Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.57 KB, 11 trang )

Thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và
dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Hà Nội


Phạm Thanh Tuấn


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Hải
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Khái quát cơ sở lý luận khoa học về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong
cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất
lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn (No&PTNT) Hà Nội. Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại
ngân hàng NN&PTNT Hà Nội.

Keywords. Thẩm định; Tài chính; Ngân hàng; Cho vay; Hà Nội

Content

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới vì vậy có rất
nhiều dự án đầu tư trong nước và liên doanh với nước ngoài. Nhu cầu đầu tư vốn theo dự án ngày
càng gia tăng đã và đang đặt ra cho các ngân hàng thương mại (NHTM) nhiều cơ hội và thách thức


trong hoạt động đầu tư trung và dài hạn. Tuy nhiên, một dự án đầu tư có thực sự mang lại hiệu quả
và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng hay không lại phụ thuộc vào khả năng thẩm định và đánh
giá của NHTM. Nếu như chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả
kinh tế xã hội của dự án thì NHTM lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng sinh lãi của dự án. Chính vì
vậy, thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án của NHTM. Hiện
nay chất lượng thẩm định dự án ở các ngân hàng thương mại còn chưa cao, nhiều dự án không phát
huy được hiệu quả khi vào hoạt động, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng và sự phát triển kinh
tế của đất nước. NHNo&PTNT Hà Nội cũng không nằm ngoài tình cảnh này. Trong bối cảnh đó, đề
tài: “Thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà
Nội” được lựa chọn nghiên cứu không ngoài mục tiêu đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài
chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
những năm gần đây và đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng công tác này
trong hoạt động của ngân hàng No&PTNT Hà Nội nói riêng và các ngân hàng thương mại nói
chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay có thể liệt kê nhiều công trình nghiên cứu về thẩm định dự án nói chung và thẩm
định tài chính dự án nói riêng, cụ thể:
- Tác phẩm “Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư” tác giả Ths. Đinh Thế
Hiển, Nhà xuất bản Thống kê, 2008. Trong tác phẩm này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống
những kiến thức cơ bản về lập và thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Tác phẩm “Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư”, tác giả Ts. Phạm Xuân Giang, Nhà
xuất bản Tài chính, 2010. Tác phẩm trình bày những kiến thức căn bản trong việc lập dự án, thẩm
định, lựa chon dự án để đầu tư. Đặc biệt chương 4 của tác phẩm có đề cập đến thẩm định tài chính
dự án đầu tư trong điều kiện có lạm phát.
- Tác phẩm “Thẩm định tài chính dự án” của tác giả PGS.TS. Lưu Thị Hương, Nhà xuất
bản Tài chính, 2004. Tác phẩm hướng dẫn chi tiết phương pháp và cách thẩm định tài chính của dự
án đầu tư.
Tuy nhiên các tác phẩm này chưa tập trung vào việc thẩm định tài chính trong hoạt động cho
vay của ngân hàng. Qua tìm hiểu của tác giả, chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu về thẩm định
tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội, chính vì vậy tác

giả chọn đề tài này với mong muốn có thể góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án
trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lý luận khoa học về công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay
trung và dài hạn của ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung
và dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài
chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng No&PTNT Hà
Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và
dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội, thời gian từ năm 2009 đến năm 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê phân tích, so sánh các chỉ số tài chính kết hợp với phương
pháp nghiên cứu tình huống (Dự án đầu tư máy chế bản Kodak Trendsetter 800 và máy làm
khuôn máy Laze phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bao bì và in Nông
nghiệp)
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và
dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội.
- Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng
No&PTNT Hà Nội. Phân tích nguyên nhân dẫn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho
vay trung và dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội còn chưa cao.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay
trung và dài hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn
được chia thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay
trung và dài hạn của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại
ngân hàng No&PTNT Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài
hạn tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội.

