Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tác động của chuẩn nghề nghiệp đến phương pháp giảng dạy của giáo viên trường tiểu học vĩnh lương 1 tp nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.94 KB, 15 trang )

Tác động của Chuẩn nghề nghiệp đến phương
pháp giảng dạy của giáo viên Trường tiểu học
Vĩnh Lương 1- Tp. Nha Trang

Trần Thị Mỹ Loan

Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Đo lường – Đánh giá trong giáo dục
Người hướng dẫn: TS. Tô Thị Thu Hương
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lí luận giáo dục học dạy học tiểu
học (tìm hiểu lí luận về quá trình, nguyên tắc, cũng như nội dung, phương pháp và các
hình thức dạy học tiểu học); vai trò của hoạt động đánh giá giáo viên (ĐGGV). Tìm
hiểu nội dung Chuẩn nghề nghiệp và qui trình ĐG GV tiểu học theo quyết định
14/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT. Trình bày chương trình đánh giá giáo viên theo
chuẩn ở Việt Nam và trên thế giới. Nghiên cứu hoạt động ĐGGV tại Trường tiểu học
Vĩnh Lương 1-Tp. Nha Trang về quy trình và kết quả ĐGGV theo Chuẩn. Tìm hiểu
phương pháp giảng dạy (PPGD) của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 trước và sau
khi áp dụng Chuẩn cũng như tâm tư, nguyện vọng của GV Trường tiểu học Vĩnh
Lương 1 đối với việc ĐGGV theo Chuẩn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Đề
xuất giải pháp và kiến nghị nhằm năng cao, cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo
viên.

Keywords: Giáo viên; Giáo dục tiểu học; Chuẩn nghề nghiệp; Phương pháp giảng dạy

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đầu tư phát triển giáo dục là một trong những biện pháp tích cực và thông minh nhất để
đất nước theo kịp với đà phát triển của thế giới. Do đó, giáo dục được xem là quốc sách hàng


đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân” (theo Luật Giáo dục). Giáo dục tiểu học
(GDTH) là bậc giáo dục nền tảng và phương pháp giảng dạy (PPGD) của GV góp phần quan
trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Điều 24- Luật Giáo dục qui định: “PP giáo dục tiểu học
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS (HS); phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. GV tiểu học
(GVTH) có vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên những yêu cầu cơ bản đối với GVTH phải
bao gồm ba lĩnh vực: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và kĩ năng sư phạm.
Đến nay, sự phát triển của GDTH đã đi vào ổn định, tình trạng thiếu GVTH dần được
khắc phục. Công cuộc đổi mới Chương trình GDTH đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm

2
chất và năng lực của người GVTH. Do đó, để ĐG (ĐG) đúng chất lượng GV Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã xây dựng Chuẩn nghề nghiệp GVTH (theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT).
Các sở giáo dục trên toàn quốc tiến hành áp dụng Chuẩn từ cuối tháng 5 năm 2007, trong đó
có sở Giáo dục Khánh Hoà. ĐG GVTH theo Chuẩn với mục đích giúp mỗi GV tự ĐG mình,
tự đề ra kế hoạch rèn luyện phấn đấu, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên,
việc ĐG GV theo Chuẩn sau hơn ba năm thực hiện ở các trường đến nay chưa có những
nghiên cứu ĐG tác động của việc áp dụng Chuẩn đến hoạt động đổi mới PP day học (PPDH)
của GV.
Nhiều nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy chất lượng giáo dục còn nhiều bất cập.
Hiện tượng thầy đọc trò chép, thầy tích cực giảng mọi điều còn trò ngoan ngoãn nghe thầy
giảng, xem thầy làm diễn ra khá phổ biến. Các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại trong
giảng dạy chưa được GV chú trọng sử dụng. GV chủ yếu sử dụng các PPDH truyền thống,
thiếu sáng tạo và sự phối hợp các PP khác nhau trong dạy học. Những hoạt động nhằm phát
triển nhân cách cho HS cũng ít được chú ý.
Là GVTH ở một trường tiểu học ven nội thành, cách thành phố Nha Trang 10 km, nơi
điều kiện kinh tế, trình độ dân trí còn thấp, HS thụ động tiếp thu kiến thức từ GV thông qua
các tiết dạy với PP sử dụng chủ yếu là giảng giải. PPDH nhằm phát huy tính tích cực của HS
hầu như chỉ được GV sử dụng trong các tiết dạy có sự tham gia ĐG của Ban Giám hiệu, của

tổ. Với cách dạy, cách học nói trên không thể đào tạo được một thế hệ trẻ thông minh, năng
động, sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống trong xã hội hiện đại. Thực trạng
này theo tác giả có lẽ đang diễn ra không chỉ ở Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 mà còn ở nhiều
trường tiểu học khác tại TP. Nha Trang.
Từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Tác động của Chuẩn nghề nghiệp đến phƣơng
pháp giảng dạy của giáo viên Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 – TP. Nha Trang” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tại Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 – TP. Nha Trang, tác giả mong
muốn đề xuất giải pháp ĐG GV theo Chuẩn nhằm góp phần cải tiến PPGD của GV theo
hướng tích cực.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Sự thay đổi về PPDH của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 trước và sau khi áp dụng
Chuẩn.
- Những lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn góp phần làm thay đổi PPDH của GV theo
hướng tích cực.
- Cách thức tổ chức việc ĐG GV theo Chuẩn để góp phần cải tiến PPDH của GV theo
hướng tích cực.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- PPDH của GV trường tiểu học Vĩnh Lương 1 trước và sau khi áp dụng Chuẩn thay đổi
như thế nào?
- Hình thức dạy học (HTDH) GV áp dụng trong giảng dạy trước và sau khi áp dụng Chuẩn
thay đổi như thế nào?

3
- Những thiết bị/đồ dùng dạy học (ĐDDH) nào được GV sử dụng trong tiết dạy trước và sau
khi áp dụng Chuẩn?
- Thái độ học tập của HS trước và sau khi áp dụng Chuẩn thay đổi như thế nào?
- Những lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí nào của Chuẩn góp phần cải tiến PPDH của GV theo
hướng tích cực?

