Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.63 KB, 14 trang )

Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương
mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập
và gợi ý chính sách cho Việt Nam
Two models in renovating the commercial banking system in emerging
economies that are reforming and integrating and policy proposals for Vietnam
NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 103 tr. +


Ngô Thị Ngọc Mai

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60.34.20
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về cải cách hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) ở
các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập. Nghiên cứu hai mô hình cải cách hệ thống
NHTM phổ biến ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập: mô hình “phục hồi” trường
hợp nghiên cứu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc; Mô hình “cấp mới” trường hợp nghiên
cứu của hệ thống ngân hàng Nga; so sánh mô hình “phục hồi” và “cấp mới” và những thuận
lợi khóa khăn nếu áp dụng vào Việt Nam. Nêu một số hàm ý chính sách cho việc cải cách hệ
thống NHTM của Việt Nam.

Keywords: Tài chính ngân hàng; Ngân hàng thương mại; Việt Nam

Content.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 25 năm đổi mới, cùng với nền kinh tế của đất nước, ngành ngân hàng Việt Nam đã có
những chuyển đổi quan trọng, từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân
hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng (TCTD) trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và


dịch vụ ngân hàng với sự có mặt của hàng chục ngân hàng quốc doanh, cổ phần, liên doanh và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng lớn mạnh về mọi
mặt, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang chưa đáp ứng được những đòi hỏi
ngày càng cao của yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững, thúc đẩy công nghiệp hoá,
hiện đại hoá (CNH, HĐH), cũng như những thách thức to lớn của quá trình tự do hoá tài chính và hội
nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Hệ thống NHTM hiện nay còn chưa có được quy mô hợp lý về số lượng các ngân hàng cũng
như các hình thức NHTM để có thể tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng và hiệu quả. Điều này dẫn tới một
hệ quả là hệ thống NHTM còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chất lượng dịch vụ ngân hàng không cao. Bối
cảnh này đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam cần được cải cách.
Công cuộc tái cấu trúc - cải cách hệ thống ngân hàng ở các nền kinh tế đang chuyển đổi như
Việt Nam luôn đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa việc đảm bảo ổn định và tăng cường hiệu quả
kinh tế của hệ thống ngân hàng. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN), Việt Nam đã đặt mục tiêu đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng lên hàng đầu.
Tuy nhiên, ổn định và hiệu quả là hai mục tiêu thường đối lập nhau trong quá trình cải cách nên Việt
Nam đã trả giá cho mục tiêu ổn định bằng tốc độ cải cách chậm trễ dẫn đến hiệu quả còn thấp của hệ
thống ngân hàng.
Việc học hỏi kinh nghiệm cải cách hệ thống NHTM ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội
nhập sẽ giúp Việt Nam có được một chiến lược và lộ trình cải cách hệ thống NHTM phù hợp. Luận văn
này sẽ nghiên cứu hai xu hướng có thể gọi là hai mô hình cải cách hệ thống NHTM phổ biến ở các nền
kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập là “phục hồi” và “cấp mới”, để rút ra hàm ý chính sách cho Việt
Nam trong quá trình cải cách hệ thống NHTM. Nhận thấy sự cần thiết của việc cải cách hệ thống NHTM,
em đã chọn đề tài “Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển
đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu ngoài nước về cải cách hệ thống ngân hàng (xem danh
mục tài liệu tham khảo). Hầu hết các nghiên cứu này cho thấy, cải cách hệ thống ngân hàng là một
vấn đề lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế của các quốc gia.

Nhìn chung, các quốc gia thường cải cách hệ thống ngân hàng khi xảy ra khủng hoảng tài
chính, kinh tế hoặc sau khủng hoảng và đang thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi. Thực tiễn này
đã được chứng minh trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 (Hawkins và Turner,
1999; Hawkins, 1999; Dookyung Kim, 1999). Trong cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ bắt
đầu từ năm 2007, Mỹ cũng thực hiện một biện pháp cải cách mạnh mẽ là tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng trong quá trình xảy ra khủng hoảng và sau khi thực hiện các chính sách kích thích kinh tế. Nae-
Youn Lee (2000) và Dominique Strauss-Kahn (2009) cho rằng, khi các quốc gia đối mặt với những
cuộc khủng hoảng kinh tế và đang theo đuổi các chính sách khôi phục nền kinh tế, cải cách hệ thống
ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng yếu kém được coi là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng
đầu. Sự ổn định của hệ thống tài chính được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất về mặt
thể chế cho sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường và cho quá trình phục hồi nền kinh tế.
Theo Hawkins and Turner (1999), Goldstein and Turner (1996), Klingebiel và Caprio (1996),
có thể chia thành các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và cải cách thành 3 nhóm sau:


