Nguyên nhân và định hướng cải cách Ngân hàng Thương Mại Việt Nam trong thời
gian tới
2012
Nguyên nhân và định hướng cải cách hệ thống
ngân hàng thương mại VN trong thời gian tới
Lời nói đầu
Nội dung
Phần I : I - Khát quát chung về ngân hàng thương mại
1. Khái niệm
2. Quá trình hình thành và phát triển
3. Số lượng các loại hình Ngân Hàng tại Việt Nam hiện nay
4. Vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế
Phần II:Thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay như thế nào
Phần III: Nguyên nhân
1. Tăng về lượng nhưng kém về chất
2. Bất cân đối cơ cấu và rủi ro đạo đức
3. Yếu tố vĩ mô và hội nhập
Phần IV: Giải Pháp
1. Những giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua
• Sáp nhập các TCTD hoạt động kém hiệu quả
• Xếp hạng an toàn các Ngân hàng
2. Đề xuất
Kết luận
Tài liệu Tham khảo
PCNguyen
Nguyên nhân và định hướng cải cách Ngân hàng Thương Mại Việt Nam trong thời
gian tới
2012
Lời nói đầu
Sự ra đời hoạt động Ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển và
tiến bộ của con người. Có thể nói, hệ thống Ngân hàng đóng chính là mạch máu của cả
nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi
hàng hóa trong quá trình kinh doanh là tiền tệ - loại hàng hóa có tính nhạy cảm và sức
hút đặc biệt. Đặc trưng này là yếu tố khiến hoạt động ngân hàng vừa có hiệu quả lớn
với nền kinh tế, vừa là một lĩnh vực mà khả năng rủi ro cao.
Trong một thời gian dài, chúng ta đã chứng kiến sự nóng lên ở một số lĩnh vực kinh tế
đặc biệt, ngành Ngân hàng đã có những bước tiến vượt bậc, mở rộng mạng lưới nền
kinh tế. Song sự tăng trưởng nóng không bền vững đã để lại những hậu quả to lớn gây
nhiều tranh cãi cho ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Bài tiểu luận của nhóm Italia dưới đây được nghiên cứu dựa trên những vấn đề phát
sinh của hoạt động hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian và những
đề xuất thiết thực qua sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Phương Mai.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm Italia
rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn để bài viết mang tính thiết thực
và hoàn chỉnh hơn.
Nhóm Italia xin chân thành cảm ơn
PCNguyen
Nguyên nhân và định hướng cải cách Ngân hàng Thương Mại Việt Nam trong thời
gian tới
2012
I - Khát quát chung về ngân hàng thương mại
1. Khái niệm
Ngân hàng Thương Mại là :
• Tổ chức kinh doanh tiền tệ họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí
gửi từ khách hàng
• Trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay
• Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán
• Nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã
hội.
→ Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
2. Quá trình hình thành và phát triển
• Ngân hàng TM Việt Nam đã trải qua 55 năm xây dựng và phát triển
• Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (1986), Chủ tịch HĐBT đã ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày
26.3.1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng VN, với sự ra đời của hệ
thống ngân hàng chuyên doanh.
• Năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hoàn thiện thông qua việc công bố
hai Pháp lệnh, ngân hàng Thương mại đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động
của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai cấp”.
• Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức đánh dấu sự ra đời
và phát triển khoảng trên 15 năm
• Tính đến nay, toàn hệ thống đã có 42 ngân hàng thương mại, 42 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, 31 tổ chức tín dụng phi ngân hàng phi ngân hàng, một Quỹ tín
PCNguyen
Nguyên nhân và định hướng cải cách Ngân hàng Thương Mại Việt Nam trong thời
gian tới
2012
dụng nhân dân trung ương, 1.083 quỹ tín dụng cơ sở và một tổ chức tài chính
quy mô nhỏ.
