
tính đến năm 2015

Bảng 6

Chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
tính đến năm 2015


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................................7
1.1. Những cơng trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài......................................7
1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 27
Kết luận chương 1......................................................................................................31
Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA LUẬT TỤC
ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HƠN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN...............................................32
2 1. Luật tục về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên32
2.2. Thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình..........................................................46
2.3. Khả năng ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân gia đình
trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.......................................................51
2.4. Các yếu tố tác động tới ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn
nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên............................61
Kết luận chương 2......................................................................................................72
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN................................................................................74
3.1. Ảnh hưởng của luật tục các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên tới việc thực
hiện các quy định pháp luật về kết hôn......................................................................74
3.2. Ảnh hưởng của luật tục các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên tới việc thực
hiện pháp luật về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình....................................89
3.3. Ảnh hưởng của luật tục các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên tới việc thực
hiện pháp luật về ly hôn, phân chia tài sản và nhận con nuôi..................................101
3.4. Nguyên nhân những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của luật tục tới việc thực hiện
pháp luật hôn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.. .108
Kết luận chương 3....................................................................................................115
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƢỞNG TÍCH CỰC,
HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC



THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HƠN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY............................................117
4.1. Quan điểm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật
tục đến việc thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ
ở Tây Nguyên hiện nay............................................................................................117
4.2. Các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu
số tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay...........................................................................122
Kết luận chương 4....................................................................................................157
KẾT LUẬN............................................................................................................158
CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hơn nhân và gia đình là những hiện tượng phát sinh trong q trình phát triển
xã hội lồi người. Chính vì vậy, ở mọi thời đại, gia đình ln có vai trị quan trọng trong
việc hình thành và phát triển xã hội, làm rạng rỡ bản sắc dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng khẳng định “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân
của xã hội là gia đình”. Cũng như những hiện tượng xã hội khác, HN&GĐ chịu sự tác
động có tính quyết định của điều kiện kinh tế xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài
người gắn liền với quá trình phát sinh, thay đổi những hình thái HN&GĐ. Đặc biệt từ khi
xuất hiện nhà nước, sự liên kết của các cá nhân nhằm xây dựng gia đình được coi là sự
kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp
luật. Quan hệ HN&GĐ khơng chỉ thể hiện ý chí của cá nhân mà cịn mang ý chí nhà

nước.
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật
HN&GĐ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ nhằm xây
dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng. Trong giai đoạn hiện nay, việc củng
cố và xây dựng quan hệ HN&GĐ là vấn đề rất quan trọng, một mặt góp phần vào việc ổn
định trật tự xã hội, mặt khác tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập quan hệ HN&GĐ theo
đúng quy định của pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tây Nguyên là vùng đặc thù trong cả nước về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã
hội và dân cư với 54 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 12 dân tộc thiểu số tại chỗ.
Mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa truyền thống, mang bản sắc riêng với hệ thống
luật tục giữ vai trò quan trọng trong q trình tự quản, điều hịa xã hội. Hiện nay, ở Tây
Nguyên, trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ, luật tục trong lĩnh vực
HN&GĐ vẫn giữ vai trị chủ đạo. Họ hoặc khơng biết đến những quy định của pháp
luật hoặc vẫn chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật về chế độ HN&GĐ, quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ cũng như các nguyên tắc cơ bản của
chế độ HN&GĐ. Tồn tại vấn đề này, một phần là do trình độ phát triển của đồng bào dân
tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên vẫn đang còn một khoảng cách đáng kể so với trình độ
chung của cả nước. Do đó, việc áp dụng pháp luật vào đời sống của cộng đồng các dân
tộc thiểu số nơi đây đã và đang gặp khơng ít khó khăn. Quy định của pháp luật do nhiều
lý do mà chưa thể đến được với toàn thể người dân. Nhưng trên


thực tế, nguyên nhân chủ yếu là do chi phối bởi luật tục, thứ đã ăn sâu bám rễ trong
tâm trí mỗi người dân làm cho họ tuân theo luật tục như một thói quen, một điều hiển
nhiên mà khơng quan tâm đến pháp luật. Trong tham luận của Sở Tư pháp tỉnh Đắc
Lắc tại hội thảo “Mối quan hệ giữa luật tục, hương ước và pháp luật hiện hành” do
Viện Khoa học pháp lý tổ chức đã nhận định: “có những vụ việc mặc dù Tịa án nhân
dân các cấp đã xét xử, nhưng người dân vẫn yêu cầu buôn làng xử lại và bản án xét xử
theo luật tục được buôn làng chấp nhận hơn bất kỳ một bản án nào khác”. Vì vậy, vấn
đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có thể kết hợp hài hịa, có sự hỗ trợ, bổ sung cho

nhau giữa luật pháp của Nhà nước và luật tục của buôn làng, nghiên cứu và áp dụng
luật tục trong thực tế sẽ góp phần rất lớn trong việc ổn định trật tự xã hội ở địa
phương. Đánh giá được thực trạng ảnh hưởng của luật tục đối với việc thực hiện pháp
luật HN&GĐ trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn Tây Nguyên
hiện nay, xác định được những tác động tích cực và tiêu cực của luật tục trong lĩnh vực
này và tìm ra giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế, khắc phục và từng bước
loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật HN&GĐ trong khu vực này là điều cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn
thực tiễn. Đó cũng là lý do để nghiên cứu sinh chọn và nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng
của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình trong các dân tộc
thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này là tìm ra các giải pháp phát huy những ảnh hưởng
tích cực và hạn chế, tiến tới từng bước loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến
việc thực hiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật HN&GĐ ở cộng
đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ của Tây Nguyên trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật
HN&GĐ mà chủ yếu là các nội dung: khái niệm và đặc điểm của luật tục; khái
niệm, các hình thức thực hiện pháp luật HN&GĐ; khả năng ảnh hưởng của luật tục
tới việc thực hiện pháp luật HN&GĐ; các yếu tố tác động đến ảnh hưởng của luật
tục tới việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây
Nguyên.