* Yếu tố vi mô, gồm:
- Các quy định và thực tiễn hoạt động ngân hàng kém: đặc biệt lưu ý là tình trạng không đủ
vốn, vi phạm chính sách cho vay.
- Các vấn đề liên quan tới mẫu thuẫn giữa chủ sở hữu và người điều hành cũng đóng vai trò
quan trọng đặc biệt là các chính sách thưởng để khuyến khích nhân viên cho vay dựa trên số lượng
các khoản vay mà không chú ý tới rủi ro ngân hàng có thể gặp phải.
- Giới hạn về trình độ của nhân viên có thể cản trở việc áp dụng công nghệ mới.
* Yếu tố vĩ mô: sự biến động mạnh về giá cả hoặc các yếu tố kinh tế vĩ mô như nền kinh tế
tăng trưởng nóng. Ví dụ cú sốc về dầu trong những năm 1970 ở châu Mỹ Latinh đã dẫn đến khủng
hoảng nợ đầu những năm 1980.
* Yếu tố có tính hệ thống: môi trường không tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hiệu quả
phát triển như:
- Số lượng ngân hàng quốc doanh lớn có thể bóp méo cả xu hướng cho vay, thu hút tiền gửi và tính
cạnh tranh trong ngành ngân hàng, cũng như khả năng đa dạng hóa hoạt động của các ngân hàng.
- Sự định hướng của chính phủ về tín dụng có thể hạn chế các ngân hàng phát triển kỹ năng

đánh giá các khoản cho vay.
- Hệ thống pháp luật không đầy đủ có thể hạn chế tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Ví dụ:
các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng lỏng lẻo, không phù hợp với yêu cầu hoạt động
của hệ thống ngân hàng, thông tin và các chinh sách không minh bạch. Theo Goldstein (1996), hầu
hết các nhà phân tích cho rằng hệ thống kế toán và các quy định làm hạn chế vai trò của kỷ luật thị
trường. Tại nhiều quốc gia châu Á, quy định phân loại nợ không chặt chẽ khiến các ngân hàng có thể
giấu nợ xấu.
- Các quy định và cơ chế giám sát không đầy đủ và hiệu quả. Trong nghiên cứu của Ouarda
Merrouche và Erlend Nier (2010) về nguyên nhân sâu xa của các cuộc khủng hoảng tài chính từ 1999
đến 2007 về mối quan hệ giữa năng lực giám sát, quản lý với khả năng tích tụ rủi ro (hay mất cân đối
về tài chính), kết quả cho thấy các quy định đảm bảo an toàn kém và rủi ro đạo đức đã góp phần làm
tăng tích tụ rủi ro trong hệ thống tài chính.
- Thị trường chứng khoán chưa phát triển, đặc biệt là đối với các chứng khoán dài hạn, thì các
khoản vay dài hạn phải được ngân hàng cung cấp, khi đó ngân hàng sẽ tập trung quá nhiều rủi ro.
Các nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều đề cập tới
các phương pháp sau (Dziobek, 1998):
1. Chính phủ bơm vốn/hoặc mua cổ phiếu để nắm giữ quyền quản lý
2. Đóng cửa các ngân hàng không có khả năng tồn tại một cách có trật tự (đồng thời chi trả bảo hiểm
tiền gửi hoặc bán phần hoạt động tốt cho ngân hàng khác).
3. Sáp nhập các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài.
4. Sáp nhập ngân hàng trong nước với nhau.
5. Thành lập công ty quản lý tài sản.
6. Thay đổi cơ cấu sở hữu ngân hàng (ví dụ tư nhân hóa) .
Dziobek (1998) cho rằng ngoài các biện pháp trên, cần có những biện pháp vĩ mô đối với từng
thể chế và các yếu tố về pháp lý nhằm điều chỉnh và khôi phục hệ thống ngân hàng có vấn đề nhằm
đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng sinh lời bền vững. Ví dụ như thay đổi, cải tổ các quy định,
chính sách về hoạt động ngân hàng, giám sát hệ thống tài chính, ngân hàng cũng cần được thực hiện.
Thực tế cho thấy, các quốc gia sử dụng kết hợp nhiều phương pháp (từ 4 tới 6 phương pháp), chỉ có
một vài quốc gia sử dụng 2 phương pháp như Nga, Ả rập (Demirgüç-Kunt, Detragiache, và Poonam
Gupta, 2006) .

