Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện phúc thọ theo hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.03 KB, 19 trang )

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện
Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững


Khuất Quang Cảnh


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Sở
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Tìm hiểu những kinh nghiệm của
một số nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững ở
Châu Á. Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phú
Thọ theo hướng phát triển bền vững : những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; tình hình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn huyện Phú Thọ theo hướng phát triển bền vững; tác động của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển bền vững ở Phú Thọ giai đoạn 2000-2010.
Đề xuất quan điểm, mục tiêu và giải pháp cơ bản đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững.

Keywords. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Kinh tế nông thôn; Phúc Thọ; Phát triển bền
vững

Content

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.


Hà Nội là Thủ đô, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và an ninh của cả nước. Trong
những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thành phố diễn ra mạnh mẽ và thu được những thành
tựu quan trọng góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Trong quá trình đó,
huyện Phúc Thọ cũng có sự vươn lên nhất định. Là một huyện nghèo của thành phố, có nhiều
tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ, có vị trí địa lý tương
đối thuận lợi… nhưng chưa được khai thác hợp lý, dẫn tới đời sống của nhân dân còn khó
khăn, khoảng cách tụt hậu so với thành phố nói chung và các quận, huyện ngoại thành nói
riêng còn khá lớn. Điều đó đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển chung của
thành phố và huyện Phúc Thọ.
Để thực hiện chủ trương đi đầu, về sớm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thực sự là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước thì yêu cầu đối với Thủ đô Hà Nội
là phải phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời đảm bảo phát triển
bền vững ở các huyện ngoại thành là nhiệm vụ kinh tế đặc biệt quan trọng và cần được ưu
tiên.
Để rút ngắn chênh lệch về sự phát triển so với thành phố nói chung, các huyện ngoại
thành khác của Hà Nội nói riêng, đòi hỏi Phúc Thọ phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào trong
sản xuất và nuôi trồng, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ đó nâng cao tỷ trọng
ngành công nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác quản lý xã hội, gìn giữ những
giá trị văn hóa truyền thống và môi trường sinh thái trong lành. Để làm được, Phúc Thọ cần
phải giải phòng được mọi nguồn lực, phát huy các lợi thế để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế của huyện đồng thời làm tốt các công tác quản lý xã hội ở địa phương. Vì vậy, việc nghiên
cứu tổng kết thực tiễn, giải đáp các vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phúc Thọ theo
hướng phát triển bền vững là cần thiết và cấp bách, đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững”
làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững là những vấn đề từ lâu đã thu hút

sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch địch chính sách kinh tế. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố, trong các cuộc hội thảo khoa học, các
tạp chí, báo chí trung ương và thành phố. Tuy nhiên, các đề tài được chia theo hai nhóm
chính.
- Nhóm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm những tác phẩm sau:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, TS. Lê Đình Thắng, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998.
+ Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri
thức, Chủ biên Lê Quốc Sử, NXB Thống Kê, Hà Nội 2001.
- Nhóm về phát triển bền vững:
+ Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của Nguyễn Văn Nam, Trần
Thọ Đạt, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2006
+ Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam : Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Hữu
Sở, năm 2009.
Nhìn chung các tác giả đã phân tích, nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển kinh tế và phát triển bền vững, đánh giá hiệu quả tác động của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và vấn đề phát triển kinh tế ở Việt Nam và một số địa phương trọng thời
gian qua. Tuy nhiên các nghiên trên chủ yếu đi sâu vào các khía cạnh nghiên cứu của vấn đề
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc phát triển bền vững mà chưa đi sâu phân tích mối quan hệ
giữa chuyện dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bển vững ở Việt Nam nói chung mà cụ thể là
huyện Phúc Thọ. Đề tài này sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ của hai vấn đề trên ở huyện Phúc
Thọ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Hệ thống hóa một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn, vấn đề về phát triển bền vững, mối quan hệ, tác động giữa
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững, khái quát một số kinh nghiệm của một số
địa phương, một số quốc gia trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững. Từ đó
nhằm trả lời các câu hỏi:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững là gì? Làm thế nào để

