Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần liên doanh tư vấn và xây dựng COFEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.14 KB, 14 trang )

Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Liên
doanh tư vấn và xây dựng - COFEC
The efficiency of using capital in The Joint stock Company for civil engineering
consultant and construction - Cofec
NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 104 tr. +


Hà Thị Thanh Huyền

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Tìm
hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Liên doanh tư vấn và xây dựng -
COFEC. Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế của việc sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Liên doanh tư vấn và xây dựng COFEC, đề xuất một số giải pháp: trong
quản lý tài chính; Giải pháp sử dụng vốn lưu động; Giải pháp sử dụng vốn cố định; Giải
pháp về huy động vốn và lựu chọn đầu tư nhằm khắc phục các hạn chế trong sử dụng vốn và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Liên doanh tư vấn và xây dựng
COFEC.

Keywords: Sử dụng vốn; Tài chính; Doanh Nghiệp; Vốn

Content.
MỞ ĐẦU

Vốn là tiền đề, là chìa khóa để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có nhiều


biến động như hiện nay thì hiệu quả sử dụng vốn càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là công việc quan trọng giúp các nhà quản lý
xây dựng quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho hoạt động
sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu của cả quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược kinh doanh, hệ
thống tổ chức quản lý và khả năng vận hành các hoạt động kinh doanh. Việc đánh giá chính xác mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu tài
chính cụ thể cũng ít được sử dụng một cách đầy đủ có hệ thống.
Công ty Cổ phần Liên doanh tư vấn xây dựng – COFEC tiền thân là Công ty Liên doanh về kỹ
thuật nền móng và công trình được thành lập từ năm 1991 trên cơ sở hợp tác khoa học và công nghệ,
liên doanh giữa Trung tâm triển khai kỹ thuật thuộc Viện khoa học kỹ thuật xây dựng – Bộ xây dựng
(Việt Nam) và Công ty A.B.V Engineering Pte.Ltd (Thụy Điển) đăng ký chi nhánh tại Singapore.
Với mong muốn Công ty có hiệu quả hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Hiệu quả sử dụng vốn
tại Công ty Cổ phần Liên doanh tƣ vấn và xây dựng - COFEC” làm đề tài nghiên cứu cho khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu Luận văn gồm 2 chƣơng
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Liên doanh tư vấn và xây
dựng - COFEC.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Liên doanh tư vấn
và xây dựng - COFEC.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị
trường nhằm làm tăng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu – giá trị ròng của doanh nghiệp.

1.1.1. Khái niệm về vốn
Mỗi góc độ tiếp cận khác nhau về vốn cho ta quan niệm khác nhau về vấn đề: “Vốn là gì?”
Theo nghĩa rộng thì: “Vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng
hóa, dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp
được tích lũy, sự khéo léo về trình độ quản lý và các tác nghiệp của các cán bộ điều hành, cùng đội
ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp”.
- Vốn phải được đại diện cho một lượng tài sản, tức là vốn phải biểu hiện bằng giá trị tài sản có
trong doanh nghiệp bao gồm tài sản hữu hình và vô hình;
- Vốn phải có sự vận động để sinh lời. Vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là tài
sản vật chất (tài sản cố định, tài sản lưu động) và các tài sản tài chính – vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng, các tín phiếu, các chứng khoán,… Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ trở
thành vốn khi có sự vận động nhằm mục đích sinh lời mang lại giá trị lớn hơn;
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
- Căn cứ theo đặc điểm thời gian luân chuyển vốn: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn:
- Căn cứ nguồn hình thành vốn: Vốn chủ sở hữu và vốn huy động của doanh nghiệp