Theo Joseph Stiglitz (2002), cải cách hệ thống ngân hàng sẽ khó hơn rất nhiều tại các nước
đang phát triển bởi một số lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, tại các nước này thường thiếu cơ sở luật pháp, khoa học và năng lực thể chế cho việc
tái cấu trúc hệ thống (ví dụ như cơ chế xử lý tài sản).
Thứ hai, tại các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ các ngân hàng ở trong tình trạng thiếu thanh
khoản và có tài sản xấu chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống ngân hàng, số lượng ngân hàng hoạt động
hiệu quả để có khả năng mua lại, thâu tóm ít hơn nhiều so với số lượng các ngân hàng yếu kém.
Thứ ba, hệ thống ngân hàng có thể phức tạp hơn, bao gồm cả các ngân hàng nhà nước và ngân
hàng tư nhân. Những ngân hàng nhà nước có thể hoạt động với một cơ chế bảo lãnh ngầm đối với
người gửi tiền. Những tuyên bố của chính phủ về việc không bảo đảm cho các ngân hàng tư nhân có
thể tạo ra việc rút tiền khỏi những ngân hàng này, đặc biệt nếu chính phủ đóng cửa một số ngân hàng
và gây ra sự nghi ngờ về sự lành mạnh của những ngân hàng khác trong hệ thống.”
Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhìn chung, cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu trong nước tập trung vào vấn đề tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách chuyên sâu, mà hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc phân tích sơ
lược vấn đề cải cách hệ thống ngân hàng, những vấn đề liên quan đến cơ cấu lại từng ngân hàng, hay
đánh giá hiệu quả hoạt động của từng ngân hàng độc lập.
Xuất phát điểm của các nghiên cứu trong nước là các đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt
động của hệ thống ngân hàng. Điểm mạnh của các nghiên cứu này là đang ngày càng áp dụng các
công cụ và mô hình phân tích theo các chuẩn mực nghiên cứu trên thế giới.
Trong những năm gần đây, trước sự yếu kém của hệ thống tài chính, ngân hàng của Việt Nam
và yêu cầu cần phải cải cách, một loạt công trình nghiên cứu khoa học công phu được tiến hành
nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống này, tìm hiểu các kinh nghiệm quốc tế và đưa ra
các kiến nghị chính sách. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như:
Đề tài cấp nhà nước của Viện Nghiên cứu về Quản lý Kinh tế Trung ương “Phát triển thị
trường tài chính Việt Nam đến năm 2020” được xem là một nghiên cứu tổng thể, toàn diện và cập
nhật các vấn đề phát triển của thị trường tài chính.
Đề tài “Lý luận và thực tiễn về tự do hóa các giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính
Việt Nam: Khuôn khổ chính sách đến năm 2020” đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về tự
do hóa giao dịch vốn trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997 như Thái Lan, Indonesia

và của Trung Quốc, Ấn Độ, Hungary, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
Liên quan đến yêu cầu cải cách hệ thống Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt nam, Nguyễn
Hồng Sơn và các tác giả khác (2008) đã chỉ ra những hạn chế trong mô hình tổ chức bộ máy của hệ
thống này hiện nay, đó là (i) tính độc lập tương đối so với các tổ chức bộ máy nhà nước khác, (ii)
không phân định rõ ràng giữa chức năng của Ngân hàng Trung ương (NHTW) và chức năng quản lý,
(iii) chưa tác bạch chức năng quản trị và điều hành, (iv) tổ chức bộ máy quá cồng kềnh.
Trong nghiên cứu về “Cải cách Ngân hàng Việt Nam”, Nguyễn Hồng Sơn và nhóm tác giả
(2008) đã đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội, từ chiến lược hoạt động
đến nguồn vốn, chất lượng tài sản, và lợi nhuận. Nghiên cứu này cũng đề xuất định hướng phát triển
Ngân hàng chính sách xã hội trở thành một ngân hàng bền vững về tài chính đồng thời tăng được khả
năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Đặc biệt, trong một nghiên cứu gần đây, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và Khoa tài
chính ngân hàng – Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội đã có những tổng thuật hết sức công
phu về vấn đề cải cách và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trên thế giới và Việt Nam. Luận văn này
kế thừa nhiều thông tin, phân tích và đánh giá của nghiên cứu nói trên.
Do thiếu vắng một nền tảng lý thuyết vững chắc, các nghiên cứu trong nước hiện nay hầu như
rất bế tắc trong việc đưa ra một cách tiếp cận phù hợp, nói rộng hơn là một “triết lý”, đối với việc tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các kiến nghị chính sách vì thế trở nên rời rạc, ngắn hạn và
thiếu tính hệ thống, liên thông.
Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, các nghiên cứu về hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu
mới dừng lại ở mức độ mô tả thực trạng. Các nghiên cứu mang tính lý luận khái quát về cải cách
NHTM còn chưa nhiều. Đặc biệt, các nghiên cứu hiện nay đều chưa đề xuất được một mô thức phù
hợp cho việc cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu các mô hình cải cách hệ thống NHTM ở các nền kinh tế đang hội nhập và chuyển
đổi trên thế giới.
- Đề xuất mô hình cải cách hệ thống NHTM của Việt Nam dựa trên nghiên cứu mô hình cải
cách hệ thống NHTM của các nền kinh tế đang hội nhập và chuyển đổi trên thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Cải cách hệ thống NHTM ở các nền kinh tế đang hội nhập, chuyển

đổi và Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không đi sâu vào mô tả thực trạng quá trình cải cách hệ thống
NHTM mà tập trung nghiên cứu, đánh giá mô hình và cách thức cải cách hệ thống NHTM ở các nền
kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập¸từ đó rút ra hàm ý chính sách đối với mô hình và cách thức cải
cách hệ thống NHTM của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phân tích mô hình lý thuyết, nghiên cứu
trường hợp và so sánh
Hai trường hợp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được lựa chọn là:
+ Nga: theo mô hình cấp mới
+ Trung Quốc: theo mô hình phục hồi
Luận văn sẽ sử dụng khung dưới đây để tổng hợp và so sánh các trường hợp nghiên cứu của các
nước. Khung này cho phép hình dung rõ nét và tìm ra mối liên hệ giữa những điểm khác biệt giữa hai
trường hợp nghiên cứu và những điểm khác biệt trong mo hình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách hệ thống NHTM ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và
hội nhập.
Chương 2: Hai mô hình cải cách hệ thống NHTM phổ biến ở các nền kinh tế đang chuyển đổi
và hội nhập.
Chương 3: Một số hàm ý chính sách cho việc cải cách hệ thống NHTM của Việt Nam.