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ
ÁN TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn của NHTM
1.1.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án
“Thẩm định tài chính dự án là quá trình rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện
mọi khía cạnh tài chính của dự án nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án”.
1.1.2. Vai trò của thẩm định tài chính dự án
Vai trò của thẩm định tài chính dự án đầu tư là vô cùng quan trọng. Nó giúp các NHTM
đánh giá được chính xác hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả đầu tư dự án, từ đó lựa chọn được
những dự án khả thi cao để tài trợ, đảm bảo được khả năng thu hồi vốn và lãi vay từ dự án.
1.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án
1.2.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu vốn và nguồn vốn
1.2.1.1. Thẩm định vốn đầu tư vào tài sản cố định
1.2.1.2. Thẩm định vốn lưu động ban đầu
1.2.1.3. Thẩm định vốn dự phòng
1.2.2. Thẩm định doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án
1.2.2.1. Thẩm định doanh thu
1.2.2.2. Thẩm định chi phí
1.2.2.3. Xác định lợi nhuận
1.2.2.4. Dòng tiền của dự án
1.2.3. Thẩm định lãi suất chiết khấu của dự án
1.2.4. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án

1.2.4.1. Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value, NPV)
1.2.4.2. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return - IRR)
1.2.4.3. Chỉ số lợi nhuận (Profit Index – PI)
1.2.4.4. Thời gian hoàn vốn (Payback Period, PP)
1.2.5. Thẩm định rủi ro của dự án
1.2.5.1. Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis)
1.2.5.2. Phân tích tình huống
1.3 . Chất lƣợng thẩm định tài chính dự án
1.3.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án
“Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng
thương mại là mức độ phù hợp của các đánh giá đưa ra trong kết luận thẩm định với yêu cầu của
thẩm định tài chính dự án”.
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án
- Thứ nhất, mức độ chính xác, toàn diện của nội dung và kết luận thẩm định
- Thứ hai, thời gian thẩm định
- Thứ ba, chi phí thẩm định tài chính dự án
- Thứ tư, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng thẩm định tài chính dự án
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
1.4.1.1. Cán bộ thẩm định
1.4.1.2. Cán bộ tái thẩm định (trưởng phòng thẩm định, giám đốc)
1.4.1.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án
1.4.1.4. Tổ chức công tác thẩm định
1.4.1.5. Chất lượng thẩm định các nội dung khác của dự án
1.4.1.6. Chất lượng thu thập thông tin
1.4.1.7. Trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng
1.4.2. Các nhân tố khách quan
1.4.2.1. Khách hàng vay
1.4.2.2. Môi trường kinh tế - xã hội
1.4.2.3. Môi trường pháp lý, chính sách của Nhà nước


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘI
2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội
Ngân hàng No&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày
27/06/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt
Nam) Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà
Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp
được điều động từ Ngân hàng Công – Nông - Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân
hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về
trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng No&PTNT Hà Nội
Ngân hàng No&PTNT Hà Nội gồm 16 phòng giao dịch, và 06 phòng ban chức năng hoạt
động theo sự điều hành của ban giám đốc gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc.
2.1.3. Tình hình hoạt động của ngân hàng No&PTNT Hà Nội
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội
2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại
NHNo&PTNT Hà Nội
2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án
Theo tài liệu “Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng” của Trung tâm đào tạo
NHNo&PTNT Việt Nam và báo cáo thẩm định cho vay trung dài hạn của NHNo&PTNT Hà Nội,
nội dung thẩm định tài chính dự án bao gồm:
2.2.2.1. Thẩm định về nhu cầu vốn
2.2.2.2. Thẩm định về nguồn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án
2.2.2.3.Thẩm định về hiệu quả tài chính của dự án

