Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.98 KB, 10 trang )

Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đông Anh


Phạm Hoàng Ngân


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Nghiên cứu hoạt động huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại
(NHTM). Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh từ
năm 2008 đến 2011. Chỉ ra hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến hoạt động huy
động vốn và cho vay kém hiệu quả. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động kinh doanh tại Agribank Đông Anh.

Keywords. Hoạt động kinh doanh; Ngân hàng; Huy động vốn; Hoạt động cho vay

Content
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân là mục tiêu hàng đầu
trong định hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam đã và đang thực thi, cải cách những chính sách phát triển
của mình để hòa hợp với cộng đồng quốc tế. Ngày 7/11/2006, ngày Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO cũng là ngày mở ra nhiều
thách thức với một quốc gia còn nhiều hệ lụy của thời kỳ kinh tế cũ – thời kỳ bao cấp. Làm


thế nào để hội nhập kinh tế thế giới, làm thế nào để bảo vệ nền sản xuất trong nước, phát triển
kinh tế trước những thách thức và đòi hỏi đặt gia khi ra nhập đấu trường quốc tế? Đó chính là
những mục tiêu cấp thiết cần nghiên cứu để đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn cho
quốc gia.
Tài chính là huyết mạch quốc gia, mọi hoạt động kinh tế đều liên quan đến tài chính.
Trong nền kinh tế hiện đại, hệ thống ngân hàng đóng vai trò trọng yếu. Thông qua hệ thống
Ngân hàng từ trung ương đến địa phương, nhà nước sử dụng các công cụ để điều tiết nền
kinh tế vĩ mô, nhằm ứng phó với các biến động trong nước và tác động quốc tế. Trong phạm
vi hẹp, Ngân hàng là đầu mối hoạt động giữa các doanh nghiệp, giúp lưu chuyển tiền tệ, điều
tiết vốn, cung ứng vốn, tạo tiền, tích trữ tư bản và các hoạt động liên quan đến tiền mặt của
tất cả các tầng lớp dân cư. Hoạt động ngân hàng phát triển, thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế quốc gia và gia tăng lợi ích cho các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phát triển hệ thống ngân hàng không chỉ là vấn đề
quan trọng nhất đặt ra với mọi ngân hàng mà còn là vấn đề thiết yếu cho sự phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống nhân dân.
Do đó đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Đông Anh” được chọn làm chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt
khoa học và thực tiễn. Luận văn phân tích và chỉ rõ những thực trạng còn tồn tại trong hoạt
động kinh doanh của Agribank Đông Anh với trọng tâm là hai hoạt động quan trọng nhất của
mỗi ngân hàng: Hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh, xem chi nhánh Đông Anh như một điển hình
nghiên cứu có thể ứng dụng cho các chi nhánh Ngân hàng thương mại khác.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam đã có hai công trình nghiên cứu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn chi nhánh Đông Anh của Thạc sỹ Trần Văn Mậu – đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng thẩm định tín dụng tại Agribank Đông Anh”, Thạc sỹ Trần Quang Hạnh – đề tài “Giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Đông
Anh”. Hai công trình nghiên cứu trên đã đi vào phân tích rõ nét công tác thẩm định tín dụng
và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Đông Anh, đưa ra những giải pháp khắc
phục tồn tại, phát huy kết quả đạt được. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu của hai công trình

này là từ năm 2008 trở về trước nên trước sự biến động và phát triển của thị trường tài chính
Việt Nam và địa bàn huyện Đông Anh trong những năm gần đây, một số giải pháp đưa ra đã
không còn phù hợp. Hơn nữa hai công trình này chỉ nghiên cứu sâu về một vấn đề trong hoạt
động kinh doanh của Agribank Đông Anh là hoạt động thẩm định tín dụng và hoạt động cho
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa đưa ra cái nhìn tổng quát về hoạt động cho vay cũng
như chưa đề cập đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh Đông Anh. Vì vậy đề tài muốn
đi sâu nghiên cứu và phân tích hai mảng hoạt động trọng yếu của Agribank Đông Anh là hoạt
động huy động vốn và cho vay, cũng như đưa ra phân tích mối tương quan giữa hai hoạt động
này nhằm tìm được một hệ thống giải pháp tổng thể, toàn diện cho hoạt động kinh doanh của
Agribank Đông Anh.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh
Ngân hàng. Trong đó đi sâu vào các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại, nêu ra những thực trạng hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động
cho vay và huy động vốn của Ngân hàng.
Nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động cho vay và huy động vốn của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh nói riêng cũng như các Ngân hàng
thương mại nói chung.
Giúp cho nhà quản lý hoạt động Ngân hàng cũng như những cán bộ tham gia trực tiếp
vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại nhận thức được những điểm mấu chốt
và tồn tại chủ yếu hiện nay tại các Ngân hàng thương mại nhằm khắc phục nhược điểm, cải
thiện kết quả kinh doanh.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động huy động vốn
và hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Đông
Anh, Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Là hoạt động cho vay và huy động vốn của chi nhánh Đông Anh
từ năm 2008 đến 2011.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng những phương

pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo
6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Phân tích và đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Đông Anh - một cấu trúc Ngân hàng tiêu biểu, phổ
biến nhất trong Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Định
chế tài chính lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Đề xuất hệ thống giải pháp tổng thể nhằm khắc phục tồn tại, phát huy thế mạnh trong
hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh Đông Anh. Đó cũng là những gợi ý giải
pháp cho các Ngân hàng thương mại có thực trạng tương tự.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục. Nội dung của đề tài gồm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Agribank
Đông Anh
Trong quá trình thực hiện luận văn còn nhiều thiếu sót, hạn chế do thời gian, năng
lực nghiên cứu của tác giả có hạn. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và những
người quan tâm để luận văn ngày càng hoàn thiện trong thời gian tới.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.1.1. Vị trí, vai trò của NHTM
“Ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi

nhuận”. NHTM có 3 chức năng cơ bản là: chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền
và chức năng trung gian thanh toán.
Dựa vào hình thức sở hữu NHTM được chia thành ngân hàng thương mại Nhà nước,
ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dựa
vào chiến lược kinh doanh NHTM được chia thành ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ,
ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ. Là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tạo hệ thống thanh
toán không dùng tiền mặt, điều hòa vốn trong nền kinh tế.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Huy động vốn là hoạt động nhận tiền của tổ chức cá nhân dưới hình thức tiền gửi không
kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín
phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi
cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Nghiệp vụ cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền,
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, và các nghiệp vụ
cấp tín dụng khác. Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo được những nguyên tắc
sau đây. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và hoàn trả
gốc lãi đúng thời hạn.
1.2. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
1.2.1. Phƣơng pháp đánh giá hoạt động huy động vốn
Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của
ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm ổn định, đảm bảo thu nhập cho chi nhánh,
tỷ lệ nợ xấu các năm tiếp theo không tăng là tăng trưởng lành mạnh. Tốc độ tăng trưởng nóng
trong vài năm, kéo theo nhiều khoản nợ xấu, nợ rủi ro sau đó là tăng trưởng không bền vững.
Việc đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh không chỉ nhìn trong khoảng thời
gian ngắn mà phải nhìn vào cả một chu kỳ hoạt động kinh doanh (thường từ 3 đến 5 năm)
mới có thể đánh giá được tăng trưởng là bền vững hay không. Chất lượng tín dụng là một
phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung trong đó có nội dung quan trọng và có tính lượng hóa

nhất là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo quan điểm thông thường của các NHTM Việt
Nam và trong một số trường hợp theo nghĩa hẹp khi nói đến chất lượng tín dụng, người ta chỉ
nói đến tỷ lệ giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa là chất lượng tín
dụng kém và ngược lại. Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình quan hệ tín dụng của
khách hàng vay vốn đối với ngân hàng, quy mô hoạt động của ngân hàng, đóng góp của vốn
tín dụng cho nền kinh tế. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ chu chuyển vốn tín dụng
nhanh, tình hình hoạt động tín dụng lành mạnh, ngân hàng thu phí được nhiều hơn. Chỉ tiêu
này được tính dựa trên tỉ lệ phần trăm giữa tổng dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động được
của Ngân hàng. Thông qua hệ số này mà ta biết được khả năng sử dụng nguồn vốn huy động
được để cho vay của Ngân hàng là cao hay thấp hay nó phản ánh hiệu quả đầu tư của một
đồng vốn bỏ ra của Ngân hàng.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
AGRIBANK ĐÔNG ANH
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK ĐÔNG ANH
Agribank Đông Anh thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh gồm nghiệp vụ huy động vốn
như nhận tiền gửi tổ chức, tiền tiết kiệm dân cư, bán giấy tờ có giá và đi vay của tổ chức tín
dụng khác, ngân hàng trung ương. Từ nguồn vốn huy động được, Agribank Đông Anh tiến
hành nghiệp vụ cấp tín dụng như cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán… Tuy nhiên, trong số các
hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh thì hai hoạt động chiếm tỷ trọng cao và đem
lại lợi nhuận lớn nhất là hoạt động huy động vốn và cho vay.
Là chi nhánh Ngân hàng cấp I loại II của Agribank Việt Nam, Agribank Đông Anh trực
thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Agribank Đông Anh hạch
toán, kinh doanh phụ thuộc Agribank Việt Nam với các chỉ tiêu kinh doanh giao khoán hàng
năm. Đặc điểm là huyện ngoại thành thuần nông, nhu cầu vay vốn sản xuất nông nghiệp, chế
biên nông sản lớn, Agribank Đông Anh góp một phần quan trọng trong công tác chuyển giao
và cho vay vốn nông nghiệp nông thôn từ nguồn vốn huy động được của các quận nội thành
Hà Nội. Cùng với đó, hàng năm Agribank Đông Anh đóng góp phần không nhỏ vào kết quả
hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH AGRIBANK CỦA ĐÔNG ANH