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững?
- Những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông thôn
huyện Phúc Thọ trong những năm qua, nguyên nhân, tồn tại cần phải giải quyết ?
Nhiệm vụ: Trên cơ sở phân tích đó đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp để đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp gồm:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
- Các phương pháp khác như thống kê, phân tích, so sánh và phương pháp tổng hợp.
Trên cơ sở những dữ liệu, số liệu, thông tin thu thập và tổng hợp được từ các cơ quan
Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí, bài viết, vv để làm rõ hơn quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu theo
hướng phát triển bền vững huyện Phúc Thọ từ năm 2001 trở lại đây.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững, mối quan hệ giữa
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững.
Luận văn góp phần làm rõ thêm tính tất yếu, khách quan và đòi hỏi chủ quan đồng thời
đưa ra những giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyện dịch cơ cấu kinh tế nông thông huyện
Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, Luận văn là tài liệu quan trọng giúp
các nhà hoạch định chính sách của huyện đưa ra những giải pháp, định hướng trong phát triển
kinh tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo,
luận văn gồm 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát
triển bền vững ở nông thôn Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở

huyện Phúc Thọ
Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện
Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG THÔN THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông thôn
1.1.1 Cơ cấu kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm
Cơ cấu của một nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận
hợp thành nền kinh tế, như các lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng… các
ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…), các thành phần kinh tế, các vùng kinh
tế… Đó là những yếu tố, những bộ phận hợp thành một chỉnh thể - nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế.
Từ góc độ nhìn nhận của quá trình phân công lao động xã hội và tái sản xuất xã hội, có
thể phân chia cơ cấu kinh tế theo các loại cơ cấu khác nhau: cơ cấu ngành kinh tế, xét theo
góc độ phân công lao động xã hội theo ngành; cơ cấu kinh tế lãnh thổ, xét theo góc độ phân
công lao động theo vùng lãnh thổ; cơ cấu thành phần kinh tế, xét theo góc độ quan hệ sở hữu;
cơ cấu kinh tế kỹ thuật, xét theo góc độ trình độ khoa học công nghệ
1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu kinh tế nông thôn là một tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông
thôn, nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và
liên quan chặt chẽ về chất; chúng tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian
nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo ra một hệ thống kinh tế
ở khu vực nông thôn thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là làm biến đổi cơ bản, toàn diện
kinh tế - xã hội về cả nội dung: cấu trúc, tỷ trọng, quy mô của nền kinh tế, lẫn hình thức tổ

chức sản xuất, quy hoạch tổ chức sản xuất, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch nông thôn lẫn
đời sống nhân dân.
1.2.2 Phát triển bền vững
"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của hiện tại song không
xâm hại tới khả năng thỏa mãn của các thế hệ tương lai”
Nội hàm của định nghĩa trên rất rộng vì gắn với nhu cầu ngày càng cao của con
người, của sự kế tiếp các thế hệ. Song, có thể thấy một lôgic là: cứ những vấn đề nào quyết
định hoặc liên quan đến sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người sẽ trực tiếp, hoặc gián
tiếp gắn với PTBV. Vào thời điểm đầu, người ta mới chỉ nhận thấy ba yếu tố: kinh tế, xã hội
và môi trường; còn một yếu tố vô cùng quan trọng được tiếp tục nhận thức trong cả quá trình
tiếp theo, đó là văn hóa.
1.2.3 Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển
bền vững
Một là, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn lạc hậu sang cơ cấu kinh tế
nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với năng xuất cao hơn, chất lượng,
hiệu quả hơn.
Hai là, thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa trong các ngành
sản xuất nông nghiệp.
Ba là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ
ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị từ đó tạo ra sự
thay đổi về cơ cấu kinh tế với sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Bốn là, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề
mới trong các vùng nông thôn.
Năm là, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới
văn minh, hiện đại.
Sáu là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội cơ
bản, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh và nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững.
1.2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

