Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giải pháp marketing mix cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.57 KB, 19 trang )

Giải pháp marketing mix cho các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội
Trịnh Thanh Thủy
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Đình Chiến
Năm bảo vệ: 2009

Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Marketing Mix trong hoạt động kinh doanh lữ
hành quốc tế. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của du lịch Hà Nội, môi trường
kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Trình bày đặc điểm các doanh
nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội và phân tích thực trạng hoạt động Marketing
mix của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp: lựa chọn
thị trường mục tiêu; chiến lược marketing; về sản phẩm; về giá cả, về phân phối, về con
người, về xúc tiến, về đối tác, về chọn gói, về chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh lữ hành quốc tế tại Hà Nội.
Keywords: Doanh Nghiệp; Kinh doanh lữ hành; Maketing Mix; Quản trị kinh doanh; Hà
Nội

Content
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới, du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với
tốc độ cao. Ở Việt Nam, du lịch cũng được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hà Nội, với vai trị là Thủ đơ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học - cơng nghệ
và giao lưu của cả nước, thành phố hồ bình của thế giới - với nguồn tài nguyên đa dạng và
phong phú, với bề dày lịch sử gần 1000 năm tuổi, đã trở thành một trong những điểm đến du lịch
hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Trong quá trình đổi mới phát triển kinh tế ở Thủ đô, ngành du lịch thành phố đã đạt được
những bước tiến rõ nét, có tốc độ tăng trưởng cao, lực lượng lao động trong ngành tăng nhanh,




cơ sở vật chất kỹ thuật đang trên đà phát triển. Hiện tượng "bùng nổ" các cơ sở kinh doanh du
lịch, với sự tham gia của các thành phần kinh tế tạo nên một thị trường du lịch khá sôi động. Tuy
nhiên, theo đánh giá của khách du lịch quốc tế thì dịch vụ của các cơng ty lữ hành quốc tế trên
địa bàn Hà nội còn nhiều bất cập như: các tour du lịch cịn đơn điệu, thơng tin tới khách hàng
cịn chưa kịp thời, chưa có sự linh hoạt trong các chính sách giá, thiếu tính chuyên nghiệp trong
đội ngũ hướng dẫn viên... Điều này đã làm cho tỉ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại du lịch
Việt Nam và Hà nội là rất thấp (khoảng 20%).
Muốn khắc phục được những vấn đề trên thì việc nghiên cứu hoạt động marketing và áp
dụng các chính sách marketing mix phù hợp là rất cần thiết. Vì marketing chính là cầu nối giữa
các doanh nghiệp lữ hành với khách du lịch, chỉ cho các nhà kinh doanh biết đâu là thị trường
khách mục tiêu, những sản phẩm dịch vụ cần phục vụ cho thị trường, đồng thời thu nhận những
phản ứng của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, để từ đó điều chỉnh những
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tơi đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp marketing mix cho
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ của mình. Với mong muốn giúp cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa
bàn Hà nội lựa chọn được các chính sách marketing mix phù hợp, tạo sức thu hút khách du lịch.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc nghiên cứu lĩnh vực du lịch nhằm phát triển ngành này thành một ngành
kinh tế mũi nhọn đang được nhiều tác giả đề cập tới. Với các mảng đề tài về nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch, vấn đề nhân sự, các giải pháp thu hút khách du lịch,
xúc tiến các thị trường khách trọng điểm… Về khía cạnh marketing trong hoạt động du lịch thì
phần lớn các tác giả mới nghiên cứu các ứng dụng marketing trong khách sạn, nhà hàng hay
cơng ty lữ hành nói chung. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các chính sách marketing mix cho riêng
hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Hà nội lại là một vấn đề chưa có tác giả nào đề cập đến.
Chính vì vậy, đề tài của tơi đi sâu vào nghiên cứu các chính sách marketing mix trong
lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội nhằm thu hút du khách quốc tế giúp cho
ngành du lịch Thủ đô phát triển.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là đưa ra các giải pháp marketing mix cho các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Hệ thống cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và marketing mix trong kinh doanh lữ hành
quốc tế.
• Đánh giá thực trạng hoạt động marketing mix của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
quốc tế trên địa bàn Hà nội.


• Đề xuất các giải pháp marketing mix nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế
tại Hà nội.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu mảng kinh doanh lữ hành quốc tế với thị trường khách du
lịch vào Việt Nam (inbound).
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: địa bàn Hà nội cũ (không bao gồm các tỉnh, huyện của Hà nội mới mở rộng sau
tháng 8/2008).
Trong đề tài này, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội được
hiểu là các công ty lữ hành quốc tế đăng ký kinh doanh và chịu sự quản lý của Sở Văn hoá - Thể
thao và Du lịch Hà nội (trước đây là Sở Du lịch Hà nội).
- Về thời gian: Khoảng thời gian được nghiên cứu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động là
từ năm 2000 đến nay. Thời gian để thực hiện các giải pháp là giai đoạn 2009-2015 và những năm
tiếp theo phù hợp với chiến lược phát triển của Ngành du lịch đến năm 2020.
5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đề tài chọn cách tiếp cận thông qua việc quan sát và hệ thống.
- Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
+ Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin.
+ Phương pháp thống kê

