Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quan hệ thương mại việt nam australia thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.25 KB, 22 trang )

Quan hệ thương mại Việt Nam-Australia
Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Quỳnh Vân

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Xuân Thiên
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận thiết lập mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam
- Australia: một số lý thuyết thương mại quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa và các chỉ tiêu
đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam - Australia trong giai đoạn 2005-2011. Làm rõ cơ
sở thực tiễn của mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Australia: chính sách
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; thực tiễn phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam-Australia trong thời gian qua và kinh nghiệm trao đổi thương mại với Australia của
một số quốc gia trong khối ASEAN. Phân tích sự phát triển về quy mô, thị phần thương
mại và thay đổi trong cơ cấu thương mại giữa hai nước trong thời gian 2005-2011.

Keywords: Kinh tế quốc tế; Quan hệ thương mại; Việt Nam; Ôxtrâylia; Úc


Content

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Australia từ năm 1973. Gần 40 năm
qua, quan hệ song phương giư
̃
a Việt Nam và Australia không ngừng được củng cố và phát triển ,


đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, Australia là một trong những đối tác thương mại lớn
của Việt Nam. Tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực ASEAN, trao đổi thương mại
của Việt Nam với Australia vẫn còn khiêm tốn: Việt Nam xếp thứ 5 trong khối ASEAN về kim
ngạch xuất nhập khẩu với Australia, sau Singapore, Malaysia, Thái lan và Indonesia, với khoảng
cách tương đối xa.
Đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam -Australia: Thực trạng và giải pháp” là nghiên
cứu về thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Australia, thời kỳ 2005 - 2011 để đánh
giá các điểm thành công cũng như hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy quan hệ
thương mại song phương hai nước Việt Nam - Australia trong thời gian những năm 2012-
2020.
2. Tình hình nghiên cứu
Có một số nghiên cứu, bài báo, tạp chí,ấn phẩm chuyên ngành trong nước cũng như nước
ngoài đề cập tới mối quan hệ thương mại Việt Nam-Australia nhưng chỉ đề cập tới quan hệ
thương mại Việt Nam-Australia trên bình diện tổng thể chung hay liên quan tới quan hệ thương
mại Việt Nam -Australia trên các khía cạnh xúc tiến thương mại và tác động của AANZFTA
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chưa có công trình nào nghiên cứu riêng đầy đủ về quan hệ
thương mại Việt Nam-Australia dưới góc độ phân tích về quy mô, thị phần thương mại cũng như
cơ cấu thương mại hàng hóa song phương giữa hai quốc gia trên cơ sở sử dụng hệ thống dữ liệu
thống kê thương mại chi tiết và chỉ ra nguyên nhân của thành công cũng như hạn chế trong mối
quan hệ trên. Do vậy, luận văn góp phần giải quyết khoảng trống này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Australia trong thời gian
từ 2005- 2011, phân tích nguyên nhân .
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá song phương Việt Nam -
Australia trong giai đoa
̣
n 2012-2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thiết lập mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam -

Australia.
- Phân tích sự phát triển về quy mô, thị phần thương mại và thay đổi trong cơ cấu thương mại
giữa hai nước trong thời gian 2005-2011.
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế vi mô và vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng quan hệ thương
mại hàng hóa song phương Việt Nam - Australia trong giai đoạn 2012-2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng và các giải pháp phát triển quan hệ thương
mại song phương giữa Việt Nam và Australia.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá song phương Việt Nam - Australia
giai đoạn 2005-2011.
Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại hàng hoá song phương Việt
Nam - Australia cho thời kỳ 2012-2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận cơ bản trong nghiên cứu kinh tế: duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử và logic, áp
dụng phương pháp nghiên cứu so sánh và đối chiếu. Tham khảo và kế thừa các nghiên cứu trong
và ngoài nước đã công bố liên quan tới chủ đề nghiên cứu của luận văn.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Hệ thống hóa một số lý thuyết về thương mại quốc tế và chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ thương
mại song phương Việt Nam - Australia. Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá song
phương Việt Nam - Australia và phân tích nguyên nhân hạn chế và thành công trong thời gian
2005-2011. Đề xuất những giải pháp để thúc đẩy tăng cường quan hệ thương mại song phương
Việt Nam - Australia trong giai đoạn 2012-2020.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chƣơng1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thiết lập quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Australia
Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Australia trong thời kỳ 2005-2011

Chƣơng 3: Triển vọng và các giải pháp nhằm thúc đẩy và tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại
Việt Nam - Australia giai đoạn 2012-2020


