Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thực trạng hoạt động và định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.86 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LÊ VĂN TUẤN
BÀI TẬP CÁ NHÂN
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
SBD: BS515
LỚP: CS7A

Hà nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010
I. LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất
hiện nay. Đây là tổ chức nhận tiền gửi đóng vai trò là trung gian tài chính huy động tiền
nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn
chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Các ngân hàng thương mại huy động
vốn chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Vốn
huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất
động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương.
Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn
nhất, cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất.
Thực tế ở nước ta trong giới khoa học kinh tế nói chung và chuyên ngành tài chính -
tiền tệ nói riêng đang tồn tại một số quan niệm không trùng khớp nhau về thị trường vốn
và thị trường tài chính. Một số người quan niệm rằng, thị trường vốn bao gồm thị trường
vốn ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn; trong đó thị trường vốn dài hạn là thị trường
chứng khoán. Một số khác thì cho rằng, thị trường vốn bao gồm thị trường tiền tệ và thị
trường tài chính; trong đó, thị trường tài chính là thị trường chứng khoán...
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta hãy cùng đi sâu nghiên cứu “Thực trạng hoạt
động và định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay”
dưới đây.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng thị trường tiền tệ
Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có: 5 Ngân hàng thương mại


Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân
hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Quỹ tín dụng TW, 900 Quỹ tín
dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư... Tuy nhiên
tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho
bạc nhà nước, thị trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các
NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài, một số công ty bảo hiểm...
Cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ được thể hiện tập trung ở các
công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Theo đó, dần
dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang
thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng tháng Ngân hàng Nhà nước
2
công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; cùng
với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường
đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất thị trường, lãi suất huy động
vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng.
Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân hàng Nhà nước điều
chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu vào của các TCTD.
Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho
vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suất huy động
vốn.
Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thị trường
tiền tệ, nhưng không rõ nét.
Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơ
chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù
hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ
động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng
động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều
kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.
Thực tế cho thấy, sau khi NHNN cho phép mở rộng cơ chế thỏa thuận LS cho vay và

chủ trương để LS huy động tự điều chỉnh theo cung cầu thị trường, các NHTM đồng
loạt đưa LS lên cao để khuyến khích khách gửi tiền. Nhưng khi thị trường dần ổn định,
LS huy động sẽ giảm dần. Các ngân hàng cũng phải theo xu hướng chung và sớm có
điều chỉnh bởi hiện nguồn vốn đã dồi dào hơn. Tính thanh khoản của các ngân hàng
đang được cải thiện. Theo thống kê của NHNN, từ ngày 9 đến 15-4, LS giao dịch VND
bình quân trên thị trường liên ngân hàng giảm từ 0,22% đến 0,75% đối với hầu hết kỳ
hạn. Trong đó, LS kỳ hạn 3 tháng giảm mạnh nhất, từ 11,56% xuống còn 10,81%, tiếp
đến là kỳ hạn một tháng giảm từ 10,18% xuống còn 9,48%. Thị trường tiền tệ có chuyển
biến tương đối tích cực, ổn định và minh bạch hơn.
Song bên cạnh đó, các NHTM cũg chịu áp lực không nhỏ trong vấn đề tái lạm phát.
Thời gian qua, NHNN đã hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua nghiệp vụ thị
trường mở với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn. NHNN cũng tăng thêm phiên giao
dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở lên 2 phiên một ngày. Theo các chuyên gia kinh
tế, mức lãi suất mà doanh nghiệp chịu đựng được hiện khoảng 12-13%/năm. Song,
muốn lãi suất thị trường giảm sâu hơn, cần phải "pha loãng" nguồn vốn giá cao đã huy
động thời gian trước. Muốn vậy, bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, NHNN cần xem xét
3
hạ thấp lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, thậm chí hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng
lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và hỗ trợ thêm nguồn vốn giá rẻ. Mặc dù vậy, không nên
để các NHTM quá ỷ lại vào NHNN bởi tình trạng khó khăn trong huy động vốn một
phần do chính các NHTM tự làm khó mình và làm khó nhau. Việc chạy đua lãi suất, nắn
thẳng đường cong lãi suất không làm tăng nguồn vốn chảy vào ngân hàng mà chỉ tạo ra
tâm lý ngắn hạn, kỳ vọng tăng lãi suất cho người gửi tiền và gây bất ổn cho cơ cấu
nguồn vốn của các ngân hàng.
2. Về thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động vốn
Đây là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức
trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần
đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:
- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ...
Tính đến nay trong cả nước đã mở được khoảng trên 1.300.000 tài khoản cá nhân, trong

