Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam trong tài trợ thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 92 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ FACTORING VÀ
FORFAITING………………………………………………………………
1.1. Nghiệp vụ Factoring………………………………………….
1.1.1 Sự ra đời và phát triển…………………………………………
1.1.2. Khái niệm và phân loại Factoring………………………………
1.1.3. Lợi ích và hạn chế của Factoring trong thương mại quốc tế……
1.1.4. Quy trình thực hiện Factoring quốc tế………………………….
1.2. Nghiệp vụ Forfaiting……………………………………………
1.2.1. Sự ra đời và phát triển……………………………………………
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm……………………………………………
1.2.3 Lợi ích và hạn chế của Forfaiting trong thương mại quốc tế…….
1.2.4. Quy trình thực hiện hoạt động forfaiting………………………
1.3 So sánh Factoring và Forfaiting………………………………………
1.4 Các nhõn tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghiệp vụ Factoring và
Forfaiting quốc tế
1.4.1 Nhân tố khách quan………………………………………………
1.4.1.1 Sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu………………………
1.4.1.2 Môi trường pháp lý hoàn thiện…………………………………
1.4.2.3 Chiến lược kinh doanh hiệu quả………………………………
1.4.2.4 Ứng dụng khoa học công nghệ…………………………………
1.4.2 Nhân tố chủ quan…………………………………………………….
1.4.2.1 Đội ngũ cán bộ chuyện nghiệp………………………………
1.4.2.2 Mạng lưới thông tin rộng lớn………………………………
1.4.2.3 Chiến lược kinh doanh hiệu quả……………………………
1.4.2.4 Ứng dụng khoa học công nghệ……………………………….
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM …………………………………….
2.1- Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…………………
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP NT Việt Nam


2.1.2. Tình hình hoạt động của NHTMCPNT VN hiện nay
2.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động Factoring và Forfaiting tại VCB
2.2.1 Xuất phát từ các yếu tố bên ngoài
2.2.1.1 Hoạt động XK phát triển mạnh mẽ
2.2.1.2 Cạnh tranh gay gắt từ các NH khác
2.2.1.3 Xu hướng dịch chuyển phương thức thanh toán
2.2.2 Xuất phát từ VCB
2.2.2.1 Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ
2.2.2.2 Tăng uy tín trên trường quốc tế
2.3 Thực trạng hoạt động Factoring tại NHTMCP NT VN
2.3.1 Thực trạng hoạt động Factoring tại Việt Nam
2.3.2 Đánh giá tình hình hoạt động Factoring tại NH TMCP Ngoại
Thương VN…………………………………………………………
2.3.2.1. Kết quả đạt được
2.3.2.2 Hạn chế
2.3.2.3 Nguyên nhân của hạn chế
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ
FACTORING VÀ FORFAITING TẠI NH TMCP NT VN…………………….
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tài trợ Factoring và Forfaiting tại
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới…………………
3.1.1 Về cung ứng sản phẩm
3.1.2 Về khách hàng mục tiêu:
3.1.3 Về mô hình tổ chức
3.1.4 Về doanh số bao thanh toán
3.2 Giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting tại NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam……………………………
3.2.1. Xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường
3.2.2 Hoàn thiện quy trình bao thanh toán
3.2.3 Tiến hành hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong bao thanh toán
3.2.4 Thành lập phòng hoặc bộ phận bao thanh toán

3.2.5 Mở rộng quan hệ Factor đại lý:
3.2.6 Tăng cường hoạt động Marketing
3.2.7 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngân hàng có đủ năng lực và có
tính chuyên nghiệp cao.
3.3 Kiến nghị…………………………………………………………
3.3.3. Đối với Chớnh phủ…………………………………………….
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam………………………
Kết luận………………………………………………………….

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
VCB Vietcombank Ngân hàng Thương mại
cổ phần Ngoại thương
Việt Nam
FCI Factors Chain International Hiệp hội các nhà Factor
quốc tế FCI
IFG International Factors Group Tổ chức các nhà Factor
quốc tế IFG
GRIF General Rules for
International Factoring
Quy tắc chung về bao
thanh toán quốc tế
L/C Letter of credit Thư Tín dụng
NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ
phần
NXB Nhà xuất bản
PGS. TS Phó giáo sư, tiến sĩ
ODA Official Development Aids Hỗ trợ phát triển chính
thức
UNIDROIT Công ước quốc tế về

factoring
UNCITRAL Công ước quốc tế về các
khoản phải thu
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
DN Doanh nghiệp
BTT Bao thanh toán
KTTT Kinh tế thị trường
NHNN Ngân hàng nhà nước
VN Việt Nam
Ths Thạc sĩ
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
NK Nhập Khẩu
GDP Gross Dosmetic Product Tổng sản phẩm quốc nội
TTQT Thanh toán quốc tế
NHTM Ngân hàng thương mại
VND Việt Nam đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng/biểu Trang
Bảng 1.1 Doanh thu bao thanh toán trên thế giới
Bảng 1.2 Các thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới
Bảng 1.3 So sánh factoring và forfaiting
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 1
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 2
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 3
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 4
Bảng 2.5 Doanh số và thị phần bao thanh toán của VCB
giai đoạn 2007-2008
Biểu đồ 2.1 Kim ngạch XNK của VN từ 2005 - 2008