2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hội sở Agribank Đông Anh là đơn vị huy động vốn tốt nhất trong những năm qua.
Nguyên nhân, hội sở là đầu não hoạt động của Agribank Đông Anh, có đầy đủ phòng ban,
nghiệp vụ của cán bộ tốt, hội sở có kho tiền và 12 quầy giao dịch phục vụ đầy đủ nghiệp vụ
giao dịch ngân hàng, thanh khoản tốt, đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Vị trí hội sở là
vị trí trung tâm huyện Đông Anh, thuận lợi về giao thông, gần các cơ quan đoàn thể, địa điểm
giao dịch rộng, mặt tiền lớn có nhiều ưu thế trong hoạt động huy động vốn. Địa bàn Đông
Anh có đặc điểm tỷ trọng tiền gửi dân cư lớn, ở 8 PGD tỷ trọng này đều đạt trên 90% đến xấp
xỉ 100% trong cả 4 năm từ 2008 đến 2011, riêng Hội sở có quan hệ huy động vốn với một số
tổ chức như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi nên có tỷ trọng tiền gửi dân cư thấp hơn. Từ
năm 2008 đến năm nay nguồn vốn huy động của Agribank Đông Anh đạt mức tăng trưởng
khá. Chỉ riêng năm 2011 Agribank Đông Anh chưa đạt mức tăng trưởng kế hoạch, nguồn vốn
bị suy giảm do những rối loạn về lãi suất trong giai đoạn quý II, quý III năm 2011. Trong
những năm qua cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của Agribank Đông Anh điều chỉnh theo
hướng tăng tỷ trọng tiền gửi dưới 12 tháng. Lý do đây là kỳ hạn phù hợp với nhiều đối tượng
khách hàng, đặc biệt là khách hàng dân cư. Thời hạn gửi tiền ngắn giúp tăng khả năng thanh
khoản. Tuy nhiên, do khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn nên ngân hàng phải gia tăng dự
trữ thanh toán
2.2.2. Hoạt động cho vay
Mức dư nợ của Agribank Đông Anh trong những năm qua đều đạt mức tăng trưởng
khá, năm 2009 tăng trưởng 6,78% so với năm 2008. Năm 2010 tăng trưởng 17,92%, năm
2011 tăng trưởng 31,4%. Mức tăng trưởng trên là khả quan. Agribank Đông Anh tăng trưởng
dư nợ giúp chi nhánh tự sử dụng nguồn vốn huy động, tăng chênh lệch lãi suất thu về nhiều
lợi nhuận hơn.
Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của Agribank Đông Anh chiếm tỷ lệ chủ yếu là nội tệ, ngoại
tệ chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ đạt 1,65% (2008), 4,63%(2009), 5,75%(2010),
4,21%(2011). Tỷ trọng cho vay ngoại tệ của Agriank Đông Anh phù hợp với cơ cấu huy động
bằng ngoại tệ. Nhìn chung, trên địa bàn huyện Đông Anh các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu ít, quy mô hoạt động nhỏ nên dư nợ ngoại tệ của chi nhánh ở mức thấp. Dư nợ của
Agribank Đông Anh chủ yếu là ngắn hạn đạt 91,57% (2008), 94% (2009), 92% (2010),