Chương 1
Cơ sở lý luận về cải cách hệ thống NHTM ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập
1.1. Hệ thống NHTM ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập
Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM đã tăng rất nhanh, đã và đang
từng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát
triển. Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM thể hiện ở sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức
độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp vào GDP hàng năm. Các NHTM Nhà nước vẫn
đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng vốn, đặc biệt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế

của các doanh nghiệp. Chính họ là kênh chuyển tải nhanh nhất các cơ chế chính sách hỗ trợ của
Chính phủ cho các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Mặc dù có mạng lưới rộng và thương hiệu mạnh, được người dân biết đến nhưng tốc độ tăng
trưởng về huy động vốn của các NHTMCP có sự bứt phá mạnh, thị phần tăng cao khiến thị phần của
các NHTM Nhà nước giảm. Hoạt động cho vay cũng có tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí còn tăng
nóng trong một số năm.
Xét trong nội bộ ngành ngân hàng, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã làm tăng sức
ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các
ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà còn cạnh tranh ngay cả
về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi, v.v… Mặc dù các ngân hàng
trong nước thường có lợi thế so sánh về mạng lưới, khách hàng truyền thống, vai trò lịch sử,…nhưng
kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro. Như vậy, quản
trị hoạt động cũng như quản trị công nghệ Ngân hàng đang là một thách thức lớn trước sức ép hội
nhập của hệ thống Ngân hàng.
Một số NHTMCP qui mô vốn nhỏ, mới ra đời chưa có điều kiện khảng định được uy tín và
thương hiệu với khách hàng, chưa có điều kiện để phát triển dịch vụ phi tín dụng, chỉ tập trung vào
hoạt động tín dụng, phát triển mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay chứng khoán và bất động sản với lãi
suất thỏa thuận, nên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của thị trường này. Trước những một số
diễn biến bất ổn từ nền kinh tế, thì sự chậm trễ hay những can thiệp quá mức của cơ quan quản lý,
những bất ổn của hệ thống ngân hàng dễ nảy sinh.
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy quá trình cải cách hệ thống NHTM ở các nền kinh tế
chuyển đổi và hội nhập nhìn chung đều đứng trước sự lựa chọn theo một trong 2 hai đường lối chính:
Một đường lối ủng hộ công cuộc tự do hoá nhanh bằng cách phát triển đồng thời một hệ
thống tài chính mới cùng với hệ thống cũ đang có nhiều khiếm khuyết (Claessens, 1998; Lardy,
1998), có thể được hiểu là tái cấu trúc theo đường lối “cấp mới”. Đường lối này cho phép chia tách
và tư nhân hoá các ngân hàng quốc doanh, thi hành chính sách tự do cấp phép cho các ngân hàng mới
và đóng cửa các ngân hàng cũ (hoạt động không hiệu quả). Đây là xu hướng phổ biến ở các nước
mới độc lập như Étxtônia và Nga.
Đường lối thứ hai ủng hộ tự do hoá từng bước bằng cách củng cố và duy trì hệ thống