5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
- GV dạy tiểu học Trường tiểu học Vĩnh Lương 1
- Cán bộ quản lí Trường tiểu học Vĩnh Lương 1
5.2. Đối tượng nghiên cứu
- Việc ĐG GVTH theo Chuẩn nghề nghiệp
- PPGD của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1
5.3. Mẫu khảo sát
- Toàn bộ 24 GV dạy tiểu học và hai cán bộ quản lí của Trường tiểu học Vĩnh Lương 1.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
- Chỉ nghiên cứu tác động của Chuẩn đến PPGD của GV.
6.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện với GV dạy tiểu học Trường tiểu học Vĩnh Lương 1–Tp. Nha Trang
(trừ GV dạy môn năng khiếu)
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lí luận:
 Lí luận giáo dục học dạy học tiểu học: Về quá trình, nguyên tắc, nội dung, PP và các
HTDH tiểu học.
 Lí luận về vai trò của hoạt động ĐG GV.
- Tìm hiểu nội dung Chuẩn nghề nghiệp và qui trình ĐG GVTH theo quyết định
14/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT.
- Tìm hiểu hoạt động ĐG GV tại Trường tiểu học Vĩnh Lương 1.
- Tìm hiểu PPGD của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 trước và sau khi áp dụng Chuẩn.
- Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 đối với việc ĐG
GV theo Chuẩn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Dạng thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng PP nghiên cứu định tính kết hợp PP nghiên cứu định lượng.
8.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

8.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhằm xác định những cơ sở lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhằm có được những ĐG ban đầu về cách ĐG GV theo Chuẩn và ảnh hưởng của việc ĐG
này đến PPGD của GV.

4
8.2.2.2. Phương pháp khảo sát
Nhằm thu thập thông tin về các PPDH, các thiết bị dạy học GV sử dụng, mức độ ảnh hưởng
của các yêu cầu/ tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp đến PPGD của GV.
8.2.2.3. Phương pháp quan sát
PP quan sát lớp học bằng cách dự giờ tại lớp hoặc quan sát ngoài lớp để giúp mô tả rõ hơn
thực trạng về PPGD của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1.
9. Phạm vi, thời gian khảo sát
- Phạm vi: Thực hiện ở Trường tiểu học Vĩnh Lương 1.
- Thời gian triển khai nghiên cứu: Dự kiến sẽ được tiến hành trong 6 tháng từ tháng 5/2010
đến tháng 12/2010.
10. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về PPGD cũng như việc ĐG GV theo Chuẩn và tác
động của Chuẩn đến PPGD của GV Trường tiểu học Vĩnh Lương 1. Từ đó, tác giả đưa ra một
vài đề xuất trong công tác ĐG GV nhằm cải tiến PPGD của GV.
11. Những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh
Việc thu thập dữ liệu bằng các PP trên tác giả cần được sự cho phép của đơn vị, cá nhân
cần khảo sát và đảm bảo bảo mật.
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở giáo dục học dạy học tiểu học
1.1.1. Quá trình dạy học tiểu học
1.1.1.1. Khái niệm về quá trình dạy học (QTDH) [10]
1.1.1.2. Bản chất quá trình dạy học tiểu học [10]

a, Tính chất hai mặt của quá trình dạy học
b, Học tập là một hình thức đặc biệt của nhận thức cá thể của con người
c, Mối quan hệ thầy-trò trong quá trình dạy học
1.1.1.3. Động lực quá trình dạy học tiểu học [10]
Động lực của QTDH chính là sự giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn bên trong.
1.1.1.4. Lôgic của quá trình dạy học tiểu học [10]
a, Khái niệm
b, Các khâu của quá trình dạy học tiểu học
1.1.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học tiểu học
1.1.2.1. Khái niệm chung về nguyên tắc dạy học [10]
1.1.2.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học tiểu học [10]
1.1.3. Hệ thống các phƣơng pháp dạy học tiểu học
1.1.3.1 Khái niệm chung và các đặc điểm PPDH tiểu học [10]
a, Khái niệm chung
b, Đặc điểm PPDH tiểu học
1.1.3.2. Phương pháp dạy học tích cực
a, Khái niệm [18]
b, Bản chất của dạy học tích cực [18]

5
c, Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực [18]
1.1.3.3. Hệ thống các phương pháp dạy học tiểu học
a, Nhóm các phương pháp dùng lời và chữ [10]
a1, Các phương pháp thuyết trình
a2, Các phương pháp vấn đáp
b, Nhóm các phương pháp dạy học trực quan [10]
c, Nhóm các phương pháp dạy học thực hành [10]
c1, Phương pháp độc lập làm thí nghiệm
c2, Phương pháp luyện tập
d, Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ [18]

e, Phương pháp trò chơi [18]
e1, Thi đố kiến thức
e2, Đóng vai
e3, Bức tường
g, Các phương tiện dạy học tiểu học [10]
1.1.4. Các hình thức tổ chức dạy học tiểu học [10]
1.1.4.1. Khái niệm về hình thức dạy học (HTDH) tiểu học
1.1.4.2. Hệ thống các HTDH tiểu học
a, Hình thức lớp bài
b, Hình thức dạy học theo nhóm
c, Hình thức hoạt động ngoại khóa
1.2.Vai trò của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học
1.2.1. Định nghĩa đánh giá [23]
Theo quan điểm của Owen & Rogers [40]:
- Đánh giá: là việc thu thập thông tin một cách hệ thống, từ đó đưa ra những nhận định.
1.2.2. Định nghĩa về Chuẩn
 Là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó làm cho đúng.
 Là cái được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường.
1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp là gì? [2]
- Là hệ thống các yêu cầu, tiêu chí về năng lực nghề nghiệp của một nghề nào đó được phân
loại từ thấp đến cao.
1.2.4. Chuẩn nghề nghiệp GVTH [15]
- Là những yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đối với GV đáp ứng yêu
cầu giáo dục của một cấp học.
1.2.5. Bản chất của ĐG GV theo Chuẩn nghề nghiệp [2]
- ĐG GV theo Chuẩn thực chất là ĐG năng lực nghề nghiệp của GV thể hiện ở phẩm chất
đạo đức; kiến thức, kĩ năng nghề.
- ĐG GV cơ bản phụ thuộc vào sự phấn đấu, thể hiện năng lực nghề nghiệp của GV được
xác định qua ĐG theo Chuẩn.