Biểu đồ 2.2 Doanh thu bao thanh toán tại VN
Biểu đồ 2.3 Doanh thu bao thanh toán nội địa và quốc tế
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT Tên Trang
Sơ đồ 1.1 Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán
Sơ đồ 1.2 Quy trình chiết khấu các khoản phải thu có bảo
lãnh
Sơ đồ 1.3 Quy trình chiết khấu tín dụng thư
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tớnh cấp thiết của đề tài
Năm 2008 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu, bởi nó đang
bị đe doạ bởi một cơn bão mà báo chí vẫn thường nhắc tới, đó là khủng hoảng
kinh tế. Cơn bão này xuất phát điểm bắt đầu là Mĩ và đã nhanh chóng lan toả
đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù cho tác động
đối của nó, theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, là không ảnh hưởng
quá mạnh đến nền kinh tế Việt Nam cũn non trẻ. Tuy nhiờn, khủng hoảng vẫn
góp phần làm giảm các chỉ tiêu kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với hoạt
động xuất nhập khẩu. Ngưyờn nhõn do nhập khẩu các nước đều giảm mạnh,
đặc biệt là thị truờng Mỹ và châu Âu nên xuất khẩu của ta giảm, hơn nữa giá
cả các mặt hàng giảm nên mặc dù tổng sản lượng hàng xuất khẩu vẫn tăng
nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm. Đó là chưa kể các doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn trong huy
động vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỡnh. Thỏng 8/2008, ta
xuất khẩu 6,1 tỷ USD, tháng 9/2008 giảm xuống còn 5,3 tỷ USD. Năm 2009
khả năng xuất khẩu sẽ không tăng cao do tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới trờn cỏc mặt nêu trên.
Trước bối cảnh khó khăn đó, cộng thêm với tình hình cạnh tranh ngày
càng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp XNK Việt Nam đang phải đối mặt
với rất nhiều áp lực trong việc duy trì doanh số hoạt động.
Muốn bán được hàng, các nhà XK Việt Nam phải chấp nhận chào hàng

bằng phương thức thanh toán O/A, D/A hoặc cho các DN nước ngoài trả chậm
dài hạn để tạo ưu thế giành lấy hợp đồng so với các nhà xuất khẩu khỏc cú
cựng sự tương đương về chất lượng và giá cả. Việc này đồng nghĩa với các
nhà XK Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ rủi ro về thanh toán và gây nên
tình trạng ứ đọng vốn trong kinh doanh, khả năng quay vòng vốn thấp.
Factoring và Forfaiting cung cấp một cách giải quyết đơn giản, bất kể
người bán hàng là một doanh nghiệp nhỏ hay một tập đoàn lớn. Hiện nay trên
thế giới, Factoring và Forfaiting đã được coi như là một sự thay thế hoàn hảo
cho các phương thức tài trợ thương mại khác nhất là khi vai trò của phương
thức thanh toán TDCT đang ngày càng giảm xuống. Factoring và Forfaiting
cung cấp cho người bán hàng bốn yếu tố dịch vụ rất quan trọng đó là : tài trợ
vốn lưu động, dịch vụ thu hộ tiền từ người mua hàng, dịch vụ quản lí sổ cái
bán hàng và dịch vụ đảm bảo rủi ro. Vì vậy việc phát triển hình thức tài trợ
thương mại hiện đại và hiệu quả như Factoring và Forfaiting là một nhu cầu
hết sức cần thiết.
Trải qua những cung bậc thăng trầm trong quá trình hoạt động, cho tới
nay VCB đã khẳng định được vị thế vô cùng quan trọng trong hệ thống NH
VN, có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất
nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc phải đối mặt với nguy cơ
khủng hoảng tài chính và sự cạnh tranh ngày càng găy gắt từ phớa cỏc NH,
đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng đối ngoại, VCB cần nắm vững thời cơ và
phát huy những lợi thế có sẵn của mình để duy trì vị trì hàng đầu trong TTQT
và tài trợ XNK. Đứng trước đòi hỏi đó, việc định hướng phát triển một hoạt
động tài trợ có hiệu quả như Factoring và Forfaiting tại VCB trở nên cấp thiết
vô cùng. Chớnh vỡ võy, đề tài “Phát triển nghiệp vụ Factoring và
Forfaiting tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong tài trợ
thương mại quốc tế” được lựa chọn nghiên cứu với hy vọng sẽ cung cấp một
cái nhìn tổng quan về hoạt động Factoring và Forfaiting, từ đó đưa ra những
đánh giá làm cơ sở để xây dựng một hệ thống giải pháp định hướng nhằm
phát triển nghiệp vụ này tại VCB.

2. Mục đích nghiên cứu
Một là, làm sáng tỏ vai trò của hoạt động Factoring và Forfaiting đối với
nền kinh tế và các chủ thể tham gia, luận giải có hệ thống cơ sở lý luận về
Factoring và Forfaiting, các ưu nhược điểm của từng nghiệp vụ.
Hai là, xem xét tình hình thực hiện nghiệp vụ Factoring và Forfaiting ở
Việt Nam và tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Ba là, rút ra những đánh giá, đề xuất những định hướng và giải pháp phát
triển nghiệp vụ này một cách thành công tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam, làm hình mẫu cho các NH khác học hỏi kinh nghiệm trong quá trình phát
triển của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Thứ nhất, cơ sở lý luận thao thông lệ quốc tế và các quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành liên quan đến hoạt động Factoring và Forfaiting.
Thứ hai, thực trạng phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting ở Việt
Nam và thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác – Lờnin, bao gồm chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong khoá luận bao
gồm: phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp quy nạp và diễn dịch,
phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sỏnh…kết hợp với việc minh
hoạ bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên
trực quan hơn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ Factoring và Forfaiting
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển nghiệp vụ Factoring và