91,96%(2011). Cơ cấu dư nợ phù hợp với nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn. Với cơ
cấu dư nợ ngắn hạn nhiều, Agriank Đông Anh chủ động được về mặt thanh khoản.
2.2.3. Tƣơng quan hoạt động huy động vốn - cho vay và phân tích kết quả kinh doanh
chủ yếu của Agribank Đông Anh
Chênh lệch lãi suất bình quân: Tình hình kinh tế nhiều biến động phức tạp trong bốn
năm 2008 – 2011, lãi suất đầu vào biến động liên tục, Agribank Đông Anh đã linh hoạt trong
công tác điều chỉnh lãi suất phù hợp với yêu cầu nền kinh tế, đảm bảo công bằng cho khách
hàng và lợi nhuận cho chi nhánh. Năm 2009, Agribank Đông Anh có mức chênh lệch lái suất
rất thấp chỉ đạt 0,3% cùng năm này chi nhánh bị lỗ kết quả hoạt động kinh doanh 61,34 tỷ
đồng cho thấy tầm quan trọng của chênh lệch lãi suất bình quân. Các năm còn lại mức chệnh
lệch lãi suất bình quân cũng tương ứng với lợi nhuận của chi nhánh.
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH AGRIBANK ĐÔNG ANH
2.3.1. Điểm mạnh, cơ hội
Điểm mạnh
Thương hiệu mạnh, uy tín lâu năm là điểm mạnh lớn nhất của Agribank Đông Anh,
hoạt động trên địa bàn huyện Đông Anh từ năm 1959 trải qua 53 năm kế thừa, xây dựng và
phát triển tại một huyện thuần nông như Đông Anh, Agribank Đông Anh là thương hiệu có
uy tín nhất với bà con nông dân, thành phần cơ bản và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu dân
số huyện Đông Anh. Mạng lưới các phòng điểm giao dịch lớn nhất huyện Đông Anh gồm 9
điểm giao dịch mang hoạt động tài chính ngân hàng đến từng xã của huyện Đông Anh đem
lại sự tiện lợi trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Hệ thống hạch toán kế
toán IPCAS của ngân hàng Nông nghiệp là hệ thống hạch toán kế toán ngân hàng hiện đại
bậc nhất Việt Nam hiện nay. Với phần mềm này, giao dịch tiền gửi được hạch toán nhanh
gọn chính xác, chỉ cần làm việc với một giao dịch viên cho toàn bộ các thủ tục gửi tiền giúp
tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp là đối tác của Bảo
hiểm xã hội huyện Đông Anh, thường xuyên giúp đỡ đơn vị này trong công tác chi trả tiền
hưu trí, tiền bảo hiểm đây cũng là cơ hội để tư vấn tiếp cận thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ
khách hàng của bảo hiểm xã hội. Cùng với việc duy trì mối quan hệ tương hỗ với hệ thống
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, Agribank Đông Anh duy trì và tăng được nguồn vốn huy
động từ hai định chế tài chính lớn của Việt Nam.

Cơ hội bên ngoài:
Đông Anh là huyện có diện tích rộng, có nhiều sông hồ chảy qua như Sông Thiệp, sông
Hoàng Giang, sông Hồng… đất đai mầu mỡ bằng phẳng, thời tiết ôn hòa, dân số trong độ
tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao là nơi có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, dịch vụ,
công nghiệp, là cửa ngõ giao lưu với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Địa bàn huy
động vốn của Agribank Đông Anh là địa bàn đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng, đô thị hóa
cao trong những năm trở lại đây. Các dự án mở rộng đường giao thông liên tỉnh, xây dựng 3
cây cầu Nhật Tân, Đông Trù, Tứ Liên qua địa bàn huyện Đông Anh dự báo xu thế phát triển
của huyện trong thời gian tới. Hai khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn huyện là khu
công nghiệp Bắc Thăng Long – Nội Bài và khu công nghiệp Nguyên Khê mở ra cơ hội thu
hút nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp và công nhân khu công nghiệp, đồng thời, đây cũng
là địa chỉ tiềm năng phát triển dư nợ của chi nhánh.
2.3.2. Điểm yếu, thách thức
2.3.2.1. Điểm yếu
Nhân sự có độ tuổi bình quân cao (38,68) nên công tác nhận thức tiếp thu ứng dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Thời gian giao dịch
ngắn tại các phòng giao dịch cũng là điểm yếu cần cải tiến của Agribank Đông Anh. Do các
PGD không xây kho tiền nên hàng ngày công tác điều chuyển tiền từ hội sở về các PGD
chiếm nhiều thời gian giao dịch. Cơ cấu kỳ hạn của Agribank Đông Anh trong giai đoạn
2008, 2009 còn nhiều điểm bất hợp lý cùng với sự tăng giảm đột ngột của lãi suất khiến nợ
xấu của chi nhánh tăng cao trong năm 2009. Mặc dù đã có nhiều biện pháp thu hồi, chỉnh đốn
nợ xấu song nợ xấu của chi nhánh vẫn trên mức cho phép là 5,7%. Tình hình huy động của
trên địa bàn huyện ngày càng lộ rõ xu thế cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng TMCP đưa ra
nhiều chính sách thu hút nguồn vốn huy động như tiết kiệm dự thưởng, quay số trúng thưởng,
các chương trình tiếp nối nhau liên tục có sức hút đến khách hàng. Agribank Đông Anh chưa
chủ động xây dựng những chương trình bản sắc riêng phù hợp với riêng chi nhánh mà còn
phụ thuộc vào sản phẩm của Agribank Việt Nam là loại hình tiết kiệm dự thưởng trúng vàng
duy trì nhiều năm qua nay đã giảm sức hấp dẫn. Agribank Đông Anh chưa có chế tài, kế
hoạch chăm sóc khách hàng bài bản, đặc biệt với khách hàng truyền thống, khách hàng gửi
tiền số lượng lớn. Hoạt động chăm sóc khách hàng còn manh mún và mang tính chất cục bộ.

