1
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dung tại Ngân
hàng Đầu tưu và Phát triển Việt Nam chi
nhánh sở giao dịch 1
Trần Ngọc Minh
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
thương mại. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở
giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam: mô hình tổ chức của
ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh sở giao dịch; các sản phẩm dịch vụ;
thực trạng cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch 1 BIDV; đánh giá hoạt động cho
vay tiêu dùng tại sở giao dịch 1. Đưa ra giải pháp phát triển hoạt động cho vay
tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam.
Keywords: Tài chính ngân hàng; Hoạt động cho vay; Ngân hàng thương mại;
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 chúng ta lại thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho giai đoạn cất cánh của nền kinh tế
đất nước. Năm 2006 đánh dấu những sự kiện quan trọng cho quá trình hội nhập, mở
cửa ngày càng sâu, rộng của nền kinh tế, điển hình là cuối năm 2006 chúng ta đã ra
nhập WTO. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO như là một sự ghi nhận
xứng đáng mà thế giới dành cho những cố gắng vượt bậc của đất nước hình chữ S. Có
được thành công này một phần rất lớn là nhờ vào sự đóng góp của hệ thống NHTM.
Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế các NHTM phải đảm nhận
trọng trách cân bằng cung – cầu về vốn cho toàn xã hội. Trong xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế thế giới (WTO) sẽ mang lại nhiều
cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và đặc biệt lĩnh vực ngân hàng nói
2
riêng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng không còn là trong nước mà còn là cạnh tranh
với cả ngân hàng nước ngoài.
Hoạt động của các NHTM nước ta chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay. Trong đó
cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu nhập trực tiếp và chủ yếu cho các ngân hàng.
Đây là hoạt động có tầm quan trọng bậc nhất đối với các ngân hàng.Vì vậy vấn đề đặt
ra trong vấn đề hội nhập hiện nay đối với các NHTM là phải nâng cao hiệu quả hoạt
động cho vay.
Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo đó đời sống con
người cũng được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Cùng với
đó, các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp
hơn với nhu cầu của người mua. Tuy nhiên với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn
người tiêu dùng khó có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu cùng lúc, đặc biệt đối với
những vật dụng đắt tiền. Nếu người tiêu dùng có thể vay tiền từ ngân hàng thì họ có
thể thỏa mãn nhu cầu của mình ngay trong hiện tại, điều này làm tăng tiêu dùng hàng
hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
chung của toàn xã hội. Do đó thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng, các NHTM vừa
tạo nên sự hài hòa giữa cung cầu trong lĩnh vực tiêu dùng, vừa góp phần giải quyết
được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế.
Qua thời gian công tác tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, tôi đã có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về các hoạt động, lĩnh vực kinh
doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng. Từ những kiến thức
đã được học và thu thập được trong quá trình công tác, tôi đã quyết định chọn đề tài
“Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp với hy
vọng góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói
chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho vay tiêu dùng là một vấn đề đang được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài
quan tâm và nghiên cứu. Cùng với sự sôi động của hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Việt Nam trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
càng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng; được thực hiện bởi các tổ chức, các
nhà kinh tế trong và ngoài nước.
3
* Các công trình nghiên cứu chung về khái niệm, hình thức, vai trò và các nhân
tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng, thực trạng cho vay tiêu dùng trên phạm vi thế
giới và Việt Nam có thể kể đến như:
- Nguyễn Thành Công (2009), “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, chi nhánh Thanh Xuân”, Luận văn Thạc sỹ, Đại
học Kinh tế quốc dân.
- Manabu Tsurunami (2009), “Moving forward: Retail banking gains ground”,
Nomura Research Institute.
- Tô Thị Thanh (2008): “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại
Chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng ”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.
Các tài liệu trên đề cập đến:
+ Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại
+ Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng trong thực tiễn thị trường ngân hàng
Việt Nam
+ Vai trò, ý nghĩa của cho vay tiêu dùng đối với sự phát triển chung của thị
trường tài chính.
+ Xu hướng của sự phát triển về cho vay tiêu dùng trên thế giới và ảnh hưởng
của nó tới Việt Nam.
*Thêm vào đó là những công trình nghiên cứu về cho vay tiêu dùng trên phạm
vi địa phương, trong đó đã đưa được lý luận về cho vay tiêu dùng, đặc điểm cho vay
tiêu dùng ở từng ngân hàng, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh.