Forfaiting tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ FACTORING
VÀ FORFAITING
1.1. Nghiệp vụ Factoring
1.1.1 Sự ra đời và phát triển
Factoring là một khái niệm tuy còn rất mới lạ đối với nhiều doanh nghiệp
Việt Nam nhưng trên thế giới lại là 1 dịch vụ không thể thiếu với nhiều DN
nước ngoài. Đây là một trong những hình thức tài trợ thương mại lâu đời nhất
và có một tiến trình lịch sử kéo dài hàng thế kỉ. Một số nghiên cứu cho rằng
Factoring xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm
trước thời đế chế La Mã.
Theo quan điểm chung nhất của các nhà nghiên cứu, Factoring có nguồn
gốc chung nhất từ sự phát triển của thương mại quốc tế.Ngay từ đầu thế kỉ
thứ 13, factoring đã bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và châu Mĩ như một phương
thức cung cấp cho người bán tiện ích thu nợ và tài trợ ngắn hạn cho những
giao dịch tại thị trường nội địa.
Trong khoảng thế kỉ thứ 17 và 18, thương mại phát triển mạnh giữa
châu Âu và các khu vực khỏc trờn thế giới, đặc biệt là ở vùng Bắc Mĩ. Do
tại thời điểm đó thông tin liên lạc còn nghèo nàn và không có một phương
tiện chuyên chở nào nhanh hơn là thuyền buồm nờn cỏc nhà XK cần thiết
phải cú cỏc đại lý thương mại tại các thị trường nước ngoài. Vỡ cỏc đại lí
này hiểu biết nhiều hơn về khách hàng đìa phương nên chủ hàng thường
cho phép các đại lý bán hàng trên cở sở tín dụng thương mại và hoá đơn
thương mại của chính họ. Họ phải chịu trách nhiệm về các khoản tín dụng
thương mại này. Ngoài ra họ cũng phải ứng trước tiền để trang trải cỏc phớ
cảng, thuế…và trả tiền hàng cho các chủ hàng
Sau này, khi thông tin liên lạc và các phương tiện vận chuyển đã phát
triển, người ta nhận thấy các nhà sản xuất không cần thiết phải kí gửi hàng
nữa. Mặc dù vậy, các nhà sản xuất vẫn duy trì việc sử dụng các đại lý

(factor) để tiến hành thanh toán cho các lô hàng, trong đó quyền của factor
là thu tiền thanh toán từ phía người mua cuối cùng. Đõy chớnh là cơ sở cho
factoring hiện đại. Khái niệm factoring phát triển liên tục và ngày nay đã
trở thành quen thuộc trong giới kinh doanh, thương mại, tài chính ngân
hàng hay xuất nhập khẩu
Đầu những năm 1960, tổ chức bao thanh toán quốc tế (International
Factor Group) ra đời với sự tham gia của 47 quốc gia đã đánh dấu bước phát
triển mạnh mẽ của bao thanh toán. Các quy tắc hoạt động chính thức được
hình thành và điều chỉnh hoạt động bao thanh toán. Năm 1968, hiệp hội bao
thanh toán quốc tế (Factors Chain International) ra đời đã liên kết các đơn vị
bao thanh toán với nhau và đưa bao thanh toán trở thành một dịch vụ mang
tính toàn cầu. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của
thương mại thế giới nói chung và các hình thức thanh toán nói riêng, bao
thanh toán ngày càng hoàn thiện và trở thành một hình thức tài trợ thương mại
phổ biến như ngày nay.
Trên thế giới hiện có hơn 1.768 đơn vị Factoring đang hoạt động. Trong
số đú, cú 232 tổ chức bao thanh toán từ 63 quốc gia là thành viên của FCI.
Theo số liệu thống kê của FCI, doanh thu bao thanh toán thế giới năm 2007 là
1.229.127 triệu Euro, tăng 14,53% so với năm 2006. (Xem bảng 1.1)
Bảng 1.1: Doanh thu bao thanh toán trên thế giới
Đơn vị: Triệu Euro
Năm Factoring nội địa Factoring quốc tế Tổng số
2004 791.950 68.265 860.215
2005 930.061 86.486 1.016.547
2006 1.030.598 103.690 1.134.288
2007 1.153.131 145.996 1.299.127
2008 1.225.658 179.589 1.405.247
( Nguồn FCI:www.factors-chain.com)
Ta thấy doanh số BTT không ngừng gia tăng theo thời gian. Điều này
chứng tỏ, các bên tham gia giao dịch ngày càng nhận ra những lợi ích đáng kể