- Đánh giá được thực trạng ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp
luật HN&GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên từ năm 2006 tới nay,

chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp phù hợp nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục tới việc thực hiện
pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các
dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án tập trung vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng ảnh hưởng của luật tục
tới việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên từ
năm 2006 đến năm 2016, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, các giải pháp cần thực
hiện để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật
tục nhằm làm cho việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC ở
Tây Nguyên được nghiêm chỉnh và tự giác hơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian là địa bàn cư trú của 6 dân tộc thiểu số tại chỗ
theo chế độ gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên, đó là các dân tộc Ê đê, Gia rai, Chu ru,
Raglai, Cơ ho và M'nông cư trú chủ yếu ở 4 tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm
Đồng. Địa bàn khảo sát tại 4 tỉnh trên là ở một số huyện như Chư pưh, Chư Sê, thành
phố Pleiku tỉnh Gia Lai, huyện CưMgar, huyện Buôn Đôn và Thành phố Buôn Ma Thuật
tỉnh Đắc Lắc, huyện Tuy Đức, huyện Đắc Song và Thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắc Nông,
huyện Đơn Dương, huyện Lạc Dương và huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của luận án
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật mà chủ yếu là
về thực hiện pháp luật HN&GĐ. Các vấn đề thuộc nội dung của đề tài sẽ được nghiên
cứu trên cơ sở của quan điểm duy vật và phương pháp biện chứng.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm phân tích, tổng hợp,
so sánh, lịch sử cụ thể, xã hội học, lý thuyết hệ thống, thống kê… Các phương pháp trên
được sử dụng như sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể, so sánh được sử dụng để nghiên
cứu những vấn đề lý luận, xây dựng các khái niệm và rút ra các nhận xét, đánh giá.


- Phương pháp liên ngành dân tộc học - văn hóa học - luật học là phương pháp
quan trọng được sử dụng trong việc xác định quan niệm, biểu hiện của luật tục, ảnh
hưởng của luật tục. Những tư liệu điền dã tại địa bàn là minh chứng cho những nhận
định, những lý giải về ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ tại
các DTTSTC ở Tây Nguyên trong thực tế và nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng
đó.
- Phương pháp thống kê, khảo sát, điều tra xã hội học với các công cụ như bảng
hỏi cấu trúc, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được sử dụng để thu thập và xử lý
thông tin về các vấn đề liên quan đến việc đánh giá thực trạng ảnh hưởng của luật tục
đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ ở Tây Nguyên thời gian qua. Các công cụ
nghiên cứu định tính sẽ hỗ trợ làm sáng tỏ các thông tin thống kê thu thập được, thông
qua các kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Việc sử dụng các phương pháp trên trong luận án nhằm đảm bảo tính chỉnh thể và
liên thơng giữa nội dung các chương và đảm bảo sự cân đối về kết cấu cũng như tính
đồng bộ, tồn diện trong các đánh giá và đề xuất các giải pháp.
4.2. Về hƣớng tiếp cận của luận án
- Hướng tiếp cận mang tính lịch sử, hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ thống các
công trình nghiên cứu ngồi nước và trong nước có liên quan đến đề tài của luận án đã
được thu thập, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân
tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu đó trong điều kiện lịch sử cụ thể, trong một hệ
thống các mối liên hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau giữa các vấn đề nghiên cứu và định
hướng tiếp tục nghiên cứu.
Hướng tiếp cận hệ thống được sử dụng để xem xét các bộ luật tục của các đồng
bào dân tộc thiểu số, mà những quy định về HN&GĐ là một phần trong các quy định của
luật tục.
- Hướng tiếp cận mang tính liên ngành: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở sử

dụng phối hợp các tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học xã hội và nhân văn như khoa học lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học,
văn hóa học, luật học để xây dựng cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu.
- Hướng tiếp cận mang tính thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của
luật tục đến việc thực hiện pháp luật về HN&GĐ trong thực tế, luận án sẽ cho thấy bức
tranh toàn cảnh về những ảnh hưởng cụ thể của luật tục đến việc thực hiện pháp luật
HN&GĐ ở Tây Nguyên. Cách tiếp cận này sẽ là phương án tối ưu để đề xuất những
giải pháp riêng và cụ thể cho việc phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh


hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC ở
Tây Nguyên.
5. Những điểm mới của luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện, chun sâu
dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật về ảnh hưởng của luật tục đến việc
thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng 6 dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên từ
năm 2006 đến năm 2016.
Luận án đã tập hợp, hệ thống hóa và xác định được các kết quả nghiên cứu cụ thể
của nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước về luật tục, luật tục Tây Nguyên,
vai trò của luật tục trong đời sống xã hội cũng như về thực hiện pháp luật HN&GĐ và
ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ.
Luận án đã phân tích làm rõ được những nội dung lý luận về khả năng ảnh hưởng
và các yếu tố tác động đến ảnh hưởng của luật tục tới việc thực hiện pháp luật HN&GĐ
trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.
Luận án đã trình bày được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của luật tục tới
việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong
thực tế và xác định được một số nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng đó.
Luận án đề xuất được một số giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn
chế và từng bước loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp

luật nhằm giúp cho việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở
Tây Nguyên thời gian tới được nghiêm chỉnh và tự giác hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận về luật tục
nói chung, lí luận về luật tục về HN&GĐ nói riêng và lý luận về ảnh hưởng của luật tục
đến việc thực hiện thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC ở Tây Nguyên.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạt động thực
tiễn trong quá trình hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về HN&GĐ ở khu vực
miền núi. Đồng thời cung cấp tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước ở Tây
Nguyên trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã
hội, chính sách và pháp luật về hơn nhân gia đình ở địa phương. Kết quả nghiên cứu của
luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng


dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung và khoa học Lý luận chung về
nhà nước và pháp luật nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan liên quan
tới đề tài luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận về ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện
pháp luật HN&GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
Chương 3. Thực trạng ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật
HN&GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên thời gian qua
Chương 4. Quan điểm và giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các dân tộc thiểu
số tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về luật tục, luật tục Tây nguyên và vai
trò của luật tục đối với đời sống xã hội
Ở phương Tây luật tục đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ
XIX bởi các nhà luật học và các nhà cai trị địa phương, khi mà chủ nghĩa thực dân được
thiết lập ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước Châu Á, Châu
Phi, Nam Mỹ. Các nhà luật sử thời kỳ này đã hợp nhất một cách hài hòa giữa luật La
Mã và tập quán pháp. Học giả thuộc trường phái lịch sử ở Đức là Henry Sumner Maine
(1822-1888) đã kết hợp nghiên cứu luật pháp như là một hiện tượng văn hóa trên cơ sở
số liệu từ lịch sử cổ đại và dân tộc học, luật pháp đương đại.
Dưới góc độ tập quán trở thành luật pháp thì A. Wantson trong bài viết “An
approach to costomary law” in trong cuốn “Folk law” (1994) cho rằng tập quán trở
thành luật khi và chỉ khi nó được đạo luật hay quyết định của tịa án cơng nhận, khi nó
được biết như là luật, được chấp nhận như là luật và thi hành như là luật.
Theo T.O Elias thì vào khoảng những thập kỷ nửa đầu thế kỷ XX đã xuất hiện bốn
loại cơng trình thuộc dạng văn bản luật tục. Đó là:
- Những cuốn cẩm nang (handbook) về luật tục, như cẩm nang luật Tswanan và
tập quán in năm 1938, cuốn Sổ tay luật Neur của P.P.Howell in năm 1954.
- Những cuốn luật tục đầu tiên, như “Luật tục của bộ lạc Haya thuộc lãnh thổ
Tanganyika” in năm 1945 hay “Luật Sukuma và tập quán” in năm 1953 của Cory.
Thuộc loại này có thể kể tới hàng loạt sách được xuất bản trước đó hay đồng thời, như
“Luật và tập quán bản địa” (1911) của Sey Mour, “Luật bản địa được áp dụng ở
Natal” (1935) của Stafford”.
- Cuốn “Luật tục shona” (1952) và cùng với nó là các cuốn: “Luật tục kamba”
của D.Y.Penwill, “Luật tục Nam di” (1954) của G.S.Snell là thuộc loại chuyên khảo

mô tả luật tục trong mơi trường xã hội, văn hóa và luật pháp của dân tộc.
- Loại mô tả luật tục theo các vụ án mà các tòa án địa phương thực hiện và kèm
theo đó là những bình luận của tác giả, như cuốn “Q trình tịa án của người Brottse
ở Bắc Phodesia” (1955) của Max Gluckam.


Ở châu Á, phải kể tới cơng trình do Masaji Chiba (Nhật Bản) chủ biên, xuất bản
năm 1986, bao gồm nhiều chương viết về luật bản địa của nhiều dân tộc và quốc gia
khác nhau, như người Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi giáo, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật
Bản. Trong tác phẩm này, Masaji Chiba (Nhật Bản) đưa ra sự phân loại luật ở các nước
Châu Á thành ba hình thức: Luật (Received law), Luật bản địa (Indigenous law) và dạng
hỗn hợp giữa hai hình thức kể trên.
Gần đây xuất hiện rất nhiều những cơng trình có giá trị về luật tục của các dân
tộc châu Phi và châu Á (Woodman, Gordon R. và A.O.Obilade: African Law and
Legal Theory (Luật châu Phi và Lý thuyết luật pháp). NewYork, NewYork University
Press, 1995). Châu Á và Châu Phi là đối tượng tập trung chú ý của các nhà nghiên cứu
lịch sử luật pháp, chủ yếu người phương Tây, để tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề nảy
sinh giữa pháp luật và luật tục. Khi thực dân Đức, Pháp và Anh sang cai trị và đặt ách
đô hộ ở một số nước ở hai châu lục này, một trong những vấn đề mâu thuẫn căng
thẳng là mâu thuẫn giữa luật bản địa và luật pháp phương Tây.
Nhìn chung, trong thế kỷ XX, thế giới đã có một khối lượng đồ sộ các cơng trình
nghiên cứu về luật tục từ các góc độ khác nhau dưới góc độ lý luận, phương pháp và
nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Các cơng trình nghiên cứu này cung cấp những hiểu
biết căn bản về luật tục được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh và tạo ra những nền tảng
cần thiết cho các nghiên cứu về luật tục.
Từ đầu thế kỷ XX, các học giả người Pháp đã có một số cơng trình nghiên cứu về
luật tục Tây Nguyên, hơn một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu của các ngành khoa học
xã hội khác nhau ở Việt Nam đã bắt đầu sưu tầm luật tục của dân tộc Ê đê, M’nông,
Thái, Jrai...Đây mới là sự khởi đầu của việc sưu tầm và nghiên cứu về luật tục của các
dân tộc ở Việt Nam nên chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về thực tế các

dân tộc áp dụng luật tục như thế nào, đặc biệt ở những tộc người đa sắc thái với nhiều
cụm điểm dân cư từ nơi khác đến sinh sống mang theo phong tục tập quán riêng của họ.
Để thúc đẩy việc sưu tầm, dịch và công bố luật tục Tây Nguyên phải kể đến Chỉ
thị của Pierre Pasquier (có thời gian làm tồn quyền Đơng Dương), năm 1923, Pasquier
yêu cầu ghi chép và thu thập luật tục của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tại Thông
tri 578 - ca ngày 30 tháng 7 năm 1923, ông yêu cầu viên chức dưới quyền tiến hành ghi
chép và thu thập luật tục của tất cả các nhóm dân tộc đơng người như Jrai, Xơ đăng,
Bana, M’nơng; quy tắc hóa các luật tục như đã làm ở Đắc Lắc với người Ê đê. Thông tri
578 - ca chỉ rõ rằng người Pháp cần biết luật tục các dân tộc Tây