Nhìn chung các tài liệu trên đã tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng
hay liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong phạm vi một chi nhánh hoặc
Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đi sâu về những giải pháp phát triển cho vay tiêu
dùng trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, đây là thời gian có sự đổi mới về quản lý
cũng như cách thức phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng. Do
đó, thiết nghĩ việc nghiên cứu một cách có hệ thống và phân tích các nhân tố tác động
đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Chuyên đề nghiên cứu nhằm tìm hiểu một số vấn đề sau:
Nghiên cứu lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, từ đó thấy được lợi ích của cho
vay tiêu dùng đối với nền kinh tế, ngân hàng, khách hàng vay, nhà sản xuất… Đồng
thời tìm hiểu một số nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh về cho vay tiêu dùng.
4
Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng và khả năng cạnh
tranh của hoạt động này để thấy những kết quả đạt được, phát hiện những vấn đề còn
tồn tại và đưa ra biện pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại đó.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay
tiêu dùng và các giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở
giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Chi nhánh Sở giao dịch 1 và một số ngân hàng khác
- Về thời gian: Từ 01/2009 đến hết 12/2010
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chuyên đề đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu
là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, diễn giải, quy
nạp, phân tích thống kê, so sánh đồng thời áp dụng phương pháp của khoa học biện
chứng kết hợp với tư duy logic để phân tích và luận giải vấn đề đánh giá hoạt động
cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam.
6. Những đóng góp của đề tài
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong bối
cảnh hiện nay.
- Đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Đưa ra quan điểm, định hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho
vay tiêu dùng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo…nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch
1 – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi
nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
CHƢƠNG 1
5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Chương này đã đưa ra những khái niệm cũng như những đặc điểm cơ bản và lợi
ích của hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, chương
này đã giới thiệu sơ lược về các hình thức cho vay tiêu dùng trong NHTM hiện nay và
những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM.
Khái niệm cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng của
ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhằm tài trợ cho các nhu cầu
chi tiêu như: mua sắm nhà cửa, các phương tiện đi lại, trang thiết bị và các nhu cầu chi
tiêu cho y tế, giáo dục… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân, gia
đình.
Đặc điểm cho vay tiêu dùng:
Một là: Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn
Hai là: Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế
Ba là: Chi phí món vay thường lớn
Bốn là: Nguồn trả nợ của khách hàng không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Năm là: Nhu cầu của các khoản vay tiêu dùng thường kém nhạy cảm, ít co giãn với lãi
suất
Sáu là: Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại là yếu tố quyết định
khả năng hoàn trả của khoản vay
Bảy là: Chất lượng thông tin khách hàng thường không cao
Tám là: Rủi ro trong cho vay tiêu dùng thường cao
Chín là: Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng cao
Lợi ích đối với ngân hàng
Một là: Giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động, giảm thiểu rủi ro.
Hai là: Khai thác tối đa nguồn lợi tiềm ẩn khu vực khách hàng này có thể mang đến.
Ba là: Tạo thêm thu nhập cho ngân hàng từ việc đa dạng hóa các sản phẩm cá nhân
như: Thẻ, các dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn, chiết khấu…
Bốn là: Tạo cơ hội cho ngân hàng tăng nguồn vốn huy động
Năm là: Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng
Các hình thức cho vay tiêu dùng:
Theo phƣơng thức hoàn trả:
6
- Cho vay tiêu dùng trả góp
- Cho vay tiêu dùng phi trả góp
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn
Theo nguồn gốc khoản nợ:
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng:
Nhân tố khách quan:
- Môi trường kinh tế
- Môi trường pháp lý
- Khách hàng vay
Nhân tố chủ quan:
- Nguồn vốn ngân hàng
- Chính sách tín dụng
- Quy trình cấp tín dụng
- Thông tin tín dụng
- Công tác tổ chức
- Công tác nhân sự
- Cơ sở vật chất thiết bị
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1- NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chương này đã khái quát tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở
giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 02 năm 2009-
2010 trong đó đề cập một cách cụ thể về từng sản phẩm cho vay tiêu dùng đang có tại
chi nhánh. Đây là giai đoạn hoạt động cho vay tiêu dùng được chú trọng phát triển
trên quy mô toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong đó Chi
nhánh Sở giao dịch 1 là chi nhánh có thị phần lớn mạnh nhất. Tuy nhiên do sự ra đời
khá muộn của hoạt động cho vay tiêu dùng nên chi nhánh mới chỉ đạt được những kết
quả khá khiêm tốn.