1.2.6. Mục đích của việc ĐG GV theo Chuẩn [2]

6
- Chuẩn đào tạo không thể đo được sự phát triển năng lực nghề nghiệp của số đông GV sau
một thời gian làm việc. Vì thế phải dùng Chuẩn để ĐG GVTH.
- Căn cứ vào Chuẩn, GV tự ĐG và có kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện phấn đấu.
- Trên cơ sở Chuẩn, các cơ sở đào tạo GV và các cơ sở giáo dục khác xây dựng lại chương
trình đào tạo và bồi dưỡng GV.
- Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVTH được ĐG tốt về năng lực nghề
nghiệp.
1.2.7. Quy trình ĐG GV theo Chuẩn [2]
- ĐG GV theo Chuẩn gồm hai phần việc chủ yếu:
 Tự ĐG GV theo Chuẩn do bản thân GV thực hiện
 ĐG GV theo Chuẩn do người tham gia ĐG thực hiện
- Qui trình ĐG theo 3 bước:
Bước 1: GV tự ĐG
Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp ĐG
Bước 3: Hiệu trưởng ĐG
1.2.8. Nội dung Chuẩn nghề nghiệp GVTH [7]
Chuẩn nghề nghiệp GVTH thể hiện ở 3 lĩnh vực: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị;
Kiến thức; Kĩ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực có các yêu cầu cơ bản. Mỗi yêu cầu cơ bản chia 4
mức độ, phản ánh sự khác biệt về năng lực nghề nghiệp giữa các GV. Mức độ sau bao hàm và
cao hơn mức độ trước.
1.2.9. Quy trình ĐG GV theo Chuẩn của Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1
1.3. Tổng quan tài liệu
Olivia Little thuộc Hiệp hội giáo dục quốc gia, viết tắt là NEA đưa ra tổng quan tài liệu
nghiên cứu về hệ thống ĐG GV nhằm phục vụ cải tiến kết quả học tập và hạn chế lỗ hỏng
kiến thức cho sinh viên. Nó cung cấp PP tư duy thay thế về ĐG mà có thể khiến chúng ta tiến
gần hơn một mối liên kết giữa ĐG và học tập của HS.[30]
Các hạng mục ĐG GV của Kim Marshall đã đưa ra những lí do và đề nghị cho việc thực

hiện ĐG. Những hạng mục được tổ chức khoảng 6 lĩnh vực bao gồm tất cả các khía cạnh của
hiệu quả công việc của GV. Các hạng mục được thiết kế và ĐG GV vào cuối năm, ĐG họ
đang ở vị trí nào trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và hướng dẫn chi tiết đối với việc làm thế
nào để cải thiện. [28]
Tác giả Robert E. Bartman có bài viết hướng dẫn ĐG GV dựa trên hành động. Tài liệu
này bao gồm triết lí và quy trình của mô hình ĐG GV dựa trên hành động của The
Department of Elementary and Secondary Education. Mô hình này giới thiệu công việc của
hội đồng tư vấn tiểu bang để liên kết ĐG hoạt động với ĐG tiểu bang Missouri Show-Me
Standard (1994), phát triển chuyên môn cá nhân, tiêu Chuẩn ĐG GV, cuối cùng là thành công
sinh viên [33]. Ngoài việc ĐG GV dựa trên hành động, Henry I.Braun đã khảo sát những mô
hình giá trị gia tăng. Theo Henry I.Braun, ĐG GV theo PP định lượng dựa trên phân tích điểm
số HS của họ đạt được, kiểu ĐG như vậy sử dụng một quy trình thống kê gọi là “Mô hình giá
trị gia tăng” (“value-added models”) (VAMs). [27]

7
Một nghiên cứu khác của những tác giả Daniel Weisberg, Susan Sexton, Jenifer Mulhern,
David Keeling và một số tác giả khác đã chỉ ra một thực tế là các đơn vị quản lí giáo dục địa
phương hầu như thất bại hoàn toàn trong việc công nhận và giải quyết vấn đề chênh lệch về
hiệu quả giảng dạy giữa các GV. Báo cáo còn giới thiệu hiệu ứng Widget đảo ngược [25].
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của hoạt động ĐG GV. Theo TS.
Nguyễn Kim Dung, chất lượng của GVTH có vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo chất
lượng giáo dục cũng như các hoạt động đảm bảo chất lượng GVTH. Trong công tác đảm bảo
và ĐG chất lượng GV, các vấn đề thường được các nhà giáo dục chú ý đến như: kiểm tra các
kĩ năng cơ bản của GV; khối lượng kiến thức chung; ĐG thực hiện giảng dạy của GV.[5]
Liên quan đến công tác ĐG GV, TS. Lê Đình đã cung cấp một số thông tin về các khái
niệm cơ bản của ĐG giảng dạy và PP thực hiện cụ thể trong giáo dục. Tác giả đã phân biệt hai
loại ĐG giảng dạy, đó là: ĐG hình thành và ĐG tổng kết và tác giả cho rằng hai loại ĐG trên
cần phải tách biệt nhau [37]. Ngoài ra, TS. Lâm Quang Đông đã chia sẻ một số những phát
hiện và kinh nghiệm về những vấn đề trong công tác ĐG GV như: đối tượng tham gia ĐG và
cách thức tiến hành ĐG GV; tiêu chí ĐG GV; cách thức phản hồi kết quả ĐG cho những đối