Nguyên để tiến hành việc cai trị. Sưu tầm luật tục Tây Ngun vì lợi ích của chính quyền
đơ hộ Pháp cho nên có thể “cải biên” và “thu xếp” một cách có lợi; có thể ủng hộ cả
những việc thử tội có tính chất Trung cổ và biện hộ cho cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc.
Thông tri 578 - ca đã thúc đẩy việc ra đời của nhiều tài liệu khác về luật tục.
Năm 1913, Leopold Sabatier đã sưu tầm, hệ thống và cho công bố bộ luật tục Ê
đê: Ruôn Hra Kley Duc key bhiam dum in trong Imprimerie d’Extrêmi - Orient, 1927
bằng tiếng Ê đê. Năm 1940, L. Sabatier cho xuất bản cuốn Sưu tầm luật tục người Ê đê ở
Đắc Lắc do D. Antomarchi dịch và chú thích (Hà Nội, IDEO). Cuốn sách là cơng trình
sưu tầm, hệ thống và ứng dụng đầu tiên về luật tục. Tuy nhiên, cuốn sách không chỉ sưu
tầm và văn bản luật tục Ê đê, mà bên cạnh luật tục thực tế, ơng cịn thêm những quy
định của mình vào nhằm mục đích thực thi việc cai trị.
Tiếp theo, lần lượt 5 cuốn sách về luật tục được ra đời gồm:
1.

Jacques Dournes: Nri, sưu tầm luật tục của người Sre ở Thượng Đồng

Nai, Sài Gòn, France - Asie, 1951. Cuốn sách đã phản ánh được những nét cơ bản của
luật tục Sre, gồm hai phần, phần đầu là những điều chung về hình phạt, trách nhiệm,
làm chứng, thử tội, các giao kèo… và phần chính là các điều luật cụ thể. Cuốn sách

trình bày 92 điều luật bằng song ngữ tiếng Sre và tiếng Pháp, đề cập đến các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội như tội chống cấp trên, tù trưởng sai phạm, làm hại
người khác, hôn nhân, tội ác, tài sản, gia súc, đất đai...
2.

Theophile Gerber: Luật tục Stiêng, Tạp chí Trường Viễn đơng bác cổ,

1951. Cuốn sách là những ghi chép về luật tục Stiêng ở Bù lơ theo chế độ phụ hệ (khác
với người Stiêng ở Bù đéc theo chế độ mẫu hệ). Cuốn sách gồm 5 chương: Chương I
là một số quan niệm về tập quán pháp, chương II là việc tổ chức xét xử, hình phạt,
chứng cứ, trách nhiệm và liên đới trách nhiệm, chương III về người đứng đầu làng và
các thành viên trong làng, chương IV về HN&GĐ, chương V, về sở hữu tài sản và
thừa kế. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ ghi chép bằng tiếng Pháp mà không có phần ghi
bằng chữ Stiêng. Bên cạnh đó, một số “tiền lệ pháp” trong chương II quy định hành
chính trong xét xử, bản thân luật tục Stiêng khơng có.
3.

Paul Guilleminet: Luật tục của bộ lạc Bana, Xedang và Jrai ở tỉnh Kon

Tum, Paris, Trường Viễn Đông bác cổ, 1952. Cuốn sách gồm hai tập, mặc dù tên gọi là
Luật tục của bộ lạc Bana, Xedang và Jrai ở tỉnh Kon Tum, song lại tập trung đề cập
đến luật tục Bana. Cuốn sách khơng giới thiệu tồn văn hoặc từng phần của luật tục
Bana mà chủ yếu là dẫn ra và bình luận về những luật lệ mà chính quyền thực dân


Pháp sử dụng. Dournes đã nhận xét: “Ở đây không hề có luật tục truyền thống của
nhân dân”[49, tr.9].
4.

Jean Boulbet: Vài khía cạnh của luật tục (N’ri) người Cau Ma, Tạp chí


xã hội và nghiên cứu Đơng Dương, Sài Gịn 1957. Cuốn sách gồm bốn chương:
chương 1 về xứ sở Mạ, chương 2 sắc thái đùa cợt của người Mạ - một thú vui trong
nói chuyện, chương 3, luật tục Mạ, chương 4, về thơ ca của người Mạ. Đối với luật tục
của người Mạ, tác giả dẫn ra 68 điều liên quan đến các lĩnh vực như xử kiện, chiến
tranh, thủ lĩnh, nói dối, quan hệ trai gái, cưới xin và hơn nhân, gia đình, ngoại tình,
khơng ly dị, loạn luân...bao gồm tiếng Mạ và phần dịch sang tiếng Pháp. Cuốn sách là
thể hiện sự nghiêm túc, thận trọng và am hiểu của tác giả về cách nói, cách suy nghĩ
của tộc người Mạ; trong tác phẩm này, luật tục được vận dụng với mong muốn hòa
giải các tranh chấp.
5.