7
Các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Sở giao dịch 1
BIDV:
- Cho vay xây dựng, sửa chữa, cải tạo, mua nhà ở
- Cho vay đảm bảo bằng GTCG, sổ tiết kiệm
- Cho vay du học
- Cho vay đối với CBCNV BIDV để góp vốn mua cổ phần
- Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng
- Cho vay mua oto
CN SGD1 luôn là đơn vị đứng đầu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ
thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong suốt thời gian qua. Năm 2010
tổng tài sản là 37,376,151 triệu đồng tăng 5,430,723 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 17% so với năm 2009 và tăng 9,353,846 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng
33.4% so với năm 2008.
Về huy động vốn của chi nhánh chủ yếu được hình thành từ 3 thành phần tiền gửi của
tổ chức, tiền gửi dân cư và huy động khác. Năm 2010 so với 2009 tăng lên 2,505,856
triệu đồng, tốc độ tăng đạt 9.1%. CN SGD1 luôn hoàn thành suất sắc kế hoạch kinh
doanh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động vốn có sự suy giảm năm 2010 do ảnh
hưởng suy thoái kinh tế.
Về hoạt động tín dụng, báo cáo tổng kết của CNSGD 1 cho thấy dư nợ tín dụng
3 năm qua liên tục tăng, chất lượng tín dụng cũng đã tăng lên, tăng khả năng đáp ứng
nhu cầu vốn trong xã hội. Năm 2008 là 5,409,943 triệu đồng, năm 2009 đã tăng lên là
7,311,434 triệu đồng tăng 1,190,491 triệu đồng tương ứng với 35.1% so với năm
2008, sang năm 2010 dư nợ tín dụng là 8,865,979 triệu đồng tăng 1,554,545 triệu
đồng tương ứng với 21.2% so với năm 2009. Như vậy hoạt động tín dụng của ngân
hàng đang được chú trọng và có chất lượng cao. Năm 2010 cho vay ngắn hạn là
3,646,845 triệu đồng tương ứng tăng 12% so với năm 2009. Cho vay ngắn hạn vừa
giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo khả năng thanh toán. Cho vay
trung dài hạn năm 2010 là 5,219,134 triệu đồng tương ứng tăng 28.4% so với năm
2009. Đây là loại hình cho vay trên 12 tháng. Tốc độ tăng của cho vay trung và dài
hạn của chi nhánh SGD 1 lớn hơn so với tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn, năm 2010
tỷ trọng cho vay trung dài hạn của chi nhánh SGD 1 đạt 58.87 % tổng dư nợ tín dụng.
Trong thời gian tới, cần chú trọng đẩy mạnh các sản phẩm cho vay ngắn hạn nhằm
đảm bảo sự cân bằng giữa các sản phẩm, tỷ trọng hợp lý giữa ngắn hạn và trung dài
8
hạn. Cơ cấu cho vay tiêu dùng hiện nay chưa có sự phát triển đồng đều. Chủ yếu, là
cho vay mua ô tô, cho vay lương cán bộ công nhân viên và cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà
ở. Năm 2010 cho vay mua ô tô đã lên đến 30,25%, cho vay CBCNV là 26,73% và cho
vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là 23,43%. Sự chênh lệch về cơ cấu này là do tác động của
khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừa qua đã tác động đến hạn chế chi tiêu và thận
trọng trong tâm lý của người đi vay. Năm 2010, dư nợ CVTD là 263,723 triệu đồng
tăng 2,138 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng 0.82% và chiếm 2.79% tổng
dư nợ tín dụng, tổng dư nợ tín dụng tăng tới 21.2% . Nhìn vào số liệu này thì có thể
thấy rằng chi nhánh SGD1 có sự tăng nhẹ của cho vay tiêu dùng, tỷ trọng cho vay tiêu
dùng trong tổng dư nợ tín dụng giảm từ 3.58% xuống còn 2.97%. Hoạt động tín dụng
bị ảnh hưởng mạnh bởi các chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó nguyên nhân khiến
mảng cho vay tiêu dùng chưa phát triển còn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
nên người dân đang thắt chặt chi tiêu; đồng thời, mức lãi suất cho vay tiêu dùng còn
cao so với đại đa số thu nhập của người dân. Mức lãi suất cho vay tiêu dùng của tại
BIDV CN SGD1 về cơ bản đều ở mức thấp so với các NHTM khác trong cùng địa
bàn thành phố.
Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động tín dụng:
-Mở rộng thị trường cho vay, chiếm lĩnh thị trường mới.
-Chất lượng tín dụng tiêu dùng được đảm bảo, lợi nhuận tương đối ổn định, đội
ngũ cán bộ tín dụng vững vàng, duy trì mức độ nợ quá hạn/ nợ xấu ở mức thấp.
Nguyên nhân những thành tựu của CN SGD1: Địa bàn hoạt động lớn, danh
mục sản phẩm đa dạng, chính sách tín dụng tương đối hợp lý, công tác đào tạo được
trú trọng, hình thức tiếp thị phong phú
Bên cạnh đó là những tồn tại hạn chế: Thủ tục cho vay rườm rà, tỷ trọng cho
vay tiêu dùng còn nhỏ, cán bộ tín dụng tuổi đời còn trẻ nên chưa nhiều kinh nghiệm,
công tác phân loại khoản vay còn nhiều thiếu sót.
9
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1
NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chương này đưa ra được một số giải pháp khá thiết thực cho hoạt động cho vay
tiêu dùng tại chi nhánh Sở giao dịch 1, bao gồm: nâng cao nguồn nhân lực, đa dạng hóa
danh mục sản phẩm, xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, phát triển chính lược hoạt
động hợp lý, mở rộng kênh phân phối, nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, đẩy
mạnh giao tiếp khuếch trương, nâng cao hoạt động kiểm tra kiểm soát. Bên cạnh đó,
chương này còn đưa ra một số kiến nghị về mặt chính sách để khuyến khích phát triển
hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và hoàn thiện danh
mục sản phẩm, xây dựng chính sách lãi suất hợp lý và linh hoạt, xây dựng chiến lược
hoạt động cho vay tiêu dùng một cách phù hợp với điều kiện kinh tế, mở rộng hơn nữa
các kênh phân phối, nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động
giao tiếp khuếch trương. Đối với sản phẩm cho vay mua nhà, chi nhánh nên tập trung tiếp
cận trực tiếp các chủ đầu tư của các dự án nhà ở, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm
tìm kiếm khách hàng từ phía đối tác. Cán bộ chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công
tác tiếp thị tới các hãng kinh doanh xe, xây dựng cơ chế hoa hồng hợp lý cho đại lý bán
hàng đối với hoạt động cho vay mua oto. Với sản phẩm cho vay CBCNV, cần tiếp tục
duy trì nền khách hàng cũ, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng ra ngoài hệ thống
BIDV, đi kèm theo các điều kiện cụ thể về hạn mức cũng như điều kiện đối với khách
hàng (điều kiện về đơn vị làm việc, về chức vụ, về thời gian công tác, … ) nhằm tăng số
lượng khách hàng bán lẻ nhưng vẫn đảm bảo an toàn rủi ro cho Ngân hàng. Trong sản
phẩm cho vay cầm cố GTCG, cán bộ chi nhánh cần phải được đào tạo triệt để về các biện
pháp phòng chống rủi ro, công tác phòng chống rửa tiền. Bên cạnh đó cán bộ cũng cần
kiểm tra cẩn thận các giấy tờ có giá, nhân thân khách hàng cũng như biến động tỷ giá thị
trường để xác định mức cho vay hợp lý. Với sản phẩm cho vay du học, chi nhánh cần
xem xét đa dạng hóa hơn nữa các bậc học, các nước thuộc đối tượng cho vay, đồng thời
10
điều chỉnh thời gian học tập cũng như mức cho vay học phí mỗi năm cho phù hợp thực
tế.
References
Tiếng Việt
1.PGS, Ts Nguyễn Thị Minh Hiền (2004), “Giáo trình marketing Ngân hàng”.
2.Tô Kim Ngọc (2000), “Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng”.
3.Tô Ngọc Vân (2000), “Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng”.
4.Nguyễn Duệ (2001), “Quản trị Ngân hàng”.
5.Nguyễn Văn Tiến (2003), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng”.
6.Hồ Diệu (2001), “Tín dụng Ngân hàng”.
7.Vietinbank (2009), “Hội thảo khoa học “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
8.Báo cáo tài chính BIDV 2009- 2010
Tiếng Anh
9.Rose. S.P (2006), “Quản trị ngân hàng thương mại”
10.Miskin. S.F (2004), “Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính”.
11.David Cox (2005), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”.