Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hiệu quả xoá đói giảm nghèo từ các dự án phát triển nông thôn tại hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.96 KB, 18 trang )

Hiệu quả xoá đói giảm nghèo từ các dự án phát
triển nông thôn tại Hà Tĩnh

Phan Thành Biển

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đàm Văn Huệ
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo
trong nền kinh tế thị trường. Giới thiệu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà
Tĩnh. Trình bày thực trạng hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ các dự án phát triển nông thôn
tại tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua như: dự án phát triển nông thôn Hà Tĩnh
(HRDP), dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP), dự án Ngành cơ sở
hạ tầng nông thôn Hà Tĩnh, dự án Xóa đói giảm nghèo đa mục tiêu của huyện Vũ Quang
và vùng phụ cận tỉnh Hà Tĩnh (MPRP). Đánh giá hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ các dự
án đó. Đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu như: nhóm giải pháp về xác định đúng đối
tượng tác động và nhóm giải pháp về tìm kiếm đối tác, huy động nguồn lực nhằm nâng
cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo trong các các dự án phát triển nông thôn tại tỉnh Hà
Tĩnh.

Keywords: Giảm nghèo; Phát triển nông thôn; Quản lý dự án; Xóa đói; Hà Tĩnh


Content
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một vấn đề của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hiệp
Quốc (6/2000), các thành viên tham gia đã cam kết giảm một nửa số người đói nghèo vào năm


2015.
Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo.
Vấn đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo được đề cập đến một cách chính thức từ những năm
đầu của thập kỷ 1990. Năm 2002, Chính phủ phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng toàn diện và
giảm nghèo nhằm mục đích tăng thu nhập của hộ nghèo. Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần
thứ X chỉ rõ quan điểm phát huy các nguồn lực nhằm giảm nghèo một cách bền vững. Từ những
nỗ lực chung của toàn Đảng toàn dân, trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2002 có một nửa số
người nghèo đã vượt lên trên ngưỡng nghèo theo chuẩn quốc tế [2]. Điều đó được nhiều nghiên
cứu khác nhau đánh giá là thành tựu kỳ diệu của Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển
kinh tế [1].
Để đạt được điều đó, ngoài sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân Việt Nam còn
có sự đóng góp rất quan trọng của các dự án giảm nghèo và phát triển cấp vùng được tài trợ bởi
các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNDP, CIDA, DANIDA, IFAD, Nhiều trong số các dự án
đó đã mang lại những thành công có thể đóng góp cho việc định hướng chiến lược tăng trưởng
và giảm nghèo ở cấp quốc gia.
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo của vùng Bắc Trung Bộ, đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của
Đảng và Chính phủ cùng với sự trợ giúp của rất nhiều tổ chức Quốc tế trong việc xoá đói giảm
nghèo. Cùng với sự trợ giúp đó là nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh quyết tâm xoá đói
giảm nghèo để đưa Hà Tĩnh vươn lên giàu mạnh trên con đường CNH, HĐH như Nghị Quyết đại
hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã nêu ra. Những Dự án về xoá đói giảm nghèo tại Hà Tĩnh thời
gian qua đã đóng góp tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo. Nghiên cứu và phân tích một
cách đầy đủ hiệu quả giảm nghèo các Dự án PTNT tại Hà Tĩnh sẽ là cơ sở dẫn liệu quý báu cho
việc hoạch định chiến lược giảm nghèo ở cấp độ địa phương cũng như ở cấp độ quốc gia. Chính
vì lẽ đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả xoá đói giảm nghèo từ các dự án phát
triển nông thôn tại Hà Tĩnh” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Khái niệm về nghèo đói, các giải pháp nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo đã nhận được sự
quan tâm của nhiều nghiên cứu khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong
vài thập kỷ qua những thành tựu về giảm nghèo ở Việt Nam thực sự thu hút sự nghiên cứu và tìm

hiểu của các học giả cũng như các tổ chức quốc tế. Liên quan đến vấn đề xoá đói, giảm nghèo có
một số đề tài nghiên cứu. Tuy vậy, các đề tài này tập trung nghiên cứu các cấp độ khác nhau
(quốc gia, vùng và địa phương ), chưa có đề tài nào đi sâu vào việc nghiên cứu phân tích hiệu
quả giảm nghèo của các Dự án PTNT tại Hà Tĩnh giai đoạn 1999- 2007 để từ đó đưa các bài học
kinh nghiệm và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo cho các dự án PTNT
tại Hà Tĩnh và những địa phương có điều kiện tương tự. Điều này trở nên cấp bách khi gắn với
xu hướng phân cấp quản lý các dự án phát triển cho các địa phương đang là xu hướng chủ đạo
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo các dự án
PTNT tại tỉnh Hà Tĩnh.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đi vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả xoá đói giảm nghèo của các dự án PTNT tại Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo trong các dự án
PTNT tại Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các dự án PTNT tại Hà Tĩnh được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
của các tổ chức song phương và đa phương. Trong luận văn này, tác giả dùng khái niệm “Dự án”
để làm tên gọi chung cho các chương trình, dự án cụ thể về PTNT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
+ Hiệu quả xoá đói giảm nghèo của các dự án PTNT tại Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu: Những điểm lựa chọn thực hiện các dự án PTNT thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời kỳ nghiên cứu: Giai đoạn 1999- 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử; Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tài liệu/số
liệu có sẵn; các tài liệu chưa được công bố
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu thống kê, so sánh, tham vấn

- Phương pháp định tính, định lượng, chọn mẫu
- Phương pháp đánh giá nhanh Nông thôn (RRA), đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
(PRA)
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Lý luận: Đưa ra các cách “tiếp cận” mới trong nghiên cứu có sự tham gia của người dân trong
việc đánh giá hiệu quả xoá đói giảm nghèo của các dự án PTNT tại Hà Tĩnh.
- Thực tiễn: Phát hiện và xây dựng các giải pháp, mô hình và phương pháp tiếp cận mới để nâng
cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo trong các dự án PTNT tại Hà Tĩnh.
7. Kết cấu của đề tài
Tên đề tài. Hiệu quả xoá đói giảm nghèo từ các dự án phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh.
Chương 1. Các phương pháp tiếp cận và hiệu quả xoá đói giảm nghèo.
Chương 2. Hiệu quả xoá đói giảm nghèo từ các dự án PTNT tại Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo trong các Dự án PTNT tại Hà Tĩnh.