2.2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
2.2.3.1. Mức độ chính xác, toàn diện của nội dung và kết luận thẩm định
2.2.3.2. Thời gian thẩm định
2.2.3.3. Chi phí đầu tư cho thẩm định
2.2.3.4. Tình hình dư nợ và nợ xấu (từ nhóm 3-5) trong cho vay dự án
2.2.4. Thẩm định tài chính dự án đầu tư máy chế bản Kodak Trendsetter 800 và máy làm khuôn
máy Laze phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp.
2.2.4.1. Khái quát về dự án và chủ đầu tư
2.2.4.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án
2.2.5. Đánh giá kết quả thẩm định tài chính dự án Đầu tư máy chế bản Kodak Trendsetter 800
và máy làm khuôn máy Laze phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bao bì
và in Nông nghiệp
2.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại
NHNo&PTNT Hà Nội
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Kết quả thẩm định tài chính dự án tại NHNo&PTNT Hà Nội là tương đối tốt. Tuy nhiên, nội
dung thẩm định vẫn chưa được như mong muốn, cụ thể là:
- Một số dự án, nội dung thẩm định tài chính dự án còn hạn chế, các yếu tố dự đoán thiếu
căn cứ khoa học. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, độ nhạy của dự án còn thiếu chính xác.
Thông thường cán bộ chỉ dự báo khi một biến thay đổi mà chưa dự báo khi nhiều biến thay đổi. Đôi
khi, việc phân tích tài chính chỉ mang tính chất liệt kê đầu mục và giá trị các tài khoản ghi trên cân
đối, không phân tích bản chất và so sánh sự biến đổi các chỉ tiêu tài chính qua từng thời kỳ.
- Các dự án thường vay vốn với thời gian dài, mà các yếu tố giá cả, sản lượng lại phụ thuộc
vào thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, một số dự án cán bộ tín dụng hầu như chỉ căn cứ vào số
liệu do chủ đầu tư cung cấp.
- Cán bộ tín dụng đôi khi chưa chú trọng đến việc phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ,
còn hạn chế trong việc xác định vòng quay vốn và kỳ hạn trả nợ.
* Nguyên nhân

Những hạn chế nêu trên của nội dung thẩm định tài chính dự án có nhiều nguyên nhân khác
nhau nhưng có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng và nguyên nhân
khách quan.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất: Một nguyên nhân quan trọng hàng đầu đó là trình độ, năng lực và phẩm chất cán
bộ tín dụng. Mặc dù trong thời gian qua NHNo&PTNT Hà Nội thường xuyên cử cán bộ tín dụng đi
học các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nhưng vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được
những yêu cầu ngày càng phức tạp trong công tác thẩm định tài chính dự án. Trình độ cán bộ tín
dụng không đồng đều và hầu hết tuổi đời còn trẻ nên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Thứ hai: Quy trình thẩm định và nội dung thẩm định tài chính dự án tiến hành chưa đầy đủ.
Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tài chính dự án còn thiếu chính xác trong một số dự án, gây rủi ro
trong việc ra quyết định cho vay đối với ngân hàng.
Thứ ba: Ngân hàng chưa có cán bộ chuyên trách về thẩm định dự án và chưa có phần mềm
thẩm định dự án. Vì vậy việc tính toán các chỉ tiêu tài chính theo phương pháp thủ công nên dẫn
đến số liệu không chính xác và thời gian thẩm định kéo dài.
Thứ tƣ: Nguồn thông tin, số liệu làm căn cứ tính toán phục vụ cho quá trình thẩm định nhất
là thẩm định tài chính dự án còn chưa đầy đủ, thiếu tính chính xác và ít khi nguồn thông tin được
thẩm định lại.
Thứ năm: Sức ép về thời gian thẩm định của doanh nghiệp gây không ít khó khăn cho quá
trình thẩm định. Nhiều vấn đề mà cán bộ tín dụng biết là phải thẩm định lại như nguồn thông tin, thị
trường sản phẩm, công nghệ nhưng vì thời gian không cho phép mà thường bỏ qua, lấy luôn số
liệu trong dự án để tính toán các chỉ tiêu tài chính.
Thứ sáu: Cán bộ tín dụng chưa coi trọng kết quả phân tích hiệu quả tài chính dự án nên quá
trình thẩm định tài chính dự án tiến hành đôi lúc qua loa, chủ yếu dựa trên dự án và thuyết minh
hiệu quả tài chính mà khách hàng nộp cho ngân hàng.
Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất: Những văn bản hướng dẫn về thẩm định của NHNo&PTNT Việt Nam còn chưa
cụ thể gây phần nào khó khăn trong tác nghiệp.
Thứ hai: Chưa có sự thống nhất, liên kết giữa các ngân hàng để chia sẻ thông tin về khách
hàng. Có khách hàng cùng một dự án nhưng mang đi vay ở nhiều ngân hàng khác nhau. Sự hỗ trợ