tượng quan tâm và sử dụng kết quả ĐG [9]. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho công tác giảng dạy
có hiệu quả ở bậc đại học, ThS. Nguyễn Thị Kim Thư đưa ra một số quan điểm và mô hình về
giảng dạy hiệu quả ở bậc đại học và giới thiệu một số tiêu Chuẩn, yêu cầu nghề nghiệp đã được
chứng thực đảm bảo cho việc dạy và học tốt ở bậc đại học [16]. Tuy nhiên những nghiên cứu
trên chỉ mới đề cập đến công tác ĐG GV ở bậc đại học.
Chƣơng 2. CHƢƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Chƣơng trình ĐG GV theo Chuẩn của Mĩ [2]
Báo cáo năm 1987 của Tổ hợp Carnegie “Chương trình quốc gia chuẩn bị GV cho thế kỉ
21” đã dẫn tới việc lập ra Vụ Quốc gia Mĩ về Chuẩn nghề nghiệp của GV Mĩ tạo cho GV ở
khắp nước Mĩ, không kể bằng cấp ban đầu và nơi họ đăng kí hành nghề, được kiểm tra để
được công nhận là “đạt” sau khi họ có tối thiểu là ba năm giảng dạy.
2.2. Chƣơng trình ĐG GV theo Chuẩn của Anh [2]
Cục đào tạo GV Anh đã tài trợ cho việc soạn thảo các Chuẩn nghề nghiệp kết nối ba tiêu
chuẩn nhằm yêu cầu các GVTH, GV trung học phải đạt được các Chuẩn để đủ tư cách đảm
nhiệm công việc. Giáo sinh khi tham gia các khóa học sư phạm phải sau một thời gian học
thực tập tại trường phổ thông, phải chứng tỏ có những khả năng theo qui định của bộ Chuẩn.
Việc kiểm tra, ĐG, so sánh với các tiêu chuẩn quy định cho mỗi người được ghi lại vào cuối
chương trình học. GV không đạt kết quả sau năm dạy đầu tiên sẽ không được công nhận đủ tư
cách GV và phải từ bỏ nghề dạy học.
2.3. Chƣơng trình ĐG GV theo Chuẩn của Úc [2]
Cuối những năm 80 việc quan tâm đến chất lượng GV và bồi dưỡng GV đã được cấp liên
bang và tiểu bang chú ý đến. Năm 1990, một cơ quan đặc trách được thành lập để tư vấn cho
Quốc hội và Chính phủ về Giáo dục và Đào tạo đã xuất bản “Hiến chương về dạy học” gồm
18 điều được nhóm thành bốn lĩnh vực mà GV phải thực thi.

8
Năm 1993, Chính phủ liên bang Úc thành lập “Hội đồng giảng dạy” soạn thảo khung năng
lực quốc gia cho GV mới vào nghề gồm năm lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực cụ thể hóa bằng “yếu tố”,
các yếu tố được miêu tả theo chỉ số của giảng dạy hiệu quả.

2.3. Chƣơng trình ĐG GV theo Chuẩn của Việt Nam [13]
Cuộc khảo sát và ĐG chất lượng nhà giáo năm 2005, các chuyên gia Viện CL và CTGD
đã nhất trí lựa chọn qua hai vòng và đưa ra một bộ câu hỏi cốt lõi có tính chất dùng chung
(hướng dẫn) cho việc xây dựng bộ câu hỏi ĐG GV mọi cấp học. Các câu hỏi có tính chất
hướng dẫn cho các chuyên gia ở mỗi cấp học xây dựng bộ câu hỏi đo lường chất lượng GV.
Các cấp học sẽ biểu đạt những câu hỏi trên phù hợp với đặc trưng của cấp học mình, ngoài ra
mỗi cấp học có bổ sung thêm một số câu hỏi khác được xem như các câu hỏi đặc thù.
Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ĐẾN PHƢƠNG PHÁP GIẢNG
DẠY CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG TIỂU HỌC VĨNH LƢƠNG 1-TP. NHA TRANG
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.1.1. Qui trình thu thập dữ liệu
Trước tiên tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi tất cả GV giảng dạy tại trường. Tiếp theo tác
giả tiến hành dự giờ, quan sát bên ngoài một vài lớp học. Cuối cùng, phỏng vấn sâu đối với
một số GV và cán bộ quản lí. Thực hiện thống kê, phân tích.
Công cụ thu thập dữ liệu: việc ghi chép và phiếu hỏi
3.1.2. Qui trình phân tích dữ liệu
- Phân loại và làm sạch dữ liệu.
- Mô tả, mã hóa dữ liệu, thống kê số liệu thu được.
3.2. Giới thiệu phiếu khảo sát
3.2.1. Giới thiệu phiếu khảo sát đối với GV
Phiếu khảo sát đối với GV, gồm 2 loại phiếu: mẫu 1 và mẫu 2, mỗi loại có 10 câu hỏi.
Mẫu 1 để khảo sát GV lâu năm được ĐG trước và sau khi áp dụng Chuẩn; mẫu 2 dùng khảo
sát GV chỉ được ĐG theo Chuẩn. Mỗi phiếu có 3 phần:
- Phần 1: Những thông tin chung về GV.
- Phần 2: Phần tự nhận xét ĐG của GV về: HTDH, PP, ĐDDH được GV sử dụng; về thái
độ học tập của HS và mức độ tự học nâng cao chuyên môn của GV.
- Phần 3: Nhận xét của GV về mức độ tác động của các lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí trong
Chuẩn đến PPGD; ý kiến của GV trong việc Trường/Chuyên môn tổ chức ĐG GV theo
Chuẩn
3.2.2. Giới thiệu phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lí

Phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lí gồm hai mẫu 3 và 4.
Mẫu 3 dành cho cán bộ quản lí ĐG GV được ĐG trước và sau Chuẩn, nội dung ĐG như
mẫu 1. Mẫu 4 dành cho Cán bộ quản lí ĐG GV chỉ ĐG theo Chuẩn, nội dung ĐG như mẫu 2.
Tuy nhiên ở cả hai mẫu phiếu này đều không câu hỏi số 10.
3.3. Qui trình tiến hành điều tra khảo sát
Bộ phiếu được phát cho toàn bộ 24 GV và hai cán bộ quản lí, sau hai ngày tác giả nhận lại
phiếu. Sau đó, tác giả phỏng vấn sâu một số GV và cán bộ quản lí để làm rõ vấn đề liên quan.