Nguồn vốn không kỳ hạn giá rẻ chưa được quan tâm đúng mức ở Agribank Đông Anh.
2.3.2.2. Thách thức
Địa bàn huyện Đông Anh ngày càng có mức độ cạnh tranh cao trong linh vực tài
chính ngân hàng. Hiện đã có 15 ngân hàng tiếp cận thị trường Đông Anh trong đó có sự hiện
diện của các ngân hàng nhà nước lớn như Vietcombank, ngân hàng Công thương, ngân hàng
Đầu tư, ngân hàng Chính sách ngày càng cải tiến trong hoạt động giao dịch, linh hoạt trong
công tác huy động vốn và cho vay nhằm tăng thị phần trên thị trường. Đây là thách thức lớn
với Agribank Đông Anh. Hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý của hoạt
động kinh doanh tài chính – tiền tệ còn nhiều lỗ hổng, chưa thống nhất, liền mạch. Do môi
trường kinh tế: Năm 2008 đến 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất, lạm phát tăng
cao, nền kinh tế nhiều bất ổn trước sự tăng giảm đột ngột của lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động ngân hàng. Môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiềm ẩn nhiều bất ổn gây khó
khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư, giảm sút niềm tin của nhân
dân. Chính sách vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều khe hở,
các ngân hàng nhỏ dựa vào khe hở quy định tiến hành các hoạt động tài chính không minh
bạch dẫn đến khủng khoảng thị trường tài chính cuối năm 2011. Hiện đại hóa hệ thống ngân
hàng và triển khai ngân hàng điện tử còn chậm chưa hỗ trợ khách hàng nhưng tính năng mới,
tiện ích, hiện đại. Công nghệ ngân hàng của Việt Nam có nhiều yếu tố chưa theo chuẩn quốc
tế gây khó khăn cho tiến trình hội nhập.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
AGRIBANK ĐÔNG ANH
3.1. ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK ĐÔNG ANH ĐẾN NĂM 2015
3.1.1. Bối cảnh kinh tế
Dự thảo “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015” dự báo tình hình thế
giới trong giai đoạn này hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cũng có
những phức tạp. Khủng hoảng chính trị tại một số quốc gia Bắc Phi và Trung Đông tác động
mạnh đến giá dầu. Tình hình tài chính, tiền tệ, lạm phát vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ
khủng hoảng nợ công lan rộng. Những tác động về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên
thế giới vẫn diễn biến khó lường. Thảm họa động đất và môi trường tại Nhật Bản sẽ có tác