CHƢƠNG 1. CÁC PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ HIỆU QUẢ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO.
1.1. Nghèo đói và tiêu chí đánh giá nghèo đói
1.1.1. Nghèo đói
Nghèo đói là một vấn đề của mọi quốc gia trên thế giới cần phải giải quyết, không chỉ ở các
nước chậm phát triển và đang phát triển mà chính ngay cả ở những nước phát triển; nghèo đói
không chỉ là lực cản đối với quá trình phát triển mà còn là nguyên nhân gây nên sự tàn phá ghê
gớm về đạo đức, tinh thần và sự an toàn của xã hội, làm suy sụp về kinh tế, suy sụp chính trị và
an ninh quốc gia. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo được coi là một yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc cả về
đạo đức, xã hội, văn hoá, kinh tế và chính trị.
1.1.1.1. Các khái niệm về nghèo đói
1.1.1.2. Nguyên nhân nghèo đói
- Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn.
- Trình độ học vấn thấp, thiếu việc làm và không ổn định.
- Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyền lợi và lợi
ích hợp pháp.

- Tỷ lệ sinh của hộ nghèo còn cao.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác.
- Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em.
- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố thúc đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm
trọng.
1.1.1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng và nghèo đói
1.1.1.4. Tầm quan trọng của vấn đề xoá đói giảm nghèo đối với tăng trưởng và phát triển kinh
tế bền vững
Nghèo đói đi liền với lạc hậu, chậm phát triển, là trở ngại lớn đối với phát triển. Nói một cách
khác, xoá đói giảm nghèo là tiền đề của tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, chúng có mối
liên hệ tác động qua lại mang tính nhân quả giữa đói nghèo với lạc hậu, chậm phát triển, giữa
xoá đói giảm nghèo với phát triển. Nghèo đói càng gay gắt thì phát triển càng bị kìm hãm. Trình
độ phát triển càng chậm chạp thì càng thiếu điều kiện và khả năng để khắc phục nghèo đói. Xoá
đói giảm nghèo là cơ sở để duy trì cho sự ổn định về chính trị xã hội.
1.1.2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo
1.1.2.1. Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu
1.1.2.2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình quân đầu
người của các hộ gia đình
1.1.2.3. Phương pháp điều chỉnh chuẩn nghèo
- Điều chỉnh chuẩn nghèo theo giá cả thực tế
- Điều chỉnh chuẩn nghèo theo lạm phát
1.1.3. Chuẩn nghèo của Việt Nam
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn này
như sau:
Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng
(2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo;
Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng
(3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Trước năm 2006, chuẩn nghèo khu vực nông thôn đồng bằng cao hơn chuẩn nghèo khu vực nông

thôn miền núi 1,25 lần (100.000 đồng/80.000 đồng). Khi áp dụng chuẩn nghèo chung cho vùng
nông thôn đồng bằng và nông thôn miền núi sẽ thuận lợi hơn cho người dân khu vực nông thôn
miền núi, thể hiện quan điểm bình đẳng hơn, toàn diện hơn và bền vững hơn xét trên góc độ xác
định chuẩn nghèo.
1.1.4. Khái quát tình hình nghèo đói tại Việt Nam
1.2. Các phƣơng pháp tiếp cận giảm nghèo
1.2.1. Phương pháp tiếp cận theo kiểu cứu trợ
1.2.2. Phương pháp tiếp cận thông qua hệ thống an sinh xã hội
1.2.3. Phương pháp tiếp cận thông qua hỗ trợ vốn và tư liệu sản xuất
1.2.4. Phương pháp tiếp cận thông qua nâng cao năng lực giải quyết việc làm
1.2.5. Phương pháp tiếp cận tổng hợp
1.3. Hiệu quả xóa đói giảm nghèo
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả xóa đói giảm nghèo
Hiệu quả của các dự án xoá đói giảm nghèo thường được đánh giá, bàn luận sau khi kết thúc dự
án. Tuy vậy, để có khái niệm chính thức về hiệu quả xóa đói giảm nghèo thì hiện tại chưa có tác
giả, nhà nghiên cứu nào đưa ra định nghĩa về hiệu quả xóa đói giảm nghèo. Qua nghiên cứu các
tài liệu, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm về hiệu quả xóa đói giảm nghèo như sau:
Hiệu quả xóa đói giảm nghèo được hiểu là điều kiện, mức sống, tình trạng dễ bị tổn thương cũng
mức độ tham gia vào đời sống chính trị của những người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo được cải
thiện sau khi thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, thể hiện thông qua việc việc đạt được và
vượt các chỉ tiêu, mục tiêu của dư án đưa ra khi thiết kế dự án.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xoá đói giảm nghèo của một dự án
1.3.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập và chi tiêu ở cấp hộ
1.3.2.2. Sự cải thiện về kết cấu cơ sở hạ tầng
1.3.2.3. Sự cải thiện về điều kiện tiếp cận các dịch vụ
1.3.2.4. Sự cải thiện về năng lực và kỹ năng lao động
1.3.2.5. Tỉ lệ hộ nghèo giảm.
1.3.2.6. Mức độ tham gia của người nghèo vào đời sống chính trị tại cộng đồng
1.3.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xoá đói giảm nghèo của một dự án
- Tổng số kinh phí của một dự án.

- Xác định đúng đối tượng dự án.
- Sự phù hợp với địa phương, vùng.
- Trình độ của cán bộ dự án.
- Thị trường.

CHƢƠNG 2. HIỆU QUẢ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TẠI HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Đặc điểm tự nhiên- kinh tế và xã hội tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 6.018,97 km
2
, phía Bắc giáp tỉnh
Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của
Lào và phía Đông giáp Biển Đông. Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, (1 thành phố, 1
thị xã, 10 huyện) trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Hà Tĩnh. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng
không chỉ với cả nước, mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan.
Với bờ biển dài 137 km, trên 20 con sông lớn, nhỏ đổ ra biển và 4 cửa sông lớn Hà Tĩnh có tiềm
năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển, thích hợp để xây dựng các bến cá, cảng
cá, phát triển du lịch biển Ngoài ra, Hà Tĩnh có tiềm năng di sản văn hoá phong phú, đa dạng,
có giá trị và mang bản sắc riêng, độc đáo, như khu bảo tồn thiên nhiên hồ Kẻ Gỗ và vườn quốc
gia Vũ Quang, các bãi tắm: Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải Kỳ Ninh, Khu du lịch Nước
Sốt, Núi Hồng Lĩnh, chùa Hương Tích , có thể kết hợp với nhau thành các tuyến du lịch.
Dân số Hà Tĩnh năm 2007 là 1,280 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm khoảng
88%, (cả nước là 72,9%). Mật độ dân số trung bình năm 2006 là 217 người/km
2
, cao hơn trung
bình toàn vùng Bắc Trung Bộ (207 người/km
2
), nhưng thấp hơn trung bình cả nước (254