* Cơ cấu GDP một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường,
đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
* Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế: cơ cấu lao động đang làm việc
trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
1.2.4.2 Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hƣớng phát triển bền vững
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng
Vị trí địa lý
Phong tục, tập quán canh tác và sản xuất của vùng.
Lao động và trình độ lao động trong nông nghiệp – nông thôn.
Thế mạnh kinh tế của vùng.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Nhu cầu thị trường hàng nông sản
Vốn đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn
Các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
1.3 Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở một số nƣớc khu vực
Châu Á
1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản tiến hành xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế dựa
trên cơ sở nền nông nghiệp cổ truyền, tự cấp, tự túc, sản xuất manh mún, với những hộ nông
dân quy mô nhỏ và đã nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới, với
một nền nông nghiệp và công nghiệp hiện đại, kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị đều phát
triển.
1.3.2 Kinh nghiệm của Đài Loan
Ở Đài Loan, chỉ trong vòng chưa đầy 3 thập kỷ (thập kỷ 50,60 và 70) của thế kỷ XX,
Đài Loan đã từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một trong bốn “con rồng” Châu Á,
đóng góp quan trọng vào thành công này của Đài Loan lại bắt nguồn từ sự phát triển của khu
vực nông thôn.
1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Đến giữa thế kỷ XX, Thái Lan vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, yếu kém.

Chính phủ Thái Lan đã chọn giải pháp “ưu tiên cho công nghiệp” để thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội. Nhưng sau một thời gian dài, nền kinh tế Thái Lan vẫn không thoát khỏi tình
trạng kém phát triển. Do đó, Chính phủ Thái Lan quyết định chuyển hướng CNH: chú trọng
phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng kinh tế
hàng hóa. Từ đó nền kinh tế Thái Lan đã phát triển nhanh, ổn định, trở thành quốc gia có nền
nông nghiệp phát triển toàn diện và đang từng bước được hiện đại hóa.
1.4.4 Những vấn đề rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của các nƣớc trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững.
Thứ nhất, Kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại là tiền đề để thực hiện phát triển
KTNT. Kinh tế hợp tác có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế hộ và tạo điều kiện rất lớn cho
kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế nông nghiệp có vai trò, vị trí
quan trọng trong quá trình thực hiện phát triển KTNT và toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền
vững tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu KTNT, thực hiện phân công và phân công lại lao động
xã hội phù hợp. Đặc biệt là phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển các ngành nghề nông
thôn đa dạng, phong phú, giải quyết hàng tiêu dùng cho thị trường nông thôn, tạo việc làm
cho lực lượng lao động dư thừa, góp phần ổn định và nâng cao đời sống các vấn đề xã hội và
môi trường ở nông thôn.
Thứ ba, Nhà nước có vai trò kinh tế to lớn và không thể thiếu trong việc điều tiết sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững thông qua các chính
sách, biện pháp và công cụ kinh tế đảm bảo tăng trưởng kinh tế đồng hành với phát triển về
văn hóa – xã hội và môi trường.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở HUYỆN PHÚC THỌ
2.1 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng phát triển bền vững ở huyện Phúc Thọ
2.1.1 Vị trí địa lý
Về địa lý: Phúc Thọ là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm

thành phố khoảng 40 km về phía Tây với diện tích tự nhiên là 11.719 ha.
Huyện Phúc Thọ có Quốc Lộ 32 với chiều dài trên 16km chạy dọc theo địa bàn huyện
cùng với , tuyến Tỉnh lộ phân bố đều khắp huyện( Tỉnh lộ 81,418,421) theo hình xương cá.
Phúc Thọ có 3 con sông đi qua (sông Hồng, Sông Tích và Sông Đáy), trong đó Sông
Hồng với chiều dài chảy qua huyện khoảng 10 km.
Thời tiết và khí hậu: Cũng như các huyện khác trong vùng đồng bằng sông hồng, Phúc
Thọ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiêu, đây là điều kiện thuận
lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú.
Tài nguyên, thiên nhiên: Phúc Thọ mang đặc trưng của một huyện đồng bằng, địa hình
tương đối bằng phẳng. Tổng diện tích đất tự nhiên 11.704,9 ha, trong đó đất nông nghiệp là
6.730,51 ha, đất phi nông nghiệp 4.223,51 ha, được chia làm 2 vùng là vùng đồng và vùng
bãi, đất vùng bãi thường xuyên được phù xa sông Hồng bồi đắp nên có chất lượng tốt.
2.1.2 Dân số và nguồn nhân lực
Với dân số 168.300 người (năm 2010). Mật độ dân số 1.436,1 người/km2, tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên 1,1% năm. Tổng số lao động trong toàn huyện khoảng 86,1 nghìn người, lao động đã
được qua đào tạo chiếm 20,2%, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động công
nghiệp và xây dựng: 15,8%, Lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 11,2%, số người
trong độ tuổi đang đi học và thất nghiệp chiếm: 14,8%.
2.1.3. Điều kiện văn hoá - xã hội
Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ song hành hài hòa với tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển, có 13/47 trường đạt chuẩn, 100%
trường học đã được cao tầng và kiên cố hóa, đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở vào năm
2002, tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở hàng năm đạt trên 95%, Trung học phổ
thông đạt trên 71%.
Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Đến nay
đã có 18/23 trạm đạt chuẩn y tế quốc gia, 17/23 xã có bác sỹ, 100% trạm y tế đã triển khai
khám bảo hiểm y tế cho người bệnh
Đời sống văn hoá, thể thao ở cơ sở phát triển mạnh, đến nay đã có 78/79 làng có quy
ước làng văn hoá, 56 làng đạt danh hiệu làng văn hoá (chiếm 70,8%), 27.774 hộ đạt gia đình
văn hoá (chiếm 71,2%). Huyện có 78/192 di tích được xếp hạng, trong đó có 42 di tích cấp

quốc gia, 36 di tích cấp tỉnh.
Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện tốt, các phong trào “đền ơn, đáp
nghĩa”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển mạnh, hiệu quả và thiết thực. Chính trị -
xã hội, an ninh quốc phòng cơ bản ổn định tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội.
2.1.4. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, huyện có nhiều chủ chương, biện phát thúc đẩy kinh tế phát
triển tạo nên sự thay đổi tích cực. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên 10%, thu
nhập bình quân đầu người 9,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực
trong đó: nông nghiệp chiếm 34,5%; công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 36,2%; thương
mại, dịch vụ đạt 29,3%, đời sống nhân dân đang dần được nâng lên rõ rệt.
2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng
phát triên bền vững giai đoạn 2000 – 2010
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành
Từ một nền kinh tế còn mang tính đặc thù là một huyện thuần nông, những năm qua
kinh tế của Phúc Thọ có tốc độ tăng trưởng khá. Giai đoạn 2000 – 2010, GDP bình quân của
huyện tăng trưởng bình quân đạt 9,83%. Trong đó giai đoạn 2000 – 2005 tăng 7,55% và giai
đoạn 2006 – 2010 tăng 12,76%. Cũng trong giai đoạn 2000 – 2010, nông nghiệp tăng 5,29%;
Công nghiệp – xây dựng tăng 17,33% và dịch vụ thương mại tăng 14,02%. Cơ cấu giá trị sản
xuất tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể vào năm 2010 thì nông nghiệp
chiếm 42,54% giảm so với năm 2000 là 22,03%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 30,54% tăng
so với năm 2000 là 13,98%; Thương mại dịch vụ chiếm 26,91%, tăng so với năm 2000 là
8,06%.
2.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất
hàng hóa, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng làm tăng giá trị thu
nhập, và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ giai
đoạn 2000 – 2010 (tính theo giá hiện hành).
Ngành

2000
2005
2010
Tốc độ tăng trƣởng (%)
Tổng
GTSX
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
GTSX
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
GTSX
Tỷ
trọng
(%)
2000 -
2005
2005 -
2010
2000 -
2010
Trồng trọt
217
58,6
251,2
49,2

380,6
36,5
2,97
10,95
6,44
Chăn nuôi
149
40,3
248,9
48,8
641,3
61,5
10,81
26,69
17,61
Dịch vụ
4
1,1
10
2
21,2
2
20,11
20,67
20,36
Tổng
370
100
510,1
100

1043,1
100
6,63
19,58
12,21
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ.