Pierre Bernard Lafont: Tơ lơi djuat, luật tục của bộ lạc Jrai, Paris,

Trường Viễn đông bác cổ, 1963. J. Dournes cho rằng đối với luật tục Jrai: “mục đích
của tất cả quá trình luật tục Jrai là để đạt đến sự thỏa thuận chung, thông qua một sự
dàn xếp chấp nhận được. Và do vậy mà giải quyết sự căng thẳng trong một bộ phận
nhỏ của cộng đồng.” Và ông đánh giá rất thấp cuốn sách nói trên “cuốn sách này có lẽ
là đáng chê cười nhất trong số các tác phẩm về luật tục của người bản xứ. Tác giả
khơng hiểu sâu về cả ngơn ngữ và văn hóa Jrai. Những đoạn văn bản luật tục trong
sách được Lafont tập hợp từ những thanh niên ít hiểu biết về truyền thống Jrai. Việc
dịch của Lafont lại kì dị hơn: sự bình luận dựa vào luật La Mã và sự tưởng tượng của
ơng”[49, tr.10].
Bên cạnh đó, cịn có thể kể tới các cuốn sách và bài viết của Canivery, quan cai
trị Pháp, Ghi chép về tập quán và các phong tục của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
ở Đà Lạt (1913); Cunhac, quan cai trị Pháp: Ghi chép ngắn trên cơ sở luật tục người
dân tộc thiểu số Tây Ngyên ở Thượng Đồng Nai, cao nguyên người Mạ (1921); Adelé,
quan cai trị Pháp: Tập hợp thông tin về luật tục người Mạ (1931); Jean Cassaigne, nhà
truyền giáo đạo Gia Tô người Pháp: Luật tục Kơho (1937);
Như vậy là trong một khoảng thời gian không dài lắm nhiều sách về luật tục Tây

Nguyên đã được xuất bản. Không phải tất cả các nhà khoa học trên đều tuân thủ chặt chẽ
chỉ thị của P. Pasquier. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tính mục đích của tồn bộ xu
hướng sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản sách luật tục thời bấy giờ theo tinh thần Chỉ thị
ngày 30 tháng 7 năm 1923 này.


- Một số Luật tục và Luật cổ ở Đông Nam Á, Vũ Quang Thiện, Tô Viễn (biên
dịch), Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 1995. Cuốn sách giới thiệu về Luật tục Chin
(My-an-ma), Luật tục Ka-Chin (My-an-ma), Luật Lào, Luật Luổng Pha-băng (Lào), Luật
hôn nhân và thừa kế của người Gia-va Hồi giáo.
- Customary law rural develement in Viet Nam today(Luật tục và phát triển
nông thôn ở Việt Nam hiện nay), Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000. Với các bài viết có liên quan như:
+ Một số nhận xét về việc nghiên cứu luật tục, GS. G.Condominas (Pháp), trong
bài viết tác giả đưa ra nhận xét về luật tục dưới góc độ liên quan đến tính chất của luật
tục đó là tính truyền miệng, và dưới góc độ của đời sống xã hội là đức tin và thực hành
tín ngưỡng. Tác giả kết luận rằng, khi nghiên cứu luật tục, người ta phải nghiên cứu dưới
nền tảng vững chắc đó là sự hiểu biết về dân tộc học, xã hội học về nhóm người và phải
biết quan sát nguồn gốc xung đột, cách tổ chức sự kiện, việc xử kiện và phải có kiến
thức về khoa học pháp lý.
+ Luật tục của người Minangkabuau, H. Idrus Hakimi Datuak Rajo Panghulu
(Indonexia), bài viết nhằm miêu tả sự đóng góp của adat istiadat (các tập tục) của
Minangkanuau trong sự phát triển của miền Tây tỉnh Sumatra thuộc Indonexia, tuy nhiên
bài viết lại viết dưới góc độ là viết riêng cho Việt Nam với mong muốn là nó có thể được
sử dụng để nghiên cứu và so sánh.
- Văn hóa chính trị và tộc người, Toh Goda (Chủ biên), Trung tâm nghiên cứu
Việt Nam, Đông Nam Á, Võ Văn Sen, Chu Thị Quỳnh Giao, Ngô Thị Phương Lan,
Dương Thị Hải Yến dịch, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí
Minh, 2001. Đây là cuốn sách do GS. TS. Toh Goda chủ biên và Nhà xuất bản New Day,
Philippines ấn hành tháng 3 năm 1999, là tập hợp những bài viết mới của các nhà khoa

học và nghiên cứu Nhật bản, Philippines được đúc kết qua thời gian theo dõi và tiếp cận
trực tiếp đời sống sinh hoạt của một số tộc người nhỏ ở Philippines, Indonesia, Malaysia
và Đài Loan. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu và mơ tả nhiều khía cạnh của nội dung
văn hóa chính trị của các tộc người này. Mặc dù, cuốn sách chưa bao quát đời sống
sinh hoạt của nhiều tộc người khác ở các nước Đông Nam Á, nhưng bước đầu đã giúp
cho chúng ta một cái nhìn mới về phương pháp nghiên cứu, lựa chọn vấn đề nghiên cứu
và tư duy khoa học. Cuốn sách vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa mang giá trị thực tiễn.
Đặc biệt là bài viết Luật tục trong thời ký quá độ: sự quan tâm phát triển luật tục ở
Negeri Sembilan, Malaysia của Hisashi Endo, Khoa Nghiên cứu con người, Đại học
Kyoto Bunkyo - Nhật Bản.


Ngày nay, luật tục được coi là một trong những đối tượng của ngành lịch sử - so
sánh pháp luật, một ngành nghiên cứu đạt được nhiều thành quả trong lịch sử pháp luật
cũng như trong nhân loại học luật pháp. Kinh nghiệm của các học giả nước ngoài trong
nghiên cứu lịch sử pháp luật nói chung và luật tục nói riêng đã phần nào giúp chúng ta
khám phá và đi sâu nghiên cứu luật tục của Việt Nam, đặc biệt trong tình hình Nhà
nước và các ngành nghiên cứu đang xem xét lại các giá trị truyền thống của các dân tộc.
Sau khi các tác phẩm luật tục của người Pháp được công bố, một thời gian dài,
người Việt Nam bỏ trống lĩnh vực này. Mãi đến năm 1986 - 1987 trong đợt sưu tầm văn
hóa dân gian Đắc Lắc của Viện nghiên cứu văn hóa dân gian phối hợp với Sở văn hóa
thơng tin Đắc Lắc, vấn đề luật tục mới được đề cập. Và trong các cuốn sách Văn hóa dân
gian Ê đê (Ngơ Đức Thịnh chủ biên, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1992) và Văn hóa
dân gian M’nơng (Ngơ Đức Thịnh chủ biên, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1993) có
một chương viết về luật tục các dân tộc này.
Ở góc độ các nhà Dân tộc học, văn hóa học, luật tục được xem xét dưới góc độ
văn hóa của các tộc người. Trong đời sống của cộng đồng ngày nay, khi chúng ta đang
tập trung sức xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc tập trung trí tuệ hồn thiện pháp luật
của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với giai đoạn phát triển kinh
tế xã hội hiện nay và những năm tiếp theo là một vấn đề đặc biệt quan trọng mang ý