mà dịch vụ này mang lại cho họ trong đó, tỉ trọng doanh thu của bao thanh
toán quốc tế cũn khỏ khiêm tốn so với doanh thu bao thanh toán nội địa. Tuy
nhiên, tỉ lệ này tăng dần theo thời gian. Cụ thể là năm 2006 tỉ lệ này là 9,14%,
năm 2007 đạt 11,24% và năm 2008 đạt 12,78% . Điều này nói lên sự phát
triển khá mạnh của bao thanh toán quốc tế cũng như việc nhận ra tầm quan
trọng của bao thanh đối với xuất nhập khẩu của cả người mua và người bán.
Trong tương lai, khối lượng bao thanh toán quốc tế sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.
Ở những nước phát triển, dịch vụ bao thanh toán rất được ưa chuộng, các
thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới thường tập trung ở đây (Bảng 1.2)
Bảng 1.2: Các thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới
Đơn vị: Triệu Euro
STT Nước 2004 2005 2006 2007 2008
1 Anh 184.520 237.205 248.769 286.496 304.484
2 Ý 21.000 111.175 120.435 122.800 132.470
3 Pháp 81.600 89.020 100.009 121.600 139.800
4 Mỹ 81.860 94.160 96.000 97.000 98.134
( Nguồn FCI:www.factors-chain.com)
1.1.2 Định nghĩa và phân loại nghiệp vụ Factoring
1.1.2.1 Định nghĩa
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về bao thanh toán. Mỗi quốc gia
có ngôn ngữ riờng, cú cỏc thông lệ, có nhu cầu tài trợ, nhu cầu kinh doanh và
có luật lệ riêng. Khi đưa ra các sản phẩm dịch vụ về bao thanh toán, các nhà
cung cấp dịch vụ có thể đưa ra những cái tên khác nhau cho các sản phẩm
dịch vụ bao thanh toán khác nhau, hoặc có thể có những loại hình bao thanh
toán khác nhau dưới cùng một tên gọi.
Theo định nghĩa của Công ước quốc tế UNIDROIT 1988 về bao thanh
toán quốc tế: Hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng ký kết giữa một bên
(nhà cung cấp hàng hoỏ/dịch vụ) và một bên khác (đơn vị bao thanh toán)
theo đó: (a) Nhà cung cấp hàng hoỏ/dịch vụ có thể hoặc sẽ chuyển nhượng
cho đơn vị bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng mua

bán hàng hoỏ/dịch vụ giữa nhà cung cấp và các khách hàng của nhà cung
cấp, loại trừ những giao dịch mua bán cho mục đích tiêu dùng cá nhân và hộ
gia đình; (b) Đơn vị bao thanh toán thực hiện ít nhất hai trong các dịch vụ
sau: tài trợ cho nhà cung cấp, bao gồm cho vay và ứng trước; theo dõi các
khoản phải thu; thu nợ và bảo đảm rủi ro bên mua hàng không thanh toán;
(c) Thông báo chuyển nhượng khoản phải thu phải được gửi tới các bên mua
hàng liên quan.
Theo định nghĩa trong Các quy tắc chung cho hoạt động bao thanh toán
quốc tế do FCI ban hành: Hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng theo đó
nhà cung cấp có thể hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hoặc một
phần của khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, với mục đích tài trợ
hoặc không, để nhận được ít nhất một trong các dịch vụ sau: Theo dõi khoản
phải thu, thu nợ và bảo đảm rủi ro nợ xấu.
Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng do
NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày
06/09/2004 của Thống đốc NHNN, thì: “Bao thanh toán là một hình thức cấp
tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các
khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoỏ đó được bên bán hàng và
bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng”.
Có thể nói những định nghĩa trên đây là sự mô tả hoạt động bao thanh
toán dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng xét về bản chất, hiệp hội FCI thống
nhất quan điểm:
Factoring là việc bên bán hàng hoặc đơn vị bao thanh toán của bên bán
hàng chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán tất cả các quyền và lợi ích liên
quan tới những khoản phải thu ngắn hạn của bên bán hàng phát sinh từ việc
mua bán hàng hoá hợp pháp giữa bên bán hàng và bên mua hàng để bên bán
hàng được đơn vị bao thanh toán cung cấp các dịch vụ chủ yếu của bao thanh
toán như sau:
- Theo dõi các khoản phải thu của bên bán hàng;
- Ứng trước cho bên bán hàng dựa trên giá trị các khoản phải thu;

- Thu nợ;
- Bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng.
1.1.2.2 Phân loại nghiệp vụ Factoring
Dựa vào các tiêu chí khác nhau Factoring được chia thành các loại cụ
thể như sau:
+ Phân loại theo phạm vi áp dụng Factoring với số lượng các hóa đơn bán hàng
Factoring toàn bộ: là dịch vụ bao thanh toán áp dụng đối với toàn bộ
các hóa đơn thương mại phát hành ra của một người bán hàng hoặc toàn bộ
hóa đơn thương mại của người bán hàng phát ra để đòi tiền một hoặc một số
người mua hàng.
Factoring một phần: là dịch vụ bao thanh toán áp dụng đối với một số hóa
đơn phát hành của người bán hàng đòi tiền một hoặc một số người mua hàng.
+ Phân loại theo chức năng của bao thanh toán
Chiết khấu hóa đơn: là dịch vụ bao thanh toán chỉ cung cấp chức năng
tài trợ (tạm ứng) mà không cung cấp các chức năng còn lại. Người bán hàng
tự theo dõi sổ sách bán hàng, thu nợ từ người mua và chuyển tiền thanh toán
cho đơn vị bao thanh toán.
Factoring đến hạn: là dịch vụ bao thanh toán cung cấp tất cả các chức
năng của bao thanh toán trừ chức năng tài trợ.
Factoring thu hộ: là dịch vụ bao thanh toán chỉ cung cấp chức năng thu
hộ các khoản phải thu phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định. Trước
ngày đơn vị bao thanh toán đồng ý cung cấp dịch vụ, trách nhiệm theo dõi sổ
sách và thu nợ thuộc về người bán. Đơn vị bao thanh toán chỉ thu hộ tất cả các
khoản phải thu hiện có tại thời điểm đồng ý cung cấp dịch vụ và sẽ không thu
những khoản phải thu phát sinh sau thời điểm đó.
Factoring đầy đủ: là dịch vụ bao thanh toán cung cấp đầy đủ tất cả các
chức năng chủ yếu của dịch vụ Factoring
+Phân loại theo phạm vi trách nhiệm đối với rủi ro
Factoring có truy đòi: là dịch vụ bao thanh toán cung cấp tất cả các chức
năng bao thanh toán trừ chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng. Nếu các khoản