người/km
2
). Dân cư phân bố không đồng đều [8]: tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía đông
bắc tỉnh, còn dọc đường Hồ Chí Minh mật độ dân cư thấp. Thành phố Hà Tĩnh có mật độ dân số
1.395 người/km
2
, trong khi huyện Vũ Quang chỉ có 51 người/km
2
.
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Năm 2004, tỷ lệ lao động
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo chính thống của Hà Tĩnh là 80%,
trong khi chỉ số này của cả nước là 75%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dưới mọi hình thức chỉ
khoảng 20%, thấp hơn so trung bình cả nước (25%).
Cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng lao động nông, lâm,
ngư nghiệp chiếm gần 81,8% trong tổng số, nhưng GDP nông, lâm, ngư nghiệp chỉ có 43,47%.
2.1.1.3. Những đặc điểm nổi bật về phát triển kinh tế- xã hội những năm gần đây
Kinh tế phát triển đúng định hướng với mức tăng trưởng khá, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất,
kinh doanh năng động, hiệu quả; văn hoá - xã hội có bước chuyển biến mới, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị ổn
định. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh
tế năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 3 năm 2005-
2007 đạt 9,65%, cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch
vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 5,3
triệu đồng/người. Các ngành kinh tế có sự tăng trưởng hợp lý, trong đó nông nghiệp tăng 3,3%,
công nghiệp tăng 23,8%, dịch vụ tăng 14,94%. Thu ngân sách nội địa tăng từ 461 tỷ đồng năm
2005 lên 607 tỷ đồng năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 45 triệu USD, tăng 10% so
với năm 2005.
Thời gian gần đây, tỉnh đang tập trung chú trọng thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hướng phát
triển công nghiệp làm chủ lực, tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu, tạo sức hút cho đầu tư
trong những năm tới, triển khai tích cực các dự án trọng điểm: Dự án Khai thác mỏ Sắt Thạch

Khê, Nhà máy liên hợp luyện thép tại Khu kinh tế Vũng Áng, Dự án thuỷ lợi, thuỷ điện Ngàn
Trươi - Cẩm Trang, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
Các xã thuộc vùng núi cao được Nhà nước quan tâm, có chính sách đầu tư phát triển hệ
thống hạ tầng cơ sở: giao thông, thuỷ lợi và các công trình phúc lợi xã hội, góp phần xoá đói
giảm nghèo, giảm dần khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi.
Các lĩnh vực văn hoá-xã hội được duy trì và phát triển, đạt nhiều kết quả tốt, đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng - an ninh bảo đảm, chính trị ổn định.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2005-2007
Các chỉ tiêu kinh tế
Đơn vị
tính
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Tăng trưởng kinh tế
%
8,9
9,56
10,5
Thu nhập bình quân đầu người
triệu đồng
4,5
5,0
5,3
Kim ngạch xuất khẩu
triệu USD
40,86

38,00
45,00
Thu ngân sách trên địa bàn
tỷ đồng
461
528
607
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
tỷ đồng
2.208
2.821
3.360
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá
tỷ đồng
3.347
3.913
4.850
Chi ngân sách địa phương
tỷ đồng
1.995
1.838
2.873
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2007.
2.1.2. Tình hình nghèo đói của tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh vẫn đang nằm trong nhóm tỉnh nghèo của Việt Nam. Hà Tĩnh có 262 xã, phường, thị
trấn trong đó có 119 xã miền núi, có 5 trên 12 huyện, thị xã miền núi. Toàn tỉnh có 102 xã khó
khăn, trong đó có 25 xã đặc biệt khó khăn. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiên tai
thường hay xẩy ra, lại chịu ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề; điều kiện kinh tế-
xã hội còn khó khăn, cơ sở hạ tầng lạc hậu, địa hình bị chia cắt, đất đai bạc màu, trình độ thâm
canh thấp và điều kiện canh tác thiếu thốn Vì vậy, cho dù công tác xóa đói giảm nghèo thời

gian qua đã đạt được thành tựu đáng kể, nhiều biện pháp xóa đói giảm nghèo đã được triển khai
và đạt kết quả tốt, trong 5 năm gần đây đã tạo việc làm cho hơn 142 nghìn người. Tỷ lệ hộ đói
nghèo giảm xuống rõ rệt, từ 28,8% năm 2000 xuống còn 10,5% năm 2005 (cả nước là 7%, theo
chuẩn cũ). Theo chuẩn nghèo mới (giai đoạn 2006-2010) thì tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 38,62%,
năm 2006 là 33,41%, năm 2007 là 31,86%. Đời sống của người nghèo đã được nâng lên một
bước. Nhưng nhìn chung Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh nghèo so với bình quân cả nước. Theo chuẩn
nghèo được Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, thì tỷ lệ hộ đói
nghèo của Hà Tĩnh còn cao, dân cư đa số là người nghèo nông thôn, có 23% số xã có tỷ lệ nghèo
đói trên 50% và gần 40% số hộ nghèo.
2.2. Thực trạng hiệu quả xoá đói giảm nghèo của các dự án PTNT tại Hà Tĩnh thời gian
qua
2.2.1. Dự án PTNT Hà Tĩnh (HRDP)
Đây là dự án ODA do Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD) tài trợ, đối tượng của dự
án là các hộ nghèo và phụ nữ tại 10 huyện của tỉnh.
Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện thu nhập và mức sống của những hộ nghèo nông thôn và tăng
cường khả năng tham gia của họ vào quá trình phát triển, với tổng kinh phí đầu tư là 19.130.807
USD. Dự án PTNT Hà Tĩnh được thực hiện từ tháng 9/1999, kết thúc vào tháng 9/2005. Dự án
có 4 hợp phần chính:
2.2.1.1. Hợp phần phát triển tham dự
2.2.1.2. Hợp phần đa dạng hóa thu nhập.
2.2.1.3. Hợp phần cầu và đường nông thôn
2.2.1.4. Hợp phần quản lý dự án
2.2.2. Dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP)
Đây là dự án ODA do WB tài trợ vốn cho 13 tỉnh miền trung nhằm thực hiện chương trình xoá
đói giảm nghèo giai đoạn 2000- 2010. Hà Tĩnh là một trong 13 tỉnh được dự án đầu tư với tổng
kinh phí 17.211.000 USD, trong đó vốn đối ứng 2.090.000 USD. Dự án triển khai trên địa bàn 84
xã nghèo thuộc 10 huyện.
Mục tiêu của dự án: Nâng cao năng lực cho các xã nghèo đối với việc lập kế hoạch và quản lý
các hoạt động phát triển có sự tham gia của cộng đồng; Xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở
cần thiết cho các xã nghèo. Tạo thu nhập cho người nghèo bằng cách tạo việc làm cho họ thông