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM –
AUSTRALIA

1.1. Một số cơ sở lý luận thiết lập quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Australia
1.1.1. Một số lý thuyết thương mại quốc tế
1.1.1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối cho rằng thương mại quốc tế bắt nguồn từ nguyên tắc phân công
lao động và chuyên môn hóa trong sản xuất. Tiêu chuẩn quyết định sự lựa chọn ngành cần
chuyên môn hóa trong phân công quốc tế là điều kiện tự nhiên về địa lý, khí hậu, nguồn tài
nguyên,… mà riêng quốc gia đó mới có. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối giải thích được một phần
trong hoạt động trao đổi thương mại. Lý thuyết này không giải thích được lý do của trao đổi
thương mại quốc tế trong mọi trường hợp.
1.1.1.2 Lý thuyết lợi thế so sánh(lợi thế tương đối)
Lợi thế so sánh chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản
xuất các sản phẩm khác. Nguồn gốc của thương mại quốc tế được giải thích là do có sự so sánh
giá tương quan của sản phẩm trao đổi giữa hai quốc gia.
Các quốc gia luôn luôn có thể và có lợi khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc
tế mà cụ thể là tham gia vào thương mại quốc tế. Muốn vậy, một quốc gia nên chuyên môn hóa
vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hóa của mình để trao đổi lấy hàng
hóa nhập khẩu từ các nước khác. Lý thuyết lợi thế so sánh ra đời giải thích được rằng tất cả các
quốc gia đều có lợi khi tham gia thương mại quốc tế. Thực tế cho đến nay, lý thuyết lợi thế so
sánh luôn được coi là lý thuyết cơ bản, là lý thuyết quan trọng nhất của kinh tế quốc tế.
1.1.1.3 Lý thuyết Heckscher-Ohlin (H-O)
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lý thuyết lợi thế tương đối đã giải thích được phần lớn nguyên
nhân của thương mại quốc tế. Nhưng tại sao lại có sự khác biệt về giá cả tương đối của hai quốc
gia? Lý thuyết H-O đã mở rộng mô hình thương mại để phân tích nguyên nhân hình thành lợi thế

so sánh và tác động của thương mại quốc tế đối với thu nhập của các yếu tố sản xuất. Nguồn gốc
phát sinh của lợi thế so sánh được chỉ rõ là do sự khác biệt các yếu tố dư thừa tương đối hay
nguồn lực sản xuất vốn có của một quốc gia . Lý thuyết H-O còn giúp thấy được những nhân tố
ảnh hưởng quyết định đến giá cả các YTSX và giá cả sản phẩm so sánh. Vì vậy, nghiên cứu lý
thuyết H-O có thể giúp các quốc gia có định hướng trong chính sách xuất nhập khẩu sản phẩm để
tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất vốn có thông qua thương mại quốc tế.
1.1.2. Một số tiêu chí đánh giá quan hệ thương mại song phương
1.1.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá về quy mô và thị phần thương mại
Quy mô thương mại
Thị phần thương mại
Nhóm chỉ tiêu quy mô và thị phần thương mại cho thấy vị trí và vai trò của hai nước đối với
nhau trong mối quan hệ thương mại song phương và trong mối tương quan với các quốc gia
khác.
1.1.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá về cơ cấu thương mại
a) Phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu
i. Hệ thống phân loại Harmonised commodity description and coding System (HS).
ii. Hệ thống phân loại Trade Import and Export Classification ( TRIEC)
iii. Hệ thống phân loại Broad Economic Categories (BEC)
b)Tiêu chí đánh giá CCTM
Nhóm tiêu chí về lợi ích về kinh tế
Nhóm tiêu chí về mức độ khai thác lợi thế trong thương mại song phương.
Nhóm tiêu chí về chất lượng cơ cấu xuất nhập khẩu.
Nhóm tiêu chí về phát triển bền vững .
1.1.3. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa hiện nay là xu thế chung của thời đại mà các quốc gia và các dân tộc không thể bỏ
qua.Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế này.Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những
cơ hội phát triển to lớn và đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho Việt Nam.
1.2. Kinh nghiệm phát triển quan hệ thƣơng mại song phƣơng với Australia của một số
nƣớc trong khối ASEAN
Bảng 1.4: KNXNK của Australia với các nƣớc ASEAN

2005-2011

1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là quốc gia trong khối ASEAN có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan với Australia năm 2011 trị giá 15.239 triệu
USD gấp 3,1 lần của Việt Nam . Theo DFAT, năm 2011 Thái Lan là đối tác thương mại lớn thứ
8 của Australia.
Bảng 1.5: Kim ngạch XNKHH Thái Lan và Australia 2005-2011
ĐVT: triệu USD
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng KNXNK 224,673 255,974 294,779 378,437 312,708 395,446 479,950
ASEAN 33,538 40,718 45,750 59,769 46,461 56,168 68,238
Singapore 9,671 11,563 12,032 18,875 13,052 13,928 20,743
Malaysia 6,562 7,202 8,677 10,957 8,440 11,459 12,817
Thái lan 6,823 7,939 10,201 13,097 12,536 15,137 15,239
Indonesia 5,538 6,757 7,288 8,037 6,859 8,795 11,194
Việt Nam 3,079 4,940 4,899 5,747 3,557 4,182 4,865
Brunei 552 873 957 1,097 601 979 1,348
Philippines 1,203 1,321 1,572 1,850 1,286 1,532 1,857
Cam pu chia 42 44 51 49 53 47 67
Myanmar 42 42 47 45 67 87 80
Lào 25 37 27 15 10 24 28
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu ITC

Nguồn: tính toán từ số liệu của ITC
Những kết quả trong quan hệ thương mại hàng hóa Thái Lan-Australia trong thời gian qua có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là Thái Lan và Australia đã ký kết và thực thi Hiệp
định tự do thương mại song phương giữa hai nước (TAFTA) vào năm 2005. Một nguyên nhân nữa có
thể kể đến là trao đổi thương mại giữa Thái Lan và Australia phần lớn là hàng hóa sản xuất công
nghiệp- hàng hóa có giá trị so sánh cao.