ngân hàng cũ (Dornbusch and Giavazzi, 1999; Lau, 1999), có thể được hiểu là tái cấu trúc theo
đường lối “phục hồi”, vì cho rằng cải cách nhanh sẽ dẫn đến các cuộc khủng hoảng hoặc biến động
bất thường trên thị trường tài chính. Đường lối này tiến hành tái cấp vốn và cơ cấu lại thể chế của các
ngân hàng quốc doanh hiện có để phục hồi các ngân hàng này, cho phép ở mức giới hạn chia tách các
ngân hàng, hạn chế tư nhân hoá và cấp phép mới. Đây là xu hướng phổ biến ở các nền kinh tế Trung
và Đông Âu như Hunggari và Ba Lan.
Việc lựa chọn đường lối cải cách “cấp mới” hay “phục hồi” phụ thuộc vào điều kiện ban đầu
của quá trình chuyển đổi, đặc biệt là điều kiện thể chế, môi trường phát triển kinh tế vĩ mô và cải
cách ở các lĩnh vực khác như môi trường pháp lý và doanh nghiệp. Phương pháp “phục hồi” được sử
dụng ở các nền kinh tế có độ sâu tài chính khi có một vài ngân hàng lớn đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế và thống trị thị trường tín dụng. Ngược lại, phương pháp “cấp mới” được sử dụng ở
các nền kinh tế ít có độ sâu tài chính khi các ngân hàng cũ có vai trò ít cả về kinh tế lẫn chính trị
khiến cho chính phủ không chú trọng nhiều vào hỗ trợ hệ thống ngân hàng.
Chương 2
Mô hình cải cách hệ thống NHTM của Nga và Trung Quốc
2.1. Mô hình “phục hồi”- trường hợp nghiên cứu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc
2.1.1. Thực trạng hệ thống ngân hàng Trung Quốc trước cải cách (trước 1997)
Trước khi tái cấu trúc, hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất tập trung và phân khúc rất rõ
ràng giữa các nhóm ngân hàng có chế độ sở hữu khác nhau: 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 3
ngân hàng chính sách đóng vai trò chủ đạo. Năm 1997, bảy ngân hàng này chiếm 2/3 tổng tiền gửi và
3/4 tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Mặc dù có ngân hàng chính sách để quản lý và thực hiện các
khoản vay theo chính sách, một phần đáng kể khoản vay chính sách (cho các doanh nghiệp nhà nước
vay) vẫn là từ ngân hàng thương mại nhà nước. Các tổ chức tài chính khác kể cả Hợp tác xã tín dụng
nông thôn chiếm 13% tổng số tiền gửi và 10% tổng dư nợ, ngân hàng thương mại quốc gia và khu
vực chiếm 10% tổng số tiền gửi và 5% tổng dư nợ .
Chất lượng tín dụng rất thấp, nợ xấu cao và số liệu công bố được đánh giá là thấp hơn nhiều so
với thực tế. Ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc.
Chức năng sở hữu và điều hành không được tách biệt. Các ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc
không có cơ chế quản lý rủi ro và cũng không có động lực tạo ra lợi nhuận. Đây được đánh giá là nguyên
nhân chính hay “lỗi” mang tính cấu trúc trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc dẫn đến tình trạng nợ xấu

gia tăng và lợi nhuận thấp của ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc.
2.1.2. Quá trình cải cách Hệ thống ngân hàng Trung Quốc
Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn chính: 1978 – 1992;
1993 – 1997; 1997 – 2006.
Trong phạm vi nghiên cứu, tôi xin nghiên cứu thời kỳ tái cấu trúc giai đoạn từ 1997- 2006:
a. Thời kỳ 1997 – 2002
* Biện pháp thực hiện
- Đóng cửa các tổ chức tài chính vừa và nhỏ mất khả năng thanh toán
- Thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
- Sử dụng vốn huy động mới để tăng cường đầu tư vào hệ thống công nghệ, quản trị rủi ro để nâng
cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng.
- Tái cơ cấu vốn ngân hàng thương mại nhà nước.
- Giải quyết triệt để đối với các khoản nợ xấu, nợ dưới chuẩn (đặc biệt là của các Doanh nghiệp nhà nước)
(*) Hiệu quả tái cấu trúc
Tình trạng nợ xấu cải thiện rất chậm và kéo dài.
Hệ thống ngân hàng bị kẹp giữa một bên là sự cần thiết hoạt động thương mại và một bên
là áp lực của việc bổ sung tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả khác.
Kết quả của chương trình khôi phục vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước không bền vững.
Như vậy, tính đến năm 2001, các bằng chứng thực tế cho thấy những biện pháp đã áp dụng
chỉ mang lại hiệu quả hạn chế trong việc giải quyết các yếu kém mang tính hệ thống trong lĩnh vực
ngân hàng.
b. Thời kỳ cải cách về quản trị 2002 – 2006
Thời kỳ này tập trung cải cách về quản trị và cấu trúc sở hữu ngân hàng thương mại nhà
nước nhằm tăng hiệu quả hoạt động.
(*) Biện pháp thực hiện
- Hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
-Thành lập công ty quản lý vốn nhà nước đóng vai trò chủ sở hữu các khoản vốn nhà nước.
- Niêm yết một phần vốn của ngân hàng trên thị trường chứng khoán nước ngoài và Trung
Quốc, một mặt giúp các ngân hàng tăng vốn, mặt khác buộc các ngân hàng tự đẩy mạnh tái cấu trúc
để tuân thủ các chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của thị trường.