qua việc tham gia vào các công trình xây dựng tại địa phương.
Dự án Cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP) được thực hiện theo 3 mục tiêu
chính:
2.2.2.1. Nâng cao năng lực cho người dân vùng dự án
2.2.2.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã nghèo
2.2.2.3. Tạo việc làm, tăng thu nhập bằng tiền cho người dân
2.2.3. Dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn Hà Tĩnh
Đây là dự án do Chính phủ ký hiệp định vay vốn của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và cơ
quan phát triển Pháp (AFD) với mức vốn đầu tư cho Hà Tĩnh là 6,1 triệu USD tương đương 85 tỷ
đồng. Mục tiêu đầu tư của dự án là tạo ra các điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sự tăng trưởng
kinh tế và giảm đói nghèo khu vực nông thôn thông qua việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các công
trình thuỷ lợi và giao thông nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận giữa khu vực nông thôn với các
khu dịch vụ và ngược lại, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, tăng sản lượng nông nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp phù hợp với
chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thị trường, giảm tỷ lệ bệnh tật, cải thiện điều kiện môi trường,
góp phần giải quyết việc làm trong khu vực dự án.
Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn Hà Tĩnh được triển khai thực hiện từ năm 1998 đến năm
2004 với số vốn đầu tư là 90.485 tỷ đồng, đầu tư chủ yếu 2 lĩnh vực là thủy lợi và giao thông, cụ
thể:
- Đầu tư khôi phục, cải tạo nâng cấp 06 công trình thủy lợi đảm bảo tưới cho 2.430 ha với tổng
kinh phí 48,717 tỷ đồng.
- Đầu tư khôi phục, nâng cấp 07 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 80,44km, kinh phí
41,724 tỷ đồng.
2.2.4. Dự án Xóa đói giảm nghèo đa mục tiêu huyện Vũ Quang và vùng phụ cận tỉnh
Hà Tĩnh (MPRP)
Dự án do Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) tài trợ với tổng vốn đầu tư 11,604 triệu USD,
trong đó Quỹ OFID 9 triệu USD, đối ứng của Chính phủ Việt Nam 2,604 triệu USD. Thời gian
thực hiện dự án từ 2004-2007. Dự án được triển khai trên địa bàn 12 xã thuộc huyện Vũ Quang
và 24 xã của 3 huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ và một số xã có các công trình cấp
thiết trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động của dự án được triển khai thông qua việc thực hiện các cấu

phần: Phát triển hệ thống giao thông nông thôn; phát triển hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ; phát
triển hệ thống điện nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục, phát triển chợ nông thôn và
quản lý các hoạt động hành chính của dự án.
Dự án được thực hiện theo 5 mục tiêu chính

2.2.4.1. Phát triển giao thông nông thôn
2.2.4.2. Phát triển thuỷ lợi nhỏ
2.2.4.3. Phát triển giáo dục
2.2.4.4. Phát triển điện nông thôn
2.2.4.5. Phát triển chợ nông thôn
2.3. Đánh giá hiệu quả xoá đói giảm nghèo từ các dự án PTNT tại Hà Tĩnh và bài học kinh
nghiệm
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1. Kết cấu cơ sở hạ tầng ở các vùng nghèo, vùng khó khăn được cải thiện.
2.3.1.2. Cải thiện điều kiện tiếp cận các dịch vụ cho người dân, đặc biệt là các gia đình nghèo
2.3.1.3. Năng lực, kỹ năng lao động của người dân vùng hưởng lợi được tăng cường và cải
thiện
2.3.1.4. Các dự án xoá đói giảm nghèo trên địa bàn đã góp phần đáng kể làm tăng thu nhập,
thay đổi cơ cấu chi tiêu và cải thiện đời sống cho các hộ nghèo
2.3.1.5. Tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm xuống rõ rệt
2.3.1.6. Mức độ tham gia của người nghèo vào đời sống chính trị của cộng đồng được nâng
cao một bước
2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, thì
tỷ lệ hộ đói nghèo của Hà Tĩnh còn cao, dân cư đa số là người nghèo nông thôn, có 23% số xã có
tỷ lệ nghèo đói trên 50% và gần 40% số hộ nghèo. Ví dụ, ngay cả những hộ đã thoát nghèo theo
chuẩn cũ theo số liệu năm 2005 là 10,5% nhưng khi áp dụng chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ này lại
tăng lên đến 38,62% [20], điều đó có nghĩa là có một bộ phận rất lớn dân cư của Hà Tĩnh đang
nằm sát ngay trên chuẩn nghèo, và như vậy thì nguy cơ tái nghèo là rất cao.

- Tỷ lệ vốn đối ứng của bên hưởng lợi tham gia từ 5-10%, thậm chí có dự án lên đến 20-30%, đối
với cộng đồng áp dụng cho mọi loại hình công trình hạ tầng chưa thích hợp để đảm bảo tinh thần
làm chủ của cộng đồng đối với các công trình; Quy định này nhiều lúc đã trở thành gánh nặng
cho cộng đồng mục tiêu gồm phần lớn là các hộ nghèo. Còn thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa
các ban quản lý dự án với lãnh đạo chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền vận động
nhân dân vùng hưởng lợi nhận thức đầy đủ và đúng đắn về mục tiêu của dự án.
- Hiệu quả các dự án xóa đói giảm nghèo chưa được đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện vào
quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù, hệ thống mẫu biểu
báo cáo đánh giá bước đầu đã được thiết lập, nhưng chỉ mới thể hiện được một số chỉ tiêu, còn
nhiều chỉ tiêu chưa được đưa ra thành chỉ tiêu bắt buộc trong các báo cáo của dự án xóa đói giảm
nghèo. Các chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo theo quy định trong bảng biểu chỉ mới mang tính
định lượng, một số dự án chưa có báo cáo kết quả một cách tổng quát, còn nặng về báo cáo thủ
tục xây dựng cơ bản các công trình của dự án, mà chưa đánh giá được hiệu quả giảm nghèo.
- Các dự án đều chú trọng đến việc tạo ra quyền bình đẳng về giới cho phụ nữ, bằng cách quy
định tỷ lệ phụ nữ tham gia các quy trình tham dự và các hoạt động của dự án, đặc biệt như hoạt
động tín dụng tiết kiệm vi mô. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện áp dụng một cách máy móc,
cứng nhắc, cán bộ thực hiện dự án chưa được đào tạo về giới một cách bài bản, chưa nghiên cứu
nhu cầu khác nhau giữa nam và nữ để giảm bớt sức lao động cho phụ nữ trong quá trình sản
xuất. Kết quả là đôi khi trao quyền cho phụ nữ đồng thời tăng thêm gánh nặng cho họ và họ phải
đảm đương trách nhiệm lớn lao hơn.
- Việc tiếp cận giảm nghèo dựa trên hai yếu tố chính là giải phóng đất đai và giải phóng lao động
đã có những biểu hiện cho thấy chúng bị giới hạn ở một chừng mực nhất định nào đó, không còn
phát huy tính tích cực, thể hiện ở tính dễ bị tổn thương và nguy cơ tái nghèo cao. Cách làm này
chỉ chú trọng làm sao cho đối tượng mục tiêu của các dự án làm sao đủ ăn, đảm bảo an ninh
lương thực và những nhu cầu thiết yếu khác cho cuộc sống; cơ bản vẫn dựa trên quan điểm tự
cung tự cấp, chưa tính đến khuyến khích mọi người làm giàu và làm cho người nghèo có thể liên
kết với thị trường để hưởng lợi từ việc gia nhập vào thị trường, do vậy kết quả giảm nghèo
thường không bền vững, không tỏ ra hấp dẫn.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Các nguồn hỗ trợ cho các dự án thường có hạn, chỉ mới đáp ứng một phần nhu cầu của người