1.2.2. Kinh nghiệm của Indonesia
Bảng 1.6: Kim ngạch XNKHH Indonesia - Australia 2005-2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC
Ngoài sự thuận lợi về vị trí địa lý, bề dày lịch sử thương mại giữa hai nước thì việc thu hút
nhiều FDI từ Australia đã thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Indonesia -
Australia.


Chương 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - AUSTRALIA
TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2011
Tổng KNXNK Tăng trƣởng KNXK Tăng trƣởng KNNK Tăng trƣởng CCTM
(triệu USD) % (triệu USD) % (triệu USD) % (triệu USD)
2005 6,823 3,677 3,146 532
2006 7,939 16.36% 4,718 28.31% 3,221 2.39% 1,498
2007 10,201 28.50% 6,539 38.60% 3,662 13.70% 2,877
2008 13,097 28.38% 8,608 31.63% 4,489 22.58% 4,119
2009 12,536 -4.28% 9,213 7.03% 3,323 -25.98% 5,890
2010 15,137 20.75% 9,887 7.32% 5,250 58.00% 4,637
2011 15,239 0.67% 8,714 -11.86% 6,525 24.29% 2,189
15.06% 16.84% 15.83%
Tốc độ tăng trưởng BQ 05-11
Tổng KNXNK Tăng trƣởng KNXK Tăng trƣởng KNNK Tăng trƣởng CCTM
(triệu USD) % (triệu USD) % (triệu USD) % (triệu USD)
2005 5,538 2,793 2,745 48
2006 6,757 22.01% 3,426 22.67% 3,331 21.33% 96
2007 7,288 7.85% 4,048 18.14% 3,240 -2.73% 809
2008 8,037 10.28% 4,450 9.93% 3,587 10.74% 863
2009 6,859 -14.65% 3,612 -18.83% 3,247 -9.48% 365
2010 8,795 28.21% 4,773 32.14% 4,021 23.83% 752

2011 11,194 27.29% 6,095 27.69% 5,098 26.78% 997
13.50% 18.31% 14.14%
Tốc độ tăng trưởng BQ 05-11
2.1. Thực tiễn phát triển quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt Nam-Australia
2.1.1. Tổng quan về kinh tế và ngoại thương của Australia.
2.1.1.1 Tổng quan về kinh tế Australia
Australia thuộc châu Đại Dương, nằm giữa Ấn độ dương và Thái Bình Dương, tổng diện
tích 7.692 nghìn Km
2
, là quốc gia có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới sau Nga, Canada, Trung
quốc , Mỹ và Braxin. Dân số Australia tính đến tháng 12 năm 2011 có khoảng 22,5 triệu người.
Australia là một quốc gia có nền sản xuất tiên tiến và mức sống cao trên thế giới, có nền kinh tế
mở, đa dạng và uyển chuyển.
Tính đến 2012, kinh tế Australia có 21 năm liên tục tăng trưởng. Các ngành kinh tế quan
trọng của Australia là năng lượng và khai mỏ, nông lâm ngư nghiệp và thủy sản, dịch vụ, sản
xuất và chế tạo(công nghiệp),…
2.1.1.2 Tổng quan về ngoại thương của Australia
Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Australia. Trong vòng 20 năm từ 1990-
1991 đến 2010-2011, thương mại quốc tế của Australia đã tăng gấp 4 lần về giá trị : từ 134 tỷ
USD lên 574,2 tỷUSD, trung bình tăng 7,6%/năm. Tỷ lệ đóng góp của thương mại trong GDP
tăng từ 32,2% lên 41,0% trong thời kỳ này. Năm 2011, châu Á chiếm 7 trong số 10 nước có quan
hệ thương mại lớn nhất với Australia (châu Á chiếm 50,9% trong tổng thể thương mại quốc tế
của Australia). Năm 2011, thương mại đóng góp 41% vào GDP của Australia. Hiện nay,
Australia đã ký sáu hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương với các đối tác khác
nhau và đang tiếp tục đàm phán ký kết các FTA với các đối tác khác trên thế giới.
Mở cửa nền kinh tế là chủ trương lớn của Australia được thực hiện từ cuối những năm
1980 đến nay. Chính sách mở cửa đã giúp kinh tế Australia tăng trưởng và làm người dân
Australia thịnh vượng hơn. Chính phủ Australia hiện nay đã khẳng định sẽ tiếp tục con đường
mở cửa thị trường và tăng cường trao đổi thương mại.
2.1.2 Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bắt đầu từ 1986, đến nay đã được gần 30
năm. Việt Nam đã chủ động và tích cực tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh
tế quốc tế. Điều rõ ràng là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, đầu tư và
chuyển sang thể chế kinh tế thị trường đang diễn ra ngày càng sâu rộng và không thể đảo ngược.
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới.
2.1.3. Vai trò của quan hệ thương ma
̣
i song phương giư
̃
a Viê
̣
t Nam va
̀
Australia v ới nền
kinh tế hai quốc gia
Quan hệ thương mại giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Kim ngạch
thương mại hai chiều không ngừng tăng lên.
Thương mại hàng hóa: trong khoảng thời gian từ 2001-2011, kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa hai chiều tăng từ 1.344 triệu USD năm 2001 lên 5.059 triệu USD năm 2011 với tốc độ tăng
bình quân 16,6%/năm.
Bảng 1.3: Tốc độ tăng trƣởng và KNXNK Việt Nam-Australia
2001-2011