1.1.2. Vai trò sử dụng vốn trong kinh doanh
Vốn là điều kiện tiên quyết cho việc khởi sự của một doanh nghiệp. Để thành lập và đi vào sản
xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần có số vốn pháp định tương ứng với loại hình hoạt động mà
pháp luật quy định.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn là điều kiện giúp doanh nghiệp tái sản xuất và mở
rộng quy mô sản xuất bằng việc đổi mới máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất
lao động.
Vốn được phân bổ hợp lý giữa các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đem lại
sự ổn định tài chính của doanh nghiệp .
Vốn trong quá trình vận động có những thay đổi nhưng mục tiêu cuối cùng là mang lại giá trị
lớn hơn – gia tăng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong

quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí vốn bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ sử
dụng vốn lợi dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Tính bằng chỉ
số sau:
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác,
sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối
đa với chi phí thấp nhất.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
1.2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu tuyệt đối: gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn và doanh thu thuần,
chi phí và lợi nhuận.
1.2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu tương đối
a. Tỷ số hoạt động tồn kho
Vòng quay
=
Doanh thu thuần
hàng tồn kho
Bình quân giá trị hàng tồn kho

Số ngày
=
Số ngày trong năm (365 ngày)
hàng tồn kho
Bình quân giá trị hàng tồn kho

b. Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay
=
Doanh thu thuần

khoản phải thu
Bình quân giá trị các khoản phải thu

Kỳ thu tiền
=
Số ngày trong năm (365 ngày)
bình quân
Vòng quay khoản phải thu
c. Tỷ số khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Hk):
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
d. Nhóm các tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản
- Vòng quay tài sản lưu động
Vòng quay
=
Doanh thu thuần
tài sản lưu động
Bình quân giá trị tài sản lưu động
- Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay
=
Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Bình quân giá trị tài sản cố định ròng
- Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay
=
Doanh thu thuần

tổng tài sản
Bình quân giá trị tổng tài sản
- Vòng quay vốn chủ sở hữu
Vòng quay
=
Doanh thu thuần
vốn chủ sở hữu
Bình quân vốn chủ sở hữu
e. Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời của tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)
- Tỷ suất sinh lời của tài sản lưu động
Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA)
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Những đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp
- Mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Cơ sở vật chất: được thể hiện bởi quy mô
- Nguồn nhân lực: Trình độ nhận thức của nhà quản lý doanh nghiệp có tác động lớn đến hiệu
quả sử dụng vốn bởi trình độ nhận thức của nhà quản trị giúp doanh nghiệp có các quyết định lựa
chọn đầu tư và quyết định quản lý tốt nhất.
- Bộ máy quản trị doanh nghiệp
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Môi trường kinh tế vĩ mô
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
- Chính trị xã hội
- Môi trường tự nhiên
- Thị trường tài chính
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH
TƢ VẤN VÀ XÂY DỰNG – COFEC
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần liên doanh tƣ vấn và xây dựng - COFEC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần liên doanh tư vấn và xây dựng – COFEC
Tên tiếng Anh: JOINT STOCK COMPANY FOR CIVIL ENGINEEING CONSULTANT AND
CONSTRUCTION
Tên viết tắt: COFEC, JSC
Với trên 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, COFEC đã có nhiều đóng góp cho lĩnh tư
vấn vực xây dựng nói riêng và cho ngành xây dựng Việt Nam nói chung. Sản phẩm của COFEC
cũng đa dạng hơn, với số vốn chủ sở hữu hiện tại, công ty đã bắt đầu chuyển dịch sang sản phẩm xây
dựng lớn là thi công xây lắp. Hiệu quả sử dụng vốn của COFEC cũng bắt đầu được Hội đồng quản trị
và Ban giám đốc chú trọng hơn.
2.1.2. Chức năng hoạt động
- Dịch vụ tư vấn xây dựng
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ xây dựng
- Thi công xây dựng các công trình
2.1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty
- Hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát:
- Ban giám đốc
- Các phòng quản lý
- Phòng Hành chính - Tổ chức:
- Phòng Kế hoạch tổng hợp:
- Phòng Tài chính – Kế toán:
- Phòng kỹ thuật:
- Phòng thí nghiệm và các đội thi công:
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty COFEC