đó có khoảng trên 750.000 tài khoản của các chủ thể.
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội. Giữa các
TCTD cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam,
Bảo Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực...
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền thống
giữa các TCTD và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân
dân cơ sở.
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu là huy động vốn có
thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiền
gửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất
đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn.
Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa thu
hút được tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân
hàng, trên cơ sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiền mặt ra
chi tiêu bất cứ lức nào có nhu cầu. Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà
cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng
vốn khả dụng cho các TCTD.
4
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHTM
1. Các ngân hàng thận trọng hơn về mục tiêu lợi nhuận năm 2010
Mặc dù các doanh nghiệp luôn muốn đưa ra chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước,
song cũng không thể kỳ vọng quá cao, nhất là trước tình hình thị trường còn có những
khó khăn. Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đã rộng hơn khi Ngân hàng Nhà nước cho
phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khoản vốn vay trung - dài hạn, nhưng
do kiểm soát tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ở mức 25% (so với mức thực hiện cả
năm trước là gần 38%), nên mục tiêu tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng sẽ thấp
hơn năm trước; qua đó tác động không nhỏ khi đặc điểm chung là nguồn thu từ tín dụng
là chủ đạo. Ngoài ra năm 2010, khả năng huy động vốn của các ngân hàng vẫn sẽ bị
cạnh tranh khốc liệt với các kênh đầu tư khác với sự thiếu hấp dẫn của lãi suất huy động.

Cũng như áp lực huy động vốn trong năm 2010 sẽ khiến việc cho vay không còn dễ
dàng. Ngân hàng sẽ phải sàng lọc khách hàng nên người đi vay sẽ gặp khó và phải trả
mức lãi suất cao hơn trước.
2. Đầu tư cho phát triển lâu dài
Năm 2010, nguồn thu đóng góp vào tổng lợi nhuận ngân hàng sẽ khó có sự đóng góp
lớn, đột biến từ các hoạt động dịch vụ. Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước
ngoài hiện không còn và kinh doanh ngoại tệ - vốn được xem là thế mạnh, đóng góp
nguồn thu lớn cho một số ngân hàng trước đây, cũng trở nên trầm lắng, khi cung - cầu
ngoại tệ chưa được khơi thông thực sự. Trong khi đó, các sản phẩm ngân hàng tại Việt
Nam ngày càng đa dạng nhưng chưa đủ để trở thành một nguồn thu chủ lực do đặc điểm
mới chỉ phát triển theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu. Tuy nhiên, các ngân hàng
đều nhận thức được vấn đề này, xu hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính –
ngân hàng – bảo hiểm là xu hướng phát triển tất yếu.
3. Xu hướng tất yếu
Nhiều ngân hàng tiếp tục xây dựng kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều
lệ, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là với những ngân hàng quy
mô vốn nằm dưới 3.000 tỷ đồng, phải nâng lên con số này trước khi năm tài chính 2010
kết thúc để đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc tăng vốn điều lệ sẽ
nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng, là đệm đỡ tránh rủi ro cho cổ đông.
Hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng trong
năm 2010, nhưng lợi nhuận sẽ không có nhiều đột biến, một số ngân hàng phụ thuộc quá
mức vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Mục tiêu phát triển thận trọng,
5

×