9
3.4. Phân tích kết quả nghiên cứu
- 13 GV được ĐG từ trước và sau Chuẩn được ĐG theo Chuẩn từ cuối năm học 2006-2007.
11 GV chỉ được ĐG theo Chuẩn được ĐG theo Chuẩn từ cuối năm học 2006-2007, 2007-
2008, 2008-2009, 2009-2010 lần lượt là 3 GV (27,27%); 2GV (18,18%); 2 GV (18,18%); 4
GV (36,36%).
- ĐG mức độ nắm bắt Chủ trương ĐG GV theo Chuẩn
2 GV (8,3%) ở mức độ rất rõ, 13 GV (54,17%) ở mức độ rõ, 9 GV (37,53%) ở mức độ
không rõ.
- Về phương tiện/thiết bị được GV sử dụng
+ Đối với GV được ĐG trước và sau Chuẩn (Bảng 3.1): Việc sử dụng thiết bị/ĐDDH của
GV tăng lên đáng kể. GV tăng cường sử dụng các thiết bị nghe nhìn, đặc biệt là áp dụng
CNTT trong giảng dạy.
+ Đối với GV được ĐG theo Chuẩn (Bảng 3.2): các thiết bị ĐDDH ở các tiết dạy rất phù
hợp với bài dạy. Các tiết học có sử dụng CNTT sinh động hơn. HS hứng thú học hơn. Đa số
GV sử dụng phối hợp nhiều ĐDDH khác nhau.
- Về HTDH được GV sử dụng
+ Đối với GV được ĐG trước và sau Chuẩn (Bảng 3.3): Sau khi áp dụng Chuẩn ĐG, nhìn
chung HTDH của GV có sự thay đổi: HTDH lớp bài giảm đáng kể; HTDH theo nhóm được
đa số GV sử dụng ở mức thường xuyên chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên hình thức trò chơi, HTDH
ngoài trời thay đổi không đáng kể, GV sử dụng ở mức thỉnh thoảng hoặc chưa sử dụng.
+ Đối với GV được ĐG theo Chuẩn (Bảng 3.4): Các HTDH được nhóm GV phối hợp sử

dụng trong tiết dạy. Tuy nhiên qua quan sát lớp học và theo ĐG của cán bộ quản lí một số GV
mới còn lúng túng khi thực hiện các hình thức trên, đặc biệt hình thức nhóm và trò chơi. Do
đó, hiệu quả của tiết dạy chưa cao.
- Về PPDH được GV sử dụng
+ Đối với GV được ĐG trước và sau Chuẩn (Bảng 3.5): Sau khi áp dụng Chuẩn, GV có
những thay đổi đáng kể về PPDH. Họ tập trung vào những PP mới nhằm phát huy tính tích
cực học tập ở HS như PP thảo luận nhóm, PP trò chơi, PP đóng vai…hơn là những PP như
thuyết trình, giảng giải, làm mẫu…
+ Đối với GV chỉ được ĐG theo Chuẩn (Bảng 3.6): Số GV sử dụng các PP dùng lời như:
giảng giải, vấn đáp…ở mức độ rất thường xuyên, thường xuyên chiếm tỉ lệ cao (từ 63,64% trở
lên), chỉ có 9,09% GV thỉnh thoảng dùng PP vấn đáp.
- ĐG thái độ học tập của HS
+ Đối với GV được ĐG trước và sau Chuẩn (Bảng 3.7): Sau khi dùng Chuẩn, thái độ học
tập của HS trong các tiết học thay đổi đáng kể: HS tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt
động. + Đối với GV chỉ được ĐG theo Chuẩn (Bảng 3.8): Các tiết học do nhóm GV này
giảng dạy HS thường xuyên hứng thú và tích cực trong giờ học chiếm tỉ lệ cao. HS thỉnh
thoảng có thái độ thụ động đối với tiết dạy và số HS này chiếm tỉ lệ thấp.
- ĐG mức độ tự học của GV
+ Đối với GV được ĐG trước và sau Chuẩn (Bảng 3.9): Tỉ lệ GV ĐG về mức độ tự học kĩ
năng sử dụng máy tính ở mức từ khá trở lên tăng lên đáng kể. Tuy nhiên ở kĩ năng sử dụng

10
ngoại ngữ tỉ lệ GV ĐG mức độ tự học trung bình thay đổi không đáng kể từ trước và sau khi
dùng Chuẩn.
+ Đối với GV chỉ được ĐG theo Chuẩn (Bảng 3.10): Mức độ tự học ở các môn học trên ở
mức tốt trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm GV trên, từ 27,27 % GV trở lên sử dụng ở mức độ
tốt, riêng ngoại ngữ chỉ có 9,09 % GV sử dụng ở mức tốt.
- ĐG mức độ tác động của các tiêu chí/lĩnh vực (Bảng 3.11)
72,5% GV cho rằng các tiêu chuẩn của lĩnh vực 3 tác động mạnh. Và theo phỏng vấn sâu,
một số GV cho rằng những tiêu chuẩn ở lĩnh vực 3 thuộc kĩ năng sư phạm, do đó để đáp ứng