Trong quan hệ thương mại hàng hoá song phương với Australia , từ năm 2001 đến năm
2011, Việt Nam thường xuyên đạt được thặng dư thương mại. Năm 2008, thặng dư thương mại
của Việt Nam cao nhất đạt 3 tỷ USD, năm 2011 thặng dư thương mại là 967 triệu USD. Kết quả
này là rất quan trọng nếu so sánh với cán cân thương mại chung của Việt Nam thường xuyên
thâm hụt trong cùng thời kỳ.

Hình 1.3: Cán cân thƣơng mại Việt Nam Australia 2001-2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu của UN
ĐVT: triệu USD
Năm Cán cân
Kim ngạch Tăng trƣởng Kim ngạch Tăng trƣởng Kim ngạch Tăng trƣởng thƣơng mại
2001 1 086 258
1 344 828
2002 1 241 14% 273 6%
1 514 13% 968
2003 1 501 21% 276 1%
1 777 17% 1 225
2004 1 804 20% 491 78%
2 295 29% 1 313
2005 2 569 42% 510 4%
3 079 34% 2 059
2006 3 744 46% 1 196 135%
4 940 60% 2 548
2007
3 722 -1% 1 177 -2% 4 899 -1% 2 545
2008
4 399 18% 1 348 15% 5 747 17% 3 051
2009
2 471 -44% 1 087 -19% 3 558 -38% 1 384
2010
2 808 14% 1 373 26% 4 181 18% 1 435
2011
2 916 4% 1 949 42% 4 865 16% 967
Nguồn: Tính toán từ số liệu của UN Comtrade
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng số

Thương mại dịch vụ: thương mại dịch vụ song phương Việt Nam - Australia đang ngày
càng phát triển. Theo số liệu của cơ quan thống kê Australia : năm 2011-2012, tổng kim ngạch
trao đổi dịch vụ giữa Việt Nam và Australia đạt triệu 1.677 triệu AUD.
Đầu tư: Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đến cuối năm 2011, Australia
xếp hạng 21 trong số các quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với 260 dự án đầu
tư , tổng vốn đăng ký là 1.301,8 triệu USD.
Sau gần 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế, đến nay quan hệ thương mại Việt
Nam Australia đã đạt được những thành tựu đáng kể và có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế
của mỗi nước. Đây là nền tảng vững chắc để tăng cường mối quan hệ và hợp tác nhiều mặt, đặc
biệt là trong lĩnh vực trao đổi thương mại song phương giữa hai quốc gia.
2.2. Các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng đã và đang đàm phán ký kết
giữa Việt Nam và Australia
Về lĩnh vực kinh tế, Việt Nam và Australia đã ký một số hiệp định và thỏa thuận kinh tế
thương mại song phương và đa phương quan trọng. Trong đó, Hiệp định đối tác toàn diện Việt
Nam -Australia (2009) và Hiệp định khu vực thương mại tự do AANZFTA (2009) có vai trò
quan trọng đánh dấu mốc phát triển trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Australia.
2.3. Phân tích thƣ
̣
c tra
̣
ng quan hệ thƣơng ma
̣
i song phƣơng Viê
̣
t Nam - Australia 2005-2011
2.3.1 Quy mô và thị phần thương ma
̣
i
Trong suốt thời kỳ 2005-2011 Australia luôn có mặt trong danh sách 10 đối tác xuất
nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa

hai nước tăng từ 3 079 triệu USD năm 2005 lên 4 865 triệu USD năm 2011.
Về xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tăng trong giai đoạn 2005-2011 nhưng tỷ trọng giảm so với tổng
KNXNK của Việt Nam cũng như thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm tại thị trường
Australia

Hình 2.2: Thị phần XKHH sang Australia của một số nƣớc ASEAN 2005-2011
Nguồn : Tính toán từ số liệu ITC
Về nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Australia tăng từ 510 triệu USD năm 2005
lên 1 949 triệu USD năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân 39%/năm, cao hơn so với tốc độ
tăng trưởng nhập khẩu bình quân của Việt Nam là 27%/năm trong cùng thời kỳ.
Bảng 2.3: KNNK của Việt Nam từ Australia và thế giới
ĐVT: triệu USD