nghĩa sống còn của đất nước và của dân tộc. Song cũng không thể phủ định những giá trị
tích cực của luật tục đang tồn tại trong đời sống cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện xây
dựng dân chủ ở cơ sở thì việc nghiên cứu luật tục dưới góc độ luật học là vấn đề cần
thiết.
- Hỏi đáp về luật tục các dân tộc Việt Nam, Tủ sách văn hóa, Nxb. Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2009. Cơng trình này đề cập đến q trình phát triển của luật tục các
dân tộc Việt Nam, khái niệm luật tục, hình thức, trình độ, quá trình phát triển của luật tục
các dân tộc Việt Nam (gồm Luật tục Tây Nguyên, Luật tục Thái và Hương ước của
người Việt); luật tục và việc thi hành luật tục của các dân tộc Việt Nam.
- Tác động của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, Hmông
thuộc Tây Bắc Việt Nam, Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp bộ, chủ nhiệm Bùi Xuân
Trường, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phân viện Hà Nội, 1997. Đây là
cơng trình tập hợp những bài viết liên quan đến luật tục, điển hình là:
+ Luật tục, sự hình thành và vai trị trong đời sống của một số cư dân, PGS.
PTS. Phan Sỹ Giáo, đề cập đến nguồn gốc của luật tục, vai trò của luật tục trong đời


sống xã hội truyền thống của một số tộc người ở nước ta dưới góc độ duy trì trật tự xã
hội, đảm bảo các yêu cầu của hoạt động sản xuất, ngăn chặn các hành vi phạm tội, bảo
vệ tài sản của các gia đình và cá nhân, trên cơ sở đó, tác giả cũng trình bày một số nội
dung cụ thể thông qua luật tục của người Hmông ở miền núi phía Bắc nước ta.
+ Luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Cầm Trọng, trong bài viết tác giả
đề cập đến các luật lệ liên quan đến sản xuất, những hành vi làm mất an ninh trật tự, đặc
biệt là các luật lệ liên quan đến HN&GĐ, từ việc tìm hiểu nhau, các quy định về cưới
xin và ly hôn, chia thừa kế. Từ những nghiên cứu đó tác giả cũng đưa ra nhiều điều suy
nghĩ về dân tộc này.
+ Một số luật tục cơ bản của dân tộc Hmôngz ở Việt Nam, Phan Thanh, bài viết
nêu lên các luật tục cơ bản trong dân tộc Hmơngz từ những luật tục cơ bản đó nêu lên
những kiến nghị về các luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng, sửa
đổi thế nào cho phù hợp với lòng dân

- Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu dân
gian, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Đây là cơng trình tập hợp những bài viết
liên quan đến luật tục nói chung và luật tục Tây Nguyên nói riêng, điển hình là các bài
viết:
+ Vai trị của phong tục tập quán và việc kế thừa phong tục tập quán trong xây
dựng pháp luật, TS. Lê Hồng Sơn, đề cập đến khái niệm, đặc trưng của phong tục tập
quán (thể hiện tập trung ở hai hình thức chính là hương ước và luật tục), vị trí, vai trị của
hương ước, luật tục trong quản lý xã hội, việc kế thừa phong tục tập quán trong hoạt
động xây dựng pháp luật thông qua việc Nhà nước thừa nhận phong tục, tập quán hay
“đề lên thành luật” những quy phạm phù hợp với mục đích quản lý của Nhà nước.
+ Một số vấn đề về luật tục và pháp luật ở Đắc Lắc hiện nay, TS. Hoàng Thị Kim
Quế. Bài viết trình bày về những nội dung cơ bản của luật tục Ê đê và M’nơng dưới góc
độ pháp lý, gồm những nét đặc thù về hình thức thể hiện của luật tục Ê đê và M’nông,
bản chất và những thuộc tính cơ bản của luật tục Ê đê và M’nơng, những đặc điểm về
các biện pháp xử phạt và đối tượng điều chỉnh trong luật tục Ê đê và M’nông.
Tác giả cũng nêu khái quát về thực trạng luật tục và pháp luật ở Đắc Lắc hiện nay.
Theo tác giả, thực trạng của luật tục và pháp luật ở Tây Nguyên hiện nay là vấn đề lớn,
phức tạp, liên quan đến hàng loạt vấn đề như: xã hội dân sự, chính quyền, đồn thể, kinh
tế, văn hóa xã hội, …
+ Luật tục và việc trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc, Tạ Thị Minh Lý. Bài
viết đã nêu được khái niệm luật tục, vai trò to lớn của luật tục trong đời sống thực tế ở
các bản làng; những ưu điểm, nhược điểm của luật tục hiện nay nhưng chỉ là những