từ các cơ quan như CIC (Trung tâm thông tin tín dụng khách hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam), từ Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan tài chính như Cục thuế, Tổng cục thống kê còn kém
hiệu quả. Ngân hàng khó tiếp cận với những nguồn thông tin này để phục vụ cho quá trình thẩm
định tài chính có hiệu quả hơn.
Thứ ba: Những quy định trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và thẩm định tài chính dự án
nói riêng còn nhiều điểm chưa rõ ràng, có nhiều quan điểm khác nhau không thống nhất trong ban
hành và vận dụng nên khó áp dụng trong thực tế thẩm định tài chính dự án.
Thứ tƣ: Môi trường kinh tế, pháp luật chưa ổn định. Trong gần chục năm trở lại đây, nền
kinh tế nước ta phát triển mạnh và sôi động. Với hàng loạt luật liên quan đến doanh nghiệp ra đời
đã tạo điều kiện thành lập rất nhiều doanh nghiệp mới. Có doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc có hiệu
quả. Nhưng không ít doanh nghiệp làm ăn chụp giật, lừa đảo, chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.
Thứ năm: Nguyên nhân về phía chủ đầu tư hay khách hàng vay vốn: Trong nền kinh tế hội
nhập hiện nay, mọi người đều có quyền kinh doanh, đầu tư và không ít người không có kinh nghiệm
hay năng lực kém cũng đầu tư theo dự án. Do trình độ hạn chế nên những dự án họ lập thường có
khá nhiều sai sót, thiếu căn cứ khoa học gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình
thẩm định tài chính dự án như gây chậm trễ, tốn nhiều thời gian và công sức. Nhiều chủ đầu tư hiện
nay có quan niệm rất nguy hiểm là dự án chỉ là cái để ngân hàng căn cứ vào đó để cho vay nên dự án
được lập rất sơ sài, còn sau khi nhận được vốn vay thì họ sử dụng không đúng mục đích hoặc sử dụng
không có hiệu quả đưa đến thiệt hại cho ngân hàng. Ngoài ra còn một số dự án mang tính chất phức
tạp, chủ đầu tư chỉ xin vay để mua một máy móc thiết bị trong cả dây chuyền lớn và có quan hệ với
nhiều tổ chức tín dụng khác nhau nên việc tính toán, xác định hiệu quả tài chính dự án rất khó khăn và
phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Tất cả những điều này
đều dẫn đến hạn chế chất lượng thẩm định tài chính dự án của NHNo& PTNT Hà Nội .

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO
VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘI

3.1 Định hƣớng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại NHNo&PTNT Hà Nội.
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội trong thời gian tới

3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội
3.2 Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn
tại NHNo&PTNT Hà Nội
Trên cơ sở những nguyên nhân gây hạn chế tới chất lượng công tác thẩm định tài chính dự
án đã được phân tích ở trên, về phía NHNo&PTNT Hà Nội có thể đưa ra những giải pháp sau nhằm
nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn.
3.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về thẩm định tài chính dự án và có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp tốt
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, cần đặc biệt quan tâm. Con người là nhân tố quyết
định việc thành công hay thất bại của mọi quá trình hoạt động. Vì vậy để hoàn thiện nội dung thẩm
định tài chính dự án ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo trình độ chuyên môn và
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án. Ngân hàng tùy
thuộc vào nhu cầu, khối lượng công tác thẩm định và yêu cầu về tiến độ công việc để bố trí số
lượng cán bộ thẩm định. Nhưng sẽ là vô ích khi chỉ đề cập đến biên chế, số lượng cán bộ mà không
chú ý đến chất lượng, năng lực thẩm định. Trong 3 năm qua (2009-2011), đội ngũ cán bộ thẩm định
tại ngân hàng có phát triển nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công tác thẩm định dự
án. Một phần là do chưa được đào tạo căn bản ngay từ đầu và cũng không thường xuyên bồi dưỡng,
đào tạo lại.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình thẩm định
3.2.3. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án khoa học, hiệu quả
3.2.4. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin
Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định hiện nay còn rất hạn chế và chất lượng của
nguồn thông tin cũng chưa cao. Trong khi đó, yêu cầu của nguồn thông tin thu thập được là phải
chính xác, kịp thời, đáng tin cậy.
3.2.5. Tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị công nghệ
Triển khai xây dựng hoặc mua các chương trình phần mềm hiện đại phục vụ trực tiếp cho
công tác thẩm định tài chính dự án (Hiện nay, phần mềm lập và thẩm định dự án đầu tư đang được
áp dụng phổ biến là CRYSTAL BALL) để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian xử lý thông tin
thẩm định.
3.2.6. Thực hiện đầy đủ, chính xác nội dung thẩm định tài chính dự án