KNNK Việt Nam -Australia
KNNK chung của Việt Nam
Năm
Kim ngạch
Tăng trưởng
Kim ngạch
Tăng trưởng
2005
510

36 761

2006
1 196
135%

44 891
22%
2007
1 177
-2%
62 764
40%
2008
1 348
15%
80 714
29%
2009
1 088
-19%
69 949
-13%
2010
1 373
26%
84 839
21%
2011
1 949
42%
114 434
35%
Tăng trƣởng BQ trong kỳ
39%


27%
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC
2.3.2 Cơ câ
́
u thương ma
̣
i
2.3.2.1. Đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Australia
Nếu xem xét theo nhóm hàng hóa HS 2 chữ số thì năm 2005 Việt Nam có 84 nhóm hàng
hóa , năm 2011 có 88 nhóm hàng hóa xuất khẩu sang Australia. Bốn nhóm hàng hóa tăng thêm
là nhóm vải, sợi dệt nhuộm các loại; nhóm hóa chất vô cơ, các loại hợp chất kim loại quý, các
đồng vị phóng xạ; nhóm hàng hóa thuốc lá và các chế phẩm thuốc lá; nhóm hàng hóa là cacao và
các chế phẩm từ cacao. Nếu xem xét hàng hóa xuất nhập khẩu theo HS 6 chữ số thì năm 2005
Việt Nam có 1.083 mặt hàng xuất khẩu sang Australia, năm 2011 có 1314 mặt hàng, tăng 231
mặt hàng. Tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung tại một số nhóm hàng hóa
chính. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong các năm tới là phải tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng xuất
khẩu sang Australia, giảm sự phụ thuộc vào 5 nhóm hàng hóa xuất khẩu chính , đặc biệt là giảm
sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô.
2.3.2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu theo yếu tố hàm lượng chế biến
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu biến động theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng sản xuất công nghiệp,
giảm dần tỷ trọng hàng nguyên, nhiên liệu nhưng nhóm hàng nguyên, nhiên liệu thô vẫn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của việt Nam sang Australia . Cơ cấu hàng hóa nhập
khẩu của Việt Nam từ Australia, tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu tăng mạnh trong thời kỳ 2005-
2011 trong khi đó tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp và nhóm hàng hóa khác đều sụt giảm trong
tổng lượng hàng nhập khẩu. Như vậy, có thể nói xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia tập
trung chủ yếu vào những nhóm hàng hóa nguyên liệu - là nhóm hàng hóa có lợi thế tuyệt đối và
lợi thế so sánh bậc thấp của hai nước.

Hình 2.3: Cơ cấu HHXK của Việt Nam sang Australia theo trình độ chế biến
Nguồn: Tính toán từ số liệu của DFAT



Hình 2.9: Cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu từ Australia 2005-2011
Nguồn: Tính toán từ số liệu của DFAT
2.3.2.3 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu theo ngành kinh tế rộng trong hệ thống tài khoản quốc
gia.
Trong thời kỳ 2005-2011, cơ cấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Australia
theo ngành kinh tế rộng có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàng tư liệu sản xuất(1,34%
năm 2005 lên 7,99% năm 2011), tăng tỷ trọng hàng tiêu dùng (12,04% năm 2005 lên 17,77%
năm 2011), giảm tỷ trọng hàng trung gian (83,86% năm 2005 xuống 73,56% năm 2011) và
giảm tỷ trọng hàng hóa không phân loại (2,76% năm 2005 xuống 0,68% năm 2011)

Hình 2.11: Cơ cấu XNK Việt Nam-Australia theo ngành kinh tế rộng 2005-2011
Nguồn: Tính toán từ số liệu UN
Trong giai đoạn 2005-2011 quan hệ thương mại Việt Nam-Australia có tác động tích cực
đối với nền sản xuất trong nước: nhập khẩu nhóm hàng hóa trung gian tăng lên. Đây là nhóm
hàng hóa đươ
̣
c sư
̉
du
̣
ng như đầu va
̀
o cho sa
̉
n xuất ha
̀
ng hoa
́

tiêu du
̀
ng n ội địa và xuất khẩu nên
việc tăng tỷ trọng nhập khẩu nhóm này trong tổng nhập khẩu từ Australia của Việt Nam có tác
dụng tích cực đối với sản xuất trong nước. Mặt khác, cơ cấu HHXK cũng cho thấy Việt Nam
đang hướng tới thị trường tiêu thụ cuối cùng thay vì hướng tới thị trường sản xuất của Australia
(Tỷ trọng xuất khẩu hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng tăng lên đáng kể trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia )
2.4. Đa
́
nh gia
́
thƣ
̣
c tra
̣
ng quan hê
̣
thƣơng ma
̣
i Viê
̣
t Nam - Australia
2.4.1. Thnh tu
Quan hệ thương mại Việt Nam-Australia đã có tăng trưởng trong thời gian 2005-2011.
Năm 2011 Australia là đối tác lớn thứ mười về kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam. Về cán
cân thương mại, trong suốt thời kỳ 2001-2011Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường Australia.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có xu hướng tác động tích cực tới các ngành sản xuất trong nước
thể hiện ở tỷ trọng nhập khẩu hàng trung gian - đầu vào cho sản xuất trong nước tăng lên, tỷ trọng
nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm đi . Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến 2011