Nhìn vào bảng ta thấy, giá trị ngành trồng trọt đã tăng lên từ 217 tỷ đồng năm 2000 lên
360,8 tỷ đồng năm 2010, với mức tăng bình quân 6,44%/năm. Giá trị ngành chăn nuôi tăng từ
149 tỷ năm 2000 lên 641,3 tỷ năm 2010, với mức tăng bình quân 17,61%/ năm. Ngành dịch
vụ cũng tăng mạnh từ 4 tỷ năm 2000 lên 21,2 tỷ năm 2010 với mức tăng bình quân
20,36%/năm. Trong đó cơ cấu các ngành có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất
trong ngành trồng trọt đã giảm xuống từ 58,6% năm 2000 xuống còn 36,5% năm 2010; ngành
chăn nuôi đã tăng từ 40,03% năm 2000 lên 61,5% năm 2010; ngành dịch vụ tăng từ 1,1%
năm 2000 lên 2% năm 2010. Đặc biệt chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng những năm gần
đây có tốc độ tăng trưởng cao hơn, cụ thể giai đoạn 2000 – 2005, tốc độ tăng trưởng của
ngành nông nghiệp là 6,33% thì giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trường là 19,58%.
2.2.1.2 Sản xuất công nghiệp – TTCN và xây dựng
Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN và xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm
2010 đạt 1.039 tỷ đồng theo giá hiện hành và 396 tỷ đồng theo giá cố đinh, tăng bình quân đạt
15,89%/năm
Về sản phẩm sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ :
Bảng 2.6: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Hạng mục
Đơn vị tính
2000
2005
2010
Tăng trƣởng bình quân

2001-2005
2006-2010
Cát đen
1000m3
149
319
585
16.4
22.4
Xay sát
tấn
55.900
62.200
64.400
2.2
1.2
nghiền TAGS
tấn
2.800
3.760
5.380
6.1
12.7
Bún bánh
tấn
1.930
2.740
3.300
7.3
6.4

đậu phụ
tấn
1.470
2.470
3.275
10.9
9.9
Tinh bột sắn
tấn
10.000
17.550
13.870
11,9
-7,5
Bia hơi

150

4.470


dệt
triệu đ
4.197
2.340
2.246
-11,0
-1,4
May mặc
triệu đ

9.731
45.300
84.800
36,1
23,2
Cưa sẻ
M3
1.720
3.015
4.905
11,9
17,6
Mây tren đan
triệu đ
968
840
720
-2,8
-5,0
gạch nung
1000v
41.000
169.730
152.000
32,9
-3,6
Vôi cục
tấn
9.700
8.050

5.450
-3,7
-12,2
Cơ khí
Tr.đồng
3.316
7.780
11.920
18,6
15,3
sản xuất gỗ
Tr.đồng
5.795
7.741
13.605
6,0
20,7
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ 2011

Bên cạnh sự phong phú đa dạng về sản phẩm, tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn một số
hạn chế đó là: Địa phương chưa có sản phẩm mũi nhọn, nhiều cơ sở công nghiệp còn nhỏ bé về
quy mô, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Công tác quy hoạch và triển khai các khu, cụm điểm công nghiệp
- Cụm công nghiệp: Trên địa bàn huyện quy hoạch 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích
74,07 ha.; có 17 điểm công nghiệp – làng nghề đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt với
tổng diện tích 94,1ha. Có 9 điểm công nghiệp – làng nghề đã được quy hoạch chi tiết với tổng
diện tích 36 ha, tuy nhiên công tác triển khai xây dựng và giải phóng mặt bằng tiến hành còn
tương đối chậm.
Xây dựng:
Trong giai đoạn 2000 – 2010, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện liên tục

tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân năm tương đối cao. Giai đoạn 2000 –
2005, tăng trưởng bình quân vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đạt 10,9%. Giai
đoạn 2006 – 2010, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đạt 1.212,4 tỷ đồng,
tăng bình quân 55%/năm.
2.2.1.3 Thƣơng mại, dịch vụ
Giai đoạn 2000- 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vu đạt 13,43%.
Năm 2010, giá trị sản xuất của ngành đạt 801 tỷ đồng. Cơ cấu của ngành năm 2010 chiếm
26,9% GDP, tăng 8,06% so với năm 2000.
2.2.2 Chuyển dịch về lao động
Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo
hướn tịch cực, từ năm 2000 – 2010, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướg tích cực, từ
năm 2000 – 2010, toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho trên 22.000 lao động, bình quân
trên 2.000 người/năm. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn từ 72% lên
83%. Cơ cấu lao động có bước chuyển tích cực, lao động nông nghiệp giảm từ 74,4% năm
2000 xuống còn 66,2% năm 2005 và còn 58,2% năm 2010. Cơ cấu lao động trong công nghiệp
và dịch vụ tăng.
2.3 Tác động của chuyển dịch cơ cấu đến phát triển bền vững ở huyện Phúc Thọ
giai đoạn 2000 – 2010.
2.3.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoà và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và
đời sống của nhân dân.
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, phong trào cơ khí hoá
nông nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện điều kiện làm việc, giải
phóng sức lao động Ước tính đến nay khoảng 90% khâu làm đất đã được cơ giới hoá, 60%
hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được ứng dụng công nghệ từ làm đất gieo trồng cho đến thu
hoạch.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cũng được các cấp, các ngành triển
khai mạnh mẽ. Nhiều giống cây có giá trị kinh tế, năng xuất, chất lượng cao được đưa vào gieo
trồng, giá trị sản xuất canh tác tăng từ 26 triệu/ ha năm 2000 lên 70 triệu/ha năm 2010.
2.3.2 Các vấn đề xã hội
- Nổi bật trong 10 năm quan là chương trình xoá đói giảm nghèo, số hộ nghèo năm 2010

chỉ còn 11%
Cơ sở vật chất giáo dục, y tế được tăng cường, xây mới trên 1.200 phòng học, nâng tỷ
lên kiên cố hòa và cáo tầng đạt 100 % số trường trong huyện.
- Công tác dạy nghề ngày càng được chú trọng theo hướng xã hội hóa cùng với các
trường, các trung tâm và các cơ sở dạy nghề tư nhân… đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên
20%,…
2.3.3. Văn hoá
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng cơ quan văn hoá,
làng xã văn hoá, gia đình văn hoá được các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thực
hiện hiệu quả. Đến nay đã có 78/79 làng có quy ước làng văn hoá 56 làng đạt làng văn hoá
(chiếm 70,8%), 27.774 hộ đạt gia đình văn hoá (chiếm 71,2%).
Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được triển khai mạnh mẽ. Đến nay 100%
các xã có điểm bưu điện văn hoá, 23/23 xã có sân thể thao.
2.3.4 Môi trường
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trong huyện có chuyển biến tích
cực. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường được quan tâm; nhận
thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân về bảo vệ môi trường có chuyển biến.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn yếu kém và nhiều thách thức do việc
đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng
dân số … đã làm cho ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi trong huyện ở mức báo động.
2.4 Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo
hƣớng phát triển bền vững giai đoạn 2000 – 2010.
Công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề ở nông thôn bước đầu phát triển, kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, góp phần thủ đẩy kinh tế xã hội của
huyện phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Phúc Thọ
cũng còn một số hạn chế:
Tốc độ chuyển dịch còn chậm
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thiếu nhiều.
Công tác quy hoạch đất đai còn chậm và yếu.