- Sử dụng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị.
(*) Hiệu quả cải cách về quản trị
- Hiệu quả:
+ Tình trạng nợ xấu và chấm dứt thua lỗ kinh doanh ở ngân hàng được cải thiện đáng kể.
+ Ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội.
+ Chuyển đổi và hoàn thiện cơ chế kinh doanh của các ngân hàng, các ngân hàng đã có được
quyền tự chủ nhiều hơn trong sử dụng vốn và tài sản nhà nước.
+ Thông qua cải cách chế độ sở hữu, nhiều ngân hàng đã ra đời và có sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế.
2.1.3. Bài học kinh nghiệm
- Tái cấu trúc ngân hàng nên đi đôi với việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Tuy nhiên tái cấu trúc
doanh nghiệp gặp nhiều có khăn, tốn thời gian để xử lý hơn tái cấu trúc ngân hàng.
- Chế độ xã hội và đặc điểm của các tổ chức kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia có ảnh hưởng
tới cách tiếp cận trong cải cách và tái cấu trúc, qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả và tốc độ tái cấu trúc.
Nhận thức được điều này sẽ giúp ta phát huy những ảnh hưởng tích cực từ chế độ xã hội và đặc điểm
của nền kinh tế tới tái cấu trúc và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực.
- Cải cách quản trị công ty đóng vai trò quan trọng trong tái cấu trúc, góp phần đảm bảo thành
công của công cuộc cải cách vì đây là biện pháp giải quyết những yếu kém căn bản của hệ thống
ngân hàng phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng thương mại nhà nước và kém hiệu quả.
- Những hạn chế của luật pháp như thiếu các quy định phù hợp thủ tục về thanh lý tài sản,
luật phá sản, việc chậm trễ và thiếu kinh nghiệm của tòa án đối với quá trình xử lý phá sản và vấn đề
thanh toán là trở ngại trong quá trình tái cấu trúc. Do vậy, để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành
công, cần kết hợp các biện pháp tài chính với những cải cách về các quy định và luật pháp. Đặc biệt,
cải cách về quản trị trong ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tái cấu trúc.
- Chính phủ nên làm rõ việc phân bổ chi phí tái cấu trúc ngân hàng và cam kết cung cấp đủ số
lượng các nguồn lực tài chính cần thiết. Nếu chi phí phân bổ không được làm rõ, việc tái cấu trúc
tiếp tục bị trì hoãn do thiếu kinh phí cuối cùng sẽ phải chịu gánh nặng tài chính lớn hơn.2.2. Mô hình
“cấp mới”: Trường hợp nghiên cứu của hệ thống NH Nga
2.2.1. Hệ thống ngân hàng của Nga trước cải cách

- Các chuẩn mực kế toán của Nga vẫn khác và đi sau so với chuẩn mực quốc tế, việc cung cấp
các thông tin thống kê của các NHTM cho NHTW không nhằm mục đích cung cấp các thông tin về
tình hình tài chính thực tế của các NHTM mà chủ yếu che đậy các rủi ro tài chính mà các NHTM
đang đối mặt.
- Các hoạt động giám sát từ xa của NHTW Nga về phân tích rủi ro và các điều kiện tài chính
thực tế của các NHTM chủ yếu không có độ tin cậy.
- Thanh tra ngân hàng không có đủ sức mạnh để yêu cầu các NHTM tuân thủ các nguyên tắc
về an toàn và cải thiện tình trạng mất an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Tháng 8/1998, môi trường kinh tế vĩ mô của Nga trở nên xấu đi nhanh chóng trước các yếu tố
tác động bên ngoài, cụ thể là Khủng hoảng Tài chính Châu Á lan rộng, và các nhân tố yếu kém do
nội tại của nền kinh tế đem lại như: khu vực tư nhân đang đối mặt với khủng hoảng, giá dầu thế giới
giảm mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu trong nước, đồng Rúp mất giá, chỉ số chứng khoán mất
điểm, trái phiếu Chính phủ liên tục giảm giá, nền kinh tế xuất hiện hiện tượng thoái lui vốn.
Chính phủ đã thông qua một loạt các giải pháp như nới lỏng biên độ dao động của tỷ giá,
giảm giá có hiệu quả đối với đồng Rúp, tạm dừng thanh toán đối với các Trái phiếu Chính phủ trong
nước, và kiểm soát các dòng vốn ra khỏi nước Nga. Các giải pháp này đã dẫn đến gián đoạn nghiêm
trọng trong hệ thống thanh toán và nguy cơ đổ vỡ đối với hệ thống ngân hàng trong nước, tình trạng
thiếu thanh khoản nghiêm trọng xuất hiện, các ngân hàng không thể thực hiện thanh toán hoặc có
được các lượng tiền cần thiết cho thanh khoản thông qua thị trường mở.
(Nguồn: “kinh nghiệm các nước trong khu vực và Đông Âu về tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng”- TS. Nguyễn Phi Lân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
2.2.2. Quá trình cải cách Hệ thống ngân hàng Nga
a) Quá trình cải cách:
Thứ nhất, 18 ngân hàng lớn tại Nga, chủ yếu có trụ sở tại Moscow, sẽ được đánh giá lại theo
chuẩn mực kế toán phương Tây. Những NHTM nào bị phát hiện mất khả năng thanh khoản và không
thể tồn tại được sẽ buộc phải đóng cửa và bị thanh lý tài sản, ngược lại, những NHTM nào đáp ứng
được tiêu chí đề ra của NHTW sẽ trở thành những trụ cột của hệ thống ngân hàng trong hỗ trợ Chính
phủ tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, một khuôn khổ pháp lý vững chắc, đầy đủ và cần thiết cần được xây dựng và điều
chỉnh để giúp hệ thống ngân hàng phục hồi và hoạt động một cách an toàn, cụ thể là xây dựng Luật