- Hoạt động của công ty là những hoạt động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Sản
phẩm hàng hóa xây dựng trực tiếp tạo nên tổng sản phẩm quốc gia;
- Sản phẩm hàng hóa của công ty mang tính cố định, tính đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt
hàng. Sản phẩm có quy mô lớn, thời gian hình thành sản phẩm dài;
- Sản phẩm của công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện địa phương, mang tính cá biệt
cao về công dụng;
- Chi phí sản xuất kinh doanh khó định lượng thống nhất trước, chu kỳ xây dựng dài.
2.1.5. Cơ cấu vốn và huy động vốn của Công ty COFEC
Trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 tổng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp tăng đáng kể từ 19.820.567 nghìn đồng trong năm 2009 lên 30.942.632 nghìn đồng năm
2010, tăng 56% và 35.206.813 nghìn đồng năm 2011 tăng 14% so. So với năm 2009, tổng nguồn vốn
đầu tư năm 2011 đã tăng 78%.
2.2 Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty COFEC.
2.2.1. Phân tích khái quát thực trạng sử dụng vốn của Công ty COFEC
Vốn được thể hiện bằng lượng tài sản của công ty và tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh để sinh lời. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện bằng kết quả đem lại từ việc sử dụng tài sản
phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.1.1. Tài sản ngắn hạn
Trong 3 năm 2009, 2010 và 2011, công ty đã đầu tư vào tài sản ngắn hạn tăng. Năm 2009 tổng
giá trị tài sản là 15,634,741 nghìn đồng chiếm 78.9% tổng tài sản, năm 2010 tăng 9,808,100 nghìn
tương đương tăng 63% giá trị tài sản so với năm 2009 đưa mức vốn ngắn hạn của doanh nghiệp
trong năm 2010 là : 25,542,841 nghìn đồng. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty có 5 khoản mục:
Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn
hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác, trong đó hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ
trọng lớn. Việc xem xét các khoản mục này cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
công ty giai đoạn 2009 đến 2011.
2.2.1.2.Tài sản dài hạn
Về giá trị tài sản dài hạn năm 2010 là 5,399,791 nghìn đồng là lớn hơn so với năm 2009 là
4,185,826 nghìn đồng và năm 2011 là 4,802,298 nghìn đồng song xét về tỷ trọng giá trị tài sản dài
hạn trên tổng tài sản là giảm dần từ 21.1% năm 2009 xuống còn 17.5% năm 2010 và còn 14% năm