3.2.6.1. Thẩm định chính xác tổng mức vốn đầu tư
3.2.6.2. Thẩm định nguồn vốn và sự đảm bảo cho nguồn vốn một cách đầy đủ, chính xác
3.2.6.3. Thẩm định chính xác doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền hàng năm của dự án
3.2.6.4. Xác định chính xác lãi suất chiết khấu của dự án
3.2.7. Coi trọng việc thẩm định rủi ro của dự án
3.2.8. Đưa yếu tố lạm phát vào trong thẩm định tài chính
Lạm phát là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc tính toán, đánh giá các chỉ
tiêu tài chính dự án. Lạm phát làm cho giá cả biến động thường xuyên từ đó ảnh hưởng đến chi phí,
giá thành sản phẩm doanh thu của dự án. Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng đến lãi xuất chiết khấu
gây ra việc tính toán các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR không chính xác. Do vậy phải tính đến
yếu tố lạm phát trong khi thẩm định tài chính dự án.
3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan
3.3.4. Kiến nghị với chủ dự án đầu tư

KẾT LUẬN
Thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn là nội dung lớn và rất quan trọng
trong thẩm định dự án đầu tư của các NHTM. Qua thẩm định tài chính dự án, ngân hàng xác định
được mức vốn đầu tư, cơ cấu vốn và nguồn vốn đầu tư cho dự án, tỷ lệ sinh lời cũng như lợi nhuận
mang lại của vốn đầu tư, phân tích được những rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm
bảo mục tiêu an toàn vốn và mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả thẩm định tài chính là thước đo
quan trọng hàng đầu để NHTM đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, hiện nay việc thẩm
định tài chính dự án tại các NHTM còn chứa đựng nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau
mà nguyên nhân cơ bản nhất là nhân tố con người làm công tác thẩm định tài chính dự án.
Qua những vấn đề nghiên cứu, phân tích luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:
- Phân tích rõ về nội dung thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn, và
những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án.

- Phân tích, làm rõ thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và
dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội trong thời gian 2009-2011. Nêu bật những kết quả đạt được trong
việc thẩm định tài chính dự án và hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân của nó.
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp để kiến nghị lên NHNo&PTNT Hà Nội cần thực hiện
trong thời gian tới để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn.
- Kiến nghị với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Chính
phủ và các bộ ngành liên quan, chủ dự án đầu tư một số giải pháp để góp phần tạo thuận lợi cho
thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn.


References

1. Chương trình kinh tế FULBRIGHT (2005), Thẩm định dự án đầu tư, Thành phố Hồ Chí
Minh
2. Mishkin, S. F. (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội
3. Phạm Xuân Giang (2010), Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư, Nxb Tài chính, Hà Nội
4. Đinh Thế Hiển (2008), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
5. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Như Minh (2006), Tài trợ dự án, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
8. NHNo & PTNT Việt Nam (2002), Cẩm nang tín dụng.
9. Tập thể tác giả giáo trình, Tín dụng ngân hàng (2001), Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
10. Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam (2010), hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín
dụng.

×