Trong quá trình chuyển dịch, đã chú ý đến việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới vào sản xuất nhưng còn ở mức thấp
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo đúng hướng nhưng còn chậm.
Ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí ở các khu vực làng nghề nhiều nơi còn
nghiêm trọng, chưa có giải pháp khắc phục đã ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt của nhân
dân.
Năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp còn một số mặt yếu
kém, nhất là việc quản lý đất đai .
Những hạn chế, yếu kém trên đang là những lực cản ảnh hưởng tới quá trình phát triển
kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ theo hướng phát
triển bền vững.

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM SỰ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ THEO HƢỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
3.1. Bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng
phát triển bền vững
3.1.1. Bối cảnh Trong nƣớc
Quá trình đổi mới hơn 20 năm qua, nhất là từ năm 1991, thực hiện chính sách mở cửa
và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thế và lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã có sự
thay đổi lớn.
Kinh tế tăng trưởng nhanh và toàn diện.
Kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới và khu vực;
Thể chế kinh tế đang tiếp tục được đổi mới và đang tiếp tục hình thành đồng bộ thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các thị trường
đã dần được bổ sung và hoàn thiện.
Các yếu tố ngoại lực (vốn, kỹ thuật - công nghệ, tri thức, thị trường) đã trở thành lực
lượng quan trọng và được kết hợp với yếu tố nội lực đã tạo thành sức mạnh tổng hợp thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
3.1.2 Bối cảnh của huyện

Sau khi thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc Hội, với sự sát nhập Hà Tây và
Hà Nội từ ngày 1/8/2008, Phúc Thọ trở thành huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Với vị
trí địa lý, và vị thế là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng
đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Phúc Thọ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng phát triển bền vững.
3.2 Quan điểm, mục tiêu và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện
Phúc Thọ theo hƣớng phát triển bền vững.
3.2.1 Quan điểm
- Phát triển kinh tế - xã hội huyện nằm trong định hướng chung của toàn thành phố trong
giai đoạn mới, giao thương mật thiết với các quận, huyện khác. Xây dựng Phúc Thọ mạnh về
kinh tế, ổn định về chính trị, bền vững về môi trường, văn minh, sạch đẹp, trở thành một huyện
tiên tiến của thành phố.
- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ với tốc độ
nhanh hơn thời kỳ vừa qua.
- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với
công bằng, tiến bộ xã hội. Phát huy các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây
dựng nền văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản
xuất với phát triển kết cấu hạ tầng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng,
củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Xây
dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, không làm tổn hại và
suy thoái cảnh quan thiên nhiên.
3.2.2 Mục tiêu
3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát
3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu kinh tế:
* Mục tiêu về văn hóa - xã hội.
* Mục tiêu về bảo vệ môi trường

3.2.3 Những giải pháp cơ bản thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hƣớng phát triển bền vững ở Phúc Thọ.
3.2.3.1. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và
nhà nước trên cơ sở thế mạnh của địa phương để đề ra kế hoạch chuyển dịch cơ cấu, phát
triển kinh tế.
3.2.2. Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong toàn Đảng bộ và toàn dân, đoàn kết xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với xây dựng, phát triển lực lượng sản
xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất.
3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với giải quyết hợp lý các vấn đề xã
hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững.
3.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước, tạo tiền đề cần thiết cho
quá trình CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3.2.6. Chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của
đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
KẾT LUẬN
Phúc Thọ là huyện ngoại thành nằm phía Tây thành phố Hà Nội, về cơ bản Phúc Thọ
vẫn là một huyện thuần nông, kinh tế và cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều khó khăn, khoảng
cách về phát triển kinh tế của huyện so với các quận nội thành và các huyện bạn còn khá lớn.
Với đặc trưng là huyện ngoại thành, cơ cấu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên
58% lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ quy
hoạch Thủ đô Hà Nội trong đó Phúc Thọ với quy hoạch là vành đai xanh của thành phố. Do
vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển bền vững thì nông
nghiệp vẫn là ngành đặc trưng theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, bền vững.
Bên cạnh đó huyện cần tiếp tục đẩy nhanh đầu từ phát triển các cụm điểm công nghiêp theo
quy hoạch đã được thành phố phê duyệt, tạo điều kiện để các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao từ đó thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng bền vững.
Trong quá trình phát triển để trở thành một huyện tiên tiến của thành phố, có một cơ cấu
kinh tế tiến bộ, môi trường xanh, sạch đẹp, các vấn đề về xã hội được đảm bảo thì các vấn đề