2011.
Về tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản dài hạn của công ty thì không có biến đổi nhiều về
giá trị còn lại năm 2009 là 3,847,472 nghìn đồng, năm 2010 là 3,965,760 nghìn đồng và năm 2011 là
3,786,028 nghìn đồng mặc dù trong năm 2010 đã có thanh lý một số tài sản cố định đã hết khấu hao
nhưng đã được bổ sung một số tài sản mới. Tài sản dài hạn khác của công ty tăng mạnh trong năm
2010, từ 338,354 nghìn đồng năm 2009 lên 1,434,031 nghìn đồng năm 2010 và giảm xuống
1,016,270 nghìn đồng năm 2011. Việc tăng nhanh tài sản dài hạn khác này chủ yếu là các trang thiết
bị, máy móc không đủ điều kiện là tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.1.3. Doanh thu
Năm 2010 công ty đã chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phẩn, vốn chủ sở hữu được bổ sung
khá lớn trong năm nhưng doanh thu hoạt động năm 2010 vẫn bị giảm sút đáng kể từ 17,140,470
nghìn năm 2009 xuống còn 14,356,312 nghìn năm 2010 tương đương sự sụt giảm 16% doanh thu
năm 2009. Điều này đã nói lên hiệu quả sử dụng vốn của công ty bị giảm sút đáng kể từ trong năm
2010 so với năm 2009.
Năm 2011, nhờ được bổ sung vốn chủ sở hữu từ cuối năm 2010, công ty đã đáp ứng được yêu
cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nên doanh thu đã tăng 26% so với năm 2010 và 8% so với
năm 2009 đạt 18.529.378 nghìn đồng. Mặc dù tỷ lệ này là chưa cao so với số vốn bổ sung, hiệu quả
sử dụng vốn còn thấp so với năm 2009 nhưng trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam năm 2010 và
2011 thì công tác quản lý của công ty đã có những chuyển biến tích cực. Hiệu quả sử dụng vốn của
công ty đã được cải thiện.
2.2.1.4 Chi phí
Cũng như các doanh nghiệp khác, vấn đề quản lý chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty COFEC ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Quản lý tốt chi phí giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí tăng lợi nhuận. Chi phí của công ty COFEC bao gồm:
+ Chi phí trực tiếp cho công trình
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp:
+ Chi phí phí tài chính
+ Chi phí khác:
2.2.1.5 Lợi nhuận
Lợi nhuận của công ty COFEC bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 tăng đáng kể so với năm 2009. Năm
2009 đạt 210,117 nghìn đồng sang năm 2011 đạt 298,474 nghìn đồng tăng 42% so với năm trước.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 đạt 296,908 nghìn
đồng giảm 1% so với năm 2010 . Qua các chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 cho ta thấy hiệu quả sử dụng
vốn xem xét qua chỉ tiêu lợi nhuận được cải thiện đáng kể nhưng không xuất phát trực tiếp từ việc
quản lý sử dụng vốn mà từ những yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp làm tăng thu nhập khác
làm tăng lợi nhuận công ty.
2.2.2. Phân tích nhóm các hệ số hiệu quả sử dụng vốn
2.2.2.1. Tỷ số hoạt động hàng tồn kho
Trong năm 2009 hàng tồn kho quay 2.29 vòng để tạo ra 17,140,470 nghìn đồng doanh thu và
tỷ lệ này bị giảm xuống 1.50 vòng năm 2010 và 1.54 vòng năm 2011 cho ta thấy hiệu quả sử dụng
vốn trong việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn ở khoản mục hàng tồn kho của công ty COFEC bị giảm
sút. Số ngày hàng tồn kho tăng dần từ 159 ngày trong năm 2009 lên 243 ngày năm 2010 và 237 ngày
năm 2011. Doanh nghiệp đang bị tổn thất chi phí cho khoản mục xây dựng dở dang trong khi một
phần không nhỏ các hàng hóa xây dựng này đã hoàn thành chỉ chờ nghiệm thu bàn giao sản phẩm,
ghi nhận doanh thu và đôn đốc thu hồi vốn.
2.2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân
Năm 2009 vòng quay các khoản phải thu là 2.74 vòng tương đương với kỳ thu tiền bình quân là
133 ngày. So với thời gian quy định về công nợ ngắn hạn dưới 3 tháng thì kỳ thu tiền bình quân của
năm 2009 có thể coi là đạt hiệu quả sử dụng vốn. Song sang năm 2010 và 2011 vòng quay các khoản
phải giảm mạnh xuống còn 1.52 vòng và 1.55 vòng tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 240
ngày năm 2010 và 236 ngày năm 2011. Cả 2 năm 2010 và 2011 kỳ thu tiền bình quân đều khoảng 7
tháng vượt khung nợ dài trung hạ từ 3 tháng đến 6 tháng.
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty COFEC
Vốn hình thành nên tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả
sử dụng vốn được đánh giá qua việc xem xét kết quả đạt được của việc sử dụng tài sản của công ty
a. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:
Công ty COFEC chỉ đầu tư vào tài sản cố định hữu hình với tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu tài
sản. Sức sản xuất của tài sản cố định của công ty là tăng dần trong giai đoạn 2009 đến 2011. Một
đồng tài sản cố định, năm 2009 tạo ra 5.96 đồng doanh thu, năm 2010 tạo ra 6.03 đồng doanh thu và