+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp tổng hợp và thực tiễn.
+ Phương pháp dự báo.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
 Hệ thống cơ sở lý luận về marketing mix trong kinh doanh lữ hành quốc tế
 Đánh giá khách quan về hoạt động marketing mix của các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành quốc tế trên địa bàn Hà nội hiện nay.
 Đưa ra các giải pháp marketing mix nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành quốc
tế trên địa bàn Hà nội trong môi trường hội nhập quốc tế.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về marketing mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế
Chương II: Thực trạng hoạt động marketing mix của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
quốc tế trên địa bàn Hà Nội
Chương III: Đề xuất giải pháp marketing mix cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành


quốc tế trên địa bàn Hà Nội
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH QUỐC TẾ
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH
1.1.1. Định nghĩa về kinh doanh lữ hành
1.1.2. Định nghĩa cơng ty lữ hành
1.1.3. Vai trị của cơng ty lữ hành
1.1.4. Phân loại công ty lữ hành
1.2. MARKETING MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
1.2.1. Sơ lƣợc quá trình phát triển của marketing du lịch.
1.2.2. Định nghĩa marketing du lịch
1.2.3. Vai trò của marketing trong kinh doanh lữ hành quốc tế

1.2.4. Phân đoạn thị trƣờng, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu và định vị thị trƣờng trong kinh
doanh lữ hành quốc tế
1.2.5. Chiến lƣợc marketing trong kinh doanh lữ hành quốc tế
1.2.6. Marketing - mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế
BẢNG 1.2. MARKETING MIX TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
8 Ps trong marketing lữ hành quốc tế
4 P truyền thống

4 P bổ sung

- Sản phẩm (Product)

- Con người (People)

- Giá cả (Price)

- Trọn gói (Packaging)

- Phân phối (Place)

- Chương trình (Programming)

- Xúc tiến (Promotion)

- Đối tác (Partnership)

Tóm tắt chƣơng 1
Chương 1 của đề tài đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận marketing du lịch trong
hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế, cụ thể là các khái niệm cơ bản về kinh doanh lữ hành,
công ty lữ hành, vai trị của cơng ty lữ hành trong ngành du lịch và phân loại các cơng ty lữ hành.

Chương 1 cịn nêu rõ các định nghĩa về marketing du lịch, phân tích vai trị của marketing trong
ngành du lịch, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường, các chiến
lược marketing và marketing mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong đó, 8 công


cụ của marketing lữ hành: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, trọn gói, chương
trình và đối tác được phân tích rõ để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội ở chương 2 và
chương 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
LỮ HÀNH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ NỘI
2.1.1. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển của du lịch Hà nội
2.1.2. Môi trƣờng kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn
Hà nội
 Những thuận lợi:
- Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của cả nước.
- Kinh tế Hà Nội đang ở thời kỳ tăng trưởng nhanh và liên tục.
- Hà Nội là đầu mối giao thơng quan trọng
- Hà nội có lịch sử gần 1000 năm tuổi
- Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng
- Hà nội được cơng nhận là thành phố hồ bình và thân thiện, an tồn
- Hà nội là nơi tập trung nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành được đánh giá có chất lượng cao
 Những khó khăn:

- Tình trạng thiếu phòng khách sạn hay xảy ra
- Thiếu các điểm vui chơi giải trí
- Mật độ dân cư tại Hà nội cao nên môi trường sống bị ảnh hưởng,

- Nạn kẹt xe tắc đường thường xuyên xảy ra
- Ý thức của người dân chưa cao …
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ
NỘI
2.2.1. Số lƣợng các doanh nghiệp
BẢNG 2.1. DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2005 2008
2005 2006 2007 2008
Tổng số doanh nghiệp 185
203
223
282
LHQT


Doanh nghiệp Nhà
nƣớc
Công ty TNHH
Công ty Cổ phần
Công ty Liên doanh
Cơng ty tƣ nhân

33

33

33

33

108

112
128
172
43
56
59
73
1
2
2
3
0
0
1
1
Nguồn: Sở Văn hố - Thể Thao và Du lịch Hà nội
2.2.2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp
Hàng năm, Hà nội đều có những doanh nghiệp lữ hành đạt danh hiệu 10 công ty lữ hành
hàng đầu Việt Nam như: Công ty du lịch Việt Nam tại Hà nội, công ty lữ hành Saigontourist Hà
nội hay công ty liên doanh du lịch Hồ Gươm DIETHELM.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong số gần 300 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành
quốc tế hiện nay thì chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp có khả năng đón trên 10 nghìn khách quốc
tế/năm. Hầu hết, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ; nhiều doanh nghiệp chỉ đón được vài trăm khách/năm.
Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Hà nội đang trong tình trạng “bát nháo”. Vì
trong đợt tổng thanh tra vừa rồi của Du lịch Hà nội đối với 30 hãng lữ hành quốc tế trên địa bàn
đã phát hiện ra nhiều sai phạm.
2.3. Thực trạng hoạt động marketing mix của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa
bàn Hà nội
2.3.1. Thị trƣờng khách du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa

bàn Hà nội
BẢNG 2.2. SỐ LIỆU KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TỚI HÀ NỘI VÀ CẢ NƢỚC
Chỉ tiêu

Đơn vị

Khách DL
quốc tế đến
Việt Nam
Khách DL
quốc
tế
đến Hà nội
Tỉ lệ Hà
nội so với
cả nƣớc