về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chất lượng nguồn lao động … thì rất cần sự cố
gắng, nỗ lực và sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và ủng hộ của nhân
dân trong huyện. Với truyền thống là đơn vị anh hùng đã được Nhà nước phong tặng, với sự
quan tâm của thành phố, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước chắc chắn trong
thời gian tới cơ quá trình chuyển dịch cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ sẽ diễn ra mạnh mẽ
theo hướng phát triển bền vững, bắt kịp với sự phát triển của các quận, huyện và là lá phổi
xanh của Thủ đô Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã cố gắng thu thập số liệu, phân tích, đánh
giá, trao đổi với các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp sát thực, có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, do khả năng của tác giả có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng chấm luận văn, các
thầy (cô) giáo và các bạn đồng nghiệp.


References

Tiếng Việt
1/ Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm
(1991 – 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội,
2/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp và kinh tế nông thôn trong gần 20 năm đổi mới, báo cáo tổng kết, Hà Nội.
3/ Chương trình khoa học cấp nhà nước (2004), Con đường bước đi và các giải pháp
chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, Báo cáo đề
tài KX 02 – 07, Hà Nội.
4/ Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
5/ Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6/ Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn ở các nước Châu Á và

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7/ Lê Cao Đoàn (2001), Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp – nông nghiệp, thành
thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
8/ Phan Huy Đường (2008), Hội nhập Quốc tế với phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo
Kinh tế quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
9/ Chu Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc, Nxb
Khoa học xã Hội, Hà Nội.
10/ Lương Đình Hải (chủ biên), Lê Xuân Đình và Nguyễn Đình Hòa (2008), Hiện đại
hóa xã hội vì mục tiêu công bằng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2008.
11/ Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
12/ Niên giám thông kê huyện Phúc Thọ (2000 - 2010).
13/ Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2005), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần
thứ XVIII.
14/ Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2010), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần
thứ XIX.
15/ Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành
trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.
16/ Ngân hàng thế giới (1999) Báo cáo nghiên cứu chính sách “ Xanh hoá công nghiệp -
vai trò mới của cộng đồng thị trường và Chính phủ”
17/ Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông
nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI
trong thời đại kinh tế tri thức, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
18/ Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp. Lý luận thực tiễn và triển
vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
19/ Lê Hữu Tầng, Lưu Hàm Nhạc (2002), Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt
Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
20/ Bùi Tất Thắng (1994), Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ CNH của
các NIEs Đông á và Việt Nam, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.

21/ Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, , Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
22/ Trung tâm dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tăng
trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức và giải pháp, Hà Nội
23/ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
24/ Nguyễn Văn Phúc (2002), Công nghiệp nông thôn – Thực trạng và giải pháp, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25/ Nguyễn Hữu Sở (2009), Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia, Hà Nội.
26/Phát triển con người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động (1999), Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
27/UNDP Báo cáo phát triển con người, 1990-2006
28/ Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới huyện
Phúc Thọ giai đoạn 2010 – 2020.
29/ Uỷ ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2005), Báo cáo tình hình công tác xã hội năm
2005.
30/ Uỷ ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2010), Báo cáo tình hình công tác xã hội năm
2010.
31/ Uỷ ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2009), Báo cáo ”Quy hoạch bảo vệ môi trường
huyện Phúc Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.
32/ Uỷ ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2010), Đề án phát triển kinh tế huyện Phúc Thọ
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Website:
33/ Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

34/ Chính phủ Quyết định số 1032/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng phát triển bền
vững quốc gia,
/>RTAL&item_id=201876
35/ />E1%BB%Afng




×