năm 2011 tạo ra 6.74 đồng doanh thu. Mặc dù doanh thu năm 2010 giảm song giá trị còn lại của tài
sản cố định giảm nên sức sản xuất của tài sản cố định vẫn tăng so với năm 2009. Sang năm 2011
bình quân giá trị tài sản cố định tăng song doanh thu trong năm tăng đáng kể nên sức sản xuất của tài
sản cố định vẫn tăng so với năm 2010 và 2009.
b. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:
Tổng tài sản của công ty được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn huy động – nợ phải trả của
công ty. Tổng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu và đem lại lợi
nhuận cho công ty. Một đồng tài sản tạo ra càng nhiều tổng doanh thu càng đem lại hiệu quả sử dụng
vốn cao hơn.
2.2.2.4.Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:
Xét về giá trị, vốn chủ sở hữu của công ty tăng theo thời gian, và tăng đáng kể từ năm 2009
sang năm 2010. So với năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng 77.6% song doanh thu lại giảm 16%. Như vậy
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty năm 2010 thấp hơn đáng kể so với năm 2009. Điều này
càng được khẳng định rõ hơn khi ta xem xét vòng quay vốn chủ sở hữu qua các năm. Vòng quay vốn
chủ sở hữu năm 2009 là 2.94 và giảm xuống là 1.24 trong năm 2010 cũng như năm 2011. Một đồng
vốn chủ sở hữu tạo ra 2.94 đồng doanh thu năm 2009 và chỉ tạo ra 1.24 đồng doanh thu năm 2010,
năm 2011.
Có nhiều nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong sử dụng vốn chủ sở hữu song có thể từ phía
trong nội bộ công ty đã chưa sử dụng hợp lý số vốn chủ sở hữu mới được bổ sung năm 2010 và
2011, bên cạnh từ bên ngoài doanh nghiệp môi trường kinh doanh không thuận lợi, khan hiếm vốn
hơn, nền kinh tế quốc dân suy thoái nên với lượng vốn được bổ sung đó cũng chưa đáp ứng được nhu
cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh
2.2.2.5. Nhóm các hệ số khả năng sinh lời của Công ty COFEC
a. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu:
Trong năm 2009, hệ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty đạt được 1.01%, cứ 100 đồng
doanh thu đem lại cho doanh nghiệp 1.01 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty bị kém
đi trong năm 2010 so với năm 2009. Năm 2009 tỷ số ROS công ty đạt được là 1.01% và giảm xuống
còn 0.77% trong năm 2010. Năm 2011 hệ số ROS được cải thiện đáng kể so với cả năm 2009 và
2010, kết quả đạt được là 1.64%.
b. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản lưu động:

Khả năng sinh lời của tài sản lưu động tại công ty trong giai đoạn này có nhiều biến động. Một
trăm đồng tài sản lưu động năm 2009 tạo ra 1.14 đồng lợi nhuận, năm 2010 giảm mạnh chỉ còn 0.54
đồng lợi nhuận và chỉ tiêu này tăng trở lại nhưng vẫn chưa dạt được hiệu quả như mốc năm 2009 mà
chỉ được 1.10 đồng lợi nhuận trong năm 2011.
c. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản cố định:
Tài sản cố định của công ty COFEC trong 3 năm giai đoạn 2009 đến 2011 có khả năng sinh lời cao.
Công ty đạt được hiệu quả cao trong sử dụng vốn trong việc tài trợ cho tài sản cố định song có biến động
không đều. Năm 2010 có sự giảm về hiệu quả sử dụng vốn trong tài trợ cho tài sản cố định so với năm
2009 nhưng bước sang năm 2011 hiệu quả này được nâng lên đáng kể. Cứ 100 đồng tài sản cố định năm
2009 tạo ra 6.01 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 tạo ra 4.64 đồng lợi nhuận sau thuế và sang năm
2011 ở mức 11.15 đồng lợi nhuận sau thuế đạt hiệu quả vượt trội so với 2 năm trước.
d.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Hệ số ROA trong giai đoạn 2009 đến 2011 cho ta biết được khả năng sinh lời của tài sản hay
hiệu quả sử dụng tài sản của công ty rất thấp và có biến động bất thường. Năm 2009 một trăm đồng
tài sản chỉ tạo ra 0.96 đồng doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 chỉ còn 0.44 đồng
giảm trên 50%. Năm 2011 kết quả này được tăng trở lại nhưng cũng chì gần đạt kết quả như năm
2009 với mức một trăm đồng doanh thu tạo ra 0.93 đồng lợi nhuận.
e. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Năm 2009 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào công ty tạo ra 2.96 đồng lợi nhuận. Kết quả
kinh doanh này giảm đáng kể trong năm 2010 chỉ còn 0.96 đồng và tăng trở lại trong năm 2011 là
2.06 đồng nhưng cũng chưa đạt được kết quả kinh doanh như năm 2009.
Từ bảng tỷ suất sinh lời trên ta thấy được trong giai đoạn 2009 đến 2011, hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu đạt được lớn nhất trong năm 2009 là nhờ công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ trọng
lớn 309.68%, sức sản xuất của tài sản cũng cao nhất trong 3 năm 94.81% và lợi nhuận sau thuế thu
được từ doanh thu thuần ở mức trung bình trong 3 năm.
Năm 2010 có hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thấp nhất do cả 3 yếu tố: sử dụng đòn bảy tài
chính giảm, sức sản xuất của tổng tài sản cũng xuống mức thấp và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
đạt được thấp nhất trong 3 năm. Sức sản xuất của tổng tài sản trong năm 2010 thấp có thể là kết quả
của năng lực quản lý tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp là do quản lý chi phí không tốt.
Năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được cải thiện, mặc dù chưa đạt được như năm