hưởng lợi. Các dự án chưa thể giải quyết hết các vấn đề khó khăn của người nghèo, vùng nghèo
một cách triệt để do hạn chế về nguồn lực. Thời gian thực hiện các dự án cũng chỉ trong một giới
hạn nhất định, do vậy người dân nghèo chưa quen với cách tiếp cận mới về vấn đề giải quyết
việc làm và xóa đói giảm nghèo để tự vươn lên thoát cảnh đói nghèo và làm giàu mà các dự án
đưa lại.
- Các nhà tài trợ muốn đồng vốn bỏ ra phát huy hiệu quả cao nên đưa ra quy định mức đóng góp
đối với người hưởng lợi để họ có trách nhiệm với các công việc của dự án cũng như trách nhiệm
của việc duy tu bảo dưỡng và vận hành công trình sau này. Vì vậy, việc phải bỏ ra một khoản
tiền lớn hoặc bỏ công sức lao động để tham gia thực hiện dự án, công trình nhưng không mang
lại lợi ích trực tiếp đến thu nhập của gia đình và bản thân là điều không dễ thực hiện đối với
những vùng còn nhiều khó khăn, vùng có tỷ lệ đói nghèo cao.
- Trình độ dân trí của các vùng nghèo thường thấp, nhận thức về tầm quan trọng của các dự án
mà Nhà nước triển khai trên địa bàn để cải thiện tình trạng nghèo đói cho chính bản thân và cộng
đồng chưa đầy đủ. Họ còn duy trì lối sống và làm việc chịu khổ nhưng không chịu khó. Việc
tham gia vào các buổi tập huấn, đào tạo do các dự án tổ chức của người dân không thường xuyên
liên tục vì sợ mất thời gian, vô bổ, ảnh hưởng đến công việc đồng áng nên các kiến thức mà các
dự án đưa lại chưa được xâu chuỗi thành hệ thống để đưa vào áp dụng trong thực tế sản xuất đời
sống.
- Sự phối, kết hợp giữa các dự án chưa cao trong việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục,
vì vậy chưa nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, tác dụng của các dự án một cách đầy
đủ. Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá các dự án PTNT còn thực hiện theo yêu cầu riêng của
nhà tài trợ, các dự án còn đánh giá riêng lẻ theo từng mục tiêu, chương trình của mình. Mặc dù,
tỉnh đã thành lập một Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm nhưng Ban này
chưa phát huy hết quyền hạn và trách nhiệm hoặc do chưa được trao quyền quản lý các dự án
này nên không thể đánh giá một cách toàn diện về tác dụng, ý nghĩa của các dự án xóa đói giảm
nghèo triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.
- Việc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong
vấn đề giảm nghèo có hiệu quả hơn. Mức sống thấp của người nghèo nông thôn là kết quả của 2
yếu tố chủ yếu, đó là sự yếu kém của thị trường hoặc sự tê liệt của thị trường. i) Thứ nhất, đó là
tiềm năng hạn chế cho việc tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp; ii) Thứ hai, đó là các cơ hội

hạn chế đối với người nghèo nông thôn để có thu nhập từ nguồn thay thế (phi nông nghiệp) [10].
2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện các dự án PTNT tại Hà Tĩnh thời
gian qua
- Phải bám sát thực tiễn, năng động, sáng tạo trong quán triệt, vận dụng đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước về xóa đói giảm nghèo vào hoàn cảnh cụ thể từng
vùng, từng địa phương; trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, dự án mang tính khả thi cao, áp
dụng và triển khai có hiệu quả nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế, đồng thời phát huy
được đức tính cần cù, chịu khó của người dân, khắc phục được tính tự ti, mặc cảm, thói quen thụ
động để vươn lên thoát đói giảm nghèo.
- Phát huy đầy đủ nội lực, đồng thời khai thác, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để tạo
ra sức mạnh tổng hợp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động do người hưởng lợi tự
lựa chọn sẽ quyết định sự thành công của các chương trình, dự án. Cung cấp thông tin đầy đủ,
công khai minh bạch các vấn đề liên quan cho người hưởng lợi sẽ phát huy được quyền dân chủ
cơ sở, đặc biệt là người nghèo và phụ nữ sẽ mạnh dạn hơn trong việc tham gia quản lý hoạt động
của dự án.
- Việc trao quyền chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đã phê duyệt, thực hiện
quản lý toàn bộ các hoạt động của dự án, kể cả tài chính và chịu trách nhiệm về kết quả của các
hoạt động khuyến khích mọi người tham gia hưởng ứng. Bên cạnh đó, cần kết hợp trao quyền
với nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật, phân cấp phân quyền phải phù hợp với năng lực.
- Chọn đúng những đối tượng, những vùng có nhiều nguy cơ tổn thương trong từng thời kỳ để
tập trung đầu tư và có chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời, tránh chồng chéo, trùng lắp hoặc để
xảy ra tình trạng "đầu voi, đuôi chuột" để phát huy tối đa các nguồn lực vào quá trình phát triển
và xóa đói giảm nghèo, tăng hiệu quả hoạt động của các chương trình, dự án, đảm bảo tính bền
vững của các dự án.
- Công tác giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả của các dự án phải được thiết lập một cách
thống nhất và phải có sự tham gia của người hưởng lợi. Duy trì chế độ báo cáo và phân công
trách nhiệm rõ ràng, nhất là đơn vị đầu mối làm công tác tổng hợp báo cáo để nắm rõ được hiệu
quả xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện.
- Thiết kế và thực hiện các hoạt động của dự án phải chú trọng tới việc định hướng thị trường,
đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ của dự án luôn phù hợp với xu thế vận động của thị trường,