phải thu đến hạn mà đơn vị bao thanh toán vẫn không thu hồi được từ người
mua thì đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho
người bán.
Factoring miễn truy đòi: là dịch vụ bao thanh toán cung cấp chức năng
bảo hiểm rủi ro tín dụng. Nếu không có tranh chấp giữa người mua và người
bán, đơn vị bao thanh toán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với rủi ro
không thu được tiền. Đơn vị bao thanh toán không có quyền đòi lại số tiền đã
ứng trước cho người bán và phải thanh toán 100% giá trị hóa đơn. Dịch vụ
bao thanh toán đầy đủ và bao thanh toán đến hạn chính là bao thanh toán miễn
truy đòi.
+ Phân loại theo phạm vi hoạt động địa lý
Factoring nội địa: dịch vụ bao thanh toán được cung cấp cho người
bán và người mua ở trong cùng một quốc gia có hoạt động mua bán hàng hóa
diễn ra trong phạm vi một quốc gia.
Factoring quốc tế: là dịch vụ factoring được cung cấp cho người xuất
khẩu và người nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau, có hoạt động mua bán
vượt qua biên giới của một quốc gia. Điểm khác biệt của bao thanh toán quốc
tế so với bao thanh toán nội địa là khả năng có sự tham gia của hai đơn vị bao
thanh toán ở 2 nước đứng ra làm đại lý cho nhau để cung cấp dịch vụ cho
người XK hoặc người NK
+ Căn cứ vào phạm vi giao dịch của factor đối với người mua
Factoring kín: là việc người bán bán các khoản phải thu cho đơn vị
bao thanh toán nhưng không thông báo cho người mua biết. Người mua vẫn
thanh toán tiền hàng cho người bán và người bán chuyển số tiền này cho đơn
vị bao thanh toán.
Factoring công khai: là dịch vụ bao thanh toán được cung cấp cho
người bán đồng thời thông báo cho người mua biết việc người bán đã chuyển
nhượng các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. Người mua trực tiếp
thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán.
1.1.3. Lợi ích và hạn chế của Factoring trong thương mại quốc tế

1.1.3.1. Lợi ích
+ Đối với nhà nhập khẩu
- Được mua hàng theo phương thức ghi sổ: tức là NK được bên bán cấp tín
dụng, vì vậy số vốn cần thiết trong kinh doanh sẽ giảm đi,nhu cầu tài trợ
giảm và chi phí tài trợ cũng giảm theo.
- Không mất phí và thời gian để mở L/C cho từng đơn hàng nhập khẩu/mua
tại từng thị trường.
- Thông thường không phải ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán.
- Được nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiền
ngay Chỉ thanh toán tiền hàng khi hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu của
hợp đồng mua bán.
- Được nhà Factor san sẻ về những bất đồng ngôn ngữ với người xuất khẩu.
+ Đối với nhà XK
- Duy trì được sức cạnh tranh thông qua việc cho phép nhà NK thanh toán
theo phương thức ghi sổ (tức là cấp tín dụng thương mại trực tiếp cho nhà
NK). Điều này sẽ hỗ trợ sự mở rộng bán hàng ra nước ngoài
- Có thể yêu cầu nhà Factor thực hiện kiểm tra tín dụng đối với người mua
hàng để có thông tin chi tiết, chính xác và kịp thời về họ trước khi tham gia
vào mối quan hệ kinh doanh. Cơ hội nhận được những đánh giá uy tín tín
dụng của người mua từ những chuyên gia
- Được tài trợ vốn lưu động trên cơ sở doanh thu bán hàng để quay vòng sản
suất và tăng trưởng nhanh hơn.
- Giảm chi phí quản lý các khoản phải thu và chi phí tốn kém của việc vận
hành một phòng thu ban thu nợ quốc tế vì chỉ phải làm việc với nhà factor. Phí
hoa hồng trả cho nhà factor sẽ dựa trên doanh thu bán hàng vì thế chi phí sẽ
biến đổi theo doanh thu thực tế, nhờ vậy mà cắt giảm được chi phí hành chính
- Những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ được giải quyết bởi các nhà Factor.
- Có thể giảm được rủi ro về tỷ giá hối đoái.
- Được bảo hiểm rủi ro tín dụng 100% giá trị hoá đơn.
- Báo cáo tài chính không có những khoản nợ xấu, luồng tiền mặt ổn định và