Lƣợt 2.897.0 3.467.7 3.583. 4.171.5 4.253.7
khách 00
57
486
64
40

2004

2005

2006


2007

2008

Lƣợt 950.00 1.109.6 1.110. 1.300.0 1.255.
khách
0
35
000
00
000
%

32,4

32,0

30,98

31,16

29,56

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà nội trong giai đoạn 2004 – 2008 có những đặc
điểm cơ bản sau:
+ Lượng khách du lịch tập trung chủ yếu vào một số thị trường trọng điểm là Trung
Quốc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Chỉ riêng năm thị trường này đã chiếm 70% - 75% thị

trường khách du lịch quốc tế đến Hà nội.
+ Khách du lịch quốc tế đến Hà nội bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng khoảng 30%, bằng
đường bộ và đường biển chiếm 70%.
+ Về mục tiêu đi du lịch của khách: gần 51% khách đi du lịch kết hợp thăm dị thị trường,
tìm đối tác đầu tư hợp tác kinh doanh. Số khách đi du lịch thuần t chỉ có 31% và mục đích
khác là 18%. Loại khách này chủ yếu là công nhân viên chức. Số khách Việt kiều về thăm thân
nhân khoảng 76%, số còn lại 24% đi du lịch kết hợp với dự hội nghị, hội thảo và thương mại.
+ Thời gian lưu lại bình quân của khách du lịch quốc tế đến Hà nội là 2 ngày.
BẢNG 2.3. 10 THỊ TRƢỜNG DẪN ĐẦU LƢỢNG KHÁCH DU LỊCH
ĐẾN HÀ NỘI NĂM 2004 – 2008
Đơn vị: Lượt khách
T
Thị
2007
2008
2004
2005
2006
T
trƣờng
Trung
246.96 140.81 140.65 140.42 139.06
1
Quốc
7
9
6
5
9
104.64 116.87 93.131

2
Nhật Bản
83.754 95.379
2
2
90.457 115.24
3
Pháp
68.709 65.328 87.963
5
4
Anh
36.446 62.935 46.652 48.812 50.997
5
Úc
52.881 46.924 74.984 86.426 96.320
144.25 120.92 81.642
6 Hàn Quốc 61.677 43.571
2
3
7
Mỹ
53.587 30.227 72.588 72.604 71.580
8
Đức
30.484 23.804 44.119 45.629 48.995
Đài
36.149 41.204
9 Loan(TQ) 28.695 23.693 26.220
1

53.641 61.967
0
Thái Lan
17.184 13.651 40.183
Nguồn: Sở Văn hoá - Thể Thao và Du lịch Hà nội
2.3.2. Các chính sách marketing mix của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn
Hà nội


2.3.2.1. Về sản phẩm
Hiện nay, các công ty lữ hành của Hà nội chưa chủ động xây dựng các tour du lịch độc
đáo để chào mời du khách.
Sản phẩm tour du lịch của các công ty lữ hành đều giống nhau với những điểm đến
truyền thống. Các hoạt động trong tour cịn rất đơn điệu, khơng hấp dẫn được du khách quốc tế.
 Ngun nhân:
- Khơng có sự đầu tư xây dựng các sản phẩm tour du lịch mới: do sản phẩm du lịch dễ bị sao
chép lại mất chi phí đầu tư cao.
- Tổ chức tour du lịch khơng chuyên nghiệp: thiếu kinh nghiệm tổ chức; nhiều nhà tổ chức
tour chưa đi khảo sát điểm.
2.3.2.2. Về giá cả
Hiện nay, các công ty lữ hành quốc tế Hà nội sử dụng phương pháp tính giá theo chi phí.
Một thực trạng bất hợp lý là giá trọn gói tour du lịch của các công ty lữ hành không thấp hơn so
với giá đơn lẻ của từng dịch vụ mà đôi khi cịn cao hơn.
Các cơng ty lữ hành nhỏ cạnh tranh không lành mạnh với nhau bằng giá bán. Và đi kèm
với mức giá giảm thấp là các dịch vụ chất lượng kém hoặc trốn thuế. Các hãng lữ hành nhỏ (chủ yếu
tập trung tại phố cổ) với đối tượng khách chủ yếu là khách du lịch balô, khả năng chi trả khơng
cao, đi lẻ, ghép đồn nên giá tour thường không rõ ràng.
Các công ty lữ hành lớn thường áp dụng chính sách giá dẫn đầu thị trường. Họ định mức
giá cao hơn so với thị trường nhưng bù lại họ đảm bảo chất lượng các dịch vụ trong tour. Vì đối
tượng khách của họ thường là những đồn khách lớn có khả năng chi trả cao.