lấy thị trường làm trung tâm của các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ. Những mô hình phát triển thị
trường phải chú trọng vào việc cải thiện các mối liên kết giữa các bên tham gia thị trường, tạo
dựng một môi trường có hiệu quả cho thị trường, cung cấp thông tin và các quá trình lập kế
hoạch và phát triển các những cơ cấu tổ chức có hiệu quả. Mô hình phát triển thị trường này là
một cách tiếp cận tổng thể đối với hệ thống thị trường, và việc phát triển các hệ thống thị trường
nên nhằm mục đích tối đa hoá sự tham gia của các bên liên quan trong khu vực nông thôn, bao
gồm cả người nghèo.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG
CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI HÀ TĨNH
3.1. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi, khó khăn ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh
3.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu và quan điểm về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2010


3.2.1. Phương hướng
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI nêu rõ: "…Đẩy mạnh thực hiện
Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XV) về xoá đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm gắn với xây dựng nông thôn mới ".
3.2.2. Mục tiêu chủ yếu
- Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 12%.
- Ngói hoá nhà ở cho 3.000 hộ nghèo/năm.
- 100% hộ thuộc diện chính sách ưu đãi có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của
cộng đồng nơi họ cư trú.
- 100% xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu.
- 100% số hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: (xem truyền hình, đọc
sách, nghe đài, đọc báo…)
- 100% người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí và 100% học sinh con hộ nghèo được
miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp.
3.2.3. Quan điểm về xóa đói giảm nghèo khi xây dựng các giải pháp

- XĐNG là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội.
- Phát huy tính tự lực, tự chủ vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo.
- Huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo.
- Mở rộng và khai thác hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài cho công cuộc xoá đói giảm
nghèo.
- Sử dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp với quy trình tham dự.
- Lấy thị trường làm định hướng cho các hoạt động can thiệp của các dự án.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo trong các dự án phát triển nông thôn
tại Hà Tĩnh
3.3.1. Xác định đúng đối tượng tác động
Xác định đúng đối tượng là nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo của
các dự án. Tuy đã có các tiêu chí nhất định để xác định các đối tượng nghèo, nhưng việc bình
xét, lựa chọn còn dễ mang tính chủ quan. Vì vậy, việc lựa chọn đúng đối tượng nghèo đói và
những đối tượng dễ bị tổn thương phải được chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở quan tâm.
Bên cạnh đó, phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh để phát hiện những hộ gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, có phương án hỗ trợ kịp thời và linh hoạt.
Định hướng đối tượng mục tiêu cho việc xây dựng dự án cần đơn giản và phù hợp. Có thể hình
thành các phương pháp định hướng đối tượng mục tiêu cho việc xây dựng các dự án PTNT như
sau:
3.3.1.1. Định hướng đối tượng mục tiêu theo không gian
3.3.1.2. Định hướng đối tượng mục tiêu theo hợp phần
3.4.1.3. Định hướng đối tượng mục tiêu riêng cho từng dự án
3.3.2. Tìm kiếm đối tác và huy động nguồn lực
Nâng cao năng lực và phát huy vai trò của Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo và giải
quyết việc làm của tỉnh để chủ động xây dựng chương trình tìm kiếm đối tác và huy động nguồn
lực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Có thể huy động nguồn lực ở khu vực kinh tế tư
nhân và từ nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và
nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Ban chỉ đạo tỉnh phải xây dựng các
chương trình vận động viện trợ trong từng thời kỳ, đưa ra mục tiêu cụ thể và định hướng các

chương trình (theo lĩnh vực, theo địa bàn).
Ngoài ra, cần sử dụng kết hợp hài hòa với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quá
trình phát triển kinh tế- xã hội cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo để chúng bổ sung cho nhau,
cộng hưởng với nhau.
3.3.3. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả các đợt tập
huấn, các khóa đào tạo
Các dự án cần thiết kế các hợp phần các khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao hiệu quả, như
chuẩn bị tốt về chương trình, nội dung, tài liệu, kinh phí, giáo viên, địa điểm đồng thời bố trí
vào các thời gian thích hợp để mọi người trong đối tượng mục tiêu hay các đối tượng được lựa
chọn có thể tham gia đầy đủ.
Đối với các dự án PTNT, nhất là các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nên thiết kế hạng mục đào
tạo, tập huấn nghiêng về hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến kỹ thuật mới cho người nghèo; đảm
bảo hình thành hệ thống thông tin, ngân hàng dữ liệu về xóa đói giảm nghèo, nắm tình hình biến
đổi của các đối tượng nghèo: hộ nghèo, xã nghèo làm cơ sở cho việc đánh giá xây dựng các
phương án, lựa chọn mô hình, tổ chức hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến kiến thức
Các khóa đào tạo cần lựa chọn được các đối tượng là cán bộ thôn xóm để họ có thể truyền đạt,
đào tạo lại cho mọi người dân trong thôn, xóm; đặc biệt là hình thành các nhóm hỗ trợ người
nghèo ở cộng đồng, nhóm công tác tự nguyện vì người nghèo và các hình thức khác đảm bảo cho
khoảng 70-80% hộ đói nghèo, đặc biệt chú ý chủ hộ là phụ nữ, được tiếp nhận kỹ thuật mới,
được phổ biến cách làm ăn, dạy nghề để họ có thể tự vươn lên sản xuất có hiệu quả hơn, biết chi
tiêu ở gia đình hợp lý, tiết kiệm.
Nội dung hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao công nghệ cho hộ nghèo có thể bao gồm: giúp hộ
lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi, hoặc ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế của từng
địa phương và khả năng của từng hộ gia đình; phổ biến những kiến thức, kỹ thuật, quy trình sản
xuất, kinh doanh dịch vụ tại chỗ thông qua các mô hình thực tế thích hợp với điều kiện của từng
địa phương, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo môi trường.
3.3.4. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
Các hoạt động của dự án cần thiết kế theo cách thức nhằm khuyến khích sự tham giam của cộng
đồng và phân cấp, tránh kiểu hình thức áp đặt từ trên xuống. Cần tránh việc yêu cầu quá nhiều
đóng góp của cộng đồng trong tất cả các loại công trình cơ sở hạ tầng dân dụng, để đạt mục tiêu