đã có sự cải thiện theo hướng giảm dần tỷ trọng nhóm hàng hóa nguyên liệu và tăng tỷ trọng nhóm
hàng hóa sản xuất công nghiệp. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đang dần được đa dạng hóa.
Lượng hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm cuối cùng cho tiêu dùng hay tư liệu sản xuất tăng lên cũng
chứng tỏ trình độ chế biến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng lên. Xuất khẩu của Việt Nam
sang Australia đang dần điều chỉnh theo xu thế phát triển bền vững.
2.4.2. Hạn chế
Mặc dù có tăng trưởng trong thời kỳ 2005-2011 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt
Nam - Australia vẫn chưa phục hồi lại được với mức cao năm 2008. Thương mại với Australia
giảm một cách tương đối về tỷ trọng trong tổng giao dịch thương mại của Việt Nam với thế giới.
Thương mại Việt Nam-Australia cũng giảm về thị phần trong tổng giao dịch thương mại của
Australia so với thế giới và so với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Cán cân thương mại Việt
Nam-Australia đang điều chỉnh theo xu hướng giảm dần xuất siêu. Mức độ đa dạng hóa xuất khẩu
chưa cao, Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực là dầu thô,
các nhóm hàng hóa khác có sự tăng trưởng nhưng với tốc độ như hiện nay, sẽ cần một thời gian
dài nữa để có thể thay đổi thực tế này. Đến năm 2011, thương mại Việt Nam-Australia vẫn dựa
chủ yếu vào việc trao đổi các hàng hóa có lợi thế tuyệt đối- nhóm hàng hóa nhiên liệu và khoáng
sản cũng như trao đổi các hàng hóa có lợi thế so sánh thấp- nhóm hàng nguyên liệu thô và sơ chế
khác. Cho dù đã có sự cải thiện, đến năm 2011 hàng xuất khẩu là nguyên liệu khoáng sản và
nhiên liệu thô vẫn còn chiếm tới 55% trong tổng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cơ cấu
nhập khẩu cũng cho thấy Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các hàng hóa nguyên liệu là nông sản,
lương thực, thực phẩm thô và sơ chế từ Australia (nhóm hàng hóa này chiếm tỷ trọng 44% trong
tổng số nhập khẩu của Việt Nam từ Australia năm 2011). Việc nhập khẩu máy móc thiết bị có
tác dụng nâng cao năng lực sản xuất trong nước rất thấp(tỷ trọng nhập khẩu máy móc kể cả đồ
gia dụng cũng chỉ chiếm 2,2% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ Australia 2011)
2.4.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
Trao đổi thương mại song phương giữa hai nước vẫn dựa chủ yếu vào hàng hoá có lợi
thế tuyệt đối và lợi thế so sánh cấp thấp chứ không phải lợi thế so sánh bậc cao .
Thu hút đầu tư FDI từ Australia vào Việt Nam còn ở mức thấp.
Hàng rào kỹ thuật về các tiêu chuẩn nhập khẩu vào Australia rất khắt khe nên lượng
hàng hóa xuất khẩu- đặc biệt là hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào Australia tăng chậm.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Australia vẫn còn dựa nhiều vào các hàng hóa dầu thô,
khoáng sản- các tài nguyên không tái tạo được. trong khi xuất khẩu hàng nguyên liệu của
Australia sang Việt Nam lại chủ yếu là hàng nông sản- các tài nguyên tái tạo được.

Chương 3. TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VÀ TĂNG
CƢỜNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - AUSTRALIA GIAI ĐOẠN
2012-2020

3.1. Triển vọng và thách thức trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Australia trong thời gian
tới
3.1.1. Triển vọng tăng trưởng thương mại toàn cầu
Thương mại thế giới giai đoạn 2011-2020 được dự báo tăng trưởng nhanh hơn với tốc
độ trung bình 7,5%/năm, sẽ chiếm 45% GDP thế giới vào năm 2020. Nền kinh tế thế giới vẫn
tiếp tục xu hướng vận động mạnh mẽ theo hướng chuyển dịch từ Tây sang Đông. Khu vực
châu Á- Thái Bình Dương(trong đó có Đông Nam Á) từ chỗ chỉ chiếm gần 21% tỷ trọng
thương mại quốc tế năm 1990 đến nay đã được coi là khu vực phát triển sôi động nhất thế
giới và chiếm tỷ trọng tới 35% tỷ trọng thương mại quốc tế. Dự báo khu vực này sẽ tiếp tục
đóng vai trò động lực trong tăng trưởng thương mại toàn cầu thời kỳ tới. Nằm trong khu vực
năng động này, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng những ngoại ứng tích
cực.
3.1.2. Định hướng phát triển thương mại của Australia
Thương mại đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Australia . Tỷ lệ đóng góp
của thương mại trong GDP của Australia tăng từ 32,2% năm 1990 -1991 lên 41,0% năm 2010-
2011. Theo DFAT, năm 2011 xuất khẩu đóng góp trên 21% vào tổng sản phẩm quốc gia của
Australia. Công bố của chính phủ Australia về chính sách thương mại năm 2011 khẳng định theo
đuổi con đường tự do hóa thương mại coi đây là công cụ để giúp nền kinh tế Australia tận dụng
được tối đa ưu thế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh
nghiệp Australia nói riêng từ đó khai thác tốt các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển
kinh tế.
Trong thời gian tới, chính sách kinh tế của Australia sẽ vẫn chú trọng phát triển thương