2.3.2.3. Về phân phối
Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Hà nội phần lớn tồn tại 3 loại kênh phân phối
ngắn. Trong đó các doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn thường sử dụng kênh phân phối 2 (thông
qua các hãng lữ hành gửi khách của nước ngồi) thì các doanh nghiệp nhỏ lại sử dụng chủ yếu
kênh phân phối 1 (trực tiếp với khách du lịch thông qua mạng Internet). Khách hàng của kênh
phân phối 2 thường đi với số lượng đơng trong một đồn khách và khả năng thanh tốn cao. Cịn
đối tượng khách của kênh phân phối 1 thơng thường là những khách đi lẻ có khả năng thanh tốn
khơng cao.
Các doanh nghiệp lữ hành lớn có được nguồn khách tương đối ổn định thông qua các
hãng lữ hành đối tác ở các thị trường trọng điểm như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc…
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bị phía đối tác ép giá tour xuống thấp khi ký kết hợp đồng mua
tour nhưng lại bán lại cho du khách ở nước họ với giá cao.
Kênh phân phối thơng qua các đại lý lữ hành chưa có những chính sách quản lý tốt đã
làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơng ty.
2.3.2.4. Về xúc tiến
- Quảng cáo:
+ Chỉ có một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế quảng cáo sản phẩm trên tạp chí như Heritage,


Travel.
+ Các tờ rơi, tờ gấp, brochure... còn kém chất lượng về màu sắc, cách thức in ấn, sử dụng các
chất liệu nặng, không mang phong cách ấn tượng, lời văn dài dịng, nặng về mơ tả mà chưa đưa
ra được những thơng tin chính theo u cầu của du khách. Đối tượng phát hành ấn phẩm chưa
được xác định, chưa đúng thị trường mục tiêu.
+ Web site: không được cập nhật thường xuyên.
+ Phương tiện truyền hình, truyền thanh, hội chợ, triển lãm: cịn ít do thiếu kinh phí cho các hoạt
động này.
- Bán hàng trực tiếp: Nhân viên bán hàng trực tiếp của các hãng lữ hành còn yếu về ngoại ngữ và
thiếu kỹ năng bán hàng.
- Quan hệ công chúng: Hoạt động này chưa được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn

chú trọng.
- Khuyến mại: cịn rất ít. Vì thực tế trong thời gian qua, giá tour du lịch của các công ty luôn tăng
cao.
2.3.2.5. Về con người
Cùng với sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì đội ngũ nhân
viên của các doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên chất lượng của nguồn nhân lực còn
chưa cao. Cụ thể là:
- Đội ngũ hướng dẫn viên: còn thiếu những người vừa giỏi về ngoại ngữ vừa có chuyên môn
nghiệp vụ. Do các công ty lữ hành không muốn đầu tư cho đào tạo cũng chưa có những chính
sách “giữ chân người tài”.
- Đội ngũ bán hàng: đội ngũ nhân viên này kém về ngoại ngữ và thiếu kỹ năng bán hàng.
- Đội ngũ nhân viên marketing: còn thiếu những người làm marketing giỏi. Do quy mô của phần
lớn các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà nội là nhỏ nên nhiều cơng ty khơng có bộ phận
marketing.
Còn đối với khách hàng, các doanh nghiệp còn chưa có những nghiên cứu để hiểu kỹ hơn
về nhu cầu của họ. Do các nhà quản lý chưa ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị
trường đối với hoạt động kinh doanh của mình.
2.3.2.6. Về đối tác
Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội mới chỉ chú trọng đến
các đối tác là các hãng lữ hành nước ngoài gửi khách.
Mối quan hệ với các khách sạn, nhà hàng luôn được các cơng ty duy trì với những đàm
phán về giá hợp lý, ký kết làm ăn lâu dài, cung cấp lượng khách đều đặn. Nhưng đôi khi mối
quan hệ này cũng gặp phải những khó khăn như khơng giữ được những cam kết mà hai bên đã ký kết
trước đó.
Với các đối tác khác như các cửa hàng lưu niệm, các điểm tham quan du lịch... các doanh
nghiệp lữ hành chưa có được mối quan hệ tốt. Ngồi ra, mối quan hệ với dân cư địa phương ở
nhiều nơi cũng chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Nguyên nhân của vấn đề này là việc phân


chia lợi ích trong cộng đồng khơng cơng bằng.

Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành với nhau cũng rất hạn chế.
2.3.2.7. Về trọn gói
Các dịch vụ bổ sung trong tour du lịch trọn gói cịn thiếu như các cửa hàng lưu niệm, các
dịch vụ y tế hay các dịch vụ làm đẹp... Nguyên nhân là do Hà nội thiếu các cơ sở cung cấp các
loại dịch vụ này nên trong tour trọn gói của các cơng ty lữ hành khơng bao gồm. 2.3.2.8. Về
chương trình
Chương trình du lịch của các cơng ty cịn thiếu các chương trình kết hợp du lịch như:
chương trình du lịch kết hợp với tham dự hội nghị, sự kiện, chương trình du lịch kết hợp với
chữa bệnh, hay chương trình du lịch kết hợp với nghiên cứu lịch sử... Thêm vào đó, lịch trình của
các cơng ty lữ hành khi quảng cáo cho khách không đúng với thực tế khi khách sử dụng dịch vụ.
Tóm tắt chƣơng 2
Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã giới thiệu tổng quan về du lịch Hà nội. Qua đó
có cái nhìn khái quát về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa
bàn Hà nội. Đồng thời cũng nêu rõ đặc điểm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Hà nội cả về
số lượng và thực trạng hoạt động. Phần chính của chương 2, tác giả đi sâu vào nghiên cứu, đánh
giá thực trạng chính sách marketing mix của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà
nội. Cụ thể là các công cụ về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, đối tác, trọn gói
và chương trình. Tác giả đã phân tích những yếu kém của từng cơng cụ marketing mix mà các
doanh nghiệp đang sử dụng. Đồng thời tác giả đề tài cũng chỉ rõ những nguyên nhân của từng
vấn đề. Đây chính là cơ sở thực tiễn cho tác giả đưa ra những giải pháp và khuyến nghị ở chương 3
của luận văn.


CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING MIX CHO CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ
HÀNH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH
3.1.1. Xu hƣớng phát triển của du lịch quốc tế
3.1.2. Chƣơng trình hành động của Ngành Du lịch Việt Nam
3.1.3. Định hƣớng phát triển của ngành du lịch Hà nội

3.1.3.1. Quan điểm về vị trí của ngành du lịch Thủ đơ Hà Nội đến năm 2020
3.1.3.2. Quan điểm về thành phần kinh tế kinh doanh du lịch ở Hà Nội.
3.1.3.3. Quan điểm về việc giữ gìn bản sắc dân tộc và tính thời đại trong hoạt động du lịch ở Thủ
đô Hà Nội.
3.1.3.4. Quan điểm đồng bộ trong phát triển du lịch Hà Nội.
3.2. GIẢI PHÁP MARKETING MIX CHO CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ
HÀNH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.2.1. Giải pháp lựa chọn thị trƣờng mục tiêu
 Thị trường số 1 là châu Á: trước hết quan tâm tập trung vào Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, Thái Lan sau đó là Trung Quốc và các nước khác.
 Thị trường số 2 là châu Âu: trước hết tập trung vào các nước như: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban
Nha, Nga. Vì những thị trường này được coi là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam trong
thời gian tới.
 Thị trường số 3 là Bắc Mỹ: trước hết tập trung vào Mỹ, sau đó là Canada. Lý do các doanh
nghiệp lữ hành nên lựa chọn thị trường Mỹ vì lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ. Hơn nữa, người
Mỹ có thu nhập cao và là những người thích đi du lịch.
Trên cơ sở định hướng những thị trường mục tiêu đó, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế
trên địa bàn Hà nội sẽ xem xét để lựa chọn thị trường mục tiêu cho từng doanh nghiệp của mình.
3.2.2. Giải pháp về chiến lƣợc marketing
 Chiến lược chiếm lĩnh thị trường thế giới của các công ty lữ hành quốc tế tại Hà Nội

thông qua giá bán sản phẩm du lịch.
Chiến lược chiếm lĩnh thị trường bằng giá bán sản phẩm nên thực hiện ở các doanh nghiệp lữ
hành quốc tế có thị trường khách hàng mục tiêu là khách du lịch ba lô, là những học sinh, sinh
viên của các nước muốn tự mình khám phá các điểm du lịch nhưng khả năng thanh tốn của họ
lại khơng cao, các doanh nghiệp phục vụ thị trường khách Trung Quốc.
 Chiến lược tạo sản phẩm du lịch độc đáo


Chiến lược tạo sản phẩm du lịch độc đáo phù hợp với những cơng ty lữ hành quốc tế có thị

trường mục tiêu là đối tượng khách có khả năng chi trả cao như đối tượng khách đi kinh doanh
kết hợp với du lịch, khách du lịch thuần tuý đến từ các thị trường khách Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc...
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm
Với những nguồn tài nguyên có sẵn kết hợp với xu hướng đi du lịch của khách quốc tế có thể
thấy các công ty lữ hành quốc tế nên tập trung vào khai thác các loại hình du lịch mới như:
 Phát triển loại hình du lịch lịch sử
 Phát triển loại hình du lịch cộng đồng
 Phát triển loại hình du lịch MICE
 Phát triển loại hình du lịch ẩm thực

3.2.4. Giải pháp về giá cả
Có những dạng thay đổi giá chủ yếu sau mà các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Hà nội cần linh hoạt
áp dụng:


Thay đổi giá theo số lượng mua: các cơng ty có thể áp dụng nhiều mức số lượng mua khác
nhau như: giá cho đoàn 10 khách, 30 khách, 50 khách, trên 100 khách…



Thay đổi giá theo thời gian: các công ty du lịch thay đổi giá theo mùa vắng khách và mùa
đơng khách. Ngồi ra, các cơng ty cịn có thể thay đổi giá theo thời điểm mua hàng: ví dụ
như nếu khách đặt mua tour trước 3 tháng được giảm 5%, trước 6 tháng thì được giảm 10%...



Giảm giá cho những người đặc biệt: các công ty thực hiện giảm giá cho tầng lớp có thu nhập
thấp, có sức mua thấp hơn mức trung bình như: sinh viên, người về hưu, gia đình đông con...
Hay cho nhân viên của các đại lý lữ hành, các nhà báo du lịch cũng được giảm giá nhằm mở

rộng quan hệ công chúng.



Giảm tạm thời giá cả: Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay nhằm kích cầu du lịch,
các cơng ty ngồi việc giảm giá bán tour theo từng chương trình thì có thể tiến hành giảm giá
theo từng giờ trong ngày. Có nghĩa là các doanh nghiệp có “giờ vàng” mà tại khoảng thời
gian đó khách đặt mua tour du lịch sẽ được giảm giá khuyến mại.