căn bản của dự án là xóa đói giảm nghèo thông qua việc tạo cho người nghèo cơ hội lao động
được trả lương. Đóng góp của cộng đồng chỉ nên giới hạn trong các công trình quy mô nhỏ ở địa
phương, trong đó cộng đồng ở địa phương được trao toàn bộ trách nhiệm thực hiện cũng như
quản lý công trình. Ngoài ra, nên có những hình thức khích lệ kèm theo như khả năng cộng đồng
được giữ lại những khoản tiết kiệm được so với dự toán ngân sách đã được phê duyệt cho công
trình đó, khoản tiết kiệm mà cộng đồng có được sẽ do họ quyết định đầu tư vào những hoạt động
phục vụ lợi ích của cộng đồng.
Mặt khác, để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, các dự án cần trao quyền cho cộng đồng
kiểm soát ngân sách dự án. Thực tế đã chứng minh rằng việc tham gia và trao quyền cho cộng
đồng quản lý giám sát trong các công trình xây dựng cơ bản đã phát huy cao hiệu quả tác dụng
trong việc triển khai các dự án PTNT xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động khuyến nông, cộng
đồng cũng đã được tham gia vào việc xác định nhu cầu và tham gia vào đào tạo, thử nghiệm mô
hình. Để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người hưởng lợi trong công tác khuyến nông về mặt
chất lượng và đảm bảo phù hợp với nhu cầu của họ, các dự án cần thiết kế trao quyền kiểm soát
ngân sách dành cho khuyến nông cho các diễn đàn của người hưởng lợi, ví dụ như Ban phát triển
thôn, Ban phát triển xã và họ nên được ủy quyền thanh toán các khoản chi cho nhân viên.
3.3.5. Sử dụng phương pháp tiếp cận đa thị trường vào việc thiết kế và thực hiện các
hoạt động của dự án PTNT
Thị trường tồn tại trong một không gian xã hội và được gắn kết một cách bền chặt vào những thể
chế xã hội, chính trị và phi thị trường. Mọi người, đặc biệt là người nghèo, tham gia vào thị
trường như thế nào là phụ thuộc vào những điều kiện do những lực lượng kinh tế, chính trị, xã
hội và văn hoá đặt ra và tất cả những yếu tố này phải được đưa vào quá trình phân tích thị
trường.
Phân tích mối quan hệ giữa khả năng, khó khăn, cơ hội cũng như định hướng các biện pháp xử lý
đối với người nghèo Hà Tĩnh trên 5 thị trường chính: đất đai, lao động, hàng hoá, tài chính và
dịch vụ cho thấy để phát triển chiến lược đầu tư các dự án PTNT, khi thiết kế và thực hiện cần
xem xét các yếu tố sau như là trụ cột chính:
- Bắt đầu triển khai từ các xã nghèo nông thôn, với các hoạt động can thiệp luôn phải xuất phát
từ lợi ích của người nghèo hoặc liên kết qua lại với người nghèo;
- Luôn chứng minh được các hoạt động can thiệp đem lại lợi ích cho người nghèo, đẩy mạnh

công cuộc xoá đói giảm nghèo và lồng ghép giới;
- Về mặt lập kế hoạch, chú trọng vào cấp xã hơn là chú trọng cấp thôn hoặc các hộ gia đình cá
thể, nhưng phải đảm bảo có sự tham gia của các hộ gia đình, các thôn và các nhóm đối tượng
khác nhau trong việc đưa ra quyết định và thực hiện các quyết định;
- Tránh áp dụng phương pháp tiếp cận cả gói, mỗi một dự án chỉ hỗ trợ các hoạt động mà nó có
nhiều lợi thế so sánh;
- Đảm bảo thiết kế dự án phải linh hoạt, nhất là về thủ tục tài chính;
- Thiết kế các hoạt động có thể hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho các mối liên
kết và thông tin qua lại giữa các hoạt động với nhau;
- Thiết kế dự án đơn giản về cả tổ chức thể chế và vận hành.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Về phía Trung ương
- Hà Tĩnh là tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách hàng năm còn nhỏ bé, thu
không đủ chi, phải nhận nguồn trợ cấp từ ngân sách Trung ương khá lớn. Vì vậy, đề nghị Chính
phủ, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm tạo điều kiện định hướng và điều phối cho Hà
Tĩnh các dự án ODA, đặc biệt là về PTNT và xóa đói giảm nghèo để đầu tư phát triển hạ tầng
kinh tế, nâng cao năng lực và đời sống nhân dân, nhất là người nghèo; đồng thời cân đối hỗ trợ
nguồn đối ứng cho các dự án ODA nói chung, các dự án xóa đói giảm nghèo nói riêng để Hà
Tĩnh triển khai thực hiện các dự án đạt hiệu quả cao hơn.
- Thường xuyên rà soát đánh giá các xã đã hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo để có chính
sách động viên, khen thưởng kịp thời, nhưng cũng có biện pháp để tránh "bệnh thành tích"; đồng
thời bổ sung các xã còn khó khăn để đưa vào danh mục các xã ưu tiên đầu tư, nhất là các vùng có
nhiều hộ chỉ sống trên mức đói nghèo và có nhiều nguy cơ rơi vào đói nghèo khi thay đổi chuẩn
nghèo.
- Kịp thời có các văn bản hướng dẫn, các chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước về xóa
đói giảm nghèo, PTNT phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
3.4.2. Về phía các nhà tài trợ
- Trong quá trình thiết kế các dự án PTNT, các nhà tài trợ cần tạo điều kiện cho các bên
liên quan (người hưởng lợi, các cơ quan thực hiện ) được tham gia để nâng cao tính tự chủ và
hiểu biết của họ về thiết kế cuối cùng của dự án. Đồng thời, cần dựa vào các quy định hiện hành