hiệu quả hơn do việc thu nợ được đẩy nhanh
+ Đối với Factor
- Được hưởng phí bao thanh toán.
- Đa dạng hoá loại hình dịch vụ.
- Duy trì và mở rộng thị phần, nâng cao uy tín thanh toán trong nước.
- Sử dụng tốt hơn các nguồn vốn huy động được.
+ Đối với nền kinh tế
Factoring tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định hơn cho nền kinh
tế, tạo tâm lý yên tâm, tự tin cho các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh
Factoring đây rmạnh thương mại,sản xuất và đặc biệt là xuất nhập khẩu
quốc gia, tăng thu nhập cho nền tài chính.
1.1.3.2. Hạn chế
+ Đối với nhà XK
- Đối với doanh nghiệp XK, hạn chế khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán
là tổng chi phí Factoring tương đối cao (gồm phí dịch vụ là lãi) khoảng 2 –
3%/năm, trong khi đó phí dịch vụ được tớnh trờn tổng giá trị các khoản phải thu
trong năm và lãi suất chỉ tính đối với số tiền đã được tài trợ dưới dạng tạm ứng.
- Mối quan hệ giữa nhà NK với khách hàng có thể bị ảnh hưởng do đơn vị
bao thanh toán. Đối với các DN nhỏ, trong một số trường hợp, họ bắt buộc
phải dàn xếp một khoản nợ, mở rộng thời hạn thanh toán hay sử dụng những
phương pháp thu nợ nhân nhượng cho 1 số khách hàng ưu tiên. Trong khi đó
nhà Factor hầu như rất ít quan tâm đến việc giữ mối quan hệ tương lai với
người mua và một vài công ty thậm chí cũn quỏ gay gắt trong việc thu nợ
- Khi có tranh chấp xảy ra giữa người mua và người bán đối với một hoặc
một số giao dich, đơn vị bao thanh toán sẽ không tạm ứng trước cho các
khoản đó hoặc sẽ truy đòi lại các khoản đã tạm ứng cho những giao dịch tranh
chấp đó. Tuy nhiên, đơn vị bao thanh toán sẽ hỗ trợ người bán trong việc giải
quyết tranh chấp với người mua.
+ Đối với các Factor

Khi cung cấp dịch vụ bao thanh toán đơn vị bao thanh toán thường gặp nhiều
rủi ro liên quan tới việc thu hồi các khoản phải thu khi đến hạn như:
- Khi quá hạn phải thu mà người mua không thanh toán hoặc mất khả năng
thanh toán. Nếu là bao thanh toán miễn truy đũi thỡ đơn vị bao thanh toán sẽ
phải chịu toàn bộ rủi ro.
- Khi có tranh chấp giữa người mua và người bán sẽ gây khó khăn cho đơn
vị bao thanh toán trong việc thu hồi các khoản phải thu.
- Việc trả tiền trờn hoỏ đơn dễ dẫn đến việc hoá đơn bị làm giả
- Giữa người bán và người mua có thể có sự thông đồng để lừa nhà Factor
1.1.4 Quy trình thực hiện Factoring trong tài trợ TMQT
Một giao dịch Factoring quốc tế có ít nhất 3 chủ thể tham gia là: Nhà XK,
nhà NK và nhà Factor XK. Nhưng thực tế ngoài ba chủ thể chính nêu trên,
giao dịch Factoring thường có một chủ thể khác là nhà Factor NK. Khi có sự
tham gia của Factor nhập khẩu, hoạt động Factoring được thực hiện thông qua
một hệ thống, gọi là hệ thống 2 factor. Nhà Factor NK trong trường hợp này
chịu trách nhiệm phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài
chính của bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất nhập khẩu; thực hiện việc thu
nợ theo uỷ quyền của factor xuất khẩu và cam kết thanh toán thay cho bên
nhập khẩu trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán
khoản phải thu.
Quan hệ giữa nhà XK và nhà NK được dựa trên hợp đồng ngoại thương
điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Trong khi đó mối quan hệ giữa
nhà XK và nhà Factor XK dựa trên hợp đồng Factoring, theo đó nhà Factor
XK được nhà XK nhượng quyền thu nợ từ nhà NK nước ngoài một cách hợp
phõp. Cũn quan hệ giữa nhà Factor XK và nhà Factor NK là mối quan hệ đại
lý hoặc đối tác, theo đó nhà Factor XK uỷ thác cho nhà Factor NK thu nợ trực
tiếp từ nhà NK. Thông thường hai nhà Factor này thuộc cùng một hiệp hội
Factoring quốc tế.

Sơ đồ 1.1: Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán

(Điển hình được sử dụng trong bao thanh toán quốc tế)

8 . C h u y ể n n h ợ n g

N h à X K
( N g ờ i b á n )

N h à N K
( N g ờ i m u a )

7 . G i a o h à n g

Đ ơ n v ị B T T X K
2 . Y ê u c ầ u t í n d ụ n g
5 . T r ả l ờ i t í n d ụ n g
6 . K í H Đ B T T

8 . C h u y ể n n h ợ n g h o á đ ơ n

9 . T h a n h t o á n t r ớ c

1 3 . T h a n h t o á n ứ n g t r ớ c
5 . T r ả l ờ i t í n d ụ n g

3 . Y ê u c ầ u t í n d ụ n g
1 2 . T h a n h t o á n , b á o c á o c h u y ể n t i ề n
4 . T h ẩ m đ ị n h t í n d ụ n g
1 0 . T h u n ợ k h i đ ế n h ạ n
1 1 . T h a n h t o á n


Đ ơ n v ị B T T N K

1 . H Đ b á n h à n g
H thng hai n v bao thanh toỏn
(1) Nh XK v nh NK tin hnh thng lng trờn hp ng mua bỏn hng
húa.
(2) Nh XK ngh Factor xut khu ti tr vi ti sn m bo chớnh l
khon phi thu trong tng lai t hp ng mua bỏn hng húa.
(3) Factor xut khu ngh n v Factor nhp khu cựng thc hin hp
ng Factoring.
(4) Factor nhp khu thc hin phõn tớch cỏc khon phi thu, tỡnh hỡnh hot
ng v kh nng ti chớnh ca bờn mua hng.
(5) Factor nhp khu ng ý tham gia giao dch fatoring vi Factor xut khu.
Factor xut khu chp thun ti tr cho ngi bỏn.
(6) Factor xut khu v nh XK tha thun v ký kt hp ng Factoring.
(7) Nh XK giao hng cho nh NK theo ỳng tha thun trong hp ng mua
bỏn hng húa.
(8) Nhà XK chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán
hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho Factor xuất
khẩu.
Factor xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho Factor nhập
khẩu.
(9) Factor xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho nhà XK theo thỏa thuận trong
hợp đồng Factoring.
(10) Khi đến hạn thanh toán, Factor nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ nhà
NK.
(11) Nhà XK thanh toán tiền hàng cho Factor nhập khẩu.
(12) Factor nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền cũn lại
cho Factor xuất khẩu.
(13) Factor xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho người bán.