điều chung chung nhất. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu trình bày về chức năng, nhiệm vụ và
phạm vi hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý; mục đích, ý nghĩa chung của hoạt động
trợ giúp pháp lý, đặc biệt là đối với việc góp phần giữ gìn và phát triển luật tục; các giải
pháp trợ giúp pháp lý trong việc loại bỏ những quy định lạc hậu của luật tục.
+ Giá trị của luật tục từ góc nhìn pháp lý, ThS. Nguyễn Việt Hương. Bài viết nêu
lên khái niệm luật tục và giá trị của luật tục nhìn từ góc độ pháp lý. Theo tác giả, trong

mối quan hệ với pháp luật, giá trị của luật tục được thể hiện ở ba phương diện: Thứ nhất,
luật tục, trong những phạm vi nhất định và ở một số lĩnh vực nhất định có khả năng thay
thế pháp luật; thứ hai, luật tục có vai trị bổ sung cho pháp luật trong những điều kiện
nhất định; thứ ba, luật tục có tác dụng hỗ trợ cho pháp luật trong nhiều lĩnh vực.
+ Hướng đi đến bảo tồn và duy trì luật tục ở Việt Nam, Hà Quế Lâm và Cần
nghiên cứu vận dụng phong tục tập quán của người thiểu số vào quá trình thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở, Trần Xuân Hiệp. Cả hai bài viết đều nêu lên vai trò của luật
tục trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng buôn làng, dân tộc và
quan hệ gia đình. Những yêu cầu bức bách về phát triển xã hội đã đòi hỏi phải nghiên
cứu, đánh giá, chọn lọc về giá trị, vai trò, nội dung của luật tục, đặc biệt là giá trị bản
sắc văn hóa và phải đặt ra các chính sách để bảo tồn, phát huy giá trị của luật tục.
+ So sánh luật tục Ê đê và luật tục M’nông với một số vấn đề trong luật pháp
hiện hành, Trần Đình Long. Bài viết đã phân tích, so sánh nội dung của luật tục Ê đê
và M’nông với quy định của pháp luật dân sự, luật HN&GĐ, luật hành chính và hình sự.
Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng ở việc so sánh các quy định mà chưa đưa ra những
nhận xét về ưu điểm, nhược điểm cũng như chưa đưa ra những giải pháp khắc phục
những nhược điểm của luật tục.
- Luật tục với đời sống, GS. TSKH. Phan Đăng Nhật, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội,
2007. Cuốn sách đề cập đến các nội dung như khái niệm, phân loại luật tục, quan hệ giữa
luật tục và đời sống, toà án luật tục, sự vận dụng luật tục trong xã hội ngày nay của đồng
bào Tây Nguyên, dân tộc Jrai và luật tục của họ. Tuy nhiên, sách chủ yếu trình bày về hai
dân tộc là Chăm và Raglai, những dân tộc hiện đang sinh sống chủ yếu ở Ninh Thuận
và Khánh Hịa nên khơng đặc trưng và khơng phải là những DTTSTC Tây Nguyên.
- Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam (Understanding customary law of
ethnic group in Viet Nam), Ngô Đức Thịnh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
Cơng trình này khảo sát về các khía cạnh khác nhau của luật tục, như góc độ tiếp cận


luật tục, nguồn gốc và bản chất của luật tục, các hình thức phát triển của luật tục, nội dung
luật tục, việc thực thi luật tục, giá trị của luật tục, luật tục và luật pháp; đồng thời giới

thiệu về luật tục Ê đê, luật tục M’nông, luật tục Thái và hương ước của người Việt.
- Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam, GS. TS. Ngô Đức Thịnh,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010. Cuốn sách là cái nhìn chung nhất, hệ thống nhất về
những vấn đề đã và đang đặt ra trong quá trình nghiên cứu luật tục các dân tộc ở Việt
Nam. Cơng trình gồm hai phần chính, phần thứ nhất tập trung vào việc khảo sát các
khía cạnh khác nhau của luật tục và phần giới thiệu luật tục của một số tộc người. Tác
giả giới thiệu chọn lọc luật tục của một số dân tộc ít người, là những đại diện cho các
hình thức và trình độ phát triển khác nhau của luật tục các tộc người ở Việt Nam.
- Vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Tây Ngun nhìn từ luật tục, Ngô Thị
Minh Hằng, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, TP. Hồ Chí Minh, 2009. Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ vai trị, vị trí của
người phụ nữ Tây Nguyên mà điển hình là người phụ nữ Ê đê trong văn hóa tổ chức
cộng đồng mà nổi lên là vai trò của người phụ nữ trong việc gắn kết cộng đồng, gắn
kết các thành viên gia đình và tạo sự đồn kết, gắn bó của các thành viên trong xã hội
trên tư liệu luật tục. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đề cập một cách khái quát về những
ảnh hưởng của luật tục đến đời sống của người Ê đê, chỉ ra những yếu tố tích cực và
hạn chế, tiêu cực của luật tục, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của người Ê đê trong lĩnh vực pháp luật và nhằm góp phần bảo
tồn, phát huy những giá trị của luật tục nói riêng và những giá trị văn hóa Tây Nguyên
nói chung, loại bỏ những yếu tố lạc hậu trong việc xây dựng xã hội mới.
- Tìm hiểu các tộc người ở Nam Tây Nguyên, GS. TS. Ngô Đức Thịnh, TS. Ngô
Văn Lý tập hợp, sắp xếp, biên soạn và giới thiệu, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004.
Cuốn sách này giới thiệu về luật tục của tộc người Stiêng, Mạ và Kơ ho. Văn bản luật
tục của người Stiêng là phần dịch ra tiếng phổ thông từ bản sưu tầm bằng tiếng Pháp
của Th. Gerber, viên quan cai trị của Pháp ở địa phương năm 1943 vì vậy ngồi việc
sưu tầm và hệ thống lại luật tục Stiêng, Gerber còn thêm nhiều điều vào luật tục nhằm
mục đích cai trị người Stiêng theo chiều hướng có lợi cho thực dân Pháp. Phần nội
dung luật tục Mạ và Kơho của cuốn sách dựa vào các sưu tầm của J. Dournes về luật
tục Kơho và Jean Boulbet về luật tục của người Mạ. Tuy các luật tục này mới chỉ được
giới thiệu sơ lược, song cuốn sách là nguồn tư liệu quý, cung cấp những bộ luật tục

của đồng bào dân tộc Stiêng, Kơho và Mạ.