Ngoài ra, nên áp dụng một số giá phân biệt theo điều kiện và phương thức thanh toán (giảm
giá thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán trước hạn...), theo đối tượng khách hàng (bạn hàng lâu
đời và truyền thống, khách mua mới có khả năng mua thường xuyên).
3.2.5. Giải pháp về phân phối
Để hồn thiện chính sách phân phối, các công ty lữ hành quốc tế Hà nội nên sử dụng các
biện pháp sau:


- Tạo lập các mối quan hệ với các hãng lữ hành quốc tế thông qua các hội chợ triển lãm du lịch,
các cuộc hội thảo, hội nghị về du lịch.
- Thắt chặt mối quan hệ với các hãng hành mà công ty đã và đang quan hệ bằng cách tổ chức các
chuyến du lịch khảo sát, tìm hiểu về du lịch, tổ chức các hội nghị khách hàng của cơng ty...
- Có các chính sách ưu đãi hợp lý đối với các hãng lữ hành có quan hệ lâu năm như chính sách
giá: giảm giá với các hãng này, thời hạn thanh toán chậm hơn...
- Đặt đại diện của công ty trên thị trường nước bạn để thực hiện thơng tin cho khách, thực hiện
chưong trình quảng cáo và bán sản phẩm.
3.2.6. Giải pháp về xúc tiến
3.2.6.1. Quảng cáo
a. Nội dung quảng cáo
 Đối với khách du lịch thuần tuý
Quảng cáo cần tập trung mô tả các điểm du lịch nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, khu phố

cổ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... các sản phẩm hàng hố lưu niệm,
các món ăn mang hương vị riêng của Hà Nội trong các tour du lịch lịch sử và ẩm thực. Bên cạnh
đó, những thông tin về hệ thống lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi giải trí (cơ sở hạ tầng du lịch)
cũng như về cơ sở hạ tầng xã hội (điện, nước, giao thông, điện thoại... ) cần được đề cập đến
trong quảng cáo du lịch tạo sức thuyết phục.


Đối với khách du lịch thương mại
Quảng cáo cần nhấn mạnh tới những đường lối, chính sách đổi mới, cải cách kinh tế và
mở cửa của Việt Nam; môi trường hoạt động đầu tư, kinh doanh buôn bán tại Việt Nam; những
tiềm năng cho đầu tư và thương mại, hay khả năng con người trong hoạt động kinh tế ...
b. Các hình thức quảng cáo
Trước mắt tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào năm 2010, các doanh nghiệp lữ
hành nên tập trung vào một số loại hình quảng cáo sau đây:
- Xuất bản ấn loát các sản phẩm quảng cáo du lịch bao gồm: Catalogue, sách chỉ dẫn du lịch, tờ
gấp, tạp chí, báo du lịch, bản đồ, áp phích.v..v
- Sản xuất nhiều băng hình du lịch (phim du lịch), đĩa CD - ROM.
- Tổ chức các cuộc họp báo, hội thảo du lịch ngay ở những thị trường du lịch chính. Những
người tham dự là các tổ chức lữ hành du lịch, các nhà báo, cơ quan tuyên truyền đại chúng... của
nước sở tại.
- Tổ chức, tham gia hội chợ du lịch trong nước và nước ngồi.
Với các hình thức khác như thông tin tuyên truyền quảng cáo qua hệ thống điện thoại,
kênh truyền hình... tuy chưa có điều kiện để thực hiện vì nhiều lý do khác nhau, nhưng cần tiếp
tục nghiên cứu và thực hiện từng bước. Đặc biệt là loại hình quảng cáo trên truyền hình đang là
hình thức phổ biến, nhưng giá quá đắt nên trước mắt sử dụng các kênh truyền hình trong nước
phát ra nước ngoài (VTV4).


Để tạo ấn tượng về sản phẩm quảng cáo, thu hút khách du lịch, du lịch Hà Nội cần đưa ra
chủ đề cho các chương trình quảng cáo như: "Khám phá thành phố 1000 năm tuổi", hay "Hà

Nội - mở rộng vịng tay đón bạn"...
c. Đầu tư cho quảng cáo
Các doanh nghiệp lữ hành cần kết hợp với các doanh nghiệp du lịch khác như; khách sạn,
nhà hàng, các điểm du lịch, doanh nghiệp vận chuyển... để cùng nhau làm các chương trình
quảng cáo lớn ra thị trường nước ngồi nhằm giảm được chi phí.
3.2.6.2. Quan hệ cơng chúng
Những hoạt động quan hệ công chúng mà các công ty lữ hành quốc tế Hà nội nên thực
hiện là:
- Mời các nhà báo, phóng viên, những người nổi tiếng, những người dẫn chương trình của các thị
trường khách hàng mục tiêu tới viết bài về Hà nội và Việt Nam.
- Tổ chức các buổi dạ hội, giao lưu với các tổ chức đại diện của các thị trường khách mà công ty
đang hướng tới có trụ sở tại Hà nội.
- Tham gia tài trợ các sự kiện bằng cách có những tour du lịch miễn phí.
- Các cơng ty cần lưu thông tin về những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của mình để nhân
những ngày lễ như: Giáng sinh, ngày quốc khánh hay ngày sinh nhật của khách để gửi thiếp chúc
mừng hay đơn giản là một lời chúc qua địa chỉ email.
3.2.6.3. Bán hàng trực tiếp
Nhân viên bán hàng tại các cơng ty lữ hành có hiệu quả khơng chỉ cần có trực giác, mà họ
cịn phải được huấn luyện phương pháp phân tích và cách ứng xử với khách hàng. Các công ty
cần đào tạo cho nhân viên quá trình bán hàng trực tiếp để đạt hiệu quả cao.
3.2.6.4. Khuyến mại
Các cơng ty nên có những chính sách ưu đãi đặc biệt như tặng quà cho các đồn khách
với số lượng khách đơng hay đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty nhiều lần sẽ
có phiếu "khách hàng thường xuyên" với hệ thống tích điểm hay, vào các dịp đặc biệt để thu hút
khách các cơng ty cũng nên có những chương trình khuyến mại rộng rãi.
3.2.7. Giải pháp về con ngƣời
 Đối với đội ngũ hướng dẫn viên
Các doanh nghiệp cần biết giữ chân họ không phải chỉ bằng việc trả lương cao mà bên
cạnh đó cần quan tâm tới sự tiến bộ của họ để động viên, khuyến khích hay tạo một môi trường
làm việc được tôn trọng sẽ giữ họ lại làm việc lâu dài với doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp lữ hành cần nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn
viên. Các công ty nên đứng ra tổ chức các khoá đào tạo cho nhân viên bằng cách mời các chuyên
gia, giáo viên từ các trường đại học theo từng chuyên đề.
 Đối với đội ngũ làm marketing