động đến sản xuất trong chuỗi giá trị của các tập đoàn Nhật Bản, đến dòng vốn đầu tư và thị
trường nguyên, nhiên liệu thế giới, trong đó sẽ tác động trực tiếp tới thu hút vốn FDI, ODA,
thị trường xuất khẩu và lao động của Hà Nội. Thành phố Hà Nội đặt kế hoạch tăng trưởng GDP
trung bình giai đoạn 2011-2015: 12 - 13%/năm. Trong đó: Dịch vụ: 12,2 - 13,5%. công nghiệp -
xây dựng: 13 - 13,7%. nông nghiệp: 1,5 - 2,0%. Cơ cấu kinh tế cuối năm 2015: Dịch vụ: 54 - 55%,
công nghiệp - xây dựng: 41 - 42%, nông nghiệp: 3,0-5,0%. GDP bình quân/người cuối năm 2015:
82-86 triệu đồng. Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011 - 2015: 1.400 - 1.500 nghìn tỷ đồng
(tăng trung bình 17,5 - 18,5%/năm). Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân: 14 - 15%.
3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh doanh của Agribank Đông Anh
Tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo đúng nghị định số
41/2010/ND-CP của chính phủ về cho vay “tam nông” và nghị quyết của Hội đồng thành
viên Agriabank Việt Nam đưa tỷ trọng cho vay tam nông chiếm từ 70% - 80% tổng dư nợ chi
nhánh. Về công tác huy động vốn: Tích cực triển khai, đa dạng hóa các hinh thức huy động
vốn, bám sát diễn biến thị trường về vốn và lãi suất huy động để có giải pháp phù hợp thu hút
nguồn vốn. Thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng đa dạng hóa các hình thức
huy động, thời gian huy động phủ hợp với yêu cầu từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể. Mục
tiêu đến năm 2015 nguồn vốn huy động đạt 3.500 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng: Chủ yếu đầu
tư cho vay tam nông, đẩy mạnh cho vay qua tổ tương hỗ theo đúng tinh thần nghị quyết của
hội đồng thành viên Agribank Việt Nam, phần đấu hàng năm tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực
này chiếm từ 70% đến 80% dư nợ toàn chi nhánh. Củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, cho
vay chọn lọc khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng khách hàng, chấm điểm tín dụng để có
cơ cấu đầu tư hợp lý, giả thiểu rủi ro. Tập trung thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, lãi treo,
phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống tỷ lệ cho phép và đưa mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng
đạt 3.300 tỷ vào năm 2015.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
AGRIBANK ĐÔNG ANH
3.2.1. Giải pháp cho hoạt động huy động vốn
Các PGD của Agribank Đông Anh do không có kho tiền nên đầu ngày giao dịch và
cuối ngày giao dịch phải tiến hành điều chuyển tiền về hội sở. Vì vậy các PGD không tiến
hành giao dịch khách hàng đủ 8 tiếng một ngày như quy định. Cần bổ sung, hoàn thiện nhận

diện thương hiệu tại các phòng điểm giao dịch của Agirbank Đông Anh. Bổ sung các biển chỉ
dẫn tại những PGD có mặt tiền nhỏ, tốc độ phương tiện di chuyển trên trục đường cao như
PGD Mai Lâm, Dâu, Liên Hà. Giao dịch viên, cán bộ tín dụng là những người trực tiếp giao
dịch với khách hàng. Vì vậy chi nhánh cần sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp và khoa học theo
hướng trẻ hóa, dễ nhìn, lịch sự, niềm nở, có khả năng ứng xử, giao tiếp với khách hàng tạo
điều kiện thuận tiện, thoải mái, gần gũi cho khách hàng khi quan hệ giao dịch với ngân hàng.
Thành lập một tổ dịch vụ lưu động gồm: lái xe, bảo vệ, giao dịch viên để thu tiền gửi tiết
kiệm hoặc phát tiền vay theo yêu cầu của khách hàng. Sửa chữa, chỉnh trang lại các điểm
giao dịch cho khang trang, đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng trụ sở mới của
Agribank Đông Anh thay thế cho trụ sở cũ xây từ năm 1977 đã xuống cấp và lỗi thời. Tiếp
tục duy trì tổ chức Hội nghị khách hàng hàng năm để tạo sự gắn bó giữa khách hàng và ngân
hàng. Chi nhánh cần nhanh nhạy và chủ động hơn trong công tác áp dụng các hình thức huy
động vốn mới do Agribank Việt Nam phát hành. Ví dụ loại hình tiết kiệm học đường rất phù
hợp với địa bàn PGD Bắc Thăng Long, Nam Hồng, Nguyên Khê nơi các nhiều công nhân các
khu công nghiệp sinh sống và làm việc. Nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn giá rẻ, tuy
nhiên đặc điểm của nguồn vốn này là không ổn định. Nếu chi nhánh duy trì và phát triển
được nguồn vốn không kỳ hạn thông qua số dư các tài khoản thanh toán của công ty và cá
nhân thì chi nhánh sẽ hạ được lãi suất bình quân đầu vào gia tăng lợi nhuận đáng kể. Cơ cấu
kỳ hạn của Agribank Đông Anh xây dựng giai đoạn 2008-2009 cho thấy nhiều bất cập dẫn
đến những thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do độ tuổi trung bình của cán
bộ cao nên một bộ phận cán bộ lớn tuổi không có trình độ ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng
tốt yêu cầu công việc.
3.2.2. Giải pháp cho hoạt động tín dụng
Trong bối cảnh nền kinh tế biến động, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn việc duy
trì mối quan hệ với khách hàng tốt, truyền thống, có lịch sử kinh doanh và quan hệ với ngân
hàng lành mạnh là nên là ưu tiên hàng đầu của Agribank Đông Anh. Căn cứ chủ trương kế
hoạch phát triển của huyện Đông Anh và TP Hà Nội, thường xuyên phân tích, đánh giá, chọn
lọc, chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định những khách hàng tiềm năng, những khách hàng
chiến lược, có năng lực tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh hiệu quả cao, có tín nhiệm
cao trong quan hệ tín dụng, thanh toán để xác lập và duy trì quan hệ tín dụng. Tăng tỷ trọng