được yêu cầu của Chuẩn bắt buộc họ phải thay đổi PPDH.
- Ý kiến đề xuất của GV về ĐG GV theo Chuẩn (Bảng 3.12)
15 GV (622,5%) đồng ý và 9 GV (3,75%) có nêu ý kiến riêng trong việc thực hiện ĐG
GV theo Chuẩn của trường.
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc ĐG GV theo Chuẩn có những tác động nhất định đến PPGD của GV Trường tiểu
học Vĩnh Lương 1.
Khi áp dụng Chuẩn ĐG, GV đã phối hợp nhiều HTDH trong các tiết dạy như: hình thức
lớp-bài, nhóm, trò chơi…để tạo tính tích cực học tập trong HS. Ngoài ra, tổ chức hình thức
học tập theo nhóm, hay trò chơi trong giờ học đã giúp cho HS nỗ lực nhiều; tăng cường tinh
thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khắng khít của các cá nhân, khuyến khích, ủng hộ
sự thành công của người khác thông qua việc chia sẻ, trợ giúp và động viên lẫn nhau; tạo cơ
hội để HS được làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng
như của người khác. Tuy nhiên, hình thức học tập lớp-bài được GV sử dụng ở mức độ thường
xuyên còn khá cao.
Các thiết bị/ĐDDH như: tranh ảnh, bảng nhóm, bảng phụ được GV tăng cường sử dụng
thường xuyên hơn trong tiết dạy. Điều này giúp GV tiết kiệm thời gian chuẩn bị cũng như
thời gian trên lớp, tạo điều kiện cho GV linh hoạt tổ chức các HTDH. Bên cạnh đó, một tác
động rõ rệt, dễ nhận thấy sau khi áp dụng Chuẩn ĐG đó là GV đều tích cực sử dụng thiết bị
hiện đại như máy chiếu, máy vi tính… để áp dụng CNTT trong một số tiết dạy, mặc dù mức
độ sử dụng các thiết bị này rất thấp, chỉ tập trung vào một số GV trẻ nhưng cũng chỉ nhiều
nhất là 3 tiết/năm học ở những tiết có sự tham gia ĐG của cấp tổ, cấp trường. Đây là một việc
làm mà từ trước đến nay họ chưa từng thực hiện. Với sự trợ giúp của CNTT, GV tối đa hóa
thời gian giảng dạy trong tiết học, HS được tăng cường thời gian làm việc nhóm cũng như
được thực hành, luyện tập nhiều hơn. Nhờ vậy không khí lớp học sôi nổi hơn.
Khi áp dụng Chuẩn ĐG, GV đã có những thay đổi đáng kể về PPDH. Họ tập trung vào
những PP mới, PPDHTC theo hướng lấy HS là trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của HS
như: thảo luận nhóm, trò chơi, thực hành-luyện tập…bên cạnh các PP thuyết trình, giảng giải
được GV sử dụng từ trước đến nay nhưng nhìn chung tỉ lệ GV dùng hai PP này ở mức độ

thường xuyên còn cao. Việc phối hợp các PPDH này trong một tiết dạy đã tạo điều kiện cho
HS trao đổi thông tin với bạn bè, được trình bày ý kiến của mình thông qua làm việc với

11
nhóm. Chính vì vậy, tính chủ động, tích cực học tập của HS được phát huy, tất cả HS trong
lớp đều được làm việc, lớp học sôi nổi hơn.
Áp dụng Chuẩn ĐG GV còn mang lại tác động khác đó là không khí lớp học sôi nổi hơn.
Thái độ học tập của HS trong các tiết học có sự thay đổi rõ rệt. HS hứng thú tích cực xây
dựng bài. Đây chính là kết quả thay đổi PPDH của GV. GV đóng vai trò là người tổ chức và
điều khiển QTDH. HS được làm việc nhóm, có điều kiện tự mình tự phát hiện và chiếm lĩnh
kiến thức mới. Điều này làm cho HS tích cực trong giờ học.
Ngoài ra tác động khác mà Chuẩn ĐG GV mang lại nữa đó là mức độ tự học của GV.
Điều này thể hiện qua việc GV tham gia các lớp học vi tính để nâng cao khả năng sử dụng và
vận dụng CNTT vào trong quá trình soạn giảng.
Những tác động của Chuẩn đối với GV như đã nêu trên đây, theo GV là do sự tác động
của các tiêu chí trong Chuẩn mà tác động mạnh nhất là các tiêu chí ở lĩnh vực 3- kĩ năng sư
phạm.
Thực hiện ĐG GV theo Chuẩn của nhà trường hiện nay được đa số GV trong trường đồng
ý. Tuy nhiên không ít GV trong trường chưa hài lòng lắm với việc thực hiện ĐG GV theo
Chuẩn của nhà trường. Theo ý kiến của họ để ĐG GV theo Chuẩn góp phần cải tiến PPDH,
Ban giám hiệu nhà trường cần thực hiện việc ĐG GV rõ ràng, cụ thể hơn. Quá trình ĐG GV
cần căn cứ vào năng lực của GV; tránh sự kiêng nể, thâm niên và tuổi tác của GV. Nhà trường
cần thực hiện ĐG thường xuyên và khách quan hơn. Kết quả ĐG GV cần thể hiện được năng
lực và sự khác biệt giữa các GV.
2. Hạn chế của nghiên cứu
Do thời gian và kinh phí nghiên cứu hạn hẹp đề tài chỉ được tiến hành nghiên cứu tại
Trường tiểu học Vĩnh Lương 1- là một trường ở ven nội thành, với số lượng GV tham gia
công tác giảng dạy ít, chỉ có 24 GV dạy tiểu học. Dó đó mẫu nghiên cứu của đề tài nhỏ, được
tiến hành trên 24 GV nên kết quả nghiên cứu chỉ mới phù hợp với Trường tiểu học Vĩnh
Lương 1, chưa được mở rộng cho tất cả GVTH được ĐG theo Chuẩn. Vì vậy kết quả thu