của Nhà nước trong các lĩnh vực có sự tham gia, đóng góp của cộng đồng, các thủ tục về đấu
thầu và giải ngân để đưa ra các quy định của dự án cho phù hợp, tránh mâu thuẫn với các quy
định hiện hành và gây cản trở cho quá trình thực hiện dự án; Cần áp dụng tối đa các quy định
hiện hành của Nhà nước Việt Nam trong các thiết kế dự án.
- Đối với các dự án cần có sự phối hợp giữa hỗ trợ kỹ thuật trong nước và hỗ trợ kỹ thuật
nước ngoài phải tính toán để đảm bảo sự cân đối. Các cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hiện tại đang quá
nghiêng về cung cấp tư vấn quốc tế, điều này không thiết thực cho việc tăng cường năng lực và
sự bền vững tại nước sở tại. Cần chú trọng hình thức tư vấn quốc tế ngắn hạn hơn và được hỗ trợ
bởi các tư vấn trong nước dài hạn hơn.
3.4.3. Về phía tỉnh
- Cần có sự chỉ đạo nhằm thống nhất cách tổng hợp báo cáo các chương trình, dự án xóa
đói giảm nghèo về Ban chỉ đạo của tỉnh. Thực tế, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Xóa đói giảm
nghèo và Giải quyết việc làm. Tuy vậy, các dự án xóa đói giảm nghèo thực hiện trên địa bàn
tỉnh, mặc dù mang lại hiệu quả nhất định trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh nhưng lại
không thuộc trách nhiệm điều hành của Ban chỉ đạo của tỉnh. Do vậy, việc tổng hợp báo cáo tình
hình, kết quả thực hiện và hiệu quả đạt được của các dự án xóa đói giảm nghèo triển khai trên địa
bàn còn thiếu tính chính xác.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, giám sát tình hình thực hiện, triển
khai các dự án PTNT trên địa bàn để có thể phát huy hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư trên địa
bàn, đặc biệt là nguồn vốn giành cho xóa đói giảm nghèo, PTNT; tạo điều kiện và uy tín để thu
hút các nguồn lực của các nhà đầu tư, nhà tài trợ vào đầu tư trên địa bàn tỉnh trong phát triển
kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo.
KẾT LUẬN
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là yếu tố quan
trọng đảm bảo sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian
qua, thông qua các dự án với nhiều biện pháp xóa đói giảm nghèo tích cực được triển khai trên
địa bàn tỉnh mà tỷ lệ hộ đói nghèo của Hà Tĩnh đã giảm xuống rõ rệt, cơ sở hạ tầng vùng nông
thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa và đời sống của người nghèo đã được nâng lên một bước. Để
đạt được điều đó, ngoài sự nỗ lực rất lớn của chính quyền, nhân dân các địa phương, sự quan tâm
tạo điều kiện của Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, còn có sự đóng góp, hỗ trợ, tài

trợ của các tổ chức quốc tế như: WB, ADB, IFAD, UNDP Trong đó, tác động của các dự án
PTNT triển khai thực hiện trên địa bàn là không nhỏ.
Với những nội dung nghiên cứu trong luận văn, tác giả mong muốn góp phần đánh giá hiệu quả
xóa đói giảm nghèo của các dự án PTNT tại Hà Tĩnh, góp phần nâng cao hiệu quả xóa đói giảm
nghèo của các dự án PTNT Hà Tĩnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, trình
độ lý luận và kinh nghiệm nghiên cứu, hơn nữa đây là một vấn đề rộng, phức tạp, mang tính đa
chiều, vì vậy Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp quan tâm
đến lĩnh vực này.


References
Tiếng Việt
1
ADB (2007), Chiến lược và chương trình quốc gia Việt Nam 2007- 2010, Hà Nội.
2
ADB, AusAID, DFID, GTZ, JICA, UNDP, WB (2003), Nghèo, Báo cáo chung của
các nhà tài trợ Việt Nam, Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội.
3
Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 1999-2004 (2004), Những thay đổi và xu
hướng chủ yếu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (1993), Đói nghèo ở Việt Nam, Nxb Lao động,
thương binh và Xã hội, Hà Nội.
5
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2005), Phương pháp xác định chuẩn nghèo.
Hà Nội.
6
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2006), Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo
2006, Nxb Lao động.

7
Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2006) Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo, Hà
Nội.
8
Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh , Niên giám thống kê tỉnh Hà tĩnh năm 2007, Nxb thống
kê.
9
Hiệp định vay 507-VN (2005), Báo cáo thẩm định dự án, các báo cáo giám sát đánh
giá hàng năm, báo cáo kết thúc Dự án HRDP- IFAD.
10
Hiệp định vay số 781-VN (2007), báo cáo thẩm định, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Dự án IMPP- IFAD.
11

12
Lê Công Trứ (2006), Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright niên khóa 2005- 2006,
Chuyển đổi cơ cấu nông thôn.
13
Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển Nông thôn, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
14
Michael Dower (2004), Bộ cẩm nang đào tạo về phát triển nông thôn toàn diện, Nxb
nông nghiệp, Hà Nội.
15
North D.C (1990), Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế, Trung tâm
nghiên cứu Bắc Mỹ.
16
Tổng cục thống kê (2006), Động thái và thực trạng Kinh tế xã hội 2001- 2005, Nxb
Thống kê.
17

Tổng cục thống kê (2007), Niên giám thống kế năm 2006, Nxb Thống kê.
18
Trung tâm KHXH & NVQG (2000), Phát triển con người từ quan niệm đến chiến
lược hành động, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19
Trung tâm KHXH & NVQG (2000), Tư duy mới về phát triển cho thế kỷ XXI, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20
UBND tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án
ODA trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2001- 2006, phương hướng nhiệm vụ 2007-
2010. Hà Tĩnh.
21
UBND tỉnh Hà tĩnh (2008), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-
xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. Hà Tĩnh.
22
UNDP (2005), Báo cáo phát triển Việt Nam 2004, Hà Nội.
23
UNDP (2006), Báo cáo giám sát hàng năm, báo cáo đánh giá giữa kỳ, báo cáo kết
thúc Dự án VIE/01/023- UNDP.
24
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI.
25
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
26
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.
27
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
28
WB (2002) Toàn cầu hoá, tăng trưởng và nghèo đói - xây dựng một nền kinh tế thế
giới hội nhập, Nxb VHTT.

29
WB (2003), Việt Nam thực hiện cam kết, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ, Hà
Nội.
30
Hoàng Hùng (2001), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn,

31
Vương Thanh Hương (?), Tìm hiểu các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ
thống thông tin quản lý,

32
Tiago Wandchneider và Ngô Thị Kim Yến (2008), Tài liệu hướng dẫn khuyến nông
mang định hướng thị trường, Hỗ trợ Hành động tập thể để tiếp cận thị trường, Hà
Nội.
Tiếng Anh
33
Bureau of International labor affair, Washington DC (2000).
34
Gibson, A., Scott, H. and Ferrand, D. (2004), “Making Markets Work for the Poor”
An Objective and an Approach for Governments and Development Agencies,
ComMark Trust, July 2004.
35
http://10.188.70.2/adm_themtinf.asp?idcha=1681&cap=3.
36
Poverty measurements-
37
United Nation Viet Nam (1998) Expanding Choices for the Rural Poors, Human
Development in Viet Nam, United Nation Development Programme Vietnam.
38
Vietnam- Sweden Research Cooperation Program, Projrect for Sustainable Rural

Development in Vietnam (2007), Collection of Master Theses on Rural
Development (Volume 2), Agriculture Publishing House, Hanoi, Vietnam, 2008.

×