cho vay nông nghiệp nông thôn là bước đi đúng đắn theo đúng chủ trưởng của Chính phủ và
chỉ thị hướng dẫn của Agribank Việt Nam. Nguồn vốn cho vay nông nghiệp nông thôn ít,
phân bổ cho nhiều hộ, quản lý thông qua cho vay theo tổ giúp giảm thiểu rủi ro, an toàn về
nguồn vốn, lại được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, giúp ngân hàng an tâm giải ngân
phát triển kinh tế thế mạnh của đất nước. Đánh giá, phân loại khách hàng và chấm điểm tín
dụng là một trong những công việc quan trọng để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay.
Nợ gia hạn là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong hoạt động cho vay, làm
giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh do phải thực hiện trích lập dự phòng rủi
ro tính vào chi phí hoạt động kinh doanh. Trong hai năm trở lại đây, công tác thu hồi nợ đã
được xử lý rủi ro được chi nhánh xử lý rất tốt, bằng việc thành lập tổ thu nợ chuyên trách
thực hiện công tác thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro. Tăng cường và nâng cao chất lượng công
tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ là đòi hỏi tất yếu để nâng
cao chất lượng hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng tại chi nhánh. Nâng cao
năng lực làm việc của cán bộ tín dụng luôn là yêu cầu đặt ra với mọi ngân hàng. Trong những
năm vừa qua, chất lượng cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng của Agribank Đông Anh nói
riêng không ngừng cải thiện. Từ chỗ chỉ có 1 cán bộ là thạc sỹ năm 2008 đến nay chi nhánh
đã có 6 thạc sỹ, trình độ đại học từ 95 đồng chí (77,87%) năm 2008 đến nay đạt 120 đồng chí
(chiếm 80%). Số lượng cán bộ trình độ dưới đại học chỉ còn 20 đồng chí, chủ yếu là những
cán bộ cao tuổi, đảm nhận những chức vụ không chuyên môn như bảo vệ, kiểm ngân…
3.3. KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
AGRIBANK ĐÔNG ANH
Chính phủ cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện cho hoạt động kinh doanh
tài chính – tiền tệ, trong đó có hoạt động của các NHTM bởi tính đặc thù của loại hình này.
NHNN Việt Nam hoạt động theo mô hình trực thuộc Chính phủ, là một cơ quan ngang bộ, có
chức năng là ngân hàng của các ngân hàng, quản lý toàn bộ hệ thống ngân hàng thông qua
các hoạt động như cấp giấy phép kinh doanh tiền tệ cho các ngân hàng trung gian, quy định
thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thanh tra kiểm soát, ấn định lãi suất, lệ phí hoa hồng áp dụng
cho các ngân hàng trung gian, thực hiện tái cấp vốn …. Vì vậy, chỉ khi NHNN có chính sách
hợp lý và cách thức điều hành đúng đắn sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các
NHTM phát triển. Để thuận tiện cho chi nhánh trong công tác phát triển thẻ, Agribank Việt

Nam cần mở rộng những tiện ích của thẻ ghi nợ nội địa Agribank như tham gia liên minh thẻ
One pay để khách hàng có thể thanh toán trực tuyến tại một số website thương mại điện tử
lớn. Liên kết với các đơn vị đặt ATM, POS và EDC để có khuyến mại giảm giá cho khách
hàng sử dụng thẻ nội địa hoặc thẻ quốc tế do Agribank phát hành. Cần bổ sung thêm các lớp
đào tạo đại trà cho giao dịch viên, cán bộ tín dụng. Hiện nay ngoài lớp học nhập ngành mà tất
cả các cán bộ đều được đi học, đa phần đào tạo chuyên môn cán bộ (như kế toán, tín dụng,
kiểm ngân) đều do chi nhánh tự đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm. Về nhận diện
thương hiệu, Agribank Việt Nam cần cử cán bộ chuyên trách giúp đỡ chi nhánh hoàn thiện
nhận diện thương hiệu ban ngày và ban đêm tại hội sở và các PGD nhằm đảm bảo bài bản,
khoa học, hiệu quả cao nhất. Hỗ trợ chi nhánh chăm sóc khách hàng bằng cách thành lập tổng
đài tư vấn trực tiếp qua điện thoại, tổng đài tin nhắn chăm sóc khách hàng trong các dịp lễ tết,
khánh tiết
Cho phép chi nhánh đẩy nhanh tiến độ kế hoạch để bắt tay xây dựng trụ sở làm việc mới,
đồng thời sửa chữa PGD Nguyên Khê đã xuống cấp trầm trọng. Cho phép chi nhánh sáp nhập
PGD số 16 của Agribank Gia Lâm và mở thêm PGD thuộc địa phận xã Việt Hùng nhằm giảm
tải hoạt động kinh doanh, phát huy được hết nguồn nội lực của địa bàn hoạt động.