Phá sản và Luật tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng như sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan.
Thứ ba, một khuôn khổ thể chế phù hợp là cần thiết, bao gồm việc tăng cường năng lực thanh
tra, giám sát của NHTW cũng như thành lập một cơ quan giám sát sự phục hồi của các NHTM trong
quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Một Ủy ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (IACC) có chức
năng, nhiệm vụ trong công tác tư vấn cho Chính phủ về mặt kỹ thuật cũng được thành lập.
b)Kết quả:
Trong năm 1999, hai ngân hàng lớn của Nga bao gồm (Mentep và Promstroi) đã tuyên bố
phá sản và tiến hành các thủ tục theo Luật Phá sản. Cũng trong năm này, NHTW Nga đã rút giấy
phép của hơn 20 NHTM và tái cấu trúc lại 03 NHTM khu vực lớn của Nga. Đối với các NHTM nhỏ,
Chính phủ Nga khuyến khích tái cơ cấu trên cơ sở tự nguyện sáp nhập hoặc được mua lại bởi các
NHTM lớn. Bên cạnh đó, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cũng được củng cố lại trên cơ sở
củng cố các nghiệp vụ của các Vụ, Cục liên quan đến hoạt động thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa và
cấp giấy phép thành lập các NHTM dưới sự giám sát chặt chẽ của một Phó Thống đốc NHTW, các
chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS) cũng từng bước được áp dụng với lộ trình thực hiện vào cuối
năm 2000 và kết thúc vào cuối năm 2001.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ cải cách hệ thống ngân hàng Nga
a. Thiết lập khung thể chế cho nền kinh tế thị trường
b. Khu vực ngân hàng phải được làm sạch và tái cơ cấu, sao cho nó có thể hoạt động trên những
nguyên tắc hoạt động ngân hàng thương mại, thận trọng.
c. Các nước chuyển đổi thành công đều nhận thức đúng về sự cần thiết chuyển đổi và có cách tiếp
cận hợp lý về cải cách và mở cửa, đặc biệt là vai trò của Chính phủ trong các quyết sách này.

Chương 3
Một số hàm ý chính sách cho việc cải cách hệ thống NHTM của Việt Nam.
3.1. Điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
* Điểm mạnh:
- Hệ thống mạng lưới và khách hàng quen thuộc.
- Thị phần lớn và ổn định.
- Môi trường pháp lý thuận lợi.
* Điểm yếu

- Mất cân đối kỳ hạn, thanh khoản và chi phí xã hội:
- Quản trị kém và rủi ro mất vốn:
- Chiến lược và sản phẩm khá hạn chế.
- Tính phụ thuộc của ngân hàng nhà nước.
3.2. Các mục tiêu cải cách hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- Mục tiêu của giai đoạn 1 là củng cố và xử lý những yếu kém hiện tại, nâng cao một bước
tính lành mạnh, năng lực tài chính, quản trị của các NHTM .
- Giai đoạn 2 từ năm 2016 – 2020, mục tiêu của giai đoạn này là tiếp tục nâng cao năng lực
tài chính, quản trị ngân hàng và khả năng cạnh tranh, phát triển qui mô, phạm vi hoạt động của các
TCTD phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3. Các định hướng cải cách hệ thống NHTM của Việt Nam
Giai đoạn 1: Kiềm chế khủng hoảng và củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ
thống ngân hàng
- Củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng:
Thứ nhất, Chính phủ cần đảm bảo rằng người gửi tiền sẽ không bị tổn thất và thiệt hại khi một ngân
hàng nào đó bị giải thể hay sáp nhập trong quá trình tái cơ cấu.
Thứ hai, đối với những ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt động, Chính phủ và NHTW cần đưa ra thông điệp
rằng các ngân hàng đó đã đáp ứng được các chuẩn mực kế toán và an toàn hoạt động hợp với thông
lệ quốc tế (đặc biệt liên quan đến việc quản lý nợ xấu và phân loại tài sản), có các biện pháp quản trị
rủi ro và kiểm soát nội bộ tốt hoặc đưa ra lộ trình bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với các
NHTM.
Thứ ba, Chính phủ và NHTW cần đưa ra thông điệp về việc xây dựng quy chế an toàn, nâng cao
năng lực của các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng để đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng sẽ được
vận hành an toàn trong tương lai.
Thứ tư, kinh nghiệm các nước cho thấy, giải pháp tốt nhất để duy trì được lòng tin công chúng là
minh bạch hóa thông tin và một kế hoạch, lộ trình tái cấu trúc mạnh mẽ, quyết liệt.
- Đảm bảo thanh khoản cho các NHTM: Để hạn chế rủi ro khủng hoảng ngân hàng lan rộng
trong toàn hệ thống, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết NHTW các nước đều tích cực hỗ trợ
thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, áp dụng cơ chế hỗ trợ thanh khoản đặc biệt và dùng các giao
dịch phi tiền mặt như bảo lãnh các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng để cứu các ngân hàng