1.2. Nghiệp vụ Forfaiting
1.2.1. Sự ra đời và phát triển
Forfaiting bắt nguồn từ châu Âu, ra đời vào những năm 60 của thế kỉ
XX tại miền Tây Đức trước nhu cầu xuất khẩu tư liệu sản xuất từ vùng này
sang cỏc cỏc nước Đông Âu. Thuật ngũ “forfaiting” xuất phát từ tiếng Pháp “à
forfeit” nghĩa là miễn truy đòi.
Nền kinh tế Đông Âu thường có rất ít các ngoại tệ mạnh để trả cho các
nhà sản xuất Tây Đức. Chính vì vậy các nhà sản xuất Tây Đức đã cho phép họ
hưởng khoản nợ trung hạn, đôi khi cho phép lên đến 5 năm.NHTW Đông Âu
thường là người đứng ra bảo đảm cho các khoản tín dụng thương mại này.
Khi các nhà sản xuất Tây Đức cần tiền mặt, họ sẽ bán giấy tờ chứng
nhận khoản tín dụng thương mại của mình với một tỉ lệ chiết khấu tới các nhà
tài chính. Đú chớnh là những tiền đề cho sự ra đời của Forfaiting.
Trên thế giới, Forfaiting tuy đã biết đến và sử dụng khỏ lõu nhưng so với
factoring thỡ ớt được áp dụng hơn. Hiện nay chưa có một luật lệ hay một tập
quán quốc tế nào định nghĩa cụ thể về forfaiting. Việt nam cũng chưa có một văn
bản pháp lý nào hướng dẫn và cho phép sử dụng nghiệp vụ này. Vì vậy forfaiting
thường được viết trong những cuốn sách mang tính chất thực hành
Nghiệp vụ Forfaiting rất phổ biến ở Đông Âu và các chi nhành ngân
hàng Thuỵ Sĩ, Đức, Áo là những tổ chức cung cấp dịch vụ forfaiting lớn nhất.
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà Forfaiter thế giới (IFA – International
Forfaiter Association), hiện nay Hiệp hội này có 142 công ty Forfaiting thành
viên thuộc 31 quốc gia khác nhau. Trong số đó Anh là nước có nhiều thành
viên nhất (28 thành viên), tiếp theo đó là Thuỵ Sỹ (18 thành viên), Đức (14
thành viên). Thị trường châu Á cũng góp mặt với 7 thành viên đến từ Trung
Quốc, 1 thành viên từ Nhật Bản, ngoài ra cũn cú cỏc thành viên đến từ Hàn
Quốc, Hồng Kụng. Hiện tại Việt Nam chưa có tổ chức tín dụng nào tham gia
vào IFA.
Mặc dù ra đời vào những năm 50 nhưng phải đến những năm 80, tín
dụng forfaiting mới thực sự phát triển mạnh trên thế giới. Từ năm 1982, thị

trường forfaiting tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm. Đến năm 2007 hoạt động
forfaiting đạt khoảng 155 – 200 tỷ USD, bằng 2 – 3% giá trị buôn bán quốc tế.
Những trung tâm forfaitng chủ yếu hiện nay là Luân Đôn, Frakfurt,
Singapore, New York và Zurich. Trên thị trường sơ cấp, Đức chiếm 40%,
Thuỵ Sĩ chiếm 35%, Áo chiếm 5% thị trường, Anh chỉ chiếm khoảng 10%
của thị trường sơ cấp nhưng lại có thị phần cao ở thị trường thứ cấp, khoảng
40%.
Hiện nay chưa có nguồn luật quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh nghiệp vụ
này. Tuy nhiên vỡ cỏc giao dịch forfaiting liên quan mật thiết đến hối phiếu,
thư tín dụng L/C nên Luật thống nhất Hối phiếu (ULB) 1930 và Quy tắc thống
nhất tín dụng chứng từ của ICC (UCP 600), Luật thương mại thống nhất của
Mĩ (UCC) sửa đổi năm 1995… cũng được xem là nguồn luật liên quan đến
Bao thanh toán Forfaiting.
1.2.2 Định nghĩa và đặc điểm
Có một số định nghĩa sau về Forfaiting:
+ Forfaiting là một dạng tài trợ thương mại quốc tế có liên quan tới
việc người xuất khẩu bán miễn truy đòi với các mức giá chiết khấu cho các
đơn vị bao thanh toán (Forfaiter) các khoản phải thu trung và dài hạn có
nguồn gốc từ các khoản phải thu có bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng
có uy tín.
+ Forfaiting là loại tín dụng trung và dài hạn mà một NHTM hoặc một
công ty tài chính ứng trước không hoàn lại cho nhà xuất khẩu với một tỉ lệ %
nhất định so với tổng giá trị hoá đơn để giành lấy quyền đòi lại tiền từ người
nhập khẩu, và chịu mọi rủi mà nhà nhập khẩu không thanh toán được nếu có
xảy ra. Các Forfaiter chỉ cấp tín dụng này cho người xuất khẩu khi người
nhập khẩu của anh ta đã được một ngân hàng bảo lãnh.
Các định nghĩa trên cho thấy bao thanh toán Forfaiting có những đặc
điểm cơ bản sau đõy:
+ 100% tài trợ miễn truy đòi cho người xuất khẩu khoản phải thu. Chấp
nhận rủi ro tín dụng do các nhà nhập khẩu nước ngoài gõy ra