2009 song đã có hiệu quả cao hơn so với 2010 là nhờ tỷ suất lợi sau thuế trên doanh thu được cải
thiện đáng kể mặc dù hệ số đòn bẩy tài chính và sức sản xuất của tài sản của công ty trong năm
không biến động nhiều so với năm 2010. Điều này cũng nói lên trong năm 2011 công ty đã cải thiện
được tốt hơn trong công tác quản lý chi phí.
2.2.2.6. Tỷ số khả năng thanh toán
Việc sử dụng vốn của công ty có hiệu quả hay không cũng được nhìn nhận qua phân tích hệ số
khả năng thanh toán. Mặc dù vấn đề quản lý của công ty còn nhiều bất cập, lợi nhuận của công ty
không cao song khả năng thanh toán tốt là một chỉ tiêu tích cực thúc đẩy hoạt động của công ty hiệu
quả hơn.
2.2.2.7 So sánh với chỉ tiêu của ngành xây dựng
Trong cả 2 năm 2009 và 2011 lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và tính trên vốn chủ sở hữu
ROE của công ty COFEC thấp hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành. Lợi nhuận đạt được của
công ty trên tổng tài sản chỉ gần 1% trong khi mức chung của các công ty là trên 2% và lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu của công ty ở mức trung bình 2% trong khi chỉ tiêu này của ngành là trên 9%
năm 2009 và trên 5% năm 2011.
2.2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty COFEC
2.2.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp:
- mục tiêu của công ty COFEC
- Quy mô vốn
- Lĩnh vực kinh doanh
- Cơ sở vật chất
- Khả năng huy động vốn
2.2.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Biến động giá thị trường
- Lạm phát
- Biến động lãi suất
- Môi trường pháp lý ngành
- Môi trường tự nhiên
- Hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của công ty COFEC.

2.2.4.1 Thành tựu đạt đƣợc
- Công ty đã khắc phục được thua lỗ và không hiệu quả
- Tích lũy được kinh nghiệm và có cơ sở vật chất trong lĩnh vực tư vấn xây dựng.
- Năng lực sản xuất và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định cao và có chiều hướng
tăng theo thời gian.
- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong giai đoạn 2009 đến 2011 chưa cao song có chiều
hướng tăng trong năm 2011.
- Khả năng thanh toán tốt.
- Đã mở rộng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
- Chấp hành đúng các quy định trong quản lý thuế nên khi tham gia đấu thầu báo cáo tài chính của
công ty có độ tin cậy cao mặc dù năng lực tài chính của công ty còn cần phải được nâng cao hơn nữa.
2.2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân:
- Cơ cấu vốn chưa hợp lý: Cơ cấu vốn của công ty như hiện nay còn tập trung vào vốn lưu
động, tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ quá thấp.
- Năng lực quản trị chưa tốt: Công ty đã chú trọng vào đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuận
nhưng lại chưa phát huy hết vai trò của bộ phận tài chính kế toán và kinh doanh
- Khả năng huy động vốn thấp: Do trước đây công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây
dựng nên nhu cầu về vốn thấp, không sử dụng vốn vay từ ngân hàng nên cơ hội tiếp cận với nguồn
vốn vay từ ngân hàng để đáp ứng yêu cầu về vốn hiện nay là rất thấp.
- Thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty còn thấp. Với lĩnh vực tư vấn xây dựng thì
đến nay có quá nhiều doanh nghiệp ra nhập ngành, lĩnh vực thi công xây dựng thì cần vốn lớn và còn
là thách thức đối với công ty

CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY COFEC

3.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt của công ty đến 2020.
Phương hướng chung của Công ty COFEC là hướng tới một doanh nghiệp xây dựng đa lĩnh
vực, có tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực kinh nghiệm và một thương hiệu COFEC mạnh có thị
trường rộng. Để đạt được mục tiêu đặt ra, công ty xây dựng phương hướng phát triển công ty trong

ngắn hạn và dài hạn.
- Mục tiêu:
+ Hướng tới xây dựng thương hiệu mạnh mang tên Công ty COFEC
+ Mở rộng thị phần trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, thi công chuyên ngành dân dụng và
chuyên nghiệp.
+ Tăng ROE và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
+ Tăng thu nhập cho người lao động và đảm bảo đúng chế độ tiền lương theo quy định của
Nhà nước
- Phương hướng hoạt động
+ Giữ vững và ngày càng nâng cao tốc độ tăng doanh thu, trú trọng nâng cao chất lượng sản
phẩm hướng tới xây dựng thương hiệu mạnh trong ngành xây dựng.
+ Tìm kiếm và tham gia sản xuất những sản phẩm xây dựng công nghệ cao.
+ Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của công ty hướng tới tăng tỷ trọng tài sản cố định trong
tổng tài sản dài hạn cũng như tổng tài sản của công ty
+ Nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật và quản lý tài chính.
+ Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh
doanh của từng thời kỳ đảm bảo chi phí vốn thấp nhất.
+ Tiếp cận và nâng cao khả năng huy động vốn từ các tổ chức tài chính hướng tới huy động
vốn trên thị trường chứng khoán đáp ứng yêu cầu về vốn ngày càng cao để phục vụ sản xuất trong
giai đoạn mới.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.2.1 Giải pháp trong quản lý tài chính
Để doanh nghiệp có hiệu quả trong sử dụng vốn, việc công ty xây dựng quy chế quản lý tài
chính phù hợp và thực hiện tốt công tác quản lý tài chính là cần thiết và quan trọng.
a. Giải pháp quản lý chi phí chặt chẽ và linh hoạt:
b. Dự báo và lập kế hoạch tài chính để sử dụng vốn và đầu tư hiệu quả
c. Hoàn thiện bộ máy quản trị tài chính phù hợp
3.2.2. Giải pháp sử dụng vốn lƣu động
a. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
b. Quản lý các khoản phải thu:

c. Quản lý hàng tồn kho:
3.2.3 Giải pháp sử dụng vốn cố định
- Xây dựng kế hoạch vốn cần đầu tư vào từng lĩnh vực cụ thể để xác định nhu cầu vốn để đầu
tư mua sắm TSCĐ:
- Phân công trách nhiệm quản lý tài sản đến từng bộ phận sử dụng và giao phòng kế toán quản
lý mở sổ theo dõi chung và lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp.
- Thực hiện đánh giá lại tài sản vào cuối mỗi kỳ hoặc niên độ kế toán giúp công ty thu hồi vốn
hoặc có biện pháp xử lý kịp thời tránh thất thoát vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Khấu hao TSCĐ: Công ty cần nghiên cứu áp dụng các phương pháp khấu hao hơp lý cho từng
loại tài sản nhằm phản ánh tốt nhất giá trị hiện tại của tài sản.