- Luật tục Chăm và luật tục Raglai, Phan Đăng Nhật chủ biên, Trung tâm khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Nxb. Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 2003. Đây là cơng trình giới thiệu về luật tục Chăm và luật tục
Raglai, hệ thống và biên dịch các điều luật tục cổ truyền của hai dân tộc trên và đề cập
đến việc nghiên cứu, kế thừa luật tục truyền thống trong xây dựng các buôn làng mới.
Các văn bản luật tục cũ và quy ước mới đều được thể hiện song ngữ Chăm - Việt và
Raglai - Việt. Những bản quy ước mới này đã được cấp chính quyền địa phương thơng
qua và cho phép thực hiện. Đây là một trong những kinh nghiệm quý báu cho các địa
phương khác trong việc nghiên cứu, sưu tầm và vận dụng luật tục của hai dân tộc trên
ở nơi họ sinh sống và cư trú để xây dựng buôn làng mới trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
- Thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta
hiện nay, TS. Dương Thị Thanh Mai, Đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội, 2011. Đây là cơng
trình nghiên cứu có hệ thống các thể chế xã hội ở nước ta hiện nay, trong đó có cộng
đồng dân cư và luật tục, hương ước với sinh hoạt làng, xã; và gia đình và sinh hoạt
dịng tộc. Đề tài đã phân tích nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và vai trò của các thể chế
xã hội như luật tục, hương ước với tư cách là các thể chế xã hội tự quản của cộng đồng
dân cư cũng như chức năng và mối quan hệ giữa gia đình, dịng họ và xã hội. Đề tài
cũng khảo sát thực tế vai trò của luật tục Gia rai ở tỉnh Gia Lai và đưa ra những giải
pháp cho việc hoàn thiện và phát huy thể chế xã hội tự quản ở vùng Tây Nguyên như
phát huy những giá trị tích cực của luật tục và vai trò của những người uy tín trong
cộng đồng...
- Luật tục người K’ho Lạch, Krajan Plin, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2010.
Cuốn sách trình bày khái quát về người K’ho Lạch và luật tục của người K’ho Lạch. Đây
là tài liệu quý, sưu tầm, biên tập một cách chân thực bộ luật tục của người K’ho Lạch vì
tác giả là người K’ho Lạch nên hiểu rất rõ về nguồn gốc, văn hóa của dân tộc mình. Tuy
nhiên, cuốn sách chỉ mới sưu tầm, văn bản hóa mà chưa đi vào phân tích nội dung và

các điều luật.
- Già làng Tây Nguyên, Linh Nga Niê Kdam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
2007. Cuốn sách tập trung nghiên cứu về các chế tài quản lý xã hội trong cộng đồng
các dân tộc thiểu số bản địa, về vai trò của già làng trong các cộng đồng nhằm khẳng
định giá trị truyền thống của các dân tộc Tây Ngun thơng qua vai trị của già làng
dưới góc độ ảnh hưởng của già làng trong luật tục, vai trò của già làng trong cộng
đồng trước năm 1975 và sau năm 1975. Từ đó, tác giả cũng đưa ra những tổng luận về


vai trò của già làng trong xã hội truyền thống cũng như trong xã hội hiện nay và những
kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy tốt hơn vai trò của già làng
trên thực tế để từng bước phát huy những giá trị đó trong cơng cuộc quản lý, xây dựng
đất nước.
- Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng người Chăm của
chính quyền cơ sở Tỉnh Ninh Thuận, Trương Tiến Hưng, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Học viện chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008. Luận án tìm hiểu
luật tục dân tộc Chăm nhằm tìm ra những giá trị tiến bộ cần phát huy, xác định vai trò
của luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ
sở, xác định sự cần thiết và những yêu cầu của việc vận dụng luật tục dân tộc Chăm
trong quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ sở. Luận án cũng đánh giá
kết quả vận dụng luật tục dân tộc Chăm của chính quyền cơ sở tỉnh Ninh Thuận,
nguyên nhân của những hạn chế trong việc vận dụng luật tục dân tộc Chăm vào quản
lý cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ sở thời gian qua; đề xuất những giải
pháp để vận dụng luật tục dân tộc Chăm vào quản lý cộng đồng người Chăm của chính
quyền cơ sở nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa của
luật tục dân tộc Chăm ở tỉnh Ninh thuận trong điều kiện hiện nay.
- Sự biến đổi của luật tục trong đời sống văn hóa của người Gia rai ở tỉnh Gia
Lai, Nguyễn Lưu Thà, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học, Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh, 2013. Luận văn đã nêu lên khái quát luật
tục Gia rai từ việc xây dựng, thi hành đến hiệu lực và đánh giá được thực trạng luật tục

Gia rai trong đời sống văn hóa truyền thống, trong đó có đề cập tới lĩnh vực HN&GĐ;
đồng thời tập trung trình bày những biến đổi của luật tục trong đời sống văn hóa hiện
nay, nêu ra nguyên nhân và dự báo những xu hướng biến đổi của luật tục trong thời
gian tới, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt
đẹp của luật tục Gia rai. Đây là một trong số hai cơng trình có liên quan nhiều tới đề
tài luận án.
Bên cạnh những tác phẩm là sách, các cơng trình nghiên cứu, đề tài, luận án, luận
văn, còn khá nhiều các bài báo viết về vấn đề luật tục, có thể kể đến như:
- Luật tục và việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Tây Nguyên, thực trạng và
những vấn đề đặt ra, PGS. TS. Đào Văn Nam, bài viết nêu lên những tác động của luật
tục đến việc tổ chức và quản lý xã hội hiện nay ở Tây Nguyên, đặc biệt là trong quá
trình tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở . Trên cơ sở những tác động đó, tác
giả nêu ra những biện pháp nhằm phát huy những mặt tích cực của thiết chế xã hội cổ


×