Để có được nguồn nhân lực tốt, các cơng ty nên tổ chức các buổi nói chuyện với các sinh
viên ngành du lịch trong các trường đại học và cao đẳng tại khu vực nhằm trao đổi kinh nghiệm
và tìm ra nguồn nhân lực mới cho doanh nghiệp.
3.2.8. Giải pháp về đối tác
- Thứ nhất, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà nội phải cùng nhau hợp tác để làm
tăng thị trường khách du lịch tiềm năng, mà khơng nên giành giật nhau trên thị trường hiện có.
- Thứ hai, là sự hợp tác giữa các công ty lữ hành Hà nội với các nhà cung cấp dịch vụ.
Trong đó, ưu tiên hàng đầu là mối quan hệ với các khách sạn và nhà hàng. Giữa các lữ hành và
khách sạn, nhà hàng cần có ký kết lâu dài để hai bên cùng có lợi, tránh có sự ép giá lẫn nhau như
hiện nay.
- Thứ ba, là sự kết hợp giữa các công ty lữ hành với các điểm du lịch và các cửa hàng lưu
niệm. Các công ty lữ hành ký kết xây dựng chương trình đưa khách du lịch tới các điểm du lịch
và các cửa hàng lưu niệm còn các cơ sở này sẽ chi trả lại cho công ty lữ hành tiền vận chuyển tới
các điểm đó hoặc miễn phí vào cửa.
- Thứ tư, là sự kết hợp giữa các công ty lữ hành với các doanh nghiệp vận chuyển. Các
công ty lữ hành cần thương lượng cùng có lợi với các doanh nghiệp vận chuyển để có những
chính sách giảm giá vé cho khách du lịch của những thị trường trọng điểm trong một giai đoạn
nhất định.
2.3.9. Giải pháp về trọn gói
Ngồi các dịch vụ cơ bản trong tour du lịch trọn gói hiện nay như: dịch vụ lưu trú, dịch
vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội cần đưa
thêm các dịch vụ bổ sung khác như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, mua sắm…
Muốn thực hiện được giải pháp này các doanh nghiệp lữ hành phải cùng phối hợp với các
cơ sở có dịch vụ bổ sung phù hợp bằng cách cùng đầu tư để khai thác.

2.3.10. Giải pháp về chƣơng trình
Với thế mạnh về các tài nguyên du lịch, các công ty lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội
cần xây dựng các chương trình du lịch theo các chuyên đề khác nhau để nhắm vào nhóm du
khách đặc biệt.
Nhưng trên hết là lịch trình du lịch cần được các doanh nghiệp xây dựng một cách phù
hợp với từng đối tượng khách. Đặc biệt hạn chế việc thay đổi lịch trình đã được thơng báo cho
du khách trừ các trường hợp đặc biệt do các yếu tố khách quan tác động.
Tóm tắt chƣơng 3
Chương 3 tập trung nghiên cứu, phân tích một cách khái quát xu hướng phát triển của du
lịch thế giới, chương trình hành động Quốc gia của ngành du lịch Việt Nam và các định hướng
phát triển của ngành du lịch Hà nội. Trên cơ sở đó tác giả đề tài đề xuất 10 giải pháp marketing


mix cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội gồm có: lựa chọn thị trường mục
tiêu, chiến lược marketing, giải pháp về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, đối tác,
trọn gói và chương trình. Đây là một hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn được đề
xuất trên cơ sở những vấn đề lý luận ở chương 1 và thực trạng được phân tích ở chương 2.
Những giải pháp trên nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần thu hút khách du lịch quốc tế
đến Việt nam ngày càng đơng hơn để từ đó các doanh nghiệp lữ hành đạt được hiệu quả kinh
doanh của mình. Tuy nhiên, muốn thực hiện được các giải pháp này các doanh nghiệp lữ hành
cần có được sự giúp đỡ của nhiều thành phần khác nhau.
KẾT LUẬN
Ngày nay marketing đã trở thành vấn đề phải quan tâm hàng đầu của các tất cả các tổ
chức nhằm đạt được mục đích của mình. Đối với các doanh nghiệp du lịch nói chung và doanh
nghiệp lữ hành nói riêng càng trở nên quan trọng hơn do các đặc điểm đặc trưng trong quan hệ
cung – cầu, trong sản xuất và tiêu dùng du lịch. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế trên địa bàn Hà nội vẫn chưa làm tốt các chính sách marketing mix cho mình. Điều này
đã làm cho số lượng khách quốc tế đến Việt nam chưa cao, khơng tương xứng với tiềm năng du
lịch vốn có của Hà nội và Việt Nam.
Sau một thời gian nghiên cứu và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và