được qua nghiên cứu này chỉ được xem như nghiên cứu sơ khởi ban đầu cho những nghiên
cứu về sau được thực hiện ở nhiều trường thuộc nhiều địa bàn nghiên cứu khác nhau.
3. Đề xuất giải pháp, khuyến nghị
3.1. Đối với cán bộ quản lí
Nội dung của Chuẩn nghề nghiệp và chủ trương của Ngành về việc ĐG GV theo Chuẩn
cần có sự phổ biến rộng rãi hơn để GV nắm bắt. Cụ thể, nhà trường cần qui định trong tập hồ
sơ của GV phải có Chuẩn nghề nghiệp. Đối với những GV mới, nhà trường cần tổ chức buổi
chuyên đề ngay đầu năm học để triển khai đầy đủ nội dung của Chuẩn đến từng GV giúp GV
nắm rõ chủ trương của Ngành.
Kết quả ĐG GV của nhà trường cần có sự phân biệt giữa các GV vì trong lĩnh vực giáo
dục, thường có khuynh hướng ĐG cao các GV có thâm niên giảng dạy lâu năm cho đơn vị.
Điều này ảnh hưởng đến tâm lí phần lớn GV, tạo sức ì quá lớn trong họ và làm họ ngại thay
đổi.
ĐG chất lượng giảng dạy của GV cần được tiến hành thường xuyên và dựa vào Chuẩn.
Kết quả ĐG này cần được cập nhật hằng năm tùy vào điều kiện của trường, đây là việc làm

12
hết sức cần thiết bởi GV có thể nhìn lại những gì đã đạt, chưa đạt trong những năm học trước
để họ tiếp tục duy trì và phấn đấu đạt được trong những năm học sau để đảm bảo cho sự phát
triển chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV trong nhà trường.
Nhà trường cần có kiến nghị với cấp trên xây dựng phòng thí nghiệm, phòng thực hành và
thư viện đủ chuẩn để đáp ứng yêu cầu đổi mới và đa dạng hóa các hình thức, PPDH. Nhà
trường cần xây dựng cơ sở vật chất như: vườn hoa, liên hệ một số địa điểm ở địa phương để
GV có thể tổ chức cho HS học ngoài trời đối với một số môn học.
Nhà trường nên cân nhắc đến các kiến nghị thuyên chuyển công tác hoặc sa thải các GV
yếu kém để tránh thái độ ù lì, “sống lâu lên lão làng” của một số GV lâu năm.
3.2. Đối với chuyên môn và giáo viên
3.2.1. Đối với chuyên môn
Đầu tư vào công tác phát triển chuyên môn cho GV (nhất là GV lớn tuổi và GV mới nhận
lớp) bằng cách liên hệ và phối hợp với các trường khác tổ chức các tiết dạy có vận dụng PP và

kĩ thuật dạy học tích cực tạo điều kiện cho GV trường mình và GV các trường giao lưu học
hỏi lẫn nhau. Ngoài ra về phía nhà trường cần tăng cường mở chuyên đề cấp trường các môn
và phân môn đặc thù mà đa số GV “ngại” dạy như: Tập viết, Tập làm văn, Kể chuyện…để
GV học tập.
Chuyên môn nhà trường cần mở lớp hướng dẫn GV sử dụng phần mềm powerpoint để có
thể áp dụng trong dạy học cho GV chưa có điều kiện. Bên cạnh đó chuyên môn cần có kế
hoạch lưu giữ các giáo án điện tử GV đã soạn giảng để GV khác có thể tham khảo.
Cần tạo được các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường thật sự chất lượng, qua đó
GV có thể trao đổi những vướng mắc trong dạy và học hỏi những cái hay của GV khác.
Chuyên môn cần qui định rõ ràng và thường xuyên hơn đối với các tiết dạy có áp dụng
CNTT trong năm học. Cụ thể, mỗi GV cần lên một tiết dạy/tuần có áp dụng CNTT, như vậy
thì việc sử dụng các thiết bị hiện đại trong giảng dạy mới được GV chú trọng và thật sự hiệu
quả.
Các tiết thao giảng, chuyên đề cấp tổ của GV-là các tiết dạy chủ yếu dể căn cứ ĐG xếp
loại GV, do đó cần có sự tham gia ĐG của Ban giám hiệu nhà trường nhằm tránh việc các tổ
có sự kiêng nể trong quá trình ĐG, xếp loại các tiết dạy. Bên cạnh đó, để GV có thể vận dụng
tốt PPDH, tổ chuyên môn cần có sự ĐG chính xác về năng lực của GV qua các tiết dạy và góp
ý chân thành của GV trong tổ.
Để nâng cao chất lượng dạy, chuyên môn cần tăng cường việc kiểm tra ĐG GV bằng
cách dự giờ, thăm lớp thường xuyên hơn đối với GV mới nhận lớp. Khuyến khích họ dự giờ
thăm lớp đồng nghiệp.
3.2.2. Đối với giáo viên
GV cần trang bị và tích cực nghiên cứu nội dung của Chuẩn nghề nghiệp GVTH để xác
định đúng mức độ đạt được của cá nhân theo các nội dung, yêu cầu của Chuẩn. Điều này giúp
GV có thể ĐG chính xác năng lực đạt được của bản thân và có kế hoạch vươn lên mức cao
hơn.

13
GV cần tham dự các buổi chuyên đề do Phòng, cụm Chuyên môn tổ chức cũng như tích
cực dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp để có thể trao đổi những vướng mắc và học hỏi những điều

hay của đồng nghiệp về cách thức tổ chức các HTDH cũng như PPDH…trong giảng dạy.
Tăng cường sử dụng các thiết bị/ ĐDDH và đặc biệt tích cực sử dụng các thiết bị hiện đại
trong tiết dạy. GV cần học tin học để có thể áp dụng CNTT trong quá trình soạn giảng một
cách chủ động để tiết dạy sinh động và phù hợp với bài học.
Tích cực sử dụng các PPDHTC: PP thảo luận nhóm, thực hành – luyện tập, trò chơi,…
cũng như phối hợp nhiều HTDH trong một tiết dạy giúp HS hứng thú với tiết học và tích cực
tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức. Điều này sẽ giúp cho tiết học sinh động hơn.