3.2.4. Giải pháp về huy động vốn và lựu chọn đầu tƣ:
a. Giải pháp trong huy động vốn
b. Giải pháp lựa chọn đầu tư
3.3 Kiến nghị:
3.3.1. Kiến nghị với Viện khoa học kỹ thuật xây dựng – Bộ xây dựng
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ xây dựng trong lĩnh vực hoạt động của công ty ;
- Hỗ trợ tổ chức đạo tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ kỹ thuật, thí nghiệm viên của công ty;
- Phối hợp thực hiện và thường xuyên kiểm tra sản phẩm xây dựng của công ty
- Hỗ trợ công ty xây dựng định mức chung cho sản phẩm theo nhóm ngành phù hợp.
3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Thống kê
Đề nghị Tổng cục thống kê cung cấp rộng rãi chỉ số ngành nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ
sở chắc chắn để so sánh và biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình đang ở mức nào so
với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Hiện nay, đang tồn tại một số không nhỏ các doanh nghiệp lập báo cáo tài chính năm một
cách hết sức sơ sài, nặng tính hình thức thông qua việc tính toán một vài chỉ số tài chính cơ bản thể
hiện ngay trên BCTC chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước. Hoặc phân tích tài chính được
thực hiện bởi các công ty chứng khoán. Tổng cục thống kê nên có sự kết hợp với Tổng cục thuế có
biện pháp khắc phục tồn tại này.
3.3.3 Kiến nghị với Nhà nƣớc

- Ban hành hệ thống đơn giá và có thông báo điều chỉnh đơn giá phù hợp với sự biến động giá
trên thị trường.
- Tạo hành lang pháp lý trong luật đấu thầu xây dựng để tránh những sai lầm như bỏ thầu thấp
gây thua lỗ dự án triển khai dở dang không đủ vốn .
- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.
- Lập quy hoạch xây dựng tổng thể vùng miền, quy hoạch chi tiết từng địa phương một cách hệ
thống và ổn định. Công khai quy hoạch xây dựng tránh tình dự án triển khai xây dựng xong bị vi
phạm quy hoạch phải dỡ bỏ gây thiệt hại kinh tế cho cá nhân, doanh nghiệp cũng như đất nước.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Liên
doanh về kỹ thuật nền móng và công trình COFEC đã đem lại kết quả như sau:
Luận văn đã xem xét thực trạng sử dụng vốn tại công ty COFEC và chỉ ra những thành công
chủ yếu của công ty COFEC là trong giai đoạn 2009 đến 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty COFEC đã có nhiều chuyển biến tích cực, công ty đã khắc phục được tình trạng suy giảm và
không hiệu quả trong sản xuất kinh doanh giai đoạn trước.
Về những tồn tại của công ty COFEC, luận văn cũng đã chỉ ra rằng cơ cấu vốn của công ty
chưa hợp lý do còn tập trung vào vốn lưu động, tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ quá thấp, quản lý chi phí
sản xuất chưa hiệu quả, khả năng huy động vốn thấp dẫn đến khả năng mở rộng thị trường cũng như
khả năng cạnh tranh của công ty còn thấp vì vậy thách thức trong giai đoạn tới là rất lớn
Trên cơ sở những đánh giá thành công, hạn chế, luận văn đã đề xuất một nhóm các giải pháp
giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển công ty
trong thời gian tới.

References.
Tài liệu tiếng Việt
1. Công ty Cổ phần liên doanh tư vấn và xây dựng COFEC Báo cáo tài chính của từ năm 2009
đến 2011.
2. GS.TS Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài Chính.

3. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2001), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống kê
4. Phan Đức Dũng (2011), Phân tích và dự báo kinh doanh, Nxb Lao động và xã hội.
5. Lưu Thị Hương (2003), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
6. Higgins (2002), Phân tích quản trị tài chính ( Nguyễn Tấn Bình dịch), NXB ĐHQG TP. Hồ
Chí Minh
7. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống kê.
8. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
9. Vũ Công Ty, Bùi Văn Vần (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính.
10. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NxbThống kê.
Tài liệu tiếng Anh
11.Brigham, Houston(2001) Fundamentals of Financial Management, Harcourt College
Publisher, 9th edition
12.Ross, Westerfield, Jaffe (1999) Corporate Finance, McGraw-Hill Irwin.
Webside:
13.
14.www.vinacorp.vn/

×