các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà nội,
tơi đã hồn thành bản luận văn đạt được những mục tiêu đề ra.
1. Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống được các khái niệm về kinh doanh lữ hành và đầy đủ
các công cụ của marketing mix trong kinh doanh lữ hành.
2. Vận dụng những nghiên cứu về lý luận trên, trên cơ sở khái quát thực trạng của du lịch Hà
nội và đặc điểm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn, luận văn tập trung phân
tích các chính sách marketing mix của các doanh nghiệp hiện nay.
3. Luận văn đã đề xuất 10 giải pháp marketing cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa
bàn Hà nội nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Từ đó góp phần đưa ngành du lịch thủ
đô và cả nước phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.

References
Tiếng việt
1. Alastair M. Morison (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn”, Tổng cục Du
lịch, Hà Nội.
2.Trần Nữ Ngọc Anh (2005), Giáo trình Marketing chiến lược trong kinh doanh du lịch và khách sạn, Viện
Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội.


3. Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch (2006), Báo cáo tổng kết chương trình hành động quốc gia
về du lịch giai đoạn 2001-2005 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010.
4. Lê Bình (2008), “Nâng cao nhận thức du lịch”, Bản tin của Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt
Nam, 1(10), Tr. 8-9.
5. Trương Đình Chiến (2004), Quản trị kênh phân phối (Kênh Marketing), NXB Thống kê, Hà
Nội.
6. Christine Hope (2001), Doanh nghiệp dịch vụ – Nguyên lý điều hành, Phan Văn Sâm dịch,
NXB Trẻ, Hà Nội
7. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1995), Tâm lý và nghệ thuật ứng xử trong kinh
doanh du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hồ (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động và

Xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Đính (2000), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Đình Hồ (2005), Thiết lập quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến cho Hà Nội,
Đề tài NCKH cấp cơ sở, Hà Nội.
11. Hoàng Văn Hoàn (2004), Đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam vào một số thị trường trọng
điểm thuộc liên minh châu Âu (EU), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội.
12. Trần Ngọc Nam (2000), Marketing du lịch, NXB Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.
13. Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hoá thơng tin, Hà Nội.
14. Đổng Ngọc Minh, Vương Lơi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nguyễn Xuân
Quý dịch, NXB Trẻ, Hà Nội.
15. Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
16. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hồ (2008), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Đại học
KTQD, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Lưu (1997), Thị trường du lịch, ĐH Quốc gia Hà Nội.
18. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội.
19. Pierre Eiglier Eric Langearg (1995), Marketing dịch vụ, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
20. Trần Đình Quỳ (1990), Cẩm nang kinh tế và quản lý du lịch, NXB Thuận Hoá, Thừa Thiên
Huế.
21. Robert Lanquar, Robert Hollier (1992), Marketing du lịch, Phạm Ngọc Uyển và Bùi Ngọc
Chưởng dịch, NXB Thế Giới, Hà Nội.


22. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Phạm Ngọc Uyển và Bùi Ngọc Chưởng dịch, NXB
Thế Giới, Hà Nội.
23. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Báo cáo tổng kết năm từ 2005-2008, Hà Nội.
24. Vũ Phương Thảo (2005), Giáo trình nguyên lý Marketing, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội
25. Vũ Phương Thảo (2005), Marketing quốc tế, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội
26. Tổng cục Du lịch (2006), Báo cáo tổng kết 5 năm Chương trình hành động quốc gia về Du
lịch, Hà Nội.
27. Tổng cục Du lịch (2002), Các văn bản pháp luật về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du

lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Tổng cục Du lịch (2002), Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
29. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1996), "Cơ sở khoa học thực tiễn của hoạt động thông
tin tuyên truyền quảng cáo du lịch", Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
30. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2006), "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền quảng bá Du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
31. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, “Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường
Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam”, Đề tài khoa
học cấp Ngành, Hà Nội.
32. Trang web của Tổng cục Du lịch: www.vietnamtourism.com, www.vietnamtourism.org.vn,
www.impressivevietnam.com
33. Trang web: www.vnexpress.net
34. Trang web: www.vitinfo.net
35. Trang web của Tổng cục Thống kê: www.gso.org.vn

Tiếng anh
36. Ernie Heath, Geoffrey Wall (1992), Marketing tourism destinations, John Wiley & Sons,
INC, Canada.
37. Nguyễn Lê Mạnh (1998), Strategic marketing for tourism and hospitality, Khoa du lịch Viện ĐH mở Hà Nội


38. Philip Kotler, John Bowen, James Makens (1999), Marketing for hospitality and tourism,
Prentice Hall, USA.



×