3. Số lượng các loại hình Ngân Hàng tại Việt Nam hiện nay
PCNguyen
Số lượng Các loại hình
Ngân hàng
Ngân Hàng Thương mại quốc doanh
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng liên doanh
38
42
5
6
Nguyên nhân và định hướng cải cách Ngân hàng Thương Mại Việt Nam trong thời
gian tới
2012
Biểu đồ số lượng các ngân hàng tại Việt Nam tính đến T8/2011
4.Vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế
• Thứ nhất : đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu
tư và sản xuất kinh doanh; Đảm bảo được sự an toàn hoạt động của các tổ chức
tín dụng, vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
• Thứ hai : góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh
và hoạt động xuất nhập khẩu.
• Thứ ba : tín dụng ngân hàng duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong
nhiều năm liên tục.
• Thứ tư : đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát
triển các ngành kinh tế chủ chốt.
• Thứ năm : tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và
giảm nghèo bền vững.
• Thứ sáu, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát
triển bền vững.
→ Có thể nói, hệ thống Ngân hàng đóng chính là mạch máu của cả nền Kinh tế.
II - Thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện
nay như thế nào
• Hệ thống NH VN hiện có 42 NH Thương Mai Cổ Phần và Quốc Doanh, 42 chi
nhành ngân hàng nước ngoài, 31 tổ chức tín dụng và hơn 1000 quỹ tín dụng cơ
sở …
PCNguyen
Nguyên nhân và định hướng cải cách Ngân hàng Thương Mại Việt Nam trong thời
gian tới
2012
• → So với 1 nền kinh tế mới GDP khoảng 100 tỷ USD/năm , có thể thấy số lượng
các ngân hàng là tương đối nhiều
• Sau một thời gian tăng trưởng nóng thì từ năm 2009, tình hình tài chính Việt
Nam đang bắt đầu xấu đi
• Trước khá nhiều tác động bất lợi từ trong và ngoài nước, lạm phát và bất ổn tỷ
giá nổi lên như là 2 thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam. Cụ thể, thâm
hụt cán cân tổng thể kéo dài cùng chênh lệch cung cầu ngoại tệ ngắn hạn vào
cuối năm 2010 đã khiến tỷ giá USDVND tăng mạnh. Đầu năm 2011, tỷ giá tự do
cao hơn mức trần tỷ giá liên ngân hàng khoảng 8%, trước tình hình đó, tỷ giá
chính thức USDVND được nâng thêm 9,3% vào ngày 11/2/2011. Việc phá giá
mạnh VND cùng giá hàng hóa thế giới tăng mạnh đã ảnh hưởng mạnh làm giá
hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước tăng cao. Cùng với tác động trễ từ
việc nới lỏng chính sách tiền tệ nửa cuối năm 2010 và chủ trương điều hành giá
các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu theo cơ chế thị trường, lạm phát các
tháng đầu năm đã tăng cao và luôn ở trên mức 1,5%/tháng.
• Các kênh đầu tư “nóng” như bất động sản bị đóng băng, chứng khoán sụt giảm.
Dòng tiền đổ vào các kênh đầu tư rủi ro này nhanh chóng trở thành nợ xấu.
• Liên tiếp xảy ra các vụ vỡ nợ, lừa đảo Ngân hàng quy mô lớn.
• Nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản. 3 ngân hàng nhỏ thua lỗ bị sát
nhập.
• Tình hình nợ xấu của toàn ngành Ngân hàng theo báo cáo vào tháng 8/2011 là
3,1%, tăng 2.16% so với cuối năm 2010. Tuy nhiên theo số liệu của Fitch, NPL
thực tế của VN đã lên tới 13%, tức là vào khoảng 317.000 tỷ đồng.
PCNguyen
Nguyên nhân và định hướng cải cách Ngân hàng Thương Mại Việt Nam trong thời
gian tới
2012
• Lúc này, NHNN chuyển hướng chính sách. Ngày 6/9, NHNN chủ trương ép lãi
suất huy động về 14% rồi 6% với hy vọng cứu được cả nền kinh tế và hệ thống
Ngân Hàng đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
• Tuy nhiên trái với mong đợi, huy động VND tính đến 29/9 vẫn giảm mạnh 1.68%
so với tháng trước, tức là khoảng 32.000 tỷ đồng. Thêm vào đó, tín dụng VND
cuối tháng 9 cũng sụt giảm khoảng 9000 tỷ so với tháng 8
PCNguyen