KẾT LUẬN
Trải qua 24 năm xây dựng xây dựng và phát triển, Agribank Đông Anh là thương hiệu
lớn nhất, có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng tại địa bàn huyện Đông Anh. Phát
huy thành tựu gây dựng trong nhiều thập kỷ, chuyển mình hội nhập với thị trường tài chính
ngày càng phát triển của quốc gia, Agribank Đông Anh phải đương đầu với những thách thức
không nhỏ để hoàn thiện hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, phát triển thương hiệu khi
thị phần bị chia sẻ. Trước thực tế đặt ra, luận văn nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của
Agribank Đông Anh đã phần nào chỉ ra điểm mạnh, tồn tại trong hoạt động kinh doanh của
chi nhánh, đề xuất hướng giải quyết nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết, luận văn đưa ra những khái niệm cần
hiểu về hoạt động kinh doanh ngân hàng mà chủ đạo là hoạt động huy động vốn và cho vay.
Luận văn chỉ ra cơ sở lý thuyết của phương pháp đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng
cũng như mối quan hệ tương hỗ trong hai mảng hoạt động huy động vốn và cho vay.

Quá trình nghiên cứu thực tiễn, tổng hợp số liệu kinh doanh trong 4 năm từ 2008 đến
2011, luận văn đã thống kê một số chỉ tiêu cơ bản nhằm phân tích thực trạng hoạt động kinh
doanh của chi nhánh, chỉ ra những vấn đề tồn tại dẫn đến kết quả kinh doanh giảm sút trong
năm 2009, nhìn nhận hướng khắc phục trong các năm kế tiếp. Đồng thời luận văn cũng đưa
ra phương thức hoàn thiện và phát triển thương hiệu Agribank Đông Anh giai đoạn 2012 –
2015.
Căn cứ vào các luận điểm trong quá trình phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh
của chi nhánh. Luận văn đưa ra hệ thống giải pháp cho hoạt động huy động vốn và cho vay
của chi nhánh, đề xuất kiến nghị với chính phủ, NHNN và Agribank Việt Nam để hoàn thiện
môi trường pháp lý, tài chính, tạo cơ chế ngành rộng mở, tuân thủ pháp luật hỗ trợ chi nhánh
phát huy tối đa lợi thế kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện, do thời gian và năng lực nghiên cứu của tác giả có hạn, luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả hi vọng, luận văn đã đóng góp một phần nhỏ
bé vào quá trình phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh thực tiễn của Agribank Đông Anh,
đưa ra gợi ý có ích cho ban lãnh đạo ngân hàng, đồng thời là tư liệu có giá trị sử dụng về hoạt
động kinh doanh ngân hàng. Trong tương lai, nghiên cứu có thể phát triển mở rộng cho toàn
bộ hệ thống ngân thương mại ở Việt Nam.


References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Ninh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội
2. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Trương Quang Thông (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính, Hà
Nội.
4. Vũ Văn Hoá, Đinh Xuân Hạng (2008), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, Nxb Tài Chính,
Hà Nội .
5. Trần Văn Mậu (2008), Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với cho vay ngắn
hạn các doanh nghiệp vừa và nhỏ
6. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2003,

Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
7. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010,
Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
8. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010,
Quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
9. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh (2008- 2011), Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh
10. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh (2008- 2011), Bảng cân
đối kế toán
11. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh (2008- 2011), Báo cáo
tổng hợp các phòng giao dịch
12. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh (2011), Đề án cơ cấu lại
Ngân hàng No&PTNT Đông Anh
13. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh (2008 - 2011), Thông báo
lãi suất huy động và danh mục các sản phẩm huy động hiện hành
14. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh (2011), Cẩm nang huy
động vốn
15. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh (2011), Sổ tay tín dụng
16. Ngân hàng Nhà Nước (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN
17. Quốc hội khóa 12 (2010), Luật các TCTD 47/2010/QH12
18. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
19. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2011 – 2015
20. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
21. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Giao thông vận tải,
TP.Hồ Chí Minh
22. Nguyễn Kim Anh, Lê Văn Hinh (2011), Kinh tế Việt Nam gần đây – chính sách của
chính phủ và triển vọng, Tạp chí Ngân hàng, Hà Nội

Website

23.
24.
25.






×