+ Khả năng tài chớnh của các nhà nhập khẩu thường được bảo đảm bởi
một tổ chức tài chớnh có uy tín, thường là ngõn hàng tại nước người nhập
khẩu đứng ra bảo lónh. Trong trường hợp nhà NK có tiềm lực rất mạnh về tài
chớnh thì có thể tự đứng ra bảo lónh cho mình.
+ Thanh toán ngay giá trị của hối phiếu, miễn truy đòi người xuất khẩu
sau khi đã trừ phí chiết khấu.
+ Mức chiết khấu thường được tớnh theo một tỷ lệ lói suất cố định, tuy
nhiên, trong một số trường hợp người ta vẫn tớnh theo lói suất thả nổi
+ Thời hạn tín dụng là trung hoặc dài hạn ( thường từ 180 ngày đến 5 năm)
+ Khoản tiền đem forfaiting nằm trong khoảng 100.000 – 200 triệu
USD hoặc có thể nhiều hơn.
+ Công cụ để đòi nợ trong ngiệp vụ Forfaiting là các kì phiếu, hối phiếu
hoặc thư tín dụng
Đặc biệt khi một Forfaiting mua lại giấy nợ để giành lấy quyền đòi nợ từ
nhà nhập khẩu, forfaiter có thể giữ lại những giấy tờ đó chờ đáo hạn và yêu
cầu nhà nhập khẩu thanh toán hoặc cũng có thể bán lại những giấy tờ đó trước
khi đáo hạn. Đối với tín dụng forfaiting, có hai loại thị trường là thị trường sơ
cấp và thị trường thứ cấp. Trong đó thị trường sơ cấp bao gồm tất cả các hợp
đồng forfaiting kí kết giữa nhà xuất khẩu và nhà forfaiter đầu tiên, cũn thị
trường thứ cấp bao gồm hoạt động giữa các forfaiter, các factor và các ngõn
hàng, cũn các nhà XK không tham gia vào thị trường này.
1.2.3 Lợi ích và hạn chế của Forfaiting trong thương mại quốc tế
1.2.3.1 Lợi ích của Forfaiting
- Đối với nhà xuất khẩu
+ Giảm thiểu 100% rủi ro: Người XK sẽ hoàn toàn tránh khỏi những
biến động xấu về lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng như những rủi ro về chính trị,
chuyển nhượng hay tiền tệ vỡ cỏc forfaiter là người đứng ra gánh chịu thay.
+ Giảm bớt tài sản nợ và đảm bảo luồng tiền mặt: Nhà XK có thể bán
hàng trả chậm cho nhà NK nhưng lại được các forfaiter thanh toán ngay bằng
tiền mặt. Số tiền nhận được là 100% giá trị hợp đồng, miễn truy đòi. Điều này

cũng giúp cho nhà XK giảm bớt tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán, khả
năng quay vòng vốn nhanh hơn
+ Tỉ lệ chiết khấu cố định: Tỉ lệ chiết khấu do forfaiter đưa ra thường là
cố định và được công bố trước. Vì vậy nhà XK có thể cộng phần chiết khấu
vào giá xuất khẩu để bảo toàn được cả vốn lẫn lãi.
+ Giảm bớt chi phí hành chính trong việc quản lí các khoản phải thu khi
đến hạn.
+ Không gặp hạn chế về loại sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ: Tín dụng
Forfaiting còn có thể áp dụng với việc xuất khẩu trang thiết bị, dịch vụ, hàng
hoá đã qua sử dụng. Không có sự phân biệt về chủng loại, xuõt xứ.
+ Nâng cao doanh số bán hàng và sức cạnh tranh cho nhà XK: Việc nhà
XK đưa ra điều khoản thanh toán chậm có thể giỳp cỏc nhà nhập khẩu đi đến
chỗ có những đơn đặt hàng có giá trị cao hơn.
- Đối với nhà nhập khẩu
Mặc dù hợp đồng forfaiting được kí kết giữa nhà XK với forfaiter nhưng nó
cũng mang lại cho nhà nhập khẩu những lợi ích chủ yếu sau:
+ Thủ tục chứng từ đơn giản, dễ thực hiện.
+ Nhà NK được hưởng một thời hạn tín dụng dài hơn
- Đối với các forfaiter
+ Đa dạng hoá loại hình dịch vụ. Duy trì và mở rộng thị phần, nâng
cao uy tín trên thị trường.
+ Được hưởng khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trờn hoỏ đơn thương
mại và số tiền họ thực sự cấp cho nhà XK, đồng thời cũng được hưởng thờm
cỏc phớ hoa hồng khác.
+ Khi cung cấp tín dụng forfaiting, các nhà forfaiter sẽ được chuyển
nhượng các giấy tờ có giá và có thể đem buôn bán trên thị trường forfaiting
thứ cấp. Đây được xem như là một hình thức đầu tư tài chính thu lợi của các
forfaiter.
1.2.3.2 Hạn chế của tín dụng forfaiting
- Đối với nhà XK

×