gặp khó khăn về thanh khoản.
Giai đoạn 2: Rà soát khuôn khổ pháp lý và phân loại ngân hàng
- Rà soát khuôn khổ pháp lý
- Rà soát chất lượng tài sản và phân loại ngân hàng
Giai đoạn 3: Cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém
- Sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng yếu kém:
Sau khi đánh giá được mức vốn thực có của các NHTM sau khi đã bù đắp các khoản thiệt hại
về nợ xấu và dự phòng, hầu hết Chính phủ và NHTW các nước thực hiện tái cấu trúc đều mạnh tay
cơ cấu lại các NHTM yếu kém trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém hoặc yêu cầu
tăng vốn để tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong một vài trường
hợp phải áp dụng biện pháp hành chính để buộc các NHTM phải tăng vốn hoặc phải sáp nhập lại với
nhau để đảm bảo mức vốn tối thiểu an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, thậm chí rút giấy
phép hoặc đóng cửa cũng như buộc phải tuyên bố phá sản.
- Mua lại ngân hàng, quốc hữu hóa một phần, góp vốn:
Việc Chính phủ mua lại hoặc đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng yếu kém là một
trong những giải pháp tạm thời cuối cùng đối với các NHTM không có khả năng sáp nhập hoặc hợp
nhất, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều phải thực hiện nghĩa
vụ này.
Trong một số trường hợp, sau khi rà soát và xác định nhóm các ngân hàng yếu kém, Chính
phủ có thể tiến hành kêu gọi các nhà đầu tư bên ngoài đồng tài trợ hay góp vốn cùng Chính phủ để
khôi phục hoạt động của các ngân hàng xấu. Nguồn vốn này thường được trích ra từ các quỹ đặc biệt
do Chính phủ lập ra để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
- Mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong thời gian nhất định: Đây
l
à

biện
pháp mà
Ngân
hàng

Nhà nước

thể
xem xét để
nhằm
thu hút
nh
à
đầu tư
nước
ngo
à
i
trong
khoảng
thời
g
i
a
n

k
hó khăn
nhất định
của
một nhóm ngân
h
à
ng.


3.4. Một số kiến nghị về các giải pháp thực hiện
3.4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.4.1.1. Nâng cao tính độc lập, tự chủ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.4.1.2. Giải pháp tổng thể nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
3.5.2. Đối với các NHTM Việt Nam
- Phục hồi lòng tin vào hệ thống ngân hàng
- Thực hiện tái cấu trúc sở hữu vốn; công nghệ; nguồn nhân lực của từng ngân hàng phải được thực
hiện ở bước tiếp theo.
- Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro trong ngân hàng.
- Động lực để phát triển hiệu quả và bền vững ngân hàng là nguồn nhân lực ngân hàng. Vì vậy, vấn đề cơ
cấu lại nguồn nhân lực đi đôi với tuyển dụng mới, đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo
các kỹ năng quản lý, điều hành ngân hàng một cách thường xuyên, cùng với việc giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ, người lao động là rất cần thiết trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống./.

References.
Tiếng Việt:
1. Quách Mạnh Hào” (15/12/2011), “Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay”,
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Công ty Chứng khoán Thăng Long.
2. Phạm Bảo Khánh, “ Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Trung Quốc- vai trò của quản trị công ty”,
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
3. Nguyễn Phi Lân, “Kinh nghiệm các nước trong khu vực và Đông Âu về tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Lê Hoàng Nga, “Một vài hướng đi trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời
gian tới”, Trung tâm NCKH & Đào tạo Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Nguyễn Thị Mùi , “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần đặt trọng tâm vào tính hiệu quả và sự phát
triển bền vững”, Trường Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực, Vietinbank.
6. Đặng Hoàng Thanh Nga, “Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của một số quốc gia và
hàm ý đối với Việt Nam”, Viện Kinh tế- Học viện Chính trị, Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
7. Hoàn Trần và Thuân Nguyễn (2011), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt nam theo hướng nào”,

Working Paper, StoxPlus.
8. Nguyễn Thị Kim Thanh (tháng 6/2011), “ Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng thông qua
các giải pháp công nghệ thông tin”, Tạp chí ngân hàng số 11.
9. Trần Thị Thanh Tú (2012), “Các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng của Hàn Quốc- so sánh với
Trung Quốc và Hàm ý chính sách cho Việt Nam.
10. Nguyễn Hồng Sơn (2011), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và một số
hàm ý về tư duy cho Việt Nam”, Hội thảo quốc tế: “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm
quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”

Tiếng Anh:
8. International Monetary Fund (April 12, 2011), “Staff Report for the 2011 Article IV Consultation
for Vietnam”.
9. International Monetary Fund and World bank (2005), Financial Sector Assessment Program.
10. Vietnam Banking Finance News (December 29, 2010), “Vietnam central bank proposes tasks for
banking sector in 2011”.
Website:
11.
12. />plummet-no-fake-its-simple-financial-math.html
13. />out?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=doomsday-regulation-scenario-laid-out
14.
15.



×