References
Các tài liệu tiếng Việt
1.Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học,
Nxb. Giáo dục.
2.Bộ GD&ĐT (2009), Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán cấp Tỉnh, Thành phố về đánh giá
giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH.
3.Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH (2005), Quản lí chuyên môn ở trường Tiểu học theo
chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb. Giáo dục.
4.Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH (2005), Nâng cáo chất lượng đội ngũ giáo viên và
đổi mới quản lí GDTH, Nxb. Giáo dục.
5.Đỗ Ngọc Bích (1989), Cải tiến công tác kiểm tra quá trình dạy học và giáo dục hiệu
trưởng trường PTCS chuyên ngành Lí luận và lịch sử Giáo dục, Luận án Phó Tiến sĩ KHGD,
Học viện KHGD.
6.Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010.
7.Chuyên đề Giáo dục Tiểu học các số 11-14, Nxb Giáo dục.
8.Luật Giáo dục (2005), Nxb. Chính trị Quốc gia.
9.Lâm Quang Đông (2008), Đánh giá cán bộ nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo.
10. Phó Đức Hòa (1994), Giáo dục học Tiểu học, ĐHSP Hà Nội, xưởng in ĐHSP1.
11. Điều lệ trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày
31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
12. Lê Văn Hồng (cb), Lê Ngọc Lan-Nguyễn Văn Thàng (1997), Tâm lí học lứa tuổi và tâm
lí học sư phạm, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Sái Công Hồng (2008), Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV
THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn Thạc sĩ.
14. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, Nxb. Giáo dục.
15. Đặng Huỳnh Mai (cb), Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH (2005), Một số vấn đề đổi
mới quản lí GDTH vì sự phát triển bền vững, Nxb. Giáo dục.
16. Đại học Quốc gia TP.HCM (2006), Kỷ yếu Hội thảo: “Đảm bảo Chất lượng trong đổi
mới Giáo dục”, Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM.
17. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học Tập 1-2, Nxb.Giáo dục.

14
18. Sở GD&ĐT Hà Nội (2006), Giáo trình Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học (học
phần 5), Nxb.Hà Nội.
19. Hoàng Phê (cb) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học Xã hội.
20. Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Mai Ngọc Luông-Vũ Khắc
Tuân, Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GVTH (2005), Giáo dục học , Nxb Giáo dục.
21. Những vấn đề cơ bản về: Giáo dục đạo đức công dân đối với HS, SV trong nhà trường,
gia đình. Xây dựng nhân cách HS, SV thế hệ Hồ Chí Minh (2009), Nxb. Thời Đại, Hà Nội.
22. Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo (2005), Giáo dục Đại học-Chất lượng và Đánh
giá, Nxb. ĐHQG Hà Nội.
23. Nguyễn Quang Uẩn (cb), Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai, Bộ GD&ĐT- Dự án
phát triển GVTH (2005), Tâm lí học, Nxb. Giáo dục.
24. Nguyễn Quang Uẩn (cb), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2000), Tâm lí học đại
cương; Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các tài liệu tiếng Anh
25. Daniel Weisberg, Susan Sexton, Jenifer Mulhern, David Keeling (2009), The Widget
Effect- Our National Failure to Acknowledge and Act on Diffferences in Teacher
Effectiveness.
26. Darling-Hammond, L (2000), Teacher Quality and Student Achievement: A Review of
State Policy Evidence, Education Policy Analysis Archives 8:(1). Retrieved 10/2/09 from
epaa.asu.edu/epaa/v8n1/.

27. Henry I.Braun (2005), Using student progress to evaluate teachers: A primer on value-
added models.
28. Kim Marshall (2009), Teacher Evaluation Rubics, Revised May 16.
29. Koppich, J. E. (2008), Reshaping Teacher Policies to Improve Student Achievement.
Berkeley, CA: Policy Analysis for California Education. Retrieved 10/2/09 from gse.berkeley.
edu/research/pace/reports/PB.08-3.pdf.
30. Olivia Little (2009), Teacher Evaluation Systems - The Window for Opportunity and
Reform.
31. Owen J.M., Rogers P.J. (1999), Program Evaluation: Forms and Approaches, 2
nd

edition. Allen and Unwin.
32. Rivkin, S. G., E. A. Hanushek, and J. F. Kain (2005), Teachers, Schools, and Academic
Achievement, Econometrica 73(2): 417–458.
33. Robert E. Bartman (1999), Guidelines for Performance-Based Teacher Evaluation,
Missouri Department of Elementary and Secondary Education.
34. Scheerens, J. (2002), Educational Monitoring and evaluation.
35. Wright, S. P., S. P. Horn, and W. L. Sanders (1997), Teacher and Classroom Context
Efects on Student Achievement: Implications for Teacher Evaluation, Journal of Personnel
Evaluation in Education 11: 57–67.
Tài liệu tham khảo từ trang web
36. Nguyễn Kim Dung (2008), Đảm bảo chất lượng Giáo dục Tiểu học và chất lượng
GVTH-Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam, www.ier.edu.vn/content/view/89/162/.

15
37. Lê Đình (2008), Đánh giá giảng dạy-Một nhân tố quan trọng trong đảm bảo và nâng
cao chất lượng Giáo dục Đại học, />trong-trong-dam-bao-va-nang-cao-chat-luong-giao-duc-dai-hoc/711.
38. Donaldson, M. L (2009), So Long, Lake Wobegon? Using Teacher Evaluation to Raise
Teacher Quality, Washington, DC: Center for American Progress, Retrieved 10/2/09 from
www.americanprogress.org/issues/2009/06/teacher_evaluation.html.

39. Heneman, H. G., A. Milanowski, S. M. Kimball, and A. Odden (2006), Standards-based
Teacher Evaluation as a Foundation for Knowledge- and Skill-based Pay, Philadelphia, PA:
Consortium for Policy Research in Education. Retrieved 10/2/09 from www.cpre.
org/images/stories/cpre_pdfs/RB45.pdf.
40. Jerald, C (2009). Aligned By Design: How Teacher Compensation Reform Can Support
and Reinforce Other Educational Reforms, Washington, DC: Center for American Progress.
Retrieved 10/2/09 from www.americanprogress.org/issues/2009/07/pdf/
teacher_alignment.pdf.


×