mại , đồng thời định hướng tới châu Á và phát triển thương mại với châu Á là xu hướng chủ đạo
trong chính sách phát triển kinh tế nói chung của Australia.
3.1.3. Định hướng phát triển thương mại của Việt Nam
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 được Thủ
tướng chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 2471/QĐ- TTg ngày 28-12-2011 đã khẳng định
quan điểm Việt Nam duy trì chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng quan hệ thương mại với
các nước tại khu vực thị trường tiềm năng nhằm tạo động lực phát triển nền kinh tế. Trong
Chiến lược, mục tiêu định hướng cơ cấu phát triển thị trường đến năm 2020 là: “ châu Á chiếm
tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4%
và châu Phi khoảng 5%” [13, tr.3]. Với định hướng phát triển như trên, Australia sẽ đóng vai trò
quan trọng hơn trong bản đồ quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới của Việt Nam.
3.1.4. Một số thách thức trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Australia
- Hai nước cách xa về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Chi phí xúc tiến thương
mại cao.
- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Australia có cải thiện nhưng vẫn chủ
yếu dựa vào hàng nguyên liệu- giá trị gia tăng thấp và giá cả không ổn định.
- Chi phí vận tải cao nâng giá hàng hóa xuất nhập khẩu
-FDI của Australia vào Việt Nam chững lại
- Hàng rào kỹ thuật của Australia rất cao
3.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Australia
3.2.1. Về quan điểm
- Quan điểm chiến lược:
+ Tăng cường xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu dựa trên khai thác nhóm hàng hóa có lợi thế tuyệt
đối và lợi thế so sánh cấp thấp sang khai thác nhóm hàng hóa có lợi thế so sánh cấp cao. Duy trì
xuất siêu trong cán cân thương mại với Australia.
+ Đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu. Tích cực, chủ động tham gia vào chuỗi hàng hóa giá trị toàn
cầu và cũng như tham gia vào mạng lưới sản xuất và phân công lao động quốc tế. Chú trọng xây
dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang Australia

+ Giảm tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ Australia.
3.2.2. Về định hướng
- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững cả về chiều rộng và chiều sâu.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng hàng hóa công nghiệp, tập
trung nâng cao tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu,
hàm lượng công nghệ cao trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
- Có lộ trình giảm xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản là nhóm hàng hóa tài
nguyên không tái tạo được.
- Nhóm hàng hóa nông lâm thủy sản : tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu như
thời kỳ 2005-2011, đồng thời nâng cao tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến sâu trong nhóm hàng
hóa này thay cho xuất khẩu nguyên liệu thô hay sơ chế.
- Tăng tỷ trọng nhóm hàng hóa công nghiệp chế biến, chế tạo là nhóm hàng hóa có tiềm
năng phát triển cao và có giá trị gia tăng cao. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu từ 33% năm 2011 tăng lên 60% năm 2020.
- Chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ Australia . Đảm bảo
nhập khẩu các hàng hóa nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước đặc biệt chú trọng nhập khẩu
các hàng hóa nguyên liệu là khoáng sản mà Việt Nam không khai thác được trong nước.
3.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy và tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại Việt Nam- Australia
giai đoạn 2012-2020
3.3.1. Các giải pháp vĩ mô
Luận văn đưa ra 4 nhóm giải pháp kinh tế vĩ mô:
- Nhóm giải pháp về quản lý cấp nhà nước
- Nhóm giải pháp về thu hút FDI
- Nhóm giải pháp về khai thác thị trường và xúc tiến thương mại
- Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
3.3.2. Các giải pháp vi mô
Luận văn đưa ra 4 nhóm giải pháp kinh tế vi mô
- Nhóm giải pháp về tiếp cận thị trường
- Nhóm giải pháp về chiến lược kinh doanh
- Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu

- Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại

KẾT LUẬN
Quan hệ thương mại Việt Nam-Australia trong thời kỳ 2005-2011 có tăng trưởng
nhưng không đồng đều. Ngoài tác động của cuộc khủng khoảng và suy thoái kinh tế thế
giới 2008-2009 còn có nguyên nhân do quan hệ thương mại giữa hai quốc gia vẫn chủ yếu
dựa trên lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh bậc thấp, trao đổi thương mại dựa trên các hàng
hóa có lợi thế so sánh bậc cao còn chiếm tỷ trọng thấp. So với các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á, quan hệ thương mại Việt Nam-Australia vẫn còn ở mức độ trung bình, có
khoảng cách khá xa so với các quốc gia ở nhóm trên cả về kim ngạch xuất nhập khẩu ( năm
2011 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam kém các quốc gia ở nhóm trên từ 2,3 đến 4
lần) và thị phần xuất khẩu sang Australia (thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam trong
tổng kim ngạch nhập khẩu của Australia giảm từ 2,2% năm 2005 xuống còn 1,2% năm
2011). Điều này cho thấy vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển thị trường xuất khẩu sang
Australia mà Việt Nam chưa khai thác hết. Do đó, cần có những chính sách và giải pháp để
tăng cường quan hệ thương mại giữa hai quốc gia với những định hướng và mục tiêu cụ thể
đưa tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam-Australia đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu từ
Việt Nam sang Australia trong thời gian tới đạt mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt
Nam nói chung.
Trong kỷ nguyên châu Á, với vị trí địa lý và tiềm lực kinh tế, với định hướng phát triển
thương mại song phương, khu vực và đa phương của mỗi quốc gia, quan hệ thương mại Việt
Nam và Australia đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ. Có được sự định hướng và hỗ
trợ của nhà nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, quan hệ thương mại Việt Nam-Australia sẽ
đạt được những bước phát triển lớn trong thời gian tới, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát triển kinh tế của Việt Nam.


References
Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối

với nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội.
2. Hoàng Thị Chỉnh (2005), Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
7. David Vanzetti (2010), Đánh giá tác động của các FTA đến kinh tế Việt
Nam, Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương, Hà Nội.
8. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (2011), Hiệp định thương mại tự do
ASEAN-Úc- Niu Di-lân và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Hà
Nội.
9. Nguyễn Thị Minh Hương (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu thương mại
hàng hóa song phương, Chuyên đề tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Viện
Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
10. Lê Mây (2012), "Thúc đẩy xuất khẩu vào Úc và New Zealand", Thời báo kinh tế
Việt Nam, (179+180), Tr.12, Hà Nội.
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật thương mại, Hà Nội.
12. Hồ Trung Thanh (2011), Đánh giá tác động của một số Hiệp định thương mại tự
do đến quan hệ thương mại Việt Nam-Úc, Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ
Công Thương, Hà Nội.
13. Nguyễn Xuân Thiên (2011), Giáo trình thương mại quốc tế, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 2471/QĐ- TTg Phê duyệt Chiến lược
xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030, Hà Nội.
15. Tổng cục thống kê (2012), Niên giám thống kê 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16. Trung tâm thông tin nông nghiê
̣
p Agroinfo (2005), Triê
̉
n vo
̣
ng thương ma
̣
i nông
sản Việt Nam trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN-ÚC-NIUDILÂN, Báo cáo
khoa học, Hà Nội.
17. Ủy ban Tư vấn chính sách thương mại quốc tế (2010), Kiến nghị chính sách của
công đồng doanh nghiệp Việt Nam về đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương(TPP), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
18. Viện Nghiên cứu thương mại (2012), Nghiên cứu dự báo tác động của Hiệp đinh
đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái bình dương đến quan hệ thương mại Việt
Nam-Hoa kỳ, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Bộ Công Thương, Hà Nội.

Tiếng Anh
19. Australian Bureau of Statistics (2012), 2012 Year Book of Australia, Australia.
20. Australia National University (2011), Australia-Thailand Trade: Has the FTA Made
a Diference?, Australia.
21. Center for International Economic (2004), The Australia - Thailand Free Trade
Aggrement: Economic Effects, Australia.
22. DFAT (2011), Australia’s Trade Performance 1990-1991-2010-2011, Australia.
23. DFAT (2011), Trading Our Way to More Jobs and Prosperity, Australia.
24. DFAT (2011), Australia’s Trade with East Asia 2010, Australia.
25. DFAT (2012), Australia’s Trade with East Asia 2011, Australia.
26. DFAT (2012), AU Trade at a Glance 2011, Australia
27. Australian Government (2012), White Paper - Australia in the Asian Century,

Australia.
28. Linda S.G. and Michael K. (1998), "Foreign Direct Investment, Trade and Real
Exchange Rate Linkages in Developing Country in Reuven Glick", Managing
Capital Flows and Exchange Rates: Perspectives from the Pacific Basin, Cambrige
University Press.
29. OECD (2010), Australia Economic Outlook, OECD Publication.
30. OECD (2010), Market Openness in Australia, OECD Publication.
31. OECD (2011), Factbook 2011, OECD Publication.
32.OECD Global Forum on Trade(2011), Trade, Growth and Employment Australia’s
experience, Paris.
33. Productivity Commision- Australia Government (2010), Bilateral and Regional
Trade Agreements, OECD Publication.
34. Phan Bach Tuyet(2005), "Australia - An Important Parner", VietNam Economic
News, 31,tr. 15-16, Ha Noi.

Website
35.
36.
37.
38.
39.
40. />australia-quan-he-viet-nam-australia-phan-1-kinh-te-va-thuong-mai.nd5-
sjd.36794.67.1.html
41.

×