1
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ
năm 2000 đến nay
Trần Huyền Trang
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế thế giới
Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Phạm Quang Vinh
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Hệ thống một số cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan hệ thương mại song
phương của Việt Nam và Hàn Quốc. Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Hàn
Quốc - Việt Nam từ năm 2000 đến nay, có so sánh với các giai đoạn trước đó. Đưa ra các
giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương này trong thời gian tới
Keywords: Kinh tế; Quan hệ thương mại; Việt Nam; Hàn Quốc
Content
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia càng ngày càng chú trọng tới việc phát
triển và mở rộng quan hệ song phương cũng như đa phương với các nước láng giềng hoặc cùng khu
vực địa lý với quốc gia mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, chúng ta rất coi trọng các
đối tác ở khu vực ASEAN và Đông Á, trong đó một đối tác quan trọng không thể không nhắc tới là
Hàn Quốc.
Theo dòng lịch sử, quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển trên rất nhiều
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, du lịch nhưng có thể khẳng định kinh tế vẫn luôn là
lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất. Cùng với sự phát triển của hai quốc gia thì quan hệ kinh tế Việt
Nam - Hàn Quốc cũng ngày càng gắn bó mật thiết và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt, sau
mốc sự kiện quan trọng: quan hệ ngoại giao của hai nước chính thức được thiết lập năm 1992, mối
quan hệ kinh tế song phương càng có cơ sở và điều kiện để lớn mạnh. Sau 19 năm chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao, Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có kim ngạch thương mại
lớn nhất đối với Việt Nam, là nguồn đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân. Từ năm 2000 tới
nay, quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia đã có nhiều sự chuyển biến tích cực nhờ
Hiệp định thương mại tự do về hàng hoá giữa ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực từ tháng 7 năm 2007
và Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
2
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ kinh tế song phương Việt Nam -
Hàn Quốc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần sự tháo gỡ như: sự mất cân đối trong cán cân thương
mại song phương, hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở tự do thương mại song phương
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề như nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ thương
mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc là đề tài đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các
học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc. Nhìn chung, các công trình
nghiên cứu đều có sự nhìn nhận, đánh giá xác đáng về mối quan hệ kinh tế song phương của hai
quốc gia trong những thời kỳ khác nhau. Các nghiên cứu đã phân tích thực trạng mối quan hệ
thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, những yếu tố tác động, những diễn biến trong tình hình mới để
từ đó đề xuất ra các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác kinh tế này.
Có thể nêu ra đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và được đánh giá cao về đề tài này
như:
- “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á” do Đỗ Hoài Nam,
Ngô Xuân Bình, Sung - Yeal Koo chủ biên và được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm
2005.
- “Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc”,
PGS. TS. Ngô Xuân Bình, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á.
- “Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ
thương mại Việt Nam-Hàn Quốc” do ThS Phạm Thị Cải chủ nhiệm đề tài, Viện nghiên cứu Thương
mại (2008).
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có những bài báo, những bài viết nghiên cứu
khoa học về quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và Hàn Quốc theo số liệu cập nhật của từng thời kỳ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là dựa trên những số liệu cập nhật, những đánh giá xác đáng của các
nhà nghiên cứu đi trước và sự nghiên cứu của bản thân để đưa ra một sự phân tích đầy đủ về quan
hệ thương mai giữa Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay và đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp cho những vấn đề còn tồn tại giúp cho quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng
tốt đẹp và gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể hoàn thành mục đích nghiên cứu của mình, đề tài cần giải quyết một số nhiệm vụ
sau:
- Hệ thống một số cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan hệ thương mại song phương của Việt
Nam và Hàn Quốc.
3
- Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam từ năm 2000 đến
nay, có so sánh với các giai đoạn trước đó.
- Nêu ra các giải pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc
trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay - giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp
trên phạm vi toàn cầu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn được áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng dữ liệu được thu thập
chủ yếu từ các nguồn tư liệu thứ cấp: sách, tạp chí, nghiên cứu khoa học, số liệu thống kê của Tổng
cục thống kê, Tổng cục hải quan
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, tổng hợp,
phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu của mình.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn được ra đời với mong muốn đóng góp một số nét mới sau:
- Cập nhật số liệu về tình hình thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc cùng nhiều sự
phân tích, làm rõ bản chất của hoạt động thương mại giữa hai quốc gia từ năm 2000 tới nay và dự đoán
xu thế phát triển trong thời gian tới.
- Đề xuất một số giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại của hai quốc
gia: Việt Nam và Hàn Quốc.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt, danh mục các
bảng, danh mục các hình vẽ, đồ thị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc.
- Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay.
- Chƣơng 3: Triển vọng phát triển và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn
Quốc trong thời gian tới.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - HÀN QUỐC
1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc:
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế
Khái niệm: Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và
hàng hóa vô hình) giữa các nước với nhau dưới hình thức mua, bán hoặc trao đổi đền bù có ngang
giá. Thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động: xuất nhập khẩu (chủ yếu), gia công quốc tế, tái
xuất khẩu và chuyển khẩu, xuất khẩu tại chỗ.
Đặc điểm của thương mại quốc tế (Trang 5-7)
1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia
Thương mại quốc tế mang trong mình nhiệm vụ, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của các quốc gia:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước. Thông qua
hoạt động xuất, nhập khẩu các quốc gia tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình để buôn bán với các
nước khác, đem lại nguồn ngoại tệ lớn để phục vụ trở lại quá trình kinh doanh, mở rộng sản xuất.
Đồng thời, thông qua việc nhập khẩu máy móc, công cụ hiện đại của các nước có nền công nghiệp
đi trước, các nước đi sau có thể đi tắt đón đầu, thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước với thời gian ngắn hơn, hiệu quả cao hơn.
- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước như: vốn, việc
làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả
- Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động thương mại quốc tế, góp
phần xây dựng quan hệ kinh tế - chính trị tốt đẹp của các quốc gia. Tổ chức quá trình lưu thông
hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài.
- Nâng cao vị thế quốc gia và mang lại lợi ích cho các đối tượng tham gia.
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập KTQT thông qua thương mại quốc tế.
Đối với các quốc gia đang phát triển, vai trò của thương mại quốc tế đóng vai trò đặc biệt hơn
cả. Thương mại quốc tế giúp những nước đang phát triển có thể xuất khẩu những mặt hàng thế
mạnh của mình, đưa hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia đem về nguồn ngoại tệ lớn, từ đó có
được lợi nhuận để nhập khẩu những mặt hàng cần thiết phục vụ việc tái đầu tư, mở rộng sản xuất.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa sẽ có được giá trị cao hơn so với việc bán mặt hàng đó tại
thị trường trong nước. Thương mại quốc tế còn mở rộng phạm vi trao đổi hàng hóa cho các nước
đang phát triển, giúp giảm bớt rủi ro khi nền kinh tế của một số đối tác thương mại lớn bị suy yếu.
Ngoài việc giao thương, thương mại quốc tế còn giúp các nước đang phát triển có cơ hội tiếp thu
những công nghệ hiện đại của các nước khác thông qua hình thức chuyển giao công nghệ hoặc đầu
tư trực tiếp, gián tiếp.
5
1.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới thương mại quốc tế
Quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố
này có sự liên hệ mật thiết với nhau và cùng tác động qua lại tới quan hệ ngoại thương giữa các
quốc gia. Các yếu tố đó bao gồm:
- Yếu tố chính trị
- Yếu tố địa lý
- Yếu tố về chính sách kinh tế
- Rào cản thương mại. Hiện nay, các nước đang sử dụng rất nhiều công cụ làm rào cản hoạt
động thương mại quốc tế, nhưng tựu chung lại có hai nhóm công cụ chính là: Thuế quan và phi thuế
quan.
+ Hàng rào thuế quan: Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng
hóa đi qua khu vực hải quan của một nước.
+ Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương
mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng. Hàng rào phi thuế quan thường
được áp dụng đối với hàng nhập khẩu.
1.1.4 Một số lý thuyết thương mại quốc tế liên quan (Trang 14-16)
- Mô hình Ricardo:
- Mô hình Heckscher-Ohlin:
- Mô hình lực hấp dẫn:
- Lý thuyết thương mại mới:
1.2 . Cơ sở thực tiễn của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc:
1.2.1. Khái quát về thị trường Việt Nam
1.2.1.1 Thông tin chung về địa lý, xã hội, kinh tế Việt Nam
Địa lý, xã hội (Trang 15-16)
Kinh tế
Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế tập trung tương tự nền kinh tế của
các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam
gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng
nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt
Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng
9% hàng năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm
1994. Giai đoạn 2003-2009 nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước (Số liệu
bảng 1.1 – trang 18). Trong năm 2010, kinh tế vĩ mô của Việt Nam khá ổn định và hoàn thành được
các chỉ tiêu lớn: tăng trưởng kinh tế, GDP đảm bảo tăng trưởng trên 6,78%; nhập siêu ở mức 17,3%
so với xuất khẩu, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch; chi tiêu ngân sách cũng ở mức thấp so với năm
trước
6
Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng có sự dịch chuyển tích cực theo hướng công nghiệp hóa: tỉ trọng nông
nghiệp trong GDP giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,6% năm 2006. (Ngành công nghiệp và
dịch vụ đóng góp tới hơn 90% tổng tăng trưởng GDP năm 2007).
Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhưng do tình trạng tham
nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức cao của thế giới cộng với các khó khăn về
vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với
hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường
nên ảnh hưởng tới sự tin cậy của các đối tác. Năm 2011, ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn
cầu, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn về lĩnh vực kinh tế: lạm phát gia tăng, chỉ số giá tiêu dùng
cao, thất nghiệp. Nhưng những tín hiệu thị trường đã cho thấy các công cụ kinh tế của Đảng và nhà
nước bắt đầu phát huy tác dụng.
1.2.1.2 Quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam
Ý thức được vai trò của hợp tác quốc tế trong việc phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam đã
xây dựng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo các văn kiện của
Đại hội Đảng các kỳ, ta có thể thấy rõ đường lối phát triển kinh tế và đối ngoại của Việt Nam có sự
thay đổi và phát triển rõ rệt:
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng CS Việt Nam (1986)
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng CS Việt Nam (1991)
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng CS Việt Nam (6/1996)
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng CS Việt Nam (2001)
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng CS Việt Nam (2006):
- ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CS Việt Nam (1/2011)
Xuất phát từ định hướng của Đảng và Chính phủ, Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới rộng lớn. Việt Nam luôn phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy của các nước,
mở rộng hơn nữa sự hợp tác toàn diện với tất cả các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam
đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 quốc gia thuộc tất cả các châu lục. Việt Nam cũng là thành
viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam
đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ.
Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua
việc tổ chức thành công nhiều hội nghị mang tầm cỡ quốc tế và khu vực tại Việt Nam cũng như
nhiều vị trí quan trọng mà Việt Nam đang đảm trách.
Thông qua số liệu tại bảng 1.2: Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo nƣớc và vùng lãnh
thổ giai đoạn 2002 - 2009 (Trang 23) và bảng 1.3: Trị giá nhập khẩu hàng hoá phân theo nƣớc
và vùng lãnh thổ giai đoạn 2002 - 2009 (Trang 24), chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi trong quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác lớn: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức
7
0.0
2000.0
4000.0
6000.0
8000.0
10000.0
12000.0
Triệu
đô la Mỹ
Philippine Hàn Quốc Thụy Sỹ Mỹ
Tên nước
10 QUỐC GIA CÓ TRỊ GIÁ NHẬP KHẨU HÀNG
HÓA LỚN NHẤT TỪ VIỆT NAM NĂM 2009
Biểu đồ 1.1: 10 quốc gia có trị giá nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ Việt Nam năm 2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn)
Xét về quan hệ hợp tác, Việt Nam và Hàn Quốc đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong
thời gian dài trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, lao động Trong lĩnh vực
thương mại song phương, tuy Hàn Quốc chưa phải là quốc gia đứng đầu tại thị trường Việt Nam
song luôn là bạn hàng đáng tin cậy, đầy tiềm năng và qua các phân tích ở trên, Hàn Quốc đã thể
hiện sự bứt phá của mình, hứa hẹn sự hợp tác kinh tế tốt đẹp trong thời gian tới.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN - Hàn Quốc đã, đang và sẽ mang lại nhiều lợi ích
cho Việt Nam và Hàn Quốc, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, tô
đậm hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.2.2. Khái quát về thị trường Hàn Quốc
1.2.2.1 Thông tin chung về địa lý, xã hội, kinh tế Hàn Quốc
Địa lý, xã hội (Trang 25-26)
Kinh tế
Hàn Quốc có nền kinh tế đứng thứ 3 ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới. Sau cuộc chiến tranh
Triều Tiên, nước này đã xây dựng từ một nước nghèo đói thành một trong những nền kinh tế phát
triển hàng đầu, thường được mọi người biết đến như "Kỳ tích sông Hàn".
Vào giữa những năm 90, cùng với Hongkong, Singapore và Đài Loan, Hàn Quốc được coi là
con rồng Châu Á nhờ vào tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh và mức sống cao hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên nó cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 1997, 1998. Với sự trợ giúp từ IMF, Hàn Quốc đã vượt qua khủng hoảng và đạt được
nhiều thành công.
Ngày nay, Liên hợp quốc đã xếp Hàn Quốc vào nước có nền kinh tế thịnh vượng và nước này
được vào cả hai bảng xếp hạng các nước phát triển của CIA và IMF. Nằm trong top 20 nền kinh tế
8
lớn nhất, nước này đã tạo ra nhóm các nước công nghiêp G20. Thêm vào đó, sự bùng nổ kinh tế đã
giúp duy trì tỷ lệ thất nghiệp của nước này thấp nhất thế giới cũng như tạo ra sự tương đối bình
đẳng trong thu nhập.
1.2.2.2 Quan hệ thương mại quốc tế của Hàn Quốc
Một trong những đặc điểm nổi bật của Hàn Quốc là nền kinh tế của nước này phụ thuộc chặt
chẽ vào thương mại quốc tế. Trong năm 2007, tổng giá trị buôn bán chiếm đến 76% tổng thu nhập
quốc dân (GDP) của cả nước, so với 10% trong những năm 70. Đến nay, Hàn Quốc đã có quan hệ
ngoại giao với 186 nước trong số 191 nước trên thế giới. Hàn Quốc thực hiện chính sách đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, coi trọng quan hệ với các nước đồng minh (Mỹ, Nhật Bản ); quan
hệ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; đồng thời, Hàn Quốc coi trọng quan hệ với các
nước Đông Nam Á, hoạt động tích cực trong khuôn khổ cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn An
ninh khu vực (ARF) và Cấp cao Đông Á. Hàn Quốc đã ký kết hiệp định thương mại tự do với nhiều
quốc gia: Chile, Singapore, Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ. Mới đây nhất, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hàn Quốc và
Liên minh Châu Âu (EU).
Những nhà nhập khẩu lớn nhất của nước này là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông
và các thị trường: Singapore, Đài Loan, Ấn Độ, Đức, Việt Nam và Indonesia. Trong đó các đối tác
thương mại tự do như Chile, Singapore, ASEAN và Ấn Độ đã có mức tăng trưởng khá cao sau khi
ký kết FTA. Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu những mặt hàng như: máy móc, thiết bị điện tử, dầu, khí
gas tự nhiên, thép, chất bán dẫn và máy vi tính Hiện nay, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ các
nước: Trung Quốc, Nhật Bản , Hoa Kỳ , Ả Rập Saudi và UAE.
9
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
2.1 Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn trƣớc năm 2000
2.1.1 Giai đoạn trước năm 1992
Việt Nam và Hàn Quốc có lịch sử giao lưu văn hóa – kinh tế từ thế kỷ XIII, tuy nhiên đã bị
gián đoạn một thời gian dài kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Thời kỳ trước năm 1975, Hàn
Quốc có quan hệ ngoại giao, kinh tế quân sự với chính quyền Sài Gòn, đưa quân sang Việt Nam
tham chiến. Từ năm 1975 đến năm 1982, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư
nhân qua trung gian và từ năm 1983 bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một số quan hệ phi
chính phủ. Như vậy, kể từ sau năm 1980, hai nước mới bắt đầu thực sự mở rộng các quan hệ kinh tế
mặc dù cũng chỉ mới dừng lại ở hoạt động thương mại và đầu tư. Đến năm 1987, nền kinh tế Hàn
Quốc bắt đầu bước vào một thời kỳ phát triển mới – thời kỳ của dân chủ hóa, tư nhân hóa và tự do
hóa mạnh mẽ. Cùng với các nước Đông Nam Á, Việt Nam được Hàn Quốc quan tâm như là một
khu vực dân cư đông đúc, giá lao động rẻ, giàu tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển kinh tế
tuy lạc hậu hơn nhưng đang có xu hướng hướng ngoại.
Giai đoạn 1981-1991, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc chưa đạt được nhiều
kết quả đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam chỉ đạt 45 triệu USD trong khi
kim ngạch nhập khẩu là 24,53 triệu USD. Hàn Quốc đã xuất khẩu sang Việt Nam một số mặt hàng
như: phân bón, tivi, xi măng, hàng dệt may trong khi đó Việt Nam lại xuất khẩu sang Hàn Quốc các
mặt hàng như: than, gỗ và sắt phế liệu. Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như: Samsung, Deawoo,
Hyundai bước đầu đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nhiều công ty đã bắt đầu đặt quan hệ
hợp tác về thương mại với các doanh nhân Việt Nam.
Bảng 2.1: Kim ngạch XNK Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 1983-1991 (Trang 35) đã cho
thấy khá rõ hai đặc trưng trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn này: quan hệ
thương mại có xu hướng phát triển và tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trên tổng kim ngạch hai chiều
tương đối lớn.
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1999
Vào ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại
giao cấp Đại sứ. Cùng ngày, Hàn Quốc khai trương Đại sứ quán tại Hà Nội và vào ngày 19/11/1993
Hàn Quốc khai trương Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, năm 1992 chính
là cột mốc quan trọng nhất trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc và là tiền đề
cho sự phát triển tốt đẹp của giữa hai quốc gia giai đoạn về sau.
Thời kì tăng trưởng nhanh mở đầu bằng năm 1991, những năm tiếp theo kim ngạch ngoại
thương hai nước tiếp tục tăng với nhịp độ cao và đạt đến 1545 triệu USD vào năm 1995. So với
10
năm 1991, kim ngạch thương mại hai chiều năm 95 tăng lên 5.5 lần. Đây là con số rất khả quan, vì
thời gian này Việt Nam cũng mới xóa bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường do đó
thị trường trong nước chưa thực sự phát triển đầy đủ.
Nửa cuối thập kỉ 90, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tác động
đến cả Việt Nam và Hàn Quốc, nên ngoại thương hai chiều sau khi tăng đến mức cao nhất vào năm
1997 với 1843 triệu USD, đã giảm 10.4% chỉ đạt 1652 triệu USD vào năm 1998 khiến ngoại thương
của Hàn Quốc với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng khá lớn.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế, thương mại và sự hợp tác Việt
Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực đã có bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 1992-1999, Hàn
Quốc trở thành một trong năm bạn hàng mậu dịch lớn của Việt Nam. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của
Việt Nam sang Hàn Quốc trong giai đoạn này đã có những chuyển biến tích cực - tỉ trọng hàng
nguyên liệu thô và nhiên liệu giảm dần, hàng chế tạo tăng dần, ban đầu là hàng chế tạo dựa trên
nguyên liệu và có hàm lượng lao động cao, sau chuyển sang hàng chế tạo có hàm lượng công nghệ
trung bình.
2.2 Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay
2.2.1 Các chính sách ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
2.2.1.1 Các chính sách thương mại từ phía Việt Nam
Các công cụ chính sách thương mại
Năm 1998 Việt Nam ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu đầu tiên. Biểu thuế của Việt Nam
được hoàn thiện năm 1991 và bắt đầu được hài hoà hoá theo hệ thống HS năm 1992. Và năm 2003
đã có ban hành Biểu thuế mới tuân thủ theo nguyên tắc phân loại hồ sơ của tổ chức Hải quan thế
giới (WCO) và sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có biểu thuế phù hợp với cam kết khi gia nhập
WTO.
- Các hàng rào phi thuế quan
- Các hàng rào kỹ thuật
- Tiêu chuẩn môi trường
- Các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs)
Quyền kinh doanh ngoại thương
Nhà nước cho phép mọi doanh nghiệp trong nước có giấy phép kinh doanh mà không cần có
giấy phép xuất nhập khẩu. Từ năm 2001, Nhà nước lại cho phép thương nhân (công ty và cá nhân)
được xuất nhập khẩu hầu hết các mặt hàng không phụ thuộc vào ngành hàng đã đăng ký ngoại trừ
các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu theo giấy phép và hàng hoá thuộc diện quản lý của các Bộ
chuyên ngành.
Kể từ khi gia nhập WTO, Nhà nước Việt Nam dành quyền kinh doanh đầy đủ cho tất cả các cá
nhân và doanh nghiệp nước ngoài (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) không muộn
11
hơn ngày 01/01/2007, ngoại trừ đối với một số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế “Thương
mại Nhà nước”.
Cơ chế quản lý ngoại hối (Trang 43-44)
2.2.1.2 Các chính sách thương mại từ phía Hàn Quốc
Hàn Quốc tham gia Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào ngày
14/07/1967 và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 01/01/1995
cùng với thời điểm tổ chức này được thành lập. Là một thành viên của GATT và sau này là WTO,
Hàn Quốc tham gia đầy đủ vào các cuộc đàm phán đa phương về tự do hóa thương mại kể từ vòng
đàm phán Tokyo.
Thuế quan:
Hệ thống thuế quan của Hàn Quốc có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Các mức thuế cam kết trong phạm vi WTO có xu hướng cao hơn mức áp dụng thực tế.
- Có sự leo thang thuế.
- Khoảng 61% số dòng thuế (hầu hết trong số này là hàng công nghiệp) chịu mức thuế suất
8% (đối với những nước thành viên WTO chỉ còn 2-2,5%). Thuế suất vẫn còn rất cao đối với nhiều
mặt hàng nông sản và thủy sản có giá trị cao, thường từ 30-100% (nếu là thành viên WTO, mức
thuế suất có thể được giảm xuống còn 20-30%, một số mặt hàng còn 40%).
- Hàn Quốc áp dụng “thuế suất điều chỉnh” theo Mã hài hoà HS 4 số với mức thuế suất ± 40%
để đối phó với việc gia tăng hàng nhập khẩu và hạn ngạch thuế quan với khoảng 70 mặt hàng (trong
đó có 20 mặt hàng nông sản) để bình ổn thị trường hàng hóa trong nước.
- Thực hiện rộng rãi chế độ ưu đãi thương mại và miễn giảm thuế quan đối với nhiều đối tác
nước ngoài, theo các thỏa thuận như Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu, hiệp định Bangkok, các
ưu đãi thuế quan đối với các nước đang và chậm phát triển, các dự án đầu tư vào Hàn Quốc.
Các biện pháp phi thuế quan:
- Về giấy phép nhập khẩu và yêu cầu nhập khẩu đặc biệt:
- Hệ thống tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật:
- Yêu cầu về dán nhãn và ký mã hiệu
- Các biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật:
- Về thủ tục hải quan:
Kiểm soát ngoại hối:
Luật Giao dịch ngoại hối năm 1998 đã tự do hóa việc kiểm soát ngoại hối, nới lỏng các hạn
chế đối với việc di chuyển vốn. Qúa trình này được thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ
01/04/1999 thực hiện 5 thay đổi chính là đưa ra danh mục các giao dịch cấm thực hiện, tự do hóa
các giao dịch liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức tài chính.
Giai đoạn 2 được thực hiện từ 01/01/2001 tiến hành tự do hóa phần lớn các giao dịch còn lại trên tài
khoản vốn mà chưa được tự do hóa ở giai đoạn 1.
2.2.2 Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc
12
Cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu rất cao với Hàn Quốc trong
các năm qua. Năm 2010, Nhập siêu từ Hàn Quốc chỉ xếp sau Trung Quốc với mức thâm hụt là 6,67
tỷ USD, tăng 36,8% so với năm 2009 và gấp hơn hai lần xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
này. Chỉ trong tháng 01/2011, mức thâm hụt thương mại với Hàn Quốc cũng đã lên tới 0,55 tỷ
USD.
Nếu nhìn vào cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc thì thấy việc nhập siêu chủ yếu có liên
quan đến nhập khẩu các nhóm hàng hóa nguyên liệu mà Việt Nam chưa sản xuất được và sử dụng
làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các loại sản phẩm xuất khẩu sang thị trường khác. Ngoài ra,
còn phải kể đến lý do Việt Nam nhập khá nhiều hàng hóa xa xỉ của Hàn Quốc như ôtô, điện thoại,
mỹ phẩm, quần áo…
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại
giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2005-2010 và tháng 1/2011
Ghi chú: Tỷ trọng so với chỉ tiêu đó của cả nước, từ năm 2008, thực hiện thống kê hàng hóa nhập
khẩu theo nước xuất xứ thay cho thống kê theo nước đối tác.
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2011)
2.2.3 Cơ cấu hàng hóa trong hoạt động thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc.
2.2.3.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc
Việt Nam chưa phải là quốc gia có thị phần lớn trong lĩnh vực xuất khẩu tại thị trường Hàn
Quốc và các mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, sơ chế,
thủ công chưa đem lại nguồn lợi lớn. Đây là thực trạng chung tại tất cả các thị trường xuất khẩu
của Việt Nam, không riêng gì thị trường Hàn Quốc. Qua số liệu tại Bảng 2.2: Kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa cùa Việt Nam sang Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2011 (Trang 52-53), chúng ta
thấy rằng những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Hàn Quốc vẫn là những mặt hàng
xuất khẩu truyền thống: dầu thô, hàng dệt may, hàng thủy sản, than đá, gỗ và các sản phẩm từ gỗ
13
Một số hàng hóa có tốc độ tăng trưởng mạnh trong thời gian vừa qua: Giày dép, thuỷ tinh và
các sản phẩm từ thuỷ tinh, sản phẩm từ chất dẻo, hàng dệt, may và cao su. Ngược lại, một số mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2011 có độ suy giảm: Quặng và
khoáng sản, sản phẩm gốm, sứ.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mang tính chất không ổn định qua các năm. So với cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ XXI, hàng hóa Việt Nam đã có nhiều
chuyển biến tốt, đặc biệt là hưởng lợi từ các cam kết trong AKFTA. Chúng ta cần chú trọng vào
việc phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ, chế biến cao, đẩy mạnh xuất khẩu những hàng
hóa này mới mong có được nguồn thu nhập cao và ổn định.
2.2.3.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc trong những năm qua bao gồm: sắt
thép các loại, vải các loại, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, xăng dầu các loại, ôtô nguyên chiếc
các loại, linh kiện & phụ tùng ôtô, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính và sản phẩm điện tử Số liệu
cụ thể tại Bảng 2.3: Kim ngạch và tốc độ tăng của một số mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu
từ Hàn Quốc năm 2010 (Trang 56-57). Tóm lại, nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam khá tập
trung vào nhóm một số mặt hàng công cụ sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu, bán thành
phẩm và vật tư cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.
2.2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc từ năm
2000 đến nay.
2.2.4.1 Những thành tựu đã đạt được trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn
Quốc.
Đặc điểm đặc trưng nhất trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc là kim ngạch trao
đổi được gia tăng liên tục và Việt Nam luôn ở tình trạng nhập siêu. Năm 2010, Hàn Quốc đã chính
thức vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường lớn thứ 2 trên thế giới cung cấp hàng hoá sang thị
trường Việt Nam (chỉ xếp sau Trung Quốc). Nhập khẩu hàng hoá từ Hàn Quốc ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam.
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu thƣơng mại hàng hóa chính giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ
năm 2005 đến năm 2010
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
2010
NK từ
HQ
Tổng kim ngạch (tỷ USD)
3,6
3,87
5,33
8,05
6,98
9,76
Tỷ trọng (%)
9,8
8,7
8,5
10,0
10,0
11,5
XK sang
HQ
Tổng kim ngạch (tỷ USD)
0,63
0,84
1,25
1,78
2,06
3,09
Tỷ trọng (%)
2,0
2,2
2,6
2,9
3,7
4,3
XNK
Tổng kim ngạch (tỷ USD)
4,23
4,71
6,59
9,84
9,00
12,85
Tỷ trọng (%)
6,2
5,6
6,0
6,9
7,1
8,2
14
Ghi chú: Tỷ trọng so với chỉ tiêu đó của cả nước, từ năm 2008, thực hiện thống kê hàng hóa nhập
khẩu theo nước xuất xứ thay cho thống kê theo nước đối tác.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu với Hàn Quốc, Việt Nam đã có cơ hội nhập khẩu máy
móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của nước ta sang Hàn Quốc chủ
yếu là nông lâm thủy sản và hàng công nghiệp dệt may, da giày đây là những mặt hàng có hàm
lượng lao động cao, do đó đã tạo việc làm cho rất nhiều lao động, giải quyết nạn thất nghiệp và tăng
thu nhập cho người lao động.
Về phía Hàn Quốc, mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam góp phần tích cực trong việc
khai thác lợi thế và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Hàn Quốc.
2.2.4.2 Những tồn tại trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc.
Trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc, ngoài những thuận lợi chúng
ta còn thấy có những khó khăn tồn tại bên trong. Thứ nhất là khoảng cách trong trình độ phát triển
kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn quá xa. Thứ hai, trong hoạt động buôn bán với Hàn Quốc,
Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng gia tăng mặc dù kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc có tốc độ cao và tương đối ổn định. Mặt khác tỉ trọng kim
ngạch ngoại thương của Việt Nam trong tổng kim ngạch ngoại thương của Hàn Quốc vẫn là một
con số khá khiêm tốn vì tình trạng nhập siêu. Hàng hóa Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu
cho mình, nhiều khi được biết đến như một sản phẩm của quốc gia khác, vì thế hàng hóa Việt Nam
mới không thể thâm nhập sâu vào thị trường Hàn Quốc, mặc dù đã có chỗ đứng tại các thị trường
khó tính hơn như: Mỹ, EU, Nhật Bản
2.2.4.3 Bài học kinh nghiệm
Muốn quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia tốt đẹp trước hết chúng ta phải xây dựng chiến lược
hợp tác dài hạn với Hàn Quốc. Thực hiện gia tăng hợp tác với Hàn Quốc theo phương châm đa tầng
cấp và nhiều phương diện nhằm tạo sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau sâu và rộng trong các giới và các
cấp khác nhau. Ngoài ra để thoát khỏi tình trạng nhập siêu như hiện nay thì chính phủ Việt Nam cần
đưa ra chính sách tích cực, khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia vào quá trình sản
xuất hàng xuất khẩu tới thị trường này. Bên cạnh đó công tác nghiên cứu thị trường cần được tiến
hành một cách bài bản và có hệ thống, bên cạnh các hoạt động cung cấp thông tin về thị trường, tổ
chức hội chợ, triển lãm hay giới thiệu sản phẩm.
Bên cạnh nhiệm vụ của Chính phủ và các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp xuất khẩu sang
trường Hàn Quốc cũng phải rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm trong việc đảm bảo chất
lượng hàng hóa đáp ứng được yêu cầu thị trường cũng như nâng cao và giữ vững thương hiệu cho
hàng hóa của mình. Các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao vai trò và vị thế của hiệp hội ngành
hàng, coi đây là tổ chức tiên phong, đưa ra những định hướng đúng đắn cho toàn ngành.
15
CHƢƠNG 3:
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Triển vọng phát triển của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian
tới
Việt Nam và Hàn Quốc được coi là hai quốc gia có triển vọng tăng trưởng nhất trong khu vực
châu Á. Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại hai nước đã
tăng trưởng mạnh và bền vững. Quy mô trao đổi thương mại hai nước liên tục tăng lên kể năm 1992
đến nay.
Hai nước đã có quan hệ thương mại song phương tốt đẹp trong thời gian dài nên chúng ta có
thể tin tưởng và hy vọng vào sự hợp tác của hai nước sẽ có bước tiến nhảy vọt tiếp theo không chỉ
về mặt kinh tế mà còn trên các mặt: chính trị, văn hoá xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật… Trong
những năm tới, vai trò, vị trí quan trọng của Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục được khẳng định trên
trường quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Với triển vọng đó, dự báo đến năm 2015, kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ tăng từ 11 tỉ
USD năm 2010 lên 20 tỉ USD. Hàn Quốc tiếp tục công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam;
cũng như thỏa thuận thành lập Tổ công tác chung để thúc đẩy hiệp định thương mại tự do song
phương Việt Nam - Hàn Quốc.
3.2 Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian
tới.
3.2.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước (Trang 70-79)
3.2.1.1 Củng cố và hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại song phương Việt Nam - Hàn
Quốc
3.2.1.2 Tăng cường công tác xúc tiến thương mại song phương
3.2.1.3 Tăng cường công tác nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường
3.2.2 Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp (Trang 79-85)
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường
3.2.2.2 Xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của doanh nghiệp
3.2.2.3 Thành lập và củng cố vai trò của hiệp hội ngành hàng
KẾT LUẬN
Trải qua chặng đường gần 20 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, tuy chưa phải là
thời gian dài, song nó đã ghi nhận những thành tựu to lớn trong quan hệ song phương giữa Việt
Nam và Hàn Quốc. Lĩnh vực thương mại cùng với các lĩnh vực khác như: đầu tư, lao động, giáo
dục, dịch vụ, khoa học kỹ thuật giữa hai quốc gia luôn có sự phát triển vượt bậc, năm sau cao
hơn năm trước. Trong hoạt động trao đổi hàng hóa, kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều luôn
gia tăng, kể cả trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay: biến động của thị
trường tài chính, ảnh hưởng của các cuộc xung đột vùng Trung Đông và thời tiết khí hậu ảnh
hưởng làm thiếu nguyên liệu cho các ngành chế biến nông sản. Từ năm 1992 đến nay, tốc độ
tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao và chỉ thấp hơn kim ngạch nhập khẩu chút ít,
chứng tỏ mức độ gia tăng xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc của Việt Nam khá lớn. Hàng hóa
trao đổi giữa hai nước ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng.
Những thành tựu này góp phần khẳng định rằng mối quan hệ song phương giữa hai
nước đang rất tốt đẹp và thể hiện sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của hai bên dựa trên
những lợi thế so sánh nhất định. Xét về nhiều mặt, hai nền kinh tế Hàn Quốc và Việt Nam có
tính bổ sung cho nhau rõ rệt. Quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa hai quốc gia sẽ là điều kiện tuyệt
vời để cả hai nước phát triển. Bên cạnh việc ghi nhận những thành tựu đạt được, chúng ta
cũng cần thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế trong quan hệ thương mại song phương Việt
Nam – Hàn Quốc: tình trạng nhập siêu của Việt Nam, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chưa hợp lý
và phát huy hết tiềm năng của hai nước
Hai quốc gia đều hiểu rằng những lợi thế về mặt tự nhiên, xã hội là do thiên nhiên ban
tặng và chúng đang bị giảm dần ý nghĩa trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Do đó, chỉ
có bắt tay hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần đôi bên cùng có lợi thì cả hai mới có thể đạt
được những mục đích to lớn của mình. Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách
thức, không quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa, nếu quốc gia nào không
thích ứng được thì sẽ bị đào thải khỏi tiến trình chung của nhân loại. Chính phủ Việt Nam và
Hàn Quốc đã, đang và sẽ nỗ lực hơn nữa để đưa mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia lên tầm
cao mới, ngày càng sâu sắc, toàn diện và tốt đẹp hơn.
References
Tiếng Việt
17
1. Begg, David; Fischer, Stanley; Dornbusch, Rudiger (Tái bản lần thứ 8 - 2011), Kinh
tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Thương mại song phương Việt Nam -
Hàn Quốc: Đối tác chiến lược trong phát triển nông nghiệp.
3. Lê Văn Bàng (2002), Mười năm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc rộng đường tiến xa,
NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Ngô Xuân Bình (2005), Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh
tế Việt Nam - Hàn Quốc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
5. Phạm Thị Cải (chủ nhiệm đề tài) (2008), Tác động của Hiệp định thương mại tự do
ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc, Viện nghiên cứu
Thương mại.
6. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Hội thảo Hàn Quốc học khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương lần thứ IX: Hàn Quốc học từ góc nhìn Châu Á.
7. Dương Phú Hiệp (1999), Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Trần Văn Hóa, Nguyễn Văn Lịch (2006), Hiệp định thương mại tự do ASEAN + 3 và
tác động tới kinh tế - thương mại Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.
9. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2007), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao
Động - Xã Hội, Hà Nội.
10. Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình, Sung - Yeal Koo (2005), Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn
Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Hồng Nhung (chủ nhiệm đề tài) , Phạm Thị Thu; Vũ Quốc Trí; Lương
Hoàng Thái (2004), Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn
Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Kinh tế Chính trị Thế giới
12. Stiglitz, Joseph E. (2009), Nhìn lại sự thần kỳ của các nước Đông Á, Từ điển Bách
khoa
13. Kiến Văn, Nguyễn Anh Dũng (biên dịch) (2009), Hàn Quốc: đất nước - con người,
NXB Thời đại.
Tiếng Anh
14. Dong Myeon Shin (2003), Social and economic policies in Korea: Ideas, networks
and linkages.
15. Harvie, Charles (2003), Korea's economic miracle: Fading or reviving.
16. Jung Keun Sik, Lam Thi My Dzung, Pham Van Quyet (2008), Contemporary
Vietnam and Republic of Korea: A glimpse from both sides, Vietnam National University.
18
17. Singh, Daljit (1995), ASEAN and Korea: Emerging issues in trade and investment
relation, Institude of Southeast Asian studies in